Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

hệ tiêu hóa của động vật nhai lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC

MÔN HỌC:
CHUYÊN ĐỀ:
GVHD:

SINH HỌC ĐỘNG VẬT

HỆ TIÊU HÓA CỦA ĐỘNG
VẬT NHAI LẠI

TS. Nguyễn Hữu Trí

TP.HCM, 22/02/2017


I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ TIÊU HÓA
Tiêu hóa là quá trình thu nhận thức ăn vào cơ thể, sau đó biến đổi chúng thành

các chất đơn giản để cơ thể hấp thụ được, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động
sống, dự trữ, đồng thời thải các chất cặn bã ra ngoài.
Ở động vật đơn bào chưa có hệ tiêu hóa, có ba hình thức dinh dưỡng: tự dưỡng,
hoại dưỡng và dị dưỡng. Tự dưỡng là hình thức dinh dưỡng giống thực vật, tự tạo năng
lượng từ những chất vô cơ, dạng này gặp ở trùng roi như Euglena viridis. Hoại dưỡng
là hấp thu các chất dinh dưỡng có trong môi trường sống dưới dạng chất lỏng, qua bề
mặt cơ thể, dạng này gặp ở động vật đơn bào ký sinh trong dịch cơ thể động vật như
Trypanpsoma, Plasmodium. Dị dưỡng là hình thức dinh dưỡng đặc trưng của tất cả


động vật, là hình thức tiêu hóa nội bào.
Ở động vật đa bào, ngoài hình thức tiêu hóa nội bào còn có hình thức tiêu hóa
ngoại bào. Ngành ruột khoang và giun dẹp cấu tạo túi tiêu hóa đơn giản gồm một
xoang với đầu vào và đầu ra chung nhau gọi là xoang tiêu hóa– tuần hoàn. Chúng
mang hai hình thức tiêu hóa, khi thức ăn vào túi tiêu hóa, các tế bào tuyến tiết enzyme
tiêu hóa để thủy phân các thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn (tiêu hóa ngoại
bào). Sau đó thức ăn được tiêu hóa dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô
để tiến hành tiêu hóa nội hóa. Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa
ra lỗ thông trở lại môi trường.
Các động vật đa bào phức tạp đã bắt đầu xuất hiện hệ tiêu hóa và sự tiêu hóa
xảy ra trong ống tiêu hóa. Ống tiêu hóa được phân thành nhiều bộ phận thực hiện các
chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu
hóa. Quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá: trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu
cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu
hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn. Thức ăn được di chuyển theo một
chiều trong ống tiêu hoá.


Hình 1.1: Hệ tiêu hóa của một số loài
( />A: Ống tiêu hoá ở giun đất;
B: Ống tiêu hoá ở châu chấu;
C: Ống tiêu hoá ở lớp Bò sát;
D: Ống tiêu hóa ở lớp Chim

Ở động vật nhai lại, chúng có bộ máy tiêu hóa rất đặc biệt với sự nhai lại và ợ
hơi. Trong phân loại khoa học Động vật nhai lại thuộc ngành Chordata, lớp Mammalia,
phân lớp Eutheria, phân bộ Nhai lại (danh pháp khoa học: Ruminantia). Phân bộ nhai



lại gồm nhiều loài động vật có vú lớn ăn cỏ, gặm lá: trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai và linh
dương. Tất cả các thành viên trong phân bộ Ruminantia là những động vật nhai lại,
nhưng toàn thể những động vật nhai lại lại không hẳn đã thuộc về phân bộ này ( Lạc
đà và lạc đà không bướu).
Ngoài ra, có một số lượng các động vật lớn ăn cỏ khác nhưng không phải là
động vật nhai lại, lại có sự thích nghi tương tự để có thể sinh tồn khi thức ăn của chúng
có chất lượng quá thấp. Kangaroo và ngựa là các ví dụ điển hình.

