Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tổng quan về Hiệp đính đối tác xuyên Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.42 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
I.Giới thiệu chung về Hiệp định TPP........................................4
1.Lịch sử hình thành............................................................4
2.Thành viên........................................................................5
3.Các đặc điểm chính của TPP............................................5
4.Phạm vi của Hiệp định TPP.............................................6
5.Tóm tắt nội dung 30 chương Hiệp định TPP...................7
II.Tiến trình Việt Nam gia nhập TPP.....................................10
III. Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập TPP..........24
1.Tài chính........................................................................24
2.Lao động .......................................................................26
3.Ngân hàng, chứng khoáng và bảo hiểm.........................27
4.Công đoàn .....................................................................28
IV.Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP. 29
1.Cơ hội.............................................................................29
2.Thách thức......................................................................30
V. Giải pháp và chiến lược của Việt Nam trong TPP..........30

1


I. Giới thiệu chung về Hiệp định TPP
1.Lịch sử hình thành.
Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Stratagic Economic
Partnership Agreement) là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình
Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia nên còn được gọi là P4.
Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác Kinh tế chặt chẽ hơn
do nguyên thủ 3 nước Chile, NewZealand và Singapore (P3) phát động
đàm phán nhân diệp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mexico.
Tháng 4 năm 2005, Brunei xin gia nhập với tư cách là thành viên sáng lập
trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, P3 biến thành P4.


Đây là Hiệp định mang tính "mở". Tuy không phải là chương trình
hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể gia
nhập nếu quan tâm. Singapore đã nhiều lần thể hiện mong muốn mở rộng
TPP và sử dụng TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng về Khu
vực Mậu dịch Tự do Châu Á-Thái Bình Dương của APEC (FTAAP).
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của
12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm
Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
NewZealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết
để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, Niu Di-lân. Sau khi ký
chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy
định của pháp luật nước mình. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các Bên đã hoàn
thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công
Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký xác thực lời
văn Hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên
quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt
Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận song phương này
sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.
Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật
và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết
thúc đàm phán Hiệp định vào ngày 05 tháng 10 năm 2015 tại Hội nghị Bộ
trưởng tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không
chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các
vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung
ứng, doanh nghiệp nhà nước v..v.

2



2. Thành viên.
Quốc Gia
Brunei
Chile
NewZealand
Singapore
Hoa Kỳ
Australia
Peru
Việt Nam
Malaysia
Mexico
Canada
Nhật Bản

Trạng Thái
Sáng lập
Sáng lập
Sáng lập
Sáng lập
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán
Kết thúc đàm phán


Ngày bắt đầu đàm phán
6/2005
6/2005
6/2005
6/2005
2/2008
11/2008
11/2008
11/2008
20/2010
20/2010
20/2012
3/2013

Ngoài 12 Quốc gia trên là thành viên chính thức tham gia ký kết kết
Hiệp định vào ngày 2/4/2016 còn có một số quốc gia hiện đảng ngỏ ý muốn
tham gia: Philippines, Colombia, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Hàn
Quốc.

3. Các đặc điểm chính của TPP:
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính
bước ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn
cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. Các đặc điểm
đó bao gồm:
Tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm
thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại
hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại
trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội
và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của
các nước thành viên.

Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp
định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung
ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ
trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ
lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở
cửa thị trường trong nước.
Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP
thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải
quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và
vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế
toàn cầu.
3


Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định
TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế
ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể
hưởng lợi từ thương mại. Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội
mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính
phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về
phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên
đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được
đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.
Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo
ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao
hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

4. Phạm vi của Hiệp định TPP.
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn

đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với
hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật;
hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại;
đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường;
các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt
được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm;
giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế.
Như đã đề cập ở phía trên, bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận
truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định
thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn
đề thương mại mới và đang nổi lên cũng như những vấn đề xuyên suốt.
Những vấn đề này bao gồm những nội dung liên quan đến Internet và nền
kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước vào
thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong
việc tận dụng các hiệp định thương mại và những nội dung khác.
Hiệp định TPP tập hợp một nhóm các nước khác nhau – khác nhau
về địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển. Tất cả các
nước TPP đều nhận thức rằng tính đa dạng về phát triển là một tài sản độc
đáo nhưng cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các
nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn, và trong một số trường hợp, giai
đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên TPP một
khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa
vụ mới.

4


5. Tóm tắt nội dung của 30 chương trong Hiệp Định TPP1
Về thương mại hàng hóa
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các

hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt
giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với
hàng hóa nông nghiệp.
Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được
thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được
xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Việc cắt giảm thuế cụ thể do các bên thống nhất được quy định tại lộ
trình cam kết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của
hiệp định.
Đối với hàng nông nghiệp, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế
quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại
hàng nông nghiệp trong khu vực, cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả
việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp.
Các bên tham gia TPP đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu
đãi từ chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông
sản.
Về dệt may
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt
may - ngành công nghiệp. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức,
mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ
trình dài hơn do các bên thống nhất.
Chương dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu
việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP.
Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu
vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép
việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Chương này còn đề cập đến các cam kết về hợp tác và thực thi hải
quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế
tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc
nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong

trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.

1

Hiệp định TPP có 30 chương được công khai toàn văn trên trang web của Bộ Công Thương Việt Nam
có thể truy cập để biết thêm chi tiết.

5


Về quy tắc xuất xứ
Về nguyên tắc xuất xứ, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về
một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất
xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Các nhà nhập khẩu
sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các
chứng từ chứng minh.
Các bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về thực hiện như là
điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các
lợi ích về thuế quan.
Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu,
nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với
hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ
phận để chuyển thành các sản phẩm mới.
Nếu các bên TPP duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu
thì phải thông báo cho các bên kia về những quy trình không nhằm mục
đích làm chậm sự lưu thông thương mại.
Về quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại
Các nước nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để
bảo đảm các hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và
minh bạch.

Bên cạnh đó, vì tầm quan trọng của chuyển phát nhanh đối các lĩnh
vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước TPP
đã nhất trí về các quy định hải quan đối với chuyển phát nhanh.
Để hỗ trợ việc chống buôn lậu và trốn thuế, các nước tham gia TPP
nhất trí cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau trong việc
thực thi luật hải quan.
Đối với các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS), các nước
TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo
quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách
cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ
phải tuân thủ.
Việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các
rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho
nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm
nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS.
Đối với hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các thành viên TPP
đã nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây
dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.
Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ, các thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy
trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy
trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP.
6


Ngoài ra, hiệp định TPP bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy
định về các lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận chung về chính
sách trong khu vực TPP.
Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các
sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn,

thực phẩm và các chất gây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Chương phòng vệ thương mại trong hiệp định TPP cho phép một thành
viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ
thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế
được thực hiện theo hiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối
với ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn
1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo
dài hơn một năm.
Đối với đầu tư, các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một
danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn tòan đối với
các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện
pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai phụ lục cụ thể của
quốc gia đó đính kèm hiệp định TPP: các biện pháp hiện hành trong đó một
quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong
tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và các biện
pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý
mình một cách đầy đủ trong tương lai.
Trong chương thương mại điện tử, nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan
đối với các sản phẩm kỹ thuật số và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước
đối với các sản phẩm kỹ thuật số này thông qua các biện pháp như thuế
phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõ ràng.
Các thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các
tin nhắn thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu.
Đối với mua sắm chính phủ, các thành viên sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa
trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu,
sẽ xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại
đối với một phê duyệt nào đó. Mỗi thành viên sẽ đưa ra một danh sách
chọn cho các đơn vị mà thành viên đó sẽ xây dựng, được liệt kê tại phụ lục

gắn liền với Hiệp định TPP.

