=====
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
2011
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Hệ Thống Thanh Toán Trực Tuyến Của Ngân Hàng
NHÓM: HACKER MŨ TRẮNG LỚP: TATM13B
GVHD: Thầy TRƯƠNG MINH HÒA
Thành viên nhóm:
- NGUYỄN TRỌNG NHÂN (NHÓM TRƯỞNG)
- PHAN NGỌC ĐẠI NGUYÊN
- ĐỖ THỊ MINH THƯ
- LÊ NGUYỄN TỐ QUYÊN
- NGUYỄN MỸ TƯỜNG VY
- TRƯƠNG NGUYỄN TƯỜNG VY
C E C 1 3 B . W O R D P R E S S . C O M
1
Nov. 25
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) là một phần thiết yếu của xã hội, hầu hết
các lĩnh vực, ngành nghề đều có mặt của sự tiện ích mà ngành điện toán đem lại.
Có thể kể đến trong số những ngành áp dụng công nghệ thông tin nhiều nhất đó là
Thương mại điện tử (E-Commerce), một phát triển vượt bậc trong kinh doanh, là
cầu nối cung cầu nhanh nhất và tiên tiến nhất hiện nay thông qua Internet. Chính vì
thế, ngân hàng – một lĩnh vực phải nói là chủ chốt và huyết mạch cho tất cả các
thành phần kinh tế, đã áp dụng CNTT để nâng cao chất lượng dịch vụ, thỏa mãn tối
đa nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển thì việc ứng dụng CNTT cũng dần
dần được đẩy mạnh để bắt kịp xu thế thời đại. Tuy nhiên, việc này cũng còn hạn
chế do số lượng người có trình độ lĩnh tụ được kiến thức CNTT trong các lĩnh vực
chỉ tập trung chủ yếu vào thành phần học sinh, sinh viên và những người đang làm
việc tại các cơ quan, tổ chức có ứng dụng CNTT.
Chính vì vậy, việc các ngân hàng thương mại áp dụng CNTT trong giao dịch làm
nảy sinh khái niệm ngân hàng điện tử (E-Banking) – một khái niệm còn khá mới
mẻ đối với những khách hàng chỉ quen với việc giao dịch tại chi nhánh của ngân
hàng (Bank branches). Nhưng theo tâm lý của đa số người, chờ đợi là một điều rất
mất thời gian và tiền bạc, vì ai cũng biết thời gian là vàng, chính vì tâm lý này mà
E-Banking xuất hiện như một “vị cứu tinh” giúp các ngân hàng thương mại giảm
tải công việc tại chi nhánh, giảm chi phí hoạt động, giúp việc phục vụ khách hàng
tốt hơn. Tuy nhiên, việc xếp hàng chờ đợi để giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng
Việt Nam hiện nay còn diễn ra tại khá nhiều nơi vì E-Banking cũng còn làm nhiều
người bỡ ngỡ vì họ không biết phải sử dụng như thế nào để tiện lợi, nhanh chóng
và an toàn, nên chi nhánh là lựa chọn dễ dàng và tin cậy nhất của họ.
Báo cáo này nhằm giúp cho người đọc hiểu được giá trị thực sự của E-Banking và
thông qua các nghiên cứu các dịch vụ và sản phẩm mà E-Banking đem lại, chúng
tôi – Nhóm HACKER MŨ TRẮNG, mong muốn rằng người đọc có thể ứng dụng
được phần nào của tiện ích E-Banking trong công việc cũng như trong giao dịch
với ngân hàng để đạt được hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian quý báu và bổ sung
kiến thức thêm mới của CNTT.
Nhóm Hacker Mũ Trắng
Nhóm trưởng Nguyễn Trọng Nhân
3
Nov. 25
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
4
I. KHÁI QUÁT VỀ E-BANKING.
A. E-Banking là gì?
E-Banking là chữ viết tắt của Electronic-banking (dịch vụ ngân hàng điện tử), một công cụ tiện ích
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ mới lẫn truyền thống của ngân hàng thông qua các
phương tiện điện tử và các kênh truyền thông tương tác khác, bao gồm:
• Tiến hàng giao dịch ngân hàng.
• Kiểm tra tài khoản.
• Thanh toán các hóa đơn điện tử.
• Cung cấp sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử khác như tiền điện tử.