Các động vật trong phân bộ này tiêu hóa thức ăn của chúng qua hai giai đoạn,
giai đoạn đầu chúng nhai và nuốt thức ăn như cách thông thường mà các động vật khác
vẫn nhai và nuốt thức ăn, ở giai đoạn hai chúng ợ thức ăn đã tiêu hóa một phần trở lại
miệng để nhai lại và vì vậy lấy được tối đa các chất có giá trị dinh dưỡng.
Động vật nhai lại có dạ dày kép, gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ
lá sách và dạ múi khế. Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn
lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành
khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng
nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy
sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thành
glucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh.
Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, thức ăn thành dạng lỏng và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn
dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang
tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ múi khế. Thức ăn trong dạ múi khế được
tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và
tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.


Cấu tạo và chức năng của các bộ phận của hệ tiêu hóa của động vật nhai lại rất
phức tạp và đa dạng, ngoài sự tiêu hóa bằng cơ học và hóa học bên cạnh đó sự tiêu hóa
bằng vi sinh vật cũng khá là quan trọng.


II.

HỆ TIÊU HÓA CỦA ĐỘNG VẬT NHAI LẠI
1. Cấu Tạo Và Chức Năng Hệ Tiêu Hóa Động Vật Nhai Lại
a) Xoang Miệng (cavum oris)

Cấu tạo: là một xoang nằm giữa hai hàm, phía trước có môi, 2 bên có má, trên
có vòm khấu cái, dưới có lưỡi, trong có răng. không có hàm răng trên hàm răng
dưới, tuyến nước bọt (dưới tai, dưới lưỡi và hàm) rất phát triển. Trên lưỡi có các
gai hình nấm, gai thịt hình đài hoa và gai thịt hình sợi.


Hình 2.1 Cấu tạo hệ tiêu hóa của động vật nhai lại
(veterinary-online.blogspot.com)


Hình 2.2 Cấu tạo xoang miệng của thú nhai lại (bò)
( />
Chức năng: lấy thức ăn, tiết nước bọt và nhai lại. Tham gia vào quá trình lấy và
nhai nghiền thức ăn gồm có môi, răng, hàm và lưỡi. Răng có vai trò là nghiền
nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Lưỡi giúp lấy thức ăn và
nhào trộn thức ăn trong miệng, ngoài ra lưỡi còn có vai trò vị giác và xúc giác
nhờ các gai hình nấm, gai thịt hình đài hoa và gai thịt hình sợi. Tuyến nước bọt
rất phát triển, có tác dụng thấm ướt thức ăn giúp cho quá trình nuốt và nhai lại
được thuận lợi, bên cạnh đó còn cung cấp các chất điện giải như Na + K+ Ca2+
Mg2+. Đặc biệt trong nước bọt còn có photpho và ure, có tác dụng điều hòa N, P
cho nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật khi các nguyên tố này bị thiếu trong
khẩu phần ăn. Sự phân tiết nước bọt chịu tác động bởi bản chất vật lý thức ăn,
hàm lượng vật chất khô, dung tích của đường tiêu hóa và sự kích thích tâm lý.


Đối với bò không có răng cửa hàm trên, chỉ có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng
hàm, tuyến nước bọt ở bò có ở dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm rất phát triển, tiết
130 – 180 lít/ngày. Thành phần nước bọt là muối Cacbonat và Phosphat được
phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ liên tục, để trung hòa các sản phẩm sinh ra trong
dạ cỏ để duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải xơ hoạt động.
b) Hầu

Cấu tạo: là xoang hẹp sau xoang miệng và được ngăn cách xoang miệng bởi
màng khấu cái hầu nằm trước thanh quản và cửa trước thực quản.


