Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật gis huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.99 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DINH

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
BẰNG KỸ THUẬT GIS HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Văn Vân

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dinh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất
tận tình của TS. Phạm Văn Vân, sự giúp đỡ các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Phạm Văn Vân và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa
Quản lý đất đai.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Nông hoá thổ nhưỡng, Phòng Nông nghiệp &
PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê huyện Thuận Thành, cùng
UBND các xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Dinh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1. Tổng quan sử dụng đất nông nghiệp .......................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 3
2.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................... 5
2.1.3. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 5
2.2. Tổng quan về đánh giá đất đai theo FAO .................................................................. 8
2.2.1. Khái niệm về đánh giá đất đai ................................................................................ 8
2.2.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO ...................................................................... 8
2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo fao ................................................................. 14
2.3.1. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai ...................................................................... 14
2.3.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................ 15
2.4. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo FAO ................................................. 17
2.4.1. Cấp quốc gia ......................................................................................................... 17
2.4.2. Cấp vùng lãnh thổ ................................................................................................. 19
2.4.3. Cấp tỉnh ................................................................................................................. 19


iii


2.4.4. Cấp huyện ............................................................................................................. 20
2.5. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý ................................................................... 21
2.5.1. Khái quát về GIS................................................................................................... 21
2.5.2. Phương pháp chồng xếp bản đồ trong sử dụng GIS (Map Overlay) .................... 22
2.5.3. Một số ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý .................................................... 23
2.5.4. Một số phần mềm GIS được ứng dụng ở Việt Nam hiện nay .............................. 24
2.6. Một số kết quả đánh giá đất và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tại Việt Nam ................ 27
2.6.1. Trên phạm vi toàn quốc ....................................................................................... 28

2.6.2. Trên phạm vi vùng sinh thái và cấp tỉnh .............................................................. 28
2.6.3. Trên phạm vi cấp huyện ........................................................................................ 29
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 31
3.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 31
3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 31
3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 31
3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 31
3.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thuận Thành ................... 31
3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành......................................................... 31
3.4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................................ 31
3.4.4. Đề xuất hướng sử dụng các đơn vị đất đai huyện Thuận Thành .......................... 31
3.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 32
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................ 32
3.5.2. Phương pháp lựa chọn, xác định các chỉ tiêu phân cấp ........................................ 32
3.5.3. Phương pháp xây dựng bản đồ bằng GIS ............................................................. 33
3.5.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ................................................... 33
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 34
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành ........................................ 34

4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 34
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 36
4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ................................... 39
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành......................................................... 39

iv


4.2.2. Hiện trạng đất nông nghiệp huyện Thuận Thành ................................................. 40
4.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................................... 40
4.3.1. Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ......................................... 40
4.3.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính .............................................................................. 43
4.3.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................................................................ 51
4.3.4. Mô tả các đơn vị đất đai ........................................................................................ 53
4.4. Định hướng sử dụng và cải tạo các đơn vị đất đai huyện Thuận Thành.................. 57
4.4.1. Các loại hình sử dụng đất chủ yếu ........................................................................ 57
4.4.2. Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo các đơn vị đất đai ........................................... 59
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 62
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 62
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................. 63
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 64

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CNH - HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CCN

Cụm công nghiệp

DT

Diện tích

DTĐĐ

Diện tích điều tra

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

FAO


Tổ chức nông - lâm thế giới (Food and Agriculture
Organisation)

HĐND - UBND

Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LUT

Loại hình sử dụng đất

LUS

Hệ thống sử dụng đất

Nông nghiệp&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản


QL

Quốc lộ

TL

Tỉnh lộ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu xác định độ phì nhiêu của đất ..................................................... 33
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế qua một số năm của huyện Thuận Thành .............................. 37
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện 2015 ......................................................... 39
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện năm 2015 ............................ 40
Bảng 4.4. Phân cấp chỉ tiêu xây dựng đơn vị đất đai...................................................... 42
Bảng 4.5. Diện tích các loại đất được điều tra ở huyện Thuận Thành............................ 43
Bảng 4.6. Diện tích, cơ cấu các cấp địa hình tương đối ................................................. 46
Bảng 4.7. Diện tích, cơ cấu các cấp thành phần cơ giới ................................................. 47
Bảng 4.8. Diện tích, cơ cấu chế độ tưới .......................................................................... 48
Bảng 4.9. Diện tích, cơ cấu các cấp độ phì ..................................................................... 50
Bảng 4.10. Các đặc tính, diên tích và cơ cấu các đơn vị đất đai..................................... 52
Bảng 4.11. Các loại hình sử dụng đất huyện Thuận Thành ............................................ 58
Bảng 4.12. Định hướng sử dụng và cải tạo các LMU .................................................... 61


