Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Bài thuyết trình du lịch Hàm Thuận Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 92 trang )

Bài thuyết trình tour hàm thuận namninh thuận-nha trang- đà lạt
1.Hàm thuận nam:
Hàm Thuận Nam là một huyện của tỉnh Bình Thuận. Hàm Thuận Nam được thành lập vào năm
1983 từ việc chia cắt huyện Hàm Thuận của tỉnh Thuận Hải. Huyện lỵ là thị trấn Thuận Nam,
cách Thành phố Phan Thiết 28 Km về phía Tây Tây Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 155 km
về hướng Đông.
Lịch sử:
Huyện Hàm Thuận Nam được thành lập ngày 30-12-1983 từ huyện Hàm Thuận cũ và tiếp nhận 3
xã: Tân Lập, Tân Thành, Tân Thuận từ huyện Hàm Tân, khi đó thuộc tỉnh Thuận Hải, gồm 9 xã:
Hàm Cần, Hàm Kiệm, Hàm Minh, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh, Mỹ Thạnh, Tân Lập, Tân Thành, Tân
Thuận.
Ngày 28-11-1983, chia xã Hàm Thạnh thành hai xã lấy tên là xã Hàm Thạnh và xã Mương Mán;
chia xã Hàm Kiệm thành hai xã lấy tên là xã Hàm Kiệm và xã Hàm Cường.
Ngày 20-6-1986, chia xã Tân Thành thành 2 xã lấy tên là xã Tân Thành và xã Thuận Quý.
Ngày 26-12-1991, tỉnh Bình Thuận được tái lập từ tỉnh Thuận Hải cũ, huyện Hàm Thuận Nam
thuộc tỉnh Bình Thuận.
Hàm Thuận Nam là vùng trồng cây thanh long nhiều nhất tỉnh, trong vòng 15 năm trở đây nhờ
có cây Thanh Long mà đời sống bà con trong Huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại Thanh Long
đã và đang hình thành và phát triển đã làm thay đổi bộ mặt Nông thôn Hàm Thuận Nam
Đặc sản ở đây là:Thanh long, nhãn, mực một nắng, nước mắm, muối Thanh Phong.
Cây thanh long:
Thanh Long Bình Thuận hiện chiếm đến 90% sản lượng thanh long xuất khẩu. Thanh
long Bình Thuận đã đi khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng hiện diện trái Thanh
Long Bình Thuận.
Bước ra thế giới, nhìn Thanh Long là nhiều người biết ngay loại trái cây xuất xứ từ Việt
Nam. Quả là điều kỳ diệu cho trái Thanh Long Bình Thuận trên đường khẳng định vị
thế, tựa như câu chuyện cổ tích về chú vịt xấu xí hóa thiên nga lộng lẫy!


Trái Thanh Long
Là dân Bình Thuận, không ai mà không biết đến và nếm mùi vị trái Thanh Long quê mình.


Có người còn nhớ cây Thanh Long xuất hiện ở địa phương từ thế hệ cha ông, khi ấy được
trồng theo hàng rào. Do thích nghi tốt điều kiện tự nhiên ở vùng nắng gió và có sức sống
mãnh liệt, nên Thanh Long Bình Thuận trước kia không cần chăm sóc chu đáo như các loại
cây trồng khác. Và dĩ nhiên vào thời điểm đó, trái Thanh Long chẳng đem lại giá trị kinh tế
gì chứ đừng nói đến chuyện dành cho xuất khẩu như bây giờ.
Khí hậu Bình Thuận khá khắc nghiệt, quanh năm hanh khô lại phải hứng gió mùa Tây Nam
rồi gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào. Chắc hẳn không có địa phương nào có kiểu khí hậu
như thế, ấy vậy mà nó đã góp phần làm nên tính đặc thù cho loài cây “hoang dã”. Từ kết tinh
nguồn dinh dưỡng thiên nhiên và sinh lực dồi dào dưới ánh nắng của vùng biển nhiệt đới,
trái Thanh Long Bình Thuận trở nên có vị đậm đà rất riêng. Với những ai sành ăn, có thể dễ
dàng nhận biết vị của trái Thanh Long Bình Thuận không thể lẫn vào đâu so thanh long trồng
ở Tiền Giang, Long An…

Hoa Thanh Long
Trái Thanh Long Bình Thuận chỉ được người nông dân chú ý từ cách đây khoảng 20 năm về
trước. Theo số liệu thống kê vào năm 1991, diện tích Thanh Long Bình Thuận khi đó rất
khiêm tốn, độ khoảng 750 ha.
Nhưng nhờ những đặc điểm nổi trội: vị thanh mát, màu đỏ rực rỡ, bảo quản lâu ngày trong
môi trường tự nhiên… nên loại trái cây này ngày càng được thị trường ưa chuộng. Nhờ đó
giá cả tiêu thụ không ngừng tăng lên và thúc đẩy diện tích cây Thanh Long Bình Thuận mở
rộng đáng kể. Đến năm 2000, diện tích cây Thanh Long Bình Thuận tăng khoảng 3.220 ha và


trong mười năm sau đó (năm 2010) đã phát triển lên hơn 13.400 ha. Trong khi UBND tỉnh
phê duyệt quy hoạch Thanh Long Bình Thuận đến năm 2015 “đóng khung” ở con số 15.000
ha, thì đến cuối năm 2011 diện tíchThanh Long Bình Thuận đã vượt 18.600 ha.
Đặc biệt vào những vụ thanh long trái mùa thì người dân thường thắp đèn để thanh long nở
hoa nên khung cảnh rất đẹp .
điểm nổi tiếng như khu du lịch Tà Cú, khu du lịch Đồi Sứ, khu du lịch Vườn Đá, khu du lịch Thuận
Quý – Khe Gà, khu du lịch Hòn Lan, suối nước nóng Bưng Thị,.... rất thu hút du khách, và các địa danh

như Hang Mú, Đá Dăm, Đá Một, Suối Nhum.








Du lịch Hàm Thuận Nam được khai thác du lịch chưa lâu và chưa có nhiều resort,
nhiều khu nghỉ mát lớn như ở Mũi Né. Nhưng đấy cũng là một cái hay, vì du khách
đến dã ngoại sẽ được thưởng thức những vẻ đẹp còn mang tính nguyên sơ. Biển ở đây
rất sạch, xanh biếc. Đi dọc theo bờ biển Tiến Thành, Thuận Quý còn những bãi cát
trắng xoá chưa từng in dấu chân của khách thập phương, xen lẫn với những hàng phi
lao mát rượi.
Hải đăng Kê Gà với độ cao 65m so với mặt biển, lâu nay vẫn là niềm tự hào của
ngành du lịch địa phương. Đây là ngọn hải đăng được kiến trúc sư người Pháp
Chnavat thiết kế, xây dựng từ năm 1899 bằng đá hoa cương, có 184 bậc thang xoắn
ốc. Đặt chân lên hải đăng, du khách sẽ thu vào tầm mắt, một bên là núi Tà Cú với
rừng cây trập trùng, một bên là vùng biển xanh ngắt.
Trang điểm ven bờ cát là những cây hoa sứ cổ thụ không biết có từ bao giờ nở hoa
trắng xoá. Khu du lịch Vườn Đá mới khai thác từ năm 2005, cũng là một nét độc đáo
riêng. Toạ lạc trên một diện tích 3ha, nó bao gồm những bãi đá gập ghềnh với những
đường nét, hình thù kỳ lạ do sóng biển tạc nên qua hàng triệu năm. Khu Vườn Đá có
những bungalow xây dựng theo kiến trúc Việt cổ, dân dã và mộc mạc, đưa con người
về gần gụi với thiên nhiên.
Trong tương lai, du lịch biển Hàm Thuận Nam còn nhiều tiềm năng rất lớn. Đã có
trên một trăm dự án được chấp thuận đầu tư trên khu vực này. Lợi thế càng lớn hơn
khi khu bãi biển này tạo thành thế "liên hoàn" với các khu di tích và thắng cảnh lân
cận, như dinh Thầy Thiếm ở La Gi, như khu núi Tà Cú với chùa Linh Sơn Trường

Thọ và tượng Phật nằm dài 49m và đứng trên đây bạn có thể ngắm nhìn cả một dãy
đồng bằng ven biển rộng lớn về hướng Tân Thuận, xa xa là biển Tân Hải (Thị xã La
Gi),..

Hàm Thuận Nam đang trên đà phát triển với nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp: Hàm
Kiệm 1, Hàm Kiệm 2 (đã đi vào hoạt động) Hàm Cường (đang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật);
và cảng nước sâu Tân Thành (đang triển khai).
Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như Kinh, Ra Grai, Chăm,
K’Ho … trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với trên 95%. Cộng đồng dân cư bản địa chủ yếu
là người K’Ho, Chăm, Ra Glai sống tập trung ở các xã vùng cao với tập quán sản xuất làm
nghề rừng, làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước và được tổ chức thành
những buôn làng, các luật tục, lễ thức gắn chặt với buôn làng.


Cộng đồng người Kinh tập trung ở vùng đồng bằng, ven quốc lộ nơi có điều kiện thuận tiện
buôn bán, trồng lúa nước, cây Thanh Long. Các cộng đồng dân cư của huyện theo một số tôn
giáo chính như: Phật giáo, Đạo Bà La Môn, Thiên chúa giáo, Tin lành và Lương giáo.
Khu du lịch Tà cú:
Khách hành hương đi Chùa núi không những thành tâm lễ Phật, lạy Tổ mà còn là dịp đắm mình
trong cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ để thấy lòng thanh thản an nhiên.Thắng cảnh di tích chùa
núi Tà Cú nằm ở vị trí đầu mối các tuyến đường giao thông: Từ thành phố Hồ Chí Minh ra hoặc
từ Vũng Tàu đi qua suối nước nóng Bình Châu, Dinh Thầy Thím, Mũi Điện Khe Gà … rất thuận
lợi cho lộ trình hành hương và những lữ hành sinh thái.Từ thành phố Hồ Chí Minh dọc theo quốc
lộ 1A vượt một đoạn đường khoảng 170km và dừng ở cây số 28 tính từ Phan Thiết vào có con
đường rẽ về hướng biển chừng hơn 2 km là đến chân núi Tà Cú, một địa danh gắn liền với di tích
lịch sử văn hóa Chùa Linh Sơn Trường Thọ mang đậm sắc cổ kính, nằm giữa khung cảnh rừng
núi chập chùng lẫn khuất bóng mây. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi đứng trước cảnh chùa cổ kính,
tượng Phật trầm tư và dấu thiêng của Tổ sư từ buổi khai sơn cách đây trên 130 năm.
Nếu ngồi trên Cabin cáp treo có thể nhìn thấy toàn cảnh của gần nửa phía núi. Bên dưới là thị
trấn Thuận Nam ôm trong lòng con đường quốc lộ 1A với xe cộ rộn ràng và những vườn thanh

long trái chín đỏ được trồng thành từng hàng thẳng tắp. Xa xa là ngọn hải đăng Kê Gà in lên nền
biển xanh mênh mông. Cabin đưa khách nhẹ nhàng lướt trên những ngọn cây cổ thụ, có lúc
xuyên qua những đám mây bay còn ẩm lạnh hơi sương để tưởng mình đang ở giữa cảnh tiên
bồng.
Nếu bằng đường bộ lên núi phải leo hàng ngàn bậc đá quanh co, luồn qua truông lá đại ngàn mới
đến chùa Long Đoàn và chùa Tổ. Khu vực chùa Linh Sơn Trường Thọ nằm lưng chừng núi ở độ
cao 420m so với mặt nước biển, hài hòa với bức tranh thiên nhiên được kết bằng những tảng đá,
khe suối, cây rừng trầm lặng trước pho tượng phật nằm giữa song lâm thị tịch. Đứng dưới bóng
đại thụ ngàn năm nhìn về hướng đông có thể thấy cả đảo nhỏ Hòn Bà ở La Gi giữa biển mênh
mông.
Núi Tà Cú là rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia có thảm động thực vật phong phú với hơn chục
loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của thế giới như thằn lằn đá Gekko takouensis sp. nov. Ngô &
Gamble, thằn lằn chân ngón Cyrtodactylus takouensis Ngô & Bauer, gà gô, diều núi, voọc bạc
Trường Sơn, chà vá chân đen… các loại cây quý như Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana…và
trên 150 loại cây thuốc. Cứ mỗi độ xuân về hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh
rừng, triền núi có nhiều dòng suối tuôn nước trong ngần như vắt ra từ tảng đá và vị ngọt lịm của
nước làm cho khách hành hương cứ tưởng là được uống nước Cam lồ trong truyền thuyết.