Chức năng: đóng mở nắp thực quản.
c) Thực quản ( Oesophagus)

Cấu tạo: là ống nối tiếp sau hầu đến xuống tiền đình dạ cỏ.
Chức năng: có tác dụng nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên để nhai lại.
Thực quản còn có vai trò ợ hơi để thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên
men dạ cỏ (CH4).
d) Dạ dày

Cấu tạo: Dạ dày của động vật nhai lại gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá lách, dạ
múi khế. Dạ cỏ to nhất, chiếm 2/3 dung tích của dạ dày, tại đây hàng loạt phản
ứng sinh hoá học được tiến hành liên tục để phân giải tiêu hoá và hấp thu thức
ăn. Từ thượng vị dạ dày có rãnh thực quản hình lòng máng chạy qua dạ cỏ, dạ tổ
ong và dạ lá sách. Dạ tổ ong là dạ tiếp theo dạ cỏ được nối với dạ cỏ bằng một
miệng lớn.
Dạ lá sách gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép thức
ăn lỏng xuống dạ
nhiều nếp gấp ở mặt


múi khế. Dạ múi khế có
trong để tăng thêm diện tích hấp thụ và có

tuyến tiêu hoá
Hình 2.3
Cấu tạo dạ

dày kép

ở thú nhai lại
(caytrongvatnuoi.com)


* Dạ Cỏ:
Cấu tạo: là túi lớn nhất, chiếmhơn một nửa xoang bụng, từ cơ hoành đến
xương chậu. Dạ cỏ chiếm 85 – 90% dung tích dạ dày, 75% dung tích
đường tiêu hóa.
Chức năng: có tác dụng trữ, nhào trộn và lên men phân giải thức ăn.
Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn hấp thu các axit béo bay hơi sinh ra
trong quá trình lên men vi sinh vật, acid béo bay hơi được vách tế bào dạ
cỏ hấp thu vào máu cung cấp năng lượng cho vật chủ.
Hệ vi sinh vật dạ cỏ có tác dụng tiêu hóa thức ăn thô thành những chất
đơn giản, vi khuẩn sẽ dùng 1 phần để tạo nên tế bào chất cho chính nó.


Nếu lấy xác của vi khuẩn trong dạ cỏ phân tích, có 45% Protid, 20%
Glucid, 2% lipid. Glucid trong xác vi khuẩn giống glucid của bò,. Protid
của vi khuẩn tổng hợp từ cỏ hay dùng các chất đạm phi Protein (NH3)

*


Dạ

tổ ong

Cấu tạo: Dạ tổ ong là một túi trung gian vận chuyển thức ăn. Giữa tiền
đình dạ cở và dạ tổ

ong có một cái gờ.

Khi co bóp gờ này sẽ

che lấp một phần

giữa dạ tổ ong và dạ

cỏ nên chỉ có thức

ăn loãng và nghiền

nhỏ mới có thể qua

đó vào dạ tổ ong. Khi

dạ tổ ong co bóp

thức ăn trong đó sẽ

thành một hỗn hợp,


một phần trở vào dạ

cỏ, một phần vào

dạ lá sách.


Hình 2.4 Dạ tổ ong ở bò
( />Chức năng: đẩy thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại
dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong
cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để
nhai lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như dạ cỏ.
* Dạ lá sách
Cấu tạo: có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc)


Chức năng: nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, các muối
khoàng và các acid béo bay hơi.

* Dạ múi khế

Cấu

tạo: có hệ thống các tuyến phát

dịch triển mạnh như HCl và pesine.
Chức năng: tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, tức là tiêu hóa
thức ăn bằng dịch vị (chứa HCL và pesine); dịch vị bò có pH 2,17 – 3,14;
thành phần 95% là nước; 0.5% là vật chất khô, vật chất khô gồm có: chất
hữu cơ (các men tiêu hóa), chất vô cơ ( Hcl, Clor, Natri, Kali...).