7


Trong chương doanh nghiệp nhà nước (SOEs) tất cả các thành viên TPP
đều có doanh nghiệp nhà nước nên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của
mình sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương
mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang
phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công.
Các thành viên cũng đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc
quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh
nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các thành viên khác.
Các thành viên TPP đồng ý chia sẻ danh sách các SOEs với các
thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về
mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương
mại cung cấp cho các SOEs.
Hiệp định TPP quy định việc thành lập Ủy ban Doanh nghiệp vừa và
nhỏ được tiến hành họp định kỳ để rà soát mức độ hỗ trợ của hiệp định
TPP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cân nhắc các cách thức để nâng cao
hơn nữa những lợi ích của hiệp định và giám sát các hoạt động hợp tác
hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua
tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ
thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động khác.
Đáng chú ý, TPP sẽ tạo nên các cơ chế chính thức nhằm rà soát tác
động của TPP lên sức cạnh tranh của các thành viên thông qua các cuộc đối
thoại giữa các chính phủ và giữa chính phủ với doanh nghiệp và cộng đồng,
tập trung tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực nhằm đánh giá sự phát
triển, tận dụng lợi thế của các cơ hội mới, và giải quyết bất cứ các thách
thức có thể nổi lên khi hiệp định TPP có hiệu lực.

Trong số các giải pháp này có việc thành lập Ủy ban Về cạnh tranh
và tạo thuận lợi kinh doanh. Ủy ban này sẽ nhóm họp thường xuyên nhằm
rà soát tác động của hiệp định TPP lên sức cạnh tranh của khu vực và quốc
gia, và lên hệ thống kinh tế khu vực.
Ngoài ra, những nội dung về thương mại dịch vụ qua biên giới, dịch
vụ tài chính, nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh, viễn thông, chính
sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, minh bạch hoá và chống tham nhũng, các
điều khoản về hành chính và thể chế, giải quyết tranh chấp…cũng là nội
dung quan trọng trong hiệp định TPP.

II.TIẾN TRÌNH VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
Tham gia vòng đàm phán này là 9 Đoàn đàm phán từ các quốc gia
thành viên TPP tính đến thời điểm này, bao gồm New Zealand, Chile,
Singapore, Brunei, Peru, Mỹ, Australia, Malaysia và Việt Nam.
Trước đó, ngày 26/01/2011, thay mặt cộng đồng doanh nghiệp,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi bản Khuyến
nghị lần thứ nhất về phương án đàm phán chung TPP tới Đoàn đàm phán
Chính phủ và các cơ quan liên quan.
8


1/ Vòng đàm phán thứ I
Vòng đàm phán chính thức thứ nhất của TPP được tổ chức tại
Melbourne vào ngày 15-19 tháng 3 năm 2010, với sự tham gia của hơn 200
quan chức của Australia, Hoa Kỳ, New Zealand, Chile, Singapore, Brunei,
Peru và Việt Nam.
Các nhà đàm phán TPP trao đổi quan điểm về hàng loạt các vấn đề
mới đối với những trở ngại mà các doanh nghiệp trong khu vực gặp phải và
các lĩnh vực mới nổi của thương mại quốc tế như dịch vụ, thương mại điện
tử và công nghệ xanh.

Các bên tập trung vào việc làm sao để công việc kinh doanh của các
doanh nghiệp trong khu vực trở nên nhanh chóng, thuận tiện và tạo ra các
sản phẩm giá rẻ hơn, và làm thế nào để hiệp định này sẽ thúc đẩy sự tham
gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thương mại.
Các nhà đàm phán của Austrailia và các đối tác TPP cũng thảo luận
về việc làm thế nào để phát triển một khung đàm phán tốt nhất cho một
hiệp định chất lượng cao của thế kỷ 21 để có thể thúc đẩy các mục tiêu
như hội nhập khu vực, thống nhất pháp lý giữa các đối tác TPP, tăng tính
cạnh tranh giữa các nền kinh tế TPP, tăng tính minh bạch và phát triển, mở
rộng hiệp định cho các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,
bao gồm quá trình xem xét các thành viên mới. Australia xem TPP như một
cách để đạt được mục tiêu của APEC về một Khu vực Thương mại Tự do
Châu Á Thái Bình Dương (FTAAP).
Hoa Kỳ đề nghị làm chủ nhà của vòng đàm phán tới, dự định tổ chức từ
ngày 14/6/2010.
Để chuẩn bị cho vòng đàm phán TPP thứ hai, các nhà đàm phán sẽ tiếp tục
quá trình tham vấn và lấy ý kiến của tất cả các bên liên quan về các vấn đề:
- Dịch vụ tài chính
- Giải quyết tranh chấp về đầu tư liên quan đến nhà nước
- Các phương pháp tiếp cận thống nhất về mặt pháp lý trong TPP
- Làm thế nào để đàm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được hưởng
lợi từ TPP.

2/Vòng đàm phán thứ hai
Được tổ chức tại San Francisco từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 6 năm
2010 đã đạt được những tiến triển đáng kể cả về cấu trúc của Hiệp định
cũng như hàng loạt các vấn đề cụ thể trong TPP.
Các nước TPP thống nhất rằng các Hiệp định thương mại song phương
giữa các nước TPP sẽ tiếp tục tồn tại song song với TPP, điều này sẽ giúp
cho các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hiệp định nào tốt hơn cho hàng

hóa, dịch vụ hay đầu tư của mình.

9


Vòng đàm phán lần này cũng đạt được tiến bộ vững chắc về phương
pháp tiếp cận đàm phán về kết quả của tiếp cận thị trường và làm thế nào
để phản ánh những kết quả đó trong hiệp định.Các trưởng đoàn đàm phán
cũng đạt được sự thống nhất về hàng loạt các vấn đề chung quan trọng của
thế kỷ 21 định hướng cho các cuộc đàm phán, như:
- Thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ vào thương mại.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới như giảm thủ tục hải
quan.
- thúc đẩy tính thống nhất pháp lý, bao gồm thông qua khuyến khích
hợp tác giữa các cơ quan quản lý.
- Xem xét cách thức để tăng tính cạnh tranh của các nước đối tác
TPP.
- Tập trung vào tính minh bạch trong quản lý và điều hành.
- Tính đến nhu cầu của các nước đang phát triển.
Ngoài ra, các nhà đàm phán TPP cũng đạt được các tiến triển về
hàng loạt các vấn đề truyền thống của FTA bao gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu
tư, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, các rào cản kỹ thuật đối với thương
mại, chính sách cạnh tranh, các vấn đề pháp lý và xây dựng năng lực. Các
cuộc thảo luận cũng tập trung vào loại điều khoản nào quy định về thương
mại và lao động, thương mại và môi trường phù hợp với TPP.

