Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

đặc điểm tâm lý mua hàng trực tuyến của sinh viên trường đại học ngân hàng tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 38 trang )

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.

Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và
Internet ở Việt Nam, các hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến dần trở nên
sôi động hơn, thị trường trực tuyến được xây dựng có hệ thống, được tổ chức
bài bản hơn. Với tốc độ cải tiến nhanh, đem lại lợi ích và sự tin cậy ngày càng
cao, thị trường trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu đối với người
tiêu dùng, trong đó phải kể đến những người tiêu dùng ở đô thị, người tiêu dùng
trẻ và đặc biệt là Sinh viên.
Mặc dù chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ 6 đến 7 năm nay, đi muộn so với các quốc
gia phát triển gần một thập kỷ, nhưng cùng với sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, thì thương mại điện tử hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy
bùng nổ và tăng trưởng mạnh trong vài năm sắp tới.
Bên cạnh đó, là đối tượng luôn luôn dẫn đầu xu hướng, nhanh nhạy với công
nghệ, tốc độ tiếp thu và ứng dụng cái mới nhanh chóng, Sinh viên đã trở thành
nhóm đối tượng khách hàng đầy tiềm năng cho thị trường này, và hàng ngàn
Sinh viên Đại học Ngân Hàng TpHCM cũng không là ngoại lệ.
Vì những lí do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu về đề tài
“ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN

2.

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HIỆN NAY”.
Tổng quan tình hình nghiên cứu:
2.1.
Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam:
2.1.1. Tình hình thị trường TMĐT Việt Nam những năm gần đây:
Theo báo cáo thu thập được năm 2014 về tình hình kinh doanh trực tuyến do
Nielsen - công ty nghiên cứu thông tin và nhận thức người tiêu dùng toàn cầu thực hiện với sự tham gia của 30.000 người sử dụng internet tại 60 nước, cho


thấy, sự gia tăng sở hữu các thiết bị có kết nối Internet đã đặt ra nền tảng cho sự
phát triển vượt bậc của ngành bán lẻ trực tuyến, và số lượng người tiêu dùng sử
dụng dịch vụ mua hàng trực tuyến tăng một cách đáng kể trong vòng 2 năm qua.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

1


Kết quả của khảo sát này cho thấy, Việt Nam đứng hàng thứ 3 trong việc sử
dụng điện thoại di động để mua sắm trực tuyến (58%).

Theo một báo cáo khác gần đây của Nielsen (khoảng tháng 10.2016), Việt
Nam nằm trong nhóm nước có số người tiêu dùng mua sắm trực tuyến cao nhất
thế giới với tỷ lệ 46% mua một sản phẩm hoặc dịch vụ bằng thiết bị di động
trong vòng 6 tháng qua.
Theo bà Mai Thu Trang, phụ trách Marketing của trang TMĐT vatgia.com,
sự phát triển của TMĐT sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho những ai kinh doanh trực
tuyến. Việc đăng ký mở một gian hàng qua mạng hiện nay tương đối đơn giản,
chi phí thấp, thậm chí miễn phí; việc quản lý thuận tiện, linh hoạt. Nếu tham gia
một sàn thương mại điện tử uy tín, chủ các gian hàng không phải đau đầu về
việc tự mình thiết kế website, mua và duy trì tên miền, bảo trì, thuê máy chủ, chi
phí marketing, chiến lược tìm kiếm thị trường, giảm thiểu lưu kho tồn hàng,
không cần quá nhiều kiến thức kinh doanh nên tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, chi phí, đặc biệt có thể quản lý từ xa, và gần như ai cũng có thể tham gia.
2.1.2. Tương quan vị thế giữa các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực thương
mại điện tử tại Việt Nam:
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

2



Theo thông tin mới nhất có thể tìm được - Báo cáo Thương mại điện tử của
Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) Năm 2015,
doanh thu bán hàng qua hình thức TMĐT tại Việt Nam đạt mốc 4,07 tỷ USD,
tăng 37% so với năm 2014, và chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Trong đó, top 10 sàn thương mại điện tử tham gia khảo sát có tổng doanh thu
cao nhất là: lazada.vn, chodientu.vn, hotdeal.vn, vatgia.com, enbac.com.
rongbay.com. sendo.vn, cungmua.com, deca.vn, adayroi.com. Khảo sát dựa trên
các hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như thu phí gian hàng, thu
phí thành viên, quảng cáo, phí dựa trên phần trăm đơn hàng.
2.1.3. Tiềm năng của TMĐT Việt Nam:
Khảo sát năm 2014 của Google về Hành vi mua hàng online của người tiêu
dùng Việt sau đây sẽ cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về tiềm năng của thị trường
thương mại điện tử Việt Nam:
Trên cơ sở khảo sát những người sống tại Việt Nam và có khả năng sử dụng
Internet, Google nhận thấy

