Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tìm hiểu về các ngành công nghiệp văn hóa ngành thủ công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 20 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN:
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
Nội dung II: Tìm hiểu về câc ngành công nghiệp
văn hóa - ngành thủ công
Giảng viên: Nguyễn Văn Trung
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3


I. Khái quát nội dung
1.1: Giới thiệu chung về ngành thủ công.
1.2: Đặc điểm của ngành thủ công.
1.3: Ví dụ minh họa: Ngành thủ công ở
Thái Lan.
1.4: Liên hệ ngành thủ công ở Việt Nam.
Kết Luận.


1.1: Giới thiệu chung về các ngành thủ công
- Các ngành công nghiệp văn hóa được xem là các ngành công nghiệp
then chốt bởi vì chúng giải quyết việc sản xuất và lưu thông các sản
phẩm văn hóa.
- Tất cả các ngành công nghiệp văn hóa then chốt này có quan hệ và tác
động qua lại với nhau theo những cách thức phức tạp.
- Theo quan điểm của UNESCO, thuật ngữ “các ngành công nghiệp văn
hóa” được áp dụng cho “ các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo,
sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và văn hóa.
Các nội dung này thường được bảo vệ bởi luật bản quyền và được thể
hiện dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ”.
- Có thể thấy các ngành công nghiệp văn hóa có sự kết hợp chặt chẽ
giữa văn hóa, nghệ thuật, kinh tế và công nghệ.



- Thủ công là một trong những ngành công nghiệp văn hóa có tiềm
năng cần được chú trọng và phát triển.


1.2 Mỗi ngành thủ công thường có những đặc điểm:


Văn hóa tinh thần kết tinh trong văn hóa vật thể


Sản phẩm thủ công có tính cá biệt mang phong cách riêng


Sản xuất với sự kết hợp giữa kĩ thuật- công nghệ truyền thống và
đầu óc sáng tạo nghệ thuật


- Các hoạt động chính của ngành thủ công bao gồm: Sáng tạo,
sản xuất và triển lãm các ngành thủ công.



1.3. Ví dụ minh họa: Ngành thủ công ở Thái Lan.
Thái Lan là một quốc gia nằm ở
vùng Đông Nam Á, có diện tích
513.000 km2 lớn thứ 50 trên thế
giới và dân số khoảng 67 triệu
người. Vị trí địa lí của Thái Lan:
Phía Bắc giáp Lào và Mianma,

phía Đông giáp Lào và
Campuchia, phía Nam giáp vịnh
Thái Lan và Malaysia, phía Tây
giáp Myanma và biển Andaman.
Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam
giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh
Thái Lan, phía Tây Nam giáp với
lãnh hải Indonexia và Ấn Độ ở
Andaman.


- Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu
từ năm 1990, Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tếxã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9.
- Vào năm 2001, dự án toàn quốc “ Một làng nghề, một sản
phẩm” được chính phủ Thái Lan khởi xướng . ( dựa trên ý
tưởng và dự án của Nhật Bản) với mục tiêu tập trung các
nguồn lực và chú ý hơn đến xúc tiến những sản phẩm thủ
công và dịch vụ đặc thù của địa phương đã góp phần quảng bá
hình ảnh Thái Lan trong lòng du khách và bạn bè Quốc tế.
- Dự án được xây dựng trên 3 nguyên tắc cơ bản:
+ Mang tính địa phương nhưng phải tiến ra toàn cầu
+ Phát huy tính tự lực và sáng tạo.
+ Phát triển nguồn nhân lực


Mục tiêu của dự án là:
-Thứ nhất: tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho từng sản phẩm của địa
phương để tăng doanh thu. Ngoài ra để hàng hóa có thêm thâm nhập thị
trường thế giới, chúng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về vệ sinh và chất
lượng Quốc tế.

-Thứ hai: làm sống lạị, phục hồi và phát huy các giá trị truyền thống của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của địa phương.
-Thứ ba : phát huy những tri thức của địa phương để sáng tạo ra những sản
phẩm và hàng hóa mới có tính đặc thù.
-Thứ tư : song song với phát triển du lịch sinh thái và du lịch làng nghề thủ
công mỹ nghệ nhằm tăng thu nhập cho địa phương.
-Thứ năm : xây dựng lòng tự hào dân tộc đối với những sản phẩm của Thái
Lan.
-Thứ sáu : hỗ trợ các doanh nghiêp địa phương phát triển và cạnh tranh trên
thị trường Quốc tế. điều này được thực hiện qua việc hỗ trợ thiết kế và phát
triển sản phẩm để theo kịp thay đổi thị hiếu và sở thích của thị trường.


Kết luận:
Tóm lại, dự án “ Một làng nghề,
một sản phẩm” của Thái Lan tiêu
biểu cho một chiếc lược cấp
quốc gia về phát triển và quảng
bá các sản phẩm thủ công trong
nước (thực hiện chiến dịch
Marketing ở cấp quốc gia và
quốc tế , khuyến khích mua hàng
nội , quảng bá lịch các sự kiện
truyền thống ở các địa phương
kết hợp với việc giới thiệu các
sản phẩm đặc trưng của từng địa
phương)


1.4. Liên hệ với ngành thủ công ở Việt Nam:

 Tổng quan và thành tựu:
Sản xuất thủ công ở nước ta tồn tại dưới 2 hình thức: làng nghề
và cơ sở sản xuất.


Theo thống kê sơ bộ, nước ta
còn khoảng 2790 làng nghề thủ
công, hàng năm thu hút hàng trăm
ngàn lao động thường xuyên và tạo
việc làm cho hàng triệu nông dân
lúc nông nhàn.
Từ năm 1999, với chính sách
mới của Chính phủ cho phép các
doanh nghiệp thủ công địa phương
buôn bán trực tiếp với các nhà nhập
khẩu nước ngoài thay vì việc phải
thông qua các cơ quan trung gian
như trước đây.
Trong năm 2003, hàng thủ
công của Việt Nam đã được xuất
khẩu sang 133 quốc gia và vùng
lãnh thổ.


Những vấn đề ngành thủ công nước ta đang gặp phải:


Giải pháp:
- Việc phát triển ngành thủ công truyền thống phải xuất phát từ
những chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Bởỉ,

các sản phẩm thủ công phải chứa đựng những giá trị văn hóa của dân
tộc,là những sản phẩm mang đặc trưng văn hóa quốc gia.
- Cần phải có một cơ chế và bộ máy quản lí thống nhất đối với
hoạt động sản xuất hàng thủ công của các làng nghề.
- Phát triển sản xuất hàng thủ công truyền thống là công việc của
toàn xã hội, phải gắn với giáo dục, đào tạo, và tôn vinh những nghệ
nhân. Thế hệ trẻ cần được giáo dục để biết giữ gìn văn hóa truyền
thống.
- Phát triến sản xuất và xây dựng thương hiệu hàng thủ công cần
có sự hỗ trợ toàn diện: từ việc đảm bảo nguồn nhiên liệu, đào tạo lao
động, quảng bá sản phẩm,… những chương trình này sẽ giúp cho các
làng nghề có thể phát triển bền vững.


Kết luận:
Ở nước ta có hơn 2.790 làng nghề thủ công với 300 làng
nghề truyền thống, có những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm
nay, đó chính là tiềm năng rất lớn để khai thác và phát triển du
lịch làng nghề. Đồng thời thúc đẩy ngành thủ công nước ta phát
triển.




×