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình đất giá đất đai của FAO .................................................................. 13
Hình 2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...................................................... 15
Hình 2.3. Sơ đồ khái quát về GIS ................................................................................... 22
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Thuận Thành trong tỉnh Bắc Ninh .................................... 34
Hình 4.2. Sơ đồ loại đất huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ................................................ 45
Hình 4.3. Sơ đồ địa hình tương đối huyện Thuận Thành ............................................... 46
Hình 4.4. Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Thuận Thành ............................................... 47
Hình 4.5. Sơ đồ chế độ tưới huyện Thuận Thành ........................................................... 49
Hình 4.6. Sơ đồ độ phì đất huyện Thuận Thành ............................................................. 50
Hình 4.7. Sơ đồ các bước chồng xếp bản đồ đơn tính .................................................... 51
Hình 4.8. Sơ đồ Đơn vị đất đai huyện Thuận Thành ...................................................... 53

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Dinh
Tên đề tài: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh
Ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 60 85 01 03
Khoa: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số hướng sử dụng các đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS huyện

Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
2 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp về đặc điểm khí hậu, thổ
nhưỡng, địa hình, tình hình sử dụng đất, điều kiện kinh tế - xã hội
- Thu thập số liệu sơ cấp (hiệu chỉnh lại bản đồ đất)
+ Phương pháp lựa chọn, xác định các chỉ tiêu phân cấp
Xây dựng các bản đồ đơn tính bằng phần mềm MapInfo Professional 11.0 theo
các chỉ tiêu phân cấp: Loại đất gồm 7 chỉ tiêu; Địa hình tương đối gồm 3 cấp; Thành
phần cơ giới chia làm 3 cấp; Chế độ tưới chí làm 3 cấp; Độ phì được chia làm 3 cấp;
Đất có độ xốp; Các nguyên tố dinh dưỡng; chất hữu cơ; Khả năng trao đổi ion.
+ Phương pháp xây dựng bản đồ bằng GIS bằng phần mềm MapInfo
Professional 11.0.
+ Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Sử dụng phần mềm Excel
3. Kết quả chính và kết luận
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành
- Hiện trạng sử dụng đất huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Định hướng sử dụng và cải tạo các đơn vị đất đai huyện Thuận Thành
- Thuận Thành là huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có tổng diện tích tự nhiên
11783,38 ha. Cơ cấu nông, lâm nghiệp thủy sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ,

ix


thương mại tương ứng là 19,82%-42,99%-37,19%. Với dân số 157.220 người, mật độ
dân số là 1.281 người/km2.
- Bản đồ đơn vị đất đai huyện Thuận Thành được xây dựng trên cơ sở 6 chỉ tiêu
phân cấp: Loại đất (Đất phù sa trung tính ít chua 571,38 ha; Đất phù sa chua 806,08 ha;
Đất phù sa glây 4.909,09 ha; Đất phù sa có tầng đốm gỉ 338,93 ha; Đất xám có tầng