có 44% số người

online chưa bao giờ mua

hàng trực tuyến

có mong muốn mua hàng

trên mạng trong

12 tháng tới. Đặc biệt, cũng


giống như trong

báo cáo năm 2013, quần áo

vẫn là mặt hàng

được nhiều người dùng lựa chọn trong lần mua online đầu tiên của mình, tiếp
theo là điện thoại, đồ điện tử… Nguyên nhân bởi quần áo là mặt hàng có giá trị
không quá cao, mẫu mã đa dạng và có thị hiếu vô cùng lớn.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

3


2.2.

Các nghiên cứu liên quan:
2.2.1. Nghiên cứu “Hành vi mua sắm trực tuyến năm 2009 của Nielsen”.
Nghiên cứu đã cho thấy, người tiêu dùng mua hàng qua mạng không phải
vì giá cả, mà chủ yếu vì tính tiện lợi. Cụ thể:
Người tiêu dùng mua hàng qua mạng vì:
- Tiết kiệm chi phí đi lại: 53%
- Dễ dàng so sánh giá cả giữa các nhà bán lẻ trực tuyến so với giá các
-

cửa hàng vật lý: 51%
Có thể mua sắm bất cứ khi nào mình thích: 69%
Không thích chen lấn tại các cửa hàng vào những dịp lễ hội: 57%


Người tiêu dùng không thích mua hàng qua mạng do:
- Chi phí giao nhận và vận chuyển (ship): 53%
- Thích nhìn tận mắt và sờ tận tay sản phẩm: 51%
- Thích đi ngắm và tìm sản phẩm yêu thích: 44%
- Dễ dàng trả lại sản phẩm: 40%
2.2.2. Nghiên cứu “Xu hướng mua sắm qua mạng của cư dân Tp.HCM”
năm 2009 của nhóm sinh viên trường ĐH Kinh tế - Luật.
Nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua hàng
qua mạng của người dân TpHCM như: yếu tố về sự tin tưởng với hàng
hóa qua mạng, yếu tố phương cách thanh toán,… Bên cạnh đó cũng chỉ ra
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

4


những mặt hàng được thực hiện mua bán qua mạng nhiều như: quần áo,
giầy dép, phụ kiện thời trang, sách, hàng điện tử,…
2.2.3. Nghiên cứu khoa học “Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên
trên địa bàn TpHCM” của nhóm sinh viên trường Kinh tế Luật năm
2.2.4.

2012.
Báo cáo đánh giá các nghiên cứu về “Thái độ và hành vi khách hàng

trong mua sắm trực tuyến” của Na Li và Ping Zhang, ĐH Syracuse.
Nghiên cứu đã trình bày và lý giải mô hình thái độ và hành vi khách hàng
trong mua sắm trực tuyến. Đồng thời cung cấp những biến độc lập, biến
phụ thuộc thường được sử dụng trong các cuộc nghiên cứu về hành vi và
thái độ khách hàng trong mua sắm trực tuyến.

Trên đây là những nghiên cứu chính mà chúng tôi sử dụng để xây dựng mô hình
nghiên cứu của mình, cũng như kế thừa một số kết quả nghiên cứu để tăng độ
3.

đáng tin cậy của đề tài.
Mục đích nghiên cứu – Tính cấp thiết của đề tài:
Khách hàng mục tiêu của các hình thức thương mại điện tử, mua sắm trực
tuyến trong những năm gần đây chính là số lượng người sử dụng Internet ở Việt
Nam (phần lớn ở độ tuổi 15-30), có thể thấy độ tuổi này đa phần là sinh viên,
học sinh và người lao động trẻ. Chúng tôi quyết định chọn sinh viên làm đối
tượng nghiên cứu chính, vì đây là đối tượng tương đối tự do về chi tiêu, có trình
độ cao, nắm bắt công nghệ nhanh nhạy.
Nghiên cứu sẽ cho thấy những yếu tố chính tác động đến hành vi mua sắm
trực tuyến của sinh viên, mức độ hài lòng khi mua, cũng như loại sản phẩm sinh
viên thường hay sử dụng hình thức mua trực tuyến.
Mục tiêu phát triển và hiệu lực hóa thang đo ý định mua sắm trực tuyến để
sử dụng trong ngành kinh doanh trực tuyến, cũng như đo lường mức độ quan
trọng của các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến, từ đó đề xuất các
giải pháp cho kinh doanh trực tuyến.
Từ đó sẽ đề ra những mục tiêu cụ thể được xác định rõ như sau:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

5


4.

