Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài tập kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.91 KB, 5 trang )

Giảng viên: Lưu Thị Kim Hoa
BÀI TẬP MÁC 2
1. Thời gian lao động xã hội cần thiết
Bài 1: Có bốn nhóm sản xuất cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Nhóm I hao phí
lao động để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa là 3 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa;
tương tự, nhóm II là 5 giờ và 600 đơn vị hàng hóa; nhóm III là 6 giờ và 200 đơn vị
hàng hóa; nhóm IV là 7 giờ và 100 đơn vị hàng hóa.
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng
hóa của bốn nhóm trên?
2. Năng suất lao động và cường độ lao động
Bài 2. Trong 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 USD. Hỏi giá trị
tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
b. Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.
3. Số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông
Bài 3. Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông là 120 tỷ đồng, tổng số giá cả hàng
hóa bán chịu là 10 tỷ, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 70 tỷ, tổng số tiền khấu
trừ cho nhau là 20 tỷ, số lần luân chuyển trung bình trong năm của đơn vị tiền tệ là
20 vòng. Số tiền thực tế trong lưu thông là 16 ngàn tỷ.
Có thể xoá bỏ được hoàn toàn lạm phát hay không nếu Nhà nước phát hành
tiền giấy mới và đổi tiền theo tỷ lệ 1 : 1000?
4. Giá trị hàng hóa sức lao động
Bài 4: Để tái sản xuất sức lao động công nhân cần có những vật phẩm tiêu dùng
sau:
- Sản phẩm ăn uống là 7USD/ngày.
- Đồ dùng gia đình là 72,5USD/năm.
- Quần áo, giày dép dùng cá nhân là 270USD/năm.
- Những đồ dùng lâu bền là 5.700USD/10 năm.
Hãy xác định giá trị sức lao động trong 1 ngày của công nhân?
5. Nguồn gốc giá trị thặng dư



Bài 5: Giả sử:
- Ngày lao động của CN là 12g, lao động của CN đã đạt đến trình độ NSLĐ nhất
định.
- Trong 6g lao động, người CN sản xuất 10kg bông thành 10kg sợi, giá trị của
10kg bông được biểu hiện thành tiền là 10USD.
- Trong 6g lao động, để sản xuất 10kg bông thành 10kg sợi cần khấu hao MMTB
được biểu hiện thành tiền là 2USD.
- Trong 6g lao động người CN tạo ra 1 lượng giá trị mới, biểu hiện thành tiền là
3USD.
- Nhà tư bản mua các yếu tố của quá trình sản xuất và bán hàng hóa ra thị trường
đúng giá trị; mua sức lao động của CN trong 1 ngày đúng giá trị được biểu hiện
thành tiền là 3USD.
Hãy vận dụng lý luận tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa để tìm ra
kết quả sản xuất, nguồn gốc, bản chất GTTD.
6. Tư bản bất biến, tư bản khả biến và tư bản cố định, tư bản lưu động
Bài 6. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn máy móc thiết bị (c 1) là
100.000 USD. Chi phí nguyên vật liệu (c2) là 300.000 USD. Hãy xác định chi phí
tư bản khả biến, nếu biết rằng giá trị sản phẩm là 1 triệu USD và trình độ bóc lột
giá trị thặng dư là 200%.
Bài 7: Tư bản ứng trước 500.000 USD. Trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000 USD,
máy móc, thiết bị là 100.000 USD. Giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu
phụ gấp 3 lần giá trị sức lao động.
Hãy xác định: tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả
biến. Việc phân chia tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả
biến được thực hiện căn cứ vào đâu?
7. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư tương đối
Bài 8: Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày lao động
lên 10 giờ. Trình độ bóc lột sức lao động trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu

giá trị sức lao động không đổi. Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương
pháp nào?