Cảnh tịnh độ nhân gian với ba pho tượng Phật Di Đà (7m) Quan Thế Âm và Đại Thế Chí (6,5m)
hiện nay là một trong bảy cấp của cảnh tịnh độ đạo tràng theo Quán kinh và Kinh Di Đà do sư
trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo từ năm 1960. màu vôi trắng toát của các pho tượng nổi lên giữa
màu xanh cây rừng tạo nên cảnh hùng vĩ siêu nhiên. Ban sớm có những đám sương mù bao phủ
như trộn lẫn vào lớp đá hoa cương đang phiêu bồng giữa thực và mộng. Đường lên chùa núi dài
hơn 2500m, qua nhiều chặng dốc cao với nhiều địa danh rất ấn tượng. Chặng đầu có Đá Bàn Hạ


rồi Đá Bàn Thượng và có người gọi là Đá Ông Địa, cạnh đó có dòng suối chảy róc rách len dưới
chân tảng đá lớn thờ Thổ thần. Càng lên cao dốc càng gắt cũng là lúc gặp Dốc Bằng Lăng bởi
quanh đây có nhiều Cây Bằng lăng, hoa nở tím ngắt một góc rừng, tiếp đến là Dốc Yên Ngựa với

một khối đá lớn mặt phẳng như bộ phản nằm nghiêng bên khe suối có tên gọi là Giếng tiên gợi
cho du khách hành hương hình dung được một bàn cờ của các vị tiên chưa tàn cuộc còn lưu dấu.
Quần thể Chùa Núi được hình thành dựa theo thế núi nên có Chùa Trên, chùa Dưới đều quay mặt
về hướng đông nam. Với đặc trưng kiến trúc chùa theo phái Bắc Tông thường thấy dù qua nhiều
lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét riêng cổ kính với mái cong lợp ngói, lưỡng long chầu nguyệt
đã nhuốm dày bao lớp rêu phong tồn tại với thời gian. Các chú chuẩn đề ở vòng linh phù được
chạm khắc trên vách đá sau chùa Tổ mới thấy phần nào dấu tích của phái mật tông, nói lên một
thời các bậc cao tăng đại lão đã tu luyện phép thuật làm phương tiện tu chứng nhằm đạt hai
chữ Chơn – Không.

Vị trí trung tâm chùa Linh Sơn Trường Thọ gồm chùa trên, Chùa Tổ. Chùa xây dựng từ khoảng
năm 1870 – 1880 do sư tổ Hữu Đức và các chư hậu tổ tiếp tục trùng tu. Quy mô cấu trúc chùa Tổ
có ba gian: Giữa là chánh điện thờ Phật, bên tả là nhà giám tự, bên hữu là nơi thờ tổ Hữu Đức.
Có trên một trăm bậc đá tam cấp rêu phong ngược dốc từ cổng tam quan lên chùa Tổ làm nổi bật
vị thế tôn nghiêm, mái chùa điểm xuyết lên bầu trời xanh lồng lộng, đặc trưng nghệ thuật kiến
trúc Phật giáo mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.Ở triền núi hướng đông của chùa Tổ là
chùa Long Đoàn được sư Tâm Tố hiệu Viên Minh tạo dựng sau khi tổ Hữu Đức viên tịch. Lối
kiến trúc pha với phong cách hiện đại những nóc chùa hình tháp, mái ngói âm dương được hài
hòa thanh thoát. Ngôi chánh điện với những bức tường xây bằng đá chẻ trong rất bề thế giữa khu
đất rộng có nhiều cây ăn trái lưu niên tạo nên một màu xanh sinh thái tự nhiên hài hòa với cảnh


sắc núi rừng. Trong khuôn viên chùa có tháp mộ Tổ và các chư hậu Tổ. Chuyện kể rằng trước
khi Tổ Hữu Đức sắp viên tịch có một đệ tử là sư cô Thái Thị Tràng nhờ chuyên tâm tu niệm,
khắc kỹ tu thân đã tiên tri được nên chất củi thiêu mình thoát hóa trước Tổ. Lại có chuyện, sau
khi Tổ viên tịch Bạch hổ lâu năm theo hầu cũng về phủ phục bên mộ Tổ buồn rầu chẳng hề ăn
uống và mấy hôm sau chết bên tháp. Do vậy mà bên cạnh tháp có một nắm mộ Bạch hổ do nhà
chùa
mai
táng.

Tổng thể di tích Linh Sơn Trường Thọ Tự không thể tách rời những kiến trúc tượng Phật, tháp
mộ, miếu thờ, ao thất bảo được xây dựng sau này. Công trình mang tính đồ sộ và độc đáo nhất là
pho tượng phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn dài 49m cao 11m với tư thế nằm nghiêng, lưng
tựa vào vách núi, gối đầu lên tay. Khởi công xây dựng từ năm 1962 và gần 4 năm sau mới hoàn
thành. Đến nay vẫn có những thắc mắc không hiểu sao lúc bấy giờ nơi thâm sơn cùng cốc, đường
lên hiểm trở mà chỉ bằng sức lực con người lại có thể chuyển hàng ngàn tấn sắt, thép, xi măng
làm nên kỳ công đó?
Phía chân tượng phật nằm, ven bãi đá ngổn ngang mọc đầy những cây thuốc ngũ gia bì, chuối đá
… có một hang đá, cửa vào rất hẹp chỉ đủ một người. Lối vào trong có tảng đá bằng phẳng là nơi
Tổ thiền tịch nay trở thành chỗ thờ, bước chân đầu tiên vào buổi khai sơn Tổ đã coi nơi này là
“Như lai tịch thất”. Vào sâu nữa bằng con đường đầy ngóc ngách, bóng tối âm u trong lòng đá
như vô tận. Lối đi càng sâu càng thấy trút dần, gặp nhiều ngả, nhiều vực thăm thẳm và hơi lạnh
từ đá xông lên. Người đi thám hiểm vào hang sâu thường thắp nhang cắm dọc lối đã qua để định
hướng quay về. Tiếng nước chảy róc rách từ khe đá vang vọng chân ngôn huyền bí khó mà diễn
đạt bằng ngôn ngữ thế gian. Có người kể, ngày xưa quăng vào hang một trái bưởi hoặc quả dừa
nếu đánh dấu thì những ngày sau sẽ gặp trôi trên biển Khe Gà … Những chuyện mang vẻ kỳ bí
và linh diệu về hang Tổ đến nay vẫn nằm trong tâm hưởng của người mộ đạo.
Khu du lịch đồi sứ thôn thuận thành xã thuận quý huyện hàm thuận nam tỉnh ninh thuận
Đây là khu du lịch sinh thái đầu tiên được xây dựng theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
của huyện Hàm Thuận Nam. Nằm ở một góc của tam giác TP Hồ Chí Minh - khu công nghiệp
Bình Dương - Hàm Thuận Nam. Đồi Sứ rất thuận tiện cho kỳ nghỉ cuối tuần.
Khu du lịch có tổng diện tích 14ha, trong đó khoảng 10ha là rừng phi lao, những đồi cát, một con
đường xây bằng gạch chạy trên đồi cát được gọi là Tiểu Vạn Lý Trường Thành nhằm tạo cảnh
quan sinh thái, khuôn viên còn lại xây dựng cơ sở hạ tầng có diện tích 8.000m². Hiện tại, Ðồi Sứ
có 6 phòng Deluxe, 24 Bungalow và 10 phòng Standard được trang bị đủ tiện nghi. Ðặc biệt
trong tổng số 24 Bungalow có 10 Bungalow làm bằng gỗ theo kiểu nhà sàn của dân tộc Mường –
Việt Nam. Ngoài ra, khu du lịch còn có một khu vườn bảo tồn rộng 3.000m² nuôi các loại thú
như hươu sao, nhiều loại chim, gà tây, ngỗng, thỏ... và nhiều loại cây ăn trái như nhãn, xoài,
chuối. Du khách có thể đi dạo và chụp hình trong vườn với các loài thú.
Khi mặt trời còn le lói chân trời, du khách có thể rong ruổi trên chiếc xe đạp thể thao hay chễm

chệ trên yên ngựa đến thăm mũi Khe Gà (còn gọi là Kê Gà) cách đó chừng 3km - nơi có ngọn
hải đăng 100 tuổi. Bãi biển riêng biệt, sóng biển yên ả, không có đá ngầm và nước xoáy, du
khách có thể câu cá, thư giãn hoặc thưởng thức ánh trăng dát vàng trên mặt biển tĩnh lặng, bên
ánh lửa bập bùng.