-


Hình thức nào có thể khai thác tiềm năng lượng sinh viên còn lại chưa

-

biết đến hoặc biết mà chưa từng mua sắm trực tuyến?
Đối với lượng khách hàng đã mua, thì loại mặt hàng nào thường được

-

sinh viên ĐH Ngân Hàng giao dịch nhiều nhất?
Các yếu tố nào tác động đến việc tăng sự hài lòng trong mua sắm trực

tuyến của SV ĐH Ngân Hàng?
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hành vi mua sắm trực tuyến của sinh
viên Đại học Ngân Hàng Tp.HCM và những yếu tố tác động đến nó.
• Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là tất các các sinh viên đang học tập và sinh hoạt tại

5.

trường Đại học Ngân Hàng Tp.HCM có sử dụng Internet hằng ngày.
Giả thuyết nghiên cứu: Các giả thuyết ngoài mô hình:
Chúng tôi nhận định giả thuyết nghiên cứu như sau: Xu hướng mua hàng
trực tuyến của sinh viên tại trường ĐH Ngân Hàng TpHCM là ngày càng diễn ra
sôi nổi và còn rất nhiều tiềm năng để phá triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó là một số giả thuyết liên quan đến phân tích dữ liệu khảo sát
như:


6.

-

Chi tiêu hàng tháng có mối tương quan dương với tần suất mua sắm

-

trực tuyến.
Chi tiêu hàng tháng có mối tương quan dương với mức giá sẵn sàng

chấp nhận khi mua sắm trưc tuyến.
- Giới tính có mối tương quan dương với tần suất mua sắm trực tuyến.
Phương pháp nghiên cứu:
6.1.
Xây dựng và điều chỉnh thang đo:
Để thu thập các ý kiến đánh giá về thói quen, hành vi, mức độ hài lòng của
SV khi mua sắm trực tuyến, chúng tôi sử dụng thang đo 5 mức độ để thực hiện
khảo sát. (Câu hỏi phần Phụ lục).
6.2.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm củng cố cho việc nghiên cứu đề tài: các cơ sở
lý thuyết có liên quan từ sách, báo, mạng,…; các nghiên cứu trước đây về Hành
vi, xu hướng mua sắm trực tuyến; những thông tin, số liệu thực tế, những kết

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

6



luận từ những trang web tin tức đáng tin cậy như Google, Nielsen, CafeBiz,
CafeF, Bộ Công thương,…
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi bằng phương
pháp chọn mẫu phán đoán (thực hiện thông qua biểu mẫu Online):
Đối tượng thu thập thông tin: Sinh viên ĐH Ngân Hàng sử dụng Internet.
Số ý kiến thu nhận: 199, số ý kiến thu nhận hợp lệ: 192.
Thời gian khảo sát: Từ ngày 3/3/2017 đến ngày 6/3/2017.
6.3.
Phương pháp xử lý dữ liệu:
Chúng tôi xử lý số liệu thu thập được bằng SPSS với 14 biến để mô tả mẫu
7.

nghiên cứu.
Những đóng góp của đề tài:
Việc thực hiện đề tài giúp đánh giá mức độ hài lòng, thói quen cũng như
tiềm năng khai thác thương mại điện tử của nhóm khách hàng là SV Đh Ngân
Hàng TpHCM. Nhằm giúp các doanh nghiệp, các cá nhân kinh doanh thương
TMĐT nắm bắt được những tính năng của thị trường. Từ đó tìm ra giải pháp để
giải quyết, cải thiện những vấn đề được đề ra để hoạt động tốt trên địa bàn thị
trường ĐH Ngân Hàng TpHCM.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

7


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.
Các khái niệm có liên quan:

1.1.1.
Thương mại điện tử:
Thương mại điện thử hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự
mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và
các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển
tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao
dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn
kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại
thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu
trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công
nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh
điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận
lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh
doanh. [1]
Mua sắm trực tuyến
Mua sắm trực tuyến là quá trình mà người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hoá,

1.1.2.

dịch vụ từ một người bán trong thời gian thực, mà không có một dịch vụ trung
gian, qua Internet. Nó là một hình thức thương mại điện tử. Một cửa hàng trực
tuyến, eShop, cửa hàng điện tử, internet cửa hàng, webshop, webstore, cửa hàng
trực tuyến, hoặc cửa hàng ảo gợi lên sự tương tự vật lý của sản phẩm, dịch vụ
mua tại một cửa hàng bán lẻ gạch-và-vữa hoặc trong một trung tâm mua sắm. [2]
1.1.3. Cổng thanh toán trực tuyến
Thực chất là một hệ thống phần mềm cho phép các website thương mại điện
tử có thể kết nối được với các kênh thanh toán như ngân hàng, nhằm cung cấp
công cụ giúp cho khách hàng, có tài khoản tín dụng hoặc các loại thẻ tín dụng có
thể thực hiện các thủ tục thanh toán hóa đơn hàng hoá, dịch vụ. Cổng thanh toán


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

8


làm cho các giao dịch trở nên dễ dàng hơn bằng cách chuyển các thông tin quan
trọng giữa thiết bị di động/ website và bộ xử lý/ngân hàng.
1.2.
Các đặc điểm cơ bản của đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối với nhóm đối tượng khách hàng là sinh viên, có thể kể ra một vài đặc
điểm cơ bản như sau:
- Độ tuổi từ 18 – 22, không phân biệt giới tính.
- Tương đối tự do về chi tiêu.
- Là nhóm khách hàng đi đầu xu hướng thị trường.
- Nhanh nhạy với đổi mới và công nghệ.
- Dễ dàng tiếp cận.
- Sinh hoạt theo tập thể và sử dụng mạng xã hội nhiều.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG – PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.1 Khảo sát thực trạng
2.1.1. Thống kê mô tả:
Với kết quả thống kê ở dưới, trong 192 quan sát có 119 nữ chiếm 62%, 73
nam chiếm 38% tham gia bài khảo sát này. Trong đó đa phần là sinh viên năm
hai chiếm đa số với 111sv chiếm 57.8%, kế đó là sinh viên năm nhất 37sv chiếm

19.3%, sinh viên năm ba là 28sv chiếm 14.6%. Tỉ lệ thấp nhất là sinh viên năm
cuối chỉ có 16sv chiếm 8.3%, do một số nguyên nhân khách quan như đi thực
tập hoặc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp nên không thể tham gia hoàn thành
bảng câu hỏi này.
Gioitinh
Cumulative
Valid

Nu
Nam
Total

Frequency
119
73

Percent
62.0
38.0

Valid Percent
62.0
38.0

192

100.0

100.0


Percent
62.0
100.0

Namhoc
Cumulative
Valid

Nam 1
Nam 2
Nam 3
Nam 4
Total

Frequency
37
111
28
16

Percent
19.3
57.8
14.6
8.3

Valid Percent
19.3
57.8
14.6

8.3

192

100.0

100.0

Percent
19.3
77.1
91.7
100.0

Khi được hỏi rằng “Bạn đã từng mua hàng online chưa ?” thì nhóm nhận
được phản hồi có 89.6% đã từng mua online và 10.4% chưa từng mua. Theo
nhận định chủ quan của nhóm thì đây là kết quả rất phù hợp với thực tế ngày
nay, khi Internet và các trang mạng xã hội ngày càng phổ biến với mọi người.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

10


Ban da mua hang online chua ?
Cumulative
Valid

Chua
Roi

Total

Frequency
20
172

Percent
10.4
89.6

Valid Percent
10.4
89.6

192

100.0

100.0

Percent
10.4
100.0

Do nhu cầu làm đẹp, hoàn thiện bản thân của mỗi người ngày càng được
nâng cao nên thời trang nam nữ (áo khoác, áo đầm, áo sơmi, quần tây, đồ lót,
giày dép, thắt lưng, túi xách...) chính là mặt hàng được ưa chuộng nhất chiếm tới
65.6% với 126 quan sát đồng tình, sản phẩm công nghệ chiếm 20.8%, các sản
phầm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm chiếm 8.3%, chiếm tỉ lệ rất nhỏ là đồ chơi
trẻ em với 0.5% và các sản phẩm khác như sách chiếm 1%. Ngoài ra, bảng

thống kê cũng cho chúng ta thấy có 6 quan sát bị khuyết (missing) không sử
dụng được trong thống kê này.
Mat hang thuong mua online
Cumulative
Frequency
Valid

