Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SỔ TAY tư vấn GIÁM SÁT KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.52 KB, 27 trang )

SỔ TAY TƯ VẤN GIÁM SÁT KỸ THUẬT
I. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1. Đàm phán, phương thức thực hiện, thời gian, địa điểm, giá …
2. Lập hợp đồng, đề cương giám sát, sơ đồ tổ chức nhân sự (hệ thồng quản lý chất lượng công
trình, nghiệm thu, quyết toán).
3. Ký kết hợp đồng, tạm ứng.
4. Đề nghị cung cấp và tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật.
5. Triển khai nhân lực, thự hiện nhiệm vụ.
6. Nhiệm vụ về quản lý chất lượng công trình suốt thời gian thi công có thể bao gồm:
6.1 Kiểm tra và quản lý các chứng chỉ kiểm nghiệm chất lượng vật tư thiết bị.
6.2 Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng các hạng mục công việc, hạng mục công
trình và quản lý các biên bản nghiệm thu,
6.3 Xử lý các chi tiết kỹ thuật tại hiện trường.
6.4 Quản lý tiến độ thi công của nhà thầu.
6.5 quản lý về an toàn lao động, an ninh, vệ sinh môi trường, PCCC tại công trường.
6.6 Xác nhận khối lượng và chất lượng để thanh toán.
7. Thực hiện và quản lý nhật ký công trình.
8. họp giao ban, cuối ngày, tuần, tháng.
9. Lập báo cáo.
10. Cùng chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, soạn thảo hồ sơ nghiệm thu, báo cáo nghiệm thu chất
lượng cho từng giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.
11. Kiểm tra hồ sơ hoàn công.
12. Kiểm tra và xác nhận hồ sơ quyết toán.
13. theo dõi quá trình bảo hành công trình.
Nội dung cụ thể từ 6 đế 13 có thể thêm bớt tùy theo sự thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà tư
vấn, được thể hiện trong bản hợp đồng.
II. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:
1. Đàm phán:
Nắm rõ tính chất và quy mô của công trình cũng như mức độ yêu cầu của Chủ đầu tư để có đủ
yếu tố tính toán về tài chính, nhân lực và có quyết định thực hiện hợp đồng hay không.
Lưu ý vào các yếu tố:




- Tổng kinh phí của dự án.
- Đơn vị cấp kinh phí cho dự án.
- Thời gian thi công dự án.
- Mức độ yêu cầu của Chủ đầu tư về khối lượng công việc, số lượng nhân sự, chất lượng
thực hiện …
- Áp dụng tỷ lệ: vốn nhà nước, vốn liên doanh, vốn nước ngoài, vốn tư nhân.
2. Soạn thảo hợp đồng, đề cương giám sát, hồ sơ tổ chức nhân lực (theo biểu mẫu).
3. Ký kết hợp đồng:
Sau khi tu chỉnh các điều khoản và thống nhất giữa giữa A, B, tiến hành kỳ kết hợp đồng và
tạm ứng tài chính theo điều khoản được ký kết.
4. Tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật từ Chủ đầu tư:
- Bản vẽ thiết kế thi công:
+ Mặt bằng tổng thể.
+ Bản vẽ kiến trúc tổng thể và chi tiết.
+ Bản vẽ kết cấu chi tiết.
+ Thiết kế điện, điện lạnh, chống sét.
+ Thiết kế nước cấp, nước thoát.
+ Thiết kế chữa cháy.
+ Thiết kế đường nội bộ, vĩa hè, sân vườn.
+ Bản vẽ thiết kế điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
+ Bình đồ cấp đất (do Sở địa chính hoặc khu công nghiệp cấp).
- Hồ sơ tài liệu:
+ Biên bản bàn giao giao trục, cao độ (do đơn vị thiết kế thực hiện) (nếu có).
+ Điều kiện sách hoặc thuyết minh kỹ thuật.
+ Danh mục vật tư, thiết bị chính đưa vào sử dụng cho công trường.
+ Bản dự toán được duyệt + Bản dự toán báo thầu của nhà thầu trúng thầu.
+ Báo cáo thẩm định hồ sơ kỹ thuật.
5. Triển khai thực hiện:

- Thủ trưởng đơn vị ký kết hợp đồng và các kỹ sư, chuyên gia tham gia với Chủ đầu tư và nhà
thầu để giới thiệu thành phần, nhiệm vụ và khảo sát hiện trường.
- Đơn vị giám sát lập “báo cáo số 1” gửi Chủ đầu tư và nhà thầu thông báo các yêu cầu: về
quản lý chất lượng vật tư, thiết bị, qui trình, qui phạm thi công và nghiệm thu, ghi và quản lý nhật
ký công trường, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, …


- Kiểm tra công tác đo đạc định vị các trục, cao độ căn cứ biên bản bàn giao của đơn vị TVTK.
- Kiểm tra các thiếu sót của bản vẽ thiết kế thi công và tiên lượng dự toán để phối hợp điều
chỉnh với Chủ đầu tư và nhà thầu.
6. Quản lý kỹ thuật và chất lượng thi công:
6.1 Quản lý chất lượng vật tư, thiết bị đưa đến công trường để thi công của nhà thầu:
a. Vật tư, cấu kiện, sản phẩm xây dựng:
- Xem xét chứng chỉ xuất xưởng để kiểm tra chất lượng có phù hợp với yêu cầu của thiết
kế (hoặc đặc tính kỹ thuật).
- Khi cần có thể lấy mẫu để kiểm định chất lượng.
- Kiểm tra kho bãi vật tư, cấu kiện, sản phẩm xây dựng có bảo đảm đúng quy cách và quản
lý tốt không.
b. Thiết bị, máy móc:
- Thiết bị máy móc có phù hợp với yêu cầu của công nghệ như quy định không (kể cả thiết
bị, dụng cụ thí nghiệm).
- Các loại cần kiểm định có đủ chứng chỉ xác nhận không.
6.2 Chuẩn bị thi công ở hiện trường:
a. Định vị:
- Bảo đảm các mốc định vị (cao đạc, bình đạc) do Chủ đầu tư giao và do Nhà thầu xây lắp
triển khai thêm được chính xác, được bảo vệ nguyên vẹn trong quá trình thi công.
- Định kỳ kiểm tra lại độ chính xác và tính nguyên vẹn của các mốc đo đặc biệt là khi tiến
hành những công việc quan trọng như lao dầm, kết thúc một hạng mục.
b. Chuẩn bị mặt bằng thi công:
- Xác minh lại các công trình, vật thể (cả trên và dưới mặt đất) ở trên mặt bằng thi công để

có biện pháp di dời hoặc bảo vệ thíach đáng.
- Việc phá bỏ các công trình hiện có cần có kế hoạch chu đáo, bố trí phương tiện và người
thực hiện tương xứng bảo đảm an toàn và việc phá hủy các vật liệu một cách ít nhất.
- Việc chặt cây phải được cho phép. Các rễ cây cần được bốc đi hết và lỗ để lại được lấp
bằng đất thích hợp theo từng lớp 15cm một.
- Các cổ vật, các vật hữu ích phát hiện được phải được bảo quản và báo cho chủ đầu tư thu
hồi.
- Cần bảo đảm việc thoát nước của mặt bằng, việc chất chứa các loại vật thải, thừa theo
quy định.
- Bảo đảm việc đi lại của dân cư một cách thuận lợi và an toàn như trước đây (chú ý vấn đề
thoát nước).


