Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

HOẠT ĐỘNG của BAN QUẢN lý DI TÍCH và DANH THẮNG sở VHTTDL TỈNH yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.32 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Ban quản lý di tích và danh thắng - Sở
VHTT&DL tỉnh Yên Bái, em đã được học hỏi và tìm hiểu thêm về kiến thức
lịch sử, văn hóa cũng như các kĩ năng trong môi trường làm việc chuyên
nghiệp. Đây là những kĩ năng cần thiết và kinh nghiệm quý báu giúp em tránh
khỏi bỡ ngỡ khi tiếp xúc với công việc thực tế.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các phòng ban
trong Ban quản lý di tích và danh thắng đã tạo điều kiện để em được tiếp cận
thực tế trong thời gian thực tập vừa qua.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Du lịch Sư phạm đặc biệt là thầy giáo - thạc sĩ Nguyễn Giang Nam đã giúp đỡ chỉ
bảo, hướng dẫn để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.
Bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của quý thầy cô!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Hương Giang
------------------------------------------

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH
YÊN BÁI................................................................................................................................2
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành văn hoá, thể thao và du lịch...........................2
1.1.1 Giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám....................................................2
1.1.2. Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946 đến tháng 7/1954). . .3
1.1.3. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước
nhà (1954-1975).............................................................................................................4
1.1.4. Giai đoạn sau Đại thắng mùa xuân 1975.............................................................6
1.1.5. Giai đoạn đổi mới (1986 - 2006)..........................................................................7
1.1.6. Giai đoạn năm 2007 đến nay................................................................................9
1.2. Vị trí và chức năng của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái......................10
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở VHTT&DL.................................................................11
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty.........................................................21
1.4.1. Lãnh đạo Sở........................................................................................................21
1.4.2. Cơ cấu tổ chức thuộc Sở, gồm có.......................................................................22
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ DANH THẮNG - SỞ
VHTT&DL TỈNH YÊN BÁI...............................................................................................24
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế..............................................................................24
2.2. Tổ chức thực hiện......................................................................................................25
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn.................................................................................................26
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI BAN QUẢN LÍ DI TÍCH VÀ DANH
THẮNG - SỞ VHTT&DL TỈNH YÊN BÁI........................................................................29
3.1. Vị trí và nhiệm vụ trong thời gian thực tập...............................................................29
3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra........................................................................................29
3.3. Một số kiến nghị và giải pháp...................................................................................31
3.3.1. Đối với trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và khoa Sư phạm – Du lịch.......31
3.3.2. Đối với Ban quản lí di tích và danh thắng - Sở VHTT&DL tỉnh Yên Bái.........31
KẾT LUẬN..........................................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...............................................................4

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu
đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc
trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước
hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ
phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc biệt
trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả về mặt nội dung lẫn hình
thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Luật Du lịch đã khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con
người được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố cơ bản để hình
thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Hà Nội là
trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, đồng
thời là một trung tâm du lịch lớn của quốc gia. Được tôn vinh là trung tâm du
lịch không phải vì Hà Nội là thủ đô của quốc gia có lịch sử lâu đời, đang cường
thịnh với 85 triệu dân mà vì trong lòng của mảnh đất thiêng ấy chứa đựng một
trữ lượng tài nguyên du lịch cực kỳ phong phú.

Chính vì vậy, chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử,
văn hóa đã tồn tại từ ngàn đời nay, không chỉ cho thế hệ chúng ta mà còn cho
các thế hệ mai sau, để các em biết trân trọng tài sản vô giá của dân tộc Việt
Nam.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

1

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ VĂN HÓA THỂ
THAO VÀ DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngành văn hoá, thể thao và du lịch
Kể từ khi thành lập đến nay, trải qua quá trình xây dựng và phát triển,
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch không ngừng lớn mạnh, đóng góp to lớn
vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
Lịch sử phát triển của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể chia
thành các giai đoạn sau:
1.1.1 Giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Năm 1943, Đảng ta đã công bố “Đề cương văn hóa Việt Nam”, trong đó
nêu rõ: Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị và văn
hóa). Như vậy, ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy vai trò quan
trọng của văn hóa, định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam.

Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trong nội các quốc gia Bộ Thông tin, Tuyên truyền được thành lập
(sau đó ngày 1/1/1946 đổi tên là Bộ Tuyên truyền và Cổ động) - tiền thân của
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay. Từ đó, ngày 28/8 hàng năm đã trở
thành Ngày Truyền thống của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sau khi Quốc hội khóa 1 họp ngày 2-3-1946, thành lập Chính phủ Liên
hiệp chính thức thì Bộ Tuyên truyền và Cổ động không còn tồn tại. Đến ngày
13-5-1945, Nha Tổng giám đốc thông tin, tuyên truyền mới được tổ chức dưới
quyền chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ, và đến ngày 27-11-1946
đổi thành Nha thông tin. Các cơ quan phụ thuộc có Đài phát thanh Tiếng nói
Việt Nam, thành lập ngày 7-9-1945.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

2

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu
tập tại Hà Nội. Hồ Chủ tịch khai mạc Hội nghị, Người chỉ rõ: Văn hóa phải
hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Đây cũng chính
là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của Ngành Văn hóa và Thông tin.
Lĩnh vực Thể dục thể thao
Sắc lệnh ngày 30/1/1946 là “Thực hành thể dục trong toàn quốc”. Phát
động phong trào “Khỏe vì nước” thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

1.1.2. Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946 đến tháng
7/1954).
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Công tác thông tin, tuyên truyền lúc này chiếm vị trí hàng đầu trong năm
bước công tác cách mạng với khẩu hiệu của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hóa
toàn quốc lần thứ II họp vào tháng 7-1948 và Hội nghị cán bộ văn hóa lần thứ I
vào tháng 2-1949:“Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
Ngày 10-7-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 38/SL sáp nhập
Nha Thông tin thuộc Bộ Nội vụ vào Thủ tướng Phủ và Sắc lệnh số 83/SL hợp
nhất Nha thông tin thuộc Thủ tướng Phủ và Vụ Văn học, nghệ thuật thuộc Bộ
Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng Phủ do đồng
chí Tố Hữu phụ trách.
Cuộc kháng chiến chống Pháp chín năm diễn ra ác liệt. Song ở đâu có
kháng chiến, ở đó có văn hóa kháng chiến. Những “Chiến sĩ trên mặt trận văn
hóa” qua các thời kỳ cách mạng đã biết cách tổ chức công tác tuyên truyền
thành một nghệ thuật, đồng thời lại biết cách đưa nghệ thuật vào công tác tuyên
truyền. Đây là một thành tựu lớn của nền văn hóa - nghệ thuật - thông tin tuyên truyền của Ngành chúng ta.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

3

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

Lĩnh vực Thể dục thể thao:

Ngày 30 tháng Giêng năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số
14 thiết lập Bộ Thanh niên một Nha thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên,
tiền thân của ngành Thể dục thể thao ngày nay. Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra Sắc lệnh số 38 thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha
Thanh niên và Thể dục, gồm có một phòng Thanh niên Trung ương và một
Phòng Thể dục Trung ương.
Lĩnh vực Du lịch:
Thành lập Công ty Du lịch Việt Nam (tiền thân của Tổng cục Du lịch)
trực thuộc Bộ Ngoại thương (Nghị định số 26/CP ngày 9/7/1960). Ngày
16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164- BNT-TCCB quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
1.1.3. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và đấu tranh thống
nhất nước nhà (1954-1975)
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
*

Miền

Bắc

xây

dựng

chủ

nghĩa




hội

(1954-1964)

Bộ Tuyên truyền được Hội đồng Chính phủ thành lập từ trung tuần tháng 81954 và được Quốc hội V thông qua ngày 20-5-1955 đổi tên là Bộ Văn hóa, do
giáo sư Hoàng Minh Giám làm Bộ trưởng. Giai đoạn này, sự nghiệp văn hóa
và thông tin được phát triển toàn diện theo định hướng rõ ràng để đi sâu vào
chuyên ngành hoạt động, phát triển có bài bản về nội dung, về đào tạo cán bộ
và phương thức hoạt động, tăng cường lực lượng văn hóa, thông tin để xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tham gia chiến đấu ở miền Nam.
Có thể nói đây là thời kỳ phát triển cơ bản, toàn diện nhất, xây dựng cơ sở nền
văn hóa mới khắp các tỉnh, thành phố miền Bắc.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

