Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Xay dung he thong elearning tren nen tang moodle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 76 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của CNTT nói chung và
Internet nói riêng đã mang lại những thay đổi đáng kể trong cuộc sống. Internet thật sự
là môi trường liên kết mọi người trên toàn thế giới lại với nhau, cùng chia sẻ những
vấn đề trong cuộc sống.
Tận dụng môi trường Internet, xu hướng phát triển của các phần mềm hiện nay là
xây dựng các ứng dụng có khả năng chia sẻ cao, tạo điều kiện cho mọi người có thể
trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng và thuận tiện.
E-learning là một trong những ứng dụng điển hình dựa trên web và Internet. Hệ
thống E-learning khi thiết kế điều đầu tiên là phải hướng đến học viên, giáo viên, dựa
trên tính sư phạm cao, không phải công nghệ là yếu tố quyết định tất cả. Trong số các
hệ thống quản lý học tập hiện nay trên thế giới phải kể đến là: Moodle, BlackBoard,
WebCT, Ilias, Sakai,… Để đáp ứng được các nhu cầu cần thiết kể trên, đòi hỏi phải
đưa ra một hệ thống cho phù hợp, có cơ hội phát triển tiếp theo cho việc xây dựng ứng
dụng học tập trực tuyến; cụ thể là “Xây dựng hệ thống E-learning dựa trên nền
tảng Moodle”.
1.2 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu phương pháp dạy và học E-learning.

-

Sử dụng Moodle để xây dựng hệ thống học tập trực tuyến cho nhân viên Cục Công
Nghệ Thông Tin – Bộ Y Tế.
1.2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

-


Phương pháp dạy và học E-learning bao gồm:
+ Hệ thống quản lý học tập.
+ Hệ thống quản lý nội dung học tập.

-

Hệ thống quản lý học tập Moodle:
+ Phân tích lược đồ usecase của hệ thống.
+ Triển khai hệ thống học tập trực tuyến Moodle.

1
1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 E-learning
2.1.1 Tổng quan
Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau, có rất nhiều cách
hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả
việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT truyền thông. Hiểu theo nghĩa hẹp, E-learning là
sự phân phát các nội dung học tập sử dụng các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông. Trong đó, nội dung học tập chủ yếu được số hóa, người dạy và người học có thể
giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn (forum), hội thảo trực tuyến (online conference),…
E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống bởi vì E-learning
có tính tương tác cao, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn,
người học còn có thể lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với khả năng và nhu cầu
của mình.[9][9]
2.1.2 Định nghĩa
Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa E-learning đã được đưa ra, dưới đây là một

số định nghĩa đặc trưng nhất:
E-learning chính là sự hội tụ của học tập và Internet1.
E-learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách
tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy
học2.
E-learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản
trị và mở rộng việc học tập3.
E-learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc
nào, bất cứ nơi đâu4.

1 Howard Block, Bank of America Securities
2 Resta and Patru (2010) in the UNESCO publication
3 Elliott Masie,The Masie Center
4 Arista

2
2


E-learning là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện điện tử
bao gồm Internet; Intranet; Trạm phát vệ tinh; Băng tiếng, hình; Tivi tương tác và
CD-ROM5.
E-learning bao gồm tất cả các dạng điện tử (form of electronics) hỗ trợ việc dạy
và việc học. Các hệ thống thông tin và truyền thông có hoặc không kết nối mạng được
dùng như một phương tiện để thực hiện quá trình học tập6.
Vậy có thể hiểu: E-learning là một loại hình đào tạo chính qui hay không chính
qui hướng tới việc thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó có sự tương tác trực tiếp
giữa người dạy với người học một cách thuận lợi thông qua CNTT và truyền thông
(TS. Lê Huy Hoàng, Hội thảo nâng cao giáo dục đại học, ĐHSPHN 2007).
2.1.3 Các hình thức E-learning

-

Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training): là hình thức đào
tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên CNTT.

-

Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training): hiểu theo nghĩa
rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính.
Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng
(phần mềm) đào tạo dựa trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập,
không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu
đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

-

Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng
công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học
được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình
duyệt web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức
năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail,... thậm chí có thể nghe được giọng nói và
nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

-

Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết
nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, giao tiếp giữa người học với nhau và
với giáo viên,…

5 Connie Weggen WR Hambrecht & Co

6 Wikipedia

3
3


-

Đào tạo từ xa (Distance Learning): thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó
người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm.
Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ
web.
2.1.4 Ưu điểm, nhược điểm của E-learning
2.1.4.1 Ưu điểm
1. Không bị hạn chế về thời gian và địa điểm.
2. Đến được với học viên ở vùng xa, học viên không thuộc lớp truyền thống.
3. Cho học viên điều kiện để tiếp xúc với những giáo sư mà họ cần.
4. Tạo điều kiện giao tiếp dễ hơn đối với một số học viên.
5. Hấp dẫn đối với các học viên có động cơ thúc đẩy học tập.
6. Tăng mức độ thích nghi của nhà trường.
7. Tăng số lượng học viên mà không cần đầu tư vào phòng học và các phương
tiện học.
8. Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới.
9. Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên.
10. Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro.
2.1.4.2 Nhược điểm
1. Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp.
2. Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học viên mới học tốt được.
3. Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không sử dụng thành thạo
máy tính.