Trước đây, khi nói đến ngân hàng thì người ta thường nghĩ đến thủ tục hành chính rườm rà, phức
tạp, phải ký đủ thứ giấy tờ liên quan để đảm bảo quyền lợi giữa ngân hàng và người giao dịch.
Hơn nữa, khi giao dịch tại các chi nhánh thì rủi ro mất mát, nguy hiểm khi giao dịch với số lượng
lớn là điều hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Những bất tiện đó giờ đây đã được giải quyết thỏa đáng, ngay cả những khách hàng khó tính nhất
cũng phải chấp một sự thật – E-Banking là một giải pháp hữu hiệu, một trợ thủ đắc lực trong việc
kiểm sóat tài chính của mình mà không mất nhiều thời gian và công sức mà lại an toàn, hiệu quả.
Mặt khác, ngân hàng cũng giải quyết được vấn đề chi phí cho nguồn nhân lực cao mà công việc
giao dịch lại quá tải, vì giờ đây khách hàng đến chi nhánh ít đi nhờ vào sự tự động hóa của E-
Banking đem lại khi họ chỉ việc ngồi ở nhà, hay đang cầm chiếc mobile, hay đang làm việc trên
chiếc máy tính cá nhân có kết nối internet là có thể thực hiện mọi giao dịch như đang ở trong ngân
hàng thực. Do đó, khách hàng được sự tiện lợi còn lợi nhuận ngân hàng ngày càng tăng mà còn
đảm bảo được uy tín của mình.
Để đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hiện nay các sản phẩm và dịch vụ của E-Banking tồn tại dưới
nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ cho các nhu cầu phong phú, đa dạng. Các sản phẩm này
hầu như nghe khá quen thuộc với chúng ta khi được nhắc đến, nhưng rất ít người biết sử dụng một
cách hiệu quả, đó là:
• Các loại thẻ nhựa (Plastic money), như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán...
5
KHÁI QUÁT VỀ E-BANKING. 5
Nov. 25
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
• Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng (EFTPOS – Point of Sale).
• Máy rút tiền tự động (ATM – Automated Teller Machine).
• Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone-Banking).
• Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tình toàn cầu (Internet-Banking).
• Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây (Mobile-Banking).
• Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác (Interactive TV).
B. Lịch sử E-Banking tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, vào tháng 3/1995, E-Banking bắt đầu có sự tham gia của hệ thống SWIFT –
Society for Worldwidde Interbank Financial Telecommunications. Đây là Hiệp hội tài chính
viễn thông liên ngân hàng toàn cầu, thông báo và thực hiện dịch vụ cho khách hàng, ngân hàng,
người môi giới chứng khoán thông qua phương thức chuyển tiền điện tử. Tiếp đến vào tháng
5/2002 xuất hiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Sau đó, các ngân hàng bắt đầu áp
dụng các dịch vụ cơ bản của ngân hàng điện tử như Techcombank, Vietcombank,... Hệ thống ATM
và POS cũng ngày càng nhân rộng và phát triển, số lượng thẻ ATM được phát hành lên đến con số
hàng triệu, nhất là bây giờ việc phát lương được thực hiện thông qua thẻ ATM cho các nhân viên
văn phòng, giáo viên, ngay cả các anh chị em công nhân ở các khu chế xuất cũng có thẻ ATM để
thực hiện các giao dịch ngoài việc nhận lương hàng tháng.
Hơn thế nữa, dần dần các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài như ANZ, CitiBank, HSBC,
Deutsch Bank cũng đã cung cấp các dịch vụ E-Banking nhưng chỉ dừng lại ở khách hàng là doanh
nghiệp. Trong những năm gần đây, các ngân hàng trong nước và nước ngoài cũng đã tăng cường
áp dụng nhiều hình thức khác nhau của E-Banking để phục vụ khách hàng tốt hơn, làm giảm
nhiều chi phí, làm cho lượng tiền tệ của quốc gia lưu thông dễ dàng hơn. Tuy vậy, người dân VN
vẫn còn chưa quen với việc sử dụng phương thức này vì còn khá nhiều người thiếu kiến thức về
CNTT lẫn các dịch vụ ngân hàng cung cấp.
Tiếp theo đây là phân tích cụ thể những thành tựu của con người trong việc tạo ra E-Banking,
chứng tỏ một thời đại CNTT đang chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến ngân hàng.
