Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn Da liễu: Hiệu quả điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn bằng povidine iode 10% dạng gel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 104 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm âm đạo là một bệnh lý rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới.
Bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, trùng roi hay nhiễm nấm
Candida…
Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis- BV), còn gọi là viêm âm
đạo không đặc hiệu, là một bệnh lý nhiễm trùng đường sinh sản gây nên do
thay đổi thành phần vi khuẩn chí có trong âm đạo Lactobacilli bằng
Gardnerella. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [1] và là
nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ phải đi khám phụ khoa. Viêm âm đạo do
vi khuẩn là bệnh lý ở cơ quan sinh dục, nhưng không phải là bệnh lây truyền
qua quan hệ tình dục, tuy nhiên lại có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
như viêm tiểu khung, thai ngoài tử cung, thậm chí vô sinh, … Ở phụ nữ có
thai, viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm màng ối, vỡ ối sớm, sảy thai,
thai chết lưu, đẻ non, nhiễm trùng sau sinh cho mẹ và con [2]. Nhiễm BV còn
làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục
(Sexually Transmitted Disease-STDs) và HIV/AIDS [3].
Theo WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 340 triệu người mắc các
STDs, trong đó riêng vùng Đông Nam Á có khoảng 150,5 triệu người mắc
các bệnh này [4]. Thống kê cho thấy tỉ lệ BV chiếm 24-27% trong số
STDs ở Uppsala, Sweden, Seattle, Halifax và Madagascar [ 5]. Ở Thái Lan
33% số phụ nữ mãi dâm bị BV và BV ở phụ nữ có thai là 16,1% [ 6]. BV
cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng tiết dịch âm đạo
(HCTDAĐ) ở Mỹ [7].
Ở Việt Nam, tỉ lệ BV khác nhau theo từng tác giả và từng thời điểm
nghiên cứu. Phan Thị Kim Anh khi nghiên cứu ở những phụ nữ đến khám phụ
khoa tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh thì tỉ lệ BV là 3,8% [8], Nguyễn Thị
Lan Hương là 5,5% [9], Nguyễn Thị Ngọc Khanh là 7,8% [10]. Báo cáo của
Viện Da Liễu 2001, BV chiếm 31% trong số STDs [11]. Theo Nguyễn Thành,
tại Viện Da Liễu Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2002 tỉ lệ BV chiếm 16,92%




2

trong số STDs [12]. Đặc biệt nghiên cứu cộng đồng của Trần Hùng Minh tại
Thái Bình tỉ lệ BV là 44,9% [13]. Theo Nguyễn Thị Phương Nam, Lê Hoàng,
Đặng Thị Minh Nguyệt, trong 6 tháng đầu năm 2014 tại Bệnh Viện Phụ Sản
Trung Ương, BV chiếm 1,7% trên 300 phụ nữ dến khám [14]. Nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thu Hà trong 6 tháng đầu năm 2014 tại trung
tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Ninh cho thấy BV chiếm 27,6% trên
246 phụ nữ đến khám [15]. Cũng theo Nguyễn Ngọc Minh, Đỗ Trọng Cán, 6
tháng đầu năm 2014 tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Vĩnh Phúc thấy BV chiếm
29,5% trên 308 phụ nữ có thai đến khám [16].
Về điều trị, viêm âm đạo do vi khuẩn thường được điều trị bằng các
thuốc tại chỗ hoặc toàn thân như metronidazole, clindamycin, amocixilin,
doxycyclin, erythromycin. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá
hiệu quả điều trị BV bằng metronidazole cho thấy kết quả khỏi bệnh cao, tuy
nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ ở đường tiêu hóa và chống chỉ định với
phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Betadine vaginal gel 10% là một gel sát
khuẩn âm đạo trong đó chứa Povidone Iodine 10% và tá dược được chỉ định
trong các trường hợp thụt khử trùng âm đạo trước và sau khi mổ, nhiễm
khuẩn âm đạo cấp và mạn tính, viêm âm đạo do Gardnerella, do nấm
Candida và do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginal). Đã có một số nghiên
cứu nước ngoài đánh giá về hiệu quả và an toàn của povidone-iodine trong
điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào được tiến hành. Xuất phát từ tình hình đó,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
bằng Povidine iode 10% dạng gel” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát tỉ lệ nhiễm, yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng của viêm âm đạo
do vi khuẩn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 10/2015 - 9/2016.

2. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn bằng Povidine iode
10% dạng gel.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN (BV)

1.1.1. Định nghĩa [17]
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) trước đây gọi là viêm âm đạo không đặc
hiệu (nonspecific vaginitis) là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi sự thay thế
hệ vi khuẩn chí bình thường khu trú trong âm đạo Lactobacilli sinh H2O2 bằng
các vi khuẩn kỵ khí Gardnerella vaginalis, Prevotella spp, Mobiluncus spp và
Mycoplasma hominis.
Thăm khám lâm sàng và phân tích dịch âm đạo cho thấy viêm âm đạo do
vi khuẩn bao gồm các triệu chứng: dịch âm đạo trắng xám, đồng nhất dính
vào thành âm đạo; độ pH > 4,5; bốc mùi cá ươn khi thử test Sniff và có tế bào
clue (clue cells) trên kính hiển vi quang học bằng phương pháp soi tươi hoặc
nhuộm Gram dịch âm đạo.
Phân tích hóa sinh cho thấy: dịch âm đạo thay đổi thành phần, hỗn hợp các
acid hữu cơ như: tăng succinate, giảm lactate, sinh ra các putrescin (arginin),
cadaverine (lysine) và trimethylamine và những acid amin sinh mùi cá ươn.
1.1.2. Lịch sử bệnh và tên gọi [17]
Cách đây hơn một thế kỷ, Doderlein mô tả một loại vi khuẩn Bacillus
trong âm đạo phụ nữ có thai và ông cho đó là vi khuẩn chí âm đạo bình
thường. Sau này người ta gọi đó là trực khuẩn Doderlein và trực khuẩn này
còn được gọi là Lactobacilli.
Năm 1899, Menge và Kronig đã báo cáo phân lập được trực khuẩn

Doderlein và hỗn hợp các vi khuẩn kỵ khí tùy ý và bắt buộc ở âm đạo hầu hết
các phụ nữ. Người ta thấy rằng trong âm đạo người phụ nữ bình thường, vi
khuẩn chí bao gồm hỗn hợp của các vi sinh vật, trong đó Lactobacilli spp là
loài chiếm ưu thế 50-75%.


