Tải bản đầy đủ (.ppt) (121 trang)

Dân tộc học đại cương: Dân tộc CơTu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 121 trang )

Dân tộc Cơ-Tu
Người thực hiện:
Nguyễn Văn Vượng :Phần I,II,III
Bùi Thuý Vân
: Phần IV,V.VI


Làng người dân tộc Cơ -tu


Bố cục bài thuyết trình:







Phần I: Đặc điểm chung
Phần II: Đặc điểm kinh tế
Phần III: Văn hoá vật chất
Phần IV: Văn hoá tinh thần
Phần V: Tổ chức xã hội
Phần VI: Phong tục tập quán


I . Đặc điểm chung:







Dân số khoảng 65.000 người
Cư trú chủ yếu ở Quảng Nam-Đà Nẵng, số còn
lại tập trung ở Tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế
Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn –Khơ Me,ngữ hệ
Nam Á
Dân tộc Cơ Tu còn có tên là Katu,Phương,Cao,Mạ…
Phân biệt nhóm dân tộc học theo địa bàn cư trú


II. Đặc điểm kinh tế:
1. Nông nghiệp




Làm nương rẫy là chủ yếu
Rẫy làm theo kiểu du canh
Đất làm rẫy là loại đất tốt,xốp,có lớp mùn dày.
Trước đây khi có công việc như phát rẫy, tra hạt,
hay thu hoặch ở vùng người Cơ-tu đầu có hình
thức đổi công giữa các gia đình .


1. Nông nghiệp (tiếp theo)


Công cụ sản xuất còn thô sơ, chủ yêú là các
loại : rựa (aco), rìu (achắt), cuốc (cuốc), gậy

chọc lỗ (a pắt), cào cỏ (avinh). Công cụ để tuốt
lúa là hai thanh tre kẹp vào nhau nhưng phổ
biến là dùng tay



Năng suất thu hoạch còn thấp kém


1. Nông nghiệp (tiếp theo)




Chăn nuôi
Là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt
Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, dê, gà.
Trước đây đồng bào nuôi theo phương pháp thả
rông là chủ yếu, hiện nay đã có một số hộ làm
chuồng trại để tránh gia súc bị mất, hoặc vào
phá hại mùa màng


1. Nông nghiệp (tiếp theo)
Nghề thủ công


Nghề đan lát
- Người Cơ-tu đan lát được rất nhiều vật
dụng khác nhau

- Nguồn nguyên liệu để làm rất phong phú
như mây,tre,nứa, và các loại dây leo khác.
- Nguyên liệu được khai thác tuỳ theo sản
phẩm mà có cách chế biến khác nhau


nghề đan lát của người Cơ Tu


1. Nông nghiệp (tiếp theo)
Nghề đan lát của đồng bào Cơ-tu có kỹ thuất
phức tạp, đòi hỏi phải chịu khó và kiên nhẫn.
Tuỳ vào từng sản phẩm mà người Cơ-tu áp
dụng kỹ thuật đan khác nhau. Gùi vận chuyển
( Zôống), được đan với nan long mốt, gùi củi thì
được đan bằng mây với hình dạng là hình thang
cân .
Ngoài các sản phẩm trên, để phục vụ cho nhu
cầu tại chỗ, người Cơtu còn đan lờ để bắt cá,
đan bẫy sò để bắt chuột, sóc




Nghề đan lát của dân
tộc Cơ-tu


Không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của mỗi
gia đình và cộng đồng, nhiều sản phẩm từ nghề

đan lát của người Cơtu đã được bán cho khách
du lịch và trao đổi hàng hóa. Bởi vậy, nhiều hộ
gia đình thu nhập thêm mỗi năm vài ba triệu
đồng, góp phần đáng kể cải thiện cuộc sống.


Phát triển làng nghề có sản phẩm hàng
hóa là hướng đi mới ở vùng đồng bào
Cơtu


Nghề dệt
Bên cạnh canh tác nương rẫy trồng lúa, hoa màu,
người Cơ-tu sớm biết đến cây bông vải và tích luỹ
nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác cây
bông vải để lấy sợi.
Thợ dệt Cơ-tu còn biết khai thác các loại cây
trong thiên nhiên để chế biến thành thuốc nhuộm, tạo
màu sợi bông, biến chúng từ sợi thô, đơn sắc thành
nhiều màu sắc khác nhau.
Hai màu đen và xanh là nét chủ đạo của một tấm
vải, nguyên liệu chính để chiết xuất màu đen là cây
Taram, để thuốc nhuộm màu phát huy tác dụng hơn
đồng bào còn tạo ra một số chất phụ gia khác được
làm từ vỏ ốc xoăn, củ nâu, hạt bông vải…
-