4

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

* Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại và chi viện miền Nam (19651975)
Giai đoạn này, báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng động viên toàn quân,
toàn dân chiến đấu chống quân xâm lược. Đặc biệt trong thời kỳ này có hai
hoạt động văn hóa, văn nghệ nổi bật đó là phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”
và “Đọc sách có hướng dẫn” đã góp phần giáo dục lòng căm thù sâu sắc của
nhân dân đối với bọn xâm lược và bè lũ tay sai, cổ vũ tinh thần yêu nước, giáo

dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Công tác thông tin trở thành “mũi nhọn” với việc thành lập Tổng cục
Thông tin (Quyết định số 165-NQ/TVQH ngày 11-10-1965). Chỉ thị về công
tác thông tin trong quần chúng của Ban Bí thư Trung ương Đảng số 118/CTTW ngày 25-12-1965 đề ra cho công tác thông tin nhiệm vụ nặng nề: “Phải cổ
động thường xuyên bằng các hình thức tuyên truyền nhẹ nhàng, có tính chất
quần chúng rộng rãi” để “Nhà nhà đều biết, người người đều nghe”.
* Miền Nam chống Mỹ, ngụy (1954-1975)
Ở miền Nam, sau khi chuyển quân, tập kết, ngành Văn hóa, Thông tin
thực tế không còn tồn tại. Mọi hoạt động phải chuyển vào bí mật, lấy tuyên
truyền miệng là phương thức hoạt động chính. Sau khi Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam chính thức ra đời ngày 20-12-1960 tại tỉnh Tây Ninh, Ngành
Thông tin Văn hóa ở miền Nam nhanh chóng được khôi phục. Chính phủ lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập ngày 6-6-1969, đồng chí Lưu
Hữu Phước làm Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa. Trải qua bao hy sinh, gian
khổ, đất nước đã giành được tự do, độc lập: Đại thắng mùa xuân 1975 đi vào
lịch sử như một thiên anh hùng ca bất diệt; người người nồng nhiệt xuống
đường với rừng cờ, biểu ngữ, ảnh Bác Hồ, cất cao tiếng hát “Như có Bác Hồ
trong ngày vui đại thắng”.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

5

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam


Giai đoạn củng cố hậu phương lớn, chống chiến tranh phá hoại ở miền
Bắc và tất cả cho tiền tuyến lớn miền Nam, tiến lên “Đánh cho Mỹ cút, đánh
cho Ngụy nhào” là giai đoạn sôi động nhất của ngành Văn hóa và thông tin
trong cả nước.
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Ban Thể dục thể thao Trung ương được thành lập năm 1957, đến năm
1960 đổi thành Ủy ban Thể dục thể thao.
Lĩnh vực Du lịch:
Chuyển giao Công ty Du lịch Việt Nam sang Phủ Thủ tướng quản lý
(Nghị định 145 CP ngày 18/8/1969 của Hội đồng Chính phủ).
1.1.4. Giai đoạn sau Đại thắng mùa xuân 1975
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Tháng 6-1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành
lập, Chính phủ tổ chức Bộ Văn hóa do Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu làm Bộ
trưởng.
Năm 1977, Ủy ban phát thanh và truyền hình Việt Nam ra đời. Xưởng
phim truyền hình thuộc Tổng cục thông tin đã chuyển từ trước, nay chuyển tiếp
phần truyền thanh các tỉnh sang Ủy ban phát thanh và truyền hình. Tổng cục
thông tin hợp nhất với Bộ Văn hóa thành Bộ Văn hóa và Thông tin theo Nghị
quyết số 99/NQ/QHK6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, và đến ngày 4-71981 đổi lại là Bộ Văn hóa theo Nghị quyết kỳ họp thứ I Quốc hội khóa VII.
Có thể nói thời kỳ 1975-1985, ngành Văn hóa thông tin chuyển từ chiến
tranh sang hòa bình, tuy mấy năm đầu có lúng túng, bị động, khó khăn, nhưng
đã vượt qua thử thách và phát triển toàn diện với một chất lượng mới trên
phạm vi cả nước.
Lĩnh vực Thể dục thể thao:

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

6


MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

Phát triển các phong trào thể dục thể thao quần chúng, đặc biệt đẩy mạnh
cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Lĩnh vực Du lịch:
Thành lập Tổng cục Du lịch trực thuộc Hội đồng Chính phủ (Quyết nghị
262NQ/QHK6 ngày 27/6/1978 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 23/1/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 32/CP quy định nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
1.1.5. Giai đoạn đổi mới (1986 - 2006)
Lĩnh vực Văn hóa - Thông tin:
Trước yêu cầu đổi mới, Bộ Thông tin được lập lại trên cơ sở giải thể
Ủy ban phát thanh và truyền hình và tách các bộ phận quản lý xuất bản,
báo chí, thông tin, cổ động, triển lãm của Bộ Văn hóa theo Quyết định số 34
của Bộ Chính trị và Thông cáo ngày 16-2-1986 của Hội đồng Nhà nước để
thống nhất quản lý các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng chí Trần Hoàn
làm Bộ trưởng Bộ Thông tin. Đồng chí Trần Văn Phác làm Bộ trưởng Bộ Văn
hóa.
Ba năm sau (1987-1990), một tổ chức mới được hình thành, hợp nhất 04
cơ quan: Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du
lịch thành Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch theo Quyết định số
244 NQ/HĐNN8 ngày 31/3/1990 do đồng chí Trần Hoàn làm Bộ trưởng.
Vừa hợp lại xong đã thấy không hợp lý nên mỗi năm lại tách dần một
bộ phận: Du lịch sáp nhập vào Bộ Thương mại và Du lịch (Nghị quyết Kỳ họp
thứ 9, Quốc hội khóa 8 ngày 12/8/1991). Ngày 26/10/1992, thành lập Tổng cục

Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ (Nghị định số 05-CP). Sau khi tách Du
lịch, lại đến Thể dục thể thao, Phát thanh truyền hình thành các ngành trực
thuộc Chính phủ.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

7

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

Năm 1993, Bộ Văn hóa - Thông tin trở lại như trước đây, với chức năng,
nhiệm vụ như Nghị định số 81-CP ngày 8/4/1994 của Chính phủ quy định.
Việc liên tục tách ra nhập vào như trên đã ảnh hưởng về nhiều mặt hoạt động
của Ngành. Rất may là thấy trước vấn đề này, nên với phương châm chỉ
đạo “Giữ nguyên trạng, bộ phận nào làm việc nấy, không xáo trộn cả người và
kinh phí” nên mọi công việc được tiến hành bình thường. Trong hai năm 1994
- 1995, ngành Văn hóa - Thông tin đã tập trung mọi cố gắng phục vụ các ngày
lễ lớn của dân tộc. Đây là sự khôi phục và phát triển các hoạt động văn hóa,
thông tin chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của toàn xã hội theo phương
hướng đúng đắn mà Nghị quyết Trung ương lần thứ 4 của Đảng đã đề ra.
Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc” được ban hành, mở ra một thời kỳ mới cho sự nghiệp
văn hóa Việt Nam. Bám sát 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và
4 giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ

mới, toàn Ngành đã phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, tiếp tục khẳng định
những thành tựu trong quá trình đổi mới.
Năm 2000, năm bản lề chuyển giao thiên niên kỷ đã đánh dấu bước phát
triển vượt bậc của ngành Văn hóa - Thông tin. Nhiều hoạt động văn hóa thông tin kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc được tổ chức; bộ mặt
văn hóa nước nhà khởi sắc, chuyển biến đồng đều, tích cực theo hướng mà
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra.
Từ năm 2006, ngành Văn hóa - Thông tin chủ động triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội X của Đảng, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
5 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) về xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm “sự gắn kết giữ

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

8

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát
triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” (Văn kiện Đại hội Đảng X).
Lĩnh vực Thể dục thể thao:
Năm 2000, thể thao tiếp tục con đường hội nhập quốc tế và chinh phục
các đỉnh cao thành tích mới, tham dự Olimpic mùa hè lần thứ 27 tại Sydney.
Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg
ngày 26/4/2002 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao đến
năm 2010.