e) Rãnh thực quản

Cấu tạo: là phần kéo dài của thực quản gồm có đáy và hai mép khi khép lại sẽ
tạo ra cái ống để dẫn thức ăn lỏng.
Chức năng: Đối với gia súc còn non, dạ cỏ và dạ tổ ong chưa phát triển nên sữa
sẽ theo rãnh thực quản đổ trực tiếp vào dạ lá sách và dạ muối khế.
f) Ruột non (Intestinumtenue)

Cấu tạo: được gấp cuộn nằm trong xoang bụng, độ dài và đường kính của ruột
non tùy vào từng loài gia súc, ruột non hơi tròn, được nối với màng treo ruột,
trên màng có nhiều mạch quản thần kinh phần thóp, ruột non được nối tiếp từ hạ
vị dạ dày đến giáp manh tràng ruột già.


Chức năng: tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Những phần thức ăn được lên men
ở dạ cỏ và sinh khối vi sinh vật được đưa xuống ruột non, sẽ được tiêu hóa bằng
men (Lipase, Amylase, Peptidase, Maltase) . Trong ruột non có các enzym tiêu
hóa tiết qua thành ruột và tuyến tụy để tiêu hóa các loại tinh bột, đường, protein
và lipid. Ruột non còn có chức năng hấp thu nước, muối khoáng, vitamin và các
glucose, amino, và các axit béo.
Tuyến tiêu hóa phụ: Tuyến gan (hepar), tuyến tuỵ (pancreas).
g) Ruột già

Cấu tạo: Ruột già lớn gấp 2-3 lần ruột non được chia làm 3 phần manh tràng,
kết tràng nằm trong xoang bụng, trực tràng nằm trong xoang chậu.
Chức năng: lên men, hấp thu: nước; khoáng; nitrogen, và tạo phân. Trong phần
manh tràng có hệ vi sinh tương tự như dạ cỏ, có vai trò lên men các sản phẩm
đưa từ trên xuống, và hấp thu các dưỡng chất, các acid béo bay hơi. Hấp thu

nước, tạo khuôn và tích trữ phân.
h) Hậu Môn

Cấu tạo: Lớp da mỏng mịn không có lông nhung, có nhiều tuyến bã, lớp cơ có
cơ trơn của trực tràng và vòng nhẫn tạo thành lớp cơ thắt trong. Lớp cơ vân ở
cuối chắc khoẻ hoạt đông theo ý muốn làm chỗ bám cho cơ co rút hậu môn. Lớp
cơ vân co thắt gồm nhiều sợi cơ vòng các sợi cơ này bám vào gốc đuôi và bám
vào vùng Perinee.
Chức năng: thải các chất cặn bã ra ngoài.


2. Quá trình tiêu hóa thức ăn

Về sự nhai lại và tiêu hóa cơ học:
Khi ăn thức ăn thô, động vật nhai lại thường ăn dưới dạng các mẫu thức ăn
với kích thước lớn so với thể trọng của vật, nên vi sinh vật dạ cỏ khó có thể
tấn công và lên men hoàn toàn. Chất chứa dạ cỏ liên tục được nhào trộn nhờ
sự co bóp theo nhịp của vách dạ cỏ. Phần thức ăn chưa được nhai kĩ có kích
thước lớn nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng được ợ lên theo từng
miếng vào thực quản và trở lại xoang miệng. Trong miệng phần chất lỏng
được nuốt ngay còn thức ăn thô được thấm nước bọt và nhai kỹ lại trước khi
được nuốt trở lại dạ cỏ để lên men tiếp.