Nếu muốn, du khách có thể đi dọc bãi biển thêm 50km để đến Mũi Né (Phan Thiết) hay trở về
Vũng Tàu để tạo một tour du lịch khép kín. Có thể nói, Đồi Sứ đã đánh thức tiềm năng vùng đồi
cát hoang vu, tinh khiết thấp thoáng sau cánh rừng phi lao thơ mộng.
Khu du lịch vườn đá:
Khu Du lịch Vườn Đá (Rock Garden Spa Resort) của doanh nghiệp tư nhân du lịch Thanh Bình,
đứng chân trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Khu Du lịch Vườn Đá đi vào
hoạt động từ năm 2005 đến nay với quy mô gần 25 phòng nghỉ, 1 nhà hàng, 1 hồ bơi và khu tắm
bùn. Tổng diện tích đất của Khu Du lịch Vườn Đá gần 30.000 m2. Nguồn nước sử dụng tưới cây,
sinh hoạt, ăn uống ở khu du lịch là hồ chứa nước tự nhiên có dung tích chứa hơn 400 m3. Lưu
lượng nước thải bình quân là 25 m3/ngày. Kể từ khi đưa vào hoạt động DNTN Du lịch Thanh
Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Khu du lịch Vườn Đá hoạt động. Đây là khu du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du khách đến đây được tận hưởng cảnh quan thiên nhiên và khí hậu
trong lành của biển. Do vậy, khu du lịch này ngày càng được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, Khu Du lịch Vườn Đá vẫn còn nhiều mặt chưa tốt, nhất là trên lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Hiện khu du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Qua quan
sát tại cơ sở thấy nước thải từ các nhà nghỉ có hầm tự hoại riêng và cho tự thấm. Nước thải nhà
hàng cho vào hầm 3 ngăn (có tráng đáy), diện tích rộng khoảng 3 mét, dài 5 mét, sâu 1,2 mét.
Khi đầy thì nước chảy tràn tự thấm. Tại thời điểm (tháng 5/2009) cơ quan chức năng kiểm tra
thấy nước thải nhà hàng chứa trong hầm 3 ngăn tráng đáy, tràn ra ngoài môi trường. Như vậy,
đến nay Khu Du lịch Vườn Đá vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải theo đúng yêu cầu tại bản
đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và cũng chưa hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước
thải theo đúng thời hạn mà cơ quan chức năng yêu cầu trước ngày 31/12/2008. Qua kiểm tra mẫu
nước thải tại hầm chứa của nhà hàng chảy tràn ra ngoài môi trường để phân tích 5 thông số gây ô
nhiễm (nitrat, phosphate, BOD5, TSS, coliforms) cho thấy bình quân của 5 thông số trên bằng

4401,6 lần quy chuẩn cho phép… Mặt khác, khi cơ quan chức năng kiểm tra còn phát hiện doanh
nghiệp đang thực hiện việc khai thác đá tại bờ biển…
Từ những vấn đề trên cho thấy: Khu Du lịch Vườn Đá của DNTN du lịch Thanh Bình đã vi
phạm Nghị định 81/2006/NĐ-CP đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung đã nêu
trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và đối với hành vi xả nước thải vượt chuẩn cho
phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước nhỏ hơn 50 m3/ngày. Thiết nghĩ, Doanh
nghiệp Du lịch Thanh Bình cần sớm chấm dứt việc xả nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi
trường; đồng thời khẩn trương xây dựng hoàn thành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung
để bảo đảm nước thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường cho phép. Mặt khác, doanh nghiệp cần chấm dứt việc khai thác đá tại bờ biển để cảnh
quan thiên nhiên bờ biển không bị phá vỡ. Hơn nữa đây là loại khoáng sản cần phải được cấp có
thẩm quyền cho phép. Được biết, với những hành vi vi phạm nói trên của DNTN du lịch Thanh
Bình, ngành chức năng đã tham mưu cho UBND tỉnh xử lý hành vi hành chính đối với doanh
nghiệp bằng hình thức phạt tiền và buộc doanh nghiệp có giải pháp xây dựng hoàn thành hệ
thống xử lý nước thải trong thời gian sớm nhất.
Suối nước nògs bưng thị:
suối nước nóng Bưng Thị thuộc khu bảo tồn tà cú. Nằm cách Phan Thiết khoảng 30km.
Đây là khu vực rất hoang sơ trên đường vào các bạn có thể gặp rất nhiều loài chim cảnh, công,
sóc, các loài bò sát, vì là khu bảo tồn nên tuyệt đối ko săn bắn. Mạch nước nóng được phun lên


từ lòng đất nhiệt độ khoảng 80 độ. Có thể luộc trứng hay nấu mì. Rock water bay có xây 2 bể để
tắm nước nóng và 1 số bể để khách có thể ngâm chân và hoàn toàn ko thu phí. Đường vào Bưng
có 2 đường xe máy có thể vào:
- Thứ nhất : từ phan thiết di chuyển theo đường ven biển xuống tiến thành. Đi về hướng Kê gà
tới cầu Suối Nhum thì rẽ Phải lên thuận quý. Từ Thuận Quý các bạn chạy đúng 6km về hướng
Ql1A chú ý phía tay trái có đường xe bò khá rộng. Rẽ vào cứ chạy theo đường xe bò sẽ tới suối.
- thứ 2: Từ phan thiết chạy thẳng vào km28 rẽ trái vào kdl tà cú. Chạy vào khi gặp ngã 3 thì rẽ
phải đi về tân thuận chạy thẳng vào tấp bảng Khu dân cư Hiệp Nghĩa thì hỏi dân địa phương Chợ
Hợp 1 ở đâu ( đối diện đường vào chợ có 1 cây xăng duy nhất) rẽ vào chợ cứ chạy thẳng đường

nhựa khoảng 4km chú ý tay phải có 1 nhà có bàn bida( vị trí này vẫn là đường nhựa nếu chạy
thẳng 500m nữa sẽ gặp đường đất đỏ, khi gặp đường đất đỏ nhớ quay lại 500m rồi hỏi dân) đối
diện nhà đó có 1 con đường nhỏ. Rẽ vào chạy thẳng sẽ gặp 1 biệt thự của đại gia thanh long là
đúng đường. Qua khỏi biệt thự rẽ trái về phía cây trụ điện có 2 cái thùng to ở trên. Từ đây cứ
chạy thẳng gặp ngã 3 thì cứ rẽ phải chạy theo đường mòn sẽ vào suối. Gặp dân nhớ hỏi thăm.
Cả 2 đường đều có cát lún nên chống chỉ định tay ga.


resort suối nhum:
Sài Gòn - Suối Nhum Resort nằm trên bãi biển Hàm Thuận Nam với vẻ đẹp hoang sơ chưa được
khai phá và đặc biệt là địa danh Mũi Kê Gà. Resort được thiết kế và xây dựng trên diện tích hơn
2 hecta với quy mô 150 phòng đầy đủ tiện nghi, sang trọng.
Với hệ thống 2 nhà hàng, 2 hồ bơi được thiết kế một cách hài hoà cùng không gian cây xanh và
bãi tắm riêng đầy cát vàng, nắng ấm sẽ mang đến cho quý khách một thiên đường thư giản thật
sự.
Đến với Sài Gòn Suối Nhum Resort, quý khách sẽ trải nghiệm một kỳ nghỉ tuyệt vời với những
phút giây thư giản thật sự để lại những ấn tượng sâu sắc và đầy thú vị.


2.Ninh thuận:
Diện tích: 3.427 km2
* Dân số: 483.400 người
* Tỉnh lỵ: Phan Rang
* Tỉnh Ninh Thuận bao gồm thị xã Phan Rang và ba huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
Ninh Thuận là 1 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bắc giáp Khánh Hòa, Tây giáp với
Lâm Đồng, Nam giáp với Bình Thuận và Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận được bao bọc bởi 3
mặt là núi: phía Bắc và Nam là 2 dãy núi nhô ra biển, phía Đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm
Đồng. Địa hình có 3 dạng: miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Nơi đây có hai hệ thống sông
chính đó là: hệ thống sông Cái bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông,
sông La, sông Quao … và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía Bắc và Nam của tỉnh như

sông Trâu, sông Bà Râu.
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là
khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 270C,
lượng mưa trung bình 705 mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1100 mm ở vùng miền núi. Một
năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 ->11 và mùa khô từ tháng 12 ->5 năm sau.
Vì có khí hậu và vùng đất không được như những vùng khác trong nước nên Ninh Thuận có
những vùng chuyên sản xuất chuyên canh như nho, thuốc lá, mía, đường, bông, tỏi, hành và nuôi
trồng thủy sản vì nơi đây là vùng ven biển.
Ninh Thuận là 1 bức tranh hài hòa giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm trong cụm du lịch
quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt-Nha Trang-Phan Rang. Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi
Chúa…
Ninh Thuận là một tỉnh phía nam miền Trung Việt Nam. Đây là mảnh đất sinh sống của một số
lượng lớn những người Chàm. Trong lịch sử, dân tộc Chàm đã từng là một quốc gia hùng mạnh
và tại đây còn nhiều những di tích lịch sử và văn hóa của người Chàm cổ như Tháp Chàm, ... Tất
cả tạo nên một sức thu hút lớn cho du khách.
Ninh Thuận nằm dọc theo bờ biển, chính điều này đã đem đến nhiều bãi biển đẹp và nguồn hải
sản dồi dào tạo thế mạnh rất lớn cho việc phát triển kinh tế của tỉnh.
THỊ XÃ PHAN RANG:
TỪ NGÃ 3 CÀ ĐÚ .NẾU QUẸO TRÁI THEO QL27 ĐI THẲNG 130KM ĐẾN VỚI TP ĐÀ
LẠT QUA ĐÈO NGOẠN MỤC. THÁP POKLONG GIARAI.
NẾU QUẸO PHẢI ĐI THÊM 5,5KM VÀO THỊ XÃ PHAN RANG THÁP CHÀM
ĐI THẲNG QL1 VÀO TP NHA TRANG 100KM
Dân số khoảng 80.000 người, nằm bên bờ sông Cái. Khu vực Phan Rang có nhiều người Chăm
sinh sống. Phan Rang có nho là đặc sản nổi tiếng. Tại trung tâm thị xã có một ngã ba rẽ trái 110


km là đến Đà Lạt. Đồng bằng Phan Rang trù phú nhờ công trình đập thủy điện Đa Nhim.
DÂN TỘC CHĂM
Người Chăm còn có tên gọi là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành… Người Chăm có dân số 98.971
người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ

XVII. Lãnh thổ kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên,
TP.HCM, Bình Định, Tây Ninh. Vào thế kỷ XV sau những lần giao tranh với Đại Việt thất bại,
một số người đã chạy sang Campuchia. Đến thế kỷ XVII họ lại trở về. Vào những năm 1940 do
chiến tranh họ lại di chuyển lên sống và định cư ở TP.HCM.
Dân tộc Chăm có hai bộ phận Cau và Dừa, giữa hai bộ phận này thường xảy ra tranh chấp cho
đến thế kỷ II sau công nguyên, Khu Liên chống lại nhà Hán lập ra Lâm Ấp, sau đó cháu là Phạm
Phật đã thống nhất hai bộ phận này và lập ra nước Chămpa. Kinh đô của nước Chămpa lúc đó là
Trà Kiệu cách Đà Nẵng 70 km về phía Tây Nam mà sử gọi là Sinhapura (thành phố sư tử) nằm
bên bờ sông Thu Bồn nay thuộc xã Duy Sơn.
Từ thế kỷ IX kinh đô được chuyển ra phía Bắc tại làng Đồng Dương nằm bên bờ sông Ly Ly, là
một nhánh sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 25 km về phía Nam có tên là Indrapura, vương
triều này còn gọi là vương triều Phật Giáo vì trong giai đoạn này Phật Giáo phát triển thành quốc
giáo lấn áp cả Ấn Giáo. Đồng Dương là nơi tập hợp đền chùa, cung điện chứ không tách ra như
vương triều trước. Vào cuối thế kỷ X, kinh đô Đồng Dương bị tấn công nhiều lần nên vào những
năm 1000 thì dời về Đồ Bàn với trung tâm được đánh dấu là tháp Cánh Tiên.
Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh không có cây cối hoặc chỉ có vài cây me vì họ
cho rằng ma quỷ trú ngụ trên những cây to. Nhà được xây dựng về hướng Nam. Một gia đình
sống trong khuôn viên có hàng rào bằng cây khô. Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ. Mỗi gia
đình có những ngôi nhà xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: một căn nhà lớn cho cả nhà gọi là
Thang Yơ, đến khi con gái lớn lấy chồng thì mọi người nhường căn nhà đó cho cô và cất căn nhà
khác bên cạnh gọi là Thang Mưyân. Khi cô con gái thứ hai lấy chồng cô cả phải ra ở cạnh để
nhường cho cô em. Cô con gái út được hưởng nhà đó và có nhiệm vụ giữ Chick Atâu-là một cái
giỏ tre đựng đồ quý của gia đình để cúng giỗ gia đình.
Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn gồm thịt, cá, rau củ do săn bắt, hái
lượm, chăn nuôi. Người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo
Hồi không ăn thịt bò vì bò là vật linh thiêng. Họ cũng không ăn heo vì heo là con vật dơ bẩn. Họ
có món canh Vabai nấu bằng lá rừng trộn thịt, bột gạo rồi khuấy đều. Món cháo chua, bánh nhân
chuối. Thức uống có rượu cần, rượu gạo.
Nói đến người Chăm không thể không nói đến tháp Chàm. Kỹ thuật để xây dựng tháp Chàm
ngày nay vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu. Tháp được làm bằng gạch

