Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Báo cáo tour xuyên việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.09 MB, 94 trang )

1.

PHẦN MỞ ĐẦU.

1. Giới thiệu khái quát về chương trình thực tập

Chương trình thực tập 20 ngày 19 đêm của sinh viên lớp cao đẳng Lữ Hành khóa
2013, bắt đầu từ ngày 17/5/2015 đến ngày 5/6/2015. Xuyên suốt chương trình, lớp được
đi qua mọi miền Tổ quốc từ Nam ra Bắc, đồng thời dừng chân tại những điểm du lịch của
đất nước, trải nghiệm thêm về các giá trị văn hóa – lịch sử mà ông cha ta đã để lại từ ngàn
đời, để từ đó trau dồi kiến thức và kĩ năng phục vụ cho quá trình làm việc trong tương lai.
Lịch trình cụ thể:
Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Ngày 4

Ngày 5

Tp Hồ Chí Minh – Buôn Ma Thuột (350km)
Tuyến đường:
Sáng: Di chuyển suốt tuyến qua
Quốc lộ 12, Tỉnh lộ 741, tuyến đường các tỉnh: Bình Dương, Bình
nội ô thành phố Buôn Ma Thuột
Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk
Chiều: Thác Dray Sap
Tp Buôn Ma Thuột – Tp Pleiku (200km)
Tuyến đường:


Sáng: Khu du lịch Buôn Đôn,
Nội ô thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh chùa sắc tứ Khải Đoan, Bảo tàng
lộ 1, Quốc lộ 14, tuyến đường thành văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
phố Pleiku
Chiều: Tự do tham quan thành
phố Pleiku
Tp Pleiku – Hội An (370km)
Tuyến đường:
Sáng: Nhà thờ gỗ Komtum, cầu
Quốc lộ 14, Nội ô thành phố treo Konklor, Di tích chiến thắng
Komtum, Quốc lộ 14 ( Đường Hồ Chí Đắk Tô – Tân Cảnh.
Minh), đèo Lò Xo, Quốc lộ 14B, Chiều: Tham quan phố cổ Hội
tuyến đường nội ô thành phố Đà Nẵng An
Đà Nẵng – Huế (100km)
Tuyến đường:
Sáng: Khu du lịch Ngũ Hành
Nội ô Tp Đà Nẵng, Quốc lộ 1A, đèo Sơn, Bảo tàng điêu khắc Chăm
Hải Vân, tuyến đường nội ô TP Huế
pa , Bán đảo Sơn Trà, Chùa Linh
Ứng, Hải Vân Quan, Vịnh Lăng
Cô.
Chiều: Du thuyền và nghe ca
Huế trên sông Hương
Tp Huế
Tuyến đường:
Sáng: Đại Nội – Hoàng Cung của
Nội ô Tp Huế
triều đại nhà Nguyễn, chùa Thiên
Mụ
Chiều: Lăng Vua Minh Mạng, Tự



Ngày 6

Ngày 7

Ngày 8

Ngày 9

Ngày 10

Ngày 11

Ngày 12

Ngày 13

Ngày 14

Đức, tự do dạo Tp Huế về đêm
Huế - Phong Nha – Quảng Bình (280km)
Tuyến đường:
Sáng: Thánh địa La Vang, thành
Quốc lộ 1A, Nội ô Tp Đông Hà, cổ Quảng Trị, Vĩ tuyến 17
đường Hồ Chí Minh – nhánh đông, Chiều: Động Phong Nha, Biển
nội ô Tp Đồng Hới
Nhật Lệ
Quảng Bình – Vinh (200km)
Tuyến đường:

Sáng: ngã ba đồng Lộc
Quốc lộ 1A, đèo Ngang, Đồng Lộc, Chiều: Khu di tích nguyễn Du,
nội ô TP Vinh, quốc lộ 49
làng Sen – làng Hoàng Trù quê
Bác
Vinh – Ninh Bình (210km)
Tuyến đường:
Sáng: đi suốt tuyến
Quốc lộ 1A đi qua Nghệ An, Thanh Chiều: Danh Thắng Tràng An,
Hóa, Ninh Bình, tuyến đường nội ô chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư
thành phố Ninh Bình
Ninh Bình – Hạ Long (182km)
Tuyến đường:
Sáng: Chùa Phổ Minh, đền Trần
Quốc lộ 10 đi qua Ninh Bình, Thái Chiều: Vịnh Hạ Long
Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quốc
lộ 18, nội ô Tp Hạ Long
Tp Hạ Long – Tp Lạng Sơn (245km)
Tuyến đường:
Sáng: Di tích núi Yên Tử, suối
Quốc lộ 18, Tp Uông Bí, Hải Dương, Giải Oan, chùa Giải Oan.
Quốc lộ 37, Bắc Giang, Quốc lộ 1A, Chiều: danh thắng Côn Sơn, di
Lạng Sơn, tuyến đường nội Ô Tp tích ải Chi Lăng
Lạng Sơn
Tp Lạng Sơn – Phú Thọ (220km)
Tuyến đường:
Sáng: Động Tam Thanh, núi Tô
Quốc lộ 1A đi qua Bắc Giang, Bắc Thị, Hữu Nghị Quan
Ninh, Hà Nội, cao tốc Hà Nội – Lào Chiều: Đi suốt tuyến
Cai đi Phú Thọ