4. Hạn chế vay tiền đối với học viên (không phải lúc nào học viên học trường
đào tạo từ xa cũng được ngân hàng hoặc chính phủ cho vay tiền).
5. Không kích thích môi trường học tích cực chủ động.
6. Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo viên đến học viên.
7. Làm tăng khối lượng công việc của giáo viên, có một số giáo viên không
quen và không thích dạy qua mạng.
8. Chi phí cao (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi phí để
khuyến khích giáo viên, chi phí cho trang thiết bị,…).
9. Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ.
4
4


10. Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến an ninh mạng.
2.1.5 So sánh phương pháp dạy và học truyền thống với E-learning
Chức năng
Đăng ký học
Chọn lớp học

Đào tạo truyền thống
Đăng ký tập trung ở một điểm.
Mất thời gian đăng ký.

Đào tạo E-learning
Đăng ký bất kỳ nơi đâu.
Chỉ đăng ký một lần.

Tham gia đào

Khó tổng hợp.

Mời giáo viên dạy nhiều lần.

Hệ thống tự tổng hợp.
Xây dựng nội dung một lần.

tạo

Học một lần.

Học nhiều lần.

Thời gian bài giảng hạn chế.

Thời gian bài giảng không hạn

Kiểm tra kiến

Tốn kém giấy tờ.

chế.
Hệ thống tự chấm điểm và đưa

thức
Chia sẻ tài liệu

Mất nhiều thời gian chấm bài.
Tài liệu không tập trung, không

ra kết quả chi tiết.
Tài liệu tập trung cho toàn thể


tham khảo
Trao đổi

được chuẩn hóa.
Quy mô nhỏ và ít người tham

học viên.
Với diễn đàn, không hạn chế số

chuyên môn

gia.

người tham gia và phạm vi.

Quản lý lớp

Chủ đề giới hạn.
Giới hạn quy mô lớp học.

Chủ đề không giới hạn.
Không giới hạn quy mô lớp học.

học
Quản lý bài

Khó khăn hệ thống và sắp xếp

Công cụ quản lý bài giảng, kho


giảng, kho đề

logic các tài liệu học lẫn kho đề

đề logic theo chuyên mục nên dễ

thi.
Theo dõi học

thi.
Khó theo dõi tiến độ học tập

dàng sử dụng và tìm kiếm.
Dễ dàng theo dõi tiến độ học tập

tập

của từng học viên.

của học viên.

Tốn công lập bảng thống kê

Bảng thống kê được tạo sẵn ở

bằng tay.

nhiều mức độ từ đơn giản đến


phức tạp.
Bảng 2.1 So sánh phương pháp dạy và học truyền thống với E-learning
2.1.6 Cấu trúc tổng quát của một hệ thống E-learning
2.1.6.1 Mô hình chức năng
-

Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS–Learning Content Management System):
là một môi trường đa người dùng cho phép giáo viên và cơ sở đào tạo kết hợp để tạo
ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung bài giảng điện tử từ một kho dữ
liệu trung tâm. Để cung cấp khả năng tương thích giữa các hệ thống, LCMS được thiết
5
5


kế sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và
truyền thông nội dung.
-

Hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management System): khác với LCMS
chỉ tập trung vào xây dựng và phát triển nội dung, LMS như là một hệ thống dịch vụ
hỗ trợ và quản lý quá trình học tập của học viên. Các dịch vụ như đăng ký, giúp đỡ,
kiểm tra, … được tích hợp vào LMS.

Hình 2.1 Mô hình chức năng hệ thống E-learning
2.1.6.2 Hoạt động của hệ thống E-learning
Một hệ thống đào tạo có hiệu quả, chất lượng cao phải được xây dựng dựa trên
các yếu tố: nhu cầu của học viên và kết quả dự kiến của khóa học. Dựa vào những yếu
tố này, có thể đưa ra một mô hình cấu trúc điển hình E-learning cho các trường đại
học, cao đẳng.


6
6


Hình 2.2 Cấu trúc điển hình cho hệ thống E-learning
-

Giáo viên (A): giáo viên cung cấp nội dung của khóa học cho phòng xây dựng nội
dung (C) dựa trên kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo (D). Giáo
viên cũng tham gia tương tác với học viên (B) qua hệ thống quản lý học tập LMS (2).

-

Học viên (B): sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giáo viên
qua hệ thống quản lý học tập LMS (2) và sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập (3).

-

Phòng quản lý đào tạo (D): quản lý việc đào tạo qua hệ thống LMS (2), tập hợp các
nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của học viên để cải thiện nội dung, chương trình
giảng dạy, tổ chức lớp học tốt hơn, nâng cao chất lượng dạy và học.

-

Cổng thông tin người dùng (user’s portal): giao diện chính cho học viên (B), giáo
viên (A) cũng như các bộ phận (C), (D) truy cập vào hệ thống đào tạo, hỗ trợ truy cập
qua Internet từ máy tính cá nhân hay thậm chí từ các thiết bị di động thế hệ mới.

-


Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (1): cho phép giáo viên (A) và phòng xây
dựng chương trình (C) cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài giảng điện tử. LCMS kết
nối với các ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng bài giảng điện tử (II).

7
7


-

Hệ thống quản lý học tập LMS (2): là giao diện chính cho học viên học tập cũng như
phòng quản lý đào tạo quản lý việc học của học viên.

-

Các công cụ hỗ trợ học tập cho học viên (3): như thư viện điện tử, phòng thực hành
ảo,… tất cả đều có thể được tích hợp vào hệ thống LMS.

-

Các công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi
âm, các phần mềm chuyên dụng trong xử lý đa phương tiện,… để hỗ trợ xây dựng,
thiết kế bài giảng điện tử. Đây là những công cụ hỗ trợ chính cho phòng xây dựng
chương trình (C).

