Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

xuất khẩu nông phẩm ở việt nam thực trạng, tiềm năng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.39 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI:
XUẤT KHẨU NÔNG PHẨM Ở VIỆT NAM - THỰC
TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Thương
Lớp

: D07

Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Lê Hoài Lan Anh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Huỳnh Thu Hân
Nguyễn Văn Huy
Phạm Phú Phương Linh
Nguyễn Phương Nhi
Trương Thị Phương
Nguyễn Ngọc Phượng
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Hoàng Thị Ngọc Thảo
Lê Thị Kim Xinh

030631151581
030631151464
030631152028
030631151964
030631150706


030631150513
030631150244
030630141156
030631151799
030631151195
030631150014

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 24 THÁNG 03 NĂM 2017


MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới bước vào thế kỷ 21 và
đang có những sự thay đổi lớn lao về nhiều mặt, trong đó thương mại quốc tế là
một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập đó. Nó có vai trò quyết
định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và Thế giới . Vì vậy việc
giao lưu thương mại nói chung và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói riêng là một
mục tiêu kinh tế hàng đầu không nằm trong phạm vi riêng lẻ của một quốc gia nào
cả. Và Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
Song Việt Nam cần phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường nước
ngoài nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
của cả nước đúng với chủ chương mà Đảng và Nhà nước đề ra là: “ Chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế và chất lượng sức cạnh tranh”.
Với một nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thấp
kém, dân số phát triển với tỉ lệ cao, cán cân thương mại bị thâm hụt, mức dự trữ

ngoại tệ còn nhỏ bé nên việc xuất khẩu để thu ngoại tệ, nâng cao cơ sở vật chất ,
cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và hội nhập với Thế giới đối với Việt Nam là
một đòi hỏi tất yếu. Để hiểu rõ hơn về thị trường xuất khẩu của Việt Nam, nhóm
em đã chọn đề tài “ Xuất khẩu nông phẩm của Việt Nam - ” để nghiên cứu.
II.
Phương pháp nghiên cứu
 Sử dụng phương pháp thu thập số liệu: số liệu được đọc, được nghiên cứu
từ sách, báo, mạng internet có liên quan.
 Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu phân tích số liệu, đánh giá, so
sánh, thống kê mô tả nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
 Phân chia công việc mỗi thành viên đóng góp một phần và tổng hợp hoàn
thành bài.
I.

PHẦN II: NỘI DUNG
3


I.
LÝ LUẬN LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất, nó phản ánh
quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế
giới .
Cùng với hình thức kinh doanh nhập khẩu, hình thức kinh doanh xuất khẩu là hoạt
động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc chìa khoá” mở ra những giao
dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, tạo ra nguồn thu chi ngoại tệ chủ yếu của
một nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là một hoạt động kinh doanh quốc tế đầu

tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp
đã đa dạng hoá các hoạt độnh kinh doanh của mình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thường diễn ra các hình thức sau: Xuất khẩu hành hoá
hữu hình, hàng hoá vô hình (dịch vụ); xuất khẩu trực tiếp do chính các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đảm nhận; xuất khẩu gián tiếp (hay uỷ
thác) do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian
đảm nhận. Gắn liền với xuất khẩu hàng hoá hữu hình, ngày nay xuất khẩu dịch vụ
rất phát triển.
1.2. Vai trò của xuất khẩu

Nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong 15 năm
thực hiện đổi mới, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là hoạt
động xuất khẩu đã góp phần quan trọng trong qúa trình “Công ngiệp hoá- Hiện đại
hoá” đất nước.
Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại,
là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng hoạt động xuất khẩu
để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ
sở cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương
mại của từng quốc gia. Và một trong những hoạt động xuất khẩu hàng hoá hết sức
có hiệu qủa là xuất khẩu hàng nông sản. Nó góp phần quan trọng vào việc chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế- thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các ngành
khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Liên quan tới nông nghiệp là sự phát triển của
công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, đồng thời kéo theo sự phát triển của
công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó hoặc các ngành dịch vụ khác liên quan
đến nó.
4


Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền thống

được thế giới ưa chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có
sẵn trong nước hay nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành
cao.
Thông qua hoạt động xuât khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới cả về giá và chất lượng, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, góp phần làm cho sản xuất ổn định. Không những hoạt động xuất
khẩu thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế với các nước, thực hiện hội nhập kinh tế
quốc tế mà còn giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống cho hàng triệu
người lao động. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng
thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong điều
kiện hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn
thế giới và nó là cơ hội cho mỗi quốc gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu
vực.
1.3. Tầm quan trọng của nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân

Các nhà kinh tế học đề cao tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong quá trình
phát triển và rất nhiều người thừa nhận rằng, điều kiện cần thiết để tăng trưởng
kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vì dựa vào đó thì mới có
nguồn thu lợi lớn và ngày một tăng của nông nghiệp.
Nông nghiệp là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp
đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn hái lượm. Do
lịch sử lâu đời này ngành kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như là nền
kinh tế truyền thống đồng thời nông nghiệp là một ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu
cho con người. Lương thực là sản phẩm chỉ có ở ngành nông nghiệp mới sản xuất
ra được. Con người có thể sống mà không cần sắt, thép, điện, nhưng không thể
thay thiếu lương thực. Trên thực tế phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế,
nhưng không có sản phẩm nào thay thế được lương thực. Do đó, nước nào cũng

phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
Nông nghiệp giữ vai trò trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang
phát triển và nhất là nước ta. Bởi vì ở các nước đang phát triển nói chung và nước
ta nói riêng đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Khu vực nông nghiệp có thể
là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích
lũy ban đầu cho công nghiệp hóa. Đa số các nước đang phát triển có những thuận
5


lợi đáng kể, đó là tài nguyên, thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu,
và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và
những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được.
Cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn đối với quá trình phát triển
của đất nước. Cơ cấu nông nghiệp góp phần tích lũy vốn cho quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối
với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với công ăn việc làm và xóa đói
giảm nghèo đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt.
1.4. Mặt hàng nông sản đối với việc xuất nhập khẩu ra thị trường thế giới

Theo số liệu thông kê của tổng cục hải quan , kim nghạch xuất khẩu của nhóm
hàng nông sản, thủy sản năm 2013 đạt 19,8 tỷ USD ,giảm 3,3% về tỷ trọng và
giảm 5,5% về kim nghạch so với năm 2012. Tuy có sự sụt giảm so với trước
nhưng vẫn khẳng định rằng , xuất khẩu nhóm hàng nông sản , thủy sản trong năm
2013 vẫn giữ vị trí quan trọng trong tổng xuất khẩu hàng hóa của cả nước (chiếm
tỷ trọng khoảng 15%)
Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang giữ vị thế cao trên thị
trường quốc tế như hạt điều , hạt tiêu (đứng thứ nhất) , gạo , cà phê (đứng thứ hai),
chè (đứng thứ sáu) ,…v..v. Các mặt hàng khác cũng đang có tiềm năng tăng
trưởng xuất khẩu trong tương lai như rau, củ quả,…

Nếu như năm 2001 chỉ có mặt hàng thủy sản đạt kim nghạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD thì đến năm 2013 đã có tới 7 mặt hàng đạt kim nghạch xuất khẩu trên 1 tỷ
USD với tổng kim nghạch xuất khẩu là 18,7 tỷ USD , chiếm 96,4 % tổng kim
nghạch xuất khẩu của cả nhóm hàng nông sản và thủy sản. Cụ thể là thủy sản với
kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 6,72 tỷ USD ( chiếm 34%), cao su đạt 2,49 tỷ
USD (chiếm 13%), hạt điều 1,65 tỷ USD (chiếm 8%) , sắn và các loại sản phẩm
từ sắn đạt 1,10 tỷ USD (chiếm 6%). Mặt hàng hạt tiêu và chè đều tăng trưởng
dương so với năm 2012 nhưng kim nghạch xuất khẩu lại chưa cán mốc 1 tỷ USD,
kim nghạch xuất khẩu lần lượt tương ứng là 890 triệu USD và 230 triệu USD .
Số lượng thị trường xuất khẩu của nhóm hàng này ở Việt Nam trong 5 năm qua đã
tăng khá nhanh, cụ thể năm 2008 các mặt hàng nông sản ở nước ta mới có mặt tại
107 thị trường trên toàn cầu, năm 2010 là 117 thị trường thì đến hết năm 2013 con
số này đã tăng tới 129 thị trường .Điều này chứng tỏ rằng chính phủ cũng như
cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng nảy trên cả nước đã nổ lực rất lớn
trong việc giữ ổn định thị phần và tìm kiếm thêm bạn hàng mới trên các thị trường
truyền thống , thâm nhập và mở rộng thị trường mới ở khắp các châu lục trên
6


phạm vi toàn cầu (kể cả các thị trường có dung lượng nhỏ và khỏng cách địa lí xa
Việt Nam).
II.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG PHẨM Ở VIỆT NAM

Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôn ở mức cao,
đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của
Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định, nông sản của Việt
Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tiêu thụ quốc tế.
Đặc biệt, việc Việt Nam tham gia hội nhập vào kinh tế thế giới sẽ mở ra nhiều cơ

hội cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Tình hình chung
Từ năm 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôn ở mức cao,
đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của
Việt Nam. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 12,7 tỷ USD và tiếp
tục duy trì mức tăng trưởng ổn định.
II.1.

