Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Hệ thống đề thi đáp án 12 câu chủ nghĩa xã hội Cao cấp lý luận chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.33 KB, 80 trang )

Câu 1: Giá trị, hạn chế của tư tưởng XHCN trước Mác. Ý nghĩa của
việc nghiên cứu tư tương XHCN không tưởng.
Tư tưởng XHCN là hệ thống những qđiểm, học thuyết phản ánh những
n/c, nguyện vọng của các g/clđ bị áp bức, là hệ thống lý luận về con đường, cách
thức và phương pháp đtr nhằm thực hiện 1 cđộ XH mà ở đó không có áp bức và
bất công, mọi người đều được tự do, bình đẳng về mọi mặt và có cs ấm no, hạnh
phục, văn minhhế
Tư tưởng XHCN nảy sinh, tồn taị, phát triển từ khi Xh xuất hiện Chế độ
tư hữu về TLSX chủ yếu, và chế độ người áp bức, bóc lột người. Tư tưởng
XHCN còn tồn tại khi XH còn fân chia g/c và đtr g/c để chống áp bức, bất công.
1. Tư tưởng XHCN trước Mác gồm có:
- Tư tưởng XHCN thời cổ đại : chủ yếu được thể hiện mới chỉ là những
ước mơ, niềm khát vọng của người ld bị áp bức, bóc lột. Chúng được lan truyền,
fổ biến trong công chúng lúc đầu bằng những câu chuyển kể chưa thành văn, về
sa là cả những áng văn chương cổ vũ cho các PTĐT, những cuộc k/n của người
NLệ. Những ước mơ, khát vọng ấy mới chỉ dừng ở lòng khao khát được quay về
với “ thời đại hoàng kim”, mà sau này được các thánh kinh gọi là “giang sơn
ngàn năm của Chúa”, tức là chế độ CSNT; không CĐ tư hữu, không g/c áp bức,
bóc lột, mọi người đều bìnhđẳng tự do.
- Tư tưởng XHCN TKXV đến cuối TKVII, với các đại biểu xuất sắc là
Tômát Morơ (1478-1535) với tác phẩm Không tưởng; Tomađô Campanenla
(1568-1639) với tác phẩm Thành phố mặt trời, Giêrắcdơ Uynxtenly (1609-1652)
với tác phẩm Luật tự do
Qua cácTp của mình các ông đã phê phán quá trình tích lũy nguyên thủy
của CNTB, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của mọi đau khổ, bất hạnh của ND là
do CĐTH. Các ông chủ trương đòi xóa bỏ CĐTH nhằm xóa bỏ tận gốc của mọi
sự bất bình đẳng XH, tệ nạn XH, áp bức, bất công. Từ đó các ông fác thảo 1 mô
hình XH mới tốt đệp vì con người với những đặc trưng: Nền Ktế được TC thống
nhất theo nguyên tác bình đẳng. Công hữu về TLSX và TL tiêu dung, toàn bộ rđ
là tài sảnchung. T/ hiện pân fối theo n/câu trên cơ sở tài sản chung và của cải dồi
dào.XHmơi đó tạo đk cần thiết để mọi người lđ, kể cả người tàn tật, giảm lao


động nặng nhọc cho PN, đề cao nckh…
- Tư tưởng XHCN thế kỷ XVIIII với các đại biểu tiêu biểu:
Giăng Mêliê (1664-1729) với tác phẩm Những di chúc của tôi đã phê
phán giáo hội, lên án bọn vua chúa gây tội ác cho ND, quan tâm đên hoàn cảnh
bần cùng tăm tối,bị áp bức của ND, dự báo về 1 cuộc CM tương lai lật đổ bọn
vua chúa và XD 1 XH mới trên cơ sở sh chung về tsản, công hữu rđ…
Phrăngxoa Môrenly với tác phẩm Bộ luật tự nhiên, trong đóXD hệ
thống qđ cộng sản trên cơ sở lý thuyêt về quyền bđẳng tự nhiên, xác lập cđộ
công hữu, mọi người làm theo Nlực, được đảm bảo về mặt XH.


Gabrien Bonnơ Đơ Mably (1709-1785) đã XD lý thuyết về “Những sự
đam mê”, trong đó CĐTH đã làm xhiện những đam mê xấu xa, bần tiện tham
vọng và sự xa hoa, Việc xóa bỏ CĐTH sẽ làm mất đi những tệ nạn xấu xa do nó
sinh ra. Về ktế, ô chủ truogn thực hiện CĐSH tập thể, vì hp của con người, về
chtrị, thực hiện bầu cử dân chủ.
Giắccơ Babớp (1760-1797), ông tham gia CMTS Pháp, ra bản Tuyên
ngôn của những người bình dân. Đây là cương lĩnh hđ với những n/v, b/fáp cụ
thể được thực hiện ngày trong tiến trình CM. Về ktê, XH mới là công xã lớn làm
việc theo ngtắc cộng sản. Vê ctrị, thực hiện CCCM của nglđ, vì TQ, mag lại lợi
ích cho TQ
- Tư tưởng XHCN thế kỷ XĨX với các đại biểu tiêu biểu:
Hăngri Xanh Ximông (1769-1825 Một trong những nội dung nổi bật
trong tư tưởng của Xanh Xi mông là lý luận giai cấp và xung đột giai cấp. Theo
ông, xã hội đương thời chia thành ba giai cấp: quý tộc, nhà tư tưởng, nhà công
nghiệp, trong đó, giai cấp nhà công nghiệp là giai cấp trí tuệ, có khả năng quản
lý đất nước. Ông nhận thấy cuộc đấu tranh giữa những người không có của và
những người sở hữu là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, Xanh Xi mông lại chủ
trương đi theo con đường hoà bình, vì vậy, tư tưởng của ông đã trở thành ảo
tưởng, không tưởng

SáclơPhuriê (1772-1837), Một trong những tư tưởng đặc sắc của Phuriê
đó là phê phán và lên án xã hội tư sản một cách sâu sắc, vìtheo ông, đó là một
“trạng thái vô chính phủ của công nghiệp”, trongđó “sự nghèo khổ sinh ra chính
từ sự thừa thãi”. Nét đặc sắc trong tư tưởng của Phuriê là ông đã nêu quan
niệmbiện chứng về lịch sử. Ông chia lịch sử xã hội loài người thành 4 giaiđoạn:
mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Ông cũng chiasự phát triển của
mỗi chế độ xã hội thành bốn giai đoạn phát triểntương ứng như bốn giai đoạn
của cuộc đời con người: thơ ấu, thanhniên, trưởng thành và tuổi già. Ông quan
niệm trong xã hội hài hoà tất cả mọi năng lựccủa con người sẽ được hoàn thiện,
cá nhân con người sẽ được pháttriển tới mức chưa từng thấy.
Rôbớt Ôoen (1771-1858), Một trong những nội dung nổi bật trong tư
tưởng của R.Ô-oen là quan niệm của ông khi bàn về bản chất con người. Theo
ông, bảnchất con người được hình thành thông qua sự tác động qua lại giữacon
người với con người diễn ra ở môi trường bên ngoài, trong đónhững tác động có
tính khách quan đến việc hình thành bản chất conngười có ý nghĩa quan trọng
nhất.. Ô-oen cho rằng sự phát triểncủa lịch sử gắn liền với sự thay đổi trong các
phương thức sản xuất.Ô-oen lênán và phủ nhận sâu sắc chế độ tư hữu vì nó làm
cho người sở hữutài sản trở thành ngu muội, ích kỷ và tính ích kỷ đó tỷ lệ thuận
với sốlượng tài sản của họ. Nó là nguyên nhân gây ra tất cả các tiêu cực và sự
bất hợp lý trongxã hội. Ô-oen đi tới kết luận phải xoá bỏ chế độ tư hữu và cho
rằng chỉ có thể bằng con đường hoà bình, bằng cách tuyên truyền, giải thích
những chân lý cơ bản thì mới có thể hoàn thành được cuộc cách mạng vĩ đại..
2. Giá trị của tư tưởng XHCN trước C.Mác


