Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bản Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Nhà Xưởng Sản Xuất, Gia Công Và Chế Biến Gỗ Gia Dụng Xuất Khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.5 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
I.THÔNG TIN CHUNG..................................................................................................3
II.ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................................4
1. Địa điểm Dự án:.......................................................................................................4
1. Địa điểm Dự án:.......................................................................................................4
2. Hiện trạng nhà xưởng:.............................................................................................4
2. Hiện trạng nhà xưởng:.............................................................................................4
3. Quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:.................................................4
3. Quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:.................................................4
III.QUI MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH......................................................................4
3.1. Qui trình công nghệ:.............................................................................................4
3.1. Qui trình công nghệ:.............................................................................................4
3.2. Công suất sản phẩm:.............................................................................................5
3.2. Công suất sản phẩm:.............................................................................................5
3.3. Máy móc thiết bị:..................................................................................................5
3.3. Máy móc thiết bị:..................................................................................................5
IV.NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG....................................................6
4.1. Nhu cầu nguyên liệu:............................................................................................6
4.1. Nhu cầu nguyên liệu:............................................................................................6
4.2. Nhu cầu lao động:.................................................................................................6
4.2. Nhu cầu lao động:.................................................................................................6
4.3. Nguồn cấp nước, điểm cấp nước và nhu cầu dùng nước:....................................6
4.3. Nguồn cấp nước, điểm cấp nước và nhu cầu dùng nước:....................................6
4.4. Nguồn điện và nhu cầu dùng điện:.......................................................................6
4.4. Nguồn điện và nhu cầu dùng điện:.......................................................................6
V.CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................................................6
5.1. Các loại chất thải phát sinh:.................................................................................6
5.1. Các loại chất thải phát sinh:.................................................................................6
5.1.1. Ô nhiễm bụi:......................................................................................................7
5.1.2. Ô nhiễm nước thải:............................................................................................7
5.1.3. Ô nhiễm Chất thải rắn:......................................................................................8




5.1.4. Các chất thải khác:.............................................................................................9
5.2. Các tác động khác:................................................................................................9
5.2. Các tác động khác:................................................................................................9
5.2.1 Ô nhiễm ồn:........................................................................................................9
5.2.2 Ô nhiễm nhiệt:....................................................................................................9
5.2.1 Sự cố tai nạn lao động:.....................................................................................10
5.2.2 Sự cố môi trường:.............................................................................................10
5.2.1 Khả năng gây cháy nổ:.....................................................................................10
VI.BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC...........................................10
6.1. Biện pháp giảm thiểu chất thải:..........................................................................10
6.1. Biện pháp giảm thiểu chất thải:..........................................................................10
6.1.1 Ô nhiễm bụi:.....................................................................................................10
6.1.2 Ô nhiễm nước thải:...........................................................................................13
6.1.3 Chất thải rắn:....................................................................................................14
6.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác:...........................................................14
6.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác:...........................................................14
6.2.1 Khống chế ô nhiễm ồn:....................................................................................14
6.2.2 Khống chế ô nhiễm nhiệt:................................................................................14
6.2.3 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:.....................................................15
6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............................................16
6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..............................................16
VII.CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....................................................................16


MỞ ĐẦU
Căn cứ Luật môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về
Hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi

trường trên toàn lãnh thổ.
Căn cứ thông tư số 08/2006/TT-BKHCNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ký
ngày 08/9/2006 về hướng dẫn lập và thẩm định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Căn cứ Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005 và Luật
doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Quốc hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Công ty TNHH Mộc Dương có nhà xưởng sản xuất tại: Ấp Hòa Bình, Thị trấn Phước
Khánh, huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương. Để hoạt động hiệu quả và bền vững, Công ty
tiến hành lập Bản Cam kết bảo vệ Môi trường.
Trình tự Bản Cam kết bảo vệ Môi Trường gồm có những nội dung sau:


Thông tin chung;



Địa điểm thực hiện Dự án;



Qui mô sản xuất, kinh doanh;



Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng;



Các tác động môi trường;




Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực;



Cam kết bảo vệ môi trường.

