Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH Hệ Thống Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 26 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
=====

TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Hệ Thống Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng
NHÓM: HACKER MŨ TRẮNG LỚP: TATM13B

2011
GVHD: Thầy TRƢƠNG MINH HÒA
Thành viên nhóm:
- NGUYỄN TRỌNG NHÂN (NHÓM TRƢỞNG)
- PHAN NGỌC ĐẠI NGUYÊN
- ĐỖ THỊ MINH THƢ
- LÊ NGUYỄN TỐ QUYÊN
- NGUYỄN MỸ TƢỜNG VY
- TRƢƠNG NGUYỄN TƢỜNG VY
1

CEC13B.WORDPRESS.COM


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

I.

KHÁI QUÁT VỀ E-BANKING. ................................................................. 5
A.


E-Banking là gì? ...........................................................................................................5

B.

Lịch sử E-Banking tại Việt Nam. .................................................................................6

II.

CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING. ................................ 7

A.

Các loại thẻ (Plastic money).........................................................................................7
1.

Credit Card - CC (THẺ GHI CÓ hay THẺ TÍN DỤNG). ........................................7

2.

Debit Card - DC (THẺ GHI NỢ). ............................................................................9
EFTPOS – Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng. ............................................10

B.
1.

Khái niệm ...............................................................................................................10

2.

Quy trình thanh toán. ..............................................................................................11


3.

Tình hình thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam. .........................................................12

C.

Máy rút tiền tự động (ATM – Automated Teller Machine). ......................................13

D.

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone – Banking). .......................................13
1.

Khái niệm. ..............................................................................................................14

2.

Tiện ích. ..................................................................................................................14

3.

Chi phí sử dụng.......................................................................................................15
Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu (Internet – Banking). .....................16

E.
1.

Khái niệm. ..............................................................................................................16


2.

Cách thức sử dụng. .................................................................................................16

3.

Tiện ích. ..................................................................................................................17

F. Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây ( M(mobile)banking). .................18
G.

Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tƣơng tác (Interactive TV). ................19

III. CÁC NGÂN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ E – BANKING TẠI
VIỆT NAM. ....................................................................................................... 21
A.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu – ACB. .......................................................21

B.

Ngân hàng Đông Á – Dong A Bank. .........................................................................22

C.

Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam – Vietcombank. .................................................23

IV. KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................ 25
A.


Kết luận: .....................................................................................................................25

B.

Tài liệu tham khảo: .....................................................................................................25

2


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) là một phần thiết yếu của xã hội, hầu hết
các lĩnh vực, ngành nghề đều có mặt của sự tiện ích mà ngành điện toán đem lại.
Có thể kể đến trong số những ngành áp dụng công nghệ thông tin nhiều nhất đó
là Thƣơng mại điện tử (E-Commerce), một phát triển vƣợt bậc trong kinh doanh,
là cầu nối cung cầu nhanh nhất và tiên tiến nhất hiện nay thông qua Internet.
Chính vì thế, ngân hàng – một lĩnh vực phải nói là chủ chốt và huyết mạch cho
tất cả các thành phần kinh tế, đã áp dụng CNTT để nâng cao chất lƣợng dịch vụ,
thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trong nƣớc và quốc tế.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển thì việc ứng dụng CNTT cũng
dần dần đƣợc đẩy mạnh để bắt kịp xu thế thời đại. Tuy nhiên, việc này cũng còn
hạn chế do số lƣợng ngƣời có trình độ lĩnh tụ đƣợc kiến thức CNTT trong các
lĩnh vực chỉ tập trung chủ yếu vào thành phần học sinh, sinh viên và những
ngƣời đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức có ứng dụng CNTT.
Chính vì vậy, việc các ngân hàng thƣơng mại áp dụng CNTT trong giao dịch
làm nảy sinh khái niệm ngân hàng điện tử (E-Banking) – một khái niệm còn khá
mới mẻ đối với những khách hàng chỉ quen với việc giao dịch tại chi nhánh của
ngân hàng (Bank branches). Nhƣng theo tâm lý của đa số ngƣời, chờ đợi là một
điều rất mất thời gian và tiền bạc, vì ai cũng biết thời gian là vàng, chính vì tâm
lý này mà E-Banking xuất hiện nhƣ một “vị cứu tinh” giúp các ngân hàng

thƣơng mại giảm tải công việc tại chi nhánh, giảm chi phí hoạt động, giúp việc
phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, việc xếp hàng chờ đợi để giao dịch tại
các chi nhánh ngân hàng Việt Nam hiện nay còn diễn ra tại khá nhiều nơi vì EBanking cũng còn làm nhiều ngƣời bỡ ngỡ vì họ không biết phải sử dụng nhƣ
thế nào để tiện lợi, nhanh chóng và an toàn, nên chi nhánh là lựa chọn dễ dàng
và tin cậy nhất của họ.
Báo cáo này nhằm giúp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc giá trị thực sự của E-Banking
và thông qua các nghiên cứu các dịch vụ và sản phẩm mà E-Banking đem lại,
chúng tôi – Nhóm HACKER MŨ TRẮNG, mong muốn rằng ngƣời đọc có thể
ứng dụng đƣợc phần nào của tiện ích E-Banking trong công việc cũng nhƣ trong
giao dịch với ngân hàng để đạt đƣợc hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian quý báu và
bổ sung kiến thức thêm mới của CNTT.
Nhóm Hacker Mũ Trắng
Nhóm trƣởng Nguyễn Trọng Nhân

3


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

4


KHÁI QUÁT VỀ E-BANKING.

I.

KHÁI QUÁT VỀ E-BANKING.
A.


E-Banking là gì?