Phú Thọ - Sapa (290km)
Tuyến đường:
Sáng: Khu di tích đền Hùng
Nội ô Tp Việt Trì, cao tốc qua Phú Chiều: cửa khẩu Hà Khẩu, chợ
Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Quốc lộ 4D
Cốc Lếu, chợ đêm Sapa
Sapa
Tuyến đường:
Sáng: khu du lịch Hàm Rồng –
Nội ô thị trấn Sapa
Vườn Hoa – Cổng Trời – Sân Mây
– Văn nghệ dân tộc
Chiều: Thác Bạc, Bản Cát Cát
Sapa – Hòa Bình – Hà Nội


Ngày 15

Ngày 16

Ngày 17

Ngày 18

Ngày 19

Ngày 20

Tuyến đường:
Sáng: khởi hành vê Việt Trì

Quốc lộ 4D, Cao tốc Lào Cai – Hà Chiều: Thủy điện Hòa Bình, tối
Nội, quốc lộ 32C, nội ô thành phố hòa nghỉ đêm tại Hà Nội
Bình, quốc lộ 6, đường cao tốc Thăng
Long, nội ô thành phố Hà Nội
Thủ đô Hà Nội
Tuyến đường:
Sáng: Lăng Bác – phủ chủ tịch,
Nội ô thành phố Hà Nội
chùa Một Cột
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Chiều: Dền Quán Thánh, Chùa
Trấn Quốc – Hồ Tây, Đền Ngọc
Sơn – Hồ Hoàn Kiếm, Dạo phố cổ
Hà Nội
Hà Nội – Đồng Hới (480km)
Tuyến đường:
Sáng: nhà thờ đá Phát Diệm
Đường cao tốc qua Pháp Vân, quốc lộ Chiều: đi suốt tuyến, tự do dạo
1A đi qua Hà Nam, Ninh Bình, Quốc thành phố Đồng Hới về đêm
lộ 10B đi qua Kim Sơn, Nga Sơn
( Thanh Hóa ), quốc lộ 1A.
Đồng Hới – Đà Nẵng (320km)
Tuyến đường:
Sáng: đi suốt tuyến
Quốc lộ 1A đi qua Hà Tĩnh, Quảng Chiều: Viếng nghĩa trang liệt sĩ
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Trường Sơn
Hầm Hải Vân, tp Đà Nẵng, tp Hội An
Đà Nẵng – Quy Nhơn (345km)
Tuyến đường:
Sáng: khu di tích Sơn Mỹ

Tỉnh lộ 24 đi Sơn Mỹ, Quốc lộ 1A qua Chiều: Bảo tàng Quang Trung –
Quảng Nam, Quảng Ngãi, quốc lộ 19, nhạc võ Tây Sơn
nội ô thành phố Quy Nhơn
Quy Nhơn – Nha Trang (350km)
Tuyến đường:
Sáng: Biển Sa Huỳnh, khu du lịch
Quốc lộ 1A qua Bình Định, Phú Yên, Ghềnh Ráng, Tháp Nhạn, biển Đại
Đèo Cả, Khánh Hòa, Ninh Thuận
Lãnh
Chiều: họp mặt tổng kết chuyến
đi
Nha Trang – Thành Phố Hồ Chí Minh
Tuyến đường:
Sáng: Mua sắm đặc sản tại Phan
Quốc lộ 1A đi qua Ninh Thuận, Bình Rang, Phan Thiết
Thuận, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh
Chiều: đến tp Hồ Chí Minh kết
thúc chuyến thực tập


2. Nội dung
2.1 Về chuyên môn:

2.1.1: Giới thiệu các điểm du lịch trong chương trình tham quan

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán
đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam phía bắc giáp Trung Quốc, phía
tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam
giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội

thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định
gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng đông nam châu Á. Lãnh
thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền
với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài
3.444 km tiếp giáp vớivịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn
4.500 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao


gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp
ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km².
Du lịch Việt Nam là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đất nước Việt Nam có tiềm năng
du lịch đa dạng và phong phú.
Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu
lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ
đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012[2]. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam
Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, [5] khách nội địa đạt 35 triệu
lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng.
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2014 ngành du lịch Việt Nam thu hút gần 8 triệu
lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số dự kiến năm 2020 là 11-12 triệu
khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ
USD năm 2020.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng
ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:


Di tích


Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có
hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp
tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ
chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam.
Việt Nam hiện có 62 di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Các di tích quốc
gia đặc biệt ở Việt Nam được Thủ tướng chính phủ ra quyết định xếp hạng ở 2 đợt đầu
gồm: Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Dinh Độc Lập, Hoàng thành Thăng Long, Khu căn
cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu di tích ATK Thái Nguyên, Khu di tích chiến thắng
Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế, Khu di
tích Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ tịch
Tôn Đức Thắng,Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà Hồ, Thánh địa
Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và Đền
Hùng.


Danh thắng

Hiện nay Việt Nam có 30 vườn quốc gia gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam
Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương,Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong NhaKẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka
Kinh,Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước
Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng.


Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 40-150 độ . Nhiều suối có hạ tầng xây dựng
khá tốt như: Suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim
Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa-Vũng Tàu, suối nước nóng Kênh
Gà, Ninh Bình, suối nước nóng Quang Hanh Quảng Ninh.
Hang động Việt Nam chủ yếu nằm ở nửa phía bắc của đất nước này do tập trung
nhiều dãy núi đá vôi. Hệ thống hang động ở Việt Namthường là các hang động nằm trong

các vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất phát triển. Ba di sản thiên nhiên thế giới
của Việt Namlà vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và quần thể danh
thắng Tràng An đều là những danh thắng có những hang động nổi tiếng. Cho tới năm
2010 chỉ riêng ở Quảng Bình đã thống kê được 300 hang động thuộc Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng. TỉnhNinh Bình có 400 hang động trong đó hơn 100 hang động tập
trung nhiều ở quần thể di sản thế giới Tràng An - Tam Cốc - Bích Động. Hiện nay tổng số
hang động ở Việt Nam được phát hiện lên tới gần 1000 hang động. Các hang động ở Việt
Nam tuy nhiều nhưng số được khai thác sử dụng cho mục đích du lịch còn rất ít. Tiêu biểu
nhất là: động Phong Nha (Quảng Bình), động Hương Tích(Hà Nội), hang động Tràng
An, Tam Cốc - Bích Động, động Địch Lộng, động Vân Trình, động Thiên Hà (Ninh
Bình), hang Pác Bó (Cao Bằng), động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Sơn Mộc Hương
(Sơn La), các hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)...
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển,
hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ
Long và vịnh Nha Trang.
Tính đến năm 2003 Việt Nam có khoảng 3500 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0.2 triệu m3.
Chỉ có 1976 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m3, chiếm 55,9% với tổng dung tích 24.8 tỷ
m3. Trong số hồ trên có 10 hồ do ngành điện quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m3. Có 44
tỉnh và thành phố trong 63 tỉnh thành Việt Nam có hồ chứa. Tỉnh có nhiều hồ nhất
là Nghệ An (249 hồ), Hà Tĩnh (166 hồ), Thanh Hóa(123 hồ), Phú Thọ (118 hồ), Đắk
Lăk (116 hồ) và Bình Định (108 hồ). Một số hồ nổi tiếng ở Việt Nam đã được khai thác
du lịch như: Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Đại Lải, hồ Quan Sơn, hồ Suối Hai (Hà Nội); Hồ
Ba Bể (Bắc Kạn); Hồ Cấm Sơn (Bắc Giang); Hồ Đồng Chương, hồ Đồng Thái, hồ Yên
Thắng, hồ Mạc (Ninh Bình); hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở (Đà Lạt)...
• Danh hiệu UNESCO
Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam gồm danh sách các di sản thế giới, khu dự trữ
sinh quyển thế giới, di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu, di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại... đã được UNESCO công nhận tại Việt Nam. Trong hệ thống các
danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất. Thủ
đô Hà Nội hiện sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO trao tặng nhất cho các đối

tượng: Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù và Hội Gióng.
Đến năm 2014, các tỉnh Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Kiên Giang, Cà Mau mỗi tỉnh sở hữu từ 2 đến 3 danh hiệu UNESCO; Các tỉnh Bắc
Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hòa Bình, Khánh Hòa, Lai Châu, Lạng


Sơn, Lào Cai, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Yên Bái chưa từng sở hữu một danh hiệu UNESCO nào.
Tới năm 2015, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt
Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An, Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng
Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,
và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các di sản thế giới hiện đều là những điểm du
lịch hấp dẫn.Tính đến hết năm 2015 Việt Nam được UNESCO công nhận 9 khu dự trữ
sinh quyển thế giới đó là Châu thổ sông Hồng, Cát Bà, Tây Nghệ An, Đồng Nai, Cù lao
Chàm, Cần Giờ ,Cà Mau và biển Kiên Giang, cao nguyên LangBiang. Có 9 di sản văn
hóa phi vật thể trên thế giới tại Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn
hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên,Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương (Phú Thọ).

Ngày 1: Tp Hồ Chí Minh – Buôn Ma Thuột

Thác Dray Sap


Thác Đray Sáp hay còn gọi là Thác Draysap là một thác nước trên dòng sông
Serepôk. Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng; cách đó không xa là thác Đray
Nur (hay thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Thác Đray Sáp thuộc xã Nam Hà,
huyện Krông K'Nô, tỉnh Đăk Nông, và cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về
hướng Nam.
Theo tiếng Êđê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ

dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như
màu sương khói.
Huyền thoại: Ngày xưa có một thiếu nữ Êđê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng
trai giàu có từ khắp các buôn làng M’Nông, Êđê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự tuyệt
bởi lẽ nàng đã trót thầm yêu trộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở
chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng
đá lớn. Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện, đầu nó to như quả núi, mắt đỏ như
lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh
lên tạo thành cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi
ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu đã bị con quái vật bắt mang đi mất. Chàng
vô cùng đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra
những tiếng kêu than vãn, nhung nhớ, đau thương.
Chỗ chàng trai bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác. Còn chỗ con quái vật
lao xuống đã trở thành thác nước ngày nay. Vào mùa xuân thác cao 12 m, rộng 120 m, và
vào mùa khô thác cao 8 m, rộng 80 m.
Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Serepôk từ thượng
nguồn đổ xuống tới đây lại chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu
tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung
lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm
bên kia dòng đổ của thác chính. Khi qua khỏi cầu treo du khách sẽ đến một vùng đất cao
thoáng đãng. Đây là một đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác
Đray Nu (thác Hầm), cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và
thơ mộng giữa chốn đại ngàn.
Cách thác Đray Nu chừng 100 m là thác lớn, cũng thuộc hệ thống Đray Sáp. Thác
này cũng có độ cao 12 m nhưng rộng đến 140 m luôn tung bụi nước mịn như sương khói.
Ngày nay, Đray Sáp trở thành điểm tham quan du lịch ở Tây Nguyên. Tất cả các
tour du lịch về Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột đều ghé lại đây nghỉ ngơi.
Thác Đray Sáp được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh cấp
quốc gia năm 1991
Ngày 2: Tp Buôn Ma Thuột – Tp Pleiku