4

Khí hư “Leukorrhea” hay dịch tiết từ âm đạo đã trở thành vấn đề cho
nhiều nhà nghiên cứu vào những năm đầu của thập niên 90. Một số ý kiến cho
rằng: dịch tiết âm đạo là kết quả của nhiễm trùng tử cung và điều trị bằng
cách nạo niêm mạc tử cung.
Năm 1913, Cutis đã khẳng định vi khuẩn chí âm đạo ở những phụ nữ có
chồng bình thường khi thăm khám là trực khuẩn Doderlein và ông cho rằng
trạng thái bất thường của vi khuẩn chí có khả năng gây tiết dịch âm đạo. Cutis
chứng minh mối liên quan giữa dịch tiết âm đạo với độ tập trung cao của vi
khuẩn kỵ khí hình que, cầu khuẩn kỵ khí và các vi khuẩn dạng bạch hầu khác
nhau. Các vi khuẩn này có thể thấy sự có mặt của Gardnerella. Công bố của
Cutis đưa ra ba vấn đề:
- Dịch tiết sinh ra từ âm đạo mà không sinh ra từ cổ tử cung.
- Phụ nữ có dịch tiết, dịch tiết âm đạo không có nhiều trực khuẩn Doderlein.
- Có sự hiện diện của vi khuẩn kỵ khí trong âm đạo, đặc biệt là các trực
khuẩn kỵ khí hình que tương quan dịch tiết âm đạo.
Năm 1920, Schrooder báo cáo có ba mức độ vi khuẩn chí tương ứng sinh
ra các biểu hiện lâm sàng. Nhóm 1: chủ yếu là trực khuẩn hình que sinh acid
(trực khuẩn Doderlein) không gây bệnh. Nhóm 2: là nhóm hỗn hợp vi khuẩn
chí rất ít trực khuẩn Doderlein. Nhóm 3: là hỗn hợp vi khuẩn chí không có
trực khuẩn Doderlein là nguyên nhân sinh bệnh học.
Gardner và Dukes (1995) đã có bằng chứng Gardnerella vaginalis gây
BV. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy mối liên quan giữa vi khuẩn kỵ khí và BV.

Như vậy, căn nguyên của hội chứng này còn chưa được sáng tỏ hoàn
toàn. Trước năm 1995, người ta sử dụng thuật ngữ viêm âm đạo không đặc
hiệu. Sau năm 1995, Gardner và Dukes gọi viêm âm đạo do Haemophilus
vaginalis. Ngày nay một số bác sỹ gọi tên là viêm âm đạo do Gardnerella
(Gardnerella vaginalis), nhưng sau đó thuật ngữ Bacterial vaginosis (BV) là
tên gọi xác định cho hội chứng này.


5

1.1.3. Sinh bệnh học
1.1.3.1. Hệ sinh vật của môi trường âm đạo
- Thành phần dịch âm đạo [18],[19],[20]
Dịch âm đạo xuất hiện ở mọi giai đoạn trong đời sống phụ nữ, có khi là
sinh lý, có khi là bệnh lý, nhất là khi nhiễm khuẩn. Bình thường dịch âm đạo
màu trắng hơi ngả vàng, hơi quánh đặc và số lượng ít.
Dịch âm đạo có nguồn gốc từ các tuyến lớn vùng tiền đình, các tuyến da
âm hộ, dịch thấm của âm đạo (tiết từ các tổ chức và mao mạch của âm đạo đã
trưởng thành) dịch nhầy ở cổ tử cung, dịch nhầy do các tuyến tử cung tiết ra,
dịch từ vòi trứng.
Dịch âm đạo bình thường có nhiều thành phần như nước, chất điện giải,
mảnh tế bào, chủ yếu là tế bào biểu mô âm đạo bong ra, chiếm đa số quần thể
vi khuẩn là Lactobacilli, acid lactic...
Thành phần tế bào âm đạo chủ yếu là tế bào biểu mô âm đạo vảy, một
phần nhỏ từ tế bào biểu mô trụ cổ tử cung.
Có nhiều loại vi sinh vật tạo hệ sinh thái bình thường của âm đạo.
Thường từ 5 đến 10 loài, mật độ vi khuẩn kỵ khí gấp 5 lần mật độ vi khuẩn ái
khí, chủ yếu là Lactobacilli.
Bình thường, dịch âm đạo ở phụ nữ có thể có những vi sinh vật sau:
- Trực khuẩn Gram dương

Lactobacilli
Diphtheroids
- Cầu khuẩn Gram dương
Staphylococcus epidermidis
Staphylococcus aureus
Betahemolytic streptococci
Streptococci nhóm D
Các streptococci khác


6

- Vi khuẩn Gram âm
Escherichia coli
Klebsiella spp
Loại khác
- Vi khuẩn kỵ khí
Peptococcus spp
Peptostreptococcus spp
Bacteroids spp
Bacteroids flagilis
Fusobacterium spp
Clostridium spp
Eubacterium spp
Veillonella spp
Sự phong phú của hệ vi sinh vật duy trì mối tác động qua lại, ức chế sự
phát triển của vi khuẩn có tiềm năng gây bệnh. Khi sự cân bằng trên bị phá vỡ
sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm âm đạo, khi đó dịch âm đạo có nhiều tế
bào bạch cầu, các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh, có thể các vi sinh vật
sống cộng sinh bình thường trong âm đạo phát triển mạnh đủ để trở thành

gây bệnh và các vi sinh vật không thuộc hệ sinh vật bình thường lây từ bên
ngoài do quan hệ tình dục gây bệnh [21].
1.1.3.2. Vai trò của Lactobacilli [22]
- Lactobacilli có vai trò giữ cho môi trường âm đạo acid
Lactobacilli là trực khuẩn Gram dương, dài, mảnh, sắp xếp theo kiểu
hình bàn tay, chiếm 50-75% hệ vi sinh vật âm đạo ở phụ nữ bình thường.
Lactobacilli sinh ra acid lactic từ glucogen trong tế bào biểu mô âm đạo, giữ
âm đạo có độ pH acid từ 3,8-4,5. Ở thời kỳ tiền kinh nguyệt biểu mô âm đạo
có rất ít glycogen. Sau tuổi dậy thì, glycogen phủ lên bề mặt biểu mô âm đạo