3/Vòng đàm phán thứ 3
Được tổ chức tại Brunei từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 10 năm 2010
với sự tham gia của một thành viên mới, Malaysia. Các nước TPP đồng ý
cho Malaysia gia nhập vào đầu tuần và sau đó nước này đã tham gia vào

các cuộc đàm phán trong những ngày còn lại của tuần đó. Malaysia là
thành viên mới đầu tiên kể từ khi các vòng đàm phán bắt đầu vào tháng 3
năm 2010. Các đối tác TPP (Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New
Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam) tiếp tục cam kết mở rộng
thành viên cho các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đáp
ứng được mục tiêu đầy tham vọng về một hiệp định TPP chất lượng cao.
Các trưởng đoàn đàm phán hài lòng với tiền triển đạt được trong suốt
tuần đàm phán. 24 nhóm đàm phán đã gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề
như hàng hóa công nghiệp, nông nhiệp, các tiêu chuẩn, dịch vụ, đầu tư ,
dịch vụ ngân hàng, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, cạnh tranh, lao động
và môi trường.
Các nhóm đàm phán đã bắt đầu soạn thảo các điều khoản (như các
nhóm dịch vụ và đầu tư) hoặc đang chuẩn bị để đưa ra dự thảo. Các cuộc
đàm phán về mục tiêu và phương pháp tiếp cận thị trường tiếp tục diễn ra
với quan điểm hướng tới đạt được mục tiêu chung về một hiệp định tham
vọng cao thúc đẩy hội nhập khu vực, bao gồm việc thông qua các quy tắc
xuất xứ khu vực. Các nhà đàm phán TPP thống nhất phương pháp bắt đầu
các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường, bao gồm các công việc kỹ thuật
ban đầu để tạo điều kiện cho các bản chào được đưa ra vào đầu năm 2011.
10


Các nước TPP cũng tiếp tục đàm phán về các cam kết nền, bao gồm:
- Tăng kết nối thông qua tạo cơ hội tối đa hiệu quả của chuỗi cung
ứng trong khu vực.
- Tăng tính thống nhất về pháp lý trong khu vực.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng
được TPP.
Ngoài ra, một tọa đàm hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng năng lực về các
vấn đề vệ sinh dịch tễ, lao động và môi trường liên quan đến thương mại đã

được tổ chức song song với các cuộc đàm phán.

4/Vòng đàm phán thứ 4
Hiệp định TPP được tổ chức tại Auckland từ ngày 6-10 tháng
12/2010, với sự tham gia của 9 nước (Australia, Brunei, Chile, Malaysia,
New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam), tiếp tục đạt được tiến bộ
về tất cả các vấn đề đàm phán.
Các nước TPP cũng hoan nghênh sự tham gia lần đầu tiên của Việt
Nam với tư cách là thành viên đầy đủ sau khi Việt Nam tuyên bố chính
thức tham gia TPP bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC tại Yokohama
vào tháng 11 năm 2010, và như vậy Việt Nam đã hoành tất các thủ tục cần
thiết trong nước để chuyển từ thành viên vị thế thành viên liên kết sang
thành viên đầy đủ trong các cuộc đàm phán.
Với chỉ đạo từ các nhà lãnh đạo TPP nhằm kết thúc đàm phán càng sớm
càng tốt, các cuộc đàm phán đã diễn ra khẩn trương ở cả 24 nhóm đàm
phán về các vấn đề như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm
chính phủ, cạnh tranh, các tiêu chuẩn, dịch vụ tài chính, xây dựng năng lực,
lao động và môi trường. Nhiều tiến bộ đạt được, với hầu hết các nhóm đã
bắt đầu làm việc trên các bản thảo.
Các nhà đàm phán cũng kết thúc các công việc chuẩn bị cho việc
trao đổi các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường hàng hóa, dự kiến diễn
ra vào tháng 1/2011. Các bản chào ban đầu về dịch vụ và đầu tư cũng được
chuẩn bị để đưa ra vào tháng 3/2011. Điều này sẽ cho phép đạt được các
tiến bộ cao nhất trước Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC tại Honolulu vào
tháng 11 năm 2011.
Ngoài ra, các đối tác TPP cũng đạt được tiến bộ về các cam kết nền
về các vấn đề của thế kỷ 21 như:
- thúc đây hội nhập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, chẳng hạn
như thông qua xem xét làm thế nào để TPP có thể hỗ trợ và tăng cường
hiệu quả của các chuỗi cung ứng trong kinh doanh.

- tăng tính thống nhất và tương thích của các hệ thống pháp lý trong
TPP để mà các doanh nghiệp có thể hoạt động dễ dàng hơn trong thị trường
TPP.
- tạo ra một “hiệp định sống” mà có thể thích nghi với sự thanh đổi
của môi trường kinh doanh và có thể kết nạp thêm thành viên mới.
11


- hỗ trợ phát triển, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực liên
tục và phù hợp.

5/Vòng đàm phán 5
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được tổ chức tại
Santiago từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 2 năm 2011, với sự tham gia của 9
nước Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore,
Hoa Kỳ và Việt Nam, tiếp tục những bước tiến mới nhằm đạt được một
Hiệp định thương mại khu vực toàn diện chất lượng cao thế kỷ 21.
Dự thảo hiệp định được đem ra thảo luận ở hầu hết 24 nhóm đàm
phán và đề xuất của các nước được xem xét một cách cẩn thận. Sau đó, các
nhà đàm phán hợp nhất các đề xuất đó lại và soạn thảo Dự thảo, cố gắng
thu hẹp khoảng cách giữa chúng nhưng vẫn cân nhắc đến lợi ích và quan
ngại của mỗi quốc gia.
Các đàm phán về tiếp cận thị trường đối với hàng hóa bắt đầu ở
Santiao, sau khi các bên trao đổi các bản chào ban đầu vào tháng 1/2011.
Các nhà đàm phán về hàng hóa thống nhất trao đổi danh sách các bản yêu
cầu cải thiện những bản chào ban đầu trước vòng đàm phán tới tại
Singapore vào cuối tháng 3.
Các bên cũng thảo luận về việc làm thế nào để thiết lập được một
quy tắc xuất xứ trong TPP tối ưu nhất , một vấn đề cốt yếu trong việc xây
dựng một hiệp định thương mại khu vực, đồng thời thống nhất trao đổi các

đề xuất về quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm cụ thể vào đầu tháng.
Australia tiếp tục thúc đẩy việc xóa bỏ tối đa các dòng thuế và xây dựng
các quy tắc xuất xứ hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho các chuỗi cung
ứng hàng hóa trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các bên cũng đồng ý trao đổi các bản chào về tiếp cận thị trường đối
với dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ trước vòng đàm phán tới. Các
bản chào dịch vụ và đầu tư sẽ được thực hiện trên cơ sở chọn bỏ, đối với tất
cả các nước TPP. Australia đang chuẩn bị đưa ra bản chào của mình trong
đó có cân nhắc đến ý kiến của các bên liên quan.
Các bên cũng đang xem xét các đề xuất về các cam kết nền về các
vấn đề chung, tập trung vào:
- Đề xuất về tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy kinh doanh trong khu
vực.
- Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ vào thương mại khu vực.
- Làm thế nào để làm sâu sắc thêm mối liên kết sản xuất và chuỗi
cung ứng giữa các nước TPP.
- Làm thế nào để tăng cường sự gắn kết giữa các hệ thống pháp luật
của các nước TPP nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại.
- Làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển.

12


6/Vòng đàm phán 6
Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP được tổ chức tại
Singapore từ ngày 24/3 đến ngày 1/4/2011. Các bên tiếp tục đạt được các
tiến triển về một hiệp định thế kỷ 21 chất lượng cao. Các nhà đàm phán tại
vòng đàm phán này tập trung vào thu hẹp khoảng cách về vị thế trên Bản
thảo và thảo luận các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường của các nước.

Liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường, các nhà đàm phán đã trao
đổi danh sách các yêu cầu cải thiện các bản chào ban đầu trước vòng đàm
phán này, và các bản chào thuế quan sửa đổi sẽ được trao đổi trước vòng
đàm phán tới tại Việt Nam. Mối quan tâm chính của Australia là thiết lập
một hiệp định khu vực với các cam kết chung về thuế quan và các quy định
về nguồn gốc xuất xứ dễ sử dụng. Các cuộc thảo luận về các quy tắc xuất
xứ đối với các sản phẩm cụ thể đã đạt được kết quả - đó là các nhân tố
chính để đạt được một FTA khu vực hỗ trợ hội nhập chuỗi cung ứng kinh
doanh hiện đại.
Các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường được trao đổi trước
vòng đàm phán này về dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ. Phù hợp với
một hiệp định TPP tham vọng cao, các bản chào đầu tư và dịch vụ được
thực hiện trên cơ sở “chọn bỏ” (negative list) - một thực tiễn chưa từng xảy
ra trước kia đối với một số nước TPP. Australia đưa ra một bản chào chất
lượng cao phản ánh mức độ và chế độ thương mại và đầu tư thông thoáng
của nước này nhưng vẫn đảm bảo thẩm quyền của Chính phủ trong các vấn
đề về xã hội, môi trường và các chính sách công quan trọng khác.
Trong vòng đàm phán tới vào tháng 6, Australia sẽ tìm cách giảm
bớt các hạn chế của các đối tác TPP đối với các nhà đầu tư và cung cấp
dịch vụ nước ngoài, và khuyến khích tăng cường tính minh bạch cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lính vực này. Các nhà đàm phán thống nhất
trao đổi thêm các vấn đề vào giữa các phiên đàm phán để thúc đẩy tối đa
tiến độ đàm phán trong vòng đàm phán tới.
Các cuộc thảo luận cũng đạt được các tiến triển về các cam kết nền
về các vấn đề chung, như gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ vào thương mại quốc tế, tăng cường hài hòa pháp lý, thúc đẩy chuỗi
cung ứng và sản xuất trong khu vực. Các bên cũng thảo luận về các đề xuất
nhằm đảm bảo TPP thực sự là một “hiệp định sống” tạo điều kiện thuận lợi
cho sự gia nhập các thành viên mới và có khả năng thích ứng với sự thay
đổi của môi trường kinh doanh. Các nhà đàm phán trong nhóm này thảo

luận cách thức mà những ý tưởng này có thể thực hiện được trên văn bản
của hiệp định TPP và xem xét một số đề xuất.

13


7/Vòng đàm phán 7
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được tổ chức tại
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 24 tháng 6/2011. Các đối
tác TPP (Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hoa
Kỳ, và Việt Nam) tiếp tục đẩy nhanh tiến độ ở tất cả các nhóm đàm phán.
Bản dự thảo đang được soạn thảo bởi các nhóm đàm phán.
Về vấn đề tiếp cận thị trường, các bên thảo luận về từng bản chào
của các nước và phương pháp tiếp cận nhằm thúc đẩy việc đạt được một
kết quả khả quan. Một số nước đưa ra các bản chào về sửa đổi thuế quan
sau khi được yêu cầu cải thiện các bản chào ban đầu về tiếp cận thị trường.
Mối quan tâm chính của Australia vẫn là thiết lập một hiệp định khu vực
với các cam kết chung về thuế quan và các quy định về nguồn gốc xuất xứ
dễ hiểu.
Về lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ, các bên tiếp
tục thảo luận về các cam kết tiếp cận thị trường và trả lời các câu hỏi được
đưa ra giữa các phiên họp về các biện pháp không tuẩn thủ. Có một sự khác
biệt đáng kể mức độ mở cửa của các bản chào, các quốc gia với những bản
chào tham vọng bày tỏ lo ngại đối với các bản chào tương đối thận trọng
hơn. Australia đưa ra một bản chào chất lượng cao, thể hiện một cơ chế đầu
tư và thương mại thông thoáng. Bản chào của nước này vẫn đảm bảo thẩm
quyền của Chính phủ trong các vấn đề về xã hội, môi trường và các chính
sách công quan trọng khác.
Thảo luận về các cam kết nền về các vấn đề chung xem xét các đề
xuất của Hoa Kỳ về tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ trong thương mại quốc tế, cải thiện sự hài hòa pháp lý, tăng cạnh tranh
và các chuỗi cung ứng. Các bên cũng đã có những cuộc thảo luận hữu ích
về vấn đề phát triển và tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng hiệp định sẽ
giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước TPP.

8/Vòng đám phán thứ 8
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã diễn ra tại
Chicago, Mỹ từ ngày 6 đến ngày 15 tháng 9 năm 2011. Các đối tác TPP
(Australia, Brunay, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và
Việt Nam) tiếp tục thảo luận nhằm hướng tới một thỏa thuận khung tại Hôi
nghị thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức tại Honolulu vào tháng 11 tới.
Các bên đã đạt được tiến bộ trong củng cố và thu hẹp vị thế giữa các
bên đàm phán tại hơn 20 chương trong dự thảo văn kiện hiện tại. Đặc biệt,
quá trình đàm phán đạt được bước tiến quan trong trong các vấn đề Hải
quan, Kiểm dịch động thực vật (SPS), các Hàng rào kỹ thuật trong Thương
mại (TBT), vấn đề Viễn thông và Mua sắm Chính phủ. Những thảo luận
chi tiết về các vấn đề như phương thức nhằm tăng cường lợi ích của Hiệp
định đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng khả năng cạnh tranh, tính
chặt chẽ pháp lý và phát triển.
14


Các bên tiếp tục xem xét bản chào mới trong một số các chương về môi
trường, sở hữu trí tuệ (tại chương này, Hoa Kỳ đã chi tiết một số điều
khoản mới liên quan đến mặt hàng tân dược) và tính minh bạch.
Một số văn bản đề xuất vẫn đang được xây dựng và dự kiến sẽ đưa ra thảo
luận trong vòng đàm phán tiếp theo tại Lima.
Liên quan đến tiếp cận thị trường hàng hóa, các bên đàm phán đã
thảo luận từng bản chào và cách tiếp cận để đạt được kết quả đầy tham
vọng cho TPP. Một vài quốc gia đã đưa ra bản chào tiếp cận thị trường đã

hoàn chỉnh, Australia tiếp tục tập trung vào kết quả tiếp cận thị trường phát
triển để tạo nên một hiệp định khu vực với những cam kết hàng hóa chung
và quy tắc xuất xứ dễ hiểu.
Đối với nhóm dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ, quá trình
đàm phán đã có những tiến triển khi xem xét chi tiết những biện pháp
không phù hợp trong tiếp cận thị trường của từng quốc gia .Australia đã
đưa ra một bản chào tiếp cận thị trường đầy tham vọng và chất lượng cao,
phản ánh cơ chế mở trong đầu tư và thương mại hiện tại.
9/Vòng đàm phán thứ 9 của TPP kết thúc vào ngày 28/10/2011 tại
Lima, Peru sau 10 ngày đàm phán với 870 đại biểu tham dự, bao gồm các
nhà đàm phán, các bên liên quan và giới truyền thông.
Vòng đàm phán lần này tiếp tục đạt được các tiến triển mới, đặc biệt
ở một số chương về các vấn đề Vệ sinh và dịch tễ (SPS), Rào cản Kỹ thuật
đối với Thương mại (TBT) và các Quy định về Nguồn gốc xuất xứ
(ROOs). Một đề xuất mới về vấn đề Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) cũng
được đưa ra và sẽ được thảo luận trong nhóm làm việc về Chính sách Cạnh
tranh. Như vậy, cho đến nay hầu hết tất cả các vấn đề đã được đưa ra thảo
luận, chỉ còn một đề xuất nữa về vấn đề lao động dự kiến sẽ sớm được đưa
ra trong thời gian tới.Về vấn đề tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư, và mua sắm chính phủ, các cuộc đàm phán cũng đạt được nhiều tiến
bộ.
Ngoài ra, có một số đề xuất phức tạp và nhạy cảm cũng được đưa ra,
bao gồm vấn đề sở hữu trí tuệ và tính minh bạch. Mặc dù các bên đã cam
kết đàm phán theo hướng xây dựng, những vẫn đề này sẽ mất khá nhiều
thời gian để đạt được một kết quả mà có thể thỏa mãn được cả 9 bên. Cần
lưu ý rằng bất kỳ thành viên TPP nào có quyền tự do đưa ra các đề xuất lựa
chọn của mình nhưng một đề xuất sẽ chỉ được thông qua nếu tất cả các
thành viên đồng ý.