Bản Đôn:


Bản Đôn là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cũng được nhiều người trên thế
giới biết đến như là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Bản Đôn
trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế
xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời
cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.
Hiện tại, Bản Đôn chỉ còn là một địa điểm du lịch nằm trên địa bàn xã
Krôngna, huyện Buôn Đôn của Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ
1 về phía Tây Bắc.
Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn
Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là
"Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk.
Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày
xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt
gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây
một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Cư dân Bản Đôn ngày nay vẫn còn thông thạo tiếng
Lào và tiếng Thái Lan, Cư dân có sự lai tạp giữa người Êđê bản địa và người Nam Lào.
Hiện tại, Bản Đôn chính là cách gọi chung để chỉ hệ thống cụm du lịch của huyện
Buôn Đôn gồm các khu du lịch thác Bảy Nhánh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu du lịch Cầu
treo, hồ Đăk Min, vườn cảnh Trohbư...
Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông, thác
Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi gần đó là Tháp chàm
Yang Prong - Ea Súp. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất
Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch


mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được
các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.

Sự năng động trong khai thác du lịch hiện nay đã biến Bản Đôn trở thành thương
hiệu nổi tiếng nhất của Du lịch Đắk Lắk, một nơi không thể không đến khi đến Đắk Lắk.
Dựa trên những giá trị văn hóa như truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng;
các di tích, thắng cảnh, lợi thế rừng quốc gia và các món ăn đặc sản rất đặc trưng như thịt
rừng nướng, gà nướng Bản Đôn, cơm lam, các món ăn từ các loài cá sông đặc sản như cá
lăng, cá mõm trâu với rượu cần, rượu Ama Công. Ngành du lịch ở Bản Đôn hiện tại rất
phát triển với các sản phẩm ăn khách như tham quan vườn quốc gia Yok Đôn, mộ Vua
Voi, nhà sàn cổ, cầu treo, hội đua voi hoặc cưỡi voi lội qua sông Serepôk, nghe đánh cồng
chiêng...

Cầu treo buôn Đôn
Cầu treo buôn Đôn là một cây cầu treo thô sơ bằng vật liệu tre nứa để phục vụ nhu
cầu du lịch và cũng là tên một địa danh du lịch nổi tiếng của Bản Đôn.
Đây là một cây cầu du lịch được làm bằng vật liệu tre, nứa, song, mây có gia cố
thêm cáp sắt. Cầu được bắt trên một cây gừa cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc
ven bờ sông Serepôk đoạn chảy qua Bản Đôn và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng
Serepôk. Tán cây bao trùm một diện tích tới trên một ha đất với nhiều gốc do các đoạn rễ
phụ tạo thành nên trông rất lạ mắt. Cây cầu dài chừng 1 km, với nhiều phân đoạn gắn kết
hài hòa với một hệ thống sàn nghỉ, nhà hàng gia công bằng gỗ cũng hoàn toàn nằm trên
cây.


Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo
nhịp chân hoặc nghỉ trên các sàn gỗ lơ lửng trên cây giữa dòng sông; thưởng thức món
cơm lam, gà nướng Bản Đôn...

Mộ Vua Săn Voi
Đây là khu lăng mộ của gia đình vua voi Khun Yu Nốp, một nhân vật lịch sử đã trở
thành một huyền thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần
dưỡng voi rừng.

Vua Săn Voi, hay Khun Yu Nốb, là danh hiệu vua Xiêm (Thái Lan) ban cho N' Thu
K' Nul, người dân gốc được coi như người khai sinh ra Bản Đôn với nghề săn bắt thuần
dưỡng voi. Trong đời ông đã bắt được và thuần dưỡng hơn 170 con voi rừng, trong đó có
một con bạch tượng tặng vua Xiêm, danh hiệu Khun Yu Nốb tức vua voi chính là do vua
Xiêm ban tặng.
Ở Bản Đôn hiện còn hai di tích về ông còn rất nguyên vẹn là nhà sàn cổ và mộ vua
voi. Gồm 2 lăng mộ xây gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế
tục sự nghiệp, cho xây dựng. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ hình khối đơn
giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của R'leo K'Nul, ở ngay bên
cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn của dân tộc Campuchia; mộ do
do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về con voi
trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai ngôi mộ liền kề
nhau và kết hợp hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người ta hay nhầm tưởng đây
là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi Khun Yu Nốb.


Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của buôn Yang Lành với những
ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn hoá Tây
Nguyên.
Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là một điểm tham quan du lịch quan trọng trong
quần thể du lịch Bản Đôn.
Rượu A Ma Công
Được ngâm từ thang thuốc gồm độc nhất lá và thân, rễ cây Trơng, một loài cây
mọc trong rừng sâu Buôn Đôn. Do nó có một công dụng rất tế nhị và được báo chí nhắc
đến rất nhiều nên được nhiều người biết đến tìm mua như một đặc sản, một món quà quý
mang đậm chất Bản Đôn.
Rượu lấy theo tên A Ma Công là một huyền thoại sống của vùng Bản Đôn, đến
năm 2007 ông khoảng 90 tuổi đang còn khỏe mạnh. Ông là cháu 3 đời của vua voi Khun
Yu Nốb, bản thân ông cũng là một Gru kỳ cựu, trong đời đã săn được trên 100 con
voi. Người Bản Đôn nói rằng với bài thuốc của mình năm 75 tuổi A Ma Công vẫn rất

cường tráng còn lấy thêm người vợ thứ tư và sinh được một con trai.
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan

Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành
phố Buôn Ma Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk, nằm ở phường Thống Nhất. Đây cũng là ngôi
chùa lần đầu tiên được xây dựng ở Cao Nguyên. Tên gọi Khải Đoan là ghép từ tên
vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại
Đaklak, được xây dựng vào năm 1951. chùa tọa lạc trên khu đất rộng 7 mẫu 8 sào 28m2,
do Đoan Huy Hòang Thái Hậu Hòang Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo trung
phần. Bấy giờ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Trị Sự Trưởng Tổng Hội Phật Giáo trung phần


tiếp nhận và công cử Hòa Thượng Thích Đức Thiệu thay mặt tổng hội trông coi xây dựng.
Về phía Hoàng triều, bà Từ Cung đặt cử thứ phi Mộng Điệp theo dõi việc tôn tạo.
Chùa hướng mặt Tây nam , nhìn xuống suối Đốc Học, lưng dựa thế của khu phố
Buôn Ma Thuột. Cái thế “tiền thủy hậu sơn” theo quan niệm phong thổ hài hòa của kiến
trúc cổ Việt, thế đứng vững chãi bền lâu cho muôn đời con cháu. Lối kiến trúc phỏng theo
kiểu dáng cung đình Huế kết hợp vói phong cách nhà sàn của dân tộc Tây nguyên, pha
chút kiến trúc hiện đại. Mái chùa cong, dáng dấp một cái nhà rông, nhưng rất uyển
chuyển mềm mại với những đôi dao long quyện mây lướt gió, thật độc đáo mà hài hòa, cổ
kính mà cũng thật gần gũi đậm đà.

Kinh phí xây dựng ban đầu do bà Từ Cung hỷ cúng, thêm vào đó là công đức của
bá tánh thập phương. Năm 1953, nhân ngày lễ an vị lạc thành nhà hậu tổ, chùa được sắc
phong là “SẮC TỨ KHẢI ĐOAN” – đời vua Bảo Đại. Khải Đoan là 2 chữ đầu của vua
Khải Định và Đoan Huy Hòang Thái Hậu, mang ý nghĩa ghi nhận công đức người sáng
lập ngôi chùa này.
Từ đây hội Phật Giáo Đaklak được thành lập, trải qua nhiều giai đoạn, từ hội Phật
học đến GHPGVNTN cho đến ngày nay, Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo. Xuyên suốt

nửa thế kỷ, Khải Đoan kế tục 7 đời trụ trì: trụ trì đầu tiên ngài thích Đức Thiệu, kế tiếp
đời trụ trì có các ngài Thích Từ Mãn, Thích Thiện Nhơn, Thích Viên Đức, Thích Quãng
Hương, Thích Quang Huy. Đương kim trụ trì đời thứ 7 là Thượng Tọa Thích Châu
Quang, trưởng tử của Hòa Thượng Thích Đức Thiệu.
Nét đốc đáo cổ kính của ngôi chùa giữa lòng thành phố Buôn ma thuột đang vươn
lên hiện đại hóa, đã trở thành thắng cảnh du lịch của Tây nguyên.Qua các thời kỳ đấu


tranh giành độc lập, Khải Đoan đã cùng nhân dân các dân tộc Tây nguyên, góp phần vào
trang sử hào hùng của cả nước, bằng ngọn đuốc Thích Quảng Hương tự thiêu chống Mỹ –
Diệm tại quảng trường Lam Sơn – Chợ Bến Thành – Sài Gòn, nay Là Tp Hồ Chí
Minh.Về mặt văn hóa, Khải Đoan là ngôi chùa được vua ban hiệu cuối cùng của chế độ
phong kiến Việt Nam, lại có ngôi chùa đầu tiên có mặt tại Đaklak của tổ chức Phật Giáo.
Khải đoan là cái nôi Phật Giáo Tây nguyên; từ đây hàng trăm ngôi chùa trong tỉnh được
hình thành. Dân gian quen gọi là chùa lớn hay chùa tỉnh.Ngôi chánh điện gồm năm gian
thoáng đạt là nơi thờ phật và lễ bái. Khu hậu tổ cũng không kém phần trang nghiêm cổ
kính.
Một vài nét chính của ngôi chùa:
• Cây Bồ Đề: là tặng vật lưu niệm của Đại đức Narada mang từ Côlômbô qua Việt
Nam nhân chuyến ghé thăm Banmethuot. Đại đức tặng chùa Khải Đoan năm 1962.
• Quan Âm Các: xây dựng năm 1972, do sự đóng góp của các hàng Phật tử, đây là
công trình kiến trúc độc đáo, là sản phẫm nghệ thuật do các thợ Huế xây dựng.
Quan Âm Các được tu sửa vào cuối năm 2000.
• Đại Hồng Chung: là bảo vật hiến cúng của Hòang thái tử Bảo Long và Bảo Thăng ,
do các nghệ nhân phường đúc Huế tôn tạo tại làng Hưng Đạo 1953.
• Thánh Tử Đạo Thích Quảng Hương: nguyên Trụ Trì Sắc tứ Khải Đoan (60-63), vị
pháp thiêu thân chống chính quyền Ngô đình Diệm đàn áp Phật Giáo ngày
05/10/1963 tại công trường Lam sơn, chợ Bến thành –Sài gòn.
• Công Đức Tạng: tôn tạo năm 1993, lưu niệm công đức tiền bối qua các thời kỳ, từ
sơ khời xây dựng cho đến đời thứ 6 trụ trì Chùa Khải Đoan. Nơi đây cũng là nơi an