-

Ngân hàng kiến thức (I): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản, có thể
tái sử dụng trong nhiều bài giảng điện tử khác nhau. Phòng xây dựng chương trình (C)
sẽ thông qua hệ thống LCMS để tìm kiếm, chỉnh sửa, cập nhật và quản lý ngân hàng

dữ liệu này.

-

Ngân hàng bài giảng điện tử (II): là cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử. Học
viên sẽ truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS.
2.2 Moodle
2.2.1 Tổng quan

-

Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ thống
quản lý học tập trực tuyến (LMS - Learning Management System hay còn gọi là CMS
- Course Management System hoặc VLE – Virtual Learning Environment) mã nguồn
mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn), cho phép tạo các khóa học
trên mạng Internet hay các trang web học tập trực tuyến.

-

Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và
phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại
WebCT trong trường Đại học Curtin của Úc, Martin đã quyết định xây dựng một hệ
thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay,
Moodle đã có những phát triển vượt bậc và thu hút sự quan tâm lớn của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Hiện nay, có trên 68442 site trên thế giới (được thống kê tại
moodle.org) đã dùng Moodle tại 218 quốc gia và đã được dịch ra 85 ngôn ngữ khác
nhau.
2.2.2 Những đặc trưng của Moodle

-


Miễn phí và mã nguồn mở:
8
8


Thuật ngữ “mã nguồn mở” đã trở thành một thuật ngữ được biết đến nhiều trong
lĩnh vực CNTT, và mã nguồn mở cũng là một chủ đề đang thu hút giới CNTT. Mã
nguồn mở đã và đang thay đổi thế giới phát triển phần mềm. Một cách đơn giản, mã
nguồn mở cho phép người sử dụng truy cập đến mã nguồn của phần mềm mà không
phải trả một khoản chi phí nào, hơn thế nữa, người sử dụng có quyền xem, sửa đổi, cải
tiến, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép phần mềm mã
nguồn mở General Public Licence.
Tại sao đặc điểm này quan trọng? Thứ nhất, phần mềm mã nguồn mở được đưa
vào cộng đồng học viên miễn phí, chia sẻ tri thức. Bất kỳ người nào đều có thể tải
xuống và sử dụng Moodle miễn phí, người sử dụng có thể đưa vào những tính năng
mới, sửa lỗi, cải thiện khả năng thực hiện, hay đơn giản xem những người khác đã giải
quyết một vấn đề nào đó như thế nào.
Thứ hai, không như các hệ thống CMS độc quyền đắt tiền yêu cầu chi phí bảo
dưỡng lớn, Moodle không phải mất một chi phí nào cả để tải xuống và có thể cài đặt
nó trên nhiều máy chủ tùy theo nhu cầu. Với mã nguồn mở, không một ai có thể lấy nó
ra khỏi tổ chức của chúng ta, tăng chi phí bản quyền hay buộc chúng ta phải trả phí
cập nhật. Không một ai có thể ép buộc chúng ta phải cập nhật, chấp nhận đưa vào
những tính năng mà chúng ta không muốn, hay giới hạn số người sử dụng.
-

Tính triết lý giáo dục:
“Quá trình xây dựng mang tính xã hội dựa trên ý tưởng con người nhận biết tốt
nhất khi tham gia vào tiến trình xã hội xây dựng tri thức thông qua hành vi tạo ra công
cụ, dụng cụ tạo tác”. Thuật ngữ “tiến trình xã hội” chỉ ra rằng quá trình nhận biết thực

hiện theo các nhóm người. Từ quan điểm này, quá trình nhận biết là một quá trình
mang ý nghĩa đàm phán trong nền văn hóa chia sẻ công cụ và ký hiệu. Tiến trình mang
ý nghĩa đàm phán và sử dụng các công cụ chia sẻ là tiến trình xây dựng tri thức. Khi
tham gia vào quá trình nhận biết tri thức, chúng ta cần kiểm tra nhận biết mới ngược
với tín ngưỡng trước đây của chúng ta và kết nạp nó vào trong các cấu trúc tri thức
đang tồn tại của chúng ta.
Vậy, điều đó liên hệ với Moodle như thế nào? Đầu tiên đó chính là giao diện.
Trong khi với các hệ thống CMS, công cụ là trọng tâm, không hướng tới giáo dục học,
cho chúng ta một danh sách các công cụ như giao diện, thì Moodle xây dựng các công
9
9


cụ vào trong một giao diện, làm cho việc học trở thành trung tâm. Chúng ta có thể tổ
chức khóa học trên Moodle theo tuần, theo chủ đề, … Ngoài ra, trong khi các hệ thống
CMS khác cung cấp một mô hình nội dung khuyến khích giáo viên tải nhiều nội dung
ở trạng thái tĩnh lên hệ thống, thì Moodle tập trung vào các công cụ để thảo luận và
chia sẻ tài liệu với nhau. Vì vậy, vấn đề trọng tâm là không phải phân phối thông tin
mà là chia sẻ ý tưởng và tham gia vào quá trình xây dựng tri thức.
-