Trước Mác, tư tưởng xã hội chủ nghĩa có một quá trình phát triển lâu dài.
Đây là một hệ thống các tư tưởng, các học thuyết phản ánh khát vọng của con
người về một xã hội tương lai tốt đẹp, đó là một xã hội công bằng, bình đẳng,
không còn áp bức bóc lột, bất công. Tuy nhiên tư tưởng này những hạn chế về
mặt lịch sử nhưng nó có giá trị cơ bản sau:

- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đã nêu lên nhiều luận
điểm có giá trị, nhiều dự đoán tài tình về sự phát triển của xãhội, về một xã hội
tương lai tốt đẹp hơn mà sau này các nhà sáng lậpra chủ nghĩa xã hội khoa học
đã kế thừa một cách có phê phán vàluận chứng chúng trên cơ sở khoa học. Tiêu
biểu là mô hình "Hònđảo không tưởng" của T.Morơ (thế kỷ XVI); "Thành phố
Mặt trời" củaCampanenla (thế kỷ XVII) và mô hình "Công xưởng Niulanác" của
Ô-oen (thế kỷ XIX). Trong các mô hình này cũng như trong tư tưởngcủa một số
nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã nêu lên tư tưởng vềmột xã hội tương lai, ở đó:
xây dựng chế độ sở hữu chung (côngcộng); phân phối công bằng (có lợi cho đa
số); ai cũng phải lao độngvà mọi dạng lao động được coi trọng như nhau…
Ăngghen cho rằng, mặc dù những dự đoán trên đây còn đầychất ảo tưởng,
nhưng đây là những dự đoán hết sức thiên tài, lànhững hạt ngọc lấp lánh mà sau
này các nhà sáng lập ra chủ nghĩaxã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc khi các
ông xây dựng môhình xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
- Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài, với những tư tưởngtiến bộ và
bằng những hoạt động của mình, các nhà tư tưởng xã hộichủ nghĩa trước Mác đã
góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh củaquần chúng lao khổ và thúc đẩy lịch
sử tiến lên không chỉ về mặt lýluận mà còn về cải tạo xã hội. Do đó, chủ nghĩa
xã hội trước Mác cógiá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
- Với các giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trướcMác, nhất là
tư tưởng của xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX của XanhXimông, Phuriê và Ôoen được Mác - Ăngghen thừa nhận là mộttrong ba nguồn gốc lý luận của của
học thuyết mà các ông xây dựng- học thuyết Mác-Lênin và là tiền đề tư tưởng
của Chủ nghĩa xã hộikhoa học.
V.I.Lênin đã viết: "Chủ nghĩa xã hội lý luận Đức sẽ không baogiờ quên
rằng nó đứng trên vai của Xanh Ximông, Phuriê và Ô-oen -mặc dù học thuyết
của ba ông còn đầy tính chất ảo tưởng và khôngtưởng- đã được liệt vào hàng
những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của tấtcả các thời đại, và đã dự kiến một cách tài
tình được rất nhiều chânlý mà ngày hôm nay chúng ta đem khoa học ra chứng
minh đều thấylà đúng"
3. Những hạn chế:

- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác phê phán chủ nghĩa tư bản
đã gây ra tình trạng bất công, nhưng họ chưa khám phá ra bản chất và quy luật
vận động của xã hội tư bản; không giải thíchđúng được nguyên nhân chủ yếu
dẫn tới cảnh bất công, nghèo đói...là do chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
tạo ra (trừ R.Ôoen).


- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa phát hiện được lực
lượng xã hội đang phát triển trong lòng xã hội tư bản, có lợi ích mâu thuẫn đối
kháng với lợi ích của giai cấp tư sản, có khả năngcải tạo xã hội bất công để xây
dựng một xã hội mới không còn ápbức, bóc lột, bất công, tốt đẹp hơn chủ nghĩa
tư bản là giai cấp vôsản.
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa ai tự đặt mình là
người đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao động nghèo
khổ và đấu tranh giải phóng họ. Các nhàkhông tưởng luôn đứng trên lập trường
của giai cấp, tầng lớp trên(quý tộc, tư sản), đứng ngoài xã hội để mưu giải phóng
toàn xã hội. Họ không gắn học thuyết của mình với phong trào đấu tranh của
quần chúng.
- Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đứng trên quan điểm duy
tâm để cải tạo xã hội. Họ muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp nhưng bằng con
đường cải cách dần dần, bằng giáo dục, bằng thực nghiệm, bằng cảm hoá giai
cấp tư sản và tầng lớp trên của xã hội chứ không phải bằng con đường đấu tranh
giai cấp và cải biến cách mạng.
Tóm lại, Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học
thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong
muốn xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong
muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, ở đó không còn tình trạng đói khổ của những
người lao động, mong có một xã hội tốt đẹp mà quan hệ giữa người và người là
quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, những mong
muốn, nguyện vọng, những dự án tốt đẹp đó không dựa vào điều kiện thực tiễn

khách quan mà nảy sinh từ đầu óc, từ những mong muốn chủ quan của một số
người, vì vậy không thực hiện được trong thực tế và nó trở thành ảo tưởng,
không tưởng.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không
tưởng
- Nghiên cứu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng giúp chúng ta có
một cái nhìn khái quát về tư tưởng giải phòng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Đồng thời cũng giúp cho
chúng ta nhận thức được rằng tư tưởng xã hội chủ nghĩa nằm trong dòng chảy tư
tưởng của nhân.
- Nghiên cứu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng cũng giúp chúng ta
thấy rõ được giá trị và nhữngđóng góp của tư tưởng xã hội không tưởng cho sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, và cũng thấy được những điểm hạn chế,
những nguyên nhân hạn chế của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởngđể từ đó
chúng ta xây dựng thế giới quan khoa học, lập trường và quan điểm chính trị,
tránh được các sai lầm vàrơi vào tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng
trong nghiên cứu lý luận và hoạt độngthực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.


Câu 2: Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác; Nguồn gốc, bản
chất của giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
TBCN, hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, biểu hiện của quy luật giá
trị thặng dư, ý nghĩa thời đaị của học thuyết giá trị thặng dư, ý nghĩa thực
tiễn đối với Việt Nam?
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ
cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Gía trị
thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng taọ ra ngoài sức
lao động bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ sản cơ bản nhất
đó.Gía trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra

là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là
cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến
tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư
Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra
giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác
trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
1. Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác:
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong một con người và
được vận dụng trong quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó. Trong bất cứ
xã hội nào, sức lao động cũng đều là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nó chỉ trở
thành hàng hóa khi đồng thời tồn tại đủ hai điều kiện sau:
Một là, người lao động phải tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền đem bán sức lao động của mình cho người khác như
một hàng hóa, tức là người đó được tự do đi làm thuê trong một khoảng thời
gian nhất định.
Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để kết hợp với
sức lao động của mình, buộc phải bán chính sức lao động tồn tại trong cơ thể
của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai
điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa. Sức lao động biến
thành hàng hóa là điều kiện quyết định để biến thành tư bản.
Việc tồn tại đồng thời hai điều kiện trên tất yếu biến sức lao động thành
hàng hóa.
- Cũng như những hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính
là giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị hàng hóa sức lao động do thời gian lao động cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nó được xác định bằng giá trị của
những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để duy trì đời sống bình



thường của công nhân và gia đình anh ta, cộng với những phí tổn học tập để
người công nhân có một trình độ nhất định.
Giá trị sử dụng sức lao động là sự thỏa mãn nhu cầu người mua sức lao
động, tức là người mua tiêu dùng trong quá trình lao động, khác với hàng hóa
thông thường, quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra giá trị lớn
hơn giá trị của bản thân nó, phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động chính là tạo ra
giá trị thặng dư. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là một giá trị sử dụng
đặc biệt. Như vậy mâu thuẫn của công thức tư bản được giải quyết.
- Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà
là giá trị, không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư.
- Quá trình lao động với tư cách là quá trình tư bản tiêu dùng sức lao động
có hai đặc trưng:
Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống
như những yếu tố khác của SX được nhà tư bản sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của
người công nhân.
2. Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư:
+ Nguồn gốc:
Trong xã hội, sức lao động là yếu tố sản xuất chủ yếu, sức lao động là
toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang
sống và được người đó đem ra vận dụng. Ví dụ như: phát minh khoa học, cải
tiến kỹ thuật hay lao động sản xuất ra của cái vật chất, … khi sức lao động trở
thành hàng hóa giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ thể hiện ra trong
quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động tạo ra hàng hóa.
Trong quá trình ấy, chính lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn
giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động, tức là tạo ra giá trị thặng dư. Gía trị
thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra
ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động không công của người lao động.
Do đó, nếu quá trình lao động dừng lại ở điểm mà giá trị sức lao động thì chỉ có
sản xuất giá trị giản đơn, khi quá trình lao động vượt qua điểm đó mới có SX giá

