Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý thư viện đa ngôn ngữ phục vụ tra cứu trên mạng diện rộng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.31 KB, 5 trang )

ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống quản lý thư viện đa ngôn ngữ phục vụ tra cứu
trên mạng diện rộng.
Thời gian thực hiện: 2005 - 2006
Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ thông tin
Cơ quan phối hợp:
- Thư viện Viện Công nghệ Thông tin.
- Thư viện Trung tâm Thông tin tư liệu.
- Hãng Microsoft.
Chủ nhiệm: Trần Thị Phiến
Cán bộ tham gia:
Trần Thị Phiến, Lê Hải Khôi, Đặng Xuân Hồng, Trần Huy Dương, Trần Đức Minh,
Lê Quý Sơn, Nguyễn Lương Đống, Phạm An Khang, Nguyễn Đức Quỳnh, Đỗ
Minh Thoa.
Tổng kinh phí: 250 triệu đồng
Mục tiêu:
- Nghiên cứu, xây dựng các phương pháp lưu trữ và thu thập dữ liệu đồng thời
dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Tiếng việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Nga và tiếng Đức.
- Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các thuật toán tìm kiếm văn bản hiệu quả
trên các ngôn ngữ đó: Cung cấp khả năng tìm kiếm theo các từ tự do đối với các
trường được tổ chức lưu trữ. Các tiêu thức tìm kiếm là không giới hạn tùy thuộc
vào số các tiêu thức đã được nhập vào CSDL, có thể tìm kiếm theo từng thuộc
tính, tổ hợp các thuộc tính hoặc tìm kiếm theo từ khóa.
- Xây dựng một hệ thống phần mềm phục vụ:
• Tra cứu, tìm kiếm văn bản trong thư viện trên mạng diện rộng, phục vụ đông
đảo số lượng người dùng.
• Xây dựng công cụ thu thập dữ liệu trên cơ sở tham khảo một số chuẩn của
quốc tế: Chỉ số phân loại Thư viện Quốc hội Mỹ theo chuẩn ISBD, MARC
21, các chỉ số sách quốc tế ISBN, ISSN, các chuyên ngành theo chuẩn của
Library of Congres (sử dụng chữ cái đầu tiên để ký hiệu cho chuyên ngành).


• Tham khảo các chương trình quản lý thư viện của Trung tâm Thông tin Tư
liệu và Viện Toán, đặc biệt là các chuẩn đang được sử dụng tại các thư viện
này.
• Xây dựng công cụ cung cấp dữ liệu cho các hệ thống thư viện khác trong
nước.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng lưu trữ đa ngôn ngữ trong một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu
phổ biến.
- Nghiên cứu cơ chế nhập dữ liệu đầu vào: Có thể nhập trực tiếp trên các form đã
được thiết kế sẵn hoặc Import từ các File Text, Excel có cấu trúc.
- Nghiên cứu khả năng xây dựng hệ thống quản lý đa ngôn ngữ phục vụ tra cứu
trên mạng diện rộng theo mô hình thư viện điện tử.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý các tài liệu điện tử đính kèm dưới các dạng khác
nhau. Các tệp này nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng khi cần xem toàn
văn của tài liệu chứ không phục vụ mục đích tra cứu hoặc tìm kiếm trên tệp.
- Nghiên cứu và xây dựng các thuật toán tìm kiếm văn bản trên các ngôn ngữ
khác nhau.
- Nghiên cứu và bước đầu xây dựng các chuẩn thư viện cho các đơn vị trong Viện
KH&CN Việt Nam trên cơ sở tham khảo các chuẩn quốc tế hiện đang được sử
dụng tại một số thư viện lớn trong nước.
- Nghiên cứu các hệ thống hỗ trợ tra cứu, tìm kiếm nhanh văn bản trên mạng diện
rộng phục vụ đồng thời nhiều giao dịch.
- Nghiên cứu cơ chế bảo mật, phân quyền người sử dụng tới từng chức năng của
hệ thống, lưu vết truy nhập. Sử dụng quản trị của SQL Server.
- Nội dung chỉ tiêu thông tin đưa vào quản lý trong chương trình thư viện, sẽ tuân
theo chuẩn ISBD và MARC21 Việt Nam.
- Thử nghiệm trên mạng: cho phép tra cứu, tìm kiếm với các đơn vị thuộc khu vực
Nghĩa Đô thông qua mạng VAST.
- Thử nghiệm kết nối liên thư viện qua mạng LAN của VAST giữa thư
viện của Viện CNTT và thư viện của Trung tâm Thông tin Tư liệu.