Năm 2014 là năm thành công đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của nước ta,
khi kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm
2013. Trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh (cà phê tăng
32,2%, hạt điều tăng 21,1%, hồ tiêu tăng 34,1%, rau quả tăng 34,9%...).
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước tham gia Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2009 đến nay cũng có chiều
hướng gia tăng tương đối ổn định. Cụ thể, xuất khẩu nông sản sang các nước thuộc
TPP đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 38,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Với tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng từ 16-19%/năm), kim ngạch xuất khẩu
nông sản sang các nước TPP ngày càng tăng (đạt 5,9 tỷ USD vào năm 2010, 6,8 tỷ
USD năm 2011, 7,7 tỷ USD năm 2012, 8,8 tỷ USD năm 2013, đạt xấp xỉ 10 tỷ
USD năm 2014 và đạt 13,95 tỷ USD năm 2015).

7


Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang các nước tham gia TPP, hạt điều là
mặt hàng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đạt 900
triệu USD năm 2015, tiếp đến là cà phê với kim ngạch khoảng 650 triệu USD.
Đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang TPP. Mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta là hạt tiêu (đạt 450 triệu USD).
Mỹ đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam khi nước này nhập khẩu

hầu hết các mặt hàng nông sản lớn như cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Chỉ tính riêng hạt
tiêu và hạt điều, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm gần 80% tổng kim
ngạch xuất khẩu sang các nước TPP. Các quốc gia khác cũng có lượng nhập khẩu
hạt tiêu và hạt điều lớn như Singapore (chiếm 15% sản lượng xuất khẩu hạt tiêu
của Việt Nam sang TPP), Australia và New Zealand (chiếm khoảng 10% sản
lượng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang TPP). Cà phê cũng là một mặt hàng
nhập khẩu ưa thích của Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu cà phê sang TPP; tiếp đến là Nhật Bản (25%) và Malaysia (10%)…

8


Tỷ trọng xuất khẩu nông sản đã giảm từ 13% năm 2012 xuống chỉ còn gần 8,6%
năm 2016 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, theo báo cáo về
xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2012-2016 của của Tổng cục Hải quan.
Cụ thể, trị giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản trong năm 2016 đạt hơn 15 tỉ đô la
Mỹ, dù tăng 7,7% so với năm 2015 nhưng chỉ nhỉnh hơn 252 triệu đô la Mỹ so với
kim ngạch xuất khẩu năm 2012.
Kết quả trên được Tổng cục Hải quan tổng hợp từ giá trị xuất khẩu của các mặt
hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn.
Theo cơ quan hải quan, trong thời gian qua có một số mặt hàng nông sản như rau
quả đạt mức tăng trưởng tốt. So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này năm 2016 đã tăng gần ba lần, đạt 2,46 tỉ đô la Mỹ và là mặt hàng có kim
ngạch lớn thứ ba trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng khá tốt, đều tăng
trung bình hơn 14%/năm trong giai đoạn 2012-2016.

9



Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác vẫn còn thấp, chưa
đạt được mức kim ngạch của năm 2012, như cà phê, chè, gạo, sắn và cao su. Điều
này một phần do xu hướng giảm giá hàng hóa của thế giới.
Cà phê là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2016
nhưng trong giai đoạn 2012-2016, đây lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất.
Khép lại năm 2016 xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những kết quả với 6/8
mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ đô la Mỹ (trừ mặt hàng chè, sắn và các sản phẩm
từ sắn), lượng xuất khẩu cà phê và hạt tiêu tăng mạnh (trên 30% so với năm 2015).
Tuy nhiên, lượng, trị giá xuất khẩu gạo lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2017 này, giới phân tích nhận định đây sẽ là một năm khó khăn của
ngành nông sản trong nước vì phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ đang có xu
hướng quay trở lại.
Trước đó, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận định đối với
Việt Nam, nước có tới trên 50% giá trị nông sản phụ thuộc vào xuất khẩu, việc
tăng cường bảo hộ nông sản của các nước sẽ ảnh hưởng lớn tới giá trị xuất khẩu
cũng như tốc độ sản xuất nông nghiệp trong năm 2017.
Ngoài ra, các nước còn đang đầu tư rất mạnh vào nông nghiệp như một cách để
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh
của mặt hàng nông sản nước họ sẽ khiến việc xuất khẩu mặt hàng này của Việt
Nam gặp khó khăn.