Chăm, gạch có kích thước khoảng 31cmx 17cmx 5cm. Chúng được xếp chồng khít lên nhau mà
chúng ta không thể nào nhìn thấy những mạch hồ. Thế tại sao nó có thể đứng được? Có người
cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc gọt lên đó rồi nung khối tháp trong một ngọn lửa
khổng lồ. Giả thuyết này không có sức thuyết phục vì gạch mộc thì làm sao chịu được sức nặng
của ngôi tháp và khi nung thì làm sao những viên gạch ở những bức tường dày 1-1,5 m ấy lại có


độ nung chín đều như những viên gạch trong lẫn ngoài như thế. Lại có người cho rằng người
Chăm dùng một thứ nhựa thực vật để làm hồ dán những viên gạch lại với nhau. Có người cho
rằng đó là mủ cây xương rồng trộn với mật đường nhưng lại có người cho rằng đó là dầu rái để
gắn những viên gạch lại với nhau. Sự tinh tế của các tháp Chàm còn thề hiện ở vô số hình chạm
khắc tỉ mỉ, trau chuốt cho nghệ thuật đục đẽo trực tiếp lên tường tháp sau khi tường tháp đã được
xây. Tháp thường có ba tầng, càng lên cao càng thu hẹp lại, mỗi tầng mô phỏng lại vòm cuốn của
cửa chính và cửa giả. Ở góc mỗi tầng tháp đều có hình tháp thu nhỏ và rất nhiều vật trang trí phụ
bằng sa thạch thể hiện hình tiên nữ Apsara, chim thần Garuda, bò thần Nandin… Tất cả những
chủ đề trang trí đều được thể hiện bên ngoài tháp, tường trong tháp bao giờ cũng để trơn. Trên
chóp tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh.
CỪU NINH THUẬN
Đi trên QL1A đoạn đi ngang qua tỉnh Ninh Thuận người ta hay bắt gặp những đàn cừu thả rong
trên những cánh đồng. Có lẽ, nhiều người ngạc nhiên khi thấy loài vật này sống trong vùng khí
hậu khô hanh và cằn cỗi nhất nước ta. Chỉ trừ những đồng lúa là có màu xanh mượt, còn lại là
những bụi cỏ, những cánh rừng bụi thấp thì đều cháy khô hoặc xơ cành lá. Đàn cừu đang ăn bên
khu rừng toàn những cây gai xương rồng và những lùm cây dại trơ cành. Cừu hiện ra trên những
ngọn đồi xavan, cừu đi trên đường làng, cừu đứng trên sân, trên sàn chuồng trước nhà. Thịt cừu
ngon và bổ, là một trong những loại thịt đắt giá trên thị trường hiện nay. Nhưng để sống được
nơi có khí hậu khắc nghiệt: nắng nóng, thảo trường vốn có nhiều cây gai hơn cành lá, sỏi đá
nhiều hơn cỏ tươi, lũ cừu phải gặm tất tần tật những gì có ở bãi chăn này: từ cỏ khô, gốc ra, chồi
lá dại đến cả cây xương rồng, cây bồn bồn…
Cừu đực 5 tháng tuổi đã có biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng lúc 10 tháng
tuổi. Cừu cái 6 tháng đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào lúc 9 – 10 tháng. Thời

gian mang thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 16 – 17 ngày, mùa động dục không rõ rệt
nhưng vào các tháng mùa xuân mát mẻ thường động dục nhiều và tỉ lệ thụ thai cao. Là loài gia
súc mắn đẻ, cứ mỗi 2 năm cừu đẻ 3 lứa, mỗi lứa thường là 1 con có khi 2, 3 con.
Theo bà con ở đây thì đàn cừu đã có từ hơn 100 năm do người Chà Là ( An Độ ) mang tới. Cũng
có vùng nói là do các giáo sĩ người Pháp mang tới cho giáo dân, do đó kinh qua rất nhiều trôi nổi
bà con giáo dân không muốn bỏ con cừu , tượng trưng cho quà tặng của Chúa.
Có điều chắc chắn có thể nó là giống cứu này là cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới. Có nhiều khả
năng là từ An Độ nơi có khí hậu nóng. Bởi vì sức sống của đàn cừu Phan Rang chứng tỏ tổ tiên
chúng chắc rất thích nghi với vùng nắng nóng. Chúng tôi đang khảo sát kỹ thêm về nguồn gốc
của đàn cừu ở đây để xem nó mang đặc trưng của giống cừu nào trên thế giới. Có một điều đáng
chú ý là đuôi của giống cừu này không bao giờ vượt quá khuỷu chân. Như vậy nó thuộc loại hình
đuôi ngắn mảnh. Theo bản đồ phân bố cừu của C. Dervendra và GB. Meloroy thì giống cừu này
không thấy ở An Độ, Pakistan và một số nước Châu Phi. Không phủ nhận được rằng qua bao
nhiêu thăng trầm, chịu đựng quen với điều kiện sinh thái nơi này, con cừu Phan rang đã rất thích
nghi và mang dấu ấn của môi trường sinh thái nơi đây và ta có thể xem nó như một giống cừu
của nước ta.
Lông của cừu Phan Rang chưa đựơc sử dụng có lẽ vì đàn cừu quá ít và thịt cừu ở xứ nóng nên


lông không nhiều. Tỉ lệ da thường chiếm 8 % trọng lượng cơ thể, da cừu tốt, đàn hồi tốt là mặt
hàng được ưa chuộng.
Cừu thịt: cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá làm hư hỏng chuồng trại. Trước khi
xuất chuồng 2 tháng phải nhốt riêng để bổ sung thức ăn (vỗ béo) nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả chăn nuôi.
CÂY NHO
Nho gốc ở các miền ôn đới khô Châu Á, cũng có các giống khác ở châu Mỹ nhưng chưa trồng
với quy mô sản xuất ở Việt Nam. Nho trồng nhiều ở Phan Rang vì ở đây có những điều kiện
thuận lợi nhất. Ở nhiều nơi khác vẫn vó thể trồng nho kinh doanh nhưng phải có điều kiện là
mùa khô 4 – 5 tháng nắng và đất không bị úng nước vào mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự
trữ của cây nên rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Là cây trồng theo kiểu dây leo trên giàn.

Đầu tiên người ta làm dàn bằng gỗ cao khoảng 1,6 – 1,8m và những nhánh nho được trồng cho
bám leo lên giàn hơn 1 năm, nho sẽ cho ra trái, tuổi thọ nho khoảng 7 – 10 năm, một năm có 3
mùa thu hoạch, trung bình 2,5 tấn/mùa/ha. Trung bình 1 ha nho cho lợi nhuận gấp 10 lần trồng
lúa.
Tỏi
Hành tỏi là hai cây truyền thống phù hợp với điều kiện đất đai và tập quán của người dân địa
phương. Trước đây mưa thuận gió hoà, mỗi năm nông dân gieo trồng 4 vụ hành đỏ với diện tích
350 - 400 ha, sản lượng đạt trên 5000 tấn. Củ chắc, hương vị thơm nồng đã tạo thành thương
hiệu hành đỏ Mỹ Tường nổi tiếng cả nước. Hành khô từ Nhơn Hải được các thương lái thu mua
cung ứng cho các giống địa phương trong và ngoài tỉnh.
Củ hành bán cho bà con làm giống, còn lá hành đỏ vừa bổ dưỡng ngang như cỏ voi vừa nâng cao
khả năng sinh sản. Dê cừu ăn lá hành rất mắn đẻ và phòng chống được một số bệnh về đường
ruột. Là hành khô bảo đảm khả năng “ làm việc ” rất tốt của dê đực trong việc duy trì nòi giống.
Tháp Hoà Lai
Cụm tháp Hòa Lai, còn có tên Ba Tháp, nằm ven quốc lộ 1A cách Phan Rang 14km về phía bắc;
thuộc làng Ba Tháp xã Tân Hải huyện Ninh Hải-Ninh Thuận; được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 9.
Cụm tháp đã từng được các nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá là kiến trúc tháp cổ và đẹp nhất
của Chămpa. Đáng tiếc là nay tháp chính đã bị sụp đổ chỉ còn lại tháp Bắc và tháp Nam nhưng
cũng trong tình trạng hoang tàn. Di tích là thân tháp hình khối lập phương khỏe khắn nhô lên từ
một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ dần vẫn còn những hoa văn điêu khắc rất
tỉ mỹ rất đẹp trên vòm cửa, trên các trụ ốp, trên bộ diềm mái.
Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất đẹp và hình tượng chim Garuda giang rộng
cánh. Trên mỗi đầu các trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các cửa giả
được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong tư thế ngồi. Hình
thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với những đường nét bên dưới và
những diềm mũ với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các cửa giả được trang trí vòng cung lớn


nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc. Tháp có ba tầng mái, mỗi tầng có một hốc giả tang trí bởi các
vòng cung.