6.3 Kiểm tra các hạng mục công trình:
a. Kiểm tra công tác đào đất:
- Kiểm tra vị trí, khối lượng, chất đất phải đào, phương pháp tiến hành và thiết bị cần thiết.
- Kiểm tra việc chất đổ đất, đá đào lên, việc chống đỡ thành, việc thoát nước bảo đảm việc
ổn định.
- Kiểm tra kích thước, mái dốc của hố đào, chất đất khi đào lên, cao độ yêu cầu, Khi cần
thiết có thể yêu cầu xem lại chất đất, nếu cần sẽ tiến hành thí nghiệm nén tại hiện trường.
- Việc đổ móng hoặc đắp bù đất lại cần tiến hành càng sớm càng tốt để tránh sự hư hỏng
của móng.
b. Kiểm tra công tác đắp đất:
- Tiến hành đoạn đầm nén thử.
- Kiểm tra vị trí, mặt bằng (đã dọn sạch cỏ, đất mùn yếu), chất đất đắp, các thiết bị và công
nghệ.
- Kiểm tra độ dày và độ chặt từng lớp (chú ý độ ẩm của đất).
- Kiểm tra kích thước hình học và cao độ.
- Kiểm tra khối lượng.
- Kiểm tra chổ tiếp giáp giữa đất đắp và vách đá hoặc tường xây hay bêtông.

- Chú ý đặt biệt kiểm tra khi đắp qua vùng đất yếu hoặc nền đấ có chiều cao lớn (các
trường hợp dùng vải địa kỹ thuật, bấc thấm, giếng cát có quy định riêng).
Trong cả hai trường hợp đào và đắp đất chú ý:
Kiểm tra việc xử lý chống mối theo tiêu chuẩn và công nghệ quy định (về loại hóa chất,
nồng độ).
c. Kiểm tra công tác đổ bêtông (xem một số phụ lục kèm theo):
- Kiểm tra vật liệu (cát, đá, ximăng, nước, phụ gia, …).
- Kiểm tra máy móc thiết bị ở trạm trộn ở nơi đổ (đặc biệt chú ý cần trục …), xe vận
chuyển, các loại đầm, thiết bị đo đạc (nếu cần). Đặc biệt chú ý: thiết bị cân đong, máy móc phụ
tùng dự phòng.
- Kiểm tra các điều kiện để đổ bêtông, khí tượng (nhiệt độ, tốc độ gió, mưa,…), cung cấp
nước, điện, hơi,…
- Kiểm tra đà giáo, ván khuôn, công trình tạm (trước, trong khi thi công).
- Kiểm tra lắp đặt cốt thép (chú ý kích thước, chủng loại, vị trí, tầng phòng hộ,…) và các
vật chôn sẵn.
- Kiểm tra các kích thước hình học, vị trí của các bộ phận kết cấu chính và kết cấu phụ tạm


(trước và trong khi thi công nếu cần).
- Kiểm tra việc trộn và cấp bêtông.
- Kiểm tra công tác đầm, xăm.
- Kiểm tra việc lấy mẫu: độ sụt, mẫu bêtông,…
- Kiểm tra việc tháo dỡ ván khuôn, đà giáo.
- Kiểm tra kích thước hình học của kết cấu.
- Kiểm tra tình trạng mặt ngoài của kết cấu.
- Kiểm tra vết nứt.
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng bêtông bằng phương pháp gián tiếp.
- Kiểm tra việc xử lý khi phải tạm ngừng đổ bêtông, việc chuẩn bị các mạch ngừng thi
công và việc chuẩn bị bề mặt tiếp giáp giữa các khối đã được phân chia để đúc bêtông lần lượt.
- Kiểm tra tránh nguy cơ dò rỉ nước vào khung vây và khả năng bơm hút nước.

- Đối với bêtông dự ứng lực: kiểm tra các văn bản pháp lý về kết quả thử nghiệm và hiệu
chuẩn của các thiết bị kéo căng (kích, máy bơm dầu kích, các đường ống dầu và van). Kiểm tra
công tác lắp đặt, căng kéo cáp (hoặc thép cường độ cao), đặt neo, bơm vữa đúng quy trình công
nghệ đã soạn. Kiểm tra và đo đạc đo vồng đang tăng lên dần dần của kết cấu so sánh với độ vồng
dự kiến của đồ án thiết kế.
- Kiểm tra công tác an toàn trong thi công kết cấu bêtông cốt thép.
Tùy theo kết cấu bêtông cốt thép thuộc công trình gì (dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi,…) cần nắm vững thiết kế, các đặc tính kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan để
kiểm tra.
d. Kiểm tra công tác xây:
- Quy cách xây tường tường kích thước 100-200.
- Kiểm tra biện pháp câu cuốn gạch.
- Kiểm tra độ phẳng, thẳng, dây leo…
- Kiểm tra cấp phối vữa, đổ ẩm vữa.
- Kiểm tra chiều dây mạch, độ chắc mạch.
- Liểm tra độ vững chắc dàn giáo.
- Kiểm tra chất lượng vữa thu hồi.
- Kiểm tra vệ sinh mạch vữa.
e. Kiểm tra công tác tô:
- Kiểm tra độ ẩm mặt tô.
- Kiểm tra cấp phối vữa, độ ẩm vữa.


- Kiểm tra chiều dày cục ghém để đánh giá và có biện pháp điều chỉnh chiều dày tô.
- Kiểm tra độ phẳng, thẳng, cạnh, góc, cháy mặt tô, trục mặt tô,…
- Nếu tô trét nhiều lớp, kiểm tra thời gian và chiều dày mỗi lớp.
f. Kiểm tra công tác lát, ốp gạch, đá:
- Kiểm tra độ đồng nhất, màu sắc và kích thước của gạch, đá…
- Kiểm tra chất lượng nền hạ trước khi lát.
- Kiểm tra cấp phối vữa và độ ẩm vữa ốp, lát.

- Kiểm tra chiều dày vữa ốp, lát.
- Kiểm tra độ chặt và bám dính của gạch ốp, lát.
- Kiểm tra kích thước, độ lệch mạch ốp, lát.
- Kiểm tra chất lượng và vệ sinh mạch nối gạch, đá.
- Kiểm tra độ phẳng, thẳng mặt theo dung sai cho phép của qui phạm thi công và yêu cầu
của điều kiện kỹ thuật.
- Hướng dẫn và kiểm tra lập trục chuẩn ốp, lát…
g. Kiểm tra công tác ốp đá granit mặt tường:
- Ốp trực tiếp:
+ Kiểm tra vệ sinh mặt tường, vệ sinh đá.
+ Kiểm tra chất lượng chốt, chiều sâu chốt, khoảng cách chốt, móc.
+ Kiểm tra xẻ khe mốc, khe đỡ đá.
+ Kiểm tra chất lượng vữa, chiều dày vữa.
+ Kiểm tra độ chắc, phẳng, thẳng, mặt đá, mạch nối đá.
+ Kiểm tra chất lượng, vệ sinh mạch nối đá.
- Ốp treo gián tiếp:
+ Kiểm tra chất lượng bulon neo, khung đỡ.
+ Kiểm tra khoảng cách, chiều sâu ngậm boulon neo.
+ Kiểm tra độ phẳng, thẳng khung đỡ.
+ Kiểm tra các khe đỡ, móc, neo tấm đá.
+ Kiểm tra độ vững chắc đỡ, neo tấm đá.
+ Kiểm tra độ phẳng, thẳng tấm đá.
+ Kiểm tra độ hở, độ thẳng mạch nối đá.
+ Kiểm tra xử lý mạch nối đá bằng silicon (liền, đầy, lõm mặt).
h. Kiểm tra công tác sơn:


- Sơn dầu:
+ Kiểm tra chất lượng vệ sinh và độ ẩm mặt cấu kiện được sơn (thép, gỗ, bêtông,…)
sạch, khô…