E-Banking là chữ viết tắt của Electronic-banking (dịch vụ ngân hàng điện tử), một công cụ
tiện ích cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ mới lẫn truyền thống của ngân hàng thông
qua các phƣơng tiện điện tử và các kênh truyền thông tƣơng tác khác, bao gồm:
Tiến hàng giao dịch ngân hàng.
Kiểm tra tài khoản.
Thanh toán các hóa đơn điện tử.
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử khác nhƣ tiền điện tử.
Trƣớc đây, khi nói đến ngân hàng thì ngƣời ta thƣờng nghĩ đến thủ tục hành chính rƣờm rà,
phức tạp, phải ký đủ thứ giấy tờ liên quan để đảm bảo quyền lợi giữa ngân hàng và ngƣời giao
dịch. Hơn nữa, khi giao dịch tại các chi nhánh thì rủi ro mất mát, nguy hiểm khi giao dịch với
số lƣợng lớn là điều hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Những bất tiện đó giờ đây đã đƣợc giải quyết thỏa đáng, ngay cả những khách hàng khó tính
nhất cũng phải chấp một sự thật – E-Banking là một giải pháp hữu hiệu, một trợ thủ đắc lực
trong việc kiểm sóat tài chính của mình mà không mất nhiều thời gian và công sức mà lại an
toàn, hiệu quả. Mặt khác, ngân hàng cũng giải quyết đƣợc vấn đề chi phí cho nguồn nhân lực
cao mà công việc giao dịch lại quá tải, vì giờ đây khách hàng đến chi nhánh ít đi nhờ vào sự
tự động hóa của E-Banking đem lại khi họ chỉ việc ngồi ở nhà, hay đang cầm chiếc mobile,
hay đang làm việc trên chiếc máy tính cá nhân có kết nối internet là có thể thực hiện mọi giao
dịch nhƣ đang ở trong ngân hàng thực. Do đó, khách hàng đƣợc sự tiện lợi còn lợi nhuận ngân
hàng ngày càng tăng mà còn đảm bảo đƣợc uy tín của mình.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, hiện nay các sản phẩm và dịch vụ của E-Banking tồn tại
dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ cho các nhu cầu phong phú, đa dạng. Các sản
phẩm này hầu nhƣ nghe khá quen thuộc với chúng ta khi đƣợc nhắc đến, nhƣng rất ít ngƣời
biết sử dụng một cách hiệu quả, đó là:
Các loại thẻ nhựa (Plastic money), nhƣ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán...
5

5



BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng (EFTPOS – Point of Sale).
Máy rút tiền tự động (ATM – Automated Teller Machine).
Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone-Banking).
Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tình toàn cầu (Internet-Banking).
Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây (Mobile-Banking).
Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tƣơng tác (Interactive TV).

B.

Lịch sử E-Banking tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, vào tháng 3/1995, E-Banking bắt đầu có sự tham gia của hệ thống SWIFT –
Society for Worldwidde Interbank Financial Telecommunications. Đây là Hiệp hội tài
chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu, thông báo và thực hiện dịch vụ cho khách hàng,
ngân hàng, ngƣời môi giới chứng khoán thông qua phƣơng thức chuyển tiền điện tử. Tiếp đến
vào tháng 5/2002 xuất hiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Sau đó, các ngân hàng
bắt đầu áp dụng các dịch vụ cơ bản của ngân hàng điện tử nhƣ Techcombank, Vietcombank,...
Hệ thống ATM và POS cũng ngày càng nhân rộng và phát triển, số lƣợng thẻ ATM đƣợc phát
hành lên đến con số hàng triệu, nhất là bây giờ việc phát lƣơng đƣợc thực hiện thông qua thẻ
ATM cho các nhân viên văn phòng, giáo viên, ngay cả các anh chị em công nhân ở các khu
chế xuất cũng có thẻ ATM để thực hiện các giao dịch ngoài việc nhận lƣơng hàng tháng.
Hơn thế nữa, dần dần các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ ANZ, CitiBank, HSBC,
Deutsch Bank cũng đã cung cấp các dịch vụ E-Banking nhƣng chỉ dừng lại ở khách hàng là
doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài cũng đã
tăng cƣờng áp dụng nhiều hình thức khác nhau của E-Banking để phục vụ khách hàng tốt

hơn, làm giảm nhiều chi phí, làm cho lƣợng tiền tệ của quốc gia lƣu thông dễ dàng hơn. Tuy
vậy, ngƣời dân VN vẫn còn chƣa quen với việc sử dụng phƣơng thức này vì còn khá nhiều
ngƣời thiếu kiến thức về CNTT lẫn các dịch vụ ngân hàng cung cấp.
Tiếp theo đây là phân tích cụ thể những thành tựu của con ngƣời trong việc tạo ra E-Banking,
chứng tỏ một thời đại CNTT đang chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến ngân
hàng. Trong tài liệu này có sử dụng một số tài liệu tham khảo, ở cuối tài liệu chúng tôi đã có
cập nhật các đƣờng link tài liệu để độc giả có thể tham khảo thêm.

6


CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING. 7

II.

CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
A.

Các loại thẻ (Plastic money).

Plastic money (thông tục: thẻ tín dụng) là các loại thẻ bằng nhựa dùng để thay thế cho tiền
mặt. Hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay đều phát hành loại thẻ này với ba công
dụng chính:
Bảo chi séc (check), ngân hàng đảm bảo thanh toán khoản tiền ghi trên check
do khách hàng phát hành với hạn mức xác định.
Rút tiền mặt tại các máy ATM.
Thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ bằng chuyển tiền điện tử tại các điểm
bán hàng ( Electronic Funds Transfer at Point of Sale – EFTPOS).
Thông thƣờng chủ thẻ (card holder) phải trả phí hàng năm để bù lại các chi phí mà ngân hàng
duy trì tài khoản và phát hành thẻ, ngoài ra các ngân hàng còn thu phí giao dịch tại các máy

ATM tùy thuộc vào máy đó có thuộc ngân hàng đó sở hữu hay không, vì hiện nay các ngân
hàng đang liên kết với nhau để tạo sự thuận lợi trong việc giao dịch với nhiều bên, minh
chứng cho thấy đó là mặc dù thẻ của ngân hàng này nhƣng giao dịch đƣợc tại các máy ATM
của ngân hàng khác mà nó liên kết.

1. Credit Card - CC (THẺ GHI CÓ hay THẺ TÍN DỤNG).
Khái niệm.
CC là loại thẻ mang tính chất của một hình thức cấp tín dụng hay còn gọi là cho vay đối với
chủ thẻ, tức là thẻ này dùng để cho ngƣời mở thẻ đƣợc vay một hạn mức tín dụng dùng cho
việc thanh toán khi mua hàng hóa và dịch vụ sau đó ngân hàng sẽ thu lại số tiền mà chủ thẻ đã
mua, tùy theo ngân hàng mà chủ thẻ sẽ trả số tiền tối thiểu là bao nhiêu phần trăm hay trả toàn
bộ trong một thời hạn nhất định, thông thƣờng tối đa là 45 ngày. Ở đây có 2 trƣờng hợp, nếu
chủ thẻ trả toàn bộ số tiền theo đúng hạn thì ngân hàng không tính lãi, còn nếu trả không đúng
hạn ngân hàng sẽ tự động tính lãi, coi nhƣ số tiền mà chủ thẻ chƣa trả là số tiền vay, và mức