Bài 9: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó, do tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên giá cả hàng
hóa ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần.
Trình độ bóc lột lao động thay đổi như thế nào, nếu độ dài ngày lao động
không đổi? Dùng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư nào?
8. Giá cả tác động đến xu hướng vận động của tiền lương thực tế
Bài 10: Trong khoảng thời gian nhất định giá cả cho vật phẩm tiêu dùng và những nhu
cầu sinh hoạt văn hóa hàng tháng của công nhân và gia đình họ tăng lên như sau (tính
theo USD) - giả sử lượng nhu cầu không thay đổi. Hỏi: Giá cả hàng hóa phục vụ sinh
hoạt của gia đình công nhân thay đổi như thế nào?
Loại hàng tiêu dùng

Thời kỳ I

Thời kỳ II

Thực phẩm ăn uống

60

100

Giày dép, quần áo

30


20

Tiền thuê nhà

40

60

Trả tiền dịch vụ công cộng

12

24

Vật phẩm thường dùng gia đình

24

25

Hàng hóa sinh hoạt văn hóa

18

23

Phục vụ y tế, tổ chức nghỉ ngơi

16


48

Tổng số

200

300

9. Chí phí sản xuất TBCN
Bài 11 :Trình độ bóc lột là 200% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 7 :1. Trong giá trị
hàng hóa có 8.000 USD giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn
hoàn toàn trong 1 chu kỳ sản xuất.
Hãy xác định chi phí sản xuất tư bản và giá trị hàng hóa. Sự khác nhau giữa
chi phí sản xuất tư bản với chi phí thực tế của hàng hóa là gì?
10. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân
Bài 12: Giả sử toàn bộ nền sản xuất xã hội gồm có ba ngành. Trong đó tư bản ứng
trước của ngành I: 900c+100v; ngành II: 3.100c+900v; ngành III: 8.0000c+2.000v;
m’ trong xã hội là 100%.


Lượng lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản của ngành III thu được sẽ lớn
hơn bao nhiêu lần lợi nhuận của các nhà tư bản ở ngành I? Giải thích do đâu và tại
sao không mâu thuẫn với quy luật hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân?
Bài 13: Giả sử nền sản xuất TBCN thời kỳ cạnh tranh tự do có 3 ngành: Dệt, Da,
Cơ khí, TBƯT của 3 ngành đều bằng 100 đvtb, m' = 100%, do đặc điểm của mỗi
ngành khác nhau nên cấu tạo hữu cơ của tư bản ở mỗi ngành không giống nhau.
Biết rằng: ngành dệt, c = 60, v = 40; ngành da, c = 70, v = 30; ngành cơ khí, c = 80,
v = 20. Hãy xác định kết quả cạnh tranh của các ngành trên.
11. Tư bản thương nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp
Bài 14: Tổng số tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 800 đơn vị. Tỷ suất

lợi nhuận bình quân trong xã hội bằng 15%. Lợi nhuận công nghiệp thu được là
108 đơn vị.
Các nhà tư bản thương nghiệp cần phải mua và bán sản phẩm theo giá bao
nhiêu để họ và các nhà tư bản công nghiệp thu được lợi nhuận bình quân ?
Bài 15: Nhà tư bản công nghiệp đầu tư 900 đvtb, m' = 100%, c:v = 4:1. Sau đó có
nhà tư bản thương nghiệp tham gia bán hàng hóa cho nhà tư bản công nghiệp,
NTBTN đầu tư 100 đvtb để mua sắm quầy kệ, sổ sách, kế toán,...
Hãy xác định TSLN của NTBCN, NTBTN và GCSX.
12. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Bài 16: Trong TSX giản đơn ở khu vực I cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v = 5/1), tỷ suất
giá trị thặng dư (m’) = 200%. Tư bản bất biến cần thiết ở khu vực II là 1.200 đơn vị.
Hỏi tổng sản phẩm trong 1 năm của khu vực I?
Bài 17: Tư bản ứng trước của khu vực I là 100 tỷ USD, của khu vực II là 42,5 tỷ
USD, c : v và m’ của cả 2 khu vực như nhau là 4 :1 và 200%. Ở khu vực I, 70% giá
trị thặng dư được tư bản hóa.
Hãy xác định lượng giá trị thặng dư mà khu vực II cần phải bỏ vào tích lũy
cuối chu kỳ sản xuất. Biết rằng cấu tạo hữu cơ của tư bản trong xã hội không thay
đổi.
Bài 18: Nhà tư bản đầu tư 100 đvtb, m' = 100%, c:v = 4:1, biết rằng tỷ lệ đầu tư
năm sau giống như năm đầu. Hãy xác định kết quả TSXGĐ.


Bài 19: Nhà tư bản đầu tư 100 đvtb, m' = 100%, c:v = 4:1. Biết rằng: tỷ lệ đầu tư
năm sau giống như năm đầu, GTTD tạo ra năm I được chia 2 phần bằng nhau, một
phần đưa vào quỹ TN của NTB, 1 phần vào quỹ tích lũy . Hãy xác định kết quả
TSXMR.




×