+ Nếu sử dụng các loại sơn đặc biệt như Jotun, Acrilic, ICI,… lưu ý phương pháp hòa
sơn, tỷ lệ, qui trình sơn, bảo quản sơn,…
+ Kiểm tra số lượng lớp sơn, chiều dày của lớp sơn, thời gian chờ khô và chất lượng
mặt sơn.
+ Nếu sơn bằng tay: kiểm, tra bề mặt sơn, độ đặc, lỏng của sơn, dung dịch pha sơn,
hướng sơn…
+ Nếu sơn bằng máy: kiểm tra chất lượng sơn, đầu thổi, áp lực hơi để tiết kiệm sơn và
vệ sinh khu vực.
- Sơn nước:
+ Kiểm tra vệ sinh và độ ẩm mặt cấu kiện sơn.
+ Kiểm tra chiều dày của mỗi lớp bả, trét.
+ Kiểm tra thời gian chờ khô của mỗi lớp bả, trét.
+ Kiểm tra độ phẳng, thẳng, cạnh, góc lớp bả, trét hoàn thiện.
+ Kiểm tra vệ sinh mặt lớp bả hoàn thiện trước khi lăn sơn lót.
+ Nếu sử dụng sơn nước, lưu ý lớp sơn lót phải đúng chủng loại theo hường dẫn của
nhà sản xuất.
+ Kiểm tra số lượng lớp sơn, chiều dày và chất lượng mặt sơn hoàn thiện.
+ Kiểm tra vệ sinh các mặt, cạnh tiếp giáp với các cấu kiện khác.
- Sơn gai:
+ Kiểm tra lớp bả, trét chất lượng giống như sơn nước.
+ Kiểm tra chất lượng đầu phun hoặc ống lăn gai.
+ Kiểm tra khoảng cách từ đầu phun đến mặt tường.
+ Kiểm tra độ chia, bể gai của ống lăn.
i. Kiểm tra công tác cửa (cửa gỗ, cửa nhôm, cửa sắt, cửa chống cháy,…):
- Kiểm tra kích thước và chất lượng vật tư cấu kiện.
- Kiểm tra các chi tiết chất lượng gia công.
- Kiểm tra chất lượng lắp đặt, phẳng, thẳng, sít, hở, vững chắc… (kỹ thuật neo mốc).
- Kiểm tra chất lượng mặt cấu kiện, vệ sinh, trầy xước, cong vênh…
j. Kiểm tra công tác kính:
- Kiểm tra chất lượng gia công cắt kính, kích thước, mép, mài, sò…



- Kiểm tra chất lượng ráp kính: nẹp, vít, tộ, hở, joimt cao su…
- Kiểm tra bơm silicon: liền mạch, độ dày.
k. Kiểm tra công tác trần:
- Trần gỗ,án ép:
+ Kiểm tra cao trình trần.
+ Kiểm tra chất lượng, kích thước, khoảng cách, liên kết gỗ khung trần.
+ Kiểm tra độ phẳng, thẳng, vững chắc tấm trần.
+ Kiểm tra độ hở liên kết tấm trần (các trường hợp có nẹp che hoặc không nẹp che).
- Trần treo khung nổi thạch cao:
+ Kiểm tra cao trình, độ sít của nẹp đỡ góc với mặt tường.
+ Kiểm tra khoảng cách và độ vững chắc của vis neo tendeur.
+ Kiểm tra độ phẳng, thẳng của khung chính, khung phụ.
+ Kiểm tra độ hở của mép tấm trần (sit).
+ Kiểm tra các ô đèn, miệng xả, miệng hút máy lạnh.
+ Kiểm tra vệ sinh tấm trần.
+ Kiểm tra chất lượng tấm trần (nứt, cuốn, mẻ, dộp).
- Khung chìm thạch cao:
+ Kiểm tra cao trình, khoảng cách, độ vững chắc vis neo…
+ Kiểm tra độ phẳng khung chính, phụ.
+ Kiểm tra độ vững chắc tấm trần đeo trên khung.
+ Kiểm tra dán lưới xử lý mối nối.
- Trần lưới thép:
+ Kiểm tra chất lượng gỗ, liên kết, độ vững chắc khung đỡ (nếu dùng thép L, lk hàn).
+ Kiểm tra gắn lưới (2 lớp, 1 lớp lưới 4x40x40, 1 lớp 1x10x10 ly).
+ Kiểm tra chiều dày, độ phẳng trần.
+ Kiểm tra và biện pháp xử lý nứt.
+ Kiểm tra vữa trét, chiều dùng trét, thời gian lớp trét.
l. Kiểm tra công tác gia công, lắp dựng cấu kiện vì kèo thép:

- Gia công vì kèo:
+ Kiểm tra kích thước khung dưỡng (mẫu).
+ Kiểm tra mối nối (kích thước miệng áp, qui cách áp hoặc chồng mí…
+ Kiểm tra đường hàn (hàn chấm, hàn liền).


+ Kiểm tra chiều dài và chiều dày đường hàn, biện pháp xử lý nguội đường hàn, độ
bọng, bọt…
+ Kiểm tra bật, cong, vênh sau khi hàn.
- Lắp dựng vì kèo: (gia công tại chỗ hoặc định hình sẵn).
+ Kiểm tra phương tiện lặp dựng: mày hàn, vật liệu phụ, que hàn; Cẩu, fiche, balăng
(tùy theo trọng lượng của cấu kiện và điều kiện lắp dựng); Dụng cụ thi công (dây thừng, kẹp, đuôi
chuột, búa, khóa vòng, khóa miệng…); Khung giàn, dây an toàn, bảo hộ lao động; Máy kinh vĩ,
thủy bình …
+ Kiểm tra các biện pháp và chất lượng lắp dựng: kiểm tra vị trí, cao trình đầu cột,
buolon neo, khoảng cách siết ốc; Kiểm tra chất lượng đấu thanh hoặc bán kèo; Kiểm tra hệ thống
gia cố tạm để chống bật, võng vì kèo (biến dạng); Kiểm tra các điểm cột, kẹp, móc cẩu, dây cẩu
và vị trí cẩu; Kiểm tra độ thẳng đứng vì kèo (dây dọc đỉnh vì kèo và dây ngang qua 2 cột; Kiểm
tra vặn ốc buolon và hệ thống giằng (giằng khung, giằng chân cột); Kiểm tra độ phẳng mặt xà gồ
mái.
- Kiểm tra liên kết buolon và kết cấu dùng boulon:
+ Kiểm tra đường kính, vị trí các lỗ boulon trong phạm vi dung sai.
+ Kiểm tra các khuyết tật hư hỏng của buolon, ecu, vòng đệm.
+ Kiểm tra sự xiết buolon đối với buolon cường độ cao, bằng clê đã được định chuẩn
với 10% số buolon đã xiết.
+ Kiểm tra việc đánh chết gien buolon ở liên kết buolon thường nếu có yêu cầu.
+ Đối với kết cấu liên kết bằng buolon cường độ cao còn phải: kiểm tra độ sạch của
buolon (sạch bụi, dầu mỡ và có bôi trơn lớp dầu mỏng); Kiểm tra bề mặt ma sát ở mặt tiếp xúc
của các thanh dầm, bản nút bản nối; Kiểm tra việc xử lý các vẩy rỉ và sửa chữa các khuyết tật của
các cấu kiện (cong vênh, lồi lõm,…); Kiểm tra trình tự lắp theo thiết kế quy định; Kiểm tra việc

che mưa, chống bụi khi lắp ráp, các thiết bị sấy khô; Kiểm tra độ khép chặt của các tập bản.
- Kiểm tra liên kết hàn:
+ Xem xét tay nghề của thợ hàn, nếu cần có thể tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm tra đủ vị trí cần hàn, kích thước mối hàn theo yêu cầu.
+ Kiểm tra chủng loại và kích thước que hàn theo quy định.
+ Kiểm tra việc thử chất lượng mối hàn bằng các phương pháp như bôi dầu, siêu âm, tia
răng ghen) và ở các vị trí đã quy định.
+ Kiểm tra việc xử lý các mối hàn không đạt.
+ Kiểm tra nhật ký hàn.
m. Kiểm tra công tác lợp mái:
- Kiểm tra độ phẳng mặt và khoảng cách xà gồ.