7


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

lãi thƣờng khá cao từ 12%/năm trở lên. Ngoài ra, các loại thẻ này đều có thời hạn sử dụng, tại
Việt Nam là 3 năm.
Ở nƣớc ngoài, nếu chủ thẻ là ngƣời có việc làm ổn định và có xác nhận của Công ty thì có
quyền đƣợc làm thẻ mà không cần thế chấp, tín chấp. Ở Việt Nam, đối với ngân hàng tín
nhiệm đƣợc đặt lên hàng đầu, vì thế nếu muốn mở thẻ này thì chủ thẻ sẽ phải mở một tài
khoản tiền gửi, yêu cầu ký quỹ hay thế chấp để đảm bảo chủ thẻ sẽ hoàn trả số tiền đƣợc cấp.
Tuy nhiên, số tiền ký quỹ hay thế chấp vẫn đƣợc hƣởng lãi suất tiền gửi nhƣ bình thƣờng,
nhƣng khi đến hạn thanh toán cho ngân hàng thì không đƣợc trừ vào tiền ký quỹ, thế chấp.
Một điểm đặc biệt đó là: CC tại VN có hai hạn mức tín dụng đó là: hạn mức chuẩn và hạn

mức vàng, ở một số ngân hàng cũng có thêm hạn mức Platinum hay còn gọi hạn mức bạch
kim. Các hạn mức này tùy thuộc vào số tiền mà chủ thẻ ký quỹ, tín chấp hay thế chấp.
Thí dụ điển hình đó là ngân hàng ACB – Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, CC có 3
hạn mức tín dụng: chuẩn, vàng, Platinum. (Để biết thêm chi tiết xin xem tại
)
Thẻ chuẩn: hạn mức từ 10 triệu – 50 triệu.
Thẻ vàng: hạn mức từ 30 triệu – 500 triệu.
Thẻ Platinum: hạn mức từ 200 triệu trở lên.
Hiện nay, các công ty phát hành thẻ hàng đầu
thế giới có thể kể đến đó là: Master

Card,

Visa Card, American Express, JCB, Access...
Các ngân hàng tại VN chỉ là những đại lý phát
hành thẻ cho các công ty này (nhƣ hình bên
cho thấy các thẻ đều có thƣơng hiệu của
Master Card hay Visa card), vì các ngân hàng
này đảm bảo đƣợc cở sở hạ tầng và trình độ
quản lý của CNTT, khi đó chủ thẻ có thể mua
hàng tại bất cứ nơi đâu có chấp nhận thanh
Hình 1. Các loại thẻ tín dụng của ngân hàng ACB

toán bằng CC trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc chẳng

hạn nhƣ: nhà hàng, khách sạn, shopping center, cửa hàng thức ăn nhanh, khu du lịch, bệnh
viện, club, sân bay... Ngoài ra, chủ thẻ cũng có thể thanh toán các hóa đơn nhƣ điện, nƣớc,
8



CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
Internet, truyền hình cáp,... thông qua dịch vụ của ngân hàng phát hành thẻ cung cấp. Điều lƣu
ý là ở Việt Nam, CC có 2 loại: trong nƣớc (thanh toán tại các cửa hàng trong VN) và quốc tế
(thanh toán tại bất cứ cửa hàng nào trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc chấp nhận thẻ CC).

Quy trình thanh toán.
Khi một khách hàng mua sắm một hàng hóa hay dịch vụ tại nơi chấp nhận thanh toán bằng
CC, ngƣời bán háng sẽ mƣợn thẻ của khách để lấy các thông tin nhƣ: số thẻ hạn mức tín dụng,
thời hạn hết hạn, sau đó khách hàng ký tên vào biên lai mà ngƣời bán sẽ giữ biên lai này để
nhận tiền thanh toán từ công ty thẻ. Ngƣời bán sẽ phải trả 4% giá trị tiền hàng cho công ty thẻ.
Hàng tháng ngân hàng sẽ gửi bản sao kê (statement) cho chủ thẻ liệt kê các giao dịch trong
tháng và tiền lãi phải trả (nếu có).
Ngân hàng cũng có giữ biên lai mà ngƣời mua ký, trong kế toán, NH sẽ ghi CÓ vào tài khoản
của ngƣời bán hàng tồng số tiền bán hàng, ghi NỢ vào tài khoản của công ty thẻ và gửi biên
lai đến công ty thẻ. Sau khi nhận đƣợc biên lai, họ sẽ thanh toán cho ngân hàng thông qua hệ
thống bù trừ tổng số tiền bán hàng của mỗi cửa hàng trừ đi phần hoa hồng, đồng thời công ty
thẻ tín dụng ghi NỢ vào tài khoản của chủ thẻ gửi cho họ hóa đơn thanh toán hàng tháng.

2. Debit Card - DC (THẺ GHI NỢ).
Khái niệm.
DC là loại thẻ có chức năng tƣơng tự nhƣ CC nhƣng khác ở chỗ: chủ thẻ phải mở tài khoản
tiền gửi, nếu chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ thì sẽ trừ trực tiếp trên số tiền đã
gửi trong thẻ, khi đó số dƣ tài khoản trong thẻ sẽ bị giảm xuống, còn đối với CC thì số dƣ sẽ
tăng lên.
Ngoài các tiện ích nhƣ: rút tiền tại các máy ATM co logo của thẻ (Master Card hay Visa
Card), thanh toán tại 30 triệu điểm trên toàn thế giới tại 220 quốc gia, chủ thẻ có thể dễ dàng
kiểm soát chi tiêu mà không lo nợ phải trả hay tiền lãi do ngân hàng tính bởi vì thanh toán
trên tổng số tiền có trong thẻ, hơn nữa lại còn đƣợc ngân hàng trả lãi hàng tháng trên số tiền
9


9


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

chƣa sử dụng. Bên cạnh đó, một tiện ích mà CC không có đó là có thể chuyển khoản từ tài
khoản tiền gừi sang tài khoản khác.
Tại Việt Nam, DC cũng có 2 loại: trong nƣớc và quốc tế, cả 2 đều có chức năng giống nhau
nhƣng phạm vi là khác nhau tạo sự đa dạng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn phù hợp với
tính chất công việc của mỗi ngƣời.
Eximbank – Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng cổ phần đầu
tiên của Việt Nam có vốn điều lệ là 10.560 tỷ đồng, cung cấp đầu đủ các sản phẩm, dịch vụ
mang tầm cỡ quốc tế.

Hình 2. Thẻ Visa Debit quốc tế

Hình 3. Thẻ V-TOP (Visa Debit nội địa)

Quy trình thanh toán
Thanh toán bằng DC cũng tƣơng tự nhƣ CC, khi hách hàng mua hàng hóa, dịch vụ tại nơi
chấp nhận thẻ, chủ thẻ chỉ việc đƣa thẻ cho nhân viên bán hàng quẹt vào máy đọc nhƣ đã giới
thiệu ở trên, nhân viên sẽ nhập đúng số tiền hàng hóa dịch vụ phải thanh toán. Một tiện lợi
hơn nữa của DC đó là, chủ thẻ có thể rút tiền mặt tại các máy này, bằng cách tự nhập mã PIN
vào máy và nhập số tiền rút, số tiền này phải lớn hơn số tiền phải thanh toán, sau đó máy tự
kiểm tra thông tin :số tài khoản, số dƣ. Cuối cùng máy sẽ in hóa đơn, số tiền sẽ trừ vào tài
khoản.

