Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích và chứng minh phép biện chứng trong tâm hồn Anna trong AnnaKarenina.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.73 KB, 12 trang )

Câu 3: Phân tích và chứng minh phép biện chứng trong tâm hồn. Phân tích
hình tượng nhân vật Anna trong tp Anna-Karenina.
1.

Phép biện chứng tâm hồn:

Tính biện chứng tâm hồn là sự diễn đạt tư tưởng, tình cảm, lòng say mê của con
người trong mối quan hệ khăng khít qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và đối lập với
nhau; tóm lại là trong toàn bộ tính phức tạp của nó, trong tính biến đổi muôn
màu muôn vẻ của nó. Trong nhân vật, một tư tưởng tình cảm bất ngờ nảy ra từ ấn
tượng hoặc sự việc cụ thể nào đó được nhà văn dẫn dắt, gắn liền với kỷ niệm, ý
nghĩ khác. Sợi dây chuyền liên tưởng này xe kết với nhau, quyện lại và biến thành
tư tưởng, tình cảm khác mới hơn, sâu hơn, rồi lại trở về với xúc động, tâm tư ban
đầu ở mức độ cao hơn, mạnh mẽ hơn và cứ thế nó tiếp tục thay đổi, chuyển hoá,
phát triển không ngừng, lẫn lộn hư với thực, cảm giác với suy tưởng, hiện thực với
ước vọng, quá khứ, hiện tại với tương lai...
Phép biện chứng tâm hồn không chỉ bó hẹp ở chỗ nêu lên kết quả hợp lý của một
chặng đường diễn biến tâm lý, mà chính ở ngay trong từng bước trên suốt dọc
đường diễn biến đó, với những nét biểu hiện tinh vi, sâu sắc, có khi chỉ thoáng qua
mơ hồ mà không ngừng vận động phức tạp đối lập nhau và thống nhất với nhau,
theo một tốc độ rất nhanh dưới các hình thức muôn hình muôn vẻ, chằng chịt lẫn
nhau.
Một trong những thủ pháp quan trọng để xây dựng tính cách nhân vật với Tolstoy
đó là thủ pháp nhập thân vào nhân vật để hiểu thấu đáo những chuyển động sâu kín
ẩn náu trong ngõ ngách tâm hồn họ mà về sau ông gọi là “sự chuyển lưu” của các
tính cách con người. Ông cho rằng nhà văn cần có cặp mắt đại bàng để có thể thấy
rõ “các hiện tượng, các quan hệ giằng xé, đan chéo lẫn nhau, là ánh sáng và bóng
tối, là cái hài, cái bi, cái xáo động cái khủng khiếp”. “Muốn được sinh động mỗi
nhân vật phải có một tâm trạng” và “các tính cách đều vận động bởi thời gian và
mỗi một trong các tính cách đều có cơ sở của nó, có hạt nhân của nó và vẫn giữ mãi
trong mọi biến dạng”. B.Burxop đã khẳng định: “Sức mạnh nghệ thuật hiện thực


chủ nghĩa Tolstoy chính là sự thâm nhập của bản chất quá trình xã hội vào quá trình
tâm lý.”
2. Phân tích Anna:
Đối với Tolstoy, không thể hiểu được con người nếu như không hiểu được bản chất
tinh thần và đạo đức của con người. Từ đó, việc thâm nhập vào đời sống tâm lý con
người đã trở thành một yêu cầu nghệ thuật không thể thiếu.


Anna là nhân vật nữ có lẽ được đầu tư nhiều tâm huyết nhất của L. Tolstoy. Bi kịch
trong tâm hồn nàng nói lên gần như trọn vẹn hơn hết thảy các nhân vật khác của
L.Tolstoy về phép biện chứng tâm hồn trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Xinh đẹp, sang trọng với một tâm hồn cao quý bí ẩn, Anna không bằng lòng với
cuộc sống tẻ nhạt giả dối bên người chồng khô khan giả dối gần mười năm chà đạp
lên sức sống mãnh liệt ở nàng. Bởi vậy, gặp Vronsky, chàng trai trẻ trung thẳng
thắn, tính cách nồng nhiệt, nàng lao vào yêu như thiêu thân lao vào ánh lửa, bất
chấp sự ruồng rẫy của cái xã hội thương lưu đã sinh ra nàng. Song Anna không
điều hòa được tình yêu với con trai và người tình. Áp lực gia đình, xã hội.. đẩy
nàng vào tình thế tuyệt vọng. Tâm hồn Anna dấy lên những cơn sóng dữ dội.
Những dằn vặt, giằng xé trong tâm hồn nàng biểu hiện trọn vẹn không những tính
cách, tâm hồn, tình yêu của nàng, mà còn là cuộc đấu tranh trong tuyệt vọng của
tình yêu dũng cảm trước xã hội thượng lưu giả dối, nhẫn tâm.
Nhưng trước hết, ta thấy ở Anna một tâm hồn dịu dàng, cao quý. Nàng đến
Matxcova là để hòa giải mối quan hệ giữa anh trai và chị dâu. Nhưng trái ngược
với suy nghĩ của Doly, Anna khong hề an ủi chị - bản thân Doly đã chán nghe
những lời an ủi vô ích đó rồi. Vẻ quan tâm và yêu thương hiện rõ trên gương mặt
nàng khiến Doly phải mềm lòng.
Cảm nhận đầu tiên của Kitty về Anna đó là “giản dị và cởi mở nhưng vẫn mang
trong mình một thế giới khác, một thế giới cao quý thơ mộng và phức tạp mà cô
không thể với tới”, “Kitty bỗng nhận thấy trong mắt nàng cái thế giới bí mật còn
khép kín đối với cô”.