7

dưới sự kiểm soát của estrogen được chế tiết từ vỏ nang trong của nang noãn, là
nền móng cho Lactobacilli sinh ra acid lactic. Glucogen cung cấp năng lượng
cho sự phát triển của Lactobacilli trong âm đạo. Ở những người kém hoạt động
của buồng trứng như phụ nữ mãn kinh, người bị cắt bỏ buồng trứng, glycogen bị
thiếu hụt không đủ glucose cho sự chuyển hóa của Lactobacilli, âm đạo sẽ teo
mỏng và độ pH âm đạo tăng lên, mật độ Lactobacilli giảm xuống thấp và năng
lượng dành cho quá trình bong và tăng sinh biểu mô bị ảnh hưởng làm rối
loạn hệ sinh vật âm đạo [20].
- Lactobacilli có vai trò diệt khuẩn
Lactobacilli sinh acid lactic, giữ môi trường âm đạo ổn định chống lại
các vi sinh vật gây bệnh. Loài Lactobacilli sinh H2O2 (oxy già) gây độc các vi
sinh vật nhờ tính chất oxy hóa mạnh. Một số tác giả cho rằng Lactobacilli
sinh H2O2 có khả năng diệt được HIV trong phòng thí nghiệm. Lactobacilli
sinh acid lactic, là cơ sở quan trọng cho thực bào, sự chuyển hóa
carbonhydrates, sự tiêu thụ glucose. Lactobacilli sinh H2O2, sinh ra oxy phân
tử khi có mặt của lậu cầu, làm giảm sialylation của lậu cầu, làm giảm sự kết
dính của lậu cầu vào tế bào đích. Vì vậy Lactobacilli làm cho lậu cầu khó tồn

tại trong môi trường âm đạo nên thực tế cho thấy lậu cầu ít gây viêm âm đạo.
Coconnier và cộng sự đã đánh giá vai trò kháng khuẩn của Lactobacilli.
Ông cho rằng Lactobacilli có khả năng diệt khuẩn nhờ nhóm chất Lactacin B
được tạo ra từ L.acidophilus. Một số tác giả còn tìm thấy nhóm chất diệt
khuẩn thứ hai (Bacteriocins) của Lactobacilli là Lactocidin, acidolin.
Như vậy, Lactobacilli giúp phụ nữ đề kháng nhiễm khuẩn, H 2O2 gây độc
cho vi sinh vật ở hàm lượng 0,75 đến 5mcg/ml. Lactobacilli sinh H2O2 ức chế
sự phát triển của vi khuẩn, hoạt động thông qua con đường hoạt hóa nhiễm
độc của H2O2 hoặc là tái hoạt lại ion halogen với sự hiện diện của men
Peroxydase trong âm đạo như là một hệ thống kháng khuẩn H2O2- halide-


8

Peroxydase. Vì thế mà ngoài khả năng diệt được HIV trong phòng thí
nghiệm, Lactobacilli chống lại các vi sinh vật âm đạo như Gardnerella
vaginalis, các loài Bacteroid, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình
dục khác.
Khả năng gây độc của Lactobacilli nhờ đặc tính acid hóa, đặc tính này bị
phá hủy bởi men calatase nên Lactobacilli có vai trò quan trọng trong hoạt
động acid hóa vi khuẩn một cách tự nhiên trong hệ vi sinh vật âm đạo.
1.1.3.3. Vai trò của độ pH dịch âm đạo [23],[24],[25]],[26],[27]
* pH âm đạo bình thường
pH âm đạo thay đổi trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và cũng thay đổi qua các thời
kỳ hoạt động sinh dục của đời sống phụ nữ, phản ánh thời kỳ nội tiết của phụ nữ.
Ở phụ nữ bình thường kinh nguyệt đều, estrogen thay đổi trong chu kỳ
kinh nguyệt làm pH âm đạo thay đổi, kiềm nhất trước kỳ kinh và toan nhất lúc
phóng noãn. Ở thời kỳ trẻ em (trước dậy thì) nang noãn của buồng trứng chưa
chín, thời kỳ mãn kinh buồng trứng suy kiệt không còn chế tiết đủ estrogen
làm pH âm đạo trở lên kiềm.

- pH âm đạo bình thường 3,8-4,5.
- pH của trẻ em trước thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ thời kỳ mãn kinh là 7.
- Giá trị pH trung bình ở các vị trí:
+ Lỗ ngoài cổ tử cung

pH=6,5

+ Ở túi cùng bên

pH=5,2

+ Ở tuyến Bartholin

pH=4,86

* pH âm đạo trong bệnh lý viêm âm đạo
pH tăng cao là dấu hiệu chỉ điểm có viêm nhiễm âm đạo và dấu hiệu này
giúp cho thầy thuốc cần làm xét nghiệm vi sinh nào.
+ Viêm âm đạo do nấm men
pH ≤ 3,8 (3,690 - 4,262)


9

+ Viêm âm đạo do vi khuẩn
pH >4,5 (5,007-5,273)
Gardner và Dukes thấy 91% bệnh nhân BV có pH>5,0 và 100% bệnh
nhân BV có pH >4,5.
+ Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
pH tăng cao > 5,5 (5,501-6,003) chiếm 90% các trường hợp.

