Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

Văn hóa Dân tộc Lô Lô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 71 trang )

Dân tộc Lô Lô


Nội dung thuyết trình
I) Đặc điểm chung
II) Sinh hoạt kinh tế
1: Trồng trọt
2: Chăn nuôi
3: Săn bắt, hái lượm
4: Nghề thủ công
III) Văn hóa vật chất
1: Nếp ăn
2: Nhà cửa
3: Trang phục
4: Phương tiện vận chuyển
Nhạc cụ tiêu biểu.

IV) Văn hóa tinh thần
1: Ngôn ngữ
2:Tôn giáo, tín ngưỡng
3:Lễ tết truyền thống
4:Văn học dân gian
V) Văn hóa tổ chức đời
sống
1:Quan hệ gia đình dòng họ
2:Hôn nhân
3:Ma chay


I) Đặc điểm chung
-Trong nhóm ngôn ngữ Tạng Miến, thuộc ngữ hệ Hán


Tạng.
- Dân số khoảng hơn 3 nghìn người cư trú rải rác ở
các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc ( tỉnh Hà Giang);
huyện Mường Khương ( tỉnh Lào Cai); huyện Bảo
Lạc ( tỉnh Cao Bằng).
- Những tên gọi khác như Ô Man, Mùn Di, Màn Di, La
La, Qua La, Lu Lộc,
Nhóm địa phương gồm: Lô Lô Đen và Lô Lô
Hoa.
+ Lô Lô Đen: Màn Di No( Lũng Cú - Đồng Văn –
Hà Giang), Màn Di Mân Tê ( Bảo Lạc – Lạng Sơn).
+ Lô Lô Hoa: Màn Di Qua hay Màn Di Pu ở các
xã Xin Cái, Mèo Vạc, Thượng Phùng của huyện
Mèo Vạc và một số địa phương khác ở các xã Lũng
Tảo, Sủng Là huyện Đồng Văn.
Dân tộc Lô Lô có lịch sử lâu đời, là dân cư có
mặt rất sớm ở vùng bắc của Hà Giang


II) Sinh hoạt kinh tế.
Nguồn sống chính là nông nghiệp.
Canh tác lúa nước trên ruộng bậc
thang và nương rẫy định canh cày
cuốc.
Cây lương thực chủ yếu là cây lúa,
ngô. Lúa thì có lúa nương, lúa ruộng
với hai loại nếp và tẻ .
Ngô có nhiều loại như nếp, tẻ,



Dân tộc Lô Lô ở mỗi vùng lại có nông
lịch riêng, do địa hình, đất đai khí hậu .
+Người Lô Lô ở Bảo Lạc, Bảo Lâm – Cao
Bằng, sau khi ăn tết Nguyên Đán thì mọi
người trong gia đình đang độ tuổi lao động
đi phát nương, đốt nương để trồng ngô, lúa
để đến tháng 2 chính thức trồng các loại
bầu bí…
+Người Lô Lô ở Mèo Vạc, Đồng Văn – Hà
Giang thì tháng 1 chủ yếu là nghỉ ngơi, vui
chơi. Tuy nhiên cũng có gia đình đi trồng
mạch…


2: Chăn nuôi
- Việc chăn nuôi gia súc như trâu bò
ngựa chủ yếu làm sức kéo, lấy phân
bón. Chăn nuôi lợn, gà, vịt là phục vụ
cho lễ tết trong năm của gia đình.
Ngoài ra họ còn để trao đổi hàng hóa
ở trong vùng.
- Hình thức chăn nuôi là chăn thả tự
nhiên, họ chỉ nhốt chúng khi vườn
quanh nhà mới gieo trồng.


3. Săn bắt, hái lượm
Đó là nguồn cung cấp thực phẩm bố sung
cho các bữa ăn hàng ngày và trong các
ngày lễ tết, là nguồn dược liệu để chữa

bệnh, bồi bổ sức khỏe.
Việc săn bắt các muông thú là công
việc thuộc về đàn ông. Việc săn bắt diễn ra
quanh năm.
Công cụ săn bắt là súng, kíp và bẫy. ngoài
ra họ cũng có nhiều hình thức đánh bắt cá
dưới sông suối như thả lưới, quăng chài…


Hái lượn trong rừng thuộc nghề của phụ
nữ. Mùa xuân – hè thì họ tìm loại rau
măng, mộc, nấm, mộc nhĩ, hoa quả, mùa
thu đông thì kiếm củ quả.
Ngày nay, đất đai ngày một thu hẹp,
nguồn tài nguyên trong rừng hiếm nên việc
săn bắt và hái lượm ít đi. Họ chuyển sang
trồng các loại rau vườn trong nhà, nuôi gia
cầm, gia súc.


4. Nghề thủ công
- Nguyên liệu chính dùng để đan lát của
người Lô Lô là tre, mây. Sản phẩm đan là
gùi, nong nia, dần, sàng, hòm đựng quần
áo bằng mây.
Nghề ngói máng, ngói này dùng để
lợp nhà, phục vụ cho gia đình trong làng
bản. nguyên liệu chính là bằng đất sét
không có sỏi đá.