0
Thoi trang
San pham cong nghe
Cham soc suc khoe
Do choi
Khac
Total

Missing

System

Total

1
126
40
16
1
2

Percent
.5

65.6
20.8
8.3
.5
1.0

Valid Percent
.5
67.7
21.5
8.6
.5
1.1

186

96.9

100.0

6

3.1

192

100.0

Percent
.5

68.3
89.8
98.4
98.9
100.0

Theo bảng thống kê thì sinh viên trường ta thường đặt hàng online qua
trang mạng xã hội Facebook chiếm 59.9% với 115 quan sát, kênh mua hàng trực
tuyến Lazada đứng thứ hai với 55 quan sát chiếm 28.6%, Tiki chiếm 5.7% với
11 quan sát. Các kênh mua hàng như Sendo. Zalora 123.vn chiếm tỉ lệ khá thấp
lần lượt chỉ 2.1%,1.6%,1%. Do sự phổ biến của trang MXH Facebook ngày
càng phổ biến giúp cho các Trang bán hàng online trên Face ngày càng đến gần
với người sử dụng, bên cạch đó nhà sản xuất Facebook cũng đã cập nhật chức
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

11


năng cửa hàng phục vụ việc bán hàng online trên App Facebook dành cho
Smartphone.
Trang web mua hang online thuong duoc su dung
Cumulative
Valid

Facebook
Lazada
123
Zalora
Sendo
Tiki

Khac
Total

Missing

System

Frequency
115
55
2
3
4
11
1

Percent
59.9
28.6
1.0
1.6
2.1
5.7
.5

Valid Percent
60.2
28.8
1.0
1.6

2.1
5.8
.5

191

99.5

100.0

Total

1

.5

192

100.0

Percent
60.2
89.0
90.1
91.6
93.7
99.5
100.0

So lan mua hang online trong mot thang Stem-and-Leaf Plot for

Gioitinh= Nu
Frequency

Stem &

12.00
0
.00
0
.00
0
.00
0
.00
0
56.00
1
.00
1
4.00
1
.00
1
.00
1
27.00
2
.00
2
2.00

2
.00
2
.00
2
11.00
3
7.00 Extremes
Stem width:
Each leaf:

.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

Leaf
000000000000


00000000000000000000000000000000000000000000000000000000
5555
000000000000000000000000000
55
00000000000
(>=4.0)

1
1 case(s)

Biểu đồ thân và lá cho biến Solanmuaonline đối với các quan sát có giới tính
Nữ. Trong biểu đồ này có độ rộng là 1. Theo biểu đồ là có 12 quan sát không
mua hàng trong một tháng; 56 quan sát trung bình mua hàng online 1 lần/ tháng,
27 quan sát trung bình mua 2 lần/tháng, 11 quan sát trung bình mua 3 lần/tháng
và có 7 quan sát mua nhiều hơn hoặc bằng 4 lần/tháng. Với các quan sát có lần
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

12


mua 1.5 2.5 lần/tháng biểu hiện rằng trong một tháng mua hàng từ 1 đến 2 lần, 2
lần đến 3 lần lần lượt có 4, 2 quan sát.
So lan mua hang online trong mot thang Stem-and-Leaf Plot for
Gioitinh= Nam
Frequency

Stem &

9.00


0 .

Leaf
000000000

.00

0 .

30.00

1 .

000000000000000000000000000000

1.00

1 .

5

14.00

2 .

00000000000000

1.00


2 .

5

9.00

3 .

000000000

.00

3 .

4.00

4 .