Hình 2.5 Quá trình ợ và nhai lại ở động vật nhai lại (bài giảng tiêu hóa ở động vật)
Hiện tượng nhai lại bắt đầu xuất hiện khi thú con được ăn thức ăn thô. Quá
trình nhai lại chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như trạng thái sinh lý của


con vật, cơ cấu khẩu phần, nhiệt độ môi trường,… Tác nhân chính làm cho
con vật nhai lại có thể do sự kích thích của thức ăn vào niêm mạc tiền đình

dạ cỏ. Một số loại thức ăn, nhất là những thức ăn chứa ít hoặc không có thức
ăn thô có thể không kích thích được phản xạ nhai lại. Thời gian con vật dành
để nhai lại phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng và tính chất của chất xơ trong
khẩu phần. Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại càng
ngắn. Trong điều kiện yên tĩnh thú sẽ bắt đầu nhai lại. Cường độ nhai lại
mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều.
Sự tiêu hóa thành phần của thức ăn:
Tiêu hóa các thành phần của thức ăn là tiêu hóa Glucid (carbohydrate hay
hydratcarbon); chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ; chuyển hóa lipid; tổng
hợp vitamin. Các quá trình thực hiện được bởi vi sinh vật, đa phần các hoạt
động lên men được diễn ra bởi vi sinh vật dạ cỏ.
3. Hệ vi sinh vật dạ cỏ

Hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp. Hệ vi sinh
vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh
(Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn có mycoplasma, các loại virus và các thể
thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn không đóng vai trò quan trọng
trong tiêu hoá thức ăn. Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến đổi theo thời gian và
phụ thuộc vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật
yếm khí và sống chủ yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất
dinh dưỡng.

a) Vi khuẩn (Bacteria)

Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù
chúng được nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn


chiếm số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá
trình tiêu hóa xơ. Tổng số vi khuẩn có trong dạ cỏ khoảng 10 9 - 1011 tế

bào/ml dịch dạ cỏ, vi khuẩn sinh sản thêm 7% mỗi giờ. Số lượng vi khuẩn
tăng theo nông độ dưỡng chất khẩu phần và khối lượng thức ăn được ăn vào
của thú (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 25 - 30%, số còn lại bám
vào các mẩu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa.
Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể được tiến hành dựa vào cơ chất mà vi
khuẩn sử dụng hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng. Một số nhóm vi
khuẩn dạ cỏ chính:
- Vi khuẩn phân giải Cellulose - đây là nhóm có số lượng rất lớn trong dạ
cỏ của những gia súc sử dụng khẩu phần giàu Cellulose.
- Vi khuẩn phân giải Hemicellulose: Hemicellulose khác Cellulose là
chứa cả đường Pentoza, Hexose và cũng thường chứa Acid Uronic. Vi khuẩn
có khả năng thủy phân Cellulose thì cũng có khả năng sử dụng
Hemicellulose, vi khuẩn phân giải hemicellulose và cellulose đều bị ức chế
bởi pH thấp.
- Vi khuẩn phân giải tinh bột: Tinh bột theo thức ăn vào dạ cỏ, phân giải
nhờ hoạt động của vi sinh vật.
- Vi khuẩn phân giải đường: hầu hết VK sử dụng được các loại
polysaccharide

thì

cũng

sử

dụng

được


đường

disaccharide



monosaccharide.
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ: hầu hết VK đều sử dụng acid lactic
mặc dù lượng acid này trong dạ cỏ thường không đáng kể.


- Vi khuẩn phân giải protein : nhóm vi khuẩn này sinh khí ammoniac.
- Vi khuẩn tạo mê tan.
- Vi khuẩn tổng hợp vitamin nhóm B và vitamin K.
(Vũ Duy Giảng và cs, 2008)
b) Động vật nguyên sinh (Protozoa)

Động vật nguyên sinh (Protozoa), xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu
ăn thức ăn thực vật thô. Sau khi đẻ và trong thời gian bú sữa, dạ dày trước
không có protozoa. Protozoa không thích ứng với môi trường bên ngoài và
bị chết nhanh. Trong dạ cỏ protozoa có số lượng khoảng 10 5 - 106 tế bào/g
(nguồn: dinh dưỡng và thức ăn cho bò, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội,
2008) chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn, nhưng do có kích thước lớn hơn nên
có thể tương đương về tổng sinh khối. Có hơn 100 loài protozoa trong dạ cỏ
đã được xác định. Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khá đặc thù. Protozoa
trong dạ cỏ là các loại ciliate thuộc hai họ khác nhau. Họ Isotrichidae,
thường gọi là Holotrich, gồm những protozoa có cơ thể rỗng được phủ bởi
các tiêm mao (cilia); chúng gồm các bộ Isotricha và Dasytricha. Họ kia là
Ophryoscolecidae, hay Oligotrich, gồm nhiều loài khác nhau về kích thức,
hình thái và diện mạo; chúng gồm các bộ Entodinium, Diplodinium,

Epidinium và Ophryoscolex.