10


(*): Số liệu xuất khẩu nông sản được tổng hợp từ giá trị xuất khẩu của các mặt
hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ
sắn.
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguồn: Tổng cục Hải quan


11


Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu:
T
h
u

n

II.2.

lợi và khó khăn
 Thuận lợi:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp
trồng lúa nước, các loại cây công nghiệp nhiệt đới. Diện tích mặt nước, sông, suối,
lãnh hải rộng lớn, thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản xuất khẩu.
- Chính sách của Nhà nước phù hợp: Tập trung vào ba chương trình kinh tế lớn:
sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; nền kinh tế
hướng về xuất khẩu đã thúc đẩy sản xuất hàng nông sản xuất khẩu phát triển.
- Sản xuất phát triển mạnh: Nước ta đã hình thành được các vùng sản xuất nông
sản hàng hoá tập trung quy mô lớn, gắn liền với các nhà máy, cơ sở chế biến có
khả năng xuất khẩu.
 Khó khăn:
- Số lượng: Nông sản xuất khẩu chưa nhiều, thị phần còn nhỏ, hàng hoá chưa
đồng đều và chưa ổn định. Các vùng chuyên canh nguyên liệu đầu vào còn bấp
bênh, chưa đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến quy mô lớn.
- Chất lượng: Hàng nông sản chất lượng cao còn ít, phần lớn chưa bảo đảm đầy
đủ các tiêu chuẩn quốc tế, nên hiệu quả kinh tế thấp. Chẳng hạn như: hàng đã xuất

đi nhưng bị trả lại do không đáp ứng được các tiêu chuẩn, hoặc hàng hoá thiếu tính
đồng nhất ngay trong từng lô hàng do khâu phân loại nông sản chưa tốt, phải bán
12


“xô” nông sản với giá thấp, mặt khác do chưa chú ý thời điểm thu hoạch sản
phẩm. Bên cạnh đó, một số giống cây trồng, vật nuôi của Việt Nam có năng suất
cao nhưng chất lượng thấp, giá trị thấp, như cà phê Robusta giá rẻ hơn cà phê
Braxin và cà phê Inđônêxia; thêm vào đó, do nông dân thu hoạch cà phê xanh 60 –
70% sản lượng, dẫn đến chất lượng cà phê kém, giá rẻ.
- Mẫu mã: Bao bì đóng gói kém hấp dẫn, chưa xây dựng được nhãn mác thương
hiệu. Do vậy, giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thường thấp hơn các nước
khác. Ví dụ: Giá chè trên sàn giao dịch quốc tế vào khoảng 3,7 USD/kg nhưng chè
Việt Nam chỉ xuất được 1,1 USD/kg, mức trung bình chưa bằng 1/3 giá chè thế
giới.
- Thương hiệu: Khoảng 90% nông, thủy sản xuất khẩu nước chưa có thương hiệu.
Thí dụ như một số doanh nghiệp Việt Nam đành phải chấp nhận sản xuất gạo chất
lượng cao cho các công ty Nhật và “gắn mác” thương hiệu gạo Nhật Bản. Hạt tiêu
Việt Nam cũng trong cảnh tương tự, phải sử dụng nhãn hiệu của Ấn Độ... Điều đó
gây thiệt thòi lớn về nhiều mặt đối với nông sản xuất khẩu. Do vậy, việc xây dựng
thương hiệu cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam là hết sức cần thiết.
- Năng suất: Nhìn chung, năng suất giống cây trồng, vật nuôi thấp hơn so với các
nước trên thế giới và các nước khác ở Đông Nam Á.
Ví dụ:
+ Năng suất lúa: Năm 2008, các nước có năng suất lúa cao như Urugoay: 8,01
tấn/ha, kế đến là Mỹ: 7,68 tấn/ha và Peru: 7,36 tấn/ha,... Trong khi đó, nước có sản
lượng lúa cao nhất là Trung Quốc, năng suất đạt 6,61 tấn/ha; Việt Nam có sản
lượng lúa đứng thứ năm, xuất khẩu gạo đứng thứ 2, nhưng về năng suất lúa còn
khiêm tốn. Số liệu bảng 3 cho thấy năng suất lúa của Việt Nam còn thấp hơn nhiều
nước.

+ Năng suất cà chua của nước ta chỉ bằng 65% năng suất thế giới.
+ Năng suất cao su Việt Nam thấp hơn so với thế giới là 1,5 - 1,8 tấn/ha.
- Công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu
tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ.
- Năng lực quản lí sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, làm tăng chi phí, tiếp
cận thị trường chưa tốt, chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước,
nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp).
- Các doanh nghiệp chưa nắm vững pháp luật của nước nhập khẩu, nên thường bị
thua thiệt trong các vụ kiện (vụ kiện do dư lượng hoá chất trong thực phẩm, bị
kiện do áp dụng luật “chống phá giá”,...).