trị thặng dư. Vậy, nhân tố quyết định việc SX giá trị thặng dư theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác là nhân tố sức lao động của người công nhân (chủ yếu là giá
trị sử dụng sức lao động).
Muốn SX ra giá trị thặng dư (m), trước hết nhà tư bản đưa ra thị trường
những thứ cần thiết như: tư liệu sản xuất, sức lao động của người công nhân…
Sau khi có được hai loại hàng hóa đó, nhà tư bản kết hợp với nhau trong quá
trình sản xuất và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu mà nhà tư bản bỏ ra,
phần lớn hơn đó được gọi là giá trị thặng dư (m).
+ Bản chất giá trị thặng dư:


Nói chung, trong nền sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, giá trị sử dụng không phải là mục đích. Giá trị sử dụng được sản xuất
chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi. Nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị sử
dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hàng hóa. Hơn nữa, nhà tư bản muốn
sản xuất ra một hàng hóa có giá trị lớn hơn tổng giá trị tư liệu sản xuất và giá trị
sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất ra một giá
trị thặng dư.
Vậy quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình SX ra giá trị
sử dụng và quá trình SX ra giá trị thặng dư. Quá trình lao động với tư cách là
quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng:
Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống
như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho nó hiệu
quả nhất.
Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của tư bản, chứ không phải của
người công nhân.
3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa:
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: được tiến hành bằng
cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong
điều kiện thời gian lao động cần thiết ( hay mức tiền công mà nhà tư bản tả công

cho công nhân là không đổi).Mặt khác sức lao động là thứ hàng hóa đặc biệt vì
vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho những
nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn
đến phong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn
thời gian lao động trong ngày.
+ Phương pháp SX giá trị thặng dư tương đối: được tiến hành bằng cách
rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó mà kéo dài tương ứng thời
gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi. Để
rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm ra mọi biện
pháp, đặc biệt là áp dụng tiến bộ công nghệ vào trong quá trình sản xuất để nâng
cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá cả thị trường
của sản phẩm, đặc biệt nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành,
những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân, từ
đó tiến tới hạ thấp giá trị sức lao động
4. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư do lao động sống
tạo ra được quan niệm là do toàn bộ tư bản ứng trước sinh ra. Nếu quan sát bề
ngoài thì lợi nhuận và giá trị thặng dư cũng là một, nhưng bản chất thì giá trị
thặng dư ở bên trong được tạo ra trong quá trình sản xuất, còn lợi nhuận là hình
thức biểu hiện ra ở bên ngoài thông qua trao đổi. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần
trăm giữa giá trị thặng dư với chi phí sản xuất TBCN.


Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất giá trị thặng dư khác nhau về chất và về
lượng. Tỷ suất giá trị thặng dư là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của tiền
công, tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tư bản. Lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận là động lực kinh tế của kinh tế thị trường.
Lợi nhuận của tư bản thương nghiệp là một bộ phận giá trị thặng dư do
công nhân trong lĩnh vực công nghiệp tạo ra mà nhà tư bản công nghiệp nhường
cho nhà tư bản thương nghiệp vì đã thay nhà tư bản công nghiệp phụ trách khâu

lưu thông hàng hóa. Về thực chất, lợi tức là một phần của lợi nhuận mà nhà tư
bản hoạt động thu được nhờ sử dụng tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho
vay.
Địa tô là một bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân do
công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản thuê đất phải nộp cho người sở hữu
ruộng đất.
5. Biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư
+ Quy luật tích lũy tư bản: Quá trình tích lũy tư bản tất yếu dẫn đến hai
hiện tượng đối lập nhau là tích lũy sự giàu có, xa hoa về phía GCTS và tích lũy
sự bần cùng, khốn khó về phía GCCN. Sự bần cùng hóa của GCCN được hiểu
theo 2 xu hướng: Bần cùng hóa tuyệt đối là biểu hiện mức sống của GCCN bị
giảm, hoặc tăng nhưng tăng chậm hơn so với mức tăng của nhu cầu (đây là xu
hướng đang diễn ra nhanh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay); Bần cùng hóa
tương đối hiểu hiện tỷ lệ thu nhập của GCTS tăng nhanh cùng tỷ lệ thu nhập của
GCCN giảm trong tổng sản phẩm quốc dân.
+ Quy luật về sự hình thành giá cả sản xuất của hàng tiêu dùng: Lợi nhuận
bình quân và giá cả sản xuất được hình thành thông qua cạnh tranh giữa các
ngành nhằm giành giật nơi đầu tư có lợi, kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận
bình quân ( là con số trung bình của tất cả những tỷ suất lợi nhuận ở các ngành
khác nhau). Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận mà tư bản thu được theo tỷ suất
lợi nhuận chung, không kết cấu thành hữu cơ của nó như thế nào. Khi hình
thành được lợi nhuận bình quân thì giá cả thị trường của hàng hóa chuyển thành
giá cả sản xuất của hàng hóa (bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình
quân). Khi hình thành giá cả sản xuất của hàng hóa thì mối quan hệ giữa giá trị
của hàng hóa với giá cả của hàng hóa được chuyển thành mối quan hệ giữa giá
cả sản xuất của hàng hóa với giá cả của hàng hóa khi xét trên phạm vi toàn xã
hội thì tổng số giá cả hàng hóa bằng tổng giá trị của hàng hóa.
6. Ý nghĩa thời đại của học thuyết giá trị thặng dư, ý nghĩa thực tiễn
đối với Việt Nam:
6.1. Ý nghĩa thời đại của học thuyết giá trị thặng dư,

Trong CNTB, có một loại hàng hóa mới xuất hiện đó là hang hóa sức lao
động, khi đó xuất hiện quan hệ SX mới: quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân lao
động làm thuê. Thực chất là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân
lao động làm thuê.


Việc nghiên cứu giá trị thặng dư đã vạch rõ bản chất bóc lột của CNTB.
Trong điều kiện hiện nay, do sự phát triển của công ty cổ phần, một bộ phận nhỏ
công nhân cũng có cổ phiếu và trở thành cổ đông, đã xuất hiện quan niệm cho
rằng không có bóc lột giá trị thặng dư, CNTB ngày nay đã thay đổi bản chất.
Một số học giả đưa ra thuyết “CNTB nhân dân”. Song trên thực tế, công nhân
chỉ có một số cổ phiếu không đáng kể, họ chỉ là người sở hữu danh nghĩa không
có vai trò chi phối doanh nghiệp, phần lớn lợi tức cổ phần vẫn nằm trong tay các
nhà tư bản, thu nhập của công nhân chủ yếu vẫn là tiền lương.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam:
+ Trong thời kỳ qua độ nền kinh tế nước ta, trong một chừng mực nào đó,
quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều
và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy
rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển , thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự
hiện diện của nó.
+ Trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện
nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về
mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có
thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa vời thực tế và
không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ
phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối, chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước pháp quyền XHCN, lấy luật làm công cụ và cơ sở để
điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn là hành vi bóc lột nói riêng.
+ Mặt khác cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của người lao động

lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo
đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá
trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế
nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết
hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới.