Tính cộng đồng:
Moodle có một cộng đồng người sử dụng hệ thống và phát triển các tính năng
mới, nâng cao sự thực hiện rất lớn và tích cực. Chúng ta có thể truy cập vào cộng đồng
này tại địa chỉ và tham gia vào các khóa học sử dụng Moodle.
Tại đây, chúng ta luôn luôn tìm được những người sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trong
việc cài đặt, thực thi, khắc phục sự cố và sử dụng Moodle một cách hiệu quả. Cho đến
nay, có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và
sẵn sàng giúp bạn giải quyết khó khăn.
Cộng đồng Moodle đã trở nên rất cần thiết cho sự thành công của hệ thống. Với

rất nhiều người sử dụng trên toàn cầu, luôn luôn có người trả lời câu hỏi hoặc đưa ra
lời chỉ dẫn. Tại cùng một thời điểm, những người phát triển Moodle và người sử dụng
làm việc với nhau để đảm bảo chất lượng, thêm các mô-đun và tính năng mới, đề xuất
các ý tưởng mới để phát triển.
Ba lợi thế: mã nguồn mở, tính triết lý giáo dục và tính cộng đồng làm nên
Moodle duy nhất trong không gian CMS.
2.2.3 Các chức năng của Moodle
Moodle có thiết kế theo kiểu mô-đun (mô-đun, đơn vị thành phần, các chức năng
được thiết kế thành từng phần, có thể thêm vào hoặc loại bỏ đi, bản thân giáo viên nếu
giỏi lập trình thì có thể viết cho mình và cho cộng đồng một chức năng mới và dễ dàng
đưa vào hệ thống Moodle có sẵn) nên việc đưa thêm các hoạt động để tạo nên một
khóa học sẽ là một quá trình đơn giản nếu hệ thống được xây dựng tốt trên Moodle.
Các chức năng chính của Moodle có thể liệt kê dưới đây.

-

Chức năng thiết kế tổng thể:
+ Moodle có thể giúp xây dựng một mạng xã hội các lực lượng giáo dục.

10
10


+ Thích hợp với 100% các lớp học trực tuyến cũng như hỗ trợ cho các lớp
học truyền thống, xây dựng các khóa học với hình thức kết hợp.
+ Cách sử dụng đơn giản, cấu trúc mềm dẻo, hiệu quả, giao diện thân thiện,
dễ dùng, dễ cài đặt và cấu hình.
+ Danh sách các khóa học được trình bày đầy đủ các chi tiết, có thể cho
phép khách truy cập vào hoặc đòi mật khẩu truy cập.
+ Các khóa học được đưa vào một danh mục và có thể tìm kiếm dễ dàng.

Một hệ thống sử dụng Moodle có thể hỗ trợ hàng nghìn khóa học.
+ Tính bảo mật cao. Các biểu mẫu nhập dữ liệu (form) được kiểm tra các
giá trị hợp lệ, các cookies, các mật mã được mã hoá,…
+ Hỗ trợ tất cả các định dạng tập tin. Các văn bản, các trang web (các tài
nguyên, các thông báo diễn đàn,…) có thể được soạn thảo trên ngôn ngữ web
HTML (Hyper Text Markup Language) bằng cách sử dụng trình soạn thảo
WYSIWYG được nhúng trong Moodle.
-

Quản lý hệ thống:
+ Hệ thống được quản lý bởi một người quản trị viên tối cao (Admin), được
xác định trong quá trình cài đặt.
+ Thiết kế một giao diện (theme) để đưa vào hệ thống, cho phép người quản
trị viên tuỳ chọn thay đổi giao diện của hệ thống cho phù hợp với mục đích.
+ Đưa thêm các mô-đun vào cấu trúc của hệ thống, tăng chức năng cho hệ
thống.
+ Đưa thêm các gói ngôn ngữ vào hệ thống, cho phép hiển thị đa ngôn ngữ.
+ Mã nguồn được viết bằng ngôn ngữ lập trình web PHP dễ hiểu, có thể
thay đổi và phân phối theo bản quyền GPL.

-

Quản lý người dùng:
+ Mục tiêu được đưa ra là làm sao giảm thiểu các khâu quản lý sinh viên
trong khi đó vẫn duy trì bảo mật cao.

11
11



+ Chức năng tạo tài khoản đăng nhập (Account): mỗi người chỉ cần tạo một
tài khoản - mỗi tài khoản có thể truy cập vào các khóa học khác nhau trong hệ
thống.
+ Khả năng gởi e-mail tự động: người dùng có thể tạo tài khoản đăng nhập
cho mình, một e-mail sẽ được gửi tới hộp thư để xác nhận. Người dùng sẽ nhận
được e-mail khi có thông báo hoặc các thay đổi quan trọng trên hệ thống cũng
như trong khóa học mà họ có tham gia.
+ Các quyền cho các kiểu người dùng có thể qui định dễ dàng tùy vào yêu
cầu và mục đích của hệ thống. Admin có thể tạo ra các kiểu người dùng với các
vai trò tùy vào chức năng của kiểu người dùng đó (quản trị viên, người tạo khóa
học, giáo viên, học viên,…).
+ Admin có thể tạo ra các khóa học, gán quyền cho các kiểu người dùng và
phân quyền cho các người dùng.
+ Các người dùng có được một hồ sơ trực tuyến (profile) bao gồm ảnh,
thông tin của người dùng, các thông tin về bài viết, các khóa học tham gia trong
hệ thống,…được lưu trong hồ sơ và có thể thiết lập cho phép người khác xem
hay không.
+ Mỗi người dùng có thể chọn cho riêng mình một ngôn ngữ để hiển thị
trong giao diện của hệ thống (English, French, German, Spanish, Việt Nam, …)
-

Quản lý khóa học:
+ Với vai trò giáo viên, người dùng có quyền điều khiển tất cả các thiết lập
cho một khóa học, bao gồm cả việc hạn chế hoặc cho phép giáo viên khác tham
gia xây dựng khóa học.
+ Có nhiều định dạng khóa học như theo tuần, theo chủ đề hoặc một cuộc
thảo luận tập trung vào việc thảo luận các vấn đề liên quan. Giáo viên lựa chọn
các định dạng tùy theo mục đích.
+ Tập hợp các hoạt động hỗ trợ cho khóa học rất đa dạng: diễn đàn, bài thi,
các nguồn tài nguyên, các lựa chọn, các câu hỏi khảo sát, bài tập lớn, chat, các

cuộc thảo luận, … Các hoạt động này dễ dàng được thêm vào khóa học và sắp
xếp tùy ý giáo viên.
+ Điểm của học viên có thể xem được và tải xuống máy tính.