13


- Chưa thành thạo cách thức thanh toán quốc tế với bạn hàng để có thể tăng cường
khả năng thâm nhập của hàng Việt Nam.
- Giá nông sản: Không ổn định, nhiều nông sản “mũi nhọn” xuất khẩu bị rớt giá,
do khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới. Hầu hết các nông sản xuất khẩu từ
gạo, cà phê, tiêu, điều, tôm… đều bị ép giá. Giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam
thường thấp, điều này bộc lộ sự lép vế của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
- Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản: Do có
quá nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nên quá trình xuất khẩu nông sản
không được quản lí chặt chẽ, sự manh mún có nguy cơ tự làm rớt giá. Chẳng hạn,
theo thống kê chưa đầy đủ, trong ngành chè có hơn 625 doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu, các doanh nghiệp tranh mua, tranh bán, sự quản lí thiếu chặt chẽ làm
giá chè Việt Nam thấp so với giá thế giới. Ngành sản xuất cao su, cà phê, gạo…
của Việt Nam cũng có tình trạng tương tự, giá cả không chỉ bị cạnh tranh trên
trường quốc tế, mà còn do chính các doanh nghiệp Việt Nam tự làm khó cho nhau!
- Một số thị trường đưa ra nhiều rào cản và nhiều thông tin bất lợi đối với hàng
nông sản Việt Nam. Đó là các quy định ngặt nghèo về quy cách, mẫu mã, xuất xứ

của nông sản và các thông tin bất lợi khác. Ví dụ: ở Italia, có những phương tiện
truyền thông đã từng đưa tin: cá tra, cá basa Việt Nam được nuôi ở nguồn nước ô
nhiễm, gây lo ngại cho người tiêu dùng, làm giảm sức mua.
- Quản lí Nhà nước về sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp: Những khó khăn
của việc xuất khẩu nông sản Việt Nam chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, do vậy
nếu chúng ta có nghiên cứu cụ thể và đưa ra các giải pháp đúng đắn, sẽ tạo điều
kiện cho các loại nông sản xuất khẩu nước ta đạt hiệu quả cao. Hoạt động xuất
khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ,
nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
phát huy các lợi thế so sánh của hàng Việt Nam nói chung và hàng nông sản xuất
khẩu nói riêng trên thị trường thế giới, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển thị
trường, định hướng phát triển tập trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực có
nhiều lợi thế nhất.
III.
TIỀM NĂNG
III.1. Điều kiện cung cấp nội địa
III.1.1. Về đất đai

- Việt Nam có diện tích 330.363 km 2, diện tích đất nông nghiệp ở nước ta lớn
( khỏang 10-12 triệu ha) phân bổ không đều giữa các vùng trong cả nước. Độ phì
nhiêu và độ màu mỡ của các vùng cũng khác nhau.

14


- Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên của cả
nước đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm, nông phẩm trong nước và cho cả
xuất khẩu.
- Đất ở Việt Nam có tầng dầy, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng cung cấp
cho cây trồng, nhất là phù sa.

- Tuy nhiên, Việt Nam có một diện tích lớn đất bị xói mòn, thoái hóa, nếu đầu tư
cải tạo diện tích này sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày
như cao su, hạt tiêu, cà phê,...
- Cần đầu tư tích cực những vùng đất còn hoang hóa ở các vùng còn tình trạng
thâm canh, lạc hậu tạo thêm tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp, tạo thêm được
nhiều nông phẩm để xuất khẩu.
III.1.2. Về khí hậu
- Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ
Bắc vào Nam. Là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng nông
nghiệp cung cấp thêm một lượng nông phẩm xuất khẩu phong phú.
- Tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đề trên phạm vi cả
nước kết hợp với tiềm năng về đất đai sẽ giúp thâm canh tăng vụ nếu biết cách
khai thác một cách khoa học và hợp lý.
- Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp vào dạng giàu có với số giờ nắng cao,
cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng
1800-2000 mm/ năm là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và
phát triển.
- Cũng nhờ đặc trưng đất đai và khí hậu riêng biệt mới tạo cho các nông sản của
Việt nam có đặc trưng vượt trội về hương vị, chất lượng mà các loại nông phẩm
này của các quốc gia khác không thể có được.
III.1.3. Về nguồn nhân lực
- Nước ta có một lực lượng lao động khá cao trong lĩnh vực nông nghiệp và sản
xuất nông phẩm. Mặc dù chất lượng còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác.
- Con ngưởi Việt nam với bản chất cần cù, siêng năng, ham học hỏi, sáng tạo, có
khả năng nắm bắt khoa học công nghệ nhanh chóng, lại có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất là tiềm năng lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông
nghiệp, tạo ra được nhiều nông phẩm chất lượng tốt, được đánh giá cao ở nhiều
nước như chè, cà phê,…
- Điều đó góp phần tăng cao sản lượng nông phẩm được xuất khẩu, đóng góp
không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