Trong tài liệu này có sử dụng một số tài liệu tham khảo, ở cuối tài liệu chúng tôi đã có cập nhật
các đường link tài liệu để độc giả có thể tham khảo thêm.
6
CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
II. CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
A. Các loại thẻ (Plastic money).
Plastic money (thông tục: thẻ tín dụng) là các loại thẻ bằng nhựa dùng để thay thế cho tiền mặt.
Hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay đều phát hành loại thẻ này với ba công dụng
chính:
• Bảo chi séc (check), ngân hàng đảm bảo thanh toán khoản tiền ghi trên check do
khách hàng phát hành với hạn mức xác định.
• Rút tiền mặt tại các máy ATM.
• Thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ bằng chuyển tiền điện tử tại các điểm bán
hàng ( Electronic Funds Transfer at Point of Sale – EFTPOS).
Thông thường chủ thẻ (card holder) phải trả phí hàng năm để bù lại các chi phí mà ngân hàng duy
trì tài khoản và phát hành thẻ, ngoài ra các ngân hàng còn thu phí giao dịch tại các máy ATM tùy
thuộc vào máy đó có thuộc ngân hàng đó sở hữu hay không, vì hiện nay các ngân hàng đang liên
kết với nhau để tạo sự thuận lợi trong việc giao dịch với nhiều bên, minh chứng cho thấy đó là
mặc dù thẻ của ngân hàng này nhưng giao dịch được tại các máy ATM của ngân hàng khác mà nó
liên kết.
1. Credit Card - CC (THẺ GHI CÓ hay THẺ TÍN DỤNG).
Khái niệm.
CC là loại thẻ mang tính chất của một hình thức cấp tín dụng hay còn gọi là cho vay đối với chủ
thẻ, tức là thẻ này dùng để cho người mở thẻ được vay một hạn mức tín dụng dùng cho việc thanh
toán khi mua hàng hóa và dịch vụ sau đó ngân hàng sẽ thu lại số tiền mà chủ thẻ đã mua, tùy theo
ngân hàng mà chủ thẻ sẽ trả số tiền tối thiểu là bao nhiêu phần trăm hay trả toàn bộ trong một thời
hạn nhất định, thông thường tối đa là 45 ngày. Ở đây có 2 trường hợp, nếu chủ thẻ trả toàn bộ số
tiền theo đúng hạn thì ngân hàng không tính lãi, còn nếu trả không đúng hạn ngân hàng sẽ tự động
tính lãi, coi như số tiền mà chủ thẻ chưa trả là số tiền vay, và mức lãi thường khá cao từ 12%/năm
trở lên. Ngoài ra, các loại thẻ này đều có thời hạn sử dụng, tại Việt Nam là 3 năm.
7
CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
Ở nước ngoài, nếu chủ thẻ là người có việc làm ổn định và có xác nhận của Công ty thì có quyền
được làm thẻ mà không cần thế chấp, tín chấp. Ở Việt Nam, đối với ngân hàng tín nhiệm được đặt
lên hàng đầu, vì thế nếu muốn mở thẻ này thì chủ thẻ sẽ phải mở một tài khoản tiền gửi, yêu cầu
ký quỹ hay thế chấp để đảm bảo chủ thẻ sẽ hoàn trả số tiền được cấp. Tuy nhiên, số tiền ký quỹ
hay thế chấp vẫn được hưởng lãi suất tiền gửi như bình thường, nhưng khi đến hạn thanh toán cho
ngân hàng thì không được trừ vào tiền ký quỹ, thế chấp. Một điểm đặc biệt đó là: CC tại VN có
hai hạn mức tín dụng đó là: hạn mức chuẩn và hạn mức vàng, ở một số ngân hàng cũng có thêm
hạn mức Platinum hay còn gọi hạn mức bạch kim. Các hạn mức này tùy thuộc vào số tiền mà chủ
thẻ ký quỹ, tín chấp hay thế chấp.
Thí dụ điển hình đó là ngân hàng ACB – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, CC có 3 hạn
mức tín dụng: chuẩn, vàng, Platinum. (Để biết thêm chi tiết xin xem tại
)
• Thẻ chuẩn: hạn mức từ 10 triệu – 50 triệu.
• Thẻ vàng: hạn mức từ 30 triệu – 500 triệu.
• Thẻ Platinum: hạn mức từ 200 triệu trở lên.
Hiện nay, các công ty phát hành thẻ hàng đầu thế
giới có thể kể đến đó là: Master Card, Visa
Card, American Express, JCB, Access... Các ngân
hàng tại VN chỉ là những đại lý phát hành thẻ cho các công ty này (như
hình bên cho thấy các thẻ đều có thương hiệu của Master Card hay Visa
card), vì các ngân hàng này đảm bảo được cở sở hạ tầng và trình độ quản
lý của CNTT, khi đó chủ thẻ có thể mua hàng tại bất
cứ nơi đâu có chấp nhận thanh toán bằng CC trong
nước lẫn ngoài nước chẳng hạn như: nhà hàng,
khách sạn, shopping center, cửa hàng thức ăn
nhanh, khu du lịch, bệnh viện, club, sân bay... Ngoài ra, chủ thẻ cũng có thể thanh toán các hóa
đơn như điện, nước, Internet, truyền hình cáp,... thông qua dịch vụ của ngân hàng phát hành thẻ
cung cấp. Điều lưu ý là ở Việt Nam, CC có 2 loại: trong nước (thanh toán tại các cửa hàng trong
VN) và quốc tế (thanh toán tại bất cứ cửa hàng nào trong nước lẫn ngoài nước chấp nhận thẻ CC).
Quy trình thanh toán.
Hình . Các loại thẻ tín dụng của ngân hàng ACB
8
CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA E-BANKING.
Khi một khách hàng mua sắm một hàng hóa hay dịch vụ tại nơi chấp nhận thanh toán bằng CC,
người bán háng sẽ mượn thẻ của khách để lấy các thông tin như: số thẻ hạn mức tín dụng, thời hạn
hết hạn, sau đó khách hàng ký tên vào biên lai mà người bán sẽ giữ biên lai này để nhận tiền thanh
toán từ công ty thẻ. Người bán sẽ phải trả 4% giá trị tiền hàng cho công ty thẻ. Hàng tháng ngân
hàng sẽ gửi bản sao kê (statement) cho chủ thẻ liệt kê các giao dịch trong tháng và tiền lãi phải trả
(nếu có).
Ngân hàng cũng có giữ biên lai mà người mua ký, trong kế toán, NH sẽ ghi CÓ vào tài khoản của
người bán hàng tồng số tiền bán hàng, ghi NỢ vào tài khoản của công ty thẻ và gửi biên lai đến
công ty thẻ. Sau khi nhận được biên lai, họ sẽ thanh toán cho ngân hàng thông qua hệ thống bù trừ
tổng số tiền bán hàng của mỗi cửa hàng trừ đi phần hoa hồng, đồng thời công ty thẻ tín dụng ghi
NỢ vào tài khoản của chủ thẻ gửi cho họ hóa đơn thanh toán hàng tháng.
2. Debit Card - DC (THẺ GHI NỢ).
Khái niệm.
DC là loại thẻ có chức năng tương tự như CC nhưng khác ở chỗ: chủ thẻ phải mở tài khoản tiền
gửi, nếu chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ thì sẽ trừ trực tiếp trên số tiền đã gửi trong
thẻ, khi đó số dư tài khoản trong thẻ sẽ bị giảm xuống, còn đối với CC thì số dư sẽ tăng lên.
Ngoài các tiện ích như: rút tiền tại các máy ATM co logo của thẻ (Master Card hay Visa Card),
thanh toán tại 30 triệu điểm trên toàn thế giới tại 220 quốc gia, chủ thẻ có thể dễ dàng kiểm soát
chi tiêu mà không lo nợ phải trả hay tiền lãi do ngân hàng tính bởi vì thanh toán trên tổng số tiền
có trong thẻ, hơn nữa lại còn được ngân hàng trả lãi hàng tháng trên số tiền chưa sử dụng. Bên
cạnh đó, một tiện ích mà CC không có đó là có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gừi sang tài
khoản khác.
Tại Việt Nam, DC cũng có 2 loại: trong nước và quốc tế, cả 2 đều có chức năng giống nhau nhưng
phạm vi là khác nhau tạo sự đa dạng sản phẩm cho khách hàng lựa chọn phù hợp với tính chất
công việc của mỗi người.
9