Kết quả đạt được
1. Đã tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng:
- Nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin điện tử
- Khảo sát và đánh giá chương trình quản lý thư viện
2. Phân tích, thiết kế:
- Phân tích các yêu cầu của chương trình thư viện như:
Tiếng Việt và Đa ngôn ngữ,
Khung phân loại trong thư viện,
Nhập xuất dữ liệu hai chiều,
Tra cứu liên thư viện với Z39.50,
Dữ liệu số trong chương trình thư viện,
Môi trường hệ thống,
Các yêu cầu khác.
- Phân tích mô hình tổng thể thư viện:
Mô hình ứng dụng nghiệp vụ thư viện,
Mô hình hệ thống thông tin thư viện,
- Phân tích các chuẩn sử dụng trong thư viện:
Chuẩn biên mục MARC21,
Các chuẩn khung phân loại,
Các chuẩn giao thức truyền thống,
Bộ gõ và chuẩn lưu trữ dữ liệu,
- Phân tích hệ thống theo chức năng:
Phân tích chức năng và nhiệm vụ của hệ thống,
Phân tích yêu cầu người sử dụng,
Sơ đồ phân rã chức năng.
- Phân tích các modul cơ bản của một thư viện:
Bổ sung xuất bản phẩm,
Biên mục,
Truy nhập thư mục tìm kiếm công cộng trực tuyến,
Quản lý lưu thông tài liệu,

Quản lý xuất bản phẩm nhiều kỳ,
Quản lý các dữ liệu số,
Tra cứu liên thư viện,
Báo cáo thống kê,
Quản trị hệ thống.
- Sơ đồ luồng dữ liệu và các sơ đồ thực thể liên kết
- Thiết kế các modul chương trình:
Các module Hệ thống,
Các module Quản lý danh mục hệ thống,
Các module Bổ sung và Biên mục tài liệu,
Các module Quản lý bạn đọc và Lưu thông tài liệu,
Các module Báo cáo thống kê,
Các module Tra cứu, tìm kiếm, khai thác dữ liệu thư viện (OPAC)
- Thiết kế giao diện
- Thiết kế các dịch vụ mạng cơ bản trong một thư viện:
Dịch vụ tra cứu,
Dịch vụ thư tín điện tử,
Dịch vụ trao đổi thông tin.
- Thiết kế giải pháp an ninh, an toàn hệ thống:
Thiết kế bảo mật quản trị hệ thống,
Bảo mật hệ thống kết nối bên ngoài,
Bảo mật hệ thống kết nối nội mạng (LAN)
- Thiết kế giải pháp sao lưu, phục hồi dữ liệu:
Giải pháp sao lưu dữ liệu,
Giải pháp an toàn điện.
- Một số thuật ngữ thông dụng trong thư viện
Khả năng và phương thức ứng dụng kết quả của đề tài.
- Xuất phát điểm của đề tài là các yêu cầu được tổng hợp qua thực tế của công tác
quản lý thư viện tại một số đơn vị trong Viện KH&CN Việt Nam (Viện CNTT,
Trung tâm Thông tin Tư liệu) nên khả năng ứng dụng kết quả đề tài là tương

đối khả thi.
- Gói sản phẩm phần mềm sẽ được triển khai thí điểm và sau khi hoàn thiện có thể
triển khai trên diện rộng.
Kết quả đào tạo
- Nâng cao trình độ về lý luận cũng như thực tiễn về phân tích, thiết kế các hệ
thống thông tin phức tạp cho nhóm thực hiện đề tài.
- Nâng cao khả năng đúc rút kinh nghiệm phát triển ứng dụng trên thực tế và khả
năng áp dụng những kiến thức nghiên cứu cơ bản trong việc xây dựng các thuật
toán, các chuẩn của hệ thống.
- Nâng cao trình độ hiểu biết về một số hệ quản trị CSDL hiện đang được sử dụng
phổ biến ở Việt Nam.
- Góp phần vào công cuộc tin học hóa của đất nước.

×