Lĩnh vực Du lịch:
Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 120-HĐBT quy
định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Nghị quyết Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 8 ngày 12/8/1991 sáp nhập
Tổng cục Du lịch vào Bộ Thương mại và Du lịch.
Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục
Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ.
1.1.6. Giai đoạn năm 2007 đến nay
Ngày 31 tháng 7 năm 2007 lại đánh dấu một bước ngoặt lớn của Ngành:
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập, thực hiện chức năng, nhiệm
vụ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực (Nghị quyết số: 01/2007/QH12) trên cơ sở
sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao; tiếp nhận phần quản lý
nhà nước về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Từ năm 2009 đến nay, toàn Ngành tổ chức tốt các hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hoạt động của Chương
trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội; hoàn thành việc xây dựng các đề
án lớn triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ
Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ
mới”; đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chiến

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

9

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam


lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; Đề án tổng thể phát
triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030; Quy hoạch phát
triển thể dục thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình v.v…
Với những thành tựu to lớn đã đạt được kể từ ngày thành lập, Ngành đã
được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh...
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các
nhiệm vụ kinh tế-văn hóa-xã hội của đất nước. Thời gian tới, nhiều công việc
đang đặt ra, đòi hỏi sự quyết tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể dục thể
thao và du lịch theo các mục tiêu đã được xác định tại các văn kiện của Đảng,
tích cực góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
* Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái
Từ 22/8/1945, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái và sau
đó (9/1946) giải phóng tỉnh lỵ khỏi tay Việt Nam Quốc dân đảng phản động tổ chức của ngành gọi là phòng Thông tin Tuyên truyền ( trực thuộc Ủy ban
Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh.
1.2. Vị trí và chức năng của Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Yên Bái
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao,
du lịch, quảng cáo (trừ quảng cáo trên các phương tiện báo chí, mạng thông tin

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

10


MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

máy tính, và xuất bản phẩm) và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự
uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Sở VHTT&DL
1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và
hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách
hành chính Nhà nước về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch
thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện, tiêu chuẩn,
chức danh đối vớii Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch;
c) Quy hoạch mạng lưới phát triển ngành văn hoá, thể thao và du lịch
của địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch; phương án sắp xếp, tổ chức hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp về văn hoá, thể thao và du lịch thuộc phạm vi quản lý của Sở; phương
án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phương, ưu tiên dành quỹ đất cho
các cơ sở văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch.

2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông: trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh ban hành tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó Phòng Văn hoá và
Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện);
3. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

11

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, thực hiện cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tài chính của các đơn vị
thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về quản lý văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản: quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng
dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể
thao và du lịch trên địa bàn quản lý;
5. Về quản lý Di sản Văn hoá:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử
dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá tại địa phương

sau khi được phê duyệt;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
c) Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di tích
văn hoá phi vật thể thuộc địa bàn tỉnh;
d) Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn
hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người
Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch
sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh tại địa bàn tỉnh;
e) Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực
bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của
di tích;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

12

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

g) Tổ chức, chỉ đạo việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định
của pháp luật;
h) Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong
phạm vi tỉnh; cấp giáy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc

bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân;
i) Hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn
hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại địa
phương.
6. Về nghệ thuật biểu diễn:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện phương án sắp xếp tổ chức các đơn vị
nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của địa phương phù hợp với quy
hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn
về nghệ thuật biểu diễn do địa phương tổ chức trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc
thực hiện quy chế và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền;
c) Cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn ở trong nước và
có yếu tố nước ngoài cho các đối tượng:
- Đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, đơn vị có chức năng tổ
chức biểu diễn nghệ thuật công lập, ngoài công lập thuộc địa phương;
- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội không có
chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có nhu cầu tổ chức biểu diễn nghệ
thuật chuyên nghiệp có doanh thu nhằm mục đích phục vụ công tác xã hội, từ
thiện ở địa phương;
- Tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nước ngoài, tổ chức Quốc tế
hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đặt trụ sở chính tại địa phương;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