Màu xanh là biểu trưng cho cây cỏ ,núi rừng,nơi
đem lại cho đồng bào nhiều hoa lá,

lá củ quả,…
- Phụ nữ Cơ-tu dệt vải


Với bàn tay khéo léo của người phụ nữ
Cơ Tu…


Những tấm vải rất đẹp đã được làm ra…


-

Săn bắn:
Là nghề khá phát triển và tham gia khá sâu vào cuộc
sống sinh hoạt kinh tế của người Cơ-tu.
Họ thường săn vào mùa xuân với những vũ khí như
nỏ, mũi tên tẩm thuốc độc, lưới, giáo mác,…
Khi săn được thú làm thịt tại nhà Gươl.Các đàn ông
trong làng tụ tập ở đó ăn uống và hò reo. Họ dành một
phần thịt chín để chia cho các nhân khẩu thuộc gia
đình trong làng. Nhưng trước khi nấu phải dành phần
ngon nhất để biếu chủ làng và người đã bắn phát đầu
tiên giúp giết được con thú.
Thường thì khi săn được thú lớn họ mới mang đến
nhà Gươl để tổ chức ăn uống, còn khi săn được thu
nhỏ thì gia đình đó giữ để sử dụng riêng.


Ngoài dùng các phương pháp dùng nỏ

nười Cơ-tu còn thịnh hành phương pháp
bắt thú bằng chông, thò, cạm bẫy …
Cùng với săn bắn thú rừng , đánh bắt
cá ở sông suối cũng khá phát triển..
Về buôn bán lâu nay người Cơ-tu vẫn
chỉ trao đổi với hình thức vật đổi vật ,
chưa sản xuất hàng hoá để phục vụ buôn
bán.Các vùng Cơ-tu vẫn chưa có chợ nên
thương lái người Việt vẫn đóng vai trò
quan trọng.


III. Văn hoá vật chất






1. Làng mạc
Hình thái cư rú cổ truyền của dân tộc Cơ-tu là
Vêl-Vêl là một cụm dân cư,là một đơn vị xã hội
đặc trưng của đồng bào.Nó cũng giống như
làng của người Việt.Mỗi Vêl có một khu vực
đất đai riêng để ở,trồng trọt, chăn nuôi, săn
bắn và thu hái dồ lâm sản…
Làng nọ cách làng kia gần nhất cũng phải trên
dưới một ngày đường.
Làng của dân tộc Cơ-tu nói riêng và làng ở
vùng Trường Sơn-Tây Nguyên nói chung rất

điển hình cho kiểu làng phòng thủ







Mỗi làng thường chỉ có 10-30 nóc nhà, khoảng 200300 nhân khẩu. Các nhà dân được bố trí thành một
vòng tròn hoặc hình ô van xung quanh một bãi đất
rộng (sân làng) khá bằng phẳng và gần nguồn nước .
Ở giữa sân làng thường có chôn một cây cột (tnol) để
làm lễ hiến sinh trâu.
Nhà chung (gươl) của làng được dựng ở trung tâm
hoặc cùng một vòng tròn với nhà dân nhưng ở vi trí
trang trọng hơn.


2. Nhà ở






Người Cơ-tu không bao giờ dùng gỗ ha lem, gỗ
đa(bnứt,rari) và gỗ gạo để dựng nhà .
Khi dựng nhà phải có chọn ngày tốt và phải làm
thịt lợn để cúng yang
Trước ngày dọn đến nhà mới cử hai thanh niên

lên,tự kéo lấy lửa rồi đốt ở các bếp và giữ ngọn
lửa cho đến khi có người vào ở , đồng thời cứm
ở bếp một cái cha cho.
Hôm dọn đến nhà mới cũng phải chọn ngày, tốt
nhất là ngày bau oa lăm theo lịch của đồng bào.









Nhà của người Cơ-tu là nhà sàn kiểu mái tròn, nóc
hình mai rùa giống như nhà người Giẻ-Triêng.Mái lợp
lá hèo hoặc lá mây rừng. Xung quanh che bằng vách
nứa.
Độ dài ngắn,cao thấp của các nhà không giống nhau,
tuỳ thuộc vào số người ở trong nhà và các nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương.
Bộ khung nhà của người Cơ-tu chủ yếu là vì cột. Tuy
đã có cái gọi là kèo(chadrle), nhưng chúng chưa phải
là bộ phận liên kết chặt chẽ với đầu cột mà gác lên
cây đòn tay cái(ggăl).Qúa giang cũng chưa ráp vào
đầu cột mà vẫn gác lên tay đòn.










Nếu mà nhà hai gian thì không có cột ở giữa chống
vào cái nóc như nhà Gươl. chỉ có nhà nào nhiều
gian mới có cột chống nóc giữa nhà.
Mặt bằng sinh hoạt:
- Bên trong nhà của người Cơ-tu,ngoài các ché, các
ống nứa hoặc vỏ quả bầu đựng nước , ít thấy bày
biện các đồ đạc khác.
- Chỗ ngủ không có quy định chặt chẽ, mọi nguời
thường ngủ quanh bếp. Nhưng vẫn có quy định
những khoảng riêng cho tùng cặp vợ chồng và con
cái của họ. Những gia dình nhỏ này đều có bếp
riêng


×