+ Viêm âm đạo do các căn nguyên khác: pH âm đạo >4,5
1.1.3.4. Căn sinh bệnh học [28],[17]
Viêm âm đạo do vi khuẩn là kết quả từ sự thay thế hệ vi khuẩn chí bình
thường Lactobacilli bằng hỗn hợp các vi khuẩn gồm Gardnerella vaginalis, các
loài kỵ khí Peptostreptococcus spp, Mobiluncus spp, Mycoplasma hominis.
Như vậy, sinh bệnh học BV tập trung vào hệ vi sinh vật trong âm
đạo bị thay thế.
Những nguyên nhân đưa đến thiếu hụt hay vắng mặt Lactobacilli trong
âm đạo, làm cân bằng hệ vi sinh vật bị phá vỡ, sẽ dẫn đến tình trạng viêm
nhiễm âm đạo.
Con đường dẫn đến các nhiễm khuẩn đường sinh sản trong đó có cả BV
bao gồm các yếu tố sau:
+ Yếu tố nội sinh (các nhiễm khuẩn âm đạo nội sinh- Endogenous
Vaginal Infections: EVIs): là do các vi sinh vật có mặt trong hệ vi sinh vật
bình thường thắng thế phát triển đủ để gây bệnh.
Rối loạn nội tiết như thiếu hụt estrogen dẫn đến làm tăng pH âm đạo gây
đảo lộn hệ vi sinh vật. Dùng kháng sinh kéo dài làm chết hệ vi sinh vật cộng
sinh có lợi, đặc biệt gây chết Lactobacilli. Các nguyên nhân khác như dùng


10

corticoid kéo dài, bệnh đái tháo đường làm suy giảm miễn dịch tạo thuận lợi
cho vi sinh vật thắng thế gây bệnh.
+ Các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections: STIs): là do các
vi sinh vật gây bệnh như: song cầu khuẩn lậu, xoắn khuẩn giang mai, vi rút
gây u nhú ở người, các Mycoplasma… Bình thường các vi sinh vật này không
có mặt trong hệ vi sinh vật của môi trường âm đạo mà lây truyền qua quan hệ
tình dục.

Theo Griver thì Gardnerella và Mobiluncus đơn độc không gây ra BV
mà phải phối hợp nhiều loại vi sinh vật để gây bệnh. Vì thế BV có liên quan
đến lây truyền qua quan hệ tình dục.
Người ta đã tìm thấy Chlamydia và lậu cầu trong BV [29].
Vấn đề này cho thấy tính hợp lý của những sinh vật lây truyền qua đường
tình dục có lẽ đầu tiên vẫn là sự thay đổi vi khuẩn chí âm đạo đặc trưng.
+ Yếu tố ngoại sinh (Iatrogenic Infections: IaIs): là do nhiễm các vi sinh
vật từ các thủ thuật y tế không vô trùng như thủ thuật sản khoa, nạo hút, đặt
vòng, thăm khám phụ khoa…còn gọi là nhiễm trùng do nhân viên y tế làm
phá vỡ hàng rào bảo vệ âm đạo gây viêm âm đạo.
Cơ chế bệnh sinh của BV được tóm tắt bằng sơ đồ sau


11

HIV/AIDS
EVIs
- Rối loạn nội tiết

STIs

Cơ hội nhiễm

IaIs

- Quan hệ tình dục

- Dùng kháng sinh,

Thủ thuật sản khoa,


- Dùng corticoid kéo dài

nạo hút, đặt vòng...

- Đái tháo đường...
- Mất cân bằng hệ vi
sinh vật
- Vi sinh vật gây bệnh
thắng thế phát triển

- Góp thêm vi sinh
vật gây bệnh cùng hệ
hoặc khác hệ
- Làm đảo lộn hệ vi

Phá vỡ hàng rào
bảo vệ ( trực khuẩn
Lactobacilli)

Tạo điều kiện thuận lợi

BV

Sơ đồ 1.1: Cơ chế bệnh sinh của viêm âm đạo do vi khuẩn
1.1.4. Chẩn đoán
1.1.4.1. Lâm sàng
* Triệu chứng cơ năng
- Khí hư ra nhiều, màu trắng xám, mùi hôi. Sau khi quan hệ càng nặng
mùi hơn.



12

- Ngứa, nóng rát ở âm hộ, âm đạo.
- Có khi đái buốt hay khó đái do cảm giác nóng rát, xót khi nước tiểu
tiếp xúc với vùng âm hộ.
- Đau sinh dục khi giao hợp.
- Có thể đau vùng tiểu khung.
- Ở phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, nhiễm trùng
sơ sinh.
- Các vấn đề vô sinh.
* Triệu chứng thực thể :
- Âm hộ có thể đỏ, sưng nề, viêm và nứt kẽ.
- Âm đạo có thể xung huyết có những nốt đỏ, khí hư màu trắng xám
đồng nhất bám vào thành.
- Cổ tử cung có thể viêm đỏ xung huyết.
- Dịch tiết âm đạo: Là khí hư màu trắng xám mùi hôi. Xét nghiệm có thể
thấy các vi sinh vật như: Trichomonas vaginalis, Bacterioider, nấm,
Gardnerella vaginalis.
1.1.4.2. Các xét nghiệm chẩn đoán
- Độ pH âm đạo
pH âm đạo người bình thường 3,8-4,5. Trong BV thì độ pH > 4,5.
Eschenbach và cộng sự đã thông báo không có trường hợp nào trên tổng
số 178 phụ nữ có độ pH âm đạo ≤ 4,4 mà lại có tế bào Clue và 257 phụ nữ có
≥ 20% tế bào Clue thì có pH âm đạo ≥ 4,7 [26].
- Test Sniff
Cách làm ở mục 2.2.4.3
Mùi cá ươn trong dịch âm đạo là biểu hiện thông thường nhất của phụ nữ bị
BV. Mùi hôi cá ươn tạo ra là do các amin bay hơi như putrescine, cadaverine,

histamis, trimethylamis.