- Kiểm tra độ hở mí, số lượng bắn vis, kỹ thuật bắn vis (gắn vis sống dương…).
- Kiểm tra mũ vis và xử lý thấm đầu vis.
o. Kiểm tra công tác chống thấm:
- Chống thấm đầu ống thoát:
+ Kiểm tra chiều dài ống ngậm và bêtông.
+ Kiểm tra độ vững chắc đầu ống.
+ Kiểm tra chất lượng lớp chống thấm.
- Chốn thấm mặt phẳng:
+ Kiểm tra vệ sinh mặt chống thấm (vữa chết, dầu nhớt, gỗ rác…)
+ Kiểm tra chất lượng quét lớp chống thấm (đầy đủ, số lớp quét, chiều dày).
+ nếu sử dụng dán keo chống thấm, kiểm tra lớp bám dính, chồng mí, hướng chồng mí
(lớp trên phủ lớp dưới thoe phương đứng nếu chống thấm vách).
+ Kiểm tra thử thấm bằng nước (chứa nước 07 ngày).
p. Kiểm tra móng trên nền đất:
- Móng trên nền đất tự nhiên:
+ Kiểm tra kỹ kích thước hố móng: độ sâu; Kích thước hình học (dài, rộng, góc,…); Độ
nghiêng của vách hố móng (nếu cho phép đào rộng miệng hố).

+ Kiểm tra phương pháp bảo vệ móng: Lớp đất (hoặc lớp bêtông lót) bảo vệ hố móng;
Chống mưa, nắng, ngập nước; thu thoát, bơm hút nước ở hố móng; Chống giữ thành vách hố đào
không bị trượt lở; Đáy móng nếu ở các cốt cao khác nhau phải giữ ổn định giữa chúng; Tránh chất
tải (đất đào, máy thi công…) gần hố.
+ Kiểm tra việc bảo vệ môi trường trong thi công đào hố móng: Thu dọn, xử lý rác,
bùn, thực vật mục nát; Nơi đổ đất thải theo qui định; Nước thải do bơm hút từ hố móng cần xử lý;
Bụi bẩn, bùn đất trên đường vận chuyển.
+ Kiểm tra móng: Kích thước hình học của ván khuôn móng; Lượng, kích thước và vị
trí cốt thép trong móng; Bề dày lớp bảo vệ cốt thép trong móng BTCT; Các lỗ chừa kỹ thuật (để
đặt đường điện, nước, thiết bị công nghệ…); Các bản thép chờ chôn sẵn; Khoảng cách giữa các
móng (trục, hướng…); Lớp cách nước (chống thấm); bảo dưỡng bêtông, lấy mẫu thử; Biện pháp
chống ăn mòn của nước ngầm; Nếu móng đúc sẵn và lắp ghép, kiểm tra theo yêu cầu của người
đặt hàng (cường độ, lượng thép, kích thước hình học, độ đồng nhất); Lấp đất không thấm vào
khoảng trống giữa móng và đất chung quanh để bảo vệ móng có độ bền lâu.
- Móng trên nền đất cải tạo, gia cố:
+ Các kiểm tra chung: độ sâu và phạm vi gia cố (kiểm tra trước và sau gia cố); Chỉ số
độ chặt, độ bền, độ thấm xuyên nước; Thiết bị và công nghệ dùng trong gia cố; Nguyên vật liệu
hoặc bán sản phẩm dùng để gia cố.


+ Bắc thấm cần kiểm tra: Độ xốp mao dẫn (theo tiêu chuẩn ASTM D4751); Độ thấm
của lớp lọc (theo ASTM D4491 hoặc NEN 5167); Khả năng thoát nước (ASTM D4716 hoặc NTU
Singapore); Độ bền kéo (ASTM D4595 và ASTM D4632); Đặc tính vật lý: vỏ lọc (cường độ, co
dãn, thấm nước, chịu axit, kiềm, muối, bảo đảm vệ sinh môi trường), Lõi nhựa (thoát nước, mềm,
dễ uốn, không co ngót, chịu axit, kiềm, muối, an toàn vệ sinh môi trường).
+ Cọc đất, cát, đất/ximăng cần kiểm tra: Bố trí trên mặt bằng; Đường kính và độ sâu
cọc; Độ chặt nền đất cần đạt; Phạm vi gia cố (theo chiều sâu, mặt bằng quanh móng); Tính chất
(chứng chỉ) của vật liệu dùng trong gia cố (ximăng, vôi, cát, xỉ…), lượng chất kết dính trong 1m³
cọc; Cường độ , biến dạng (thử tĩnh, xuyên, cắt cánh…), tính đồng nhất; Ảnh hưởng của phương
pháp tạo lỗ đối với môi trường xung quanh (khoan, đóng, nổ mìn…) về chấn động, ồn, rạn nứt

(nếu có); Trình tự thi công gia cố (sơ đồ bố trí điểm gia cố); Thiết bị và công nghệ gia cố (khoan,
đầm, bơm, phun); An toàn lao động.
- Móng trên nền đất dốc: cần kiểm tra ở các khâu:
+ Khảo sát đất nền: Địa hình, địa mạo, lập bản đồ độ dốc; Tính chất ĐCCT và ĐCTV;
Các dấu vết sụt, trượt, xói lở, nứt nẻ, hang hốc, phong hóa…; Dòng chảy của nước theo mùa (kiệt
và mưa lũ…).
+ Biện pháp thiết kế, thi công: Kiểm tra ổn định trượt và cường độ, phòng tránh trượt;
Tính không đồng nhất của đất; thế nằm của các lớp đất/ đá (độ nghiêng); Ảnh hưởng của nước
mặt, cách phòng tránh; Biện pháp thoát nước hoặc che phủ mái dốc và hố móng khi thi công; Đào
từ trên xướng dưới, tránh đào sâu ở chân dốc, không chất tải (đất, đá, vật liệu, thiết bị thi công…)
ở phía đầu dốc.
+ Biện pháp qui hoạch: Bảo vệ môi trường tự nhiên; Không xây dựng nơi có nguy cơ
trượt, sụt, xói, lở, hang động…; Không gây xáo trộn lớn về dòng chảy của nước mặt (mùa kiệt và
mùa mưa lũ); Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo vệ các bờ dốc cũ và mới (trồng thảm thực
vật, kè đá/ bêtông, rọ đá, tường chắn, san bớt chỗ có độ dốc lớn…).
q. Thi công cọc đóng và cọc khoan nhồi:
- Cọc đóng BTCT:
+ Kiểm tra vật liệu đúc cọc (cát, đá, sỏi, ximăng, phụ gia…).
+ Bố trí cốt thép: đầu, mũi, mối nối; Vị trí tai móc để cẩu cọc.
+ Kiểm tra khuôn đúc cọc: độ thẳng, kín khít, cong vênh; Kích thước hình học, độ cứng
chắc…; Bãi đúc bằng phẳng.
+ Độ sụt bêtông (nên dùng bêtông khô): Lượng dùng ximăng (nên >300kg/m³,
<500kg/m³; Quan hệ giữa đường kính cốt liệu với mật độ thép (tránh rỗ, rỗng).
+ Thời gian tháo khuôn, vận chuyển xếp kho và đưa ra hiện trường.
+ Nghiệm thu kích thước hình học của cọc và sự chính tâm của mũi.
+ Kiểm tra ngoại quan (bằng mắt – visaual test): rỗ, nứt, sứt…


+ Kiểm tra độ đồng nhất của cọc (siêu âm, súng bật nẩy, PIT).
+ Chuẩn bị đóng / ép (hoặc rung hạ): Điều tra công trình ở gần nơi đóng / ép; Chọn búa

thích hợp; Trình tự đóng thỏa đáng (xa  gần, trong  ngoài, thấp  cao…); Đóng thử để chọn
công nghệ đóng.
+ Biện pháp phòng ngừa chấn đọng và ồn.
+ Đóng / ép đại trà: Định vị trên mặt bằng; Độ thẳng đứng/ độ xiên của cọc; Đóng theo
độ chối/ theo độ sâu thiết kế; Thời gian khống chế đóng, rung, ép; Số nhát khống chế khi đóng
liên tục; Công tác nối cọc (hàn, buolon, chốt…).
+ Nghiệm thu cọc sau khi đóng: Vị trí trên mặt bằng, sai lệch so với thiết kế; Độ sâu
thực tế; Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đóng (thử độ nguyên vẹn PIT, MIM…; thử tĩnh cổ điển,
Osterberg, Statnamic; thử động cổ điển, PDA.
+ Những sự cố đã xảy ra: Cách giải quyết; Số sự cố chấp nhận và không chấp nhận; Kết
quả phúc tra (nếu có); Cách xử lý.
- Cọc đóng bằng thép ống thép hình I, H:
+ Chứng chỉ về chất lượng cọc thép, thành phần kim loại chính.
+ Sai số cho phép về kích thước của cọc ống thép và cọc thép hình H.
+ Độ bền ăn mòn của thép (mm/năm).
+ Nghiệm thu mối hàn.
+ Kiểm tra ngoại quan mối hàn.
+ Cấu tạo và hình thức mũi cọc.
+ Tiêu chuẩn dừng đóng và khống chế số nhát búa.
- Kiểm tra thi công cọc khoan nhồi:
+ Chuẩn bị thi công:


Lựa chọn công nghệ tạo lỗ phù hợp điều kiện đất nền.