B.


EFTPOS – Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng.
1. Khái niệm

EFTPOS hay còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng ( POS – Point of Sale:
địa điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng các loại thẻ). Các điểm này đều trang bị máy
tình tiền bằng thẻ nhƣ đã nói ở quy trình thanh toán của CC. Số tiền trả sẽ đƣợc chuyển từ
10


CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
ngân hàng của ngƣời mua sang ngân hàng của ngƣời bán. Điểm bán hàng là nhà hàng, khách
sạn, shopping center, cửa hàng thức ăn nhanh, khu du lịch, trạm xăng. Riêng về trạm xăng thì
mới xuất hiện tại Việt Nam, hiện tại chỉ có Petrolimex – Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
phối hợp cùng với PG Bank – Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Petrolimex phát hành thẻ
Flexicard, chủ thẻ có thể thanh toán tiền xăng, dầu bằng cách quẹt thẻ tại máy của trạm xăng
mà không phải mắc công lấy tiền mặt ra trả, mất thời gian và làm ngƣời khác phải chờ đợi
lâu.

2. Quy trình thanh toán.
Các thông tin thẻ sẽ đƣợc máy chuyển về Tổng đài trung tâm, chủ thẻ có thể yên tâm về tài
khoản của mình vì thông tin thẻ đã đƣợc mã hóa để ngƣời khác không biết đƣợc. Tử đây,
Tổng đài sẽ gửi chúng đến bộ xử lý của ngân hàng của chủ thẻ để kiểm tra các thông tin sau:
Số thẻ.
Thẻ đã báo mất bao giờ chƣa.
Tổng số tiền phải thanh toán.
Có đủ tiền trên tài khoản của khách hàng không.
Mã số nhận diện của ngƣời bán (nơi chấp nhận thẻ).
Số thiết bị thanh toán của ngƣời bán.

Nếu các thông tin trên hợp lệ, bộ xử lý sẽ gửi

số cấp phép đã đƣợc mã hóa tới Tổng đài
trung tâm và từ đây sẽ gửi thông báo tới cửa
hàng. Máy quẹt thẻ sẽ in ra biên nhận trên đó
có số cấp phép. Khách hàng ký tên lên biên
Hình 5. Thanh toán bằng thẻ

nhận và có thể mang hàng đi, đồng thời Tổng
đài trung tâm sẽ gửi tổng số tiền đến ngân hàng

của ngƣời bán. Trƣờng hợp không lấy đƣợc số cấp phép thì chủ thẻ phải thanh toán bằng hình
thức khác, có thể là chuyển khoản hoặc tiền mặt.

11

11


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

3. Tình hình thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam.

Nhìn chung tại Việt Nam, sử dụng tiền mặt thanh toán là một phƣơng thức thông dụng của
ngƣời tiêu dùng mặc dù các điểm chấp nhận thẻ ngày càng xuất hiện nhiều, từ trung tâm bán
lẻ hiện đại đến các cửa hàng 24/7 (cửa hàng mở cửa liên tục suốt 24 giờ nhƣ một siêu thị nhỏ,
tại VN Shop & Go 24h là cửa hàng điển hình nhất). Theo báo cáo gần đây nhất của
Euromonitor International tháng 12/2010 khẳng định tiền mặt vẫn là phƣơng tiện thanh toán
chính trong các giao dịch bán lẻ của ngƣời dân Việt.

Hình 6. Báo cáo của Euromonitor International


Điều này cho thấy thói quen của ngƣời VN khi sử dụng thẻ của các ngân hàng mới chỉ sử
dụng một phần chức năng rất nhỏ của thẻ, chủ yếu trong giao dịch và rút tiền mặt tại các máy
giao dịch tự động. Hai chức năng quan trọng của thẻ là thanh toán tại các điểm bán hàng
offline và thanh toán trực tuyến tại các website bán hàng qua mạng chƣa đƣợc các ngân hàng
hiện nay chú trọng xây dựng.
Có đủ lý do ngại dùng thẻ mà nhiều ngƣời chia sẻ. Dễ bị ăn cắp thông tin, bị mất tiền… thuộc
loại lo ngại hàng đầu. Khi có ý định làm thẻ, nhìn biểu phí dịch vụ, thấy đủ loại phí nhƣ phí
tra cứu số dƣ, phí cấp lại mã PIN, phí cấp bản sao thông tin giao dịch…, trong đó phí rút tiền
mặt có thể lên tới 4% (tối thiểu 40.000 đồng), phí giao dịch 2,75%…, chƣa kể các thủ tục
ngân hàng không phải lúc nào cũng dễ hiểu khiến ý định dùng thẻ mới nhen nhóm của nhiều
ngƣời tắt lụi.
Chuyện thu phí 2-3% trên giá trị mỗi giao dịch đối với ngƣời dùng thẻ là một sự “hiểu lầm”.
Theo quy định của các tổ chức phát hành thẻ hiện hay, ngân hàng sẽ không thu khoản phí này
từ chủ thẻ mà thu của điểm chấp nhận thẻ (POS). Ngoài khoản phí duy trì thẻ thƣờng niên,
12


CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
hầu nhƣ chủ thẻ không phải trả thêm khoản phí nào. Khi thanh toán, nếu thấy đại lý thu thêm
phí giao dịch, khách hàng có thể thông báo để tổ chức thẻ xử lý. Dù vậy trên thực tế, nhiều
cửa hàng, nhà hàng vẫn đẩy khoản phí này sang cho khách hàng chịu, có nơi còn thu lố lên
5%.
Những trƣờng hợp bị thu hồi máy POS vì thu phí giao dịch của khách hàng nhƣ nhà hàng
Ngon ở TP.HCM rất hiếm hoi. Các ngân hàng tuy dễ dàng phát hiện đƣợc hiện tƣợng này
nhƣng vì muốn mở rộng mạng lƣới thanh toán thẻ nên chủ yếu chỉ áp dụng hình thức nhắc
nhở.

C.


Máy rút tiền tự động (ATM – Automated Teller Machine).