Lần đầu gặp Vronsky, lòng Anna đã dấy lên những cảm giác xao xuyến, yêu mến.
Lần thứ hai gặp Vronsky tại nhà anh trai, “một cảm giác kỳ lạ, vui mừng pha lẫn sợ
hãi, hốt nhiên nàng xao xuyến”, liền sau đó là nàng băn khoăn và phật ý khi chàng
vô cớ cố tình ghé qua nhà anh nàng, vì mọi người cho rằng đó là vì Kitty. Đến vũ
hội, nàng đã hờn giận chàng, đã đắc thắng khi khiến chàng phải chú ý tới mình. Sự
ngưỡng mộ của Vronsky khiến Anna say sưa, sung sướng. Vronsky cũng không còn
vẻ bình tĩnh, tự tin và vô tư, trong mắt chàng là cả sự phục tùng và sợ sệt, trước sự
kiều diễm kỳ lạ và ma quái cuả Anna. Lúc trở về với gia đình, Anna nghĩ đến
Vronsky mà hổ thẹn, tự coi thường mình. Thế mà khi Vronssky xuất hiện, nàng lại
vui sướng tự hào. “Tại sao tôi tới Matxcơva? Bà cũng biết là để được có mặt ở chỗ
nào có bà; tôi không thể làm khác được’’. Chàng đã nói đúng những lời tâm hồn
nàng khao khát, nhưng lý trí lại e sợ. Nàng không đáp và chàng đọc được trên nét
mặt nàng cả cuộc đấu tranh đang diễn ra trong nàng. Từ đó, tâm trạng căng thẳng
dày vò nàng. Trạng thái thần kinh căng thẳng cùng những giấc mơ tràn ngập trí


tưởng tượng đều không có gì khó chịu với nàng, trái lại chúng vừa vui vẻ, nồng
cháy, lại vừa phấn chấn.
Chi tiết cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc của nhà văn đối với người phụ nữ tinh tế ấy là
chi tiết miêu tả cái cảm giác sửng sốt, bất mãn với bản thân của nàng khi trông thấy
chồng với đôi tai to, khuôn mặt lạnh lùng và nụ cười châm biếm của chồng. Dường
như nàng mong được gặp ai khác kia. Cảm giác này tồn tại từ lâu trong mối quan
hệ của nàng với chồng, song từ khi những cảm giác mới mẻ xuất hiện cùng
Vronsky, nàng mới nhận ra chúng, và nàng tha thiết buồn. Trở về từ Matxcowva,
nàng cũng không còn có thể chịu nổi nhóm bạn thượng lưu trước đây của nàng nữa.
Tât cả đều gò bó và buồn chán, khó chịu đối với Anna.
Nàng năng lui tới các vũ hội để có thể gặpVronsky. Một mặt, nàng vừa cố gắng
không tạo điều kiện cho chàng thổ lộ tình yêu, mặt khác lại vui sướng: tâm hồn
nàng bừng cháy một cảm giác dạt dào. Hễ thoáng thấy chàng là niềm vui bừng lên
trong khóe mắt, buộc đôi môi nàng phải mỉm cười và nàng không thể giấu niềm vui

đó được.
Tâm trạng trái ngược đó trong lòng người thiếu phụ lúc tình yêu chớm bắt đầu
trong lòng quả thực phức tạp: chúng đối chiều nhau, mâu thuẫn mà lại cùng phát
triển. Càng yêu, tâm hồn Anna càng bị dày vò. “trong khi nhớ chàng, nàng cảm
thấy nỗi tủi nhục đang dày vò mình. “Thế là hết rồi. Em chỉ còn có mình anh. Anh
hãy nhớ lấy”. Nàng cảm thấy lúc này không có lời nào tả xiết cái cảm giác hổ thẹn,
vui sướng và khiếp sợ tràn ngập tâm hồn nàng trươc khi bước vào cuộc đời mới…
nàng không tìm ra những từ có thể giúp mình diễn tả hết cái phức tạp của tình cảm
đó, mà thậm chí cũng không thể tìm lại được những ý nghĩ soi sáng cho bản thân
mình hiểu thấu những điều đang diễn ra trong lòng mình nữa.
Và tình yêu cả họ lớn dần. Đó là cả một quá trình thay đổi mạnh mẽ trong tâm hồn
Anna. Những chuyển biến nhỏ nhất trong tâm hồn nàng đều được nhà văn lọc kỹ,
soi thấu bằng con mắt của đại bàng. Anna công khai thách thức chồng và cả xã hội
thượng lưu: “Tôi hoảng hốt, nhưng tôi yêu chàng. Mình làm gì được tôi nào". Nàng
ngẩng cao đầu kiêu hãnh nhưng đau khổ trước sự nhục mạ công khai của đám đàn
bà thượng lưu từng ghen ghét với sự đoan chính trước đây của nàng. Tuy căm ghét
nó, nhưng Anna không thể từ bỏ nó. Muốn ly dị chồng để đến vơi Vronsky, nhưng
Anna không chấp nhận cái giá là phải xa con; bản tính thẳng thắn cũng không cho
phép nàng sống giả dối, có nhân tình mà ra vẻ đức hạnh như những người đàn bà
khác vẫn làm. Anna yêu con và người tình và không thể mất cả hai. Cả hai con
người đó nàng đều yêu tha thiết và yêu hơn chính bản thân mình, Xerioja và
Vronsky. Bi kịch của nàng là ở chỗ nàng không thể có cả hai và mất một trong hai.