I. THÔNG TIN CHUNG
I.1. Tên Dự án: Nhà xưởng sản xuất, gia công và chế biến gỗ gia dụng xuất khẩu
I.2. Tên Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MỘC DƯƠNG
I.3. Địa chỉ liên hệ của Chủ đầu tư: Ấp Bình Hòa, Trị trấn Tân Phước Khánh, huyện
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
I.4. Địa chỉ Dự án: xã An Điền, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
I.5. Người đại diện: Ông CHIU HUNG CHIN

Chức vụ: Tổng Giám đốc điều hành

I.6. Điện thoại: 0650 610670

Fax: 0650 610671


II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Địa điểm Dự án:
Dự án Nhà máy sản xuất, gia công và chế biến gỗ gia dụng của Công ty TNHH Mộc
Dương đặt tại xã An Điền, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Diện tích đất sử dụng: 9.080,2 m2
2. Hiện trạng nhà xưởng:

Nhà xưởng sản xuất được xây dựng trên khu đất có diện tích: 9.080,2 m 2. Trong đó,
bao gồm các hạng mục công trình như sau:
3. Quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:
Chất thải rắn công nghiệp: là những chất thải rắn sinh ra từ quá trình hoạt động sản
xuất. Các chất thải này sẽ được phân loại: tái sử dụng hoặc thải bỏ. Các chất thải rắn thải
bỏ sẽ Hợp đồng với Đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý đúng qui
định.
Các chất thải nguy hại: là các chất thải độc hại phát sinh từ quá trình hoạt động sản
xuất, chất thải này sẽ được thu gom tập trung, có dấu hiệu cảnh báo cụ thể và được chứa
trong kho chứa riêng biệt. Mỗi loại chất thải độc hại khác nhau, được chứa vào mỗi nơi
khác nhau, đồng thời có vách ngăn nhằm tránh trường hợp chúng tác dụng với nhau tạo
thành chất độc mạnh hơn gây hại đến con người và môi trường. Các loại chất thải này sẽ
Hợp đồng với Đơn vị có chức năng đến thu gom và vận chuyển xử lý đúng qui định.
III. QUI MÔ SẢN XUẤT KINH
DOANH
Tạo mẫu
Tạo mẫu
Định dạng
mẫu
mẫu
Chấ tạo
tạo tại
tại chỗ
chỗ
3.1.Định
Quidạng
trình
công nghệ: Chấ

Định

Định dạng
dạng mẫu
mẫu

Bào,
Bào, cắt,
cắt, cưa
cưa và
và
ghép
ghép

Qui trình công nghệ sản xuất được trình bày cụ thể như sau:
Gia
Gia công
công bên
bên ngoài,
ngoài,
mua
mua từ
từ bên
bên ngoài
ngoài

Thành
Thành hình
hình

Sửa
Sửa lại

lại chà
chà nhám
nhám

Chà
Chà nhàm
nhàm
Kiểm
Kiểm tra
tra chất
chất
lượng
lượng sản
sản phẩm
phẩm

Đóng
Đóng gói
gói

Xuất
Xuất hàng
hàng


Hình 3.1: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất
Thuyết minh:
Nguồn nguyên liệu đầu vào là gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguyên liệu được phân loại khi nhập xưởng tùy thuộc vào từng kích thước khác
nhau. Sau khi phân loại, nguyên liệu được chuyển đến công đoạn chế tạo mẫu và định

dạng mẫu. Sau khi thực hiện xong các công đoạn này, nguyên liệu được tiếp tục chuyển
đến công đoạn bào, cắt, cưa, ghép để phục vụ cho công đoạn định hình. Để tạo độ nhẵn và
bóng cho bề mặt sản phẩm nguyên liệu được chuyển vào công đoạn chà nhám; Công đoạn
này được thực hiện thủ công. Sau đó, sản phẩm được đưa qua công đoạn kiểm tra; sản
phẩm đạt chất lượng được đóng gói và xuất hàng.
3.2. Công suất sản phẩm:
Công suất sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm được xuất khẩu sang các nước Châu Âu và Nhật.
3.3. Máy móc thiết bị:
STT