13

- Tế bào clue (Clue cells)
Mục 2.2.4.3.
+ Trên tiêu bản soi tươi
Bình thường trên tiêu bản soi tươi dịch âm đạo có thể phát hiện được tế
bào clue, tuy nhiên các trường hợp không bị viêm âm đạo do vi khuẩn thì tỉ lệ
phát hiện thấy tế bào clue thấp, chỉ từ 2-20% trường hợp.
Lactobacilli hiếm khi có độ tập trung cao để tạo thành tế bào clue [17]
Trong BV, số lượng vi khuẩn tăng cao 109-1011/1gr dịch tiết (bình
thường: 105-106/1gr dịch tiết).
+ Trên tiêu bản nhuộm Gram : tế bào clue là tế bào biểu mô âm đạo vảy phủ
dầy kín bằng các cầu trực khuẩn bắt màu Gram âm, bám dính và phá hủy tế
bào, bờ tế bào bị che lấp không nhận diện được. Vì thế tế bào clue giống hiện
tượng “bánh bị kiến nhấm”.
- Nuôi cấy
Nuôi cấy vi khuẩn không có giá trị nhiều cho chẩn đoán BV vì
Gardnerella vaginalis có thể thấy ở những phụ nữ không có biểu hiện lâm
sàng BV là 58%. Trong số nuôi cấy dương tính, có 49% có dấu hiệu lâm sàng
của BV. Nuôi cấy dương tính mà không có dấu hiệu lâm sàng thì không có lý
do để điều trị.
Nuôi cấy cần được thực hiện tại cơ sở xét nghiệm có điều kiện, cần môi
trường, thời gian lâu vì thế không tiện sử dụng và không dễ triển khai tại
tuyến cơ sở.
- Nhuộm Gram dịch âm đạo
Dunkelberg (1965) và Spiegel (1983) đã thông báo hướng dẫn sử dụng hệ
thống điểm trên phết nhuộm Gram dịch âm đạo để chẩn đoán BV [30].

Nugent (1991) cũng sử dụng hệ thống điểm hình thái vi khuẩn trên phết
nhuộm Gram để chẩn đoán hay còn gọi là thang điểm của Nugent [17],[31]
(mục 1.6.3.2).


14

- Xét nghiệm thăm dò Nucleotid
Đây là test chẩn đoán BV, thường cùng một xét nghiệm có thể nhận biết
Candida và Trichomonas. Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi độ tập trung của
Gardnerella vaginalis trong âm đạo > 107/ml dịch âm đạo.
Hiện tại Việt Nam chưa có điều kiện tiến hành xét nghiệm này.
- Test nhận biết các sản phẩm chuyển hóa
* Testcard: dùng testcard để nhận biết Trimethylamin, thường phối hợp đo
dịch âm đạo để chẩn đoán BV.
* Test proline aminopeptidase: test này là phân tích sắc ký dịch âm đạo.
Nguyên lý:
Gardnerella vaginalis và Mobiluncus spp tạo ra proline aminopeptidase
nhưng Lactobacilli không tạo ra.
Ủ dịch âm đạo với enzyme xúc tác trong giấy nhỏ nằm trong đĩa
4h/35,50C, thêm chất chỉ thị màu xanh vào để cho phản ứng màu. Nếu có màu
đỏ hoặc hồng là phản ứng dương tính. Nếu có màu vàng, cam thì phản ứng
âm tính.
* Đo tỉ lệ Succinate/Lactate
Vi khuẩn kỵ khí Gram âm sinh succinate
Lactobacilli sinh lactate
Tỉ lệ succinate/ lactate cũng được phân tích bằng sắc ký khí dịch âm đạo.
Các test trên hiện nay Việt Nam chưa có điều kiện tiến hành.
1.1.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán BV
Hiện tại, để chẩn đoán BV có thể dựa vào hai phương pháp: phương

pháp Amsel và phương pháp Nugent.
- Tiêu chuẩn của Amsel
Amsel (1983) và các tác giả khác đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán BV. Cho
đến nay các tiêu chuẩn này vẫn được WHO khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán


15

BV như là tiêu chuẩn vàng [32]. Chẩn đoán BV dựa trên ít nhất 3 trong 4 dấu
hiệu sau (tiêu chuẩn Amsel):
1. Dịch âm đạo trắng xám đồng nhất, dính vào thành âm đạo.
2. pH âm đạo ≥ 4,5.
3. Test Sniff có mùi cá ươn.
4. Có tế bào clue (clue cells) trên tiêu bản soi tươi.
* Tiêu chuẩn Amsel (chặt chẽ): bắt buộc tỉ lệ có tế bào clue lớn hơn 20%.
- Tiêu chuẩn của Nugent
Tiêu chuẩn này sử dụng hệ thống điểm hình thái vi khuẩn bằng nhuộm
gram dịch âm đạo để chẩn đoán hay là thang điểm của Nugent.
Thang điểm được tính từ 0 đến 10 dựa vào 3 hình thái:
1. Hình thái trực khuẩn Gram dương lớn là hình ảnh của Lactobacilli.
2. Hình thái Gram âm nhỏ (biến thể đa dạng) gồm Gardnerella và vi
khuẩn kỵ khí.
3. Hình thái trực khuẩn hình que cong Gram âm hơi lớn hơn hình thái
Gardnerella, hai đầu bắt màu đậm hơn là hình ảnh của Mobiluncus.
Bảng 1.1. Hệ thống điểm theo hình thái vi khuẩn (thang điểm Nugent)
Điểm

Hình thái vi khuẩn

2.Vi khuẩn

1.Trực khuẩn
3. Mobiluncus (trực
Gardnerella, vi khuẩn
Lactobacilli (trực khuẩn
khuẩn Gram âm
kỵ khí (cầu trực khuẩn
Gram dương lớn)
hình que cong)
Gram âm nhỏ)
0
>30
0
0
1
16-30
1-5
1-15
2
6-15
6-15
16-30 hoặc >30
3
1-5
16-30
4
0
>30
Chấm điểm hình thái theo bảng sau:
(*) Số vi khuẩn trên một vi trường kính hiển vi quang học vật kính dầu 100,
điểm cho khi đạt trên 10 vi trường.