0000

4.00 Extremes
Stem width:
Each leaf:

(>=5.0)
1

1 case(s)

Biểu đồ thân và lá cho biến Solanmuaonline đối với các quan sát có giới tính

Nam. Trong biểu đồ này có độ rộng là 1. Theo biểu đồ thì có 9 sv nam không
mua hàng online, 30 quan sát trung bình một tháng mua một lần, 14 quan sát
mua 2 lần, 9 quan sát mua 3 lần, 4 quan sát mua 4 lần và 4 quan sát mua hơn
hoặc bằng 5 lần trong một tháng. Tương tự như trên chúng ta cũng có 1 quan sát
mua từ 1 đến 2 lần trong một tháng và một quan sát mua từ 2 đến 3 lần trong
một tháng.
Thông qua biểu đồ thân và lá cho biến Solanmuaonline đối với cả 2 giới, ta
thấy đa phần trung bình một tháng các bạn mua hàng online 1 lần. Số liệu thống
kê này có thể cho ta thấy rõ mức độ phát triển của các kênh bán hàng Online
ngày nay song hành với nhịp sống kinh tế nhộn nhịp hiện nay.
2.1.2.

Kiểm định mối liên hệ giữa các biến

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

13


Dựa trên mẫu khảo sát được ta có thể thấy mối liên hệ giữa các biến với
nhau, tuy nhiên, mục tiêu nghiên cứu hướng tới là mối liên hệ giữa các biến ở
trong tổng thể. Do đó để khẳng định mối liên hệ ở trong tổng thể nghiên cứu, ta
cần kiểm định các cặp biến có ý nghĩa. Nhóm quyết định kiểm định 3 cặp biến
có ý nghĩa phục vụ cho đề tài “Đặc điểm tâm lý mua hàng online của sinh viên




trường Đại học Ngân Hàng TPHCM”:
Giới tính – Số lần mua hàng

Số lần mua hàng – Tiền mua hàng
Tiền ship hàng – Thu nhập
2.1.2.1. Kiểm định Giới tính – Số lần mua hàng online

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

14


Phần lớn đồ thị Histogram của biến Solanmuaonline nằm trong phạm vi đường phân
phối chuẩn , có thể kết luận Solanmuaonline ở dạng phân phối chuẩn. Khi đó kiểm
định Oneway – ANOVA được áp dụng
H0: Số lần mua hàng online giữa 2 giới tính là ngang nhau
Test of Homogeneity of Variances
So lan mua hang online trong mot thang
Levene
Statistic
2.521

df1
1

df2
189

Sig.
.114

Kiểm định Levene
H0: Phương sai của hai nhóm mẫu có sự đồng nhất.

Kiểm định có giá trị p-value = 0.114 > α = 0.05, ta thấy xác suất phạm sai lầm khi bác
bỏ H0 là cao cao hơn mức ý nghĩa đã chọn 5% nên chấp nhận giả thuyết H0, phương
sai của hai nhóm mẫu có sự đồng nhất.
ANOVA
So lan mua hang online trong mot thang
Sum of
Squares
Between
Groups
Within Groups
Total

Mean

df

Square

1.174

1

1.174

295.324
296.497

189
190


1.563

F
.751

Sig.
.387

Kết quả phân tích One – way ANOVA có thể được sử dụng xác định các mẫu có
giá trị trung bình hay không. Phân tích Oneway- ANOVA có giá trị p-value = 0.387 >
α = 0.05, xác suất phạm sai lầm khi bác bỏ H0 là cao cao hơn mức ý nhĩa đã chọn nên
chấp nhận H0. Vậy số lần mua hàng online trung bình giữa 2 giới tính là ngang nhau.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

15


2.1.2.2. Kiểm định Số lần mua hàng- Tiền hàng
H0: Không có mối liên hệ giữa hai biến Solanmuaonline và Tienmuahang của
sinh viên

Phần lớn đồ thị Histogram của biến Tienmuahang không nằm trong phạm vi đường
phân phối chuẩn, có thể kết luận tiền mua hàng không năm trong đường phân phối
chuẩn. Do đó phân tích tương quan sử dụng công cụ Spearman có thể áp dụng để xác
định mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến Solanmuaonline – Tienmuahang.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

16



Correlations
So lan mua hang online
trong mot thang
So lan mua hang

Pearson

online trong mot

Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson

thang
So tien san sang tra
khi mua online

Correlation
Sig. (2-tailed)
N
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