Cách giữ thành lỗ (ống vách 1 dung dịch sét).




Bảo vệ môi trường (chấn động, đất, nước thải, dung dịch sét thải…).



Thi công thử (thường đối với nền đất đất và công nghệ khoan chưa có đầy
đủ thông tin.



Các tình huống sự cố và cách khắc phục.



Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và kế hoạch quản lý chất lượng.



Huấn luyện cán bộ và công nhân (có chứng chỉ nếu cần).

+ Trong quá trình tạo lỗ cọc:


Kích thước hình học của lỗ cọc (độ sâu, đường kính).




Tình trạng lỗ cọc (nghiêng, sai lệch vị trí).




Tình trạng thành vách (sụt lở, co thắt, phình to…).



Bề dày lớp cặn lắng ở đáy lỗ (cọc ma sát/ cọc chống).



Biện pháp giữ thành lỗ (thu hồi, và làm giàu, tái sử dụng dung dịch sét – chất
lượng ổn định của dung dịch sét, hay rút ống chống).

+ Lồng cốt thép:


Kích thước lồng.

• Độ thẳng của lồng.
• Cách bố trí và cố định các ống kiểm tra đặt trước vào lồng thép.
• Kê nối các đoạn lồng (hàn/buộc).
• Các điểm kê cho lớp bêtông bảo vệ cốt thép.
• Biện pháp thả lồng thép vào lỗ.
• Cách theo dõi lồng ghép (trồi/sụt) lúc đổ bêtông.
+ Đổ bêtông vào cọc:
• Kiểm tra lại độ sạch (chiều dày lớp cặn lắng) ở mũi cọc.
• Kiểm tra ống dẫn bêtông cùng công nghệ nâng/ hạ ống.
• Số lượng và chất lượng bêtông trước khi đổ (lấy mẫu).
• Thời gian và tốc độ đổ bêtông.
• Lấy mẫu bêtông (ở 3 vị trí: mũi, giữa thân và đầu cọc).

• Độ ngập của đầu ra ống dẫn trong hỗn hợp bêtông.
• Xây dựng biểu đồ quan hệ giữa thể tích lý thuyết và thể tích thật của bêtông đổ
vào cọc theo độ sâu (ít nhất 5 điểm).
• Độ trồi / sụt của lồng ghép (nếu có).
• Sự cố kỹ thuật và biện pháp xử lý.
+ Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi:
• Trước khi đổ bêtông: chất lượng lỗ cọc (vị trí, kích thước hình học, độ nghiêng,
tình trạng thành vách và đáy lỗ).
• Sau khi thành cọc: độ đồng nhất của vật liệu bêtông (bật nảy, siêu âm, lấy lõi…);
Độ nguyên vẹn của cọc: xốp rỗng, co thắt, phình nở, nút (siêu âm, PIT, PDA);
Sự tiếp xúc của mũi cọc với đất nền (PDA, khoan lõi qua ống đặt sẵn…); Sức
chịu tải của cọc (nén tĩnh, PDA, Osterberg, Statnamic…).
+ Nghiệm thu móng cọc:


• Những hồ sơ thiết kế và thi công.
• Các kết quả kiểm tra trong thi công.
• Những biên bản nghiệm thu của từng cọc.
• Vị trí cọc trên mặt bằng.
• Sự cố và cách xử lý: chấp nhận hoặc không chấp nhận.
• Đánh giá chung.
+ Một số tiêu chuẩn chính thường dùng trong kiểm tra cọc đóng và cọc khoan nhồi:
* Kiểm tra về bêtông / thép:
• Thí nghiệm mẫu bêtông: TCVN 3118:1983.
• Thí nghiệm nén mẫu khoan: TCVN 3105:1993 hoặc ASTM C42, BS 1881.
• Cường độ bêtông bằng súng bật nẩy: TCXD 162:1987.
• Độ đồng nhất bêtông bằng siêu âm: TCXD 225:1998.
• Phương pháp hỗn hợp súng bật nảy + siêu âm: TCXD 71:1989.
• Xác định mác thép: TCXD 1765:1975.
• Cơ lý tính mối hàn: TCVN 5400:1991.

* Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi:
• Yêu cầu chất lượng chung: TCXD 206:1998.
• Thiết kế móng cọc: TCXD 205:1998.
• Siêu âm cho cọc (Pháp): NFP 94-160-1.
• Biến dạng nhỏ: PIT ASTM-D5882-96.
• Biến dạng lớn: PDA ASTM-D4945-89.
• Thử nén tĩnh cọc: TCXD 196:1997.
Chú thích: Mật độ thí nghiệm do tư vấn quyết định, có thể tham khảo TCXD 205:1998
hoặc TCXD 206:1998.
r. Kiểm tra công tác thi công điện chiếu sáng, hệ thống chống sét (tính cách sơ lược để kỹ
sư giám sát xây lắp có khái niệm tổng quát):
- Kiểm tra công tác chôn dây ngầm, có ống, cable chì trong BT, tường, nền, ngoài đất.
- Kiểm tra kích thước dây.
- Kiểm tra vị trí hộp nối, ổ cắm, công tắc…
- Kiểm tra việc xử lý các khe xẻ tường, sàn, nền.
- Kiểm tra độ vững chắc ống, dây đi ngầm, đi nổi.


- Kiểm tra chất lượng mối nối.
- Kiểm tra đo đạc, thử nghiệm đoạn dây, hệ thống dây.
- Kiểm tra độ vững chắc, vị trí, mỹ quan các thiết bị điện.
- Kiểm tra vị trí, độ vững chắc của hệ thống chống sét, mạch vòng, dây dẫn đến hệ thống
nối đất.
- Kiểm tra chất lượng thi công hệ thống nối đất.
- Kiểm tra điện trở hệ thống nối đất.
- Kiểm tra tủ phân phối (chất lượng thiết bị, chất lượng lắp đặt linh kiện, bản hướng dẫn sử
dụng…).
s. Kiểm tra công tác cấp thoát nước máy, lắp đặt thiết bị vệ sinh, hệ thống phòng cháy
chữa cháy:
- Kiểm tra vị trí đường ống, kích thước, chất lượng ống, van, khóa…

- Kiểm tra chất lượng thi công ống, van, khóa, T, cút (chiều dài ngâm, vững chắc, móc neo,
đỡ trong hộp gene, trong bêtông, trong tường…).
- Kiểm tra thử áp lực đường ống, khớp nối từng đoạn, toàn hệ thống.
- Kiểm tra đầu bít các ống chờ.
- Kiểm tra vị trí, vững chắc và tính mỹ quan trong lắp đặt thiết bị vệ sinh.
- Kiểm tra lắp đặt cột chữa cháy, hộp chữa cháy, ống lăn, ống gai, vòi phun, áp lực nước
phun (R>=20m).
- Kiểm tra lắp đặt vòi phun nước tự động (pringer khối lượng).
- Kiểm tra lắp đặt hệ thống báo cháy tự động (báo khói, báo nhiệt).
t. Kiểm tra thi công hệ thống đường nội bộ, sân vườn:
- Thi công lớp hạ nền: chất lượng đất đắp, chỉ số đầm nén, cao trình, biện pháp xử lý khu
vực bị nhão, dẻo (Caochouté), chủng loại và tải trọng cơ giới, độ ẩm đất…
- Kiểm tra lớp kết cấu đường: chất lượng laterit (% hạt), chất lượng và cấp phối đá độ nén
chắc, mdun đàn hồi, kích thước mặt đường, cao trình, chiều dày lớp đá, độ dốc ngang, dọc…
- Kiểm tra thi công vữa: chất lượng các đoạn bó vĩa đúc sẵn, chất lượng lắp đặt thẳng,
phẳng.
- Kiểm tra hố ga, lắp đặt ống và nghiệm thu nước (lưu ý độ dốc ống cống).
- Kiểm tra thi công lớp áo đường: tưới nhựa nhũ tương, lớp nhựa, lu mặt hoàn thiện bằng
bánh hỏi, bánh sắt…
- Kiểm tra thi công lề đường: nếu lát gạch con sâu, độ chắc nến đất, lớp cát tưới nước,
độ phẳng mặt lát, khe gạch,… nếu bêtông đá 1x2, cắt joint, độ phẳng, thẳng…
u. Công tác giám sát thi công nền đường:


- Nền đường thông thường:
+ Giám sát công tác chuẩn bị của nhà thầu:
• Làm sạch hiện trường thi công: Rẫy cỏ, chặt cây, di dời các chướng ngại vật, đào
bò lớp đất hữu cơ đưa về nơi quy định.
• Kiểm tra chất lượng đất dùng để đắp cùng các vật liệu khác nếu có.
• Tổ chức đoạn đầm nén thử ở hiện trường.

+ Công tác thi công đất đắp hoặc đào:
• Công nghệ đắp đất: Đất phải đồng nhất cho mỗi lớp; Chiều dài lớp rải đúng với
yêu cầu kỹ thuật; Độ ẩm của đất được đầm nén, W=W0 (độ ẩm tốt nhất).
• Công nghệ lu lèn (đầm nén đất): Phương tiện đầm nén; Công nghệ lu lèn.
• Kiểm tra độ chặt của đất sau khi lu lèn. Hiện nay có nhiều phương pháp, phương
pháp được dùng phổ biến nhất là “phểu cát”: Kt.tế >= Kyc (Kyc theo qui định TK).
• Kiểm tra kích thước hình học: chiều rộng nền đường; Cao độ nền đường; Độ dốc
mái taluy nền đắp.
+ Xác định khối lượng công tác của các nhà thầu đã thực hiện:
• Khối lượng công tác chuẩn bị: Diện tích rẫy cỏ (m²); Số lượng cây phải chặt
(hàng cây); Khối lượng đất hữu cơ không thích hợp phải bóc đi, cự ly vận
chuyển (m³).
• Khối lượng công tác đào, đắp chính: Khối lượng đào (m³); Khối lượng đắp chặt
(m³).
• Xác định rõ khối lượng công tác đất tăng hoặc giảm so với hồ sơ thiết kế kỹ
thuật đã được duyệt: Tăng khối lượng vượt và nguyên nhân vượt khối lượng;
Các bản vẽ, thuyết minh kèm theo chỉ rõ nguyên nhân vượt khối lượng.
- Công tác giám sát thi công nền đường đặc biệt: nền đường đắp cao qua đất yếu có
xử lý bấc thấm hoặc giếng cát.
+ Kiểm tra bản vẽ thi công và thuyết minh của nhà thầu về công nghệ thi công đoạn
đặc biệt này:
• Trình tự thi công.
• Biện pháp thi công bấc thấm (cắm bấc thấm): Loại máy; Hành trình chạy của
máy trong thi công bấc thấm/ giếng cát; Các sự cố và cách xử lý các sự cố khi thi
công bấc thấm hoặc giếng cát.
• Bản vẽ các vị trí đặt thiết bị quan trắc lún.
• Quy trình quan trắc lún.


• Kết quả quan trắc lún theo thời gian. Yêu cầu nhà thầu nộp số liệu quan trắc lún

từng tuần, từng tháng và cả thời gian quan trắc bằng bản vẽ và đĩa mềm có chứa
các kết quả đo đạc theo thời gian.
+ Kiểm tra chất lượng thi công:
• Kiểm tra các vật liệu trước khi thi công: Vải địa kỹ thuật; Bấc thấm; Loại cát
đắp.
• Kiểm tra chiều sâu và khoảng cách giữa các bấc thấm theo bản vẽ thiết kế kỹ
thuật đã được phê duyệt.
• Kiểm tra trình tự đắp theo thời gian cùng độ lún tương ứng với thời gian đắp.
• Kiểm tra giai đoạn cuối cùng khi nền đắp đạt cao độ thiết kế: Chiều rộng nền
đường; Cao độ nền đường; Độ dốc mái taluy nền đường; Kiềm tra công trình gia
cố nếu có như: trồng cỏ mái taluy, kè đá hoặc xây đá hộc chống xói taluy nền
đường.
+ Xác định khối lượng:
• Số lượng vải địa kỹ thuật (m²).
• Số lượng bấc thấm (giếng cát) (m).
• Khối lượng các thiết bị quan trắc lún (trạm).
• Khối lượng đất đắp kể cả khối lượng lún vào đất yếu (m³).
- Công tác giám sát thi công công tác thoát nước trên đường:
+ Các loại cống thoát nước:
• Loại cống sử dụng: tròn hay hộp.
• Khối lượng (m).
+ Các loại rãnh thoát nước:
• Rãnh bêtông cốt thép có và không có nắp dale.
• Rãnh hở xây đá hộc.
• Loại rãnh đất có hoặc không có gia cố.
+ Những hạng mục cần kiểm tra:
• Chất lượng của các ống cống bằng cấp bêtông và lượng thép dùng.
• Cao độ đặt cống và độ dốc cống.
• Mối nối giữa các đốt cống và móng cống.
• Kích thước và chất lượng thượng, hạ lưu cống.

• Gia cố thượng, hạ lưu cống nếu có.


- Công tác giám sát thi công các công trình phòng hộ trên đường:
+ Gia cố mái taluy:
• Trồng cỏ trên bề mặt mái taluy.
• Xây đá hộc trên bề mặt.
• Xây kè ở thượng, hạ lưu 2 bờ ở vị trí cầu.
+ Tường chắn:
• Tường chắn trọng lực: xây đá hộc.
• Tường chắn BTCT.
• Tường chắn có cốt: Cốt mềm: vải địa kỹ thuật, lưới địa kỹ thuật; Cốt cứng: cốt
thép mạ; Kiểu neo giữ: neo vào đất.
• Các biện pháp kiểm tra chất lượng: Chất lượng của đất đắp; Chất lượng vật liệu
gia cố: vải địa kỹ thuật, lưới vải địa kỹ thuật, cường độ kéo kẹp, hệ số ma sát
giữa đất – vải, giữa cốt thép – đất; Trình tự công nghệ thi công; Khối lượng công
tác.
v. Công tác giám sát thi công mặt đường:
- Kiểm tra khuôn áo đường:
+ Kích thước hình học: chiều rộng khuôn đường, độ dốc ngang, độ dốc dọc.
+ Độ chặt của nền đất (subgrade) theo phương pháp phểu cát: K tt>=Kyc. Tùy theo cấp
hạng của đường trị số Kyc khác nhau. Trị số này được chỉ rõ trong yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Kiểm tra chất lượng của vật liệu làm áo đường:
+ Vật liệu cấp phối sỏi cuội, cấp phối đá dăm:


Thành phần cấp phối hạt.




γmax, W0 (độ ẩm tốt nhất tương ứng với γmax

Các chỉ tiêu cơ lý: chỉ số dẻo, cường độ chịu nén (R nén), cường độ chống cắt (τ),
module đàn hồi (Eđh), cường độ ép chẻ (Re.ch).
+ Vật liệu kết dính:


• Nhựa đường: loại nhựa đường sử dụng cùng các tính chất của nó.
• Nhủ tương nhựa.
• Vôi ximăng.
+ Hỗn hợp bêtông nhựa (BTN):
• Cốt liệu: cấp phối của cốt liệu; Cường độ của đá tạo ra cốt liệu; Độ sạch của cốt
liệu.
• Chất kết dính nhựa đường: loại nhựa đường cùng các tính chất cơ lý của nó; Tỷ
lệ nhựa dùng trong hỗn hợp.