Tên thiết bị

ĐVT

Số lượng

1

Máy bào hai mặt

Bộ

1

2

Máy định hình trục lón

Bộ


2

3

Máy điêu khắc

Bộ

2

4

Máy định hình

Bộ

1

5

Máy cắt hai đầu

Cái

3

6

Máy bào tự động


Cái

1

7

Máy tiện gỗ

Cái

3

8

Máy cưa mâm

Bộ

2

9

Máy cưa lọng

Cái

2

10


Máy định hình

Bộ

2

11

Máy bào tay

Cái

2


12

Máy cưa lọng chỉ

Bộ

1

13

Máy điêu khắc

Cái


1

14

Máy định hình 1 trục nhỏ

Bộ

1

15

Máy khoan đa năng

Cái

2

16

Máy khoan đầu chữ thập

Cái

1

17

Máy chạm nhỏ


Bộ

3

18

Máy cắt cao tốc tự động

Bộ

2

IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
4.1. Nhu cầu nguyên liệu:
Nguyên liệu chính là gỗ được nhập khẩu từ nước ngoài. Khối lượng:
4.2. Nhu cầu lao động:
4.3. Nguồn cấp nước, điểm cấp nước và nhu cầu dùng nước:
-

Nguồn nước sử dụng là nước ngầm

4.4. Nguồn điện và nhu cầu dùng điện:
Nguồn điện sử dụng là mạng lưới điện Quốc gia, nhu cầu cho năm sản xuất ổn định
là:
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.1. Các loại chất thải phát sinh:
Trên cơ sở phân tích qui trình công nghệ sản xuất của Công ty và tham khảo các công
nghệ sản xuất tương tự tại các đơn vị đang hoạt động, có thể xác định các nguồn gây ô
nhiễm chính của công ty như sau:
- Nước thải sinh hoạt;

- Bụi từ quá trình sản xuất;
- Khí thải, bụi từ phương tiện vận chuyển;
- Ô nhiễm do nhiệt thừa;
- Ô nhiễm do tiếng ồn.


- Các tác động khác.
5.1.1. Ô nhiễm bụi:
Bụi phát sinh tại các công đoạn như sau:
-

Công đoạn bào, cưa, cắt
Công đoạn chà nhám
Công đoạn ghép chi tiết

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về kích thước, cỡ hạt bụi và tải lượng bụi phát
sinh ở những công đoạn khác nhau. Tại các công đoạn gia công thô như cưa, cắt, bào,…
phần lớn chất thải đều có kích thước lớn có khi tới hàng ngàn µm với tải lượng chất thải
bình quân từ 30 - 300kg/ tấn gỗ nguyên liệu.
Tại các công đoạn gia công tinh như chà nhám, đánh bóng tải lượng bụi không lớn
nhưng kích cỡ hạt bụi rất nhỏ, thường nằm trong khoảng từ 2-20 µm nên rất dễ phát tán
trong không khí.
Ngoài các công đoạn chủ yếu phát sinh bụi trong quá trình sản xuất trên. Bụi còn phát
sinh tại các công đoạn khác như: vận chuyển gỗ, lắp ghép,… đều có phát sinh bụi, tuy
nhiên ở mức độ không đáng kể.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO 1993), tải lượng
ô nhiễm bụi do quá trình cưa, cắt, chà nhám gây ra như sau:
Công đoạn

Khối lượng


Cưa cắt

Tải lượng ô nhiễm

0,187 kg/tấn gỗ
0,05 kg/m2

Chà nhám
Chuyển mùn cưa

Hệ số ô nhiễm

10%*

0,5 kg/ tấn

Tổng cộng
Qua khảo sát thực tế ở tại các nhà máy chế biến gỗ tương tự như của dự án, kết quả cho
thấy nồng độ bụi tại các khu vực máy chà nhám dao động từ 2,2 - 3,31 mg/m 3. Nồng độ
bụi trong phạm vi cách phân xưởng khoảng 20 m là 0,26 mg/m 3. Nồng độ bụi tại các khu
vực khác dao động từ 1,5 - 2,62 mg/m3, tại xưởng lắp ráp là 2,62 mg/m3, tại xưởng mộc là
0,62 mg/m3. Như vậy, nồng độ bụi trong khu vực sản xuất và trong không khí xung quanh
sẽ dao động trong khoảng từ: 1,5 – 3,31 mg/m 3. Do đó cần thiết phải có các biện pháp kỹ
thuật để xử lý nhằm hạn chế sự phát tán của bụi ra môi trường không khí xung quanh, gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe công nhân và gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu
vực.
5.1.2. Ô nhiễm nước thải:



Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của nhân viên, công nhân trong xưởng sản
xuất. Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất lơ lửng (SS) , các chất hữu cơ (BOD,
COD), các chất dinh dưởng (N, P) và vi khuân gây bệnh Ecoli.
Toàn xưởng có tổng số là 40 công nhân viên.
Do đó, lượng nước thải sinh hoạt được ước tính như sau:
40 người x 45 lít/người/ngày = 2.400 lít/ngày = 2,4 m3/ngày.
Đặc trưng của nước thải loại này là chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng độ chất
hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh) nếu không được tập trung và xử lý thì cũng sẽ dể ảnh hưởng
xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày các chất hữu cơ này sẽ bị phân
huỷ gây ra mùi hôi thối.
Bảng 5.1: Tính chất và thành phần nước thải sinh hoạt
STT

CHẤT Ô NHIỄM

NỒNG ĐỘ (mg/l)
Giới hạn

Trung bình

1

pH

6,8 – 8

7,0

2


SS

100 – 800

400

3

COD

200 – 1300

750

4

BOD

100 – 600

350

5

Tổng Nitơ

20 – 110

60


6

N_NO2

0–2

0

7

N_NO3

0–2

0

8

Chất tẩy rửa

5 – 20

10

9

SO42-

-


50

5.1.3. Ô nhiễm Chất thải rắn:
Rác thải sinh hoạt: từ quá trình hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong xưởng
sản xuất bao gồm các loại như: rau quả thừa, giấy vệ sinh, các loại bao bì,…; tải lượng
ước tính khoảng ????? kg/ngày.
Chất thải rắn công nghiệp: bao gồm các loại: bao bì carton, thùng gỗ, gỗ thừa,…; tải
lượng ước tính khoảng: ?????? kg/ngày.
Chất thải rắn nguy hại: giẻ lau máy móc thiết bị dính dầu, dầu máy thừa,…; tải
lượng không đáng kể, có thể thu gom tập trung dễ dàng.


5.1.4. Các chất thải khác:
Ô nhiễm khí thải do phương tiện vận chuyển: Khí thải chủ yếu phát sinh từ các
phương tiện vận tải ra vào công ty như xe ô tô, xe tải vận chuyển nguyên vật liệu sản
xuất, sản phẩm và các phương tiện vận chuyển, xếp dỡ trong nội bộ Công ty. Nhiên liệu
sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, dầu diezel các nhiên liệu này khi
đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô
nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SO x, NOx, cacbuahyđro, aldehyde và bụi. Ngoài ra
còn có một lượng bụi nhỏ phát sinh trong khâu sửa lại những sản phẩm bị lỗi.Nguồn ô
nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, tuy nhiên tải lượng ô nhiễm không nhiều do
đó không đáng kể.
5.2. Các tác động khác:
5.2.1 Ô nhiễm ồn:
Tiếng ồn trong công nghệ sản xuất chủ yếu ảnh hưởng đến những người công nhân
trực tiếp làm việc trong xưởng. Đặc điểm chung của hầu hết các máy móc thiết bị trong
công nghệ này đều có mức ồn cao, những máy móc gây ồn chính như:
- Máy bào
- Máy chà láng
- Máy khoan

- Máy cưa
- Máy cắt
Ở những nhà máy chế biến gỗ, tiếng ồn trong phân xưởng sản xuất gần các thiết bị
máy móc dao động từ 85-95 dBA. Công ty sử dụng toàn bộ máy móc, thiết bị hiện đại để
giảm thiểu tiếng ồn và độ rung khi hoạt động.
5.2.2 Ô nhiễm nhiệt:
Nhiệt độ không khí tương đối cao trong môi trường làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến
công nhân. Nguồn nhiệt phát sinh chủ yếu do:
- Sự truyền nhiệt của máy móc, thiết bị tập trung nhiều trong nhà xưởng.
- Bức xạ mặt trời xuyên qua trần mái tôn của diện tích mái nhà xưởng vào những
ngày nắng gắt.
- Nhiệt tỏa ra do sự thắp sáng.
- Nhiệt tỏa ra do con người.
- Quá trình tích tụ nhiệt trong nhà xưởng điều kiện thông thoáng không tốt.
Bên cạnh đó do điều kiện khí hậu Nam Bộ khá nóng bức, nhất là vào các tháng mùa
khô, bức xạ mặt trời xuyên qua mái tole vào những ngày nắng gắt sẽ góp phần làm tăng
nhiệt độ trong xưởng.Tuy nhiên nguồn ô nhiễm này phụ thuộc vào thiết kế kiến trúc nhà
xưởng.