Núi Cà Đú
Núi Cà Đú nằm giữa vùng đồng bằng rộng lớn thuộc huyện Ninh Hải có độ cao 300 m, từ trên
đỉnh núi du khách có thể thoả tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của Đàm Nại, vẻ đẹp nên
thơ của bãi biển Ninh Chữ, đồng lúa mênh mông và sự nhộn nhịp của thị xã Phan Rang – Tháp
Chàm.
Làng dệt Mỹ Nghiệp
Cách thị xã Phan Rang khoảng 7 km về phía Nam. Tại quốc lộ 1A chúng ta gặp ngã ba Mỹ Hiệp,
tại trung tâm Phước Dân, huyện Ninh Phước, quẹo phải vào khoảng 3 km. Qua khỏi cánh đồng
lúa ta đến làng. Tại đây có khu phố mà 90 % gia đình làm nghề dệt. Người ta dệt theo phương
pháp cổ truyền khung cưởi, con thoi. Thu nhập trung bình đạt 350.000 đồng người/tháng. Sản
phẩm là ví tay, giỏ xách, ba lô, khăn, chăn, quần áo… bán lẻ tại chỗ và chở về thành phố Hồ Chí
Minh và các nơi khác để bán. Đây cũng là nghề truyền thống của người Chăm. Người ta tin rằng
bà PôNaGa đã dạy cho họ dệt vải. Ngày xưa họ phải trồng bông, se sợi, nhuộm bằng lá hoặc vỏ
cây rừng. Hoa văn chân chó, chân chim cút, hoa mào gà, hoa sao,… thường thấy ở khăn choàng,
dây đeo lưng, trang phục nữ. Con chim thần, rồng đất là những hoa văn dành riêng cho các vị
chức sắc.
Vài nét về lịch sử
Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ cẩm Chăm hình thành
và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử. Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ kể rằng: Po Inư
Nagar từ Trung Quốc trở về, đã đặt kinh đô Champa ở Nha Trang và dạy người Chăm - lúc đó
còn trong thời kỳ mông muội - cày cấy, dệt vải, xây tháp, tổ chức hành chánh...
Theo Lê Quí Đôn (Vân Đài Loại Ngữ ): “ Ở Lâm Ấp có trồng cây cát bối, khi chín hoa cây giống
như lông ngỗ, kéo sợi làm chỉ dệt khăn không khác gì loại gai”. Còn theo G. Maspero thì dưới
thời các vương triều Champa, người Chăm đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Trông suốt
chiều dài lịch sử từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XVIII, người ta tìm thấy các nét hoa văn được
chạm trổ thật tinh vi trên các tượng đá (Shi va, Apsara...), vương mão (Po Mưh Taha - đầu thế kỷ
thứ XVII) hiện vẫn còn được lưu giữ ở một làng Raglai tỉnh Ninh Thuận. Từ các cứ liệu này,
chúng ta khẳng định rằng nghề dệt thổ cẩm Chăm đã hình thành từ rất sớm và đã phát triển đến
mức
tinh

xảo.
Cái tên Mỹ Nghiệp thật xứng với sản phẩm của làng nghề.
Người ta không rõ nghề dệt thổ cẩm của Mỹ Nghiệp đã có từ bao giờ, chỉ biết từ xưa gia đình
nào trong làng cũng có ít nhất một khung cửi vì thế mà các bé gái 6, 7 tuổi đã tự nhiên mà biết
dệt. Tự nhiên bởi có ai lại có thể dửng dưng, không ao ước tự tay dệt ra những hoa văn mê hoặc
ấy.
Ngày nay, người ta dệt bằng hai loại khung: khung ngắn dùng 7 cây go bằng tre để tạo hình hoa
văn, hoàn thành trong ba ngày cho tấm thổ cẩm 0,9mx3,4m; khung dài dùng bảy hòn go bằng đá
san hô buộc bằng dây cho tấm thổ cẩm ngang 2-30cm, dài 100-120m, hoàn thành trong 25-30
ngày.
Sản phẩm từ thổ cẩm như áo, khăn, túi xách... rất đẹp bán tại làng Mỹ Nghiệp với giá rất rẻ. Chỉ
hơn phân nửa giá bán tại cửa hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh.


Làng Mỹ Nghiệp gồm có 485 hộ, 3000 khẩu. Người Chăm xưa trồng bông sợi và lấy cây lá làm
thuốc nhuộm để dệt nên những tấm thổ cẩm bền, đẹp, màu sắc không phai. Bí quyết dệt vẫn còn
gần như nguyên vẹn, nhưng kỹ thuật nhuộm và một số mẫu hoa văn đã bị thất truyền. Bù lại một
số nghệ nhân tâm huyết đã dày công sưu tập, các mẫu hoa văn qua sách cổ, từ bốn loại hoa văn
chín là bông mai, hình thoi chân chó và gùrek mà cách điệu lên thành nhiều mẫu hoa văn mới lạ
làm tăng thêm sự phong phú cho sắc màu thổ cẩm. Sợi thì nhập khẩu từ Hungary để đáp ứng nhu
cầu tăng nhanh của thị trường và để kinh tế hơn. Nhiều khách cho rằng thổ cẩm Mỹ Nghiệp nổi
tiếng và ăn khách khắp trong Nam, ngoài Bắc và ra tận nước ngoài, chính là nhờ những đôi tay
mềm mại, chăm chỉ và khéo léo của những thiếu nữ Chăm.
Nhiều nhà nghiên cứu dân tộc và mỹ nghệ thủ công, khái quát rằng những hoa văn, sắc màu trên
nền vải thô của Mỹ Nghiệp thực chất là ngôn ngữ giao tiếp, là “phương tiện” để nói với khách
phương xa về một nền văn hóa tiềm ẩn trong từng viên gạch, mái nhà, núi đồi, suối thác của
vùng đất cực nam Trung bộ. Do vậy, nhiều khách nước ngoài mừng như bắt được vàng khi tất
bật quay phim, chụp ảnh và mua tận tay những tấm thổ cẩm do chính bà con làm ra. Bà Phú Thị
Mỡ đứng đầu một trong nhiều “tổ hợp” của làng. Bà là người hết lòng truyền nghề cho lớp thanh
niên mới lớn. Bà Mỡ cho rằng thổ cẩm của làng đi xa là nhờ các thợ cả hết lòng giữ lại những nét

hoa văn đặc trưng. Thổ cẩm Mỹ Nghiệp do vậy khó nhầm lẫn với các làng dệt, các dân tộc khác.
Trưởng thôn Mỹ Nghiệp, ông Hàm Minh Thiều nhớ lại trước kia hơn 100 ha đất nông nghiệp của
thôn không nuôi nổi làng. Từ khi ngành văn hóa, du lịch phát hiện, đã nỗ lực quảng bá thổ cẩm
dân tộc, đã góp phần làm khôi phục lại nghề truyền thống. Tiền công cho thợ dệt mỗi ngày được
hưởng tới 25.000-30.000đ. Mối lái khắp nơi nườm nượp đến ký hợp đồng đặt hàng. Nhiều hộ lên
đến 10 khung dệt, mỗi tháng thu nhập từ 3-5 triệu đồng. Thanh niên nam nữ Chăm lập gia đình
đều xây nhà đẹp, sắm xe máy, video. Thiếu niên Mỹ Nghiệp vào trường dân tộc rồi lên đại học
cũng là nhờ nghề dệt truyền thống. Thế nhưng hơn một năm nay thổ cẩm Mỹ Nghiệp bỗng tiêu
thụ chậm, khách đặt hàng thưa hẳn. Một số hộ đành phải tháo khung cửi xếp lại. Các thiếu nữ dệt
nét
mặt
ít
tươi
hơn.
Ông Hàm Minh Thiện tâm sự đầy vẻ ưu tư: thấy hàng Mỹ Nghiệp bán chạy, nhiều doanh nghiệp
có vốn đã đến mô phỏng, về “thiết kế” trên các máy dệt tân tiến. Các loại vải này đều được giới
thiệu là hàng thổ cẩm, được trưng bày ở nhiều trung tâm bán hàng lưu niệm của các khu du lịch
lớn! Đáng nói hơn cả là giá các loại hàng này chỉ bằng 1/4 sản phẩm dệt thủ công. Khách du lịch
ít quan tâm vẫn cứ mua về làm quà “lưu niệm”. Làm sao trả lại thổ cẩm giá trị đích thực, khôi
phục làng dệt truyền thống Mỹ Nghiệp? Một cán bộ Sở thương mại - du lịch địa phương cho
biết: chính quyền sẽ cố gắng thực hiện ý kiến vận động các khách sạn, khu du lịch trưng bày,
giới thiệu thổ cẩm Mỹ Nghiệp thứ thiệt cũng như củng cố các hình thức hợp tác để nâng cao sức
sản xuất của làng.
Tuy nhiên, quan trọng nhất, theo ý kiến của nhiều người, phải có những cơ quan tâm huyết đứng
ra xúc tiến lập một thương hiệu riêng, đăng ký độc quyền cho thổ cẩm Mỹ Nghiệp cũng như các
sản phẩm truyền thống độc đáo của nhiều làng dân tộc khác. Cũng nên mạnh dạn đưa các nhãn
hiệu độc quyền ra thương trường quốc tế. Thế nhưng ngành nào, cơ quan nào hoặc tổ chức, cá
nhân nào sẽ đứng ra tư vấn hoặc hỗ trợ những người nông dân vốn chỉ biết chăm chỉ, cần cù lại
rất ít hiểu biết thông tin, thị trường ở một vùng đất cách xa các trung tâm văn hoá, thông tin.
Bãi biển Ninh Chữ:

Cách Phan Rang 7 km về phía Đông. Bờ biển thoai thoải, nước trong xanh, bãi cát trắng dài 5
km. Hàng dương xanh mát. Bãi tắm này trước năm 1975 dành riêng cho gia đình tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu vì Ninh Chữ là quê hương ông. Hiện nay, bãi biển Ninh Chữ đang trở thành
trung tâm du lịch trong vùng với sự đầu tư hàng loạt về cơ sở hạ tầng du lịch của các công ty


-

trong và ngoài nước. Trong tương lai cụm du lịch Ninh Chữ – Đà Lạt – Cà Ná sẽ phát triển vượt
bậc khi sân bay Quốc tế Cam Ly, khu du lịch Dankia hoàn thành.
Tháp Pôklong Giarai
Trong di sản văn hoá người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng
thờ, thành quách, bia kí…Hầu hết từ Miền Trung cho đến Tây Nguyên, nơi nào có người Chăm
sinh sống thì họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng đền tháp
đối với người Chăm. Thế nhưng hiện nay, trong tổng số khoảng 250 di tích đã được người Pháp
thống kê, chỉ còn 20 nhóm đền tháp với 40 công trình còn tạm đứng vững.
Theo bia kí cho biết, ngay vào thế kỉ thứ V – VII người Chăm đã xây dựng đền tháp để thờ thần.
Trước đó, tại thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam – Đà Nẵng) người ta đã tìm được dấu vết một ngôi
đền bằng gỗ thờ thần Siva – Bhadravarman. Tiếp sau đó và kéo dài cho đến thế kỷ XVII các đền
tháp Champa tiếp tục ra đời mang nhiều phong cách khác nhau như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An,
Chiên Đàn (Khánh Hoà), Po Klong Garai, Po Rome (Ninh Thuận), tháp Po Sanư, Po Dam (Bình
Thuận), Tháp Yang Pruang (Tây Nguyên)… Tất cả đền tháp Chăm được xây dựng để thờ ba vị
thần chính: Siva, Vishnu, Brahma. Về sau tháp Chăm ngoài thờ thần Ấn giáo họ còn thờ các vị
vua Chăm như tháp Po Klong Garai, Po Rome (Ninh Thuận).
Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm
hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự
trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng
trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó
được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.
Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt

trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa
giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ
dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính tháp
Chăm như thế nào đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiên
cứu. Gần một thế kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người
Pháp như G. Maspero (1928), J. Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)
… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xây
tháp người Chăm.
Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:
Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tự kết
dính với nhau.
Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch.
Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.
Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.
Tất cả những giả thuyết trên, mặc dù hiện nay được hỗ trợ bằng phương pháp phân tích khoa học
thực nghiệm hiện đại, tiên tiến nhưng kết quả về chất kết dính, về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm
vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tiếp tục công việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, sau năm 1975
các tác giả Việt Nam như Cao Xuân Phổ, Trần Kỹ Phương, Ngô Văn Doanh… cũng đã mất khá
nhiều công sức nghiên cứu tháp Chăm nhưng chưa có gì mới hơn. “Hầu hết các giả thuyết”
nghiên cứu sau năm 1975 gần như lặp lại các giả thuyết trước 1975 của các nhà nghiên cứu
người Pháp”. Tháp Chăm vẫn đang còn bí ẩn, chưa được khám phá.
Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo. Những đề tài
điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma. Ngoài những vị thần trên, vật thờ ở


tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni. Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đền
tháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những con
vật huyền thoại như Garuda, Kala, bò thần Nandin. Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ thờ,
điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạm khắc 4
cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita). Bệ thờ Mỹ

Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư, giảng đạo
múa hát, luyện thuốc chữa bệnh. Điêu khắc Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú, đa dạng.
Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara) được đánh
giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.
Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia,
Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên
cơ sở văn hoá bản địa. Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người
Chăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ
mẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Về sau tục
thờ Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga). Điều đó thể hiện được tính bản địa một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm. Cũng như các mẫu đề điêu khắc, kiến trúc
Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình. Chẳng hạn tháp
Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng về
hình khối đơn giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia),
tháp Borobudur (Indonesia). Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc
đáo vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đó là thành tựu
rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, “thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáo của những nhà kiến trúc,
điêu khắc Chăm thời xa xưa”.
Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận còn tồn tại 3 ngôi tháp, mang 3 phong cách và niên đại
khác
nhau.
Nằm trên ngọn đồi trầu (cơk hala) thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã Phan Rang Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc. Tháp Po Klong Garai là một tổng thể kiến trúc nghệ thuật
bao gồm 3 ngôi tháp: Tháp chính (Kalan Po) cao 20,5m bên trong thờ một tượng vua Po Klong
Garai bằng đá dưới hình thể Mukhalinga (Linga có gắn mặt vua) và một tượng bò thần Nandin
bằng đá đặt ở lối ra vào; tháp cổng (Kalan tahah libang) cao khoảng 8,56m; tháp lửa (Sang cuh
yang apui) cao 9,31m. Ngoài ra ở phía sau tháp chính còn có một ngôi miếu nhỏ thờ một phiến
đá. Xung quanh tháp được bao bằng một vòng thành. Tháp được người Chăm xây dựng vào
khoảng giữa thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII để thờ vị vua Poklong Garai (1151-1205) - một vị vua có
công với dân, với nước, được người Chăm suy tôn thành thần thánh. Tháp Po Klong Garai là một
cụm tháp hoàn mỹ, đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ trong nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Champa.
Tháp được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1979.

Theo truyền thuyết của dân tộc Chăm, có một cặp vợ chồng nông dân nhìn thấy một đứa trẻ sơ
sinh nằm trên bọt nước, trôi từ thượng nguồn dòng sông Dinh (chảy qua địa phận huyện Ninh
Sơn và qua thị xã Phan Rang - Tháp Chàm đổ ra bể). Tiếng khóc của đứa trẻ đã làm động lòng
cặp vợ chồng làm rẫy gần đấy và họ đã đem bé về nuôi. Họ đâu biết, đứa trẻ này được bề trên
phái xuống để thử lòng dạ người trần. Trời làm cho đứa bé bị ghẻ lở đầy người, mà các thầy
thuốc giỏi trong vùng đều không thể chữa khỏi, cốt ý để xem cặp vợ chồng này đối xử như thế
nào với đứa bé. Sau đó, trời cho Rồng vàng xuống trần, liếm hết những vết ghẻ lở trên người của
cậu bé đang chăn trâu rồi nằm nghỉ trưa ở ngoài đồng. Cậu bé sau đó trở nên khôi ngô tuấn tú
khác thường... Sau khi vị vua trị vì mất, nghe lời của một vị chiêm tinh, cậu bé (sau này đã
trưởng
thành)
được
phong
làm
vua,
lấy
tên
hiệu

Poklongarai...


Huyền thoại dân tộc Chăm ở Ninh Thuận còn gắn liền với sự nghiệp xây dựng tháp và giữ đất
của vua Poklon Garai khi người Khmer đến chiếm đất của người Chăm. Theo truyền thuyết, vua
Khmer và vua Chăm đưa ra một cuộc thi xây tháp, bên nào xây xong tháp trước trong thời gian
đã quy định thì bên ấy được ở lại giữ đất, ngược lại bên nào xây chậm hơn thì phải rút quân đi.
Vua Khmer đốc thúc quân lính đào đất nung gạch, xây tháp suốt bốn tháng trời mà tháp vẫn chưa
xong. Trong khi đó vua Poklon Garai thì ung dung thong thả. Vào đêm cuối cùng của thời giao
hẹn, Poklong Garai mới cho quân dựng lên một khung tháp với chất liệu gỗ và trét phên tre lên
rồi phủ thêm vải đỏ bên ngoài. Đến sáng ngày hôm sau quân Tàu từ xa đã trông thấy tháp của

vua Chăm trụ sừng sững trên đồi mà không hiểu vua Chăm đã có phép lạ gì mà xây tháp nhanh
như thế. Không biết mình đã bị lọt bẫy vì cái kế: "Xây tháp giả bằng gỗ" của Poklon Garai. Cuối
cùng, vua Khmer đành phải chấp nhận rút quân đi khỏi đất của người Chăm như đã giao kết.
Cây thuốc lá
Năm 1996, nước ta có khoảng 40.000ha trồng thuốc lá các loại, trong đó có 4.384ha trồng thuốc
lá vàng Vriginia là loại nguyên liệu cho các nhà máy nội địa, có nhu cầu lớn và thị trường xuất
khẩu rộng. So với các cây trồng khác, thuốc lá có ưu thế là thị trường tiêu thụ cũng như giá cả
mặt hàng này rất ổn định, thời gian trồng và thu hoạch chỉ trong vòng 4 tháng mùa khô, lại là
thời điểm không thích hợp với nhiều loại cây trồng khác. Cây thuốc lá mỗi năm chỉ trồng được
một vụ. Nhiệt độ thích hợp cho cây thuốc lá vàng phát triển là 25 – 280C, độ ẩm của không khí
65 – 70%, độ pH 5,5 – 6…. Ở phía Nam, các tỉnh có vùng đất thích hợp với cây thuốc lá là Ninh
Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng…. Ở phía Bắc là các
tỉnh
Lạng
Sơn,
Bắc
Giang,
Thanh
Hóa….
Để sản xuất được 2,04 tỷ bao thuốc lá năm 1995, 17 đơn vị thuộc Hiệp hội thuốc lá Việt Nam
tiêu thụ không ít hơn 35.000 tấn thuốc lá nguyên liệu. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu thuốc lá
trồng trong nước chỉ cung cấp khoảng 25.000 tấn / năm. Hàng năm nước ta phải bỏ ra hàng chục
triệu USD để nhập khẩu 8.000 tấn thuốc lá vàng sấy để duy trì sự hoạt động của các nhà máy.
Công ty nguyên liệu thuốc lá phía Nam có kế hoạch đưa diện tích trồng cây thuốc lá vàng ở phía
Nam từ 2.760ha năm 1995 lên 10.550ha vào năm 2000, với sản lượng tương đương 20.260 tấn
thuốc

sấy.
Làng
gốm

Bàu
Trúc
Làng Bầu Trúc cách thị xã Phan Rang (Ninh Thuận) khoảng chừng 10 km, là nơi sinh sống của
đồng bào dân tộc Chăm. Làng có hơn 80 % số hộ gắn bó với nghề gốm và là một trong những
làng cổ xưa nhất ở nước ta. Ngoài nghề làm ruộng, nghề gốm là nghề tạo ra nguồn thu nhập
chính
của
địa
phương.
Truyền
thuyết
về
nghề
gốm
Bầu
Trúc
Chuyện xưa kể rằng, ngày ấy cách nay gần một thiên niên kỷ, trên vùng đất đầy nắng và gió cát
có một cậu bé mục đồng nghèo khó tên là Pô Klong Garai ngày ngày đi chăn trâu thuê cho chủ.
Nghèo khó khiến cho cậu mình mẩy đầy ghẻ lác, phong hủi, da dẻ xù xì, xấu xí. Ngày nọ, một
con trâu trong đàn bị lạc. Cậu hớt hải đi tìm. Trên đường, cậu gặp Pi Kong Chan, hai người kết
nghĩa bạn bè. Tìm trâu không thấy, họ quyết định cùng trốn đi buôn trâu. Đến vùng Bầu Trúc
(Palay Hamu Trok - nay là thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) - vùng đất như chiếc
lòng chảo nằm giữa núi và biển thì Pô Klong Garai quỵ ngã. Pô Klong Chan hối hả đặt bạn nằm
nghỉ, còn mình đi tìm người cứu. Đoàn người cùng Pô Klong Chan quay lại thì thấy một cảnh
tượng vô cùng kỳ lạ: Một con rồng đang liếm trên thân thể Pô Klong Garai. Rồng liếm đến đâu,
ghẻ lác biến mất. Pô Klong Garai trở thành chàng trai tuấn tú, tinh anh khác người. Pô Klong
Garai lên làm vua, mời Pô Klong Chan làm cận thần, nhưng Pô Klong Chan từ chối. Ông ở lại
vùng đất có phù sa bồi tụ tạo nên hầm vàng (mỏ đất sét), hầm bạc (dải cát ven sông vào mùa



nước cạn dòng, cát trắng mịn màng). Ông dạy người dân lấy những báu vật của thiên nhiên là đất
sét và cát làm thành lu, khạp, chõ, nồi, niêu, trã... Dân làng Bầu Trúc tôn ông là sư tổ của nghề
gốm và lập đền thờ cho đến ngày nay. Hàng năm, dân làng dâng vật cúng cầu xin tổ nghiệp ban
cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ngành nghề phát đạt, nhân khang vật thịnh.
Đây được coi là một trong hai làng gốm tối cổ còn lại ở Đông-Nam Á bởi người thợ gốm làng
Bầu Trúc giờ vẫn còn dùng "bàn gốm" là những hòn kê cố định chứ chưa sử dụng bàn xoay và
vẫn
dùng
chân,
tay
để
nhào
đất.
Người Chăm có thể làm được tất cả các sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Từ tượng nữ thần
Apsara-biểu tượng cho vẻ đẹp thiếu nữ Chăm, hàng lưu niệm để phục vu khách du lịch đến các
vật dụng thường ngày như nồi đất nấu lẩu, khuôn đổ bánh căn, lu đựng nước, ấm, nồi, chén...
Nghề làm gốm ở đây cũng khá công phu. Để tạo ra các sản phẩm, người thợ phải thực hiện theo
ba công đoạn đó là chuẩn bị đất, kỹ thuật tạo dáng và nung. Đất sét lấy từ ruộng, đập thành
những cục nhỏ, phơi khô loại bỏ những tạp chất rồi ngâm nước trong cái hố đất đã đào sẵn. Cát
cũng được sàng lọc kỹ và luợng cát pha tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của sản phẩm.
Đầu tiên là dùng chân nhồi đất và cát mịn, cuộn thành từng lọn hình trụ và phủ kín bằng tấm vải
ủ qua đêm. Người thợ còn phải nhồi và lăn lại đất bằng tay nhiều lần rồi vo tròn thành các cục
đặt
lên
hòn

