Tải bản đầy đủ (.pptx) (105 trang)

Bài 9 vi khuan gay benh ngoai da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 105 trang )

VI KHUẨN GÂY BỆNH NGOÀI DA


Mục tiêu

• Đặc điểm của nhiễm trùng vết thương
• Đặc điểm vi sinh học của các vi khuẩn gây bệnh ngoài da
• Đặc điểm gây bệnh các vi khuẩn gây bệnh ngoài da
• Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.


Da – Sự phòng vệ ở da

• Da là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể:






Chức năng bảo vệ
Chức năng bài tiết
Chức năng điều nhiệt
Chức năng chuyển hóa
Chức năng miễn dịch

• Cấu tạo của da:






Biểu bì
Trung bì
Hạ bì
Các tuyến phụ: lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi…


Da- sự phòng vệ ở da

• Tế bào sừng ở biểu bì có thành phần keratin lớn giúp da chống chọi lại các áp lực vật lý, ngăn sự thấm nước và các tác nhân
gây hại bên ngoài.

• Tuyến bã tiết nhiều acid béo (pH 4 -4,5) có tính kháng khuẩn, tạo điều kiện bất lợi cho các tác nhân gây hại
• Mồ hôi có thành phần muối cao tạo áp lực thẩm thấu lớn và chứa lysozyme có khả năng phá hủy được peptidoglycan của vi
khuẩn

• Các tế bào biểu mô còn tiết ra một số loại “kháng sinh tự nhiên” có bản chất là các đoạn peptid ngắn, chống lại một số vi khuẩn,
điều hòa hệ vi khuẩn trên da…


Hệ vi khuẩn tự nhiên ở da người

• Hệ vi khuẩn ở da rất phong phú, tùy thuộc vào môi trường sống và

mức độ vệ sinh, vị trí vùng da: Corynebacterium, Staphylococcus và
Propionibacterium…

• Hiện diện nhiều ở các vị trí có độ ẩm cao (nách, bẹn, kẽ, lòng bàn
tay, chân…)


• Ngoài ra còn có hệ vi khuẩn ở nang lông, tuyến bã.
• Thích nghi với độ pH thấp và nồng độ muối cao trong da người.



Hệ vi khuẩn tự nhiên ở da người

• Hệ vi khuẩn ở da có thể là cộng sinh, hội sinh hoặc gây bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của vật chủ. Chúng là các tác nhân
gây bệnh cơ hội

• Đóng góp vào cơ chế bảo vệ của vật chủ

Tác nhân gây bệnh cơ hội

•-

Chống lại VSV khác

-

Nhiễm trùng vết thương
Viêm phổi

Tạo mùi của mồ hôi

Nhiễm trùng huyết
Propionibacterium sp. lên men tạo propionic acid
Nhiễm
đa cơ quan
S. trùng

epidermidis
phân hủy mồ hôi tạo isovaleric acid





B. subtilis tạo mùi hôi ở chân…

Pseudomonas aeruginosa

Tiết pseudomonas acid (Muciporin)
Ức chế nhiều loại vi nấm


Nhiễm trùng vết thương và bỏng

• Nhiễm trùng cơ hội xảy ra do vi khuẩn xâm nhập khi có tổn thương làm mất tính nguyên vẹn của da: bỏng, giập, nứt, rách, đâm
xuyên, côn trùng, thú vật cắn...

• Bệnh viện: nhiễm trùng cơ hội ở vết mổ, các thủ thuật y khoa như thông tiểu, ống dẫn lưu…


Triệu chứng
Sưng – nóng – đỏ - đau – tiết dịch, mủ

• Nhẹ: tổn thương nông lớp biểu bì, nhọt, mụn mủ, mảng hồng ban…
• Tổn thương sâu: viêm mô tế bào, hoại tử mạc cơ…



Biến chứng
Biến chứng:

• Vết thương nhiễm trùng mạn tính, lâu lành, đau đớn và hạn chế chất lượng sống của bệnh nhân
• Nhiễm khuẩn huyết , shock độc tố,
• Nhiễm trùng toàn thân: viêm nội tâm mạc, áp xe nội tạng, viêm cơ xương khớp, viêm màng não tủy, viêm thận và đường tiết
niệu


Yếu tố ảnh hưởng lên nhiễm trùng vết thương

• Số lượng vi sinh vật nhiễm vào vết thương: tùy thuộc vào loại vi sinh vật
• Lực độc của vi khuẩn: khả năng tiết các enzyme phá hoại tổ chức, khả năng xâm lấn, độc tố…
• Sức đề kháng của vật chủ: các điều kiện tại chỗ hoặc toàn thân