Câu 3: Tích lỹ tư bản, các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích l ũy tư
bản, các quy luật của tích lũy tư bản, ý nghĩa đối với Việt Nam.
Lý luận giá trị thặng dư là phát kiến vĩ đại của C.Mác. Nhờ phát hiện này,
cuộc cách mạng của kinh tế chính trị học mới được hình thành, xây dựng nên
kinh tế chính trị học Mác - Lênin. Tính khoa học của lý luận giá trị thặng dư
được phát triển trên cơ sở lý luận giá trị lao động…. tích lũy, tích tụ và tập trung
tư bản.
1. Tích lũy tư bản
a) Khái niệm: Tích luỹ tư bản là quá trình biến một phần giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất. Tích luỹ tư bản là quá trình tư bản


hoá giá trị thặng dư. Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thăng dư
và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Không chỉ vậy,
quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến
thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa, điều này dẫn đến kết quả là nhà tư
bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người
sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
b) Tính tất yếu khách quan của tích luỹ tư bản
- Đáp ứng nhu cầu của tái sản xuất mở rộng nền kinh tế TBCN.
- Để có ưu thế trong cạnh tranh.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ.
c) Thực chất của tích luỹ tư bản được thể hiện thông qua quá trình tái sản
xuất tư bản chủ nghĩa

- Tái sản xuất
+ Khái niệm: Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và đổi
mới không ngừng.
+ Nội dung của tái sản xuất:
+ Tái sản xuất ra của cải vật chất.
+ Tái sản xuất ra sức lao động.
+ Tái sản xuất ra quan hệ sản xuất.
+ Loại hình tái sản xuất: Tái sản xuất được chia thành tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ.
Tái sản xuất giản đơn TBCN là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô
tư bản như cũ, nhà tư bản tiêu dùng hết giá trị thặng dư.
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn
hơn trước. Tái sản xuất mở rộng TBCN là quá trình sản xuất được lặp lại với
quy mô tư bản lớn hơn trước, nhà tư bản không tiêu dùng hết giá trị thặng dư mà
biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng sản xuất.
- Thực chất của tích lũy tư bản: là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày
một lớn hơn.
+ Số tư bản ứng ra ban đầu dù là tài sản chính đáng của nhà tư bản thì qua
quá trình tích luỹ tư bản (tái sản xuất mở rộng) nó cũng vô cùng nhỏ bé so với số
tư bản đã tích lũy được.
+ Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư bản
Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân
chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và tư bản tiêu dùng của nhà tư bản.
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy phụ
thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và
quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy



mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thăng dư. Do đó những
nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết
định quy mô của tích lũy tư bản. Những nhân tố đó là:
Một là, trình độ bóc lột sức lao động: là tỉ lệ giữa lượng tư bản ứng ra
mua sức lao động công nhân và lượng giá trị thu về từ lao động đó. Nhà tư bản
nâng cao trình độ bóc lột băng cách cắt xẽn vào tiền công của công nhân. Như
vậy công nhân không nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thăng dư, mà
còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, bị cắt xén một phần tiền
công.Ngoài ra việc nâng cao bóc lột được thực hiện bằng cách tăng cường độ lao
động và kéo dài ngày lao động. Việc làm này rõ ràng làm tăng giá trị thăng dư,
do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hóa, tức làm tăng tích lũy.
Hai là, trình độ năng suất lao động xã hội.Năng suất lao động xã hội
tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư lệu tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này
đem lại hai hệ quả cho tích lũy tư bản: Một là, với khối lượng giá trị thặng dư
nhất định, phần giành cho tích lũy có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà
tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng
dư nhất địnhdành cho tích lũy có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu
sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn. Như vậy năng suất lao động tăng sẽ
làm tăng thêm những yếu tố vật chất của tư bản, do đó làm tăng quy mô của tích
lũy.
Ba là, sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu
dùng. Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia
toàn bộ vào vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị
của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Do đó, nếu không kể đến
phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy
móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc thiết bị
ngày càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dụng
càng lớn .Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống
nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích lũy lại cùng với quy mô
ngày càng tăng của tích lũy tư bản.

Bốn là, quy mô của tư bản ứng trước. Với mức bóc lột không đổi, thì khối
lượng giá trị thặng dư do số lượng công nhân bị bóc lột quyết định. Do đó quy
mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì giá trị
thặng dư bóc lột được do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản.
Đối với sự tích lũy cả xã hội thì quy mô của tư bản ứng trước chỉ là nhỏ nhưng
rất quan trọng. C.Marx đã nói rằng tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong
dòng sông của sự tích lũy mà thôi.
3. Quy luật tích lũy tư bản
Quá trình tích lũy tư bản tất yếu dẫn đến hai hiện tượng đối lập nhau là
tích lũy sự giàu có, xa hoa về phía giai cấp tư sản và tích lũy sự bần cùng khốn
khó về phía giai cấp công nhân . Các yếu tố phản ảnh nội dung quy luật tích lũy
tư bản.


a) Tích luỹ tư bản là quá trình làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày
càng tăng
– Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất với số
lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó.
– Cấu tạo giá trị của tư bản: là tỷ lệ về số lượng giá trị giữa tư bản bất
biến
và tư bản khả biến (hay giữa giá trị tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động) cần
thiết để tiến hành sản xuất (c/v).
– Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ
thuật quyết định và phản ảnh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. Ký hiệu là c/v.
+ Trong quá trình tích lũy, cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) ngày một tăng.
c/v tăng do: + c tăng nhanh, v tăng chậm; + c tăng, v không đổi ; + c tăng,
v giảm;+ Cấu tạo hữu cơ tư bản tăng, hay là trong quá trình tích luỹ tư bản (c)
luôn tăng tuyệt đối và (v) giảm tương đối. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn của nạn
thất nghiệp trong xã hội tư bản.

b) Tích luỹ tư bản là quá trình làm cho tích tụ và tập trung tư bản ngày
càng tăng.
Tích tụ, tập trung tư bản phát triển đã phản ảnh nội dungquy luật tích lũy .
Thực chất là làm tăng quy mô tư bản để tái sản xuất nhằm tăng cường bóc lột
theo cả chiểu rộng và chiều sâu
c) Tích luỹ tư bản là quá trình làm bần cùng hóa giai cấp công nhân. Lý
luận về bần cùng hóa của C.Mác được tiếp cận theo hai nội dung
– Phân biệt giữa bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối:
+ Bần cùng hóa tương đối: là sự giảm sút tỷ trọng thu nhập của giai cấp
công nhân so với thu nhập của các nhà tư bản (nói cách khác là sự chênh lệch
thu nhập ngày càng lớn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân).
+ Bần cùng hóa tuyệt đối: là sự giảm sút mức sống của công nhân xuống
dưới mức sống tối thiểu của xã hội.
- Tiếp cận trong nghiên cứu về mối quan hê giữa thay đổi cấu tạo hữu cơ
của tư bản với thị trường sức lao động . Hình thành “nạn nhân khẩu thừa tương
đối trong chủ nghĩa tư bản”. Mối quan hệ này tất yếu diễn ra theo ba chiều
hướng sau :
một là số công nhân được sa thải của ngành náy , nơi này sẽ kiếm được
việc ở ngành khác nơi khác khi đó, cầu về sức lao động trên thị trường không
đổi .
Hai là số công nhân bị sa thải lớn hơn số công nhân được thu hút vào làm
việc
Ba là số công nhân sa thải nhỏ hơn số công nhân được thu hút vào làm
việc .


