Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề đa ks giáo viên địa tam dương 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.09 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS

ĐỀ CHÍNH THỨC

Năm học: 2015-2016
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang

TTTHỨC

Câu 1. (1,5 điểm)
a) Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng
lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
b) Nêu sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và vẽ hình minh họa.
Câu 2. (1,5 điểm)
a) Vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới? Chứng minh
rằng các môi trường tự nhiên ở châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo.
b) Thầy (cô) hãy hướng dẫn học sinh tìm ra những nguyên nhân dẫn đến làn
sóng di dân ở đới nóng.
Câu 3. (2,0 điểm) Quan sát Átlát địa lí Việt Nam:
a) Trình bày địa hình bờ biển nước ta và giá trị kinh tế của từng dạng địa hình
bờ biển.
b) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống
nhân dân?
Câu 4. (2,5 điểm)
a) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào? Trình bày
sự chuyển dịch cơ cấu ngành.
b) Thầy (cô) quan sát Átlát địa lí Việt Nam: Nhận xét tình hình phát triển và


xác định sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
Câu 5. (2,5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1990-2010
Sản phẩm
Than (triệu tấn)
Dầu thô (triệu tấn)
Điện ( tỉ kwh)

1990
4,6
2,7
8,8

1995
8,4
7,6
14,7

2000
11,6
16,3
26,7

2005
34,1
18,5
52,1

2010

44,8
15,0
91,7

a) Thầy (cô) hãy hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng
một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 1990-2010.
b) Thầy (cô) hãy nhận xét và giải thích sự tăng trưởng trên.
( Giáo viên được sử dụng Átlát địa lí Việt Nam để làm bài)
------------------------HẾT-----------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên giáo viên------------------------------SBD----------------Phòng thi--------- />

HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN
Môn: Địa lí
Năm học: 2015-2016
Câu 1. (1,5 điểm)
Ý
a.

b

Nội dung
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng lạnh
luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ
đạo quanh Mặt Trời nên nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam lần lượt có lúc ngả
về phía Mặt Trời. Có lúc lại chếch xa Mặt Trời nên sinh ra hai thời kì
nóng lạnh khác nhau.
- Ngày bắt đầu thời kì nóng ở nửa cầu Bắc là ngày 21-3, ngày kết thúc là
ngày 23-9. Ngày bắt đầu thời kì nóng ở nửa cầu Nam là ngày 23-9 và kết
thúc vào 21-3.

Sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và hình vẽ minh họa.
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp
cao từ Xích Đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và 600B, 600N.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300B, 300N và 900B, 900N.
- Vẽ hình: các đai khí áp
trên Trái Đất.
0
Ap cao 90 B
Đai ap thấp
Đai

ap

ap

Đai ap thấp
Ap cao

0,25

0,25

0,25
0,25
0,5

600B
300B


Đai ap thấp
Đai

Điểm

00
300N
600N

900N

Câu 2. (1,5 điểm)
Ý
a.

Nội dung
Giải thích
- Phần lớn lãnh thổ châu phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi có khí
hậu nóng.
- Lãnh thổ hình khối, bờ biển cắt xẻ ít. Ít chịu ảnh hưởng của biển nên có
khí hậu khô. Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu Phi.
Các môi trường tự nhiên ở châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo.
- Một môi trường xích đạo ẩm nằm hai bên xích đạo
- Hai môi trường nhiệt đới ở phía bắc và phía nam môi trường xích đạo
- Hai môi trường hoang mạc nằm khoảng chí tuyến Bắc và Nam
- Hai môi trường Địa Trung Hải nằm ở cực bắc và cực nam châu Phi

/>
Điểm
0,25

0,25

0,25
0,25


b

Hướng dẫn học sinh về những nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân
ở đới nóng: Chia thành nhóm các nguyên nhân
- Nguyên nhân tích cực để phát triển kinh tế xã hội
0,25
+ Di dân có kế hoạch để khai hoang, xây dựng đồn điền.
+ Di dân để xây dựng các công trình công nghiệp mới, phát triển kinh tế
vùng núi, ven biển.
- Nguyên nhân tiêu cực:
0,25
+ Nguyên nhân xã hội: do chiến tranh, xung đột, kinh tế khó khăn...
+ Nguyên nhân tự nhiên: do thiên tai, hạn hán, bệnh dịch...

Câu 3. (2,0 điểm)
a.

b

Trình bày về địa hình của bờ biển nước ta và giá trị kinh tế của từng
dạng địa hình bờ biển.
- Bờ biển nước ta có hình chữ S dài 3260 km, từ Móng Cái tới Hà Tiên
- Địa hình bờ biển gồm 2 dạng: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn
- Bờ biển bồi tụ ở châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long có nhiều bãi bùn

rộng rừng cây ngập mặn phát triển, giá trị về nuôi trồng thủy sản
- Bờ biển mài mòn từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, rất khúc khuỷu, có nhiều
vũng vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch. Giá trị để phát triển du
lịch, xây dựng cảng biển, sản xuất muối...
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn đối với kinh tế và đời
sống nhân dân
- Biển giàu có về tài nguyên sinh vật: Có nhiều bãi cá tôm lớn, nhiều loài
hải sản quý bào ngư hải sâm sò huyết...) => thuận lợi cho ngành nuôi
trồng, khai thác, chế biến hải sản phát triển.
- Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo, vịnh có phong cảnh đẹp =>
thuận lợi để phát triển du lịch.
- Biển có nhiều khoáng sản như: muối, ti tan, cát trắng, dầu khí... =>
thuận lợi để phát triển khai thác, chế biến khoáng sản phát triển. Tạo
nguồn hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư.
- Có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng, phát triển ngành giao
thông vận tải biển.
Khó khăn:
- Thiên tai trên biển: mưa, bão, sóng lớn, triều cường...
- Tài nguyên biển đang bị suy giảm, môi trường biển nhiều nơi bị ô
nhiễm.