trí nhục thân cố Hòa Thượng Thích Quang Huy, nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Sắc Tứ Khải Đoan (1963-1993).
• Cổng Tam Quan: công trình kiến trúc thực sự mang đậm sắc thái nghệ thuật kiến
trúc kinh thành, cao, rộng, sâu. Phía dưới có 3 cổng ra vào, phía trên có 3 lầu vọng
nguyệt, tựa như cổng ngỏ của của các vương phủ.
Đây là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong
kiến. Chùa hiện tại đã được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn
chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk và là một
điểm du lịch tham quan không thể bỏ qua ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên


Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk nằm tại số 04 Nguyễn Du nay là 02 Y
Ngông, được bao bọc bởi 3 đường Lê Duẩn, Y Ngông (trước đây là đường Nguyễn Du)
và đường Lê Hồng Phong.
Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị. Bảo tàng là một không gian
thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với các loài động, thực vật; cây công nghiệp
chủ lực của vùng và về văn hóa của 44 dân tộc cùng sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó có
không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và các tập quán sinh hoạt, làm việc, cùng
các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét. Hơn thế nữa Bảo
tàng có trưng bày các vật khảo cổ, vật dụng, hình ảnh và tư liệu về 2 cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Con người Tây Nguyên không những gần gũi trong
sinh hoạt mà còn rất anh dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bảo tàng bao gồm ba khu trưng bày chính trên tầng 2 của tòa nhà:
• Khu giữa: Đa dạng sinh học.
Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về hệ sinh thái và thổ nhưỡng của Tây
Nguyên như là:
Rừng: thủy tùng, cẩm xe, gỗ xưa, cẩm lai...và các loại thuốc dân gian;
Động vật: báo, gấu chó, chồn bay...;
Khu sinh thái: hồ Lắk, thác Đray Nur;

Thổ nhưỡng: đất đỏ bazan, đất sét, đất xám...;
Cây công nghiệp: cây cà phê (còn được gọi là vàng đen), cao su (còn được gọi là
vàng trắng), tiêu...;
• Khu bên trái: văn hóa dân tộc.
Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của con người Tây
Nguyên tiêu biểu là người Êđê bản địa ngoài ra còn các dân tộc bản địa khác và
một số dân tộc nhập cư như là:


Nông nghiệp: gùi, các dụng cụ trồng lúa của người bản địa;
Săn bắn hái lượm: thuyền độc mộc, giỏ, lao;
Dụng cụ bắt voi và thuần dưỡng voi;
Nhà dài và không gian trong nhà: ghế dài, bếp lửa, đồ trang sức;
Trang phục: Già làng, thầy cúng;
Nghề thủ công: diệt thổ cẩm, dệt chiếu, làm đồ gốm cuộn vải, lò rèn hơi bằng ống
tre;
Cồng chiêng Tây Nguyên: cồng chiêng của người Êđê và Jarai;
Rượu cần Tây Nguyên với kích thước các chum to nhỏ khác nhau;
Nhạc cụ dân tộc: đàn đá,
Tang lễ: lễ bỏ mả và tượng nhà mồ;
Trang phục của một số dân tộc bản địa và các dân tộc nhập cư khác: người
M'Nông, người Việt, người Dao, người Thái...;
• Khu bên phải: Lịch sử.
Không gian trưng bày hiện vật, hình ảnh về vật dụng của người cổ đại, vũ khí
chiến đấu phục vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Ngoài ra, còn các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đầu những năm hòa bình,...
Hóa thạch: hình ảnh ốc hóa thạch;
Đồ khảo cổ: trống đồng Đông Sơn, cồng chiêng, chén đĩa cổ và các dụng cụ dùng
trong sinh hoạt thời kháng chiến;
Các hình ảnh và tư liệu về các chiến dịch trong cuộc kháng chiến giải phóng dân

tộc: chiến dịch 1930-1954 (tiền, hình ảnh về nhà đày Buôn Ma Thuột, đồ dùng
cách mạng); chiến dịch 1954-1975 (súng các loại, giường cách mạng); từ 1975 cho
đến nay (máy đánh chữ, điện thoại, máy cưa, các con dấu của tư lệnh, cột mốc biên
giới giữa Việt Nam và Campuchia năm 2007)
Ngày 3: Tp Pleiku – Hội An
Nhà thờ gỗ Komtum
Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, là một nhà thờ Giáo
hội Công giáo nằm ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Nhà thờ được xây
dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làmnhà thờ
chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum.