16

* Cách đánh giá:
Từ 0-3 điểm: bình thường
Từ 4- 6 điểm: nghi ngờ hay BV tiềm tàng
Từ 7-10 điểm: BV thực sự.
1.1.4.4. Nhận định kết quả xét nghiệm (bằng phương pháp soi tươi và
nhuộm Gram dịch âm đạo) [33]
- Soi tươi dịch âm đạo
* Tế bào clue
Tế bào biểu mô âm đạo bị phủ dầy đặc bởi các vi khuẩn, bờ tế bào bị che
lấp không xác định được.
* Nấm âm đạo
+ Có nhiều tế bào nấm, ở dạng hoạt động
+ Độ pH âm đạo ≤ 3,8.
* Trichomonas vaginalis
Những roi trùng lớn di động đặc biệt (vừa quay tròn, vừa giật lùi) số
lượng nhiều, ít thay đổi, nếu thấy là nhiễm bệnh.
- Nhuộm Gram dịch âm đạo
* Dùng để nhận định chỉ số hình thái vi khuẩn hay tiêu chuẩn Nugent (theo
bảng ở mục 1.1.4.3)
* Nhận định hệ vi khuẩn không thuộc bệnh BV (nếu có):
+ Lậu cầu: là những song cầu hình hạt cà phê bắt màu Gram âm nằm
trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân, bạch cầu bị phá vỡ.
+ Tế bào viêm: tế bào bạch cầu.
* Nhận định tế bào clue (mục 1.1.4.2)



17

1.1.4.5. Chẩn đoán phân biệt viêm âm đạo do vi khuẩn với các viêm âm
đạo khác
Bảng 1.2. Tóm tắt các biểu hiện của hội chứng tiết dịch âm đạo theo
những nguyên nhân thường gặp
Đặc
điểm

Âm đạo
bình
thường

Màu

Xám đá
phiến

pH
Mùi
Mật
độ

< 4,5
Không
Lỏng,
loãng
thuần
nhất
Không

thấy bất
thường

VAĐ teo
Xám –
vàng mủ,
huyết
thanh máu
7,0
Không
Lỏng,
loãng
thuần nhất

VAĐ do vi
khuẩn
Xám

VAĐ
và/CTC do
Chlamydia
trachomatis
Màu xanh lục, Có thể dịch
loãng trắng
tiết có mủ
hoặc xám
VAĐ do
Trichomonas
vaginalis


VAĐ do
Candida
albicans
Trắng đặc

>4,7
Hôi tanh
Lỏng, loãng có
bọt thuần nhất

>5,5
Hôi
Lỏng, có bọt
thuần nhất

< 4,5
Không
Sánh

Biểu mô cổ
tử cung và
âm đạo màu
xám, hồng
và mềm
Phát Một số
Nhiều tế
hiện
bạch cầu, bào biểu
vi thể rất ít vi
mô cạnh

khuẩn
nền. Số
nhiều tế
lượng
bào biểu bạch cầu ở
mô bong mức vừa

Không thay
đổi đáng kể

Nốt đỏ, chấm
xuất huyết

Biểu mô cổ tử Ban đỏ âm
cung viêm đỏ hộ và âm
đạo

Tế bào biểu
mô bong gắn
dính với vi
khuẩn (tế bào
clue), vi khuẩn
chụm thành
đám, hiếm
Lactobacilli,
hiếm bạch cầu

Trichomonas
chuyển động
trong tiêu bản

tươi, nhiều
bạch cầu,
nhiều tế bào
biểu mô nền,
nhiều vi
khuẩn.

Nhiều tế bào
biểu mô
bong, nhiều
bạch cầu,
nhiều vi
khuẩn

Điều
trị

Metronidazole
Clindamycin

Metronidazol
e

Tetracylin
Erythromyci
n

Phát
hiện
thực

thể

Không

Estrogen

4,0 – 4,5
Không
Sánh, có
mảng

Có sợi nấm,
giả nấm,
nấm có
mầm, nhiều
bạch cầu, ít
Lactobacilli,
tế bào biểu
mô bong,
nhiều tế bào
biểu mô.
Nistatin
Miconazole
Clotrimazole
Tím geltian


18

Nguồn: Theo Faro S(ed): Diagnosis and Management of Female Pelvic Infections in

Primary Care Medicine Baltimore, Williams & Wilkins, 1985 trang 107.

Bảng 1.3. Chẩn đoán phân biệt giữa VAĐ do vi khuẩn và các nguyên nhân khác
Đặc điểm
Nguyên nhân

VAĐ do nấm
Candida albicans

VAĐ do trùng roi
Trichomonas
Vaginalis

Triệu chứng hay
gặp
Dịch:
- Lượng
- Màu
- Độ đặc

Ngứa âm hộ

Ngứa âm hộ
Quan hệ rất đau

- Ít đến trung bình
- Trắng
- Mảng dính, đóng
cục


- Nhiều
- Vàng, xanh
- Đồng nhất, loãng,
bọt

pH dịch âm đạo
Mùi hôi cá ươn
Vi thể

VAĐ do vi khuẩn
Liên quan với
Gardnerella
Vaginalis, vi khuẩn
yếm khí
Mycoplasma
Ngứa âm hộ

- Trung bình
- Vàng hoặc xám
- Đồng nhất, lỏng,
tráng đều thành âm
đạo
≤ 4,5
≥ 5,0
> 4,5
(-)
(±)
(+)
- Bạch cầu, tế bào Bạch cầu, trùng roi Clue cells (là
biểu mô

di động thấy trong những tế bào biểu
- Bào tử, sợi tơ
80% - 90% bệnh
mô gai có nhiều
nấm giả có trong
nhân có triệu
trực khuẩn bám
80% trường hợp
chứng, thường thấp dính lên bề mặt tế
nhiễm nấm ở bệnh hơn nếu không có
bào và phá hủy tế
nhân có triệu
triệu chứng.
bào). Những vi
chứng điển hình.
khuẩn bám dính
Cấy ( +/-)
chủ yếu là
Gardnerella
Vaginalis và những
vi khuẩn yếm khí
khác.


19

1.1.5. Điều trị
- Toàn thân
+ Metronidazole (Flagyl) là thuốc trị ký sinh trùng chống nhiễm khuẩn
thuộc họ Nitro – 5 imidazol.