5.2.1 Sự cố tai nạn lao động:
Tai nạn lao động có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:
- Công nhân không được đào tạo về an toàn lao động
- Ý thức tự bảo vệ của công nhân kém
- Công nhân không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động
5.2.2 Sự cố môi trường:
Phân tích các đặc điểm công nghệ sản xuất của dự án cho thấy khả năng xảy ra sự cố
môi trường là sự cháy kho. Các nguyên vật liệu sản xuất cũng như sản phẩm là rất dễ
cháy lớn, đặc biệt là khu vực chứa sơn và dung môi, các phôi bào, mạt cưa.
Đối với hoạt động của dự án khả năng xảy ra cháy rất lớn. Vì vậy dự án đã có những

biện pháp phòng chống cháy nổ ngay từ khi xây dựng nhà xưởng và các biện pháp phòng
chống cháy cho dự án sẽ được cấp có thẩm quyền là Công an PCCC cấp giấy xác nhận
đạt tiêu chuẩn.
Ảnh hưởng của: sét khi thời tiết chuyển mưa, giông cũng là một trong các sự cố môi
trường. Dự án sẽ đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống chống sét theo đúng tiêu chuẩn quy
định.
5.2.1 Khả năng gây cháy nổ:
Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ có thể do:
- Vận chuyển nguyên vật liệu và các chất dễ cháy qua những nơi có nguồn sinh nhiệt
cao.
- Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực chứa nguyên vật liệu dễ
cháy nói chung;
- Hầu hết các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất đều thuộc loại dễ cháy
- Tàng trữ nhiên liệu không đúng qui định;
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt.... bị quá tải trong quá
trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy;
- Do đặc điểm của sản phẩm cũng như nguyên vật liệu, hỏa hoạn rất có thể xảy ra
Do vậy công ty sẽ thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ do Nhà nước Việt Nam và cơ quan chức năng tại địa phương quy
định. Công tác phòng cháy chữa cháy là một trong những nội dung được công ty đặc biệt
quan tâm, chú ý ngay từ khi hình thành dự án để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất
và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
6.1. Biện pháp giảm thiểu chất thải:
6.1.1 Ô nhiễm bụi:


Trong trường hợp, nếu các thiết bị được nhập từ nước ngoài đã có trang bị các thiết bị
xử lý bụi thì không cần áp dụng công nghệ xử lý bụi đề cập bên dưới. Ngược lại, các máy
móc thiết bị nhập khẩu không trang bị hệ thống thu bụi thì Công ty dùng công nghệ dưới

đây để xử lý bụi phát sinh từ quá trình sản xuất.
Bụi gỗ có kích thước lớn từ các công đoạn gia công thô (cắt xén, cưa, bào khoan…)
thì tương đối dễ xử lý, có thể thu hồi bằng cyclon hoặc buồng lắng.
Đối với các công đoạn gia công tinh, chà nhám, đánh bóng,…), bụi phát sinh có kích
thước nhỏ (2 - 20 µm). Để xử lý bụi này, phải dùng thiết bị lọc túi vải.
Chụp hút được sử dụng để thu gom bụi ngay tại nguồn phát sinh (ngay tại vị trí máy
đang hoạt động), chụp hút phải được thiết kế chính xác, đảm bảo hút được bụi mà không
ảnh hưởng đến thao tác của công nhân. Vận tốc hút phải được khống chế ở giá trị thích
hợp để có thể thu gom được bụi .
Như đã phân tích, ô nhiễm không khí ở Công ty chế biến gỗ chủ yếu là do bụi gỗ phát
sinh ở các công đoạn và vị trí khác nhau với mức độ ô nhiễm nặng. Để đảm bảo điều kiện
an toàn lao động và bảo vệ môi trường không khí xung quanh, cần thiết phải thiết kế và
lắp đặt các hệ thống xử lý bụi phát sinh từ các công đoạn trong các dây chuyền sản xuất
của dự án, phương án xử lý bụi được kiến nghị như sau:
Tại nơi phát sinh bụi sẽ được bố trí các chụp hút, miệng hút nối với các đường ống
dẫn, không khí có chứa bụi sẽ đi vào các chụp hút, miệng hút, từ đó đi vào thiết bị xử lý.
Phương án xử lý là sử dụng hai quá trình xử lý nối tiếp nhau:
- Bậc 1: Thiết bị xử lý bụi có kích thước lớn (thiết bị cyclon tổ hợp).
- Bậc 2: Thiết bị xử lý bụi có kích thước bé (thiết bị lọc túi vải).
Sơ đồ nguyên tắc chung của hệ thống xử lý bụi như sau:
CHỤP HÚT VÀ ĐƯỜNG ỐNG
HÚT

THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI THÔ
(Cyclon tổ hợp)

BỤI THẢI THU HỒI

THIẾT BỊ XỬ LÝ BỤI TINH
(Lọc túi vải)


BỤI THẢI THU HỒI

QUẠT HÚT


MIỆNG THẢI CAO

Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ xử lý bụi gỗ
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý bụi:
Hoạt động của thiết bị Cyclon
Tại nơi phát sinh bụi được bố trí các chụp hút, miệng hút để hút các dòng khí có chứa
bụi đưa vào cyclon tổ hợp gồm nhiều đơn nguyên cyclon mắc song song trong một vỏ có
chung đường dẫn khí vào, khí ra và thùng chứa bụi. Cyclon là thiết bị lọc bụi trong đó
hình thành lực ly tâm để tách bụi ra khỏi không khí. Không khí mang bụi được đưa vào
phần trên của cyclon bằng một ống lắp theo phương tiếp tuyến với vỏ ngoài hình trụ của
cyclon. Nhờ thế dòng không khí sẽ có chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ
dần về phía dưới. Khi gặp phần đáy hình phểu dòng không khí bị đẩy ngược trở lên, trong
khi đó nó vẫn giữ chuyển động xoắn ốc và thoát ra ngoài qua ống thoát. Trong quá trình
chuyển động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng có xu
hướng tiến dần về phía vỏ hình trụ hoặc đáy hình phễu chạm vào thành thiết bị và rơi
xuống dưới. Ở đáy phễu của cyclon có lắp van để xả bụi vào thùng chứa. Dòng khí chứa
bụi qua cyclon có thể giảm được khoảng 60 – 65% hàm lượng bụi.
Hoạt động của thiết bị lọc bụi túi vải
Dòng không khí sau khi đi ra cyclon tổ hợp được tiếp tục dẫn vào thiết bị lọc túi vải
(thiết bị lọc ống tay áo) để tiếp tục được xử lý. Thiết bị có cấu tạo của bộ lọc bằng túi vải.
Bộ lọc gồm nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có nhiều túi vải được khâu thành dạng
ống tay áo. Các ống tay áo được căng ở đầu dưới vào nắp đục lỗ vừa bằng đường kính
ống tay áo, đầu trên của ống tay áo được bịt kín và căng vào hệ thống cánh tay đòn phục
vụ cho việc rũ bụi. Không khí chứa bụi được đưa vào thiết bị qua ống nối vào đầu dưới

vào nắp đục lỗ. Không khí đi từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài của từng ống tay áo rồi
từ khoảng trống giữa các ống tay áo, không khí sạch thoát ra ngoài qua ống thải ở phía
trên của thiết bị. Định kỳ (khoảng 2-5 phút) tự động luân phiên cho từng đơn nguyên
ngừng hoạt động để tiến hành khâu rủ và thu hồi bụi bằng hệ thống tay đòn truyền động.
Để rủ bụi triệt để dùng hệ thống van để tạo dòng không khí đi theo chiều ngược lại với
chiều lọc bụi nhờ đó bụi rời khỏi mặt trong của túi vải một cách dễ dàng. Bằng phương
pháp này, có thể giữ lại 99% lượng bụi.
Khi xây dựng hệ thống xử lý, Công ty sẽ nghiên cứu đặt các cyclon thu bụi ở cuối
hướng gió để tránh việc ô nhiễm thứ cấp khi tháo dỡ bụi từ các cyclon và túi vải.
Ngoài những biện pháp kỹ thuật như đã trình bày ở trên, các nguồn gây ô nhiễm
không khí sẽ được giảm thiểu đáng kể nếu quản lý tốt các qui định về an toàn lao động, vệ
sinh môi trường, do đó cần chú ý vào các vấn đề sau:
-