để
nặn.
Kỹ thuật tạo gốm gồm có nặn hình: tạo dáng gốm cơ bản ban đầu, sau đó nối những “lọn đất”
vào miệng gốm, dùng “vòng quơ” chải quanh thành gốm. Chà láng gốm là dùng vải cuộn thấm

nước, quấn vào tay chà láng thân gốm và tạo hình miệng. Trang trí hoa văn trên gốm là dùng que
cây, vỏ sò... để tạo hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa thực vật; có khi người ta dùng màu
thực
vật
để
nhuộm
áo
gốm.
Nung gốm là khâu cuối cùng của công đoạn làm gốm. Gốm được nung ngoài trời và trước khi
nung phải phơi khô một ngày. Vật liệu đùng để nung là củi, phân trâu bò khô, rơm rạ, trấu...
Người thợ gốm Bầu Trúc chỉ đốt lò vào buổi chiều ít gió hoặc gió nhẹ và đốt theo chiều ngược
gió

nung
trong
khoảng
2-3
giờ
đồng
hồ.
Sắc đỏ gốm nung như đã ăn vào máu thịt của bà con nơi đây. Với bàn tay khéo léo, người phụ nữ
Chăm đã tạo nên những sản phẩm, độc đáo. Mỗi đường nét hoa văn đều mang những tâm tư, tình
cảm của họ gửi gắm vào nên không thể lẫn được với gốm khác. Gốm ở đây cũng là loại đất sét
đặc biệt, khi nung rất dẻo và bền. Vì thế, vật dụng gốm của Bầu Trúc nhất là lu đựng nước
thường được người dân vùng khô và nắng ưa chuộng.
Thuỷ điện Đa Nhim
Đèo
Ngoạn
Mục
Từ thị xã Phan Rang, ngược quốc lộ 27 chừng 50 km bạn sẽ đến một điểm du lịch hấp dẫn, là sản

phẩm của sự kết hợp giữa bàn tay con người và thiên nhiên hùng vĩ: thuỷ điện Đa Nhim (còn gọi

Sông
Pha)

đèo
Ngoạn
Mục.
Từ xa, cách cả chục km, bạn có thể nhìn thấy 2 ống thuỷ lực chạy song song, dài khoảng 2 km,
dẫn nước từ trên nhà máy xuống dưới chân đèo. Đa Nhim được xây dựng cách đây 40 năm và là
một
trong
những
công
trình
thuỷ
điện
lớn
của
Việt
Nam.
Đập ngăn nước của Đa Nhim cao 38 m, dài gần 1500m, chứa 165 triệu m3 nước với 4 tổ máy.
Đến thăm nơi đây, du khách cần chú ý xin phép trước hoặc có giấy của cơ quan.
Rời thuỷ điện, xe bắt đầu chinh phục “đèo Ngoạn Mục”, con đèo ngoằn nghoèo, cao hơn 1000 m
so với mực nước biển, dốc “cùi chỏ” liên tục, có đoạn cua gần như thành một vòng tròn khép
kín. Trên lưng chừng đèo nhìn xuống, bạn sẽ thấy quãng đường xe đã đi qua tựa như một con rắn
khổng lồ ôm lấy dãy núi. Đứng trên đèo Ngoạn Mục, du khách sẽ nhìn thấy được toàn cảnh thuỷ
điện Đa Nhim. Đặc biệt xe sẽ chui qua hai đường ống thuỷ lực khổng lồ.



Thác
Sakai

dịch
vụ
tắm
ngâm
nước
khoáng
nóng
Từ thị xã Phan Rang đi về hướng Tây Bắc khoảng 55 km chúng ta sẽ đến với Sa Kai ở huyện
Ninh Sơn. Thác nằm ngay dưới chân đèo Ngoạn Mục và công trình nhà máy thủy điện Đa Nhim.
Phong cảnh nơi đây còn hoang dã với những tảng đá lớn phản chiếu màu sắc cầu vồng ẩn hiện
giữa rừng cây xanh bao la cùng thác nước đổ từ trên cao tung bọt trắng xóa.
Dưới chân đèo Ngoạn Mục có dịch vụ du lịch tắm nước khoáng nóng do công ty sản xuất nước
khoáng Mỹ Á tổ chức. Chúng ta có thể bơi lội, ngâm mình thư giãn bằng nước ấm tại những hồ
nhỏ trang trí trong vườn cây kín đáo và râm mát. Nước khoáng này được dẫn ra từ trong rặng núi
cao bằng hệ thống ống dài khoảng 6 km. Nước khoáng có tác dụng phục hồi sức khỏe, thư giãn
thần kinh, kích thích tiêu hóa, chữa bệnh thấp khớp… Bên cạnh đó còn có những ngôi nhà sàn
nhỏ cất bằng cây lá cạnh vườn hoa nhiều sắc hương thích hợp cho người có nhu cầu ở lại qua
đêm.
Nghề Làm Muối
Kỹ thuật truyền thống
Theo diêm dân Mười Hợi ở xã Tri Hải, nghề làm muối thương phẩm ở địa phương đã có từ rất
lâu đời. Hầu hết bà con sinh sống ở vùng đất gần biển đều biết làm muối, trước tiên là để sử dụng
trong gia đình (muối hầm) và sau đó thì buôn bán. Sản xuất muối thương phẩm tuy vốn đầu tư
ban đầu không nhiều, nhưng bù lại khá nhọc công. Muốn có được hạt muối trắng, thật không đơn
giản. Ban đầu diêm dân phải chọn thật kỹ lưỡng nền đất trong lòng ruộng có độ bằng phẳng đều,
để sau khi nạo vét tạp chất và đầm nén, làm cho đất mặt đáy ổn định độ kết dính cao, bảo vệ chắc
chắn cho cả khung và chân ruộng, nhằm tránh trường hợp khi dẫn nước biển vào ruộng hong

nắng. Trong suốt quá trình sản xuất, nếu độ kết dính mặt đáy không đảm bảo, đất bùn dưới lòng
ruộng bị xì tràn lan thì xem như thua lỗ, vì ruộng không kết tinh được muối.
Chưa hết, độ mặn của nước biển dẫn vào phải cao, để độ bốc hơi nước trong thời gian hong nắng
nhanh, kết tinh sớm. Mực nước biển ban đầu dẫn vào ruông thường nằm ở mức dao động từ 15
đến 20cm, quá trình hong nắng từ 7 đến 15 ngày (tùy thuộc vào thời tiết nắng hoặc râm mát), để
thu hoạch lần đầu, diêm dân phải thường xuyên bám ruộng để thực hiện hai vấn đề cơ bản là
thường xuyên đo kiểm tra mực nước trong ruộng và châm nước kịp thời khi thấy mực nước sụt
giảm xuống dưới 15cm (đặc biệt khi trời nắng gắt làm cho độ bốc hơi nước cao). Mặt khác phải
thường xuyên dọn vệ sinh bằng cách dùng vợt vớt các tạp chất bẩn đóng trên bề mặt nước trong
ruộng, để khi thu hoạch, hạt muối không bị đen do dính phải tạp chất. Thường thì sau khi hong
nắng khoảng 1 tuần lễ, diêm dân có thể cào để thu hoạch lần đầu và bình quân 1 tháng có thể thu
hoạch từ hai đến ba lần. Nếu thời tiết thuận lợi, không ảnh hưởng mưa bão, thì muối thương
phẩm sẽ sản xuất liên tục trong năm, năng suất khá.
Khu du lịch Krông Pa
Vị
trí
Khu du lịch Krông Pa toạ lạc trên Quốc lộ 27, thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận.
Đây

khu
du
lịch
mới
được
đưa
vào
khai
thác.
Truyền

thuyết
Truyền thuyết kể rằng: Tộc người Raglai sống dọc theo chân núi Hòn Bà thường hay bị bệnh,
nhất là các bệnh ngoài da, thấp khớp... Khi phát hiện ra nguồn nước nóng được phun ra từ lòng
đất, tạo thành dòng chảy, những người Raglai cho đó là sự ban phước của trời đất và họ cùng
nhau ra tắm ở nguồn nước nóng này. Không ngờ trong vòng một tuần trăng, dòng tộc Raglai ở
đây
đã
hết
bệnh
tật

khỏe
mạnh
khác
thường.
Dịch
vụ
Đến khu du lịch Krông Pa, du khách có thể ngâm mình hàng giờ trong những hồ chứa nước


khoáng nóng nguyên chất, nhiệt độ chừng 400C. Ngâm mình trong nước khoáng nóng có tác
dụng tốt đối với các loại bệnh như đau khớp, thần kinh ngoại biên, bệnh đái tháo đường... Tại
đây có chừng 30 hồ ngâm nước khoáng nóng và bùn khoáng gia đình được thiết kế gọn gàng,
sạch đẹp. Bùn khoáng chứa nhiều vi chất, khi thẩm thấu qua da, các vi chất trong bùn sẽ loại bỏ
các bệnh về da, nâng cao sức đề kháng của hệ tuần hoàn, tiêu hóa, giúp con người quên hết ưu
phiền. Ở khu du lịch Krông Pa, còn có nhà hàng đặc sản với những món ăn lạ sẽ phục vụ quý
khách ngon miệng với giá miền quê. Dù thời tiết nắng nóng hay se lạnh nhưng khi ngâm nước
khoáng nóng, du khách sẽ có một cảm giác hết sức thú vị mỗi khi đến với khu du lịch Krông Pa.
Vào những ngày đầu xuân rồi mà gió vẫn không ngưng thổi trên những giàn nho, thanh long.
Bầy cừu, bầy dê nhởn nhơ trên vùng đồi cỏ. Có khi người ta bắt gặp từng bầy lang thang trên

đường
nhựa.
Không khí có ấm lên một chút nhưng gió vẫn mạnh mẽ ào ạt như muốn níu kéo chút lạnh của
những ngày cuối đông còn lại. Mặc gió gào, cái nắng ở đây thì vẫn ngang tàng hanh hao trên
những gò đồi tháp cổ. Tháp Pôklong Giarai vẫn mặc nhiên đứng cùng nắng hanh, gió gào từ thế
kỷ 13 đến giờ.