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


Câu 4. (2,5 điểm)
a.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta thể hiện ở 3 mặt
- Chuyển dịch cơ cấu ngành
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

/>
0,25


b

*Chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP .
+ Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp liên tục giảm; năm 1990 là 38,7 % đến
năm 2007 chỉ còn 20,3% thấp hơn công nghiệp dịch vụ.
+ Tỉ trọng công nghiệp- xây dựng tăng nhanh, từ 22,7% năm 1990 lên
41,5 % năm 2007.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. Năm 1990
chiếm 38,6%, đến 1995 tăng lên 44,0%, đến năm 2007 lại giảm còn
38,2%
Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp
* Diện tích: Từ năm 2000 đến 2007
- Tổng diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta tăng nhanh: tăng 438
nghìn ha, gấp 1,2 lần. Trong đó:
+ Cây CN hàng năm tăng 68 nghìn ha. gấp 1,1 lần
+ Cây CN hàng năm tăng 370 nghìn ha, gấp 1,25 lần => cây công

nghiệp lâu năm tăng trưởng nhanh hơn.
* Cơ cấu : Đa dạng, gồm:
- Cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…), cây công nghiệp cận
nhiệt (chè). Trong đó cây nhiệt đới có diện tích lớn.
- Cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.
* Phân bố:
- Cây công nghiệp ngắn ngày (hàng năm) thường được trồng ở đồng
bằng, một số trồng xen trên đất lúa và đất xám phù sa cổ gồm: Lạc, đậu
tương, thuốc lá, mía, bông, dâu tằm, cói (đọc át lát).
- Cây CN lâu năm chủ yếu ở miền núi, cao nguyên gồm: Cà phê, cao su,
hồ tiêu, điều, dừa, chè…(đọc Át lát)
- Cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới phân bố chủ yếu ở TD- miền núi
phía bắc như chè, hồi, sơn quế.
- Cây có nguồn gốc nhiệt đới chủ yếu ở phía nam như: Cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều, dừa.
- Trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh cây CN lớn:
+ ĐNB: là vùng chuyên canh cây CN lâu năm và hàng năm lớn nhất.
+ Tây Nguyên: là vùng chuyên canh cây CN lâu năm lớn thứ 2
+ TD-MNBB: là vùng chuyên canh cây CN lớn thứ 3 cả nước.

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


0,25
0,25

0,25

Câu 5. (2,5 điểm)
Ý
a.

Nội dung
Hướng dẫn vẽ biểu đồ
* Chọn biểu đồ:
- Vì: + Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ “tốc độ tăng trưởng”
+ Bảng số liệu có 5 năm=> Vẽ biểu đồ đường
* Xử lí số liệu: Chuyển về đơn vị thống nhất %
- Lấy các chỉ tiêu năm 1990 làm gốc là 100%
- Lấy số liệu các năm sau chia cho năm 1990 rồi nhân với 100.
(Để lại sau dấu phảy 1 số đã được làm tròn)

/>
Điểm
0,25
0,5


Tốc độ tăng trưởng một số
sản phẩm công nghiệp ở
nước ta (%)
Năm

Sản
phẩm
Than
Dầu thô
Điện

1990
100,0
100,0
100,0

1995
182,6
281,4
167,0

* Hướng dẫn vẽ:
- Chia trục tung: Chia trục tung từ 0% đến 1100%.
- Trục hoành: Các năm đều nhau nên khoảng cách đều nhau.
- Vẽ từng chỉ tiêu: Vẽ các điểm tương ứng với số liệu,với năm và nối.
- Hoàn thiện biểu đồ: ghi số liệu, lập chú giải, Viết tên biểu đồ.

b

1,0

Nhận xét và giải thích
- Giai đoạn 1990- 2010 sản lượng than, dầu thô điện tăng lên, nhưng tốc
độ không đều: Do nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của ngành 0,25
năng lượng

- Than và điện: giai đoạn đầu tăng chậm, giai đoạn 2000- 2010 tăng 0,25
nhanh (dc số liệu)
- Do nhu cầu thị trường lớn và cải tiến kĩ thuật khai thác. Gần đây nhiều
nhà máy thủy điện và nhiệt điện đã được xây dựng và đi vào hoạt động
- Sản lượng dầu thô giai đoạn đầu tăng nhanh, do đẩy mạnh khai thác để 0,25
xuất khẩu
- Từ 2000-2010 tăng chậm lại, và giảm so với năm 2000. (dc số liệu), do
nhiều mỏ dầu đã cho sản lượng khai thác tối đa.

/>


×