* Dược lực học: là thuốc kháng khuẩn thuộc họ Nitro-5 Imidazole có phổ
hoạt tính rộng trên động vật nguyên sinh như amip, Giardia và trên vi khuẩn
kị khí.
Cơ chế tác dụng của metronidazol còn chưa thật rõ. Trong ký sinh trùng
nhóm 5-Nitro của thuốc bị khử thành các chất trung gian độc với tế bào. Các
chất này liên kết với cấu trúc xoắn của phân tử DNA làm vỡ các sợi này và
cuối cùng làm tế bào chết. Nồng độ trung bình có hiệu quả của metronidazol
là 8mcg/ml hoặc thấp hơn đối với hầu hết các động vật nguyên sinh và các vi
khuẩn nhậy cảm.
Metronidazol là thuốc rất mạnh trong điều trị nhiễm động vật nguyên
sinh như Entamoeba histolytica, Giardia lamblia và Trichomonas vaginalis.
Metronidazol có tác dụng diệt khuẩn trên Bacteroides, Fusobacterium và các
vi khuẩn kỵ khí bắt buộc khác, nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn ái khí.
Metronidazol chỉ bị kháng trong một số ít trường hợp. Khi bị nhiễm cả vi
khuẩn ái khí và kỵ khí, phải phối hợp metronidazol với các thuốc kháng
khuẩn khác.
* Dược động học: Metronidazol thường hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi
uống, đạt tới nồng độ trong huyết tương khoảng 10mg/ml khoảng 1 giờ sau
khi uống 500mg. Mối tương quan tuyến tính giữa liều dùng và nồng độ trong
huyết tương diễn ra trong phạm vi liều từ 200mg- 2000mg. Liều dùng lặp lại
cứ 6-8 giờ một lần sẽ gây tích lũy thuốc. Thời gian bán thải của metronidazol
trong huyết tương khoảng 8 giờ.


20

Metronidazol thâm nhập tốt vào các mô và dịch cơ thể, vào nước bọt và
sữa mẹ. Nồng độ điều trị cũng đạt được trong dịch não tủy.
Metronidazol chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa dạng
hydroxyl và acid, và thải trừ qua nước tiểu một phần dưới dạng glucuronid.

Các chất chuyển hóa vẫn còn phần nào tác dụng dược lý.
Liều dùng: 500mg x 2 lần/ ngày uống trong 7-10 ngày hoặc uống liều
duy nhất 2g.
* Chống chỉ định: Có tiền sử quá mẫn với metronidazol hoặc các dẫn
chất nitro-imidazol
+ Clindamycin
Liều dùng: 300mg x 2 lần/ngày uống trong 7 ngày.
- Tại chỗ
+ Thụt âm đạo acid acetic 1%
+ Đặt âm đạo metronidazole mỗi tối 1viên x 2 tuần, tái phát có thể dùng 2 đợt
+ Đặt âm đạo clindamycin mỗi tối 1 viên x 7 ngày.
1.2. POVIDONE IODINE 10% GEL
Biệt dược Betadine vaginal gel 10%

Số đăng ký: VN – 18034-14
Nhà sản xuất: Mundipharma


21

- Thành phần: Povidone iodine 10% mỗi gram chứa povidone – iodine
100mg, tương đương với 10mg iod chứa bên trong.
Công thức hóa học:

+ Dược động học: Iod được thấm qua da và thải trừ qua nước tiểu. Hấp thu
toàn thân phụ thuộc vào vùng và tình trạng sử dụng thuốc (diện rộng, da,
niêm mạc, vết thương, các khoang trong cơ thể). Khi dùng làm dung dịch rửa
các khoang trong cơ thể, toàn bộ phức hợp cao phân tử povidone- iod cũng có
thể được cơ thể hấp thu. Phức hợp này không chuyển hóa hoặc đào thải qua
thận. Thuốc được hệ thống liên võng nội mô lọc giữ.

+ Cơ chế tác dụng: Povidone iod là phức hợp của iod với polyvinyl
pyrrolidon (povidone), chứa 9%-12% dễ tan trong nước và trong cồn, dung
dịch chứa 0,85%-1,2% iod có pH 3,0-5,5. Povidon được dùng làm chất mang
iod. Dung dịch povidon – iod giải phóng iod dần dần do đó kéo dài tác dụng
sát khuẩn, diệt khuẩn, nấm, virus, động vật đơn bào, kén và bào tử. Vì vậy tác
dụng của thuốc kém hơn tác dụng các chế phẩm chứa iod tự do nhưng ít độc
hơn vì lượng iod tự do ít hơn < 1/triệu trong dung dịch 10%.
+ Chỉ định
* Viêm âm đạo cấp và mạn tính do Candida albicans, Trichomonas
vaginalis, nhiễm phối hợp, nhiễm tạp khuẩn và nhiễm không đặc hiệu (nhiễm
khuẩn âm đạo và Gardnerella vaginalis).


22

* Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm âm đạo sau một trị liệu kháng sinh
hoặc Steroid.
* Khử trùng âm đạo trước và sau mổ
+ Chống chỉ định
* Nhạy cảm với povidone iodine.
* Sản phẩm này là chất diệt tinh trùng không nên sử dụng khi thụ thai,
* Không dùng thuốc khi có sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, các
bệnh lý rõ ràng khác của tuyến giáp, cũng như trước và sau khi trị liệu Iod
phóng xạ.
Không sử dụng ở trẻ trước tuổi dậy thì.
* Không sử dụng cho bệnh nhân đang điều trị bằng Lithium.
* Thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú.
+ Liều dùng: Người lớn, người cao tuổi nhiễm khuẩn âm đạo: Khoảng 5g
mỗi tối trong 14 ngày gồm cả những ngày trong chu kỳ kinh. Liều dùng có
thể tăng tới 2 lần mỗi ngày. Khử trùng âm đạo trước phẫu thuật: sử dụng buổi

tối và thụt trong âm đạo qua đêm. Sáng hôm sau trước khi phẫu thuật rửa âm
đạo bằng dung dịch sát khuẩn betadine.
+ Cách dùng:
* Mở nắp của tuýp thuốc và gắn với dụng cụ đặt âm đạo.
* Kéo pittong lại vị trí ranh giới
* Làm đầy dụng cụ đặt âm đạo bằng cách bóp phần cuối tuýp thuốc, đẩy
gel vào trong dụng cụ đặt âm đạo
* Rút dụng cụ đã đầy gel ra khỏi tuýp thuốc
* Bệnh nhân nằm ngửa, nhẹ nhàng đưa dụng cụ đầy thuốc vào âm đạo và
ấn pittong để đẩy gel vào
Có thể bôi lớp mỏng 1-2cm gel quanh bên ngoài bộ phận sinh dục 2- 3
lần mỗi ngày.