Rời xa con để đến với người tình, Anna bị nỗi thương nhớ con giày vò. Nàng coi đó
như cái giá phải trả quá đắt cho tình yêu của nàng. Và với nàng lúc ấy, Vronsky là
tất cả: nàng đã đánh đổi tất cả để có chàng: gia đình, đứa con trai yêu, danh vọng,
địa vị trong xã hội. Do đó, nàng cũng đòi hỏi ở chàng một sự đền bù xứng đáng với
sự hi sinh đó: tất cả tình yêu trọn vẹn của chàng. Và vì vậy nàng chỉ còn chăm lo
cho dung mạo đẹp đẽ để chiều chuộng, níu kéo chàng. Từ một người phụ nữ thông

minh, lịch lãm, Anna rơi vào một tình yêu vị kỷ, tầm thường, đầy dằn vặt. Bi kịch
là không thể tránh khỏi.
Độc thoại nội tâm là biện pháp chủ yếu và độc đáo nhất trong nghệ thuật tâm lý
của nhà văn. Trên quá trình phát triển hành động của nhân vật, nhà văn thường
dùng độc thoại để làm nổi bật tính cách. Độc thoại nội tâm góp phần làm nổi bật
tính cách của Anna nhất là trong những phút giây căng thẳng gay gắt nhất lúc đứng
trước quyết định tự vẫn: “Không, ta không cho phép người ta làm ta đau khổ như
thế này đâu”. Lời đe dọa ấy không phải nói với nàng mà với người làm nàng đau
khổ. “Lạy chúa, ta đi đâu bây giờ?...Ta sẽ trừng phạt anh ta và sẽ thoát khỏi mọi
người, thoát khỏi bản thân ta…Ta ở đâu thế này? Ta làm gì thế này? Tại sao
vậy?..Lạy chúa, hãy tha thứ tất cả cho con” .
Trước đoàn tàu đang rầm rập lao về phiá mình, cơn bão tố nổi lên trong lòng nàng:
khát vọng tình yêu, nỗi tuỵêt vọng, ham muốn ích kỷ được trả thù tình yêu và
người yêu…Tình yêu và nỗi đau, tính cách cao thượng và sự toan tính trong tuyệt
vọng...quấn chặt lấy tâm hồn nàng…Không ở đâu, khi nào trong tâm hồn con
người cuồn cuộn một dòng chảy mãnh liệt của những cung bậc cảm xúc tinh tế và
phức tạp cho bằng bi kịch con người và nỗi tuyệt vọng khi đứng trước cái chết.
Anna đã đối diện với mình, với tận cùng thẳm sâu tâm hồn mình ở cái phút giây
cuối cùng ấy. Nàng đã chọn cái chết khi không thể chịu đựng nổi sự giằng xé đau
đớn của tâm hồn mình. L.Tolstoy đã không trách cứ Anna. Bằng việc sọi rọi vào
nỗi đau của nàng, nhà văn đã bày tỏ một sự thương cảm sâu sắc đối với người phụ
nữ bất hạnh ấy.
3. Kết luận:
Anna Karenina với những giá trị nội dung sâu sắc đã không chỉ giúp người đọc
thông cảm hơn cho số phận bi kịch của người phụ nữ và những trăn trở băn khoăn
của trí thức trước thời đại đầy biến động mà còn cho thấy một bức tranh hiện thực
sống động về những vấn đề xã hội to lớn và cấp bách của xã hội Nga những năm
70. Tác phẩm một lần nữa đã khẳng định tài năng tiểu thuyết bậc thầy của Tolstoy
trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội Nga và nghệ thuật miêu tả “biện
chứng tâm hồn” con người cũng như thể hiện một cách trọn vẹn đặc điểm của chủ

nghĩa hiện thực Nga trên giai đoạn đỉnh cao.


Câu 2: Phân tích đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Chekhov. Phân tích một
tác phẩm tự chọn.
1.