12
12


+ Theo dõi và hiển thị đầy đủ các hoạt động của người dùng - thông báo
đầy đủ các hoạt động mà một học viên tham gia (lần truy cập cuối cùng, số lần
đọc tài liệu, …).
+ Những thay đổi mới của khóa học từ lần truy cập cuối của người dùng có
thể được hiển thị trên trang chủ của khóa học, điều này giúp người dùng có cái
nhìn tổng quan về khóa học.
+ Cho phép người dùng đánh giá các bài viết gửi lên diễn đàn, các bài tập,

+ Ghi lại các theo dõi người dùng một cách đầy đủ, các báo cáo có thể xem
hoặc lưu lại và tải về máy.
+ Chức năng tích hợp e-mail: các bản sao của các bài viết trên diễn đàn,
thông tin phản hồi của giáo viên, các tin nhắn của các thành viên,… được gửi tới
hộp thư của thành viên.
+ Các khóa học có thể được đóng gói thành một tập tin nén (*.zip) bằng
cách sử dụng chức năng sao lưu. Các khóa học này có thể được phục hồi trên bất
kỳ hệ thống sử dụng Moodle nào.
-

Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tĩnh:
Các tài nguyên tĩnh trong Moodle là các tài nguyên mà người dùng có thể đọc

nhưng không thể tương tác với tài liệu. Trong Moodle nguyên thủy, có 5 loại:

+ Một trang văn bản, một nhãn.
+ Một trang web.
+ Một liên kết tới website khác.
+ Các thư mục, các tập tin được tải lên.
+ Các chữ, hình ảnh.
Các thành phần này được tạo bằng mô-đun tài nguyên (Resource). Đây là công
cụ chính yếu giúp đưa nội dung vào bên trong khóa học.

-

Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tương tác:

13
13


Các tài nguyên tương tác trong Moodle là các tài nguyên mà người dùng có thể
tương tác với tài liệu, xây dựng tài liệu (trả lời câu hỏi, nhập văn bản, tải tập tin lên,
…).
+ Mô-đun bài tập lớn (Assignment): dùng để giao các nhiệm vụ trực tuyến
hoặc ngoại tuyến. Các học viên có thể nộp kết quả công việc theo bất kỳ định
dạng nào ( MS Office, PDF, ảnh, ...)
Có thể chỉ ra hạn cuối và điểm tối đa cho các bài tập lớn.
Các học viên tải lên các bài tập lớn của họ (bất kỳ định dạng tập tin nào) tới
máy chủ và được đánh dấu ngày nộp.
Cho phép nộp muộn, nhưng mức độ muộn được hiển thị và qui định bởi
giáo viên.
Đối với mỗi bài tập lớn, đặc biệt toàn bộ các thành viên trong lớp học có
thể truy cập vào để cho điểm và ghi chú.
Các thông tin phản hồi từ giáo viên được thêm vào trang tổng kết bài tập

lớn của mỗi thành viên, và các thông báo được gửi đi qua e-mail.
Giáo viên có thể thiết lập để cho phép nộp lại các bài tập lớn sau khi đã
đánh giá (đối với việc đánh giá lại bài).
+ Mô-đun lựa chọn (Choice): giáo viên có thể tạo một câu hỏi và một số
các lựa chọn cho học viên, các kết quả được gửi lên để học viên xem. Sử dụng
mô-đun này để thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng về vấn đề đang quan
tâm.
+ Mô-đun nhật kí (Journal): mô-đun này giúp các thành viên lưu lại các
ghi chú, ý tưởng.
+ Mô-đun bài học (Lesson): cho phép các giáo viên tạo và quản lý một loạt
các trang được kết nối với nhau. Mỗi trang có thể kết thúc bởi một câu hỏi. Học
viên trả lời câu hỏi, sau đó sẽ đi tiếp, lùi hoặc ở nguyên vị trí cũ là tùy vào kết
quả học viên trả lời câu hỏi đó và mục đích của giáo viên. Nó được cấu tạo bằng
một hệ thống các bảng phân nhánh.
+ Mô-đun bài thi (Quiz): tạo được tất cả các dạng câu hỏi quen thuộc bao
gồm đúng - sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi số, ghép
đôi,…
14
14


Giáo viên có thể tạo ra một ngân hàng câu hỏi và sử dụng lại trong các bài
thi khác nhau.
Các câu hỏi có thể được lưu trữ trong các danh mục để truy cập, và những
danh mục này có thể "công khai" để có thể truy cập chúng từ bất kỳ khóa học nào
trên hệ thống.
Các bài thi được tự động tính điểm.
Các bài thi có thể có giới hạn về thời gian.
Tùy thuộc vào lựa chọn của giáo viên, các bài thi có thể được thử nhiều lần,
và có thể nhìn thấy các thông tin phản hồi về các câu trả lời hay không.