23

+ Tác dụng không mong muốn
* Kích ứng tại chỗ: đỏ, rát, ngứa.
* Một số trường hợp phản ứng dị ứng toàn thân bao gồm hạ huyết áp và
hoặc thở gấp (phản ứng quá mẫn)
1.3. TÌNH HÌNH VIÊM ÂM ĐẠO DO VI KHUẨN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN
THẾ GIỚI

1.3.1. Việt Nam
Báo cáo của Đoàn Thị Nguyện (1996) trên phụ nữ ở Hải Dương – Hải
Hưng, tỉ lệ viêm âm đạo chiếm 23% [34]. Lê Thị Oanh (1997) nghiên cứu 196
phụ nữ đặt vòng tránh thai của huyện Sóc Sơn- Hà Nội thấy 58,8% bị nhiễm
trùng sinh dục trong đó tỉ lệ BV là 19,6% [35]. Theo Trần Văn Cường (1998),
BV chiếm tỉ lệ 4,47% trong 134 phụ nữ nhiễm trùng đường sinh dục dưới tại
Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh [36]. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hưng và

cộng sự (2000), tỉ lệ viêm âm đạo thay đổi theo địa danh : Hải Phòng 20,3%,
Thái Nguyên 4,3%, Lâm Đồng 4,4%, Nam Định 38,4%, Đồng Tháp 4,4%
[37]. Năm 2001, Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh cho thấy tỉ lệ nhiễm trùng
đường sinh dục rất cao ở các địa phương : nội thành Hà Nội 41,48%, ngoại
thành Hà Nội 59,35%, ven biển Thái Bình 56,98%, ngoại thành Hải Dương
52%, vùng núi Nghệ An 64,07%. Trong số đó BV thay đổi từ 8,7% đến
28,74% [38]. Tại Đà Nẵng (2001) 57,4% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, trong đó
17,1% viêm âm đạo và 17,2% mắc STDs [39]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Phương Nam, Lê Hoàng, Đặng Thị Minh Nguyệt (2014), BV chiếm 1,7%
trong 300 phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
[14]. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Thu Hà trên 246 phụ
nữ >18 tuổi đã có quan hệ tình dục đến khám tại trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản tỉnh Quảng Ninh (2014), BV chiếm 27,6% [15]. Trong năm 2014
theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh, Đỗ Trọng Cán trong 308 phụ nữ
>18 tuổi có thai tuổi thai từ 13-28 tuần đến khám tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh


24

Vĩnh Phúc tỉ lệ viêm âm đạo do BV chiếm 29,5% [16]. Theo Nguyễn Thị
Thời Loạn (2003), trong 352 bệnh nhân có HCTDAĐ khám tại phòng khám
Bệnh Viện Da Liễu Trung Ương tỉ lệ BV được chẩn đoán theo phương pháp
Amsel là 25,85%, theo phương pháp Nugent là 32,95% [40]
Thông báo của Trần Thị Phương Mai (2001) tại Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ
sinh trên phụ nữ nhiễm trùng đường sinh sản, tỉ lệ BV là 3,8% [41]. Tại Hội
nghị phụ sản toàn quốc (2001) tổng kết 2 năm: năm 2000 có 3.346.523 người
chữa phụ khoa/ tổng số 8.377.852 người khám phụ khoa. Năm 2001 có
4.656.924 người chữa phụ khoa/ tổng số 10.403.216 khám phụ khoa, tuy
nhiên không có con số cụ thể viêm âm đạo và BV [42].
Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Ái Liên (2012) điều trị cho 60 bệnh

nhân BV bằng clindamycin (600mg/ngày, trong 7 ngày), kết quả khỏi bệnh
chiếm 93,33%[43]
1.3.2. Thế giới
Ở Mỹ khoảng 70% phụ nữ đến khám phụ khoa có triệu chứng viêm âm
hộ/âm đạo và khoảng 2-4 phụ nữ được chẩn đoán nhiễm khuẩn sinh dục mỗi
ngày tại phòng khám [44]. Cũng tại Mỹ, hàng năm có 3 triệu trường hợp mắc
BV có triệu chứng và có thêm 3 triệu trường hợp BV không triệu chứng,
chiếm 40-50% ở quần thể có nguy cơ cao mắc STDs [45]. BV chiếm 15-30%
phụ nữ đến khám tại phòng khám sản phụ khoa ở Mỹ (2001) [46]. Ở
Indonesia (2001) BV chiếm 23,3% số phụ nữ đến khám ở phòng khám kế
hoạch hóa gia đình [47]. Theo nghiên cứu của Mibizvo EM 2001 tại Zibawe,
BV chiếm 30,3%. Năm 2002 BV ở Thụy Sĩ chiếm 28% trong số phụ nữ có
HCTDAĐ và 15,6% ở phụ nữ có thai [48]. Ở Hà Lan tỉ lệ BV chiếm 36,1%
trong số bệnh nhân có nhiễm trùng đường sinh dục [49]. Nghiên cứu của
Brenner WE [50] và Edelman DA [51] khi điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
bằng metronidazole thì hiệu quả khỏi bệnh từ 88%-95%.


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

80 bệnh nhân nữ có hội chứng tiết dịch âm đạo đến khám và được
chẩn đoán là viêm âm đạo do vi khuẩn tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
từ 10/2015-9/2016.
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn
Theo tiêu chuẩn của Amsel
Chẩn đoán BV dựa trên ít nhất 3/4 dấu hiệu sau:

1. Dịch âm đạo trắng xám đồng nhất, dính vào thành âm đạo.
2. pH âm đạo ≥ 4,5.
3. Test Sniff có mùi cá ươn.
4. Có tế bào clue (clue cells) trên tiêu bản soi tươi.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân cho nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
điều trị
- Bệnh nhân nữ tuổi từ 15 có biểu hiện tiết dịch âm đạo
- Đã có chồng hoặc có quan hệ tình dục
- Không sử dụng thuốc đặt âm đạo 2 tuần trước khi đến khám
- Không thụt rửa âm đạo 3 ngày trước khi đến khám
- Soi tươi dịch âm đạo có tế bào clue
- Không có thai, chưa có nhu cầu mang thai trong thời gian nghiên cứu
- Không mắc các bệnh kết hợp khác
- Đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng trả lời câu hỏi.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ cho nghiên cứu về điều trị
- Bệnh nhân đang sử dụng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc tránh
thai, các thuốc chống rối loạn chuyển hóa, các thuốc ức chế miễn dịch khác.


×