13

MSV: 0641390113



Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

d) Trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép các Đoàn Nghệ thuật,
diễn viên Việt Nam thuộc địa phương ra nước ngoài biểu diễn và các đoàn
nghệ thuật, diễn viên nước ngoài đến biểu diễn nghệ thuật tại địa phương;
đ) Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ và diễn viên sân
khấu theo phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
e) Tổ chức thực hiện Quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành băng đĩa
ca nhạc và vở diễn;
7. Về điện ảnh:
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng ngân sách nhà nước
đảm bảo kinh phí hoạt động chiếu phim tại rạp, chiếu phim lưu động phục vụ
nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, phục vụ thiếu nhi, đồng bào dân tộc miền
núi và lực lượng vũ trang;
b) Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định
kịch bản văn học đối với việc sản xuất phim đặt hàng từ ngân sách Nhà nước,
Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh theo phân cấp quy định tại điểm b khoản 1
Điều 38 Luật Điện ảnh và làm nhiệm vụ thường trực Hội đồng;
c) Cấp phép phổ biến phim phóng sự, phim tài liệu, phim khoa học,
phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu;
d) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép phổ biến phim truyện do cơ
sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu theo quy định tại khoản
3 Điều 17 Nghị định số 962007/NĐ-CP/ ngày 066/2007/ của Chính phủ:
đ) Kiểm tra việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu lưu động, phim phát
trên truyền hình và các phương tiện khác;
e) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định
về kinh doanh băng đĩa hình và các hoạt động điện ảnh khác tại địa phương;
8. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:


SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

14

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

a) Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng
nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp tỉnh theo Quy chế xây dựng tượng
đài, tranh hoành tráng của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và làm nhiệm vụ
thường trực Hội đồng;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh ở quy
mô cấp tỉnh;
c) Cấp phép, kiểm tra và hướng dẫn hoạt động triển lãm mỹ thuật, triển
lãm ảnh, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn video-art và các triển lãm khác thuộc
phạm vi quản lý của Ngành văn hoá, thể thao và du lịch; tổ chức các cuộc thi
ảnh nghệ thuật, liên hoan ảnh, quản lý việc sao chép tác phẩm mỹ thuật tại địa
phương theo các Quy chế do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành;
d) Thẩm định, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây
dựng hoặc tu bổ, tôn tạo tượng đài, tranh hoành tráng trên địa bàn tỉnh theo uỷ
quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch;
9. Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà

nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với
tác phẩm văn học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn
tỉnh các quy định về cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền
tác giả đối với các tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng và chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả,
chủ sở hữu, quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Thẩm định quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp theo yêu
cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

15

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

10. Về Thư viện:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chuyển giao các
xuất bản phẩm lưu chiểu tại địa phương cho Thư viện cấp tỉnh theo quy định;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động Thư viện trong tỉnh theo quy định
của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; thực hiện đăng ký hoạt động đối với thư
viện cấp tỉnh;
c) Chỉ đạo các Thư viện trong tỉnh xây dựng quy chế tổ chức hoạt động
theo quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
11. Về Quảng cáo:

a) Thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp, sửa đổi, bổ
sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân
nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn tỉnh;
b) Cấp, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, panô, băng rôn,
màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước,
phương tiện giao thông, vật thể di động khác trên địa bàn tỉnh;
c) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt
động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo trừ báo chí, mạng thông tin
máy tính và xuất bản phẩm;
12. Về Văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở ở địa
phương sau khi được Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt;
b) Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức các hoạt động của các thiết chế
văn hoá cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể thao và
Du lịch;
c) Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, làng, xã, cơ quan, đơn vị văn hoá
trên địa bàn tỉnh;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

16

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam


d) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng
dẫn phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " sau khi được
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chịu trách nhiệm Thường trực Ban
chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ";
đ) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chính sách văn hoá dân
tộc, bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hoá phi vật thể của cộng đồng
các dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên
truyền cổ động, triển lãm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh;
g) Tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi sáng tác tranh cổ
động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh;
h) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý Karaoke, vũ
trường, Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng tại
địa phương;
13. Về gia đình:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về đảm bảo quyền bình đẳng và chống bạo lực trong gia đình;
b) Tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về gia đình;
c) Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia
đình truyền thống Việt Nam.
14. Về thể dục, thể thao cho mọi người:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thể
dục, thể thao quần chúng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
sau khi được phê duyệt;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

17


MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng
dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể thao sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh phê duyệt;
c) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao vận
động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao; phổ biến
hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính,
nghề nghiệp;
d) Xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu, phê duyệt điều lệ và
chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các cuộc thi đấu thể dục, thể thao quần chúng cấp
tỉnh;
đ) Hướng dẫn, tổ chức các giải thi đấu khu vực, toàn quốc về thể dục,
thể thao quần chúng khi được cấp có thẩm quyền giao;
e) Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước đối với các hoạt động
thể thao giải trí trong các điểm vui chơi, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh;
h) Tổ chức, hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao
dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khoẻ truyền thống;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc công nhận gia đình thể thao trên địa bàn
tỉnh;
k) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo , Ban chỉ huy Quân sự tỉnh và
Công an tỉnh tổ chức thực hiện giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường và
thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang cấp tỉnh;