Thường xuyên bảo trì và quản lý các máy móc thiết bị và các hệ thống phụ trợ
Bố trí, cách ly hợp lý khu vực gây ô nhiễm nặng


Trên toàn phân xưởng có bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt để hút hơi ẩm,
nhiệt thừa, kết hợp với hút các hơi khí nóng ra khỏi khu vực sản xuất;
6.1.2 Ô nhiễm nước thải:
Nước thải sinh hoạt của doanh nghiệp được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn.
Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý
theo chất lơ lửng đạt 65 - 70% và theo BOD5 là 60 - 65%.

Hình 6.1: SƠ ĐỒ CẤU TẠO BỂ TỰ HOẠI 3 NGĂN
Tính toán dung tích bể tự hoại:


Thể tích phần nước:

WN = K * Q = 3 x 16 = 48 m3
Trong đó:

K - hệ số lưu lượng, K = 3
Q - Lưu lượng trung bình ngày đêm = 16 m3/ngày.



Thể tích phần bùn:
Wb = a* N* t * (100 - P1) * 0,7 * 1,2/(100 - P2)*100.000
Trong đó:
A

: tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 - 0,5 l/người. ngđ

N

: số công nhân viên, N = 357 người.

T

: thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 - 365 ngđ

0,7

: hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải

1,2 : hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại trong bể tự hoại (lượng vi khuẩn cần thiết xử
lý cặn tươi)
P1


: độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2

: độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%


Wb = 0,4 * 357 * 40 * (100 - 95) * 0,7 * 1,2*(100 - 90)/100.000 = 2,4 m3


Thể tích tổng cộng của bể tự hoại sẽ là:
W = WN + Wb = 48 + 2,4 ≈ 50 m3

Sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc, nước thải sinh hoạt sẽ được
thoát vào hệ thống thoát nước thải của khu vực, sau đó dẫn vào hệ thống xử lý nước thải
tập trung của khu công nghiệp.
6.1.3 Chất thải rắn:
Rác thải sinh hoạt:
Chất thải rắn công nghiệp:
Chất thải nguy hại:
6.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động khác:
6.2.1 Khống chế ô nhiễm ồn:
Do đặc điểm chung của hầu hết máy móc thiết bị trong công nghệ sản xuất đều có
phát sinh tiếng ồn. Công ty sẽ sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại để giảm thiểu tiếng ồn
và độ rung khi hoạt động. Đồng thời trong quá trình hoạt động, thường xuyên tiến hành
bảo trì các thiết bị cũ.
Thực hiện một số biện pháp có thể hạn chế tiếng ồn như sau:
-


Cách ly hợp lý các nguồn ồn với khu vực xung quanh;
Bố trí những thiết bị gây ồn tại những vị trí ít người qua lại
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc hoạt động tốt
Bố trí thiết bị gây ồn trên những hệ đệm nhằm giảm chấn động lan truyền
Các giải pháp cục bộ bảo vệ công nhân: phương tiện chống ồn cho công nhân, mũ
bịt tai, ốp tai, bông gòn,..
Công nhân làm việc tại các nơi gây ồn nhiều sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy
đủ và bố trí ca, kíp luân phiên hợp lý bảo đảm điều kiện làm việc tốt.

Ngoài ra, để giảm thiểu tiếng ồn và khói bụi, Công ty sẽ dành một diện tích đất nhất
định để trồng cây xanh xung quanh.
6.2.2 Khống chế ô nhiễm nhiệt:
Để hạn chế ảnh hưởng của lượng nhiệt thừa và cũng để đảm bảo môi trường vi khí
hậu tốt cho công nhân làm việc trong các phân xưởng. Chủ đầu tư dự án sẽ áp dụng một
số biện pháp sau:
-

Thiết kế chiều cao nhà xưởng cao trên 6 m.
Bố trí các cửa thông thoáng gió xung quanh tường các xưởng sản xuất hoặc dùng
quạt gió trục đứng để gia tăng vận tốc gió cục bộ trong phân xưởng
Bố trí các chụp hút (có quạt hút hoặc không có quạt hút) gắn trên tường hoặc trên
mái để hút nhiệt thừa ra ngoài.