loang lổ 595,39 ha; Đất xám glây 19,06 ha), địa hình tương đối (Cao 658,28 ha, trung
bình 5.728,01 ha và thấp 853,65 ha), thành phần cơ giới (Nhẹ 485,16 ha, Trung bình
5.405,69 ha; Nặng 1.349,09 ha), Chế độ tưới (chủ động 5.351,96 ha, bán chủ động
1.831,81 ha, nhờ nước trời 56,16 ha), Độ phì (Cao 1.818,19 ha, Trung bình 4.494,49 ha,
Thấp 926,54 ha).
- Trong quá trình xây dựng đã xây dựng được 5 bản đồ đơn tính(bản đồ loại đất,
bản đồ địa hình tương đối, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ chế độ tưới, bản đồ độ
phì), 1 bản đồ đơn vị đất đai và các số liệu thuộc tính kèm theo.
- Trên diện tích 7239,94 ha, với 33 đơn vị đất đai cho thấy: Đất phù sa trung tính
ít chua, gồm 7 ĐVĐĐ, với tổng diện tích đất là 571,38 ha, chiếm 7,89% tổng diện tích
đất điều tra; Nhóm đất phù sa chua, gồm 6 ĐVĐĐ với tổng diện tích đất là 806,08 ha,
chiếm 11,13% tổng diện tích đất điều tra; Nhóm đất phù sa glây, Nhóm đất này gồm 9
ĐVĐĐ, với tổng diện tích đất là 4909 ha, chiếm 67,81% tổng diện tích đất điều tra; Đất
phù sa có tầng đốm gỉ, gồm 4 ĐVĐĐ, với tổng diện tích đất là 338,93 ha, chiếm 4,68%
tổng diện tích đất điều tra; Đất xám có tầng loang lổ, gồm 7 ĐVĐĐ, với tổng diện tích
đất là 595,39 ha, chiếm 8,22% tổng diện tích đất điều tra; Đất xám Glây, gồm 1 ĐVĐĐ,
với tổng diện tích đất là 19,06 ha, chiếm 0,26% tổng diện tích đất điều tra.
- Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Thuận Thành : 2 lúa – 1 màu
1233,94 ha; 2 lúa 5535,70 ha; Lúa – cá 29,96 ha; Lúa – màu 34,41 ha; Chuyên rau màu
370,38 ha; Cây ăn quả 34,55 ha.
- Đề xuất hướng sử dụng và cải tạo cho từng nhóm đất: Nhóm đất phù sa (từ
LMU 1 – LMU 14); Nhóm đất xám (LMU 35); Nhóm đất loang lổ (LMU 29; LMU
34) ; Nhóm đất glây (LMU 15, LMU 23).

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Dinh
Thesis title: Building land unit maps with GIS techniques in Thuan Thanh

district, Bac Ninh province.
Major: Land Management

Code: 62 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Objectives of dissertation
Building land unit maps with GIS techniques Thuan Thanh district, Bac Ninh
province.
Suggest some directions using land units by technical GIS Thuan Thanh district,
Bac Ninh province.
2. Methodology of dissertation
+ Methods of data collection
- Collect secondary data: Collect secondary data about the characteristics of
climate, soil, topography, land use situation, economic conditions - social
- Collect primary data (soil maps recalibration)
+ The method chosen, determine the hierarchical norms
Construction of single-calculated maps MapInfo Professional 11.0 software
follow the norm hierarchy: soil type consists of 7 indicators; Topography consists of 3
levels; Mechanical composition divided into 3 levels; Irrigation regime into 3 even
levels; Fertility is divided into three levels; Soil porosity; The nutritional elements;
organic matter; Ion exchange capacity.
+ Method using GIS mapping software MapInfo Professional 11.0.
+ Synthesis method and document processing and data: Using Excel
4. Main conclusions of the thesis
- Natural conditions, economic - social Thuan Thanh district
- State land use Thuan Thanh district, Bac Ninh province
- Mapping of land units
- Orientation of use and improvement of land units Thuan Thanh district
- Thuan Thanh districts of North Delta, with a total area of 11783.38 hectares

natural. The structure of agriculture, fisheries and forestry - industrial building -