Từ đó nếu xét theo thời gian dài với quy mô toàn xã hội thì cầu về sức lao
động trên thị trường tăng lên chậm chạp . Nếu xét theo định kỳ có hoạt động bù
trừ lẫn nhau và hình thành nên trong xã hội TBCN nạn nhân thừa tương đối chia
làm ba loại sau : là nhân khẩu thừa di động, nhân khẩu thừa tiềm năng và nhân

khẩu thừa ngưng trệ . Vì vậy hiểu đúng bản chất của lý luận bầng cùng hóa trong
điều kiện thế giáo hiện nay phải xem xét trên bình diện tổng quát nhất : công
nhân có việc và công nhân thất nghiệp; công nhân kỹ thuật và công nhân
thường; công nhân chính quốc và công nhân thuộc địa phụ thuộc.
d) Xu hướng lịch sử của tích lũy tư bản là CNTB đã thúc đẩy mạnh mẽ
việc xã hội hóa sản xuất và phát triển LLSX. Nhưng trong quá trình phát triển đó
cũng là quá trình phát triển mọi mâu thuẩn của CNTB, nhất là mâu thuẩn cơ bản
– mâu thuẩn giữa tính chất xã hội của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt . Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, tất yếu sẽ
tiến lên một xã hôi cao hơn để giải phòng LLSX xã hội.
4. Ý nghĩa đối với Việt Nam
Tích lũy tư bản có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Tuy
nhiên do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng có nhiều thay đổi, mặt khác chúng
ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội nên việc tiến hành các biện
pháp duy trì, tăng cường tích lũy có nhiều sự khác biệt. Để giải quyết vấn đề tích
lũy ta cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:
a) Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng
Tích lũy bao nhiêu để tạo cơ sở cho phát triển, tiêu dùng bao nhiêu để
đảm bảo nhu cầu, nó thể hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và cải
thiện đời sống, giữa lợi ích lâu dài và trước mắt, giữa lợi ích của nhân dân và lợi
ích của toàn xã hội...
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
b) Tăng cường tích lũy vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu
tư nước ngoài
Cần hướng mạnh vào giải phóng triệt để và khơi thông các nguồn lực
trong xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh
doanh để tạo ra năng lực sản xuất, hạ tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó nâng
cao tiềm lực tài chính quốc gia. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp thông
qua thị trường tài chính trong nước.
c) Quản lý có hiệu quả các nguồn thu

Từng bước nâng cao tỷ trọng thuế thu nhập, thuế tài sản trong cơ cấu hệ
thống thuế. Nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong
đó tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân bằng cách
mở rộng đối tượng nộp thuế. Mặt khác, đẩy mạnh cải cách hành chính công khai
hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; mở rộng áp dụng cơ chế tự khai, tự
tính và tự nộp thuế; hiện đại hóa công tác quản lý thuế, triển khai các dịch vụ tư
vấn, hỗ trợ tính thuế và nộp thuế; hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo
đảm thu đúng, thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước./.


Câu 4: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nguyên nhân hình
thành, bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, các biểu hiện
của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa đối với Việt Nam.
Chủ nghĩa tư bản là một nền kinh tế thị trường, Mác - Ănghen đã chỉ ra
các đặc điểm của nền kinh tế thị trường TBCN, hàng hóa, tiền tệ, sức cạnh tranh,
quan hệ cung - cầu, các loại thị trường, vai trò quyết định của chủ thể sản xuất
và trao đổi hàng hóa. Nền kinh tế thị trường TBCN phát triển đúng quy luật: tự
do cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền, từ độc quyền tư nhân sẽ xuất hiện độc
quyền tập thể và độc quyền nhà nước. Đó là quá trình thay đổi về lượng chưa đủ
để thay đổi về chất của phương thức sản xuất TBCN.
Cuối thế kỷ XIX đầu XX, diễn ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
với sự tham gia của các cường quốc TBCN. Chiến tranh cùng với khủng hoảng
kinh tế là những biểu hiện mới của TBCN, là những mốc lịch sử thế giới, thể
hiện CNTB đang chuyển sang giai đoạn CNĐQ và đây là giai đoạn phát triển tột
cùng của PTSX TBCN. Các nước đế quốc sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn và chiến
tranh đế quốc là không thể tránh khỏi. Nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày một rõ
đã đẩy nhanh quá trình nhà nước can thiệp ngày một sâu vào kinh tế dẫn đến sự
xuất hiện CNTB độc quyền nhà nước ở các nước tư bản lớn - một hình thức biểu
hiện của CNTB độc quyền.
1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền

nhà nước
- Về nguyên nhân:
Một là: Sự phát triển của LLSX dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngày
càng lớn, tính chất xã hội hoá của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi phải có sự
điều tiết của xã hội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ
một trung tâm. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều
tiết nền kinh tế.
Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một
só ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn
kinh doanh vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận (như năng lượng,
giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản...). Nhà nước tư sản
trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức
độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là: sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai
cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, nhân dân lao động. Nhà nước phải có
chính sách để giải quyết những mâu thuẫn đó: Trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu
nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội.
Bốn là: Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ
chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh
doanh vừa và nhỏ….trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước.
Năm là: Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của
các tổ chức liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân
tộc và xung đột lợi ích giữa các đối thủ trên thị trường thế giới, đòi hỏi có sự


điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế của nhà nước tư sản. Nhà nước tư
sản có vai trò quan trọng để giải quyết các quan hệ đó.
Ngoài ra, việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh với
CNXH hiện thực và tác động của cách mạng khoa học- công nghệ, đòi hỏi có sự
can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đời sống kinh tế.

-Về bản chất
Để xác định được bản chất của CNTB độc quyền nhà nước cần phải tiếp
cận một cách tổng thể từ các góc độ khác nhau, từ mối quan hệ LLSX và
QHSX; từ lợi ích các giai cấp trong XH Tư sản; rộng hơn cả là từ mối quan hệ
biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong điều kiện của CNTB độc quyền.
+ Xét về góc độ quan hệ giữa LLSX và QHSX thì CNTB ĐQNN là sự
thay đổi về lượng rất cơ bản của QHSX TBCN. Những bộ phần khổng lồ của
LLSX trong các nước tư bản không còn có thể thích ứng với cái vỏ chật hẹp của
sở hữu tư nhân cũng như sở hữu tập thể (công ty cổ phần TBCN) nữa. Nhưng
không thể thiếu được nó trong nền kinh tế vì đó chính là những bộ phần có tính
chất nền tảng của sản xuất, kinh doanh Do vậy sở hữu nhà nước là hình thức phù
hợp duy nhất được lựa chọn mà vẫn không đe dọa lợi ích của tư bản tư nhân.
+ CNTB như bất kỳ một chế độ xã hội - chính trị nào khác sẽ không tồn
tại nổi một ngày nếu không có từ bên trong nó những cơ chế tự điều tiết; gián
tiếp qua đó định kỳ khắc phục những mâu thuẫn tích tụ dần dần từ lâu và giải
quyết những khủng hoảng phát sinh. Trên thực tế, CNTB ĐQNN tạo ra không
chỉ những tiền đề vật chất để điều tiết cả vĩ mô đối với nền kinh tế TBCN mà
còn tạo nên những tiền đề về tinh thần để điều tiết xã hội như: ý thức công dân,
nhà nước pháp quyền, dân chủ tư sản, lý luận quản lý xã hội, phúc lợi công
cộng…
+ Xét về góc độ lợi ích của các giai cấp cũng vậy, CNTB ĐQNN là hình
thức thích hợp nhất để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản trong điều kiện nền dân
chủ tư sản đã phát triển đến trình độ cao hơn hẳn. Khi mà những biểu hiện độc
tài, chuyên chế đều không thể được chấp nhận một cách dễ dàng trong một xã
hội mà dân trí đã được nâng cao và gắn liền với nó là dân chủ, công khai và các
quyền cơ bản của mọi công dân được mặc nhiên nhận thức ở mức được hợp lý
hóa. Trong những điều kiện đó thì nhà nước tư sản sở hữu những bộ phận quan
trọng nhất của cải vật chất trong xã hội và sử dụng nó để đáp ứng các nhu cầu về
hàng hóa công cộng, thực thi các chức năng KTXH là hoàn toàn có thể được
chấp nhận của mọi giai cấp trong xã hội. Quyền lợi ích kỷ của giai cấp tư sản

cũng sẽ được che giấu đi một cách tinh vi hơn qua các đơn đặt hàng của nhà
nước được đưa ra đấu thầu, qua các ưu tiên đầu tư của ngân sách nhà nước được
Quốc hội thông qua.
+ Xét về góc độ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị thì
CNTB ĐQNN là hình thức phát triển cao nhất của mối quan hệ biện chứng giữa
độc quyền kinh tế của tư bản tư nhân và độc quyền chính trị của GCTS trong xã
hội tư sản hiện đại. Nói cách khác CNTBĐQ là sự dung hợp giữa sức mạnh các
tổ chức kinh tế độc quyền và nhà nước tư bản thành một cơ chế thống nhất nhằm
làm giàu cho các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.