Các câu hỏi của bài thi và các câu trả lời có thể được sắp xếp một cách ngẫu
nhiên.
Các câu hỏi cho phép có hình ảnh và định dạng HTML.
Các câu hỏi có thể được nhập vào từ các tập tin bên ngoài Moodle.
Các bài thi có thể cho phép thử nhiều lần.
+ Mô-đun điều tra, khảo sát (Survey): mô-đun này giúp đỡ giáo viên làm
cho các lớp học trên mạng thêm hiệu quả, bằng cách cung cấp một tập các câu
hỏi điều tra.
+ Mô-đun bảng câu hỏi (Questionnaire): là một hoạt động khảo sát, cho
phép giáo viên tạo ra một loạt các câu hỏi để lấy thông tin phản hồi từ học viên
trong khóa học.
+ Mô-đun Online Judge: là một mô-đun thuộc dạng của Mô-đun bài tập
lớn (Assignment) giúp giáo viên xem được kết quả thực thi của các bài tập nộp
của học viên. Hỗ trợ cả server Linux và Windows.
Hoạt động cục bộ chỉ hỗ trợ 2 ngôn ngữ C và C++. Chỉ hoạt động trên
server Linux.
Hoạt động từ xa hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ trên website
hoạt động trên server Linux và Windows.
Hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
-

Các mô-đun tạo ra các tài nguyên tương tác với người khác:
Các tài nguyên này giúp học viên và giáo viên có thể tương tác với nhau, trao
đổi, thảo luận và góp ý. Trong Moodle nguyên thủy có 5 loại:
15
15


+ Mô-đun Chat: cho phép trao đổi thông tin theo thời gian thực (trực
tuyến), đồng bộ giữa các học viên. Tất cả các phiên chat được ghi lại cho các

người dùng khác xem lại.
+ Mô-đun diễn đàn (Forum): các cuộc thảo luận được phân chia chủ đề
cho phép trao đổi nhóm, chia sẻ vấn đề cần quan tâm. Sự tham gia trong các diễn
đàn là một phần của việc học tập, giúp các học viên xác định và phát triển sự
hiểu biết về vấn đề quan tâm.
Có sẵn các kiểu diễn đàn khác nhau, ví dụ diễn đàn chỉ dành cho giáo viên,
các tin tức khóa học, diễn đàn dành cho tất cả mọi người, diễn đàn chỉ cho thảo
luận một chủ đề,…
Các cuộc thảo luận không đúng theo quy định có thể dễ dàng được di
chuyển tới diễn đàn khác.
Có thể đánh giá bài viết của thành viên trong diễn đàn.
+ Mô-đun bảng thuật ngữ (Glossary): giúp tạo ra một bảng các thuật ngữ
được sử dụng trong khóa học. Có nhiều tình huống cần phải áp dụng mô-đun này
như danh sách các từ, từ điển,... Trong tất cả các tài liệu nếu có xuất hiện một
thuật ngữ trong bộ thuật ngữ, nó sẽ được tô sáng và được liên kết tới nội dung
của thuật ngữ đó.
+ Mô-đun wiki: giúp xây dựng và quản lý các trang thông tin do nhiều
thành viên cùng hợp tác phát triển. Đặc điểm nổi bật của wiki là thông tin không
được xây dựng một cách tập trung theo nguyên tắc phân quyền mà theo nguyên
tắc phân tán: ai cũng có thể chỉnh sửa, thêm mới, bổ sung thông tin lên các trang
tin. Ở Moodle, lịch sử các chỉnh sửa và các phiên bản thông tin đó được lưu giữ
lại. Căn cứ vào điều này, giáo viên có thể đánh giá trình độ của thành viên dựa
vào việc tham gia bổ sung và chỉnh sửa một wiki.
+ Mô-đun hội thảo (Workshop): một hoạt động để đánh giá các tài liệu của
thành viên (Word, PowerPoint, Excel,…) mà họ nộp trên mạng. Mọi người tham
gia có thể đánh giá, nhận xét tài liệu của nhau. Giáo viên thực hiện đánh giá cuối
cùng, có thể kiểm soát thời gian bắt đầu và kết thúc.
Ngoài các chức năng chính đó, vì xây dựng theo nguyên tắc mô-đun nên ta
dễ dàng thêm một mô-đun chức năng mới bằng cách tìm trên cộng đồng Moodle
16

16


hoặc tự xây dựng theo chuẩn Moodle hay cũng có thể đặt hàng các cá nhân khác
xây dựng.
Vì vậy mà việc ứng dụng Moodle trong việc thiết kế hệ thống học tập trực
tuyến E-learning là vô hạn.
2.2.4 Chuẩn SCORM
2.2.4.1 SCORM là gì ?
SCORM (The Sharable Content Object Reference Model) do U.S.Department of
Defense (DoD) phát triển đầu tiên. E-learning có nội dung được phát triển trên nhiều
nền khác nhau, sử dụng nhiều chuẩn và đặc tả khác nhau gây nên những khác biệt trên
những hệ thống không tương thích. DoD liên kết chặt chẽ cùng các kỹ sư chi tiết kỹ
thuật E-learning Aviation Industry CBT Committee (AICC) phát triển trong thập kỷ
trước.
Kết quả là mô hình tham khảo thực nghiệm chung được Advance Distributed
Learning (ADL) xuất bản, đó là sự nỗ lực cộng tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp
và giới học viện được bảo trợ bởi Office of the Secretary of Defence. Chuẩn SCORM
là trọng tâm trên sự cho phép plug-and-play thao tác giữa các thành phần, khả năng
truy cập và khả năng dùng lại của nội dung học tập Web-based, với mục đích tốt nhất
của sự bảo đảm cơ hội cao nhất cho chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu
của từng cá nhân, phân phát có hiệu quả mọi lúc mọi nơi.
Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công nghệ đã được thừa nhận bao gồm XML và
JavaScript, SCORM trở nên bền vững, trên thực tế tiêu chuẩn công nghệ E-learning
ngày nay đã được bao quát rộng và được hỗ trợ bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới, các
trường đại học, hệ thống nhà cung cấp và các đại lý.
SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng
dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức
cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các đặc tính sau:
Tính truy cập được (Accessibility): khả năng định vị và truy cập các nội dung

giảng dạy từ một nơi ở xa và phân phối nó tới các vị trí khác.
Tính thích ứng được (Adaptability): khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy
phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.