Đúng nhƣ tên gọi, các máy rút tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng tự mình rút tiền mà
không cần sự trợ giúp nào của nhân viên ngân hàng. Khách hàng dùng các loại thẻ nhựa nhƣ
đã nói ở phần trên đƣa vào máy ATM (lƣu ý thẻ ATM là một dạng của thẻ ghi nợ hay còn gọi
là cash card) các máy này sẽ nhận dạng khách hàng thông qua mã số nhận dạng cá nhân (PIN
– Personal Identification Number) mà khách hàng nhập trên bàn phím của máy.
Ngoài chức năng cơ bản cho phép khách hàng rút tiền mặt, in sao kê, chuyển khoản,
nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm dịch vụ gửi tiền mặt, gửi ngân phiếu vào tài khoản, thanh
toán tiền điện, nƣớc, điện thoại, mua thẻ cào điện thoại di động hay các giao dịch điện tử trực
tiếp khác cho các máy rút tiền tự động. Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi
nợ), khuyến khích ngƣời dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày. Một ví dụ là
các công ty, tổ chức, trƣờng học có thể trả lƣơng nhân viên qua tài khoản ngân hàng, và ngƣời
nhận lƣơng có thể lấy tiền mặt từ tài khoản qua các máy thay vì phải giao dịch với nhân viên
ngân hàng. Thêm vào đó, máy cũng hạn chế phần nào việc sử dụng tiền mặt trong thanh
khoản.

D.

Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone – Banking).

Trong phƣơng thức giao dịch ngân hàng truyền thống, khách hàng khi cần thông tin về tài
khoản của mình cũng nhƣ các thông tin khác về dịch vụ ngân hàng đều phải trực tiếp tới ngân
13

13


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25


hàng vào giờ giao dịch. Điều này thực sự tốn rất nhiều thời gian của khách hàng, nhất là
những khách hàng ở xa hoặc không có điều kiện đến giao dịch trực tiếp. Thậm chí chỉ vì thiếu
thông tin cập nhật về tỷ giá hối đoái hay lãi suất vay, nhiều doanh nghiệp bị tuột mất những
cơ hội kinh doanh tốt hay dẫn đến các quyết định kinh doanh sai lầm. Sự ra đời của dịch vụ
telephone banking đã thực sự giải thoát cho các khách hàng nói chung và các doanh nghiệp
nói riêng khỏi các vƣớng mắc trên.

1. Khái niệm.
Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàng chỉ cần dùng hệ
thống điện thoại thông thƣờng. Với dịch vụ này, khách hàng có thể mọi lúc mọi nơi, dùng
điện thoại cố định hay di động đều có thể nghe đƣợc các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, thông tin tài khoản của mình và thậm chí có thể thực hiện đƣợc một số loại giao dịch.
Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365
ngày trong một năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết. Khách hàng
chỉ cần gọi vào số tổng đài của ngân hàng và làm theo hƣớng dẫn của hệ thống chọn thông tin
cần nghe bằng cách bấm bàn phím số trên điện thoại từ 0 - 9 để nắm bắt các thông tin khác
nhau về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng hiện đang cung cấp.

2. Tiện ích.
Hình 7. Với Telephone Banking mọi việc trở nên thuận tiện hơn

Phƣơng thức này dành cho 2 loại
khách hàng: khách hàng chƣa có tài

khoản tại ngân hàng đó và khách hàng đã có tài khoản
và hiện đang sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì thế,
tổng đài điện thoại chỉ trả lời cho khách hàng không có
tài khoản những thông tin chung nhƣ: các loại lãi suất,
điều kiện mở thẻ, biểu phí ... Còn với khách hàng có tài

khoản thì khác, khi sử dụng telephone banking, khách hàng có thể:
Kiểm tra các thông tin về tài khoản của mình nhƣ số dƣ tài khoản, các giao dịch trên
tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định (đƣợc quy định tùy theo từng ngân

14


CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
hàng - có ngân hàng cho phép khách hàng kiểm tra đƣợc các giao dịch trong vòng ba
tháng gần nhất)
Chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau của cùng khách hàng trong cùng ngân hàng
(một số ngân hàng còn cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản của mình sang
tài khoản của các thành viên khác trong gia đình nếu nhƣ họ cũng có tài khoản trong
ngân hàng đó)
Thanh toán các hoá đơn định kỳ nhƣ tiền điện, tiền điện thoại, phí truy cập internet,
thanh toán hoá đơn thẻ tín dụng, …
Yêu cầu, sửa đổi hoặc hủy Lệnh Thanh toán định kỳ (Standing Orders) và Lệnh Thanh
toán trực tiếp (Direct Debits). Với tiện ích này của telephone banking, khách hàng sẽ
không phải nhớ các khoản thanh toán định kỳ với số tiền cố định nhƣ phí bảo hiểm,
phí hội viên, tiền mua trả góp,… mà vẫn đảm bảo thanh toán đúng hạn.
Yêu cầu phát hành lại thẻ hoặc PIN (mã số nhận dạng cá nhân)
Yêu cầu một khoản vay cá nhân (personal loan) - tới một hạn mức xác định của ngân
hàng
Yêu cầu rút thấu chi (overdraft) - tới một hạn mức xác định của ngân hàng
Thoả thuận các yêu cầu mới hoặc bổ sung về thế chấp
Đặt mua ngoại tệ hoặc séc du lịch (travellers cheques)
Yêu cầu chuyển tiền ra nƣớc ngoài - tới một hạn mức xác định của ngân hàng
Đặt mua hối phiếu (bank drafts) - tới một hạn mức xác định của ngân hàng
Thông tin về số dƣ lƣu ký chứng khoán
Thông tin kết quả khớp lệnh của các phiên giao dịch gần nhất

Thông tin về các lệnh đặt mua, đặt bán chứng khoán gần nhất
Thay đổi địa chỉ liên lạc
Yêu cầu báo cáo tài khoản, sổ séc…
Yêu cầu ngân hàng fax bản tỷ giá, giá chứng khoán, bản lãi suất tiền gửi…Khi dùng
dịch vụ này, khách hàng cần liên hệ trƣớc với ngân hàng để đăng ký số fax của mình.

3. Chi phí sử dụng.
Telephone banking là một trong những dịch vụ ngân hàng đem lại nhiều tiện ích cho ngƣời sử
dụng với chi phí thấp nhất. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng không cần mua thêm một
thiết bị đặc biệt nào mà chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thƣờng. Hầu hết các ngân
15

15


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

hàng cung cấp dịch vụ này miễn phí, khách hàng chỉ phải trả cƣớc phí điện thoại cho bƣu
điện. Tuy nhiên nếu khách hàng sử dụng dịch vụ fax của telephone banking sẽ phải tính theo
biểu phí cụ thể của ngân hàng.
Với hệ thống telephone banking, khách hàng sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian, không cần
đến ngân hàng vẫn giám sát đƣợc các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình mọi lúc kể
cả ngoài giờ hành chính, mọi nơi trong phạm vi cả nƣớc và quốc tế. Dù khách hàng đang ở
nhà, ở cơ quan hay đang đi công tác nƣớc ngoài cũng có thể kiểm soát đƣợc các giao dịch trên
tài khoản của mình, cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng vào bất cứ thời
điểm nào thích hợp nhất với họ.