III.1.4. Về chu kỳ sống của sản phẩm

15


- Nông phẩm là mặt hàng mà việc sản xuất ra nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và
chu kỳ thời tiết, khu vực địa lý khác nhau thì điều kiện thời tiết cũng khác nhau.
Do sự biến động về thời tiết, khí hậu mỗi loại lại có sự thích nghi khác nhau dẫn
đến mùa vụ khác nhau.=> hàng nông sản có tính chất thời vụ cao.
- Cùng một thời gian nhưng mỗi nơi khác nhau chỉ sản xuất được 1 số loại nông
sản nhất định., chu kỳ sản xuất cùng loại nông sản không trùng khít nhau.
- Điều đó có nghĩa cầu nội địa về hàng nông sản đó giảm nhanh khi cung ứng trên
thị trường nội là rất lớn sẽ kéo theo việc trượt giá. Tuy nhiên lúc này, nếu biết nắm
bắt cơ hội, việc xuất khẩu nông sản trong nước ra thị trường quốc tế sẽ thu được
nhiều lợi ích hơn là tích trữ chờ tiêu thụ tại thị trường trong nước, tránh giảm sút
chất lượng, hao hụt tự nhiên trong thời gian bảo quản.
Thị trường thế giới
Có thể thấy, mặc dù năm 2016 còn gặp nhiều khó khăn nhưng các nhóm mặt hàng
nông-thủy sản vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu tương đối khá
so với mức tăng trưởng xuất khẩu chung của các lĩnh vực khác.
Theo như số liệu ước tính của Bộ Công thương, trong năm 2016 giá trị xuất khẩu
các mặt hàng nông sản chính thức đạt 13,7 tỷ USD; nhóm hàng thủy sản đạt 6,4 tỷ
USD và các mặt hàng lâm sản chính là trên 6 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông
lâm sản trong năm 2017 dự kiến sẽ đạt khoảng 32,5 – 32,8 tỷ USD.
Dù gặp phải nhiều biến cố về môi trường, thời tiết, khí hậu… nhưng với việc Việt
Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), hiệp định Đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và nhu cầu nhập khẩu của các nước ngày càng
tăng dẫn đến tạo cơ hội cho việc xuất khẩu nông sản sang thị trường thế giới sẽ
bứt phá. Với những thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… chúng ta

cũng đang có khả năng để tăng trưởng xuất khẩu nông sản với điều kiện các doanh
nghiệp Việt cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực
phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, không ngừng cải tiến công nghệ để đưa ra
được những mặt hàng đạt yêu cầu chất lượng.
Về mặt hàng rau quả, thị trường nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu vẫn là Trung
Quốc chiếm trên 70% thị phần. Và năm 2016, xuất khẩu rau quả đạt 2,6 tỷ USD
dẫn đến tiềm năng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này khá lớn và là một điểm sáng
trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2017. Không những thế, trong
bối cảnh chính phủ Nhật Bản thời gian tới sẽ mở rộng danh mục các loại trái cây
Việt Nam được đưa vào thị trường nước này thì Nhật Bản sẽ là thị trường đầy tiềm
III.2.

16


năng cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2017, đặc biệt là trái cây
tươi.
Về thủy sản, mục tiêu năm 2017 là phát triển bền vững, trở thành ngành sản xuất
hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, từng bước nâng cao thu nhập và
mức sống của ngư dân. Kế hoạch 2017 được đặt ra là giá trị sản xuất sẽ tăng 2,32,6 %; sản lượng đạt 6.900 nghìn tấn.
Mặc dù xuất khẩu gạo tháng 2/2017 ước đạt 462 ngàn tấn với giá trị đạt 104 triệu
USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo hai tháng đầu năm ước đạt 799 ngàn tấn và
248 triệu USD, giảm 17,2% về khối lượng và giảm 40,6% so với cùng kỳ năm
2016 nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu
gạo Việt Nam trong tháng 1/2017 và theo sau đó là thị trường Philippin.
Trong khi đó xuất khẩu cà phê tháng 2/2017 ước đạt 132 ngàn tấn với giá trị đạt
299 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu cà phê trong hai tháng đầu ước đạt 273
ngần tấn và 616 triệu USD, giảm 7,3% khối lượng nhưng tăng 22,3% về giá trị so
với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường tiêu thụ cà phê