Đặc điểm truyện ngắn:

Chekhov sinh ngày 29 tháng 1 năm 1860. Thời kỳ từ 1886 đến 1888 là giai đoạn
Chekhov chuyển tiếp từ thể loại truyện ngắn khôi hài dưới 1.000 chữ qua những
truyện ngắn dài hơn, có chủ đề nghiêm túc hơn và văn phong chững chạc hơn.
Những truyện ngắn trong thập niên 1890 đem lại một cái nhìn rộng lớn về xã hội
nước Nga cuối thế kỷ 19, miêu tả sự chính xác về xã hội của cuộc đời những nông
dân, trí thức, tư thương, giáo sĩ, phụ nữ và trẻ em trong những bối cảnh có tính phổ
cập và bất biến với thời gian.
Chekhov được xem như là người đã nâng thể loại truyện ngắn lên một tầm cao mới
trong nền văn học Nga, và dần dần trong nền văn học của thế giới. Với cái nhìn
trầm tĩnh, trung thực về những nhân vật, Chekhov thể hiện nội tâm và cảm nghĩ của
họ một cách gián tiếp, qua ẩn dụ thay vì miêu tả trực tiếp. Những cấu kết trong
truyện của ông thường giản dị, và kết cục thường được để ngỏ thay vì là chung
quyết. Những tác phẩm của Chekhov biểu hiện sâu xa ẩn lấp dưới bề mặt cuộc đời
thường của những con người bình thường.
Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả rất
xác thực các tinh tế nội tâm đặc trưng của các tầng lớp người Nga thế kỷ 19 nhất là
thành phần thị dân, trí thức trung lưu và thợ thuyền trong các thành phố đang hình
thành của nước Nga, nên có thể nói Chekhov là nhà văn của tầng lớp thành thị Nga.
Ngôn ngữ của truyện ngắn Chekhov rất tinh tế đã nâng tiếng Nga lên tầm hiện đại
và làm giàu rất nhiều cho loại ngôn ngữ này. Ông là nhà văn đã để lại ảnh hưởng
rất lớn lên văn học và văn hoá Nga cũng như trong văn học thế giới.

2. Phân tích truyện ngắn Người trong bao
A.P.Sê-khốp (1860 – 1904) xuất thân từ một gia đình buôn bán nhỏ bên bờ biển Adốp, miền Nam nước Nga. Ông tốt nghiệp Đại học Y khoa, vừa làm bác sĩ nông
thôn vừa viết văn, viết báo và tham gia các hoạt động giáo dục, văn hóa, xã hội. Sêkhốp đã có những đổi mới táo bạo về nghệ thuật viết truyện ngắn và kịch, ông đã
để lại cho đời hơn 500 tác phẩm mà nội dung thường xoay quanh những vấn đề có
ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Sê-khốp được trao Giải thưởng Pu-skin
năm 1887 và được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga năm 1890. Ông
được tôn vinh là nhà văn lớn của nền văn học Nga thế kỉ XIX.
Truyện ngắn Người trong bao sáng tác năm 1898, trong thời gian Sê-khốp an
dưỡng ở thành phố l-an-ta. Xã hội Nga đương thời đang ở tình trạng bế tắc và ngạt
thở bởi bầu không khí chuyên chế nặng nề. Môi trường ấy đã đẻ ra những kiểu


người kì quái mà Bê-li-cốp là một nhân vật điển hình đặc sắc của nhà văn sê-khốp
trong tác phẩm Người trong bao.
Qua truyện ngắn này, Sê-khốp phô phán mạnh mẽ kiểu “người trong bao”, “lối
sống trong bao” cùng tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai nước Nga; đồng
thời cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cách sống, không thể sống
tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.
Truyện kể về Bê-li-cốp, một giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp có có cuộc sống
và tính cách dị thường. Anh ta luôn sợ hãi cho nên không bao giờ dám bộc lộ ý
nghĩ của mình trước người khác. Để tạo cảm giác an toàn, Bê- li-cốp đi giày cao su,
che ô, mặc áo bành tô cốt bông, đeo kính đen, kéo cổ áo lên cao giấu kín mặt.
Trong cái vỏ bọc linh kỉnh đó, anh ta thấy yên tâm.
Bê-li-cốp say mê và tôn sùng quá khứ đến mức cực đoan. Theo anh ta thì tiếng Hi
Lạp cổ là một ngôn ngữ tuyệt vời hơn hết thảy, nhờ nó mà anh ta có thể trốn tránh
hiện thực. Thói quen của Bê-li-cốp là đến nhà những giáo viên cùng trường, tự kéo
ghế và ngồi im lặng khoảng một tiếng rồi về. Đó là cách anh ta duy trì quan hệ
đồng nghiệp. Khi đi ngủ, anh ta thường đóng cửa kín mít rồi kéo chăn trùm đầu
mặc dù trời rất nóng, vì sợ nhỡ có việc gì xảy ra thì sao ?
Bê-li-cốp định ngỏ lời cầu hôn với Va-ren-ca, chị gái của một giáo viên trẻ mới về