• Bột khoáng: tỷ lệ của bột khoáng (m²/g); Nguồn gốc của đá chế tạo thành bột
khoáng; Tỷ lệ bột khoáng trong hỗn hợp BTN.
• Chất phụ gia nếu có.
+ Kiểm tra cường độ của BTN:
• Cường độ nén (Rnén), cường độ ép chẻ (Re.ch).
• Tính dẻo của BTN.
• Độ rỗng còn dư của BTN.
- Kiểm tra công nghệ thi công của các lớp kết cấu áo đường:
Tùy theo vật liệu của lớp đó là gì, mà thực hiện các công tác kiểm tra như đã giới thiệu
ở phần thi công mặt đường.
- Xác nhận khối lượng công tác thi công mặt đường của nhà thầu:
Tùy theo yêu cầu đã ghi trong tiêu chuẩn kỹ thuật có thể tính theo m 2 hay m3.
x. Công tác giám sát thi công cầu ở trên đường:

- Công tác chuẩn bị:
+ Công tác giải phóng mặt bằng: đã hoàn thành chưa? Có gì khó khăn cần phải giải
quyết?
+ Lực lượng: nhân lực, vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác đã sẵn sàng ở
hiện trường chưa?
+ Kiểm tra tại hiện trường xem số liệu khoan thăm dò địa chất, địa chất thủy văn trong
giai đoạn thiết kế kỹ thuật đã hợp lý, đáng tin cậy chưa. Có cần khoan thăm dò để bổ sung không.
Khi cần phải bổ sung thì cần phải làm các việc sau:
Nhà thầu đệ trình một chương trình khoan thăm dò bổ sung với các nội dung sau:
• Vị trí đặt lỗ khoan (lý trình).
• Số lượng hố khoan và chiều sâu mỗi lỗ khoan.
• Thiết bị và công nghệ khoan.
• Các chỉ tiêu thí nghiệm cần xác định.
• Đơn vị thực hiện khoan thăm dò.
• Tổng dự toán cho công tác khoan thăm dò.
• KSTT kiểm tra đệ trình chủ đầu tư phê duyệt.
Chú ý: Chỉ sau khi chủ đầu tư phê duyệt nhà thầu mới được tiến hành và mới được
thanh toán các khối lượng này.
- Thi công kết cấu phần dưới: Mố và trụ cầu.
Mố, trụ cầu là một hạng mục công việc có khối lượng lớn đòi hỏi thời gian dài, thi công
khó khăn (nằm sâu dưới đáy sông và trong lòng sông ở trong nước), đòi hỏi máy móc đặc chủng,
dễ gây tai nạn và dễ phát sinh sự cố về chất lượng công trình. Công việc này đòi hỏi nhà thầu có
kinh nghiệm trong thi công. Tùy thuộc đồ án thiết kế kỹ thuật đã duyệt, kết cấu phần dưới có các
dạng sau:
+ Loại móng cọc kiểu đóng: cọc được chế tạo sẵn vận chuyển đến đóng tại hiện trường
(xem phần p).


+ Với cọc kiểu khoan nhồi – gọi là cọc khoan nhồi (xem phần q).
- Thi công kết cấu phần trên (cầu bêtông cốt thép):

Tùy thuộc quy mô dự án kết cấu phần trên của cầu có thể có các công nghệ thi công
khác nhau.
+ Thi công đúc sẵn kết cấu nhịp cầu BTCT dự ứng lực.
+ Thi công theo công nghệ đúc đẩy kết cấu nhịp BTCT dự ứng lực.
y. Các công trình phục vụ giao thông trên đường:
- Thi công các loại cọc tiêu, biển báo hiệu trên đường:
+ Đúng vị trí, đúng kích thước, đúng màu sắc theo quy định của ngành.
+ Đảm bảo người sử dụng đường nhận biết đầy đủ các thông tin của các biển báo, tín
hiệu để kịp thời xử lý khi cần thiết.
+ Chắc chắn và ổn định.
- Về các loại vạch sơn chỉ dẫn trên đường: kích thước và màu sắc sơn tuân theo chỉ
dẫn kỹ thuật của ngành.
- Trồng cây trên đường.
- Thiết bị dải phân cách và thiết bị hộ lan:
+ Dải phân cách: giữa chiều xe quay; Giữa xe thô sơ và xe cơ giới; Giữa xe và bộ hành.
Có thể bắng vạch sơn ngay trên đường, có thể dải phân cách mềm (có thể dễ dàng di
động khi cần thiết), có thể dải phân cách cứng, cố định không di chuyển được.
+ Lan can hộ lan bảo đảm an toàn giao thông.
- Các trạm thu phí và các trạm cung cấp xăng dầu trên đường (theo tiêu chuẩn riêng).
CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM CÓ LIÊN QUAN
1. Bộ Xây Dựng: Quy chuẩn xây dựng VN. Nhà xuất bản xây dựng 1997-1998.
2. Quy chế QLĐT&XD. Nghị định 52/1999NĐ-CP ngày 08/07/1999. Nhà XBXD 1999.
3. Bộ XD. Quy định QL chất lượng XD. Quyết định 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/08/2000.
4. Bộ XD. Định mức dự toán XD cơ bản. QĐ số 1242/1998/QĐ-BXD ngày 25/11/1998.
5. Bộ XD. Định mức vật tư trong XD cơ bản. QĐ số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28/11/1998.
6. Bộ GTVT. Quy phạm kỹ thuật – vật liệu, xây, BT, móng cọc. Cục kiến thiết cơ bản 1972.
7. TCVN 4054-1998. Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô.
8. 22 TCN 249-98. Quy phạm công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.
9. 22 TCN 248-98. Vải địa kỹ thuật trong XD nền đắp trên đất yếu.
10. 22 TCN 244-98. Quy trình thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm trong XD nền đường.

11. 22 TCN 247-98. Quy trình thi công và nghiệm thu dầm cầu bêtông dự ứng lực.
12. TCVN 4453-1995. Kết cấu bêtông và BTCT toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
13. Cống tròn BTCT lắp ghép 22TCN 159-86.


14. 22 TCN 263-2000. Quy trình khảo sát đường ôtô. QĐ số 1398/2000 QĐ-BGTVT ngày
01/06/2000.
15. 22 TCN 270-2001. Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa. QĐ
số 128/QĐ-BGTVT ngày 11/01/2001.
16. 22 TCN 270-2001. Tiêu chuẩn và kỹ thuật thi công mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa.
QĐ số 128/QĐ-BGTVT ngày 11/01/2001.
17. 20 TCN 1260-87. Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc.
18. TCVN 4195-1995 ~ 4202-1995. Đất xây dựng.
19. 22 TCN 245-98. Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá (cuội sỏi) gia cố
ximăng trong kết cấu áo đường ôtô.
20. 22 TCN 246-98. Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố ximăng trong kết cấu áo
đường ôtô.
21. TCVN 5729-1997. Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô cao tốc.
22. 22 TCN 223-95. Quy trình thiết kế áo đường cứng.
23. 22 TCN 211-93. Quy trình thiết kế áo đường mềm.
24. 20TCN 104-83. Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, quảng trường, đô thị.
25. 22 TCN 252-98. Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu đá, cát.
26. 22 TCN 227-95. Phân loại nhựa bitum đặc dùng cho đường bộ.
27. 22 TCN 18-97. Quy trình thiết kế cống theo trạng thái giới hạn.
28. 22 TCN 221-95. Tiêu chuẩn thiết kế công trình giao thông trong vùng có động đất.
29. TCXD 79-80. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu các công tác về nền móng.
30. 22 TCN 242-98. Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án nghiên cứu khả thi
và thiết kế XD các công trình giao thông.
31. 22 TCN 243-98. Quy trình kiểm định cầu trên đường ôtô.
32. TCVN 5308-1991. Quy phạm kỹ thuật trong an toàn xây dựng.