10/Vòng đàm phán 10

Diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 5 - 9 tháng 12 năm
2011. Tuy nhiên, chỉ có một vài nhóm đàm phán gặp mặt và làm việc trong
suốt cả tuần, bao gồm các nhóm đàm phán về nguồn gốc xuất xứ, dịch vụ,
đầu tư và sở hữu trí tuệ. Các nhóm đàm phán về tiếp cận thị trường hàng
công nghiệp, nông nghiệp và dệt may cũng có buổi gặp mặt.
15


Tất cả đều tạo nên những tiến bộ hơn nữa trong việc thu hẹp khoảng cách
giữa các vấn đề trong các bản dự thảo và đàm phán về các hiệp định tiếp
cận thị trường.
Vòng đàm phán lần này tại Malaysia là tiếp sau cuộc họp các nhà
lãnh đạo TPP ở Honolulu vào giữa tháng 11. Tại đây, các nhà lãnh đạo của
9 nước thành viên đã tuyên bố rằng đã đạt được một hiệp định khung về
TPP và thông qua báo cáo từ các bộ trưởng thương mại của các nước TPP,
bao gồm cam kết về một FTA toàn diện và tham vọng mà sẽ giúp xóa bỏ
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại và đầu tư.
Australia đã để nghị được làm chủ nhà của vòng đàm phán tới vào
tháng 3/2012 và đang lên kế hoạch để thực hiện. Cũng giống như các vòng
đàm phán trước, các bên liên quan có thể tham gia bình luận với các nhà
đàm phán tại các sự kiện bên lề vòng đàm phán.
Thành viên Nhật Bản, Canada và Mexico đã chính thức bảy tỏ mong
muốn tham gia vào TPP. Các nước trong TPP đều tán thành điều này và sẽ
bắt đầu quá trình thảo luận song phương với các nước này về mức độ sẵn
sàng và khả năng của họ để có thể duy trì tham vọng và tốc độ của các cuộc
đàm phán.

11/Vòng đàm phán thứ 11
Diễn ra tại Melbourne, Australia từ ngày 1-9 tháng 3 năm 2012. Đây
là vòng đàm phán đầy đủ đầu tiên bao gồm tất cả các nhóm đàm phán kể từ

hội nghị các nhà lãnh đạo TPP tại Honolulu giữa tháng 11 năm ngoái. Tại
Honolulu, các nhà lãnh đạo đã tuyên bố rằng hiệp định đã đạt được một
khung đàm phán rộng và các nhà đàm phán tiếp tục nổ lực để đi đến kết
thúc đàm phán.
Tại vòng đàm phán lần này có 200 nhà đàm phán từ Astralia, Brunei,
Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Các đối tác TPP đạt được những bước tiến hơn nữa nhằm hướng tới
kết thúc đàm phán một hiệp định toàn diện thế kỷ 21. Những nỗ lực này
cho thấy các nước TPP quyết tâm giành các nguồn lực cần thiết để nhanh
chóng kết thúc đàm phán càng sớm càng tốt. Các nhóm đàm phán đã làm
việc cùng nhau nhằm phát triển và thực hiện các kế hoạch chi tiết để chấm
dứt đàm phán.
Đàm phán đã đạt được tiến triển đáng kể ở các vấn đề như thống
nhất pháp lý, minh bạch, cạnh tranh và tạo điều kiện cho kinh doanh, lợi
ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phát triển. Một số nhóm đồng ý
gặp mặt giữa kỳ để đẩy nhanh đàm phán.

12/Vòng đàm phán thứ 12
Diễn ra tại Dallas, Texas Hoa Kỳ từ ngày 8-18 tháng 5 năm 2012.
Vòng đàm phán lần này đã đạt được những tiến triển ngoài dự kiến. Một số
ít nhóm đàm phán sẽ tiếp tục thảo luận tại Texas về một vài vấn đề còn lại
trong tuần.
16


Trong suốt 11 ngày của vòng đàm phán lần này, các nhóm đàm phán
đã làm việc hết sức tập trung để có thể hoàn thiện các văn bản của hiệp
định. Các nước tham gia TPP đã đàm phán xong các vấn đề về các doanh
nghiệp vừa và nhỏ - điểm mớitrong một hiệp định thương mại tự do của
Hoa Kỳ ,nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập vào thương mại toàn cầu của

các doanh nghiệp vừa và nhỏmà hiện đang chiếm hai phần ba tổng số việc
làm ở Hoa Kỳ.
Các nhóm đàm phán cũng ttiến đến kết thúc đàm phán về các vấn đề
chung như vấn đề xung đột pháp luật, tăng cường chuỗi cung ứng hàng hóa
giữa các quốc gia TPP, và thúc đẩy sự phát triển chung của khu vực.
Ngoài ra, 9 quốc gia TPP cũng đã tiếp tục cố gắng đàm phán về các
gói thuế quan đầy tham vọng mà có thể giúp các quốc gia này tiếp cận thị
trường của nhau trên các lĩnh vực dệt may, nông nghiệp và công nghiệp.
Các quốc gia TPP cũng thảo luận về các cam kết cụ thể trong việc tự do
hóa các dịch vụ riêng biệt của từng quốc gia và về tự do hóa cthị trường
mua sắm chính phủ.
Trong vòng đàm phán lần này, Hoa Kỳ đã đưa ra một hình thức
mớicho, theo đó các nhà đàm phán có thể tham gia vào diễn đàn bên lề
vòng đàm phán với hơn 300 bên liên quan từ Hoa Kỳ và các quốc gia TPP
khácNhiều bên liên quan nhận định rằng hình thức tham vấn mới này thực
sự hữu hiệu hơn khi cuộc đàm phán đang trong một giai đoạn cuối, cho
phép họ cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đàm phán về các
vấn đề cụ thể hiện còn đang trên bàn đàm phán.
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đã tổ chức một hội nghị bàn tròn để các
trưởng đoàn đàm phán trao đổi với các bên liên quan về các nội dung của
TPP, từ tự do internet, thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho đến việc giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. Các bên liên quan cũng đã tự sắp
xếp các cuộc họp riêng với nhóm đàm phán có liên quan đến những vấn đề
mà họ quan tâm. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức
các cuộc họp tại Thủ đô Washington cho các bên liên quan sau khi vòng
đàm phán này kết thúc.
13/Vòng đàm phán thứ 13
Diễn ra từ ngày 2-10 tháng 7/2012 tại San Diego, California, Hoa Kỳ
đã đạt được những tiến triển quan trọng. Tại vòng đàm phán lần này, các
nhà đàm phán tiếp tục tiến đến kết thúc hơn 20 chương của Hiệp định . TPP

là một sáng kiến thương mại quan trọng của Chính quyền Obama nhằm tạo
công ăn việc làm cho người dân thông qua đẩy mạnh xuất khẩu sang khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, thúc đẩy sản xuất, sáng tạo đổi
mới và hoạt động kinh doanh. Đồng thời, Hiệp định cũng đề cập đến những
vấn đề khác như quyền của người lao động và môi trường.
Các nhóm đàm phán đã đạt được tiến bộ quan trọng trong các vấn đề
như hải quan, dịch vụ xuyên biên giới, truyền thông, đầu tư công, chính
sách cạnh tranh, hợp tác và xây dựng năng lực.
17