Mác - Lê nin khẳng định, CNTB là một nấc thang phát triển khổng lồ về
LLSX. Với sự xuất hiện CNTB ĐQBB thì ngay trong lòng CNTB đã thực sự tạo
nên không chỉ một LLSX tiên tiến, hiện đại mà LLSX đó lại còn được “xã hội
hóa một bước quan trọng”. Bước quan trọng đó chính là do không thể đảm
đương, làm chủ trực tiếp hoặc do không có được lợi nhuận thỏa đáng cho nên
TBTN buộc phải chuyển những khâu cơ bản nhất của quá trình sản xuất xã hội
cho nhà nước tư sản, chấp nhận sở hữu nhà nước đối với phần lớn các bộ phần
cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Theo cách này, CNTB ĐQNN đã tham gia
tạo nên những tiền đề vật chất chủ yếu, cơ bản của xã hội mới thay thế cho
CNTB.
2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước
CNTB ĐQNN không đồng nhất giữa các nước TB khác nhau nhưng nó
tồn tại thống nhất trong sự đa dạng ở mỗi nước có thể mang thêm những sắc thái
đặc thù song về cơ bản có thể khái quát chung các hình thức biểu hiện cụ thể
sau:
a) Sở hữu của NNTS và vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong nền
kinh tế thị trường TBCN
Tại đa số các nước TB phát triển những bộ phận quan trọng nhất của nền
KT đã thuộc về sở hữu của NN, đó là hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH, là dự

trữ quốc gia, hệ thống tài chính tiền tệ và các tài sản quốc gia khác. Đồng thời
cũng có một số lượng nhất định các doanh nghiệp nhà nước cung cấp hàng hóa
công cộng, cổ phần nhà nước trong các ngân hàng, tập đoàn lớn và một số doanh
nghiệp do NN quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân vì những lý do khác
nhau. Về cơ bản KTNNTS đảm nhận vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực không
thể có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp, còn những lĩnh vực kinh doanh có lợi
nhuận cao thuộc về đặc quyền kinh doanh của các tập đoàn độc quyền tư nhân,
sự tồn tại lâu dài của một số bộ phận doanh nghiệp NN ở các nước TBCN phát
triển chủ yếu liên quan đến các ngành, các lĩnh vực có lợi nhuận quá thấp, hoặc
nhiều rủi ro, không hấp dẫn được tư nhân.
Trong trường hợp xảy ra thua lỗ của khu vực tư nhân thì cũng là lực lượng
KT chủ trốt cứu giúp các tập đoàn tư nhân lớn thoát khỏi phá sản, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ hầu như không có được sự giúp đỡ như vậy. Bên cạnh đó
cũng tồn tại một số lượng không nhỏ doanh nghiệp NN đặc trưng cho PTSX
TBCN đó là doanh nghiệp NN hình thành từ quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư
nhân, sau khi DNNN mới được hình thành kia sau khi dùng ngân sách trả nợ,
đổi công nghệ tới lúc đó có sức cạnh tranh mới đó cũng là lúc sẽ được đem tư
nhân hóa thông qua đấu giá công khai thuộc về người trả giá cao nhất. Đó là
hiện tượng phổ biến trong nền KTTT TBCN, sự chuyển hóa từ SH tư nhân sang
NN rồi lại từ NN thành tư nhân của một doanh nghiệp gây thiệt hại cho NSNN
nhưng lại mang lại lợi ích cho giới cầm quyền và chủ doanh nghiệp.
b) Mối quan hệ nhân sự giữa quan chức NN và các tổ chức TB độc quyền
Dưới CNTB NN quan hệ nhân sự là một trong những biểu hiện đặc trưng
nhất, cụ thể là các tập đoàn tư nhân lựa chọn để tài trợ kinh phí cho các ứng viên
có nhiều tiềm năng vào các chức vụ của bộ máy NN, luật pháp TS cho phép sự


quyên góp này, khi đã thành công thì tất nhiên các quan chức trong quá trình
thực thi nhiệm vụ sẽ đền đáp lại dưới nhiều hình thức. Do vậy không ít trường
hợp một số tập đoàn gây ảnh hưởng đến các chính sách đối nội, đối ngoại của

NN theo hướng có lợi cho họ chứ không phục vụ cho lợi ích chung của XH.
c) Điều tiết kinh tế của NNTS
Các chính sách KT của NN trong điều kiện của CNTB độc quyền NN
phần lớn chỉ mang tính điều tiết trừ những trường hợp đặc biệt NNTS mới điều
hành KT bằng sắc lệnh và các biện pháp hành chính. Điều tiết của NN bao gồm
sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái… NNTS sử
dụng ngân sách để đầu tư kích cầu nền KT khi cần thiết đối với các lĩnh vực như
tiêu dùng, tạo việc làm mới, khắc phục thảm họa thiên tai… Điều tiết bằng công
cụ phi kinh tế như định hướng ưu tiên trong chính sách quốc gia, khuyến khích
lThập các quỹ từ thiện. Tuy nhiên về cơ bản điều tiết kinh tế của NNTS vẫn luôn
luôn thể hiện bản chất giai cấp của nó, lợi ích lớn nhất mà mọi hoạt động kinh tế
của NNTS là đều được định hướng ưu tiên hàng đầu cho các tập đoàn TB độc
quyền lớn, cho tầng lớp giàu có nhất trong XH TS.
d) Thực thi các chức năng XH của NNTS
Dưới chế độ TBĐQNN chính phủ và thiết chế cơ bản trong bộ máy NN
tham gia ngày càng sâu vào lĩnh vực XH, những chức năng XH cơ bản của NN
ngày càng được mở rộng chính phủ đứng ra quản lý và chi tiêu các quỹ xã hội
lớn điều đó giải phóng cho các ông chủ tư nhân và các tập đoàn khỏi đương đầu
trực diện với người lao động và các tổ chức của họ. Thông qua việc thực thi
cũng xiết chặt thêm một bước kỷ cương pháp quyền TS.
3. Ý nghĩa đối với Việt Nam
Việt Nam chưa kinh qua CNTB, cho nên tất niên cũng không thể có được
“những tiền đề vật chất” của CNXH nhiều như ở các nước đã có một lịch sử
phát triển lâu dài của CNTB, lại càng thua kém hơn nhiều về những tiền đề vật
chất đó trong quan hệ so sánh với các nước tư bản phát triển như G7. Nhưng
Việt Nam có một ưu thế rất cơ bản là đã giải quyết xong vấn đề hàng đầu của
mọi cuộc cách mạng, đó là giành chính quyền về tay nhân dân. Vấn đề cốt lõi là
phải sử dụng chính quyền nhà nước đã có để làm những gì mà CNTB chưa kịp
làm ở Việt Nam, đó là CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Do vậy kinh tế Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị

trường có nhiều thành phần là một tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Những
ngành, lĩnh vực có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế quốc dân mà các nước
TBCN nhà nước phải sở hữu thì ở Việt Nam cũng phải vậy.
Bên cạnh đó những ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao càng cần phải tập
trung vào tay nhà nước. Đặc biệt là trong khai thác các tài nguyên quốc gia như:
dầu khí, khoáng sản… không thể để cho tư nhân tự do khai thác như ở các nước
TBCN. Tuy nhiên, cũng do đặc điểm chưa kinh quan CNTB nên điểm xuất phát
để quá độ lên CNXH ở Việt Nam là rất thấp.
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế bộ TBCN là con đường có nhiều khó khăn
gấp bội. Những cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao động mà chế độ cũ tạo ra
trước cách mạng thành công không có nhiều nhưng càng cần phải coi trọng dùng