trường. Có kẻ nào đó đã vẽ bức tranh châm biếm dề dòng chữ Một kẻ si tình rồi gửi
cho Bê-li-cốp. Hôm sau, anh ta ngạc nhiên khi nhìn thấy hai chị em Va-ren-ca và
Cô-va-len-cô phóng xe đạp rất nhanh ngoài đường nên quyết định sẽ góp ý với họ.
Cô-va-len-cô nổi nóng cự lại và đẩy Bê-li-cốp ngã lộn nhào xuống cầu thang, đúng
lúc Va-ren-ca đi đâu về. Va-ren-ca nhìn thấy cảnh đó và cất tiếng cười nhạo báng.
Trở về nhà, Bê-li-cốp vừa buồn bực vừa nhục nhã. Anh ta trùm chăn kín mít và
nằm im lặng trên giường, ai hỏi gì thì chi đáp không hay có. Một tháng sau thì anh
ta chết.
Cái bao thường dược dùng để gói, đựng đồ vật, hàng hóa, có hình túi hoặc hình
hộp. Sê-khốp đã biến nó thành một biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa ngụ ngôn
trong tác phẩm của mình. Cái bao được tác giả nhắc đến nhiều lần và gắn chặt với
nhân vật Bê-li-cốp. Nhà văn đã dùng hình ảnh cái bao để nói về lối sống, tính cách
của Bê-li-cốp và hơn thế, ông đề cập đến kiểu “người trong bao”, “lối sống trong
bao”, một kiểu người và lối sống phổ biến trong tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ
XIX. Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc của tác phẩm.
Có thể khái quát con người và tính cách cửa Bê-li-cốp bằng những hình ảnh, từ ngữ
như hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong “bao”, trong vỏ ốc và
cảm thấy yên tâm, mãn nguyện về lối sống đó.


Chân dung Bê-li-cốp được tác giả miêu tả và thể hiện bằng những nét vẽ thần tình.
Chân dung kì quái ấy dần dần được bổ sung, tô đậm thêm, về hình thức, Bê-li-cốp
“nổi tiếng” vì cách phục sức khác người: cặp kính đen to tướng che gần hết khuôn
mặt nhợt nhạt, choắt như mặt chồn, chiếc áo bành tô cốt bông bẻ cổ đứng lên, lỗ tai
nhét bông, chân đi giày cao su… Tất cả các vật dụng lúc không dùng đến anh ta
đều để trong bao.
Bê-li-cốp luôn tự tin và tự hào về cách sống “đúng mực” của mình. Anh ta kinh
ngạc và không thể chấp nhận lối sống tự nhiên của chị em Va-ren-ca; thực sự hoảng
hốt khi có người dám vẽ bức tranh châm biếm chế giễu tình yêu của mình. Bê-licốp càng không hiểu nổi vì sao anh chàng giáo viên Cô- va-len-cô lại có thể đối xử
thô bạo, bất nhã với mình đến như vậy ?!

Quả thật, Bê-li-cốp không hiểu gì về đồng nghiệp, về xã hội và cuộc sống xung
quanh. Anh ta luôn đắm chìm trong quá khứ, trong những giáo điều cũ kĩ, lạc hậu,
giống như cặp kính đen luôn che kín đôi mắt nhỏ. Bê-li-cốp quả thật là một con
người lạc lõng, cô độc và kì quái, chẳng thể nào hòa hợp với mọi người.
Bê-li-cốp luôn trốn tránh cuộc sống hiện tại nhưng lại tôn thờ và ngợi ca quá khứ.
Anh ta say mê tiếng Hi Lạp cổ mà rất ít người biết và cho đó là thứ tiếng tuyệt vời.
Anh ta sống một cách rập khuôn, cứng nhắc theo những thông tư, chỉ thị của cấp
trên, của chính quyền như một người máy vô hồn và cho rằng chỉ những bài báo
cấm đoán điều này điều nọ mới là những cái rõ ràng. Bê-li-cốp sống trong tình
trạng cô độc và luôn luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả. Lời nói cửa miệng: …sợ nhỡ lại
xảy ra chuyện gì thì sao ? góp phần khắc họa tính cách nhút nhát đến mức lập dị
của Bê-li-cốp.
Tính nết kì quặc của Bê-li-cốp còn được tô đậm qua thói quen đến nhà đồng nghiệp
ngồi im như phỗng độ một giờ rồi cáo từ. Anh ta cho rằng đó là cách để duy trì mối
quan hệ tốt với đồng nghiệp. Buồng ngủ của Bê-li-cốp cũng là một cái bao lớn
mang hình dáng của một cái hộp. Đêm đêm, anh ta đóng chặt tất cả cửa lớn cửa
nhỏ rồi trùm chăn kín đầu mà ngủ, mặc dù trời nóng bức, ngột ngạt.
Bê-li-cốp tự coi lối sống của mình là “chuẩn mực” nên thỏa mãn, hài lòng với
những gì cổ lỗ, lạc hậu. Anh ta tuân thủ “lối sống trong bao” và khẳng định như thế
mới là công dân tốt, là viên chức mẫn cán.Trên cơ sở triết lí sống “chui trong vỏ
ốc” đó, Bê-li-cốp không thể nào chịu đựng và hiểu nổi cách sống cùng thái độ của
mọi người xung quanh, cho nên anh ta hay phán xét và khuyên giải theo ý mình.