lớn nhất trong tháng 1/2017 với thị phần lần lượt là 16% và 14,7% và các thị
trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2017 tăng mạnh là: Bỉ (gấp 2.5
lần), Anh (21.8%), Hoa Kỳ (20.3%) và Angieri (11.3%).
Theo đó, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2/ 2017 đạt 99 ngàn tấn với
giá trị đạt 211 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su hai tháng đầu năm ước
đạt 193 ngàn tấn và 392 triệu USD, tăng 25.4% về khối lượng và tăng gấp 2.4 lần
về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc
là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2017,
chiếm thị phần lần lượt 70%, 4.2% và 4.1% thị phần.
IV.
GIẢI PHÁP
4.1. Từ nhà nước
 Một là, tăng cường tính thực thi nội dung cam kết trong TPP liên quan đến

xuất khẩu nông sản.
Việt Nam cần sớm nội luật hóa các nội dung của TPP vào trong hệ thống pháp
luật như: Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Hải quan, Luật Thương mại,…
Sớm xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến việc áp dụng hàng rào tiêu
chuẩn kỹ thuật (TBT) và kiểm dịch vệ sinh dịch tễ (SPS) đối với hàng nông sản để
bảo vệ doanh nghiệp (DN) sản xuất nông sản có khả năng cạnh tranh kém.

17


 Hai là, chú trọng chất lượng sản phẩm của ngành Nông nghiệp xuất khẩu sang

các nước TPP.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong nước, Chính phủ nên đầu
tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển cải tạo giống, khuyến khích đưa vào thử
nghiệm các loại giống tốt.

Tăng cường vai trò của Cục Xúc tiến thương mại trong việc hỗ trợ các DN tiếp
cận thông tin, thị trường các nước thành viên TPP.
Hỗ trợ các DN nhận thức rõ các quy định về nhãn, mác, sở hữu trí tuệ, TBT và
SPS đối với từng thị trường của các nước thành viên TPP.
 Ba là, thực thi các chính sách bảo hộ nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

Trong hoàn cảnh cụ thể của TPP, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ:
(i) Bằng thuế quan: Đây là biện pháp bảo hộ triệt để nhất, nhằm ngăn chặn sự tràn
vào ồ ạt của hàng nông sản nhập khẩu, đồng thời đem lại một khoản thu không
nhỏ cho ngân sách nhà nước;
(ii) Bằng hạn ngạch thuế quan: Đây là biện pháp bảo hộ dễ được các nước thành
viên TPP chấp nhận
 Bốn là, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân

lực phù hợp với yêu cầu đặt ra của TPP.
Đảm bảo ưu tiên vốn đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học
công nghệ.
Tiếp tục đổi mới chính sách phát triển khoa học công nghệ, tăng cường xã hội
hóa nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đổi mới chính sách đãi ngộ theo
hướng khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật.
Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới để có thể thừa
hưởng và tiếp thu những biện pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất,
phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông sản.
Chính phủ cũng cần nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, quản lý, thực hiện xã
hội hóa đào tạo nghề.
18


 Năm là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân.


Bên cạnh việc áp dụng hình thức trợ giá, thu mua tạm trữ nông sản, Nhà nước
cần có thêm các chính sách hỗ trợ cho nông dân để sản xuất ra nông sản phục vụ
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trước hết, cần có những biện pháp tuyên
truyền để người nông dân hiểu rộng hơn về Hiệp định TPP và những tác động của
hiệp định này đến thị trường xuất khẩu nông sản thế giới.
 Sáu là, xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản.

Trong số các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam,
cần xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất xuất khẩu, nhằm giảm chi phí và tăng
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Cụ thể:
- Tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các cơ sở chế biến và bảo quản nông sản tại
các chợ đầu mối nông sản bảo đảm tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm.
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu
dùng khi mua sắm sản phẩm.
- Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước; các DN tăng
cường thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp với các nhà nhập khẩu, giảm bớt việc xuất
khẩu qua trung gian…
- Phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như: Dịch vụ nông nghiệp hỗ
trợ đầu vào sản xuất, dịch vụ về vốn sản xuất nông nghiệp, dịch vụ đào tạo, tư vấn
kỹ thuật phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, dịch vụ bảo hiểm sản xuất nông
nghiệp…
- Xây dựng thương hiệu nông sản theo hướng chuyên nghiệp, hỗ trợ về công tác
quảng bá, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các DN chủ lực.
4.2. Từ doanh nghiệp
 Thứ nhất, tích cực đề xuất, tham vấn, phản biện chính sách theo hướng có lợi

cho ngành; đồng thời hài hòa với lợi ích quốc gia.
Các DN cần chủ động, nhạy bén tiếp cận và thu nhận những lợi ích mà TPP đem
lại. Theo đó, DN tham gia vào quá trình tham vấn cho Chính phủ về vấn đề chính

sách, những khó khăn gặp phải trong quá trình xuất khẩu nông sản, để Chính phủ
có các biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời.