E.
Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu (Internet –

Banking).

1. Khái niệm.
Internet banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới mẻ. Nó cho phép
khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ
đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất. Do đó, khách hàng có thể làm giao dịch 24 giờ trong
ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà riêng hoặc ở văn phòng, khi đang trong nƣớc hay đi nƣớc
ngoài. Sự ra đời của internet banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao
dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn
ngân hàng và cho xã hội nói chung.

Để sử dụng dịch vụ này khách hàng cũng cần có máy tính, modem, đƣờng điện thoại truy cập.
Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng không cần cài đặt thêm một phần mềm đặc
biệt nào mà chỉ cần truy cập trực tiếp vào trang web của ngân hàng.

2. Cách thức sử dụng.
1. Trƣớc hết khách hàng cần phải mở một tài khoản giao dịch (tài khoản vãng lai hoặc tiền gửi
không kỳ hạn) tại ngân hàng.

16


CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.

2. Sau đó, khách hàng sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ internet banking với ngân hàng. Trong đơn
đăng ký sử dụng internet banking, khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân nhƣ họ và
tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, các số tài khoản mà khách
hàng muốn sử dụng internet banking và quan trọng nhất là mật khẩu an toàn (security
password). Mật khẩu an toàn này (có thể bao gồm chữ và/hoặc số) do khách hàng tự đặt ra và
đƣợc lƣu lại trong hệ thống máy tính của ngân hàng.

3. Bƣớc tiếp theo, ngân hàng sẽ liên lạc lại với khách hàng (bằng thƣ hoặc email…) để báo
cho họ biết mã số đăng ký khách hàng (còn gọi là số CRN hay Customer Registration
Number) và số điện thoại của Trung tâm hỗ trợ khách hàng về internet banking.
4. Sau đó, khách hàng sẽ gọi điện tới ngân hàng theo số điện thoại này để lấy mật khẩu tạm
thời để sử dụng internet banking. Trƣớc khi cung cấp mật khẩu tạm thời, nhân viên ngân hàng
phải xác nhận đƣợc ngƣời đang liên hệ chính là chủ tài khoản bằng cách hỏi mật khẩu an toàn
và một số thông tin cá nhân khác mà khách hàng đã cung cấp khi đăng ký. Lúc này khách
hàng có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ internet banking.

3. Tiện ích.
Kiểm tra số dƣ
Xem thông tin về tài khoản nhƣ số dƣ hiện tại (current balances) và số dƣ có thể sử
dụng (available balances); lãi suất …
Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản
Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, ví dụ: số séc, số tiền và ngày séc
đó đƣợc thanh toán…
Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng
Làm lệnh thanh toán
Thanh toán hoá đơn
Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders) và lệnh ghi nợ
trực tiếp (Direct Debit)
Xem số dƣ và các giao dịch trên thẻ tín dụng
Yêu cầu ngừng thanh toán séc

17

17


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

Nov. 25

Chuyển các thông tin dữ liệu từ internet banking xuống phần mềm kế toán riêng của
mình nhƣ Quicken hay Microsoft Money …
Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…
Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dƣ tài khoản đạt đến mức tối đa hay tối thiểu
mà khách hàng đặt ra từ trƣớc.

F.
Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây (
M(mobile)banking).
Đây là loại dịch vụ ngân hàng điện tử mới nhất hiện nay dựa trên công nghệ điện tử viễn
thông không dây của mạng điện thoại di động. Thực chất dịch vụ này chính là sự kết nối điện
thoại di động của khách hàng với trung tâm cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và kết nối
Internet trên điện thoại di động sử dụng giao thức truyền thông WAP (Wireless Application
Protocol). Sử dụng dịch vụ M - banking, khách hàng có thể thực hiện đƣợc các loại giao dịch
sau:
Kiểm tra số dƣ tài khoản
Xem chi tiết khoảng chục giao dịch gần nhất trên tài khoản
Xem chi tiết các lệnh thanh toán định kỳ (standing order)
Xem chi tiết các lệnh thanh toán trực tiếp (direct debit)…
Ngoài ra, khách hàng còn có thể truy cập để xem các thông tin cập nhật về sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng, lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái, địa điểm các máy ATM gần nhất, địa chỉ các
chi nhánh của ngân hàng...
Xu hƣớng phát triển nhanh chóng của điện thoại di động cùng với tính an toàn và tiện lợi của
dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây đã mở ra triển vọng đầy hứa hẹn cho loại
hình dịch vụ ngân hàng điện tử mới mẻ này.

18



CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.

G.
Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác
(Interactive TV).
Vô tuyến truyền hình tƣơng tác (Interactive TV hay còn gọi là iTV) là một dịch vụ hết sức
mới mẻ và còn đang trong bƣớc thử nghiệm tại các nƣớc phát triển. Đây là một loại dịch vụ
có tính hai chiều đƣợc cung cấp thông qua hệ thống truyền hình kỹ thuật số. Thông tin không
chỉ đi một chiều từ đài truyền hình tới các khán giả mà còn cả theo chiều ngƣợc lại. Với dịch
vụ này, khán giả không còn thụ động ngồi xem các chƣơng trình do đài truyền hình phát mà
họ hoàn toàn chủ động trong việc xem gì, khi nào. Ví dụ, khán giả có thể lấy thêm các thông
tin chi tiết hơn về một bộ phim tài liệu nào đó đang phát hoặc thông qua bộ điều khiển từ xa
có thể gửi ý kiến phản hồi về đài truyền hình.
Một trong những tiện ích mà dịch vụ vô tuyến truyền hình tƣơng tác có thể cung cấp cho khán
giả là T-commerce (tạm dịch là Thƣơng mại truyền hình). Thông qua dịch vụ này mà các nhà
cung cấp sản phẩm, dịch vụ nói chung và ngân hàng nói riêng có thể tiếp cận một số lƣợng
lớn khách hàng. Để sử dụng dịch vụ ngân hàng qua hệ thống vô tuyến truyền hình tƣơng tác,
khách hàng có thể sử dụng bộ điều khiển từ xa hoặc một thiết bị đặc biệt đƣợc thiết kế riêng
để nhập mã số nhận dạng hoặc mật khẩu.
Đây là một loại hình dịch vụ đang đƣợc các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm đặc biệt quan
tâm vì hầu nhƣ gia đình nào cũng có vô tuyến nên họ có thể giới thiệu và bán sản phẩm, dịch
vụ của mình với mức tối đa và hiệu quả nhất. Hơn nữa một điểm đặc biệt của hệ thống truyền
hình tƣơng tác là nó có một bộ xử lý thông tin đặc biệt có khả năng phân tích các dạng thông
tin phản hồi từ phía khản giả nhƣ các loại thông tin, chƣơng trình mà khách hàng hay quan
tâm. Từ đó các nhà cung cấp dịch vụ có thể nắm rõ và chính xác nhất tâm lý, nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng. Đây là những thông tin cực kỳ quý giá giúp cho họ cải tiến sản phẩm, dịch vụ
sao cho hấp dẫn khách hàng hơn.
Tuy nhiên, nhiều ngƣời còn e ngại khi sử dụng dịch vụ này vì có ý kiến cho rằng sự bảo mật
và riêng tƣ không đƣợc đảm bảo. Với lại công nghệ này cần phải có sự đầu tƣ của cơ sở vật