Điều kiện thuận lợi tại chỗ: kích thước vết thương, mức độ nông sâu, tình trạng ẩm ướt, dịch tiết vết thương, giảm tưới máu tại chỗ, tình trạng
vệ sinh



Điều kiện thuận lợi toàn thân: thể trạng, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch


Chẩn đoán và trị liệu

• Lấy mẫu: dịch tiết, mủ từ vết thương, máu, dịch não tủy, dịch màng phổi… cấy lên các môi trường chọn lọc và phân biệt
• Tìm tác nhân gây bệnh: Nhuộm gram và thực hiện các phản ứng sinh hóa, PCR…
• Tri liệu



Vệ sinh và làm sạch vết thương



Màng che phủ vết thương



Lựa chọn kháng sinh phù hợp với tác nhân gây bệnh



Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn hệ thống



Làm kháng sinh đồ?


Tác nhân gây bệnh

• Tác nhân gây nhiễm có thể là các vi khuẩn sống hoại sinh trên da hoặc các vi khuẩn ngoại sinh trong môi trường xâm nhập vào
vết thương

Loại vi khuẩn

Tỷ lệ%

Loại vi khuẩn


Tỷ lệ%

Staphylococcus aureus

22,9

Pseudomonas aeruginosa

20,9

Pseudomonas sp

7,2

Escherichia coli

6,7

Streptococci nhóm D

5,0

Streptococcus faecalis

4,2

Klebsiella pneumoniae

3,7


Serratia marcescens

3,1

Enterbacter cloacae

3,0

Proteus mirabilis

2,8

Nấm Candida

1,3

Các VK khác


Staphylococcus aureus

• Staphylococcus aureus – tụ cầu vàng là loài cầu khuẩn Gram dương, sắp xếp dạng
chùm nho.

• S. aureus sống cộng sinh bình thường ở da người, nhưng gây nhiễm trùng cơ hội
khi vượt qua được hàng rào bảo vệ của da (tổn thương mất da, bỏng…)

• S. aureus tạo huyết giải ß hoặc ϒ. Các loài có sinh men coagulase là các loài độc
gây bệnh.


• Tụ cầu sinh trưởng được trong khoảng từ 10 – 45oC, có sức đề kháng cao, chịu
nhiệt độ 60oC trong 30p, nồng độ muối lên đến 10%


Kháng nguyên

• Acid teichoic
• Nang: có ở một số chủng S. aureus, có tính kháng nguyên
và có khả năng chống lại sự thực bào. Trong đó có
polysaccharide A đặc trưng

• Protein A: có ở 100% các chủng S. aureus, gắn được vào
phần Fc trên IgG => làm mất tác dụng opsonin hóa và sự
thực bào





Lực độc

• Adhesins: là các protein bề mặt tụ cầu, giúp bám dính
lên các protein bề mặt của vật chủ

• Protein A: gắn vào phần Fc của kháng thể IgG và ức chế
cơ chế opsonin hóa làm suy giảm sự thực bào


Lực độc

Enzyme tấn công

• Coagulase: đông đặc sợi huyết tạo vách ngăn fibrin

xung quanh vết thương, ngăn sự tấn công của thực
bào. Là yếu tố chính của lực độc ở các chủng gây bệnh

• Staphylokinase (Fibrinolysin): tan cục máu đông, giúp
phóng thích VK và xâm nhập sâu vào trong máu



Lực độc
Enzyme tấn công

• Hyarulonidase: thủy giải a. hyarulonic của mô liên kết
giúp vi khuẩn xâm nhập vào bên trong

• DNase: thủy giải DNA
• Lipase: giúp vi khuẩn sống được trên các loại da nhờn
• Beta-lactamase: thủy giải kháng sinh beta-lactam, liên
quan đến sự đề kháng kháng sinh



Lực độc
Độc tố

• Straphylosin: gây hoại tử mô, dẫn đến lở loét
• Leucocidin: độc tố tiêu diệt bạch cầu đa nhân

• Exfoliatin (A và B): gây tróc mảng da tạo các vết thương
giống như bỏng

• Enterotoxin: gồm hơn 12 loại, gây tiêu chảy, viêm ruột cấp
và ngộ độc thức ăn

• Độc tố siêu kháng nguyên: gây sốc độc tố


Khả năng gây bệnh



Nhiễm trùng mô mềm: nhiễm trùng vết thương trên da, dưới da, niêm mạc,
mụn nhọt: gây hoại tử mô và mưng mủ







Viêm tai, mũi, họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm màng trong tim
Nhiễm khuẩn huyết
Shock độc tố
Ngộ độc thức ăn – Viêm ruột cấp
Nhiễm khuẩn bệnh viện



×