Protozoa có một số tác dụng chính như sau:


- Tiêu hoá tinh bột và đường. Tuy có một vài loại protozoa có khả năng
phân giải cellulose nhưng cơ chất chính vẫn là đường và tinh bột vì thế
mà khi gia súc ăn khẩu phần nhiều bột đường thì số lượng protozoa tăng
lên.
- Xé rách màng tế bào thực vật. Tác dụng này được thông qua tác động
cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, do đó mà thức ăn dễ
dàng chịu tác động của vi khuẩn.
- Tích luỹ polysaccharite. Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau
khi ăn. Polysaccharite này có thể được phân giải về sau hoặc không bị
lên men ở dạ cỏ mà được phân giải thành đường đơn và được hấp thu ở
ruột. Điều này không những quan trọng đối với protozoa mà còn có ý
nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng đệm chống phân giải
đường quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời cung cấp năng lượng
cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no.
Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn. Mỗi protozoa có thể
thực bào 600- 700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn 109 /ml dịch dạ
cỏ (nguồn: dinh dưỡng và thức ăn cho bò, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội,
2008). Do có hiện tượng này mà protozoa đã làm giảm hiệu quả sử dụng
protein nói chung. Protozoa cũng góp phần làm tăng nồng độ ammonia trong
dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng.

c) Nấm



Nấm thuộc loại vi sinh vật yếm khí nghiêm ngặt với chu kỳ sống có hai pha là
pha bào tử (zoospore) và pha thực vật (sporangium). Nấm là vi sinh vật đầu tiên
xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt ñầu từ bên trong. Những
loài nấm được phân lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix frontalis, Piramonas
communis và Sphaeromonas communis.

* Tác động hỗ tương của hệ VSV dạ cỏ
- Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, quá trình lên men trong dạ cỏ là quá trình liên
tục, có tham gia nhiều loài vi sinh vật. Các loài vi sinh vật có quan hệ cộng sinh
và phân chia chức năng chặt chẽ. Phân giải sản phẩm của loài này là chất dinh
dưỡng cho một loài khác. Như vi khuẩn phân giải protein cung cấp amoniac, acid
amin và iso acid cho vi khuẩn phân giải xơ.
- Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protazoa có sự cộng sinh có lợi,
đặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và
protazoa. Một số loài protozoa hấp thu oxy từ dịch dạ cỏ, tạo ra môi trường yếm
khí tốt hơn cho vi khuẩn phát tiển. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc
độ sản sinh acid lactic, ngăn không cho pH giảm đột ngột và như vậy có lợi cho vi
khuẩn phân giải xơ.
- Tuy nhiên, giữa protozoa và vi khuẩn cũng có những tác động tiêu cực trong quá
trình tiêu hóa. Protozoa ăn và tiêu hóa vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và hiệu
quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ. với các loại thức ăn dễ tiêu hóa thì điều này
không có ý nghĩa lớn nhưng với các loại thức ăn nghèo nitơ thì protozoa sẽ làm
giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung.
- Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh sinh tồn. Khi khẩu
phần thức ăn của bò giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn


phân giải xenluloza sẽ giảm và kéo theo tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp. Bởi vì, sự có mặt
của một lượng tinh bột đáng kể trong khẩu phần kích thích vi khuẩn phân giải
bột đường phát triển nhanh. Các vi khuẩn này làm cạn kiệt những yếu tố dinh