với tư cách là “Những tiền đề vật chất của CNXH” để quản lý và sử dụng tốt
hơn trong công cuộc xây dựng CNXH.
Trong thời kỳ đổi mới, quan hệ với các nước TBCN của Việt Nam cũng
đã có rất nhiều thay đổi, đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ
đối ngoại của Đảng đã mở ra bước ngoặc cơ bản trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Việt Nam quan hệ đầy đủ về mọi mặt với các tầng nấc; đối tác chiến lược, đối
tác toàn diện,… với các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội là một
hướng đi đúng đắn trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Việc kế
thừa, khai thác các “tiền đề vật chất” thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế là
hết sức cần thiết. Những gì có lợi sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước có
thể có được từ các nước TBCN đều cần phải quan tâm, khai thác và sử dụng.
Hợp tác với các nước TBCN và các công ty tư bản trên cơ sở cùng có lợi
không phải là sự lựa chọn con đường phát triển TBCN mà chính là phương thức
xây dựng CNXH với sự trợ giúp từ các thành tựu của “nền văn minh tư sản”. Sự
kiên trì định hướng XHCN trong quá trình phát triển không phải là trở ngại kinh
tế và chính trị cho việc mở rộng sự hợp tác và phát triển của Việt Nam với tất cả
các nước TBCN. Đó là một thực tế đã đang và sẽ tiếp tục được chứng minh

trong công cuộc đổi mới./.
Câu 5: Những nhận thức mới về sở hữu trong quá trình đổi mới ở
Việt Nam? Tác dụng thực tiễn của những nhận thức mới về sở hữu ở Việt
Nam?
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt từ xã hội cũ sang xã hội mới. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên tính đa dạng hóa
các loại hình sở hữu ở Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, vấn đề sở hữu, các hình
thức sở hữu và đổi mới quan hệ sở hữu luôn thu hút sự quan tâm. Nó không chỉ
có ý nghĩa lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, nghiên cứu
"những nhận thức mới về sở hữu làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt
Nam" có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế ở nước ta.
Nghiên cứu vấn đề này chúng ta thấy được ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn
của nó hết sức sâu sắc.
Sở hữu là một hình thức chiếm hữu nhất định về của cải vật chất, trước
hết là về tư liệu sản xuất, được hình thành trong lịch sử, là quan hệ giữa người
với người về chiếm hữu của cải trong xã hội.
1. Những nhận thức mới về sở hữu làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới
kinh tế ở nước ta.
- Phân biệt giữa hai phạm trù: Sở hữu và chiếm hữu.


Sở hữu là quan hệ giữa người với người về chiếm hữu tư liệu sản xuất và
của cải làm ra, sở hữu là hình thức xã hội của hành vi chiếm hữu trong các hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. Còn chiếm hữu là quan hệ giữa người với giới tự
nhiên, con người chiếm hữu những vật thể của tự nhiên để tồn tại.
Sở hữu là một phạm trù kinh tế khách quan và là một phạm trù lịch sử, nó
biến đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và do lực lượng

sản xuất quy định. Còn chiếm hữu là hành vi tồn tại cùng với sự tồn tại và phát
triển của con người, là một phạm trù vĩnh viễn, nghĩa là nó tồn tại trong tất cả
các giai đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại.
- Các góc độ nhận thức và vận dụng khác nhau về quan hệ sở hữu.
Ở góc độ chủ thể sở hữu: Sở hữu chỉ ra rằng, của cải trong xã hội thuộc về
của ai? C.Mác cho rằng, người ta chỉ có thể trả lời bằng sự phân tích phê phán
của khoa kinh tế chính trị, môn học này bao quát toàn bộ những quan hệ sở hữu
ấy, không phải trong biểu hiện pháp quyền của chúng với tư cách là những quan
hệ ý chí, mà còn trong hình thái hiện thực của chúng, tức với tư cách là quan hệ
sản xuất. Như vây, theo C.Mác phạm trù sở hữu phản ánh sự thống nhất giữa hai
mặt: sở hữu với tư cách là quan hệ pháp lý (hình thức pháp lý) của quan hệ sản
xuất và sở hữu với tư cách quan hệ kinh tế hiện thực.
Với các góc độ nhận thức phạm trù sở hữu như trên, việc giải quyết vấn
đề sở hữu trong thực tiễn chú ý các điểm dưới đây:
Phải tôn trong quy luật kinh tế khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sở hữu vận
động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của những điều kiện kinh tế xã hội, mà trước hết là lực lượng sản xuất.
Không nên đồng nhất sở hữu với tư cách quan hệ pháp lý của quan hệ sản
xuất với sở hữu với tư cách là quan hệ kinh tế hiện thực.
Quan hệ sở hữu vận động, phát triển và tái tạo trong các khâu của quá
trình tái sản xuất xã hội.
Sự tác động qua lại giữa quan hệ sở hữu với quan hệ tổ chức, quản lý và
quan hệ phân phối lưu thông, trong đó quan hệ sở hữu có vai trò quyết định,
nhưng quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối lưu thông có ảnh hưởng
lớn đến quy mô sở hữu và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nhận thức được biến đổi của đối tượng sở hữu
Quan hệ sở hữu luôn luôn ở trạng thái vận động, đối tượng của sở hữu
cũng luôn luôn biến đổi, thích ứng.



Đối tượng của sở hữu ngày càng được mở rộng, không chỉ sở hữu tư liệu
sản xuất, vật phẩm tiêu dùng, mà có sở hữu vốn, tư bản (tài chính, khả năng sinh
lời …). Việc tiền tệ hóa các đối tượng sở hữu chủ yếu là một bước tiến lớn so
với quan niệm các đối tượng sở hữu là hiện vật cụ thể.
- Có sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh
doanh (quyền sử dụng)
Chế độ sở hữu bao gồm các quyền như quyền sở hữu, quyền quản lý kinh
doanh, quyền điều tiết, quyền thực hiện lợi ích kinh tế … Trong tập hợp các
quyền đó, có thể chia ra thành hai nhóm quyền quan trọng là quyền sở hữu và
quản lý sản xuất, kinh doanh. Hai nhóm quyền này có thể thống nhất ở một chủ
thể, cũng có thể được phân chia, tách biệt một các tương đối ở những chủ thể
khác nhau.
- Đa dạng hóa loại hình và hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
Trong mỗi phương thức sản xuất bao giờ cũng có một loại hình sở hữu
đặc trưng giữ vai trò chủ đạo, đồng thời cũng còn nhiều hình thức sở hữu khác
cùng tồn tại. Trong mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu khác
nhau, đan xen nhau. Những hình thức sở hữu luôn luôn biến động và ngày càng
xuất hiện nhiều thêm hình thức sở hữu mới, hoàn thiện hơn. Kinh tế thị trường
hiện đại dựa trên sự kết hợp các hình thức sở hữu tư nhân - cá nhân, sở hữu tư
nhân của nhóm người, sở hữu cổ phần, sở hữu hỗn hợp và sở hữu nhà nước,
nhưng sở hữu cổ phần vẫn là phổ biến, cho nên có thể nói hình thức sở hữu hiệu
quả hơn trong sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và công nghệ vẫn là sở
hữu cổ phần.

2. Liên hệ tác dụng thực tiễn của những nhận thức về tách biệt tương
đối giữa quyền sở hữu với quyền quản lý kinh doanh và đa dạng hóa các
loại hình sở hữu trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.



2.1. Nhận thức về tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu với quyền
quản lý kinh doanh trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Quyền SH được thể hiện bằng hệ thống pháp luật (kể cả các nội quy, quy
định dưới luật) tạo nên chế độ sở hữu. Chế độ sở hữu bao gồm các quyền như:
quyền sở hữu, quyền quản lý kinh doanh, quyền điều tiết, quyền thực hiện lợi
ích kinh tế, v.v… Trong tập hợp các quyền đó, có thể chia ra thành hai nhóm
quyền quan trọng là quyền sở hữu và quản lý sản xuất - kinh doanh (quyền sử
dụng là phần quan trọng nhất nằm trong quyền quản lý sản xuất - kinh doanh).
Hai nhóm quyền này có thể thống nhất ở một chủ thể, cũng có thể phân chia
tách biệt tương đối ở những chủ thể khác nhau
Lý luận về sự tách biệt tương đối giữa hai nhóm quyền nói trên mở ra một
bình diện mới cho việc vận dụng quan hệ sở hữu vào thực tiễn và làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng.
Việc thừa nhận sự tách biệt tương đối giữa quyền SH thuộc về Nhà nước
và quyền QLKD thuộc các DN là nhận thức căn bản để làm sáng tỏ ba vấn đề lý
luận thực tiễn quan trọng sau:
+ Thừa nhận tính khách quan của quan hệ hàng hóa – tiền tệ giữa các
DNNN với nhau và giữa họ với NN.
+ Đó là cơ sở để giải quyết quan hệ đất đai, phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Luận điểm đó là hướng căn bản, lâu dài để xử lý cải cách quản lý
DNNN, tách chủ SH vốn với chủ quản lý KD theo cơ chế thị trường.
2.2. Nhận thức về tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu với đa dạng
hóa các loại hình sở hữu trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:
Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh
tế đa dạng ngày càng phát triển.