.
Ninh Thuận là mảnh đất có bề dày lịch sử , giàu truyền thống văn hoá
mang đậm màu sắc dân tộc , trải qua bao biến đổi của lịch sử các dân tộc ở
nay vẫn gìn giữ và tôn tạo và làm phong phú thêm kho tàng văn hoá nghệ
thuật của mình . Các lễ hội như : Katê , Cha bun , Rija Nưga , Jòn Jang , Đền
Ơn Đáp Nghĩa Cha Mẹ …
TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH NINH THUẬN

Ninh Thuận là vùng đất còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác với
nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Làng Dệt Mỹ Nghiệp , Tháp Hoà Lai , Bãi
Biển Ninh Chữ , Tháp chàm Pôklông Giarai , Vịnh Vĩnh Hy , Nước suối Vĩnh
Hảo …………..
11 Cái nhất của Ninh Thuận :
- Bãi biễn Ninh Chữ ,Cà Ná lá 1 trong 9 bãi được phong là đẹp nhất nước
- Vịnh Vĩnh Hy là 1 trong 4 Vịnh đẹp nhất nước : Văn Phong , Vĩnh Hy , Hạ
Long…..
- Là vùng khô hạn nhất nước ta lượng mưa hàng năm thấp nhất
- Tỉnh có đơn vị hành chánh ít nhất
- Đồng bào Chăm đông nhất
- Có Làng Gốm Cổ Nhất Đông Dương
- Diện tích ruộng muối lơn nhất
- Đàn cừu lớn nhất
- Giống tỏi thơm nhất

- Những con đường gần nhau nhất (quốc lộ 1A , xe lửa va đường biễn gần
nhau nhất khoảng 5m)


Với những đặc sản nổi tiếng như : Bánh Xèo Miền Trung , Nho , Táo ,
Tỏi……..
Ninh Thuận là 1 tỉnh còn rất nhiêu tiềm năng chưa được khai thác và trong
tương lai du lịch Ninh Thuận sẽ được đầu tư và sẽ phát triển mạnh mẽ .
DÂN TỘC CHĂM
(LỄ HỘI NGƯỜI CHĂM Ở NNH THUẬN
 Lễ MiJanưgar: là lễ hội đền bà Ponagar, vào ngày 5,6 tuần đầu tháng giêng
lịch Chăm ( khoảng tháng10 dương lịch )
 Lễ Po Mbang Yang: là lễ mở cửa đền miếu thần, tổ chức ngày thứ 3 đầu
tuần tháng giêng lịch Chăm. Là lễ đầu tiên trong năm cầu cho mưa thuận gió
hòa, mùa màng tốt tươi.
 Lễ Ban Katê: còn gọi lễ mừng lúa mới, tổ chức khi thu hoạch mùa xong. Là
lễ hội lớn nhất của người Chăm, vừa mang tính tôn giáo, tín ngưỡng dân gian
liên quan đến sản xuất nông nghiệp, vừa là lễ tổ chức ở các tháp lớn, gồm
nhiều lễ vật dâng cúng như: xôi, hoa quả, thịt gà, lễ dâng y ở miếu thờ
( Danok ), ngoài ra còn có ca múa mừng thần trong tiếng nhạc cổ truyền.
Sáng hôm sau là lễ hội rước y phục của nhà vua từ miếu thờ lên tháp. Sau đó
làm lễ mở cửa tháp, mặc áo cho các tượng vua, và các vũ nữ trong bộ áo cổ
truyền trình bày các điệu múa dân gian.
 Km 1538: cầu Kiều Liên.
Có nhiều cát trắng dùng làm thủy tinh, đoạn này thấy xuất hiện dãy núi cát
trắng dài hơn 10 km trên một diện tích khoảng 7 km2, trữ lượng hơn 100 triệu
tấn. Khu vực này có tên gọi là Thủy Triều nên gọi là cát trắng Thủy Triều,
nguồn khoáng sản có giá trị của tỉnh Khánh Hòa.
 Km 1529: cầu Suối Giang
 Km 1528: xã Công Hải

 Km 1525: cầu Cây Đa
Km 1524: cách Mỹ Thanh: ranh giới tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa. Thuộc xã
Cam Thịnh Đông là xã đầu tiên của Khánh Hòa.
Làng Dệt Mỹ Nghiệp nổi tiếng của tình Ninh Thuận.
Cách thị xã Phan Rang khoảng 7 km về phía Nam. Tại quốc 1A gặp
ngã 3 Mỹ Hiệp, tại trung tâm Phước Dân huyện Ninh Phước quẹo phải vào
khoảng 3 km. Qua khỏi cánh đồng lúa là đến làng. Người ta dệt theo phương
pháp cổ truyền, khung cưởi, con thoi. Sản phẩm là ví tay, ba lô, khăn, chăn,
quần áo… bán lẽ tại chỗ và chở về Tp. HCM và các nơi khác để bán. Đây


cũng là nghề truyền thống của người Chăm. Ngày xưa họ phải trồng bông, se
sợi, nhuộm bằng lá hoặc vỏ cây rừng. Hoa văn chân chó, chim cút, hoa mắt
gà, hoa sao… thường thấy ở khăn choàng dây đeo lưng, trang phục phụ nữ.
Con chim thần, rồng đất là những hoa văn dành riêng cho các vị chức sắc.
 Km 1875: trồng bắp và trồng bông cải
 Tới cầu Giác Đan: rẽ phải vào mũi Dinh ( có ngọn hải đăng )
 Km 1563: cầu Hộ Tại
 Km 1562: cầu Bình Quí, xã Long Thành huyện Ninh Phước
 Km 1558: cầu Đạo Long bắt qua sông Dinh
 Từ làng Mỹ Nghiệp đi khoảng 7 km về phía Nam là ta đến thị xã Phan Rang.
Thưa qúi khách đoàn ta sắp tiến vào Thị Xả Phan Rang.Qúi khách đã
trông thấy gì ở hai bên đường không ạ vâng vườn nho trong lịch trình ngày về
chúng ta sẽ có dịp ghé vào tham quan vườn nho vậy tôi xin khất lại khi nào
chúng ta tham quan tôi se cung cấp cho qúi khách mọi thông tin về trồng và
tiêu thị nho ở nước ta. xin giới thiệu với du khách về Thị xã Phan Rang (quê
hương của vị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu).
Nằm bên bờ sông Cái, khu vực Phan Rang có nhiều người Chăm sinh
sống. Phan rang có đặc sản nho nổi tiếng. Tại trung tâm thị xã có 1 ngã 3
quẹo trái để đi Đà Lạt 110 km. Đồng bằng Phan Rang ngày nay được trù phú

là nhờ công trình thủy điện Đa Nhim.
Thị xã Phan Rang nằm bên bờ sông Cái có khoảng 50.000 người, có đặc sản
nho nổi tiếng. Nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường
sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 11 lên Đà Lạt. Phan Rang cách Đà Lạt là
110 km, cách Tp. HCM hơn 350 km, cách Hà Nội là 1832 km.
Từ ngã rẽ trái chúng ta đi bên đường Độc Lập ngang thị trấn cũ của
Phan Rang gọi là thị trấn Phan Rang Tháp Chàm, hai bên đường có nhiều cơ
quan đầu não của Ninh Thuận, nhiều kiến trúc mới hiện đại. Đây cũng là con
đường chính của thị xã Phan Rang.
Từ Phan Rang đến Nha Trang khoảng 105 km ta đi dọc theo quốc lộ 1A. Từ
thị xã Phan Rang đi tới khoảng 7 km ta nhìn về phía bên phải trên đồi cao ta
thấy 1 tháp Chàm đó chính là tháp Chàm Poklong Giarai. Theo truyền thuyết
thì tháp này đặt dưới sự chỉ huy của vua Poklong Giarai trong cuộc thi tài xây
tháp với đại thần Pôctam, kẻ không phục vua lúc đó, nhà vua đã thắng trong
cuộc thi này. Về sau người dân tộc Chăm tạc tượng Ngài và thờ trong tháp
này, từ đó tháp mang tên là tháp Chàm Poklong Giarai.
Từ Thị xã Phan Rang theo QL27 đoàn ta sẽ vào khu du lịch Suối
Nước Nóng Mỹ Á. Thuộc xã Ninh Tân, huyện Ninh Sơn ,tỉnh Ninh
Thuận.Nằm cạnh QL27


Đây là nhà máy khai thác và chế biến nước suối. Nguồn nước khóang
là mạch ngầm được khai thác tự nhiên , cách phía sau nhà máy khoảng 5km
trong khu rừng, cách ly với khu dân cư để bảo đảm tính vệ sinh. Du khách
vào đây có thể tắm nước nóng trong những hồ lớn trong xanh , nhiệt độ
khoảng 3500c , một điểm du lịch khá lý tưởng , ở đây còn có nhà hàng ăn
uống lịch sự, nghỉ ngơi hít thở không khí trong lành.
Km 1561 : Ngã 3 Cà Đú, có trạm cân xe và núi Cà Đú.
Km 1548:khu tháp Hoà Lai.
Tháp Hòa Lai


Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp cổ chămpa gồm có ba tháp hiện
nằm ở làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện ninh hải, tỉnh ninh thuận. Được đánh
giá là một trong những di tích cổ nhất và đẹp nhất hiện còn.
Tháp Hòa Lai là một khu di tích lớn, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh
đồng dài và rộng ở phía bắành phố phan rang tháp chàm, cả khu di tích được
xây dựng trong một khoảnh đất chữ nhật kéo dài theo hướng đông – tây, dài
200 mét, rộng 125 mét. Ngoài ba ngôi tháp, còn vết tích của nhiều kiến trúc
phụ khác như tường gạch bao phía đông, tháp cổng, gian nhà dài ở khu sân
ngoài và nhiều công trình nhỏ khác nhau
Tháp trung tâm hiện chỉ còn phần thân và một bộ phận của tầng thứ nhất nhỏ
hơn hai ngôi tháp hai bên, nhưng lại được xây dựng cẩn thận hơn và còn giữ
lại nhiều hình trang trí hơn, theo các nhà nghiên cứu vào cuối thế kỉ 19
, người pháp và quan chức địa phương đã cho phá phần trên của tháp trung
tâm để lấy gạch lát con đường cái quan tức là quốc lộ 1, bây giờ đi qua đó.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tháp trung tâm đã bị sụp đổ luôn tầng thứ
nhất chỉ còn lại phần nền
So với tháp trung tâm, tháp phía bắc cao hơn về mặt bằng và về chiều cao,
cũng như tháp trung tâm, phần nền của tháp bắc được trang trí tương tự.
Riêng về tháp nam, so với ba ngọn tháp thì đây là tháp lớn nhất và còn
nguyên vẹn nhất, tuy nhiên một số chi tiết trang trí trên mặt tường đang còn ở
dạng phác thảo, về cơ bản tháp nam giống với hai tháp kia nhưng lại khác ở
điểm trong cách bố cục và trang trí các chi tiết, các trụ ốp được đặt gần nhau
hơn và mặt giữa trụ ốp hẹp hơn, cửa giả rộng hơn nhưng lại không có hình
người đứng bên trong
Ba ngôi tháp còn lại ở Hoà Lai, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ
thuật, là những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa. Toàn
bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và
đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn. Trang trí hoa văn bên ngoài mặt tháp
chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái. Trang trí ở tháp Hoà Lai

vừa mang tính chức năng - nhấn mạnh ấn tượng cho các thành phần cấu trúc
đỡ vừa phô bày vẻ đẹp của các hoa văn


×