-

Thiết kế nhà xưởng có cấu tạo thích hợp với điều kiện tận dụng được lợi thế của
thông gió tự nhiên ở mức tối đa, với cửa thu thoát gió trên tường và trên mái .
Trong xưởng sẽ lắp ráp hệ thống máy hút khói, lắp ráp hệ thống máy quạt giảm
thấp nhiệt độ gây ra.


Tóm lại, việc hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cải tạo môi trường vi khí hậu là
một công tác khá quan trọng. Tình trạng xấu của môi trường vi khí hậu không chỉ ảnh
hưởng tới công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm không đạt, mà còn ảnh hưởng tới
cường độ lao động của người công nhân sản xuất: điều kiện lao động nóng, bụi, hơi khí
độc hại khắc nghiệt, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng suất
lao động.
6.2.3 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ:
- Đường nội bộ trong nhà xưởng đến được tất cả các nơi trong phân xưởng, đảm bảo
tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được bất kỳ lửa phát
sinh ở vị trí nào trong công ty.
- Tại các khu vực trong nhà máy đều được trang bị những bình chữa cháy cầm tay,
được kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo khả năng dập tắt những đám cháy có thể xảy
ra tại từng khu vực.
- Công ty trang bị một máy bơm chữa cháy chuyên dùng có áp lực lớn để nâng cao
hiệu quả chữa cháy khi xảy ra cháy nổ.
- Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị trật tự, gọn và khoảng cách an toàn cho công
nhân làm việc khi có cháy nổ xảy ra.
- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố
trí thật an toàn.
- Đảm bảo các thiết bị máy móc không để rò rỉ dầu mỡ.
- Cách ly các công đoạn dễ cháy xa các khu vực khác.
- Giảm tới mức thấp nhất lượng chất cháy nổ trong khu vực sản xuất.
Những vấn đề này cần theo đúng các hướng dẫn về phòng cháy chữa cháy do Bộ Nội
Vụ ban hành.
Một vấn đề khác rất quan trọng là xí nghiệp thường xuyên tổ chức các lớp phòng
cháy, chống cháy tốt cho toàn thể cán bộ công nhân. Việc tổ chức này đặc biệt chú ý đến
các nội dung sau đây:
Tổ chức học tập nghiệp vụ rộng khắp: tất cả các khu vực sản xuất đều có tổ nhân viên
kiêm nhiệm công tác phòng hỏa. Các nhân viên này được tuyển chọn trong số công nhân

của xí nghiệp và được huấn luyện, thường xuyên kiểm tra.
Cấm tuyệt đối hút thuốc tại các phân xưởng, kho tàng…
Tổ chức định kỳ thao diễn cứu hỏa với sự cộng tác chặt chẽ của cơ quan phòng cháy
chữa cháy chuyên nghiệp tại địa phương.


6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Việc giám sát môi trường là một trong những chức năng hàng đầu vô cùng quan trọng
của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan
trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa
như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự
đoán có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế.
Thường xuyên theo dõi diễn biến chất lượng môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở công
ty với các cơ quan chuyên môn có chức năng và cơ quan quản lý môi trường ở địa
phương (Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bình Dương).
Để đảm bảo hoạt động của Công ty ổn định và không ngừng phát triển đồng thời
khống chế các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Chương trình giám sát môi
trường được đề nghị như sau:
+ Đối với môi trường không khí bên trong:
Đo tại hai điểm trong phân xưởng: tiếng ồn, SO2, NO2, bụi, nhiệt độ, độ ẩm.
Tần suất giám sát 06 tháng/ một lần.
+ Đối với môi trường không khí bên ngoài:
Đo tại hai điểm ở cổng bảo vệ và nhà xe: tiếng ồn, SO2, NO2, CO, bụi, nhiệt độ,…
Tần suất giám sát 06 tháng/ một lần.
+ Đối với nước thải: lấy mẫu nước thải và phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD, COD,
SS, coliform.
Tần suất giám sát 06 tháng/ một lần
Dự trù kinh phí thực hiện chương trình giám sát:
Giám sát chất lượng không khí cho một đợt :


8.000.000 đ

Tổng chi phí giám sát :

8.000.000 đ

Chi phí giám sát trong một năm: 8.000.000 đ * 2 lần = 16.000.000 đ
VII.

CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



×