Thêm vào đó, các nhóm đàm phán cũng đã đạt được nhiều thỏa thuận liên
quan đến các vấn đề nguyên tắc xuất xứ hàng hóa, đầu tư, dịch vụ tài chính,
tạm nhập tái xuất… Đáng lưu ý, Hoa Kỳ đã đệ trình một bản đề xuất mới
về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hạn chế và ngoại lệ đối với bản quyền..
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, 9 quốc gia đàm phán cũng tiếp tục
thảo luận chuyên sâu về các gói thuế quan đầy tham vọng mà có thể giúp
các quốc gia này tiếp cận thị trường của nhau trên các lĩnh vực dệt may,
nông nghiệp và công nghiệp.

14/Vòng đàm phán thứ 14
Diễn ra tại Leesburg, Virginia từ ngày 6-15 tháng 9/2012. Vòng đàm
phán lần này tiếp tục tập trung vào giải quyết những vấn đề quan trọng mà
vẫn còn nhiều khác biệt trong quan điểm của các bên.
Sau 10 ngày đàm phán, các nhà đàm phán từ các nước đối tác TPP
đã nỗ lực làm việc trên 29 chương của Hiệp định. Các nhóm đàm phán đã
đạt được những tiến triển ở một loạt các chương như tiếp cận thị trường,
hải quan, nguồn gốc xuất xứ, rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các tiêu
chuẩn vệ sinh dịch tễ, dịch vụ xuyên biên giới, truyền thông, mua sắm
chính phủ và các vấn đề khác. Các tiến triển cũng đạt được trong việc hình

thành biểu thuế và các cam kết mở cửa thị trường cụ thể khác đối với hàng
hóa công nghiệp, nông nghiệp, dệt may, dịch vụ và đầu tư, và mua sắm
chính phủ. Đồng thời, 9 nước đàm phán cũng tiếp tục tập trung vào các vấn
đề quan trọng từ sở hữu trí tuệ đến lao động và môi trường và các chủ đề
khác nhằm giải quyết những vấn đề chính mà các nhà sản xuất, nhà cung
cấp dịch vụ, người nông dân và chủ trang trại gặp phải trong thế kỷ 21.

15/Vòng đàm phán thứ 15
Diễn ra từ ngày 3-12 tháng 12/2012 tại Aukland, New Zealand. Tại
đây, các nhà đàm phán tiếp tục đạt được các tiến triển nhằm thu hẹp
khoảng cách giữa các nước về các vấn đề đàm phán.
Các nhà đàm phán từ 11 nước đã tập trung tìm kiếm những giải pháp
thực tế và có lợi chung đối với những vấn đề vẫn còn đang cân nhắc, và
tạm thời bỏ qua những vấn đề còn nhiều thách thức cho vòng đàm phán tới.
Cụ thể, các nước đã nỗ lực để kết thúc đàm phán về lời văn đối với 29
chương của hiệp định bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại
và đầu tư.
Với rất nhiều chương phía trước các bên đồng ý sẽ tiếp tục làm việc
từ giờ cho đến vòng đàm phán sau để có thể giải quyết một loạt các vấn đề
như hải quan, truyền thông, rào cản kỹ thuật đối với thương mại, vệ sinh
dịch tễ…và hết sức tập trung và các chương mà còn nhiều vấn đề chưa
được thống nhất.
Các tiến bộ cũng đạt được trong đàm phán về hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư, mua sắm chính phủ. Các nhà lãnh đạo của 11 nước TPP đã nhất trí
mở cửa thị trường toàn diện cho hàng hóa và dịch vụ của nhau ở tất cả các
lĩnh vực.
18


Ngoài ra, đàm phán về các gói thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp,

nông nghiệp, dệt may cũng như là nguồn gốc xuất xứ để phát triển chuỗi
cung ứng trong khu vực cũng đạt được thêm nhiều kết quả. Bên cạnh đó,
các nhà đàm phán cũng thảo luận về các cam kết mở cửa thị trường đối với
dịch vụ và đầu tư, và mua sắm chính phủ.
16/Vòng đám phán thứ 16 đàm phán mới chỉ hoàn thành được 03 vấn đề
là Hải quan, Viễn thông, Hài hòa pháp lý và phát triển.
Đối với sản phẩm dệt may: Đây là một trong những vấn đề tốn
nhiều thời gian và gây nhiều tranh cãi nhất trong TPP, đặc biệt đối với các
nước có lợi ích liên quan, trong đó có Việt Nam.
Về phía Việt Nam, trong một buổi họp báo tại vòng đàm phán thứ 16
TPP, Trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương
Trần Quốc Khánh đã hoan nghênh đề xuất mới này của Hoa Kỳ và cho
rằng nó sẽ giúp thúc đẩy đàm phán. Ông cho biết Việt Nam hiện đang xem
xét đề xuất của Hoa Kỳ và chưa quyết định có chủ động đưa ra đề xuất
danh mục nguồn cung thiếu hụt của chính mình hay không. Tuy nhiên, ông
cũng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn có một quy tắc xuất xứ linh hoạt
hơn thế nữa.
Đối với một số sản phẩm khác: Da giày, sữa và đường: Bên cạnh
sản phẩm dệt may, tiếp cận thị trường đối với giày dép cũng là một trong
những ưu tiên của Việt Nam trong TPP. Đây cũng là vấn đề tranh cãi giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ. Một số công ty sản xuất giày dép trong nội địa Hoa
Kỳ như New Balance đang vận động mạnh để thuyết phục USTR duy trì
thuế quan cao và quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt đối với giày dép nhập khẩu.
Trong khi đó, các công ty sản xuất ở nước ngoài như Nike lại muốn USTR
giảm thuế và có các quy định nhập khẩu linh hoạt hơn. Với những quan
điểm trái chiều giữa hai nước và trong bản thân nội bộ Hoa Kỳ như vậy,
tiến triển đàm phán về vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa này trong TPP
khá chậm chạp.
17/Vòng đàm phán thứ 17 Diễn ra tại Li-ma, Pê-ru từ ngày 15 đến ngày
24/5/2013.

Tại Phiên đàm phán, các nước đã thảo luận những nội dung còn tồn
tại trong nhiều lĩnh vực và đạt được tiến bộ đáng kể trong các chương như
các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật , phòng vệ thương mại,
thương mại điện tử, dịch vụ xuyên biên giới, quy tắc xuất xứ, pháp lý và
thể chế.
Các chương khác cũng có những thảo luận tích cực ở cả trong các
cuộc họp chính thức và không chính thức. Dự kiến sẽ có thêm tiến bộ trong
thời gian từ sau Phiên 17 đến trước Phiên 18.
Các nước nhận thấy thách thức vẫn còn trong một số lĩnh vực như sở hữu
trí tuệ, môi trường và cạnh tranh. Các nước ghi nhận việc Nhật Bản muốn
tham gia đầy đủ vào phiên đàm phán tháng 7 năm 2013 và tin rằng có thể
thu xếp được như vậy.
19


Các nước thống nhất là ngay sau khi tất cả các nước TPP hoàn tất quy trình
trong nước liên quan và Nhật Bản chính thức tham gia đàm phán.