chất CNTT tốt, cho nên ở các nƣớc nghèo và đang phát triển thì loại hình này vƣợt quá tầm.

19

19


CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING. 20

20


CÁC NGÂN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ E-BANKING TẠI VIỆT NAM

III.

CÁC NGÂN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ E – BANKING TẠI VIỆT NAM.
A.

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch quốc tế là Asia Commercial Joint
Stock Bank (viết tắt là ACB) chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/06/1993 với vốn điều
lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ra đời khi nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn và biến động, hệ
thống pháp luật, chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô chƣa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn
chứa đựng nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng nên khi mới thành lập ACB đã phải nỗ lực
rất nhiều. Sau gần mƣời năm hoạt động, đến nay ACB đã thực sự trở thành ngân hàng thƣơng
mại cổ phần uy tín hàng đầu Việt Nam về tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc và chất lƣợng dịch vụ
khách hàng. Hiện nay, ACB có 3 cổ đông nƣớc ngoài là:
Connaught Investors Ltd (thuộc tập đoàn Jardine Matheson)

LG Investment & Securities Co. Ltd.
Dragon Financial Holdings Ltd.
ACB đã không ngừng mở rộng mạng lƣới hoạt động, cho đến nay ngoài Hội sở chính tại 442
Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng có 21 chi nhánh, Công ty
Chứng khoán ACB, Trung tâm thẻ ACB, Trung tâm chuyển tiền nhanh Western Union. Đến
cuối năm 2002, ACB có quan hệ đại lý với 434 ngân hàng tại 75 quốc gia trên khắp thế giới.
Hiện nay ACB đã có 4 trung tâm giao dịch ACB-Western Union và hơn 2000 đại lý chấp
nhận thanh toán thẻ tín dụng ACB trên cả nƣớc. Đạt đƣợc những thành tựu trên là nhờ Ban
lãnh đạo của ACB đã nhạy bén, kịp thời xác định đúng hƣớng đi cho sự phát triển. Nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lƣợng và phát triển sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, ACB đã mạnh dạn
áp dụng công nghệ tiên tiến. Đến cuối năm 2002, hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng TCBS (The
Complete Banking Solution) ứng dụng công nghệ thông tin tại ACB đã chính thức vận hành,
đƣa ACB trở thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hàm lƣợng công nghệ thông tin cao
nhất trong các mặt hoạt động.

21

21


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

Với TCBS, mục tiêu cốt lõi là giúp Ban quản trị quản lý hiệu quả hơn các mặt hoạt động của
ngân hàng, đồng thời chăm sóc khách hàng tốt hơn bằng các dịch vụ tiện ích do TCBS mang
lại. Ứng dụng đầu tiên của TCBS là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking) cung
cấp các thông tin cho khách hàng và tỉ giá, lãi suất, tình hình chứng khoán, tài khoản và giao
dịch. Bên cạnh dịch vụ Phone Banking, dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking) cho
phép khách hàng sử dụng không giới hạn các dịch vụ ngân hàng. Ngoài việc truy cập tìm

kiếm thông tin, cả hai dịch vụ này đêù cho phép khách hàng ngồi tại nhà có thể thực hiện một
số giao dịch với ngân hàng.

B.

Ngân hàng Đông Á – Dong A Bank.

Bên cạnh kênh giao dịch truyền thống tại hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch và kênh giao
dịch tự động với máy ATM/POS, DongA Bank còn phát triển kênh giao dịch điện tử. Ứng
dụng công nghệ hiện đại, Ngân Hàng Đông Á Điện Tử - DongA eBanking giúp Khách hàng
dễ dàng thực hiện các giao dịch tài chính – ngân hàng qua các phƣơng tiện điện tử nhƣ máy
tính nối mạng internet, điện thoại di động, điện thoại bàn với các ƣu điểm vƣợt trội:
Tiết kiệm thời gian đi lại, giao dịch nhanh chóng, thuận tiện.
Giúp Khách hàng làm chủ nguồn tài chính mọi lúc, mọi nơi.
Bảo mật và an toàn tuyệt đối.
Khách hàng có thể giao dịch cùng DongA eBanking bằng 4 phƣơng thức sau:
1. Internet Banking: Giao dịch qua website: bằng:
Máy vi tính có kết nối Internet.
Điện thoại di động có kết nối GPRS/Wifi/3G (ứng dụng DongA Mobile Internet Banking).
2. Mobile Banking: Giao dịch qua ứng dụng DongA Mobile Banking đƣợc cài vào điện thoại
di động.
3. SMS Banking: Giao dịch qua tin nhắn theo cú pháp quy định và gửi đến tổng đài 1900 54
54 64 hoặc 8149.
4. Phone Banking: Giao dịch bằng cách gọi đến tổng đài tự động 1900 54 54 64.

22


CÁC NGÂN HÀNG CUNG CẤP DỊCH VỤ E – BANKING TẠI VIỆT NAM.


C.

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Vietcombank.