Theo tư liệu lịch sử, vào những năm giữa thế kỉ 19, có một con đường dài 120 km
tên gọi là con đường “Muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi lên KonTum. Con
đường này hẻo lánh, hoang vu, gập ghềnh từ ngã ba Thạch Trụ, Quảng Ngãi qua Ba Tơ,
đèo Violắc là con đường buôn muối, gốm sứ và cồng chiêng hoặc các vật dụng giao
thương giữa người Kinh và người dân tộc trong khu vực. Khi đó những người truyền giáo
Pháp cũng đã theo con đường này để bắt đầu công cuộc truyền giáo của mình và bắt đầu
xây dựng các nhà thờ bằng gỗ hoặc tre, tranh nhỏ để truyền đạo. Ngôi nhà thờ đầu tiên
được xây dựng vào năm 1870. Cho đến khi bắt đầu đông giáo dân, linh mục Giuse
Decrouille được giao cai quản xứ đạo Kon Tum. Vào năm 1913 ông quyết định xây dựng
ngôi nhà thờ lớn với vật liệu là gỗ cà chít. Công việc xây dựng ngôi nhà thờ kéo dài đến
năm 1918 mới hoàn tất. Dù đã trải qua bao biến thiên lịch sử, cho đến nay ngôi nhà thờ
vẫn không hề bị hư hỏng mà vẫn vững chắc.


Nhà thờ gỗ Kon Tum là một kiệt tác bởi được thiết kế theo kiến trúc Romantic,
phối hợp hài hoà kiểu nhà sàn của người Ba Na nên đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng
người dân cao nguyên từ những đường nét họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu.
Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các

sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ
cẩm, cơ sở mộc…
Công trình này được xây dựng bằng gỗ do những người thợ mộc lành nghề đến từ Bình
Định và Quãng Ngãi. Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm
nhà truyền thống của người miền Trung. Trên tường rơm là những bức tranh kính màu về
Chúa, Đức Mẹ rực rỡ khi ánh nắng vùng cao xuyên qua…
Khu hoa viên của nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ hai tay nâng bế Chúa Hài Đồng
được làm từ một thân gỗ nguyên sơ, tạc theo phong cách mộc mạc của các dân tộc Tây
Nguyên. Chiếc thánh giá và các tượng trang trí bên ngoài lẫn bên trong nhà thờ như các
con chiên, các tượng thánh bằng gốc rễ cây rừng làm không gian mang đậm màu sắc đại
ngàn.
Có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào. Nếu vào mùa hoa
đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa
làm lộng lẫy thêm nhan sắc KonTum. Nếu bạn đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ gặp tại
đây cả nghìn giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ, họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải
có khi cả tuần để tham dự lễ. Đó là những ngày nhà thờ náo nhiệt, đầy sức sống với cảnh
mua bán tấp nập. Và trong phiên chợ này có rất nhiều sản phẩm thủ công từ các buôn làng


đem theo bày bán. Còn nếu đến nhà thờ vào một ngày bình thường nào đó, sẽ gặp sự thầm
lặng của một giáo đường. Hàng ghế hai bên hông nhà thờ vào lúc làm lễ là chỗ để giáo
dân cầu nguyện, lúc này thành chỗ cho các em học sinh dùng để ôn bài học tập.

Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum do vị giám mục đầu tiên của
giáo phận Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như
nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng
cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng
viện. Trên tầng hai của chủng viện có một phòng truyền thống trưng bày chi tiết về lịch sử
truyền giáo tại Kon Tum từ giữa thế kỷ 19, gồm nhiều hiện vật, các bút tích... của những
vị linh mục trên đường truyền đạo, các hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành

và phát triển của giáo phận Kon Tum. Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện
đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật
dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn
tỉnh này.
Cầu treo Klon Klor

Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo
công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla,
huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng
Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành
ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật trong cái nắng vàng oi ả. Dòng sông Đăk
Bla mùa nắng trơ ra những hòn đá cuội bên lòng sông êm ả, hài hòa, bóng chiếc cầu uy


nghi in dưới dòng nước phẳng lặng. Dưới cái nắng chiều tà từng đoàn xe bò chở đầy ắp
những củ khoai mì vừa mới đươc thu hoạch trong ngày, những người nông dân vội vã trở
về nhà sau một ngày lao động vất vả và bọn trẻ đang nô đùa trong làn nước mát lạnh,
trong lành, tạo ra một không khí thanh bình của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu xanh
rì của người dân nơi đây. Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người đến gần
nhau hơn, chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì cũng chấm dứt luôn những chuyến đò
ngang bằng xuồng độc mộc đã từng bao năm qua lại đôi bờ.

Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc Bah Nar - Kon Klor ở hữu ngạn
dòng sông, uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến
một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn
quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một làng dân
tộc Bah Nar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ.
Làng du lịch văn hóa KonKơtu có nhà rông cao, đẹp, bạn sẽ được thỏa mãn nhu

cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể
Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa. Khi từ biệt làng trở về, chắc chắn
bạn sẽ thấy hài lòng với những món quà lưu niệm do bàn tay khéo léo của người dân ờ
đây làm bằng vật liệu từ núi rừng.
Di tích chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh


Chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh hay Trận Đắk Tô - Tân Cảnh năm 1967, là một trận
đụng độ trực tiếp giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ, diễn ra từ
ngày 3 dến 22 tháng 11 năm 1967, tại cứ điểm E42 (còn gọi là đồi Charlie) gần quốc lộ
14, thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc địa bàn thị trấn Đắk Tô huyện Đắk Tô tỉnh Kon
Tum. Cách thành phố Kon Tum khoảng 40km về phía Bắc, tượng đài chiến thắng Đăk Tô
- Tân Cảnh (thuộc huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) sừng sững uy nghiêm và hùng tráng, là
biểu tượng cho niềm tự hào của người Kon Tum.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đăk Tô - Tân Cảnh là căn cứ quân sự lớn
nhất của chính quyền Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên. Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, ở
đây có 28 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn thiết giáp... Phần lớn lực
lượng được bố trí ở dãy cao điểm phía Tây sông Pô Kô, hình thành tuyến phòng ngự từ
xa.
Về lực lượng quân đội ta, gồm các trung đoàn chủ lực của Tây Nguyên như: 28, 66, 95,
24B (Sư đoàn 10 - Đoàn Đăk Tô ngày nay), phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Kon
Tum. Vào thời khắc lịch sử, chiều 23-4-1972, pháo binh ta nã đạn dồn dập vào căn cứ Tân
Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của địch. Rạng sáng 24-4-1972, xe tăng ta xông thẳng qua thị
trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông căn cứ Tân Cảnh. Chớp thời cơ địch còn hoảng
sợ khi thấy xe tăng ta, tiểu đoàn 9 cùng đội công tác tỉnh Kon Tum kêu gọi nhân dân nổi
dậy. Đầu giờ sáng ngày 24-4-1972, thị trấn Tân Cảnh được giải phóng.


Lúc này cuộc chiến đấu ở căn cứ E42 Tân Cảnh diễn ra dữ dội. Xe tăng của quân
ta đã tiêu diệt 7 xe tăng địch. Quân ta dần dần làm chủ tình hình. Trưa 24-4-1972, trung

đoàn 66 của ta làm chủ hoàn toàn căn cứ Tân Cảnh. Quân ta bắn rơi 8 máy bay, thu 9 xe
tăng, 20 pháo 105 ly, gần 100 xe quân sự, hàng vạn quả pháo và toàn bộ phương tiện
chiến tranh của địch, bắt 429 tù binh. Lúc này quân địch đóng ở các căn cứ Tri Lễ, quận
Đăk Tô... rút chạy tán loạn. Một dải đất mênh mông từ Diên Bình, qua Tân Cảnh, đến
Đăk Tô, về Đăk Mốt và hàng chục ngàn đồng bào các dân tộc Kon Tum được giải phóng.
Với đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum, chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh cách đây tròn 40
năm đã đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bằng sức mạnh đấu tranh kiên
cường như vũ bão của quân và dân Kon Tum, chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh là kết quả
tất yếu minh chứng hùng hồn truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.
Thắng lợi trên đã cổ vũ lòng dân và thúc đẩy công cuộc đấu tranh của cả nước
thêm mạnh mẽ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn bộ Tây Nguyên sau này. Với ý
nghĩa to lớn đó, Đăk Tô - Tân Cảnh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, là
niềm tự hào của người Kon Tum và cả khu vực Tây Nguyên.
Phố cổ Hội An


Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía
Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc
tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây
trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của
thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do
giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái,
nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn
không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối
thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội
An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những
điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống
ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là

những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo
những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến
trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn
của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa.
Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố
truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên
cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn
hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn
đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và
lối sống đô thị.


Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12
năm 1999), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công
nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí

Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ
trong một thương cảng quốc tế.

Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn
một cách hoàn hảo.


Tên gọi Hội An ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó
có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Theo tác giả Dương Văn An trong cuốn
sách Ô Châu cận lục, vào năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã, trong đó có các xã Hoài
Phô, Cẩm Phô, Lai Nghi, nhưng chưa thấy cái tên Hội An được ghi lại. Dưới thời Lê, tấm
bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ in trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các địa
danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên tấm bia Phổ Đà Linh Sơn Trung Phật

tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền xây dựng chùa, tên
làng Hội An được nhắc tới ba lần.
Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hương được thành lập bên cạnh làng Hội
An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửi
trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An,
Diêm Hộ, Hoa Phô. Nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet cho rằng làng Hội An là
làng quan trọng nhất trong năm làng tạo nên quần cư Hội An cổ, gồm Hội An, Cẩm Phô,
Phong Niên, Minh Hương và An Thọ.
Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những
con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với
bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối
liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc
xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý
Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia
là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu.
Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố
cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không
có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con
đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp.
Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue
Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ
sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông.] Nằm sâu về phía thành phố, tiếp
theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào
khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc
với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông


Công trình nổi bật: Chùa Cầu

Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác

là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy
ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Theo sự
tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở
chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên
"Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sưThích Đại Sán cũng
nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695. Trải qua rất
nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình
thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19.]Những trang trí bằng mảnh sứ tráng
men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là
nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt
đới. Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy
một chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật
nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm
bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có
bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn
là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ.
Ngôi chùa nằm ngay cạnh cầu, ngăn cách bởi một lớp vách gỗ và bộ cửa "thượng song hạ
bản", tạo không gian riêng biệt. Trên cửa chùa treo bức hoành màu đỏ với ba chữ "Lai


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×