So tien san sang tra
khi mua online

1


.263**

191

.000
191

.263**

1

.000
191

191

Thông qua phân tích tương quan Spearman, ta thấy giá trị Sig = 0.000 < α = 0.05
nghĩa là xác suất phạm lầm khi bác bỏ H0 là vô cùng bé bé hơn mức ý nghĩa đã chọn
5%. Do đó, giả thuyết H0 được bác bỏ, nói cách khác có mối liên hệ giữa hai biến
Solanmuaonline và Tienmuahang. Với mối tương quan thuận trung bình yếu giữa hai
biến này thể hiện bởi hệ số tương quan Spearman ở mức 0.263, khi số tiền mua hàng
online của sinh viên càng cao thì số lần mua hàng online càng nhiều nhưng không ảnh
hưởng chặt chẽ với nhau.
2.1.2.3 Kiểm định Tiền ship hàng- Thu nhập
H0: Không có mối liên hệ giữa hai biến Thunhap và Tienship của sinh viên

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

17



ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

18


Căn cứ vào sự phân bố của biểu đồ Histogram đối với hai biến Thunhap và
Tienship, có thể kết luận hai biến này thuộc dạng phân phối chuẩn khi phần lớn đồ thị
nằm dưới đường cong chuẩn. Do đó, phân tích tương quan sử dụng công cụ Pearson có
thể áp dụng để xác đinh mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến này.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

19


Correlations
Thu nhap

So tien san sang tra

Pearson

cho phi ship

Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson


Thu nhap trung bình
mot tháng (ngan
dong)

So tien san

trung bình

sang tra cho

mot tháng

phi ship

(ngan dong)

Correlation
Sig. (2-tailed)
N

1

.025

192

.726
192

.025


1

.726
192

192

Thông qua bảng Correlations, ta có giá trị Sig = 0.726 > α = 0.05 tức là xác suất
phạm sai lầm khi bác bỏ H0 là cao cao hơn mức ý nghĩa đã chọn 5% nên chấp nhận
H0, nghĩa là không có mối liên hệ giữa hai biến Thunhap và Tienship.
2.2.

Giải pháp
Bảng 1. Ai là nguoi anh huong den quyet dinh mua hang
online cua ban
Frequenc
Valid
y
Valid

Khac
Gia dinh
Ban be
Total
Missing System
Total

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3


38
22
131
191
1
192

Percent
19.8
11.5
68.2
99.5
.5
100.0

20

Percent
19.9
11.5
68.6
100.0

Cumulative
Percent
19.9
31.4
100.0



Bảng 2. Mat niem tin khi mua hang online
Frequenc
Valid
Cumulative
y
Valid Khong
Co
Total

Percent
36
18.8
156
81.2
192
100.0

Percent
18.8
81.2
100.0

Percent
18.8
100.0

Bảng 3. Khi SP mua online het hang ban lua chon cach nao ?
Frequenc
Valid
Cumulative

y
Valid

Percent
4
2.1

Khac
Chon mua san pham

Percent
2.1

31

16.1

16.2

18.3

50

26.0

26.2

44.5

20


10.4

10.5

55.0

86

44.8

45.0

100.0

191
1
192

99.5
.5
100.0

100.0

thay the
Cho den khi co san
pham roi mua
Mua truc tiep o cua
hang

Chon shop online
khac
Total
Missing System
Total

Percent
2.1

Theo bảng thống kê của nhóm đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng bán
hàng online như:
-

Ở bảng 1, ta có thể thấy nhân tố ảnh hưởng đến quyết định online của sinh viên
đã phần là Bạn Bè xung quanh (chiếm đến 68.2%), vì vậy, các shop bán hàng
online nên tận dụng những mối quan hệ bạn bè xung quanh để PR, giới thiệu sản
phẩm tốt cho họ để họ có thể giúp shop truyền bá cho các mối quan hệ của họ,

-

tạo nên hiệu ứng lan hỏa rất hiệu quả
Các shop bán hàng Online cần tìm được nguồn hàng tốt, sản phẩm chất lượng
cho khách hàng để tránh gấy mất lòng tin cho người tiêu dùng vì theo như khảo

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

21


sát nếu KH mua phải hàng online kém chất lượng sẽ gây mất lòng tin cho họ rất

-

nhiều ( chiếm đến 81.2%)
Khi được hỏi rằng: “Giả sử nơi bạn dự định mua sản phẩm online thông báo hết
hàng bạn sẽ chọn phương án nào?” thì đa phần KH sẽ trả lời Chọn shop online
khác ( chiếm nhiều nhất 44.8%) cho thấy mức độ cạch tranh rất cao giữa các
shop. Các shop online nên có nguồn hàng ổn định, mức giá cạch tranh để có thể
thu hút KH đến với shop của mình hơn.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