Lối sống “trong bao” của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cái xã hội nhỏ bé
nơi anh ta dạy học. Ai cũng chán ghét và sợ hãi khi gặp anh ta, không muốn dây
vào làrn gì. Cũng có người muốn thử thay đổi cách sống của Bê-li-cốp, song chẳng
ăn thua. Lối sống “trong bao” ấy ám ảnh và tác động tiêu cực tới mọi người bởi
suốt mười lăm năm trời, họ phải hít thở bầu không khí ô nhiễm do Bê-li-cốp tạo ra.
Anh ta đã trùm một cái bóng nặng nề u ám lên bầu không gian của họ, khiến họ có

cảm giác nghẹt thở. Mọi người sợ hãi, căm ghét và bị ám ảnh sâu sắc khi Bê-li-cốp
còn sống. Bởi vậy khi Bê- li-cốp chết, mọi người nhẹ nhõm như trút đi được gánh
nặng, cuộc sống thoải mái, dễ chịu hẳn ra.
Với Bê-li-cốp, cái chết này là một lôgic tất yếu trong sự phát triển của tính cách
nhân vật. Lối sống “trong bao” bản thân nó đã là một cái chết, chết trong khi đang
sống. Hơn thế, ngay trong lúc sống, khát vọng mãnh liệt nhất của Bê-li-cốp là được
chui vào bao. Kể cả ý nghĩ, vốn là sở hữu của riêng mình anh ta cũng giấu kín, cho
vào bao tuốt! Niềm hạnh phúc lớn lao của Bê- li-cốp là từ nay (sau khi chết), anh ta
sẽ được nằm trong cái bao vĩnh viễn, không còn phải lo lắng nhỡ lại xảy ra việc gì
thì sao?
Hình ảnh cái chết của Bê-li-Cốp là một trong những chi tiết quan trọng của tác
phẩm. Bằng cái chết khá lạ lùng này, nhà văn đã tô đậm và đẩy tính cách của nhân
vật lên tới điểm đỉnh. Cái chết của nhân vật Bê-li-cốp chỉ ra cho mọi người thấy
thực chất lối sống “trong bao” và tính cách ấy đâu phải chi có ở một mình anh ta.
Anh ta chết nhưng rồi mọi thứ lại đâu vào đấy, vẫn y nguyên. Cuộc sống vẫn nặng
nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng y như khi Bê-li-cốp còn sống và kiểu người như anh ta
vẫn nhan nhản trên đời. Qua chi tiết ấy, nhà văn Sê-khốp nhấn mạnh rằng Bê-li-cốp
chính là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đáng báo động trong
tầng lớp trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ chấm dứt khi có một cuộc cách mạng
xã hội thay đổi tận gốc rễ quan niệm sống, nếu không thì cũng giống như cái xác
Bê-li-cốp nằm trong quan tài kia thôi. Mặc dù Bê-li-cốp chết nhưng lối sống “trong
bao” của anh ta vẫn tồn tại.
Tài năng của Sê-khốp thể hiện rất rõ qua nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, qua cách
chọn ngôi kể, cách xây dựng nhân vật điển hình. Vì thế nến truyện ngắn Người
trong bao đã để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Nhân vật điển hình
Bê-li-cốp tuy có nét riêng kì quái không giống bất cứ ai nhưng lại tiêu biểu cho một
kiểu người, một lối sống khá phổ biến trong xã hội Nga đương thời. Bê-li-cốp đã
vĩnh viễn nằm trong bao cách đây hơn thế kỉ, nhưng kiểu “người trong bao” và lối
sống “trong bao” cùng những biến thể của nó vẫn tồn tại đây đó trong xã hội hiện
đại. Chẳng hạn vẫn có không ít người chẳng bao giờ dám sống thật, nói thật những



điều mình nghĩ, hoặc chỉ lo vun vén cho cuộc sống cá nhân, trang bị đầy đủ cho cái
bao của mình mà không cần biết đến những người xung quanh. Vì thế mà ý nghĩa
thời sự của truyện ngắn Người trong bao cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
Câu 1: Phân tích đặc điểm thơ tình của Puskin. Phân tích một tác phẩm tự
chọn.
Puskin viết nhiều bài thơ về tình yêu nam nữ. Nhưng tình yêu nam nữ trong thơ của
ông không phải là tình yêu thông thường với ý nghĩa bình thường của nó. Ðọc thơ
tình của Puskin, người ta luôn cảm nhận được sự chân thành, sự trong sáng, sự tế
nhị trong tâm hồn của người đang yêu.
Thơ tình yêu của Puskin luôn làm cho người đọc nhận thức khi yêu phải yêu cho
đẹp, cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách trong tình yêu. Những bài thơ của
Puskin luôn phủ định tình yêu giả dối, ích kỉ, vụ lợi và suy tính, tiền bạc.
Nhìn chung, thơ trữ tình của Puskin ngắn gọn, trong sáng, giản dị, tinh tế.
Những bài thơ tình đặc sắc của Puskin là: Gửi, Tôi yêu em..,Ngài và anh, cô và em;
Trên đồi Grudia đêm xuống, Lá thư bị đốt cháy...
Thơ của ông là tổng hòa của niềm say mê với cảm xúc tràn trê hòa với ánh sáng trí
tuệ. Nó được xem như là cuốn sử biên niên của thời đại.
Qua thơ trữ tình của Puskin chúng ta có thể thấy được hình ảnh con người dũng
cảm kiên cường trong đấu tranh, chân thành chung thủy trong tình bạn, lành mạnh,
trong sáng và tha thiết trong tình yêu, ý thức trách nhiệm cao trong sáng tác nghệ
thuật.
Thơ của Puskin có tác dụng to lớn trong việc nhân đạo hóa con người, giáo dục con
người sống tốt hơn, nhân bản hơn.
2. Phân tích bài thơ Tôi yêu em
Puskin không chỉ là “Mặt trời củaa nền thi ca Nga” ở tư cách công dân mà còn là
thi sĩ ca hát tình yêu. “Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi
phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau
khổcủa cả đời ông... Màu sắc chung của thơ Puskin, đặc biệt trong thơ trữ tình, là