33. AASHTO 1986. Guide for design of Pavement Structure.
34. AASHTO 1992. Sandard specification for Highway Bridges.
35. AASHTO 1990. A policy on geometric design of Highway & Street.
36. AASHTO 1993, 1998. Standard specification for Transportation materials & Methods of
Sampling & testing.
37. BS 4466-1989. British Standard specification for scheduling dimensioning, bending &
cutting of steel reinforcement for concrete.


6.4 Nghiệm thu hạng mục công việc, chuyển bước thi công: (xem QĐ 17).
6.5 Xử lý các chi tiết kỹ thuật:
Xử lý các chi tiết kỹ thuật về kiến trúc, kết cấu, điện nước, điện lạnh, hoàn thiện của công
trình hoặc chất lượng, mẫu mã vật tư chưa được đề cập cụ thể trong bản thiết kế và điều kiện sách
kỹ thuật.
6.6 Quản lý tiến độ thi công:
Phối hợp với Chủ đầu tư và nhà thầu điều chỉnh và phê duyệt tiến độ thi công chi tiết cho
từng hạng mục công việc, hạng mục công trình, phần móng, phần khung, hoàn thiện, điện, nước,
điện lạnh và trang trí nội thất…
Theo dõi tiến độ bao gồm tiến độ cung ứng vật tư, cung ứng nhân lực, thiết bị của nhà thầu.
Phối hợp với nhà thầu điều chỉnh tiến độ từng hạng mục để đáp ứng với tổng tiến độ theo
yêu cầu.
Đề nghị nhà thầu tăng quân số, vật tư, thiết bị thi công, tăng giờ để bảo đảm tiến độ theo
yêu cầu.
6.7 Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC: (căn cứ các tiêu chuẩn ngành)
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ an toàn lao động khi thi công trên cao, hố sâu (lưới che, lưới đỡ,
dây đai, nón, giày bảo vệ, lancan tạm biên sàn, cẩu dây điện, vận thăng…).
- Kiểm tra vệ sinh công nghiệp (tiếng ồn, bụi, nước bẩn, tiểu tiện. đại tiện).
- Kiểm tra PCCC (đặt bình chữa cháy tại văn phòng, trạm xăng, trạm điện, kho và thực tập
chữa cháy).
- Hệ thống y tế, cấp cứu…

6.8 Xác nhận khối lượng, chất lượng thanh toán định kỳ:
Kiểm tra và xác nhận khối lượng thực tế đã thi công tại hiện trường theo mạch ngừng thi
công hoặc chuyển bước thi công (để tính toán và nghiệm thu cho từng đợt thanh toán kế tiếp).
Xác nhận chất lượng các khối lượng công việc đã thi công và đạt chất lượng, nếu không
đạt chất lượng cần phải sửa thì không xác nhận, khi sửa chữa xong và được đánh giá là hoàn thiện
mới xác nhận khi kết luận để thanh toán.
7. Thực hiện và quản lý nhật ký công trường:
Thực hiện 2 cuốn nhật ký (1 cuốn dành cho Chủ đầu tư do giám sát xây dựng ghi hàng
ngày và qảun lý, 1 cuốn dành cho nhà thầu do trưởng công trường ghi và quản lý).
* Phương thức ghi nhật ký:
- Sổ dành cho Chủ đầu tư được ghi:
I. Ngày ….. tháng ….. năm …………


- Dự án.
- Ngày khởi công, ngày hoàn thành.
- Tên nhà thầu.
- Tên thầu phụ.
- Giờ làm việc từ …….. đến ……….
- Thời tiết: nắng, mưa, gió, bão…
- Quân số tại hiện trường.
- Thiết bị tại hiện trường.
II. Công tác đã thực hiện trong ngày (ví dụ).
- Đào đất ………m3, đạt ………..%
- Đóng ván khuôn (tên cấu kiện) …………..m2.
- …………………….
Tổng tiến độ: ………………%
III. Trở ngại và đề nghị.
………………………
IV. Đánh giá:

………………………
Kỹ sư giám sát ký tên.
- Sổ cho nhà thầu được ghi giống như sổ dành cho chủ đầu tư.
- Sổ dành cho nhà thầu được để trống 1 ô, phía trái rộng 6cm để chủ đầu tư giám sát xây
dựng ghi những yêu cầu, ý kiến thay đổi phát sinh và thông tư cần thiết truyền đạt cho nhà thầu
thực hiện trước khi có văn bản chính thức.
- 01 tháng 01 lần, kỹ sư giám sát trình nhật ký công trình cho chủ đầu tư xem, duyệt và ghi
những nhận xét, yêu cầu cần thực hiện (nhật ký dành cho chủ đầu tư).
- 02 cuốn nhật ký phải được ghi số thứ tự, đóng dấu giáp lai, giữ gìn sạch sẽ nguyên trạng
và sẽ giao lại cho chủ đầu tư khi bàn giao công trình.
- Hàng ngày, cuối giờ:
+ Thành phần: Tư vấn giám sát thi công + đại diện nhà thầu.
+ Nội dung: Giám sát thi công đánh giá khối lượng, chất lượng công việc, quân số, thiết
bị, ATLĐ, VSMT…
+ Trao đổi những thông tin từ chủ đầu tư, giải quyết các trở ngại và yêu cầu nhỏ của
nhà thầu.


+ Nhà thầu báo cáo công việc sắp hoặc tiếp tục thực hiện, thời gian bắt đầu, thời gian
hoàn tất.
- Họp tuần hoặc tháng:
+ Thành phần: Chủ đầu tư, TVGS, Nhà thầu (nếu Nhà thầu nước ngoài phải có đại diện
thầu phụ).
+ Chủ đầu tư đánh giá công tác đã thực hiện, giải quyết các tồn tại chưa được thực hiện,
phổ biến các yêu cầu của Chủ đầu tư đến TVGS và nhà thầu.
+ TVGS báo cáo công tác đã thực hiện của nhà thầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ,
ATLĐ, VSMT, PCCC, đánh giá tổng quát công tác trong tuần, tháng.
+ Nhà thầu báo cáo công tác đã thực hiện, sẽ thực hiện, nêu các khó khăn, trở ngại về
các mặt, các đề nghị cần giải quyết.
+ Chủ đầu tư giải quyết các thắc mắc, khó khăn trở ngại và đề nghị của Nhà thầu, thông

báo các thông tin cần thiết. Kết luận.
+ Ghi biên bản (bên Chủ đầu tư hoặc TVGS thực hiện) và phát hành biên bản sau 2
ngày kể từ ngày họp để các bên thi hành.
8. Lập báo cáo:
a. Báo cáo tuần: (thường là sáng thứ 3 hoặc theo yêu cầu của CĐT). Nội dung báo cáo:
- Hạng mục công việc thực hiện trong tuần, tỷ lệ hoàn thành …..%.
- Tổng tiến độ hoàn thành của các hạng mục đối với tổng tiến độ công trình.
- Đánh giá về chất lượng, tiến độ, ATLĐ…
- Đề nghị (Chủ đầu tư, Nhà thầu).
b. Báo cáo tháng: (theo mẫu của BXD).
Về chất lượng công trình:
- Dự án thuộc nhóm A: báo cáo cho BXD (Cục giám định), thông báo cho Sở XD sở tại.
- Dự án thuộc nhóm B: báo cáo chất lượng công trình cho Sở XD.
Thời gian báo cáo:
- Bộ XD: trước ngày 10 mỗi tháng.
- Sở XD: trước ngày 5 mỗi tháng.
Kỳ báo cáo:
- Báo cáo tuần: đơn vị giám sát ký.
- Báo cáo tháng: chủ đầu tư ký.
9. Tổ chức nghiệm thu: (Xem QĐ số 17).
10. Kiểm tra hồ sơ hoàn công:


- Kiểm tra bản vẽ hoàn công căn cứ theo thực tế thi công.
- Đơn vị tư vấn giám sát ký vào bản vẽ hoàn công.
11. Xác nhận hồ sơ quyết toán công trình:
- Kiểm tra khối lượng bản vẽ hoàn công.
- Kiểm tra khối lượng phát sinh căn cứ theo các chứng từ có xác nhận của Chủ đầu tư và
giám sát thi công.
- Ký xác nhận vào tổng dự toán quyết toán công trình.



×