22


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm:
Thông qua công cụ Biểu mẫu của Google, chúng tôi thực hiện khảo sát hoàn
toàn bằng Internet, thông qua các trang mạng xã hội, các Group Sinh viên ĐH
Ngân Hàng. Số lượng biểu mẫu thu thập được là 199, trong đó có 192 phiếu trả
lời là hợp lệ, được đưa vào phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS (Statistical
Package for the Social Sciences) - đây là phần mềm phổ biến được sử dụng cho
các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng.
Dữ liệu sau khi được mã hóa có 14 biến được đưa vào chạy (phụ lục 2). Sau
đây là một số mô tả đặc trưng của mẫu:
3.1.1 Độ tuổi
Chúng tôi cho rằng việc mua sắm online được hưởng ứng đông đảo từ sinh
viên nhưng sẽ có sự khác biệt giữa độ tuổi, thể hiện tương đối qua niên khóa học
của sinh viên, cho nên chúng tôi đưa biến “sinh viên năm thứ” vào quan sát.
Theo đó thấy rằng, sinh viên năm 2 có nhu cầu mua sắm cao hơn so với
những năm khác (chiếm 59,5 %) tiếp đó là sinh viên năm 1 (18.5%), năm 3

(14%) và sinh viên năm 4 có nhu cầu mua sắm là ít nhất (8%). %.

3.1.2. Giới tính.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

23


Dù đã cố gắng trong khâu chọn mẫu để cho tỷ lệ nam và nữ cân bằng nhau,
nhưng trong quá trình xử lý dữ liệu, chúng tôi đã loại một số bảng câu hỏi không
đạt yêu cầu, cho nên tỷ lệ nam/nữ chênh lệch là khá cao. Tỷ lệ sinh viên Nữ
trong mẫu nghiên cứu là 60.5 %, tỷ lệ sinh viên Nam là 39.5%.
3.1.3. Thu nhập.
Thu nhập của đối tượng này (SV ĐH Ngân Hàng TpHCM) là rất đa dạng, từ
nhiều nguồn và cũng không ổn định nên yếu tố này được ước lượng qua khảo sát
khoảng từ 1,5 triệu đến 5 triệu đồng/tháng.
3.1.4. Lịch sử mua sắm trực tuyến.
Khi được hỏi rằng “Bạn đã từng mua hàng online chưa?” thì kết quả chúng
tôi nhận được là: Có 87,5% SV (tham gia khảo sát) đã từng mua online và
12,5% SV chưa từng mua. Theo nhận định chủ quan của chúng tôi thì đây là kết
quả rất phù hợp với thực tế ngày nay, khi Internet và các trang mạng xã hội ngày
càng phổ biến với mọi người, hơn nữa cách thức đặt mua, thanh toán, nhận hàng
và đổi trả ngày càng cải tiến để dễ dàng và thuận tiện hơn cho người tiêu dùng.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

24



3.1.5. Mặt hàng thường xuyên được chọn để giao dịch online:
Do nhu cầu làm đẹp, hoàn thiện bản thân của mỗi người ngày càng được
nâng cao nên thời trang nam nữ (áo khoác, áo đầm, áo sơmi, quần tây, đồ lót,
giày dép, thắt lưng, túi xách...) chính là mặt hàng được giao dịch online nhiều
nhất chiếm tới 63,5% với 127 quan sát đồng tình, sản phẩm công nghệ chiếm
30,5%, các sản phầm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm chiếm 32,5%, chiếm tỉ lệ rất
nhỏ là đồ chơi trẻ em với 2.5%,…

3.1.6. Kênh mua sắm được sử dụng nhiều nhất:
Độ tin cậy của những trang web mua sắm cũng ảnh hưởng đáng kể đến
lượng mua hàng online. Có khá nhiều trang web khác nhau phục vụ cho việc
mua hàng. Qua kết quả khả sát thấy được phần đông sinh viên tiếp cận mặt hàng
qua: facebook (chiếm 57.5 %) và kênh mua sắm lazada (chiếm 61%). Số ít còn
lại thì được phân bố đều.
Do sự phổ biến của trang MXH Facebook ngày càng phổ biến giúp cho các
Trang bán hàng online trên Face ngày càng đến gần với người sử dụng, bên cạch
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM 3

25


×