dưỡng quan trọng và cần thiết cho vi khuẩn phân giải xơ như các loại khoáng,
amoniac, các acid amin… Mặt khác, tương tác tiêu cực giữa vi khuẩn phân giải
tinh bột và vi khuẩn phân giải xơ còn liên quan đến pH trong dạ cỏ. Quá trình
phân giải xơ diễn ra mạnh nhất khi pH của dịch dạ cỏ > 6, 2, trong khi đó hiệu
quả phân giải tinh bột cao nhất khi pH < 6, 0. Như vậy, khi tỷ lệ thức ăn hỗn
hợp trong khẩu phần quá cao sẽ làm cho acid béo bay hơi (VFA: Acid acetic;
Acid propionic; Acid butyric) sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ, do đó
ức chế hoạt động của các vi khuẩn phân giải xơ.
- Mối quan hệ cộng sinh giữa vi sinh vật dạ cỏ và vật chủ cũng có sự hỗ trợ,
tương tác với nhau:
Vi sinh vật cung cấp cho vật chủ:
+ Tiêu hóa cellulose và hemicellulose.
+ Cung cấp protein chất lượng cao.
+ Sản xuất acid béo bay hơi.
+ Cung cấp vitamin nhóm B.
+ Hóa giải một số độc tố trng thức ăn.

Thú nhai lại cung cấp cho VSV:
+ Điều kiện sinh sống ổn định.
+ Loại bỏ rác khỏi môi trường sinh sống của dạ cỏ.
+ Các dưỡng chất hoặc thức ăn.


+ Môi trường tối ưu cho việc tăng trưởng.
- Như vậy, thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của bò có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển của hệ vi sinh vật dạ cỏ và mối tương tác giữa chúng.
Khẩu phần giàu dinh dưỡng và cân đối là tiền đề cho các nhóm vi sinh vật phát
triển, không gây sự cạnh tranh giữa chúng, mặt cộng sinh có lợi có xu thế thể hiện
rõ. Nhưng khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gây gắt, ức chế
lẫn nhau và làm cho quá trình lên men nói chung có khuynh hướng bất lợi. Một

khi nhóm vi sinh vật nào đó không có những điều kiện thích hợp để phát triển thì
chúng sẽ bị chết dần đi đồng thời làm thay đổi thành phần của nhiều nhóm vi sinh
vật khác. Kết quả là các quá trình thức ăn bị rối loạn và chắc chắn ảnh hưởng xấu
đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất của gia súc nhai lại.

* Nhận xét chung về tiêu hóa ở gia súc nhai lại
- Tác dụng tích cực:
+Phân giải được chất xơ nên giảm cạnh tranh thức ăn với người và gia
súc cũng như gia cầm khác.
+ Sử dụng được NPN nên giảm nhu cầu protein thực trong khẩu phần.
+ Nâng cấp chất lượng protein, góp phần giảm nhu cầu acid amin không
thay thế.
+ Tổng hợp được một số vitamin B, K và do đó giảm cung cấp từ thức
ăn.
+ Giải độc nhờ VSV dạ cỏ nên gia súc nhai lại ăn được nhiều loại thức
ăn.
- Tác dụng tiêu cực:
+ Làm mất mát năng lượng thức ăn do lên men sinh ra nhiệt và khí mê
tan và năng lượng mang dạ cỏ.
+ Phân hủy protein chất lượng cao gây lãng phí.


+ Hydrogen hóa một số acid béo không no quan trọng cần cho vật chủ.
+ Khí meetan sinh ra gây hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng xấu đến môi
trường.

III.

