Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Báo cáo thực tập Ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay trung dài hạn tại OCB chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.46 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ OCB – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT – ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................................. 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh ........................................................2
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh ........................................................................2
1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ...................................................................................3
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy ............................................................................................3
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..........................................................3
1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Trung việt ........................4
1.4.1. Tình hình huy động vốn .........................................................................................4
1.4.2. Tình hình cho vay ..................................................................................................6
1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh...............................................................................8
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN
TẠI OCB - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015 ......11
2.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh ..................11
2.2. Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh....................................14
2.2.1. Theo thành phần kinh tế ......................................................................................14
2.2.2. Theo hình thức đảm bảo tiền vay ........................................................................16
2.2.3.Theo ngành nghề ..................................................................................................18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI OCB – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT ĐÀ NẴNG ....22
3.1. Đánh giá chung về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh ..................22
3.1.1. Kết quả đạt được .................................................................................................22
3.1.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn, chế tồn tại ..............................22
3.1.2.1 Hạn chế, tồn tại .................................................................................................22
3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại ....................................................................22
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi
nhánh trong thời gian tới ...............................................................................................23
3.2.1. Tăng cường huy động vốn trung - dài hạn để mở rộng và nâng cao chất lượng
tín dụng ..........................................................................................................................23


3.2.2. Ngăn ngừa các khoản vay dẫn đến nợ quá hạn ..................................................24
3.2.3. Xây dựng và sử dụng hợp lý quỹ dự phòng rủi ro tín dụng .................................25


3.2.4 Cải tiến, đa dạng hóa cơ cấu, hình thức cho vay trung - dài hạn ........................25
3.2.5 Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng ......................................................25
KẾT LUẬN ..................................................................................................................27


LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế đất nước đang từng
bước đi vào đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên hiện nay tốc độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đang bị chững lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất là vấn đề về vốn. Có thể nói vốn là tiền đề, là cơ sở đầu
tiên để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghiệp. Các
doanh nghiệp có thể tạo vốn bằng nhiều cách khác nhau: có thể tích lũy từ hoạt động
sản xuất kinh doanh, huy động vốn, hay vay mượn chiếm dụng vốn của các doanh
nghiệp khác. Nhưng muốn ổn định và có lợi thế giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ
sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ là nguồn vốn trung và dài hạn từ các ngân
hàng thương mại.
Hiện nay các doanh nghiệp đang thiếu vốn nhất là vốn trung dài hạn trong khi
vốn tồn đọng các ngân hàng thương mại không phải là ít. Như vậy, không phải chúng
ta thiếu vốn mà là chúng ta chưa có cách chuyển vốn huy động được vào sản xuất kinh
doanh. OCB - chi nhánh Trung Việt – Đà Nẵng cũng không nằm ngoài tình trạng đó.
Ngân hàng đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động cho vay trung dài hạn đối với các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bên cạnh hoạt động cho vay truyền thống.
Trong những năm gần đây hoạt động cho vay trung dài hạn của chi nhánh đã đạt được
kết quả đáng kể song còn không ít những hạn chế về quy mô cũng như chất lượng.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên em đã chọn đề tài:
“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TRUNG - DÀI HẠN TẠI OCB – CHI

NHÁNH TRUNG VIỆT - ĐÀ NẴNG” để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian tìm hiểu và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy,
cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cán bộ giáo viên Khoa Tài Chính Ngân hàng
đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản và vô cùng quan trọng về ngành ngân
hàng.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Lê Thị Khương, người đã trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo để em có thể hoàn thành được bài viết này. Em cũng xin cảm ơn
các cán bộ của Ngân hàng Phương Đông - chi nhánh Trung Việt đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong thời gian thực tập tại ngân hàng.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Huyên