17
17


Tính kinh tế (Affordability): khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách
giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy.
Tính bền vững (Durability): khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát
triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại.
Tính linh động (Interoperability): khả năng làm cho các thành phần giảng dạy
tại một nơi với một tập công cụ hay nền (platform) và sử dụng chúng tại một nơi khác
với một tập các công cụ hay nền.
Tính tái sử dụng (Reusability): khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành
phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau.
2.2.4.2 Chuẩn đóng gói nội dung trong SCORM
SCORM cung cấp những đặc tả một cách chi tiết những kỹ thuật cơ bản trong Elearning, như metadata, gói nội dung (content packaging) và xác định cơ chế cho việc
giao tiếp với việc học tập hoặc hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS). SCORM
không phải là nội dung hay cách truyền đạt kiến thức. Ý nghĩa của SCORM cũng
không phải là đề cao tính khuôn mẫu, đồng dạng về mặt nội dung, mà nó làm cho tất
cả các nội dung đều phù hợp với một mức độ kỹ thuật nào đó để xử lý tốt hơn.
Những nội dung LO (Learning Object) được tạo ra bởi công cụ biên soạn bài
giảng, không bị chi phối bởi SCORM. Chuẩn đóng gói giúp cho nội dung của các bài
học, môn học,… không phụ thuộc vào hệ thống quản trị nội dung học tập (LMS).
Một gói nội dung (Content Package – CP) trong SCORM có thể là một bài học,
một môn học, hay là một thành phần nào đó có liên quan đến nội dung được đóng gói.
Hình dưới đây là thể hiện ở mức quan niệm của gói nội dung (Content Package).


18
18


Hình 2.3 Cấu trúc một gói nội dung ở mức quan niệm
Cốt lõi đặc tả của gói nội dung (Content Package) là một tập tin manifest. File
manifest này phải được đặt tên là imsmanifest.xml. Như phần đuôi file đã đưa ra, file
này phải tuân theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng.
Trong file này có bốn phần chính:
-

Meta-data ghi các thông tin cụ thể về gói.

-

Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như một bảng
mục lục. Nó tham chiếu tới các tài nguyên và các manifest con khác được mô tả chi
tiết hơn ở phần dưới.

-

Resources bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác được đóng cùng trong gói hoặc các
file khác ở ngoài (như là các địa chỉ web chẳng hạn).

-

Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi submanifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources và Submanifests. Do đó manifest có thể chứa các sub-manifest và các sub-manifest có thể
chứa các sub-manifes khác nữa.
Đặc tả này cho phép gồm nhiều môn học và các thành phần cao cấp khác từ các
bài học đơn lẻ, các chủ đề và các đối tượng học tập mức thấp khác.


19
19


2.2.5 So sánh Moodle với hai hệ thống Blackboard và WebCT
Tính năng
Blackboard
WebCT
Moodle
Tải lên và chia sẻ tài liệu
Y
Y
Y
Tạo nội dung trực tuyến trong HTML
N
Y
Y
Thảo luận trực tuyến
Y
Y
Y
Điểm số tham gia
N
Y
Y
Chat trực tuyến
Y
Y
Y

Học viên xem lại bài tập
N
N
Y
Bài thi/bảng khảo sát trực tuyến
Y
Y
Y
Bảng điểm số trực tuyến
Y
Y
Y
Sự đệ trình tư liệu của học viên
Y
Y
Y
Tự đánh giá đệ trình
N
N
Y
Học viên làm việc theo nhóm
Y
Y
Y
Các đường dẫn bài giảng
Y
Y
Y
Nhật ký học viên
N

N
Y
Bảng chú giải
N
N
Y
Bảng 2.2 So sánh Moodle với hai hệ thống Blackboard và WebCT
Quy ước: Y(yes), N (no).
Chúng ta có thể thấy Moodle thật sự có tất cả các tính năng chính của các hệ
thống thương mại và có một số tính năng mà các hệ thống khác không có. Trong phần
sau của tài liệu này, chúng tôi sẽ thảo luận làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng các
tính năng này để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và cung cấp cho học viên
môi trường học tập tốt nhất.
2.2.6 Tại sao lại sử dụng Moodle?
Câu hỏi này được đặt ra khi nhiều trường đại học đã dùng BlackBoard hoặc
WebCT (do họ đã sát nhập nên chúng ta gọi là BlackCT) chuyển sang dùng Moodle.
Với những ai không biết thì BlackBoard và WebCT là hai LMS/LCMS ra đời sớm và
chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới trong số các hệ thống thương mại.
-

Phần mềm nguồn mở giúp trường đại học của bạn không phụ thuộc vào một công
ty phần mềm đóng.

-

Tùy biến được (Customizable): Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một
cách đáng ngạc nhiên. Mã mở được đưa ra công khai do đó bạn có thể tùy biến hệ
thống để phù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lập trình viên làm chuyện đó thay
cho bạn. Ví dụ, nếu trường đại học muốn xây dựng một mô-đun XYZ thì họ có thể tự
phát triển bên trong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người

lập trình viên có thể xây dựng mô-đun đó miễn phí. Ngay cả khi bạn không phải là
20
20


một lập trình viên, bạn vẫn có thể cài đặt Moodle trên một server, tạo các khóa học và
cài đặt thêm các mô-đun bổ sung và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng
Moodle.
-

Hỗ trợ: các mức độ hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở tốt thật đáng kinh ngạc.
Cộng đồng, nhân viên IT có sẵn hoặc các công ty bên ngoài là các lựa chọn cho bạn.