xi


services, commercial 19.82%,

respectively, -42.99% -37.19%. With a population

of 157,220people, the population density is 1,281 people / km2.
- Land units map Thuan Thanh district was built on the basis of six criteria
hierarchy: type of soil (alluvial soil less acidic neutral 571.38 ha Alluvial soil acidity
806.08 hectares of alluvial land Glay 4909.09 hectares of alluvial land with rusty spots
floors 338.93 hectares land variegated gray floors 595.39 hectares, 19.06 hectares land
Glay gray), topography (high 658.28 ha, average 5728.01 ha and 853.65 ha low), motor
components (Lightweight 485.16 ha, average 5405.69 hectares; Weighing 1349.09 ha),
irrigation regime (5351.96 ha initiative, selling home dynamic 1831.81 hectares, 56.16
hectares of rainfed thanks), fertility (high 1818.19 ha, average 4494.49 hectares, 926.54
hectares Low).
- During construction has built 5 unisex maps (map type, topography maps,
mechanical composition map, the map mode of irrigation and fertility maps), 1 map
land unit and the attribute data attached.
- On an area of 7239.94 hectares of land with 33 units shows: Alluvial soil less
acidic neutral, including 7 DVDD, with a total land area of 571.38 hectares, accounting
for 7.89% of the total land area investigate; Alluvial soil acidity, including 6 DVDD
with a total land area of 806.08 hectares, accounting for 11.13% of the total land area of
investigation; Glay alluvial soil, this land including 9 DVDD Group, with a total land
area of 4909 hectares, accounting for 67.81% of the total land area of investigation;
Alluvial soils have rust spots floor, including 4 DVDD, with a total land area of 338.93
hectares, accounting for 4.68% of the total land area of investigation; Patchy gray soil

floor, including 7 DVDD, with a total land area of 595.39 hectares, accounting for
8.22% of the total land area of investigation; Glay gray soil, 1 DVDD, with a total land
area of 19.06 hectares, accounting for 0.26% of the total land area under investigation.
- The type of land use, Thuan Thanh district: 2 rice - 1 color 1233.94 ha; 2 rice
5535.70 ha; Rice - fish 29.96 ha; Rice - color 34.41 ha; Specialist vegetables 370.38 ha;
34.55 ha of fruit trees.
- Recommended use and improving instruction for groups of soil: alluvial soil
(from LMU 1 - LMU 14); Grey soil (LMU 35); Patchy soils (LMU 29; LMU 34); Glay
soils (LMU 15, LMU 23).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao
động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất đai đóng vai trò cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, là cơ sở tự nhiên và là tiền đề cho mọi quá trình
sản xuất.
Đánh giá đất đai là một nội dung nghiên cứu không thể thiếu được trong
chương trình phát triển một nền nông nghiệp bền vững và có hiệu quả. Trong sản
xuất nông nghiệp bền vững theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền thì
công tác đánh giá đất đai mang tính nền tảng cho các hướng quy hoạch sử dụng
đất nông nghiệp hợp lý.
Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu
quả thì đánh giá đất đai là một công tác có vai trò rất quan trọng. Đánh giá đất
đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng thời cải tạo
hạn chế và sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Theo
quy trình đánh giá đất đai của FAO, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong
những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để so sánh với các yêu cầu

sử dụng đất của từng loại hình sử dụng đất.
Với công nghệ thông tin đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ,
thâm nhập hầu hết các ngành khoa học, các hoạt động thực tiễn và quản lý trong
mọi lĩnh vực. Việc áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý
(GIS) đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo
và quản lý, bao gồm quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh và quản lý hầu hết
các lĩnh vực quản lý các hệ thống tài nguyên thiên nhiên, trong đó có quản lý đất
đai, môi trường là những lĩnh vực đang ưu tiên hàng đầu.
Để hội nhập với xu hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh và khu vực,
Thuận Thành cần phải có định hướng cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội toàn
diện, ổn định và vững chắc từ nay đến năm 2020 và tạo đà cho giai đoạn tiếp
theo. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Thuận Thành lâu nay, cơ
cấu cây trồng được xây dựng chưa dựa vào việc đánh giá tiềm năng đất đai đã
phần nào hạn chế hiệu quả sử dụng đất.