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ OCB – CHI NHÁNH TRUNG VIỆT – ĐÀ NẴNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Trung Việt Đà Nẵng ( gọi tắt là
OCB chi nhánh - Trung Việt), được thành lập từ ngày 14 tháng 11 năm 2003 tại số
05 Đống Đa, thành phố Đà Nẵng. Ngày 30/10/2010, OCB- Trung Việt khánh thành
trụ sở mới tại 34-36 Quang Trung – Đà Nẵng,
Sau 9 năm hoạt động, OCB – Trung Việt đã không chỉ khẳng định thương hiệu,
uy tín chỗ đứng vững chắc mà còn có bước phát triễn nhanh và bềnh vững trên thị
trường Đà Nẵng. Trước hết về mặt mạng lưới hoạt động, từ một điềm giao dịch với
con số CBNV đếm trên đầu ngón tay thì đến nay OCB – Trung Việt đã có trụ sở
chính ở Đà Nẵng và 3 chi nhánh ở Quảng Nam, Khánh Hòa, ĐăkLăk, và 6 phòng
giao dịch trải trên các địa bàn kinh trọng điểm của Đà Nẵng với đội ngũ CBNV hàng
trăm người, đa phần là trẻ năng động, tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học chính

quy.....
Bằng chính sách linh hoạt với khách hàng, thường xuyên thực hiện các chính
sách khuyến mãi lớn, đặc biệt là lãi suất luôn luôn được điều chỉnh linh hoạt trên thị
trường và giữ ở mức cao nhất.... Nên bình quân mỗi năm OCB Trung - Việt luôn đạt
mức tăng trưởng huy động, lợi nhuận cao, ngoài ra OCB Trung Việt còn làm tốt
công tác xã hội từ thiện.
Kể từ khi thành lập đến nay, OCB chi nhánh Trung Việt đã lớn mạnh, tạo dựng
uy tín và hình ảnh đẹp trong lòng mỗi khách hàng, các sản phẩm và dịch vụ vô cùng
đa dạng với công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ không ngừng nâng cao đáp
ứng nhu cầu tất cả các khách hàng
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
OCB Trung Việt đã được ủy quyền thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ của ngân
hàng
tiền mặt sau đây :
- Huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ,
vàng
- Thực hiện nghĩa vụ cho vay, bão lãnh các thành phần kinh tế bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ, vàng.
- Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế, thực hiện chi trả kiều hối
- Phát hành các loại thẻ: thẻ thanh toán trong và ngoài nước thực hiện các dịch vụ
thẻ ATM.
- Dịch vụ ngân quỹ, thu chi hộ


- Thực hiện nhiệm vụ kế toán kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động cũng
như thị phần tại thành phố Đà Nẵng.
1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
BAN GIÁM ĐỐC
(1 giám đốc, 2 phó giám đốc)


phòng
Tín
Dụng

Phòng
KT &
NQ

phòng
Giao
Dịch
Bộ
phận
Ngân
quỹ

PGD
Liên
Chiểu

PGD
Hải
Châu

PGD
Núi
Thành

phòng

Hành
chính

phòng
Pháp
Chế

Bộ
phận
Kế
toán

PGD
Thanh


PGD
Sơn
Trà

PGD
Đống
Đa

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc
Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh và
các
phòng giao dịch.
- Phòng Tín dụng

Thực hiện nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh,
tài chính, phương án vay vốn khả năng tài trợ tài sản đảm bảo của khách hàng. Phân
tích thẩm định
- Phòng giao dịch
Thực hiện hoạt động huy động tiết kiệm dân cư và cho vay cầm sổ tiết kiệm của
ngân hàng, quản lý các tài khoản của khách hàng. Thực hiện đổi ngoại tệ, tiền mặt, sét


và thanh toán các loại thẻ ngân hàngàng tiếp thu các ý kiến đóng góp của khách hàng
và đề xuất các biện pháp cải tiến nhầm tăng cường năng lực cạnh tranh.
- Phòng Kế toán và ngân quỹ
+ Phòng kế toán : Có trách nhiệm ghi chép, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát
sinh liên quan tới hoạt động của chi nhánh. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính
toàn chi nhánh
+ Phòng ngân quỹ : Quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ của chi nhánh,
thực hiện các lệnh điều hòa tiền mặt , vàng trong toàn bộ chi nhánh, thực hiện các
nhiệm vụ thu chi hộ, kiểm đếm hộ và quản lý tài sản hộ cho các tổ chức có