Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Địa lí VN (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.15 KB, 4 trang )

ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Thông tin.
1. Dân cư.
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ CÁC NGÀNH
KINH TẾ
Việt Nam là một nước đông dân, dân số tăng nhanh (hình 49). Nước ta có
nhiều dân tộc, người Kinh, Hoa, Chăm, Khơ - me sống ở đồng bằng còn các dân
tộc ít người khác chủ yếu sống ở trung du và miền núi.
Mật độ dân số nước ta là 231 người/ km
2
(1999). So với thế giới, nước ta có
mật độ dân số cao (mật độ dân số trung bình của thế giới là 46 người/km2).
Dân cư nước ta phân bố không đều. Sự phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn
giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn. Trong các khu vực đồng
bằng, miền núi, dân cư cũng phân bố cũng không đều.
Đặc điểm dân cư nước ta bên cạnh những mặt tích cực đã dẫn đến những khó
khăn không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Nhà nước ta đã và
đang thực hiện nhiều chính sách về dân số, phân bố lại dân cư, lao động.
2. Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam.
a) Nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành kinh tế lâu đời và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế
nước ta.
Nông nghiệp bao gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra,
còn có các ngành: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng rừng. Hiện nay, ngành
trồng trọt giữ vị trí chủ đạo, ngành chăn nuôi đang tăng dần tỉ trọng trong tổng giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Trong ngành trồng trọt, lúa là cây trồng chính (hình 50) được trồng chủ yếu ở
các đồng bằng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Cây công nghiệp hàng năm được trồng ở trung du và đồng bằng. Cây công
nghiệp lâu năm được trồng ở trung du và miền núi.
Cây ăn quả, rau được trồng nhiều ở các đồng bằng và một số cao nguyên ở


miền núi.
Trâu bò được nuôi nhiều ở các vùng trung du và miền núi; lợn, gia cầm được
nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng.
b) Công nghiệp.
Hiện nay, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đang có những
chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nền công nghiệp nước ta hiện nay gồm 4 nhóm ngành chính, mỗi nhóm ngành
công nghiệp này lại bao gồm nhiều ngành công nghiệp nhỏ hơn. Trong cơ cấu
ngành công nghiệp nổi lên một số ngành chiếm tỉ trọng lớn và cũng là những
ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước.
Cả nước đã hình thành nhiều vùng công nghiệp trọng điểm với các trung tâm
công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất…Tuy nhiên, sự phân bố công nghiệp
nước ta còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng (biểu đồ hình 51).
c) Địa lí một số ngành dịch vụ:
- Ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc:
+ Ngành giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông gồm nhiều ngành: đường
ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống. Trong đó,
mạng lưới đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất đối việc vận tải hàng hoá và hành
khách.
Hệ thống đường ô tô có tổng chiều dài 181.421km, đạt mật độ khá cao (55km/
100km
2
). Tuy nhiên, chất lượng đường chưa đồng đều và còn thua kém nhiều nước
trong khu vực Đông Nam Á. Các ngành giao thông vận tải khác bao gồm: đường
sắt (2.630 km), đường sông (11.000km), đường biển (73 cảng biển lớn nhỏ), đường
không (18 sân bay, trong đó có 3 sân bay quốc tế…). Nhìn chung sự phát triển của
các ngành này chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển.
Hệ thống giao thông vận tải Bắc - Nam với trục chính là đường số 1 và đường
sắt Thống Nhất giữ vị trí hàng đầu. Hệ thống đường ô tô đang được nâng cấp, cải
tạo với những dự án lớn đang thực hiện: đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …

+ Ngành thông tin liên lạc của nước ta đang được chú trọng đầu tư phát triển
với tốc độ cao, với nhiều mạng thông tin hiện đại, phân bố rộng khắp: mạng điện
thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn…
- Ngành thương nghiệp đã có những biến chuyển mạnh mẽ, nhất là ngành
ngoại thương. Trong hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu tăng
mạnh, thị trường mở rộng…góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh
của đất nước (tổng giá trị xuất, nhập khẩu 1998 là 20.856 triệu USD).
- Ngành du lịch:
Từ thập kỉ 90 trở lại đây, ngành du lịch đang thực sự “bùng nổ”. Số lượng
khách du lịch trong nước và quốc tế tăng mạnh. Số khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam đạt 1.520 nghìn lượt người (1998), 1781 nghìn lượt người (1999). Doanh thu
của ngành du lịch không ngừng tăng (1992: 1350 tỉ đồng; 1994: 5200 tỉ đồng;
1996: 9500 tỉ đồng).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×