-

Chất lượng: đôi khi phần mềm mã nguồn mở, như trong trường hợp của Moodle và
Sakai, bằng hoặc tốt hơn Blackboard /WebCT trong các khía cạnh. Bởi cộng đồng các
nhà giáo dục, chuyên gia máy tính và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những
người phát triển Moodle, và kết quả là bạn có trong tay một sản phẩm đáp ứng tốt các
yêu cầu người dùng. Ví dụ, Moodle có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng được
xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

-

Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục: họ là
những người có trình độ CNTT tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là
những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bất cứ lúc nào.

-


Sự tự do: bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là ‘nô lệ’ của
phần mềm.

-

Ảnh hưởng trên toàn thế giới: bởi vì Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần
mềm được dịch ra hơn 85 ngôn ngữ và được sử dụng tại 218 quốc gia khác nhau. Bạn
rất ít khi tìm được một phần mềm đóng thông dụng được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ
khác nhau.

-

Moodle giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn
phí: mã nguồn mở dùng mô hình kinh doanh khác với mô hình mà chúng ta từng biết.
Ví dụ, bạn có thể mở một công ty tư vấn Moodle và thuê một lập trình viên để phát
triển phần mềm và chia sẻ nó miễn phí cho cộng đồng bởi vì càng có nhiều người dùng
nó, công ty của bạn càng có cơ hội kinh doanh.

-

Cơ hội cho các sinh viên tham gia dự án: thật là tốt khi bạn tạo điều kiện cho các
sinh viên khoa học máy tính (CNTT) có cơ hội để phát triển một mô-đun cho LMS
Moodle. Sinh viên có thể xây dựng mô-đun cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng
đồng toàn cầu. Nếu mô-đun đủ tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới Moodle
thường được phát hành 6 tháng một lần. Bởi vì Moodle thiết kế dựa trên mô-đun, xây
dựng mô-đun mới cho Moodle khá đơn giản nếu bạn biết PHP. (Ví dụ như sinh viên
21
21



Phạm Minh Đức - Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển thành công mô-đun
SCORM 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle).
-

Với mô hình mở như Moodle, cho phép bạn trao đổi trực tiếp với chính những
người phát triển phần mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa: nếu muốn bạn có thể
nghe cuộc phỏng vấn với Martin Dougiamous, người sáng lập Moodle và hiện tại vẫn
đang là người điều hành chính Moodle, về tương lai của Moodle tại:
/>
22
22


Chương 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
3.1 Mô hình E-learning của hệ thống

Hình 3.1 Mô hình hệ thống E-learning
Trung tâm của hệ thống E-learning là một hệ thống quản lý học tập LMS. Theo
đó, người quản trị viên, giáo viên, học viên truy cập vào hệ thống này với những mục
tiêu khác nhau. Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và việc đào tạo ngày càng hiệu
quả.
Để tạo và quản lý một khóa học, giáo viên ngoài việc thao tác trực tiếp trên hệ
thống quản lý học tập, còn cần phải sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học tập để
thiết kế, xây dựng nội dung cho các khóa học.

23
23


3.2 Danh sách các tác nhân

STT
1

Tác nhân
Khách vãng lai

Mô tả
Là những người khách có thể đăng ký tài khoản, tìm
kiếm khóa học, xem danh sách khóa học, xem nội

2
3

Thành viên xác thực

dung môn học.
Bao gồm các chức năng của Khách vãng lai, đăng

Học viên

nhập, đăng xuất, thiết lập hồ sơ, ghi danh.
Bao gồm các chức năng của Thành viên xác thực, xem
điểm, yêu cầu mở khóa học, tham gia hoạt động trong

4
5
6

Giáo viên biên soạn
Giáo viên trợ giảng


khóa học.
Bao gồm các chức năng của Học viên, thêm khóa học.
Bao gồm các chức năng của Học viên, quản lý điểm,

Giáo viên

rút tên khỏi khóa học, xem quyền truy cập.
Bao gồm các chức năng của Giáo viên trợ giảng, quản
lý khóa học hệ thống, thêm một tài nguyên, thêm một

7

Quản trị viên

hoạt động, đổi vai trò, thêm một khối.
Bao gồm các chức năng của Giáo viên, điều chỉnh
trang, quản trị hệ thống.
Bảng 3.3 Danh sách các tác nhân

24
24


3.3 Lược đồ
3.3.1 Lược đồ tổng qt
Đăng ký tà i khoản mớ i

Tìm kiếm khó a họ c
Đă ng nhậ p


Xem danh sách khóa họ c

Khách vãng lai

Xem nội dung môn họ c

Đăng xuất

Thiế t lậ p hồ sơ

Lấ y lạ i kíù danh, mật khẩu.
Thành viê n xá c thực

Ghi danh

Xem điểm

Yê u cầu mở khó a họ c

Học viê n

Tham gia hoạ t động trong khó a họ c

Quản lý điể m
Thêm khó a họ c

Giá o viê n biê n soạn

Giá o viên trợ giảng


Rút tê n khỏ i khóa học

Xem quyền truy cập

Quả n lý khó a họ c hệ thố ng
Đổi vai trò
Thê m mộ t tài nguyên

Giáo viê n

Thê m mộ t hoạ t độ ng

Thêm mộ t khố i

Quả n trò

Điều chỉnh trang

Quản trò hệ thố ng

Hình 3.3 Sơ đồ tổng qt

25
25


×