Những năm gần đây, thực hiện yêu cầu cơ cấu lại các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh,
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã vƣơn lên dẫn đầu các ngân hàng trong nƣớc về phát
triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại bằng cách áp dụng công nghệ thông tin và đã
theo sát đƣợc yêu cầu của một ngân hàng thƣơng mại có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Trong 6
năm liên tiếp, từ 1995 đến 2002, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã đƣợc Ngân hàng JP
Morgan Chase công nhận là "Ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ thanh toán tốt nhất" trong khu
vực. Có thể coi Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam là ngân hàng đi đầu tạo nên một sự thúc
đẩy và lôi cuốn để các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và các ngân hàng thƣơng mại khác
trong nƣớc cùng với mình thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay. VCB thực hiện vai trò đại lý thanh
toán, sau đó là đại lý phát hành các loại thẻ tín dụng quốc tế (Visa và Master vào tháng
4/1996, AMEX vào tháng 9/1996), phát hành thẻ tín dụng VCB-VISA (1998).
Đặc biệt, vào tháng 5/2002, với việc khai trƣơng hệ thống ngân hàng trực tuyến (VCBOnline) và hệ thống rút tiền tự động (ATM) đã mang lại tầm vóc mới về công nghệ ngân hàng
đƣợc áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, nó cũng mang lại cho khách hàng
những tiện ích khi mọi giao dịch đƣợc thực hiện tức thì không cần qua khâu trung gian nào.
Khách hàng có thể tự thực hiện các giao dịch tại máy ATM gần nhất để sử dụng các dịch vụ
tự động hoá có tính chính xác cao. Còn hệ thống giao dịch tự động (Connect 24) cho phép
khách hàng giao dịch ở bất cứ đâu - nơi có cơ sở giao dịch của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt
Nam, giúp cho khách hàng vƣợt qua đƣợc hạn chế về không gian và thời gian. Thẻ VCB
Connect 24 thực chất là một thẻ ghi nợ nội địa, chƣa sử dụng đƣợc ở nƣớc ngoài. Hiện nay
khách hàng dùng loại thẻ này có thể thanh toán đƣợc tại hầu hết các siêu thị lớn trên toàn
quốc. VCB đang tích cực mở rộng phạm vi thanh toán thẻ, không phải chỉ ở các siêu thị mà
còn ở các cửa hàng, khách sạn, trung tâm giải trí,… và nói chung là tất cả những nơi diễn ra
các hoạt động mua bán, giao dịch và chi tiêu hàng ngày. VCB cũng đang phối hợp với một số
công ty bảo hiểm để thực hiện thanh toán phí bảo hiểm qua thẻ. Trong trƣờng hợp khách hàng
mua bảo hiểm nhân thọ thì thay vì hàng tháng khách hàng phải trả một khoản phí cho Công ty

bảo hiểm thì tới đây khách hàng không cần làm thủ tục nhƣ vậy nữa mà chỉ cần thực hiện trừ

23

23


BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Nov. 25

tiền trên tài khoản của mình. Tiến đến, VCB cũng dự định cho phép chủ thẻ Connect 24 có
thể thanh toán tiền điện, điện thoại … thông qua dịch vụ thẻ này.

Phần lớn khách hàng sử dụng thẻ Connect 24 hiện nay là nhân viên của các doanh nghiệp mở
tài khoản để nhận lƣơng. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký tài khoản các nhân cho nhân viên
của mình và yêu cầu phát hành thẻ Connect 24 cho nhân viên. Thay vì lĩnh tiền mặt để trả
lƣơng cho nhân viên thì đến kỳ lƣơng doanh nghiệp chỉ cần lập một bảng lƣơng và yêu cầu
ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng nhân viên. Điều này tiết kiệm đƣợc rất
nhiều thời gian, công sức cho bộ phận kế toán của công ty, giảm thiểu đƣợc sai sót so với việc
trả lƣơng bằng tiền mặt. Hơn nữa thông tin về tiền lƣơng của các nhân viên đƣợc đảm bảo bí
mật tuyệt đối. Về phía nhân viên, nhận lƣơng bằng cách này cũng rất thuận tiện cho họ vì họ
có thể rút tiền bất cứ khi nào cần bằng cách dùng thẻ Connect 24. Ngoài ra, số tiền chƣa dùng
tới trong tài khoản cũng đƣợc tính lãi giống nhƣ một sổ tiết kiệm vậy. Hai hệ thống đa tiện ích
là Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB-Online) và Hệ thống giao dịch tự động ATM (Connect
24) đã có vai trò kinh tế - xã hội đáng kể, khuyến khích ngƣời dân sử dụng các dịch vụ ngân
hàng, thanh toán qua ngân hàng, thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong lƣu thông. Ngân hàng
Ngoại thƣơng Việt Nam hiện đang là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào hệ thống
ATM toàn cầu. Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm ngân hàng điện tử (VCB-Money) và
dịch vụ ngân hàng Internet là bƣớc đột phá trong phát triển công nghệ của Ngân hàng Ngoại
thƣơng Việt Nam so với các ngân hàng thƣơng mại khác ở nƣớc ta. Đến nay đã có hơn 200 tổ

chức kinh tế và 29 tổ chức tín dụng sử dụng VCB-Money.
Với chiến lƣợc phát triển thành ngân hàng đa năng, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam chú
trọng đến các sản phẩm dựa trên công nghệ. Chiến lƣợc này đảm bảo phục vụ tốt hơn cho thị
trƣờng nội địa 80 triệu dân, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho cá nhân, doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Hoạt động thẻ của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đã có những thành quả đáng
khích lệ. Tính đến nay, lƣợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành khoảng trên 17.000. Số tiền sử
dụng trên thẻ là 254,55 tỷ VND và số tiền thanh toán qua thẻ là 108 triệu USD. Nguyên nhân
tăng là do công nghệ thanh toán thẻ đã đƣợc cải thiện, mạng quản lý, thanh toán đã ổn định.
Chỉ sau chƣa đầy 1 năm đi vào hoạt động hệ thống giao dịch tự động Ngân hàng Ngoại
thƣơng Việt Nam Connect-24 đã đạt trên 50.000 thẻ đƣợc phát hành, hơn 40.000 tài khoản cá
nhân

đƣợc

mở

thêm

với

bình

quân
24

khoảng

3.000

giao


dịch/ngày.


KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

IV.

KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A.

Kết luận:

Dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát
triển. Trƣớc mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vƣợt qua, song việc
phát triển dịch vụ ngân hàng mới mẻ này là hƣớng đi đúng đắn của các ngân
hàng Việt Nam. Không những nó góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ngành ngân hàng mà còn giúp Việt Nam từng bƣớc vững chắc
chuẩn bị cho tiến trình hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Ngay
từ bây giờ chúng ta cần phải xem xét đề ra chiến lƣợc và lộ trình phù hợp để
triển khai thành công dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam. Có nhƣ thế, các
ngân hàng Việt Nam mới không để mất thị phần trên chính thị trƣờng nội địa.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhƣng do đề tài còn khá mới, chƣa có nhiều tài liệu
tham khảo và thời gian hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô giáo
và bạn đọc để những bài viết sau về đề tài này hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin
chân thành cảm ơn.
B.

Tài liệu tham khảo:


Tài liệu “ ANZ VIỆT NAM – DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ”.
/>
Tài liệu "ANZLink - Control of your banking from your office"- 2000
Thông tin từ trang web của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thông tin từ trang web của Cơ quan Kiểm soát Tiền tệ Hoa kỳ :

25

25


×