Phụ nữ Lô Lô thì được bà, mẹ dậy
thêu thùa ngay từ lúc 6,7 tuổi lớn lên
tự may váy áo cho gia đình.
Họ thêu không cần khung như của
người kinh nên họ có thể vừa đi
nương vừa thêu được. Thời xưa
đồng bào cũng trồng bông tự dệt vải
chỉ thêu nhưng ngày nay thì họ ra
chợ mua vải.


III/ VĂN HÓA VẬT CHẤT
1: Nếp ăn
- Ăn cơm nếp, cơm tẻ theo cách nấu bình thường.
- Họ chủ yếu ăn ngô bằng cách xay thành bột và
bột chín
- Bữa ăn của họ thường có canh rau rừng, bầu bí,
đỗ; chất đạm có thịt, cá thường nấu sáo, kho,
nướng. Họ thường dùng bát và thìa bằng gỗ.
- Người Lô Lô hút thuốc bằng tẩu cán dài.


Nhà cửa
-. Có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa
sàn nửa đất. Nhà thường có một gian hai
chái, cột ngoãm chôn thẳng xuống đất. Tuy
nhiên, dù là loại nhà nào thì mặt bằng sinh
hoạt cũng có điểm chung nha
Theo như bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn

Anh Ngọc thì đặc điểm chung trong kết cấu
vì kèo của người Lô Lô là như sau:
+ Vì kèo trong nhà đất: vị kèo ba cột,
nhưng cột giữa có tới ba xà dọc để liên kết
với cột giữa của vì kèo bên cạnh.


Mô hình: Vì kèo ba cột của nhà người
Lô Lô ở Xín Cái, Mèo Vạc, Hà Giang.


Mô hình vì kèo ba cột nhưng hai cột
hai bên cột giữa được thay bằng
tường và có thêm cột hiên.


+ Vì kèo trong nhà sàn: vẫn là kiểu vì kèo
ba cột, nhưng có thêm hai cột phụ ở chái
thứ nhất về bên phải và hai vì kèo của
gian giữa. Riêng chái thứ hai về bên trái
chỉ có một cột phụ ở phía sau.
+ Tuy nhiên dù có nhiều kiểu nhà khác
nhau đi chăng nữa thì mặt bằng sinh hoạt
của họ vẫn có điểm chung nhau. Và dưới
đây sẽ là mặt bằng sinh hoạt tiêu biểu của
mỗi loại nhà:


Mặt bằng sinh hoạt tiêu biểu của
mỗi loại nhà:

Nhà sàn (nhà của người Lô Lô ở xã
Xin Cái, Mèo Vạc, Hà Giang). Nhà ba
gian xung quanh che bằng vách. Mặt
trước của hai gian về bên trái có một
dẻo sàn nhỏ (S) giống như cái hiên
để bắc thang( T1) lên nhà. Mặt trước
nhà có hai cửa: cửa ở chính giữa
( CL1) và cửa ở gian đầu hồi ( CL2).


Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn của người Lô Lô
ở xã Xin Cái, Mèo Vạc, Hà Giang.


Trong nhà gian hồi bên phải, khoảng giữa
là bếp chính (BC), lùi về phía sau là buồng
cho vợ chồng chủ nhà ( PC). Gian giữa để
trống, giáp vách hậu có bàn thờ (TT). Gian
hồi bên trái, mặt trước để trống, giáp vách
hậu cũng có một phòng nhỏ giống như hồi
bên phải dành cho con trai (PT). Gian hồi
này có thang (T2) để xuống nhà đất. Nhà
đất chỉ có một cửa ở mặt trước (CL3).
Trong nhà giáp vách hồi có cối giã gạo
(CG), lùi về vách hậu là bếp (BP).


Nhà đất: ( nhà của người Lô Lô ở xã
Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà
Giang). Nhà vị kèo ba cột, ba gian

phía trước có hiên (H), có hai cửa ở
phía chính giữa (CL1) và hồi bên trái
(CL2).


Mặt bằng sinh hoạt nhà trình đất của người
Lô Lô ở xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang.


Trong nhà, gian hồi bên phải có ngăn với
gian chính để chỗ cho các con (PT1).
Trong gian này có bếp phụ (BP) và bàn thờ
phía giáp hậu (TT1). Gian giữa để trống,
giáp tường hậu có bàn thờ (TT2). Gian hồi
bên trái, giáp tường phía trước có bếp
chính (BC). Lui về phía sau là một buồng
nhỏ cho hai vợ chồng chủ nhà (PC). Trong
phòng này cũng có bếp phụ (BP).


Nhà đất của người Lô Lô


Trang phục
Trang phục nam giới của dân tộc Lô Lô:
- Nam giới dân tộc Lô Lô nói chung là
thường mặc áo cánh ngắn, mặc quần và
chít khăn, may bằng vải bông nhuộm
chàm. Tuy nhiên cũng có một vài chi tiết
khác biệt giữa các nhóm địa phương.



Nam giới Lô Lô Hoa:
mặc áo cánh ngắn, xẻ
ngực, “quần loe”, cạp
lá tọa; đầu bịt khăn có
những tua rua màu
gần giống như phụ
nữ


Nam giớ Lô Lô Đen:
Mặc áo kiểu năm thân,
xẻ và cài cúc bên
nách, chít khăn chàm,
dắt mối phía sau gáy,
trên khăn không có
trang trí gì. Đặc biệt
đàn ông Lô Lô đeo
vòng cổ hay dây
chuyền quanh cổ và rủ
thấp xuống ngực.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×