SỰ KHÁC BIỆT VÈ HỆ TIÊU HÓA CỦA ĐỘNG VẬT NHAI LẠI VỚI
MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG VẬT KHÁC

1. So sánh các bộ phận trong ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn
thực vật
- Động vật chuyên ăn thịt hay động vật ăn thịt hoàn toàn hay động vật ăn thịt bắt
buộc (tên Latin: Hypercarnivore) có một chế độ ăn uống phải tiêu thụ đến hơn
70% lượng thịt, ngoài ra có thể bổ sung thêm một số nguồn khác bao gồm các
loại thực phẩm phi thịt như nấm, trái cây hoặc nguyên liệu thực vật khác. Người
ta chia thành 3 nhóm là động vật ăn thịt hoàn toàn, động vật có chế độ ăn trên
70% là thịt (hypercarnivores) và động vật ăn tạp (ăn cả thịt và rau củ quả).

- Những điển hình của các loại động vật ăn thịt bắt buộc bao gồm họ mèo (điển
hình là hổ, sư tử, báo săn), cá heo, chim ưng, rắn, cá cờ, và hầu hết các loài cá
mập. Tổ tiên của loài sói ngày nay thuộc nhóm chuyên ăn thịt, với khẩu phần ăn
chiếm đến 70% là thịt. Đây là những động vật phụ thuộc hoàn toàn vào
nguồn thịt tươi hoặc thịt và nếu thiếu thịt, chúng sẽ diệt vong.


- Do sự khác nhau về cấu trúc động vật đặc biệt là về hệ tiêu hóa, nhiều loài
động vật có thể tổng hợp những acid béo chuỗi rất dài từ các acid béo tối cần
thiết, nhưng nhiều loài không có khả năng đó, trong cơ thể chúng không sản
xuất được các enzyme cho nhiệm vụ này (ví dụ như tiêu hóa thực vật) và vì vậy
chúng được gọi là các động vật ăn thịt bắt buộc và chúng bắt buộc phải lấy các
acid béo dài từ thức ăn nguồn gốc là động vật hay nói gọn là buộc phải ăn thịt.
- Hệ tiêu hóa ở thú ăn thịt tiến hóa hơn động vật ăn thực vật. Bộ răng phát triển,
răng cửa lấy thịt ra khỏi xương, răng nanh nhọn và dài cắn giữ chặt con mồi,
răng trước hàm và răng ăn thịt lớn nhằm cắt thịt thành từng mãnh nhỏ để dễ
nuốt, răng hàm có kích thước nhỏ và ít được sử dụng. Dạ dày đơn là một túi lớn,
to, khỏe có các enzyme tiêu hóa là chính. Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học
giống như dạ dày người, dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị.
Enzyme Pepsin thủy phân protein thành các Peptit. Ruột non ngắn hơn nhiều so
với thú ăn thực vật, các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học bởi các enzyme

và hấp thu trong ruột non. Ruột tịt hay gọi là manh tràng không phát triển và
không có khả năng tiêu hóa thức ăn.
- Hệ tiêu hóa ở động vật ăn thực vật răng nanh giống răng cửa, khi ăn cỏ các
răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ, răng trước hàm và răng hàm
phát triển có tác dụng nghiền cỏ. Dạ dày có hai loại: dạ dày đơn và dạ dày kép.
Dạ dày đơn đối với động vật ăn thực vật không nhai lại (được nêu ở phần 3.2),
điển hình là loài thỏ và ngựa. Còn đối với dạ dày kép (phần 2.2) có ở động vật
nhai lai, ví dụ như các loài trâu bò, dê,…


Hình 3.1 hệ tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ
( />
- Hệ tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật có sự khác biệt đặc
trung rõ rệt, được trình bày tóm tắt cụ thể qua bảng III.1, bên cạnh đó nó cũng có các
đặc điểm giống nhau cơ bản là: đều là tiêu hóa nội bào; xảy ra 4 quá trình tiêu hóa cơ
bản: cơ học, hóa học, hấp thu và đào thải.

Bảng 3.1 So sánh sự khác nhau về hệ tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực
vật
Tên bộ phận

Động vật ăn thịt

Động vật ăn thực vật


×