vẻ đẹp nội tâm con người và lòng nhân ái vuốt ve tâm hồn” (Biêlinxki). Cùng với
Gửi 'K, Tôi yêu em là bài thơ nổi tiếng cua Puskin về tình yêu. Thời kì sống ở
Pêtecbua, Puskin thường lui tới nhà vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga để
gặp gỡ những người làm nghệ thuật, và cũng vì một thiếu nữ đẹp tên là A. A.
Olênhia, con gái vị chủ nhà. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng
không được nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở của mối tình có thực này.
Thơ tình yêu của Puskin thường bắt nguồn từ những xúc cảm cụ thể, chân thực với
những trải nghiệm tình cảm sâu xa. Do đó, đã thể hiện được những vẻ đẹp đa dạng,
tinh tế của thế giới tâm hồn con người. Bài thơ Tôi yêu em đã gây một niềm xúc
động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những


tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái cùa tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ
giản dị, trong sáng nhất.
Bài thơ có thế được chia thành hai phần: Bốn câu đầu, nhân vật trữ tình - tôi, khẳng
định tình yêu vẫn còn nhưng xin rút lui vì không muốn gây phiền muộn cho người
mình yêu. Bốn câu cuối, dồn tả các cung bậc khác nhau của tình yêu và lời khẳng
định một tình yêu đằm thắm, chân thành.
Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ Trong tiếng Nga, với hai
đại từ ya và vư có thể dịch sang tiếng Việt thành một số cặp quan hệ như tôi yêu cô,
anh yêu em, tôi yêu em. Đối với tiếng Việt, đại từ xưng hô chỉ đổi thay một chút là
quan hệ và sắc thái tình yêu cũng đổi khác. Tôi yêu cô bộc lộ một khoảng cách xa,
trang trọng, ít tình cảm, hơn nữa, từ cô trong tiếng Việt ít chỉ quan hệ tình yêu. Còn
anh yêu em thì thân thiết, gần gũi quá, trong trường hợp này chưa thật phù hợp. Sử
dụng tôi yêu em, bản dịch của Thúy Toàn đã diễn tả chính xác một quan hệ vừa gần
vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức
xưng anh. Khi xưng tôi quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin.
đúng mực, có mang ý thức về mình. Nét tinh tế trong quan hệ hai nhân vật được
bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.


Mở đầu bài thơ là điệp khúc khẳng định: Tôi yêu em, một lời bộc lộ chân thành
xuất phát từ một trái tim trung thực, báo hiệu một tình yêu thực sự. Tôi yêu em, lời
lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời:
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tỉnh chưa hẳn đã tàn phai
Lời thơ chậm rãi, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Một sự khẳng định pha chút cân
nhắc, dề dặt với những từ có thể, chưa hẳn (nguyên văn: Tinh yêu có lẽ chưa hoàn
toàn lụi tắt trong tôi). Dùng một ngữ mang tính phủ định, chưa hoàn toàn lụi
tắt,nhân vật trữ tình bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai
dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái tim chung thủy, không
phải là sự đam mê bột phát vụt sáng lóe rồi lụi tàn ngay đấy. Mạch thơ chuyển đột
ngột:
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Câu thơ toát lên cái điềm tĩnh của lí trí, cái dồn nén của cảm xúc. Điệp từ không
(nguyên văn: "Mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa. Tôi chẳng muốn
làm em buồn vì bắt cứ lẽ gì") nhấn mạnh sự dứt khoát: cần phải dập tắt ngọn lửa
tình yêu (dù chỉ là âm thầm, dai dẳng) để tránh cho em phải bận lòng, tránh cho
hồn em phải gợn bóng u hoài. Lời thơ như một lời tự nhắc nhủ, một sự tự ý thức về


tình yêu của mình và cũng như một lời nói bên trong đầy dịu đàng, trân trọng với
hồn em. Nhưng đằng sau những lời lẽ điềm tỉnh, đúng mực ấy là bao nỗi niềm, bao
sắc thái của tình yêu: có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại
hạnh phúc, niềm vui mà chỉ là nỗi băn khoăn, buồn bã cho người mình yêu thì nên
chấm dứt tình yêu đó; có sự chế ngự của lí trí đối với con tim: có cái cao thượng, tế
nhị của tình tôi (điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi mà là sự yên tĩnh,
thanh thản của hồn em); có cái tôn thờ, sùng kính của bậc nam nhi đối với người
phụ nữ. Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân
trọng và cao thượng ấy đối với nguời phụ nữ dễ mấy ai có được.

Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc có xu hướng bị dồn nén, bị lí trí chi phối thi ở bốn
câu thơ sau, mạch cảm xúc lại tuôn tràn, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí,
khẳng định một tình yêu mãnh liệt không che giấu với điệp khúc tôi yêu em được
nhắc lại lần thứ hai:
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến
đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình
yêu âm thầm, không hi vọng, vừa khẳng định lại nét âm thầm (nguyên văn: Không
thốt ra lời ) vừa nhấn mạnh không chút hi vọng, như tô đậm thêm nét đặc biệt của
mối tình đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn diễn ra với mọi sắc thái
muôn thuở: Nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè, lòng ghen tuông giày
vò. Hai câu thơ mang tính chất thú nhận đã khơi mở những lớp tình cảm phức tạp
và rất con người dưới đáy sâu tâm hồn, sau lớp vỏ ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể
hiện qua cách xưng hô, qua vẻ ngoài lặng lẽ, rụt rẽ, qua ý thức cố ghìm nén tình
cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa li tắt chứ không phải là đang
bùng cháy mãnh liệt.
Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà trung thực bày tỏ: Khi hậm hực lòng ghen,
nghĩa là tôi cũng chỉ như muôn người bình thường khác, cũng bị những tình cảm
khổ đau, u ám muôn thuở trong tình yêu vò xé tâm can. Tuy nhiên, có ai đã từng
nói, lòng ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim, bởi vi ghen tuông
trong tình yêu dần đến mất sáng suốt, như Mêđê vì thù chồng mà giết chết con
mình (Mêđê - Ơriphiđơ), như Otenlô bóp chết Dexđêmôna (Ôtemlô - Sêcxpia), như
Lenxki thách Onêghin đấu súng Œpghcrihi Onêghin - Puskin), nhưHoạn Thư hành
hạ Thúy Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Liệu nhân vật trữ tình trong bài thơ có
bị nỗi ghen tuông ngự trị làm hạ thấp con người như vậy không?
Hai câu thơ cuối cùng là câu trả lời, vụt sáng lên một giá trị nhân văn, một tư thế
cao thượng của con người đáng yêu ấy
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm



Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
CÂU 5: TÌM NHẬN VÀ PHÂN TÍCH THI PHÁP NGHỆ THUẬT NỔI BẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN THỜI KÌ ĐẦU CỦA MARXIN GORKY. PHÂN
TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN.
A/thi pháp truyện ngắn thời kì đầu của Gorki
1. Tầm vóc nhân vật
-Con người và cuộc sống hiện lên trong một tầm vóc cao lớn hơn dưới những màu
sắc mới mẻ, tươi sáng hơn.
2. Cảm hứng chủ đạo
các sự việc, sự kiện của đời sống hàng ngày không chỉ được soi sáng , thể hiện từ
góc độ đạo đức sinh hoạt mà còn chủ yếu từ góc độ chính trị – xã hội – triết học.
Đọc truyện của ông ta sẽ còn nắm bắt được cái mạch chính của cuộc sống đang
tuôn chảy về đâu. .
3. Qui mô thế giới nghệ thuật
Được thể hiện và sáng tạo trên qui mô ba chiều:
– Chiều cao tư tưởng thẩm mỹ
– Chiều sâu tâm lý của tính cách nhân vật.
– chiều rộng sử thi của “Biển cả nhân dân”
4. Hai tuyến nhân vật và ngôn ngữ đặc thù
Các nhân vật trải ra theo hai tuyến đối lập nhau trên cơ sở lợi ích và ý thức hệ giai
cấp.
Ngôn ngữ giàu tính triết lý dân gian pha lẫn tính tri thức.
B/Phân tích nhân vật người kể chuyện trong truyện ngắn thời kì đầu của Gorki
1/ Hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn Gorki có hai dạng biểu hiện gắn
liền với những đặc điểm và ý đồ thiết kế riêng của nhà văn: người kể chuyện hàm
ẩn và người kể chuyện minh xác.
2/Người kể chuyện trong truyện ngắn thời kì đầu gắn kết chặt chẽ với mọi yếu tố
trong cấu trúc trần thuật
Vừa tuân thủ tính khách quan, chân thực của sự kiện được kể thuật và lôgic phát

triển nội tại của nhân vật nhưng đồng thời đã bộc lộ tính nhập cuộc sâu rộng của
chủ thể sáng tạo đối với mọi phương diện trong tác phẩm, chi phối đến cách thức tổ
chức cốt truyện lồng khung, lựa chọn hình thức ngôn từ nghiêng về đối thoại.



×