18/Vòng đàm phán thứ 18
Từ ngày 15 đến 25/7/2013, Phiên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) lần thứ 18 đã diễn ra tại Kota Kinabalu, Malaysia.
Ngày 23/7/2013, Nhật Bản đã chính trở thành thành viên thứ 12 tham gia
đàm phán Hiệp định TPP
Tại phiên này, 13 nhóm đàm phán đã thảo luận các lĩnh vực đầu tư,
danh mục bảo lưu các biện pháp không tương thích trong dịch vụ và đầu tư,
cạnh tranh, mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật
trong thương mại, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử, di chuyển thể
nhân, sở hữu trí tuệ, môi trường, mua sắm chính phủ, và các vấn đề về pháp
lý và thể chế.
Các nước tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề

kỹ thuật tại hầu hết các nhóm và thu hẹp sự khác biệt trong các vấn đề khó.
Đối với các nội dung còn nhiều thách thức như sở hữu trí tuệ, môi trường
và doanh nghiệp nhà nước, các nước cũng đang cố gắng tìm các giải pháp
thích hợp để thúc đẩy đàm phán.
Riêng đối với lĩnh vực mở cửa thị trường đối với các sản phẩm công
nghiệp, nông nghiệp và dệt may, các nước đã thống nhất một chương trình
làm việc cụ thể để thúc đẩy đàm phán, hướng tới mục tiêu tự do hóa một
cách toàn diện.
Các nhà đàm phán đang bước vào giai đoạn đàm phán then chốt với nhiều
vấn đề khó và nhạy cảm hơn.

19/Vòng đàm phán thứ 19
Bắt đầu tại Brunei sẽ tập trung vào một số lĩnh vực còn tồn đọng
nhiều vấn đề quan trọng mặc dù Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael
Froman cho rằng cuộc đàm phán đang vào giai đoạn cuối.
Các nhóm đàm phán khác bao gồm nhóm Quy tắc xuất xứ diễn ra từ
ngày 23-28/8, Môi trường từ ngày 26-30/8, Đầu tư từ ngày 24-28/8, Dịch
vụ tài chính từ ngày 25-28/8, và Mua sắm chính phủ từ ngày 22-24/8.
Từ sau phiên đàm phán chính thức thứ 19 diễn ra tại Brunei tháng
8/2013, các nước TPP không tổ chức thêm một phiên đàm phán chính thức
nào nữa nhưng lại tiến hành rất nhiều cuộc họp cấp bộ trưởng, trưởng đoàn
đàm phán và các nhóm đàm phán về từng lĩnh vực cụ thể, dưới cả hình
thức đa phương lẫn song phương, để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
Ngày 5/5/2015, sau hơn 5 năm chờ đợi, Hiệp định Đối tác Xuyên
Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng cũng đã kết thúc đàm phán.
Từ đó đến nay, các nước không thay đổi các nội dung đàm phán đã
được thống nhất mà chỉ điều chỉnh một số nội dung kỹ thuật trên cơ sở ý
kiến rà soát của các chuyên gia pháp lý.

20



Những điều chỉnh này nhằm đảm bảo nội dung được đưa ra ký kết
chính thức phù hợp hơn với quy định pháp lý quốc tế cũng như quy định
trong nước của các nước TPP, không ảnh hưởng đến bản chất nội dung đã
cam kết.
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa
các nước này, như sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao
động…
Hiệp định bao gồm 30 chương và đề cập đến không chỉ các lĩnh vực
truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như
thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp
nhà nước.

►CÁC NƯỚC TPP CÓ THỂ SẼ KHÔNG XÓA BỎ TOÀN BỘ
THUẾ QUAN
Khi bắt đầu đàm phán, các nước TPP cam kết hướng tới xóa bỏ
100% các dòng thuế nhập khẩu nhằm đạt được một hiệp định thương mại
tự do chất lượng cao. Tuy nhiên, trải qua cả chục vòng đàm phán, thực tế
cho thấy muc tiêu này rất khó đạt khi mà mỗi nước dường như vẫn muốn
giữ lại một số dòng thuế cho riêng mình. Và nguy cơ này càng thể hiện rõ
hơn sau khi TPP có sự tham gia của Nhật Bản – nước kiên quyết không xóa
bỏ thuế quan đối với 5 mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm nhất.
Hội nghị Bộ trưởng các nước TPP đã diễn ra từ ngày 28-31 tháng
7/2015 tại hòn đảo Hawai, Hoa Kỳ
Hội nghị Bộ trưởng các nước TPP lần này tập trung vào giải quyết
các vấn đề còn tồn đọng lớn nhất sau Hội nghị Bộ trưởng TPP hồi tháng
7/2015 đó là: Bảo hộ Sở hữu trí tuệ đối với Dược phẩm sinh học, Tiếp cận
thị trường Ô tô và Sữa.
Đối với vấn đề Bảo hộ Sở hữu trí tuệ đối với Dược phẩm sinh

học, mâu thuẫn lớn nhất là giữa Hoa Kỳ và các nước khác về thời hạn bảo
hộ độc quyền dữ liệu của dược phẩm sinh học. Kết quả là đến ngày
04/10/2015 hai bên đã thống nhất được một bản đề xuất chung về thời hạn
bảo hộ độc quyền dữ liệu các sản phẩm sinh học để đưa ra cho các nước
TPP còn lại cùng thảo luận.
Về vấn đề Tiếp cận thị trường đối với sản phẩm ô tô, tại Hội nghị
lần này bốn nước có lợi ích lớn nhất là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico và
Canada đã đạt được tiến triển lớn nhưng đàm phán về vấn đề này vẫn chưa
hoàn toàn kết thúc đàm phán vì “đợi” kết quả từ các vấn đề khác như bảo
hộ sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm sinh học.
Còn đối với vấn đề Tiếp cận thị trường các sản phẩm sữa, Hoa
Kỳ và New Zealand vẫn đang gặp bế tắc trong đàm phán, còn Canada
dường như vẫn tiếp tục bị New Zealand thúc ép mở cửa hơn nữa cho các
sản phẩm sữa của họ. Hiện các bên vẫn đang tiếp tục thảo luận để đạt được
thoả thuận cuối cùng đối với sản phẩm quan trọng này.
21


III.NHỮNG CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP
TPP.
1. Tài chính
Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam cam kết với các nước thành viên
TPP về (i) thuế nhập khẩu; (ii) thuế xuất khẩu; (iii) hải quan và
(iv) dịch vụ tài chính.
Các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên
mặt bằng chung, khoảng từ 78-95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế
nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có
lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm
có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
(i)Về thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho

tất cả các nước TPP, trong đó trên 65% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ thuế
nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực và gần 98% số dòng thuế sau 10
năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch
thuế quan (TRQ).
Những mặt hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi
Hiệp định có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản
phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su,
chất dẻo, dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy,
nguyên liệu dệt may, da giầy, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, phân
bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ,
nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện tử …
Những nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 4: gồm bánh
kẹo, chè và cà phê, ngô ngọt, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát
điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy móc thiết bị, nhựa và sản
phẩm nhựa, sản phẩm điện tử…
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 6 gồm: dầu thực vật, chế
phẩm rau quả, một số sản phẩm cao su..
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 8 gồm: bộ phận linh
kiện xe đạp xe máy, một số linh kiện ô tô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản,
dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe đạp nguyên chiếc, một số loại
xe chuyên dụng…
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 10-11 gồm: thịt các
loại, bia rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ô tô, sắt thép, một số loại linh
kiện phụ tùng ô tô, phôi thép, săm lốp …