1


Việc ứng dụng công nghệ GIS vào lĩnh vực đánh giá tiềm năng đất đai
làm cơ sở cho sử dụng đất một cách hiệu quả và lâu bền, xây dựng một ngành
nông nghiệp đa canh đang là một nhu cầu cấp thiết trong phát triển nông nghiệp
nông thôn ở nước ta nói chung và ở huyện Thuận Thành nói riêng. Xuất phát từ
thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai bằng kĩ thuật GIS huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số hướng sử dụng các đơn vị đất đai bằng kĩ thuật GIS huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên quỹ đất nông nghiệp, chưa sử
dụng huyện Thuận Thành với tổng diện tích là: 7239,94 ha.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2015 - 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Đóng góp mới
Ứng dụng công nghệ thông tin (Hệ thống thông tin địa lý) vào công tác
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở xác định các chỉ tiêu phân cấp chủ yếu tại địa phương để từ đó định
hướng sử dụng các đơn vị đất đai hợp lý trên huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
* Về khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên
cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai trên địa bàn huyện Thuận Thành nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung.
* Về thực utiễn:
+ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh. Nhằm phát triển ngành nông nghiệp huyện Thuận Thành theo hướng
hàng hóa, bền vững.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định
nghĩa về đất. Định nghĩa đầu tiên của học giả người Nga Docutraiep năm 1987
cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá
trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là: sinh vật, đá mẹ, khí
hậu, địa hình và thời gian” (Đỗ Nguyễn Hải, 2001). Định nghĩa này chưa đề cập
đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi

trường xung quanh. Do đó, sau này một số học giả khác đã bổ sung các yếu tố:
nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái
niệm về đất nêu trên.
Học giả người Anh V.R.Viliam đã đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi
xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam
cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”
và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề
mặt trái đất bao gồm các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên
và dưới bề mặt đó như: Khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ,
sông suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết
quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại”.
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp
đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng
và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người.
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản
xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối hoặc
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp (Quốc hội, 2013).

3


* Vai trò và ý nghĩa của đất trong sản xuất nông nghiệp
Đất đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất. Đất là đối tượng

lao động vì nó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động
vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai còn là tư liệu lao
động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách
ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như tính chất lý học, hoá học, sinh vật học và
các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. (Đoàn Công
Quỳ, 2000)
Đất có vị trí cố định và có chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền.
Mỗi vùng đất luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, nước,
thảm thực vật), điều kiện kinh tế - xã hội như (dân số, lao động, giao thông, thị
trường). Do vậy, muốn sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp nếu
biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng diện tích đất tự nhiên nói chung và
đất nông nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thể tự sinh sôi. Trong khi đó,
áp lực từ sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội đã và đang làm đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp như
xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, khu công nghiệp,… đã làm cho đất đai
ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất lượng và hạn chế khả năng
sản xuất. Sử dụng đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là một trong
những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia.
(Đoàn Công Quỳ, 2000)
2.1.1.2. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần


4


thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. (Nguyễn
Hoàng Đan, 2003)
2.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp bền vững nhằm khắc phục nạn ô nhiễm đất, nước
không khí bởi hệ thống nông nghiệp và công nghiệp cùng với sự mất mát của của
các loài động thực vật, suy giảm giảm các tài nguyên thiên nhiên không tái sinh.
Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cư lâu dài. Một trong
những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập được các hệ
thống sử dụng đất hợp lý. Thuật ngữ sử dụng đất bền vững được dựa trên quan
điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (thể hiện bằng năng suất).
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất (mức độ an toàn).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước (bảo vệ).
- Có hiệu quả lâu bền.
- Được xã hội chấp nhận.
Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa
đảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững là
sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau (FAO, 1994).
2.1.3. Các yếu tố tác động đến sử dụng đất nông nghiệp
2.1.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên
để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để
trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư
thâm canh đúng (Vũ Thị Thanh Tâm, 2007).
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo

N.Borlang - người được giải Noben về giải quyết lương thực cho các nước phát
triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ
thế giới của các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ
phì của đất.
5


Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi
dụng những yếu tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá
với giá rẻ.
Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh doanh năng lượng ánh sáng mặt trời
dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác (Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.1.3.2. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện
sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ
thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật
tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước
phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón
tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là
ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông
nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế
kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30%
của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa
quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp (Nguyễn Ích Tân, 2000).

2.1.3.3. Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái
nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh
giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết
cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là
cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ,
hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập
trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá.

6


- Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì
vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác
lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối
quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác
động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.
- Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời
những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng
cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (Nguyễn Ích Tân, 2000).
2.1.3.4. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như
ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung
cầu chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như:
đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất
và tiêu thụ nông sản (Smyth .A.J and Dumanski J, 1993).

Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân
lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp là: Năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường
cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn
toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng
hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu
thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Muốn mở rộng thị trường trước hết phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ
thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn,... quy hoạch các vùng trọng
điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì, bán ở đâu,
mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì. Sản phẩm hàng hoá của
Việt Nam cũng sẽ rất đa dạng, phong phú về chủng loại chất lượng cao và giá rẻ
và đang được lưu thông trên thị trường, thương mại đang trong quá trình hội
nhập là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá có hiệu quả.
Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển nông nghiệp của Nhà nước. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất

7


nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
2.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI THEO FAO
2.2.1. Khái niệm về đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những thuộc tính vốn có
của từng đơn vị đất đai với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất
nhất định cần có. Đánh giá đất nhằm cung cấp những thông tin về mức độ thuận
lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ đưa ra những quyết định về
sử dụng và quản lý đất đai.

Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, việc đánh giá khả năng sử dụng
đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm
đất. Xuất phát từ những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp
đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và
các tổ chức quốc tế quan tâm. Do vậy nó đã trở thành một trong những chuyên
ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch,
người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng đất.
Mấy chục năm gần đây đánh giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học của
nhiều nước trên thế giới quan tâm, tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những cơ sở
khoa học cho công tác ĐGĐĐ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công
tác ĐGĐĐ trong việc quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, từ
những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới
đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp ĐGĐĐ chung, có tính
khoa học cao, đồng thời khắc phục được tình trạng chưa thống nhất trên thế giới
về công tác đánh giá đất đai. Năm 1972, đề cương ĐGĐĐ đã được phác thảo và
được công bố vào năm 1973. Sau đó, năm 1975 tại hội nghị ở Rome đề cương
ĐGĐĐ năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ bổ sung, biên soạn
lại và hình thành nội dung phương pháp ĐGĐĐ đầu tiên của FAO được công bố
năm 1976 và sau đó liên tục được bổ sung, chỉnh sửa và từng bước hoàn thiện.
2.2.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể cho các đối
tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tuỳ thuộc vào yêu cầu, điều kiện của

8


vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai sơ lược, bán chi
tiết hoặc chi tiết (FAO, 1976).

Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng, tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (FAO) đã có quá trình thử nghiệm
ĐGĐĐ tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới và đã thu được kết quả nhất định.
Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống
ĐGĐĐ của họ nhằm có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất trên phạm vi
toàn cầu. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO
được thành lập tại Rome (Ý) đã phác thảo đề cương đánh giá đất đai lần đầu tiên
vào năm 1972.
Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá và phân hạng đất, tổ
chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm
ở nhiều nước để xây dựng lên bản “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976).
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đất đã nhận thấy cần có
những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các
phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ĐGĐĐ làm cơ sở cho công tác
quy hoạch sử dụng đất đai, FAO đã tổng hợp các kết quả và tổng hợp kinh
nghiệm của nhiều nước, đề ra phương pháp ĐGĐĐ dựa trên cơ sở Phân loại
Thích hợp Đất đai (Land Suitability Classification). Cơ sở của phương pháp này
là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các
khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối
ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976 (FAO, 1976).
Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã được
chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai.
Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về ĐGĐĐ trên
từng đối tượng cụ thể: ĐGĐĐ cho nông nghiệp nhờ nước trời (FAO, 1983).
ĐGĐĐ cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO, 1985). ĐGĐĐ cho phát triển
nông thôn (FAO, 1988). ĐGĐĐ cho đồng cỏ (FAO, 1989). ĐGĐĐ và phân tích
hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994).
Theo hướng dẫn của FAO, việc ĐGĐĐ cho các vùng sinh thái và các vùng
lãnh thổ khác nhau nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp
lý. Như vậy, ĐGĐĐ phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không

gian, thời gian và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm ĐGĐĐ của FAO

9


là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Cần
thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu ĐGĐĐ thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có
ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể
cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì tùy thuộc vào yêu cầu,
điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai ở
các mức sơ lược, bán chi tiết và chi tiết.
2.2.2.1. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương pháp
ĐGĐĐ trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương
thực cho một số nước trên Thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất không bị
thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền (Đào Châu Thu, 2007).
2.2.2.2. Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
+ Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng
khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.
+ Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi
quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất.
+ Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
2.2.2.3. Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO
Nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai (FAO, 1990):
+ Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển
vùng hay của quốc gia, cũng như phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự
nhiên/kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
+ Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ
thuật và kinh tế - xã hội.