19


 Thứ hai, chủ động tiếp nhận thông tin về tình hình thực thi Hiệp định TPP và

định hướng chỉ đạo từ Chính phủ để có kế hoạch phát triển hiệu quả.
Đối với các mặt hàng được dự báo là sẽ tăng giá trị xuất khẩu như đường, gạo, hoa
quả, DN và các hộ sản xuất cần tập trung nội lực để đẩy mạnh phát triển sản xuất
các mặt hàng này.
Tuy có giá trị xuất khẩu lớn, những sản phẩm này của Việt Nam trên thị trường
quốc tế chủ yếu mới chỉ mạnh về lượng, chưa thực sự có thương hiệu về chất.
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu mạnh trong TPP, mỗi
ngành cần có sự nhìn nhận, đánh giá, phát hiện và khắc phục các vấn đề nội tại để
có thể phát huy thế mạnh trên thị trường quốc tế.
Chẳng hạn như ngành Mía đường, theo dự báo sẽ tăng xuất khẩu đến trên 90% so
với giá trị hiện tại, đặc biệt lượng tăng này gần như vẫn giữ nguyên trong trường
hợp dự báo Hoa Kỳ thực hiện bảo hộ thuế quan ngành Mía đường. Tuy nhiên, hiện
tại, ngành Mía đường Việt Nam có chi phí sản xuất khá cao so với các quốc gia
đứng đầu thế giới như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan… và chất lượng nguyên liệu là cây
mía còn thấp.
Theo khảo sát của Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, nếu như ở các nước (Brazil, Ấn
Độ, Thái Lan) giá mía mua vào dao động từ 30 - 35 USD/tấn mía chất lượng cao,
thì ở Việt Nam, giá mía mua vào là 45-50 USD/tấn với chất lượng thấp hơn. Để
giải quyết thực trạng này, DN và nông dân cần phối hợp đầu tư máy móc, tư vấn
cải thiện kỹ thuật sản xuất, giải quyết vấn đề thủy lợi, đường giao thông, cải thiện
giống.
 Thứ ba, doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc lại sản xuất để thích ứng với


TPP.
Để mở rộng hoạt động xuất khẩu, các DN cần tích cực tái cấu trúc lại sản xuất
thông qua xác định lại mục tiêu liên quan đến sản phẩm chiến lược trong giai đoạn
tới, hiện đại hóa công nghệ theo hướng an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và
năng suất lao động. Đồng thời, tiếp cận phương pháp quản lý mới cũng như mô
hình sản xuất chuỗi khép kín nhằm tạo được sự ổn định về nguyên liệu và hạ thấp
chi phí.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Có thể thấy được xuất khẩu nông sản nước ta đã và đang có những đóng góp quan
trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, xuất
20


khẩu nông sản trong những năm gần đây đang đặt ra nhiều thử thách, đòi hỏi nước
ta phải có chính sách, chiến lược mạnh mẽ và hiệu quả để đảm bảo không bị thua
thiệt và đem lại nguồn ngoại tệ lớn.
Thuận lợi, khó khăn là điều không thể tránh khỏi để rồi từ đó có thể đưa ra các giải
pháp tối ưu nhất cho từng mặt hàng, từng quốc gia nhập khẩu nông sản của nước
ta.
Tóm lại toàn bài thì qua nhưng con số, những khái niệm trên đây cho thấy tình
hình xuất khẩu hàng nông sản của nước ta trong thời gian qua. Nhìn chung thì có
sự tăng trưởng về tất cả các mặt hàng nhưng có một số mặt hàng bị phụ thuộc vào
thời tiết nên không tránh khỏi sự sụt giảm. Qua đó cũng có thể cho thấy mặt hàng
nào còn ít được quan tâm để mà có sự phát triển hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
trong-2-thang-dau-nam-118-519931.htm

2. />
hang-the-manh.html
3. />
thi-truong-Chau-Au/203629.vov
4. />
truong-tiem-nang-cho-trai-cay-viet-nam-trong-nam-2017-W3998.htm
5. />
hien-thuc-hoa-tiem-nang-102204.html
21


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

22


Tìm tài liệu

Lan Anh, Hồng Hạnh, Thu Hân,
Phương Linh, Phương Nhi, Trương
Phương, Như Quỳnh, Ngọc Thảo
Ngọc Phượng

Tổng hợp word
Nguyễn Huy
powerpoint
Thuyết trình

Kim Xinh


23



×