22


(ii)Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối
với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình

từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan
trọng như than đá, dầu mỏ và một số loại quặng, khoáng sản (70 mặt hàng)
được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu.
Cụ thể, Nhóm khoáng sản: cát (2025), đá phiến (2514), đá làm tượng
đài hoặc xây dựng (2516), quặng dolomite (2518), quặng amiăng (2524),
đá vôi (2521), quặng steatit (2526)...
Nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường
TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau
3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện
tử, cao su…
Cụ thể, đối với ô tô: xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô
mới, riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ
vào năm thứ 10.
Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lượng hạn ngạch
ban đầu là 66 chiếc, lượng hạn ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ
năm thứ 16.
Thuế trong hạn ngạch giảm về 0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn
ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN.
Ngoài ô tô, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu các mặt
hàng sắt thép, xăng dầu vào năm thứ 11 (năm 2029).
Nhựa và sản phẩm nhựa, hóa chất và sản phẩm hóa chất, giấy, đồ gỗ,
máy móc, thiết bị của các nước sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực, một số loại xóa bỏ năm thứ 4 (năm 2022).
Dệt may, giày dép, phân bón xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có
hiệu lực.
Đối với mặt hàng rượu bia xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3 đối
với rượu sake, các mặt hàng còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11 (năm
2029), một số loại vào năm thứ 12 (năm 2030).
Đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản như thịt gà được xóa
bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12 (năm 2029- 2030); thịt lợn xóa

bỏ năm thứ 10 (năm 2028) với thịt tươi và năm thứ 8 (2026) với thịt đông
lạnh.
Gạo xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực; ngô xóa bỏ sau năm thứ
5 (năm 2023); sữa và các sản phẩm sữa xóa bỏ ngay khi có hiệu lực, một số
loại xóa bỏ vào năm thứ 3 (năm 2021).
Các mặt hàng chế biến từ thịt, xóa bỏ năm thứ 8 đến năm thứ 11, chế
biến thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5 (năm 2023). Thuốc lá điếu xóa bỏ vào
năm thứ 16 (năm 2034)…

23


(iii)Trong lĩnh vực hải quan, Hiệp định TPP đưa ra các quy định về
đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu như quy định về thủ tục đối với hàng chuyển phát
nhanh, quy định về xác định trước, cơ chế chứng nhận xuất xứ, cơ chế
giám sát đối với xuất xứ hàng hóa, cơ chế quản lý rủi ro đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu, quy định cụ thể về thời gian thông quan hàng hóa.
Ngoài ra, Hiệp định TPP quy định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ
trong thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo đó, cơ chế này cho phép doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ cho hàng
hóa của mình thay cho cách thức quản lý hiện tại là doanh nghiệp phải nộp
cho cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu cấp.
(iv)Về dịch vụ tài chính, các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng
khoán sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư, góp đẩy mạnh sự phát triển của thị
trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam. Các nội dung cam kết về dịch vụ tài
chính gồm: (i) mở rộng cam kết về mở cửa thị trường đi kèm với cơ chế
minh bạch hóa (dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, cung cấp và lưu chuyển
thông tin tài chính, các dịch vụ chứng khoán phụ trợ; (ii) tăng cường minh

bạch hoá ; (iii) bảo hộ đầu tư (cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ
ràng và có hiệu quả); (iv) cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định
thận trọng.
Là thành viên tham gia Hiệp định TPP có tiêu chuẩn cao, toàn diện,
Việt Nam sẽ có cơ hội để thúc đẩy thương mại, đầu tư, nâng cao hiệu quả
và tính cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc
làm.
2. Lao động.
Chương 19 của Hiệp định TPP quy định về lao động, gồm 15 điều.
Trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
1. Các quốc gia thành viên khẳng định cam kết thực thi nghĩa vụ là thành
viên ILO và các nghĩa vụ nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO; không sử
dụng các tiêu chuẩn về lao động nhằm mục đích bảo hộ thương mại.
2. Các quốc gia thành viên cam kết thông qua và duy trì trong hệ thống
pháp luật của mình cũng như trong thực tiễn các quyền được khẳng định
trong Tuyên bố năm 1998 của ILO, gồm:
-Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể;
- Xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc;
- Xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em; và nghiêm cấm các hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất;
- Xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc.

24


3. Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm trong pháp luật và thực tế
quy định về điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về tiền lương tối
thiểu, thời giờ làm việc và an toàn vệ sinh lao động.
4. Hiệp định quy định về nghĩa vụ tham vấn công chúng cũng như nghĩa vụ
phản hồi các yêu cầu liên quan đến lao động từ các bên liên quan.

5. Hiệp định quy định cụ thể về hợp tác trong lĩnh vực lao động: xác định 7
nguyên tắc hợp tác (như theo ưu tiên của mỗi quốc gia, vì lợi ích chung;
minh bạch và có sự tham gia của công chúng); xác định 20 lĩnh vực hợp tác
(từ vấn đề giải quyết việc làm, tiền lương… đến xây dựng, hoàn thiện và
thực thi pháp luật, đối thoại xã hội và trách nhiệm xã hội…) và đưa ra 4
hình thức cơ bản để thực hiện hợp tác (hội nghị, hội thảo, đối thoại; tham
quan để nghiên cứu, học tập; hợp tác nghiên cứu; trao đổi chuyên gia…)
6. Hiệp định đưa ra cơ chế thực thi các cam kết về lao động thông qua: Đối
thoại; Đầu mối liên lạc; Hội đồng lao động.
7. Hiệp định nhấn mạnh sự tham gia của công chúng (đối tác xã hội) vào
quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật lao động của các quốc gia.
8. Hiệp định thúc đẩy tham vấn lao động, chia sẻ thông tin giữa các quốc
gia thành viên trong giải quyết các vụ việc về lao động trước khi áp dụng
cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định chung tại Chương 28 của Hiệp
định TPP. Theo đó, việc vi phạm các cam kết về lao động có thể dẫn đến
việc bị áp dụng chế tài thương mại.
Đối chiếu với những quan điểm và lập luận của các nước đang phát
triển cho việc không đưa các tiêu chuẩn lao động và FTAs nêu trên cho
thấy các cam kết mạnh mẽ về lao động trong TPP sẽ làm tăng chi phí về
nhân công và có tác động mạnh đến khả năng cạnh tranh của các nước đang
phát triển. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong TPP, là nước xuất
khẩu dựa vào hang hóa thâm dụng lao động cao với lợi thế lao động rẻ.
Do đó, trong ngắn hạn, việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp
định về TPP về lao động sẽ khó tránh khỏi những tác động bất lợi cho Việt
Nam trong cạnh tranh quốc tế.
3. Ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
- Chuyển thông tin: Các nước TPP phải cho phép tổ chức tài chính
nước ngoài hoạt động trên thị trường của mình được phép chuyển thông tin
dạng điện tử hoặc dạng khác vào và ra khỏi lãnh thổ nhằm mục đích xử lý
thông tin vì các mục đích hoạt động kinh doanh thông thường. Tuy nhiên,

cơ quan quản lý của mỗi nước vẫn duy trì quyền áp dụng các biện pháp liên
quan đến bảo mật dữ liệu, thông tin và bí mật cá nhân hay yêu cầu tổ chức
tài chính nước ngoài phải xin cấp phép trước từ cơ quan chức năng đối với
Bên tiếp nhận thông tin.
25


×