+ Việc đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại sử dụng đất.
+ Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
+ Đánh giá khả năng thích hợp đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất
(lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.
+ Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.

10


Với những nguyên tắc cơ bản trên, đánh giá đất đai sẽ bổ trợ cho việc quy
hoạch sử dụng đất bằng cách cung cấp cho tiến trình này những phương án về sử
dụng tài nguyên đất. Trong mỗi phương án là những thông tin về: Năng suất –
mức đầu tư (chi phí, lợi nhuận); cách quản lý đất đai, nhu cầu về cải thiện cơ sở
hạ tầng và ảnh hưởng của sử dụng đất đối với môi trường trong và ngoài vùng
nghiên cứu.
2.2.2.4. Đánh giá khả năng thích hợp
Theo FAO khả năng thích hợp đất đai là thước đo phản ánh mức độ thích
hợp như thế nào, của một ĐVĐĐ đối với một loại hình sử dụng đất được xác
định. Khả năng này có thể xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai, sau
khi đã áp dụng các biện pháp cải tạo đất đai.
Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai theo FAO dùng 4 cấp phân
vị trong ĐGĐĐ, gồm: Bộ (Order), Lớp (Class), Lớp phụ (Subclass) và Đơn vị
(Unit) thể hiện trong bảng cấu trúc (sơ đồ).
* Bộ thích hợp - gồm 3 lớp thích hợp
S1- Thích hợp cao (Highly Suitable): Đặc tính đất đai không thể hiện
những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục và không
ảnh hưởng đến năng suất của các loại sử dụng đất. Sản xuất trên các hạng đất này
dễ dàng, thuận lợi và cho năng suất cao.
S2- Thích hợp trung bình (Moderately Suitable): Đặc tính đất đai có thể
hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các

biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn
hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S1 nhưng vẫn có thể cho năng suất khá.
S3- Ít thích hợp (Marginally Suitable): Đặc tính đất đai đã thể hiện nhiều
yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục. Sản xuất
trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S2 nhưng vẫn có
thể cho năng suất và có lãi.
* Bộ không thích hợp - gồm 2 lớp
N1- Không thích hợp hiện tại (Currently not Suitable): Đặc tính đất đai
không thích hợp với các loại sử dụng đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm
trọng. Tuy nhiên yếu tố hạn chế đó có thể khắc phục được bằng các biện pháp
cải tạo đất đồng bộ, đầu tư lớn trong tương lai để nâng lên hạng thích hợp.

11


N2- Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently not Suitable): Đặc tính đất
đai thể hiện nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, hiện tại không thể khắc phục
được và cũng không nên đưa vào sử dụng trong tương lai vì không có hiệu quả
(Đào Châu Thu, 2007).
2.2.2.5. Các phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đai theo FAO
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội
cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có
thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song
hành (Paralell).
- Phương pháp 2 bước: Bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều
kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ 2 bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội.
- Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên
hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích
kinh tế - xã hội.
Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài

nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm
năng sản xuất sinh học. Phân hạng thích hợp đất đai ở bước đầu tiên được dựa
vào khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đã được
chọn ngay từ đầu cuộc khảo sát. Sự đóng góp của phân tích kinh tế - xã hội ở
bước này chỉ nhằm kiểm tra sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Sau khi
giai đoạn một đã hoàn tất, kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo
cáo. Những kết quả này có thể sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai (Bước phân
tích chi tiết các hiệu quả kinh tế - xã hội).
Trong phương pháp song hành việc phân tích kinh tế - xã hội các loại hình
sử dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố tự
nhiên, các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu
sử dụng. Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự
án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết, đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với
phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai.
2.2.2.6. Quy trình của đánh giá đất đai theo FAO
+ Xác định các loại hình sử dụng đất.
+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.

12


×