15. Về thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện
vận động viên; kế hoạch thi đấu các đội tuyển thể thao của tỉnh sau khi được
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

18

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

b) Tổ chức thực hiện Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh, các giải thi đấu
quốc gia, quốc tế được cấp có thẩm quyền giao;
c) Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tổ chức và phê duyệt
điều lệ giải thi đấu vô địch từng môn thể thao cấp tỉnh; chế độ đặc thù đối với
huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh theo quy định;
d) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động
thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh
hoạt động thể thao; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoạt động thể dục thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên
nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao;
đ) Thực hiện quyết định phong cấp cho vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài thể thao thuộc thẩm quyền quản lý của Sở;
16. Về du lịch:
a) Tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh

trình Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện về điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ
liệu tài nguyên du lịch, du lịch của tỉnh theo quy chế của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và
phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của
tỉnh;
d) Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống lưu trữ tư liệu về các lĩnh vực quản lý của Sở ;
17. Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan: liên quan tổ chức thực hiện
các biện pháp phòng chống, ngăn chặn các hoạt động văn hoá, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch vi phạm pháp luật.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

19

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

18. Thẩm định, tham gia thẩm định: các dự án đầu tư, phát triển liên
quan đến văn hoá, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh;
19. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh tập thể, kinh tế tư nhân, các liên đoàn, các hội và tổ
chức phi chính phủ trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du
lịch theo quy định của Pháp luật;

20. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập về văn hoá, thể thao và du lịch theo
quy định của pháp luật;
21. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục
thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và sự phân công của Uỷ ban
nhân dân tỉnh;
22. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về văn hoá, gia đình, thể dục thể
thao và du lịch đối với cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
và chức danh chuyên môn thuộc cấp xã.
23. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên
môn nghiệp vụ của Sở;
24. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng và xử lý các vi phạm pháp luật về văn hoá, gia đình thể dục, thể thao và
du lịch theo quy định của pháp luật hoặc phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân
bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh Yên Bái;
25. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đối với các tài năng về văn
hoá nghệ thuật, và thể dục thể thao; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và
du lịch trên địa bàn tỉnh;

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

20

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập


GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

26. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các
phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện
chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
27. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
28. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân tỉnh và
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
29. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lý của công ty
1.4.1. Lãnh đạo Sở
a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có Giám đốc và không quá 03 Phó
Giám đốc (trường hợp đặc biệt có quy định điều chỉnh cụ thể).
b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của Sở.
c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; Khi Giám
đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành
các hoạt động của Sở.
d) Việc điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen
thưởng, kỷ luật, từ chức và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và
Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định
của pháp luật và phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ của tỉnh.


SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

21

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

1.4.2. Cơ cấu tổ chức thuộc Sở, gồm có
a) Các phòng chuyên môn:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Nghiệp vụ văn hoá;
- Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình;
- Phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao;
- Phòng Nghiệp vụ du lịch;
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
- Phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Di sản văn hoá.
Các phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. Việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, từ chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện
chế độ, chính sách đối với các chức danh Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng
thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ của
tỉnh.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
- Bảo tàng tỉnh Yên Bái;

- Trung tâm Văn hoá tỉnh Yên Bái;
- Thư viện tỉnh Yên Bái;
- Đoàn Nghệ thuật tỉnh Yên Bái;
- Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng tỉnh Yên Bái;
- Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái;
- Trung tâm Phát hành sách tỉnh Yên Bái;
- Trường Trung cấp Thể dục Thể thao tỉnh Yên Bái.

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

22

MSV: 0641390113


Báo cáo thực tập

GVHD: Th.S Nguyễn Giang Nam

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền thành lập,
quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của các đơn vị
trực thuộc theo quy định của pháp luật và các vản bản hướng dẫn của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền

SVTH: Nguyễn Thị Hương Giang

23

MSV: 0641390113



×