Mỗi PTSX bao giờ cũng có một loại hình SH đặc trưng, giữ vai trò chủ
đạo, đồng thời còn tồn tại các loại hình, hình thức SH khác cùng tồn tại.
Thực tiễn của thế giới đương đại cho thấy, ở bất cứ nước nào, dù mức độ
phát triển kinh tế và chế độ chính trị có khác nhau, vẫn tồn tại khách quan nhiều
loại hình, hình thức SH, trong đó có một loại hình SH giữ vai trò thống trị và là
tên gọi chung của chế độ SH đó. Ví dụ: chế độ SH nô lệ, PK, TBCN…
Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta tồn tại ba loại hình (chế độ) SH cơ
bản: SH toàn dân, SH tập thể và SH tư nhân.
Mỗi loại hình SH lại có nhiều hình thức SH cụ thể khác nhau - luôn biến
động và ngày càng xuất hiện thêm những hình thức SH mới, hoàn thiện hơn.
Nhận thức mới cần phải xác lập một hệ thống đa dạng các loại hình và
hình thức SH…phải coi việc củng cố, hoàn thiện chế độ công hữu XHCN như là
mục đích vừa là phương tiện để xây dựng đất nước phát triển theo định hướng
XHCN. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần vận dụng đa dạng loại
hình, hình thức sở hữu, làm cho các hình thức sở hữu cụ thể phù hợp với tính
chất và trình độ lực lượng sản xuất, nhờ đó mà khai thác được mọi tiềm năng
của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế nhằm xây dựng một nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp.
Thực tế những năm đổi mới, chúng ta đã khác phục chế độ công hữu hình
thức, có tính áp đặt, đã làm xuất hiện nhiều hình thức sở hữu phong phú. Nhờ


đó, mà khai thác được tiềm nămg của các thành phần kinh tế, làm cho quan hệ
sở hữu phù hợp, thích ứng với trình độ lực lượng sản xuất. Giải quyết đúng quan
hệ sở hữu là giữ được nguồn nuôi dưỡng động lực kinh tế cho sự ổn định kinh tế
- xã hội.
Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu có thể coi là một phương tiện để
phát triển kinh tế. Nhưng về lâu dài, phải dần dần củng cố, hoàn thiện chế độ
công hữu xã hội chủ nghĩa để xây dựng nền tảng kinh tế cho sự phát triển theo

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Đảng ta đang thúc đẩy mạnh đổi mới,
sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, khẩn
trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng
công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực theo chốt của nền kinh
tế.

Vấn đề sở hữu đặt ra là khách quan mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Với tính chất đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta là thực
hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Trong khi cần phải thúc đầy lực lượng sản xuất còn
thấp kém phát triển thì tất yếu phải thừa nhận các hình thức sở hữu đa dạng tồn
tại đan xen, hòa quyện với nhau, sổ sung và cùng phát triển.

- Nhận thức được sự biến đổi của đối tượng sở hữu


Ngày nay, dưới tác dụng của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ,
lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, đối tượng của sở hữu xuất hiện một nhân
tố mới là "trí tuệ". Đó là những tri thức, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với quá trình sản xuất ra của cải vật chất xã hội.
Cho dù đối tượng của sở hữu ngày càng được mở rộng, nhưng điều quan
trọng là trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, cần phải nắm được đối
tượng chủ yếu của sở hữu, làm chủ những đối tượng sở hữu ấy là điều kiện tiên
quyết cho việc làm chủ các quan hệ kinh tế khác.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, đối tượng chủ yếu của sở hữu vẫn là
những tư liệu sản xuất chủ yếu như đất đai, tài nguyên, hầm mỏ, nhà máy, các
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiền vốn, các phương tiện kỹ thuật hiện đại… Vì
thế, cần nắm vững những đối tượng sở hữu chủ yếu này để có phương thức quản
lý, sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhằm tác động, điều chỉnh các quan hệ
kinh tế theo những định hướng xã hội nhất định. Nhất đối với đất đai, ở nước ta,

đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng Nhà
nước giao quyền sử dụng đất cho người dân, các tổ chức theo những mục đích
nhất định thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt, quyết định. Nhà nước thu hồi đất do tổ tổ chức,
cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định
của pháp luật hiện hành. Đất đai cần phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích,
tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính
đáng của những người sử dụng đất xung quanh.
- Đa dạng hóa loại hình và hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần vận dụng đa dạng loại hình,
hình thức sở hữu, làm cho các hình thức sở hữu cụ thể phù hợp với tính chất và
trình độ lực lượng sản xuất, nhờ đó mà khai thác được mọi tiềm năng của lực
lượng sản xuất trong nền kinh tế nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển cao
dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp.
Thực tế những năm đổi mới, chúng ta đã khác phục chế độ công hữu hình
thức, có tính áp đặt, đã làm xuất hiện nhiều hình thức sở hữu phong phú. Nhờ
đó, mà khai thác được tiềm nămg của các thành phần kinh tế, làm cho quan hệ
sở hữu phù hợp, thích ứng với trình độ lực lượng sản xuất. Giải quyết đúng quan
hệ sở hữu là giữ được nguồn nuôi dưỡng động lực kinh tế cho sự ổn định kinh tế
- xã hội.


Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu có thể coi là một phương tiện để
phát triển kinh tế. Nhưng về lâu dài, phải dần dần củng cố, hoàn thiện chế độ
công hữu xã hội chủ nghĩa để xây dựng nền tảng kinh tế cho sự phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Đảng ta đang thúc đẩy mạnh đổi mới,
sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, khẩn

trương cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng
công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực theo chốt của nền kinh
tế.
Vấn đề sở hữu đặt ra là khách quan mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc. Với tính chất đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH của nước ta là thực
hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Trong khi cần phải thúc đầy lực lượng sản xuất còn
thấp kém phát triển thì tất yếu phải thừa nhận các hình thức sở hữu đa dạng tồn
tại đan xen, hòa quyện với nhau, sổ sung và cùng phát triển.
Câu 6: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN, bản chất, đặc
trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN, mục tiêu phát triển,
các giải pháp hoàn thiện và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở VN, liên hệ thực tiễn:
1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong
đó các yếu tố đầu vào, đầu ra đều thông qua thị trường, các chủ thể trong nền
kinh tế chịu tác động của các qui luật của thị trường và tìm kiếm lợi ích thông
qua sự điều tiết của giá cả thị trường.
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế tất yếu, khách quan của nền sản xuất
lưu thông hàng hóa đã phát triển. Nó ra đời trong tiến trình phát triển của lịch
sử, là sản phẩm của nhân loại. Kinh tế thị trường được thừa nhận là thành tựu
chung của nền văn minh nhân loại, không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản
và KTTT không đồng nhất với chủ nghĩa tư bản.
Kinh tế thị trường được phát triển ở các hình thức khác nhau trong lịch sử
phát triển, nhưng phổ biến nhất là kinh tế thị trường hỗn hợp và hiện nay có
nhiều quốc gia trên thế giới phát triển theo loại hình này. Kinh tế thị trường hỗn
hợp là nền kinh tế vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa chịu sự điều tiết của
Nhà nước.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội những điều kiện
chung để kinh tế hàng hóa xuất hiện vẫn còn tồn tại. Do đó sự tồn tại kinh tế

hàng hóa ở nước ta là một tất yếu khách quan “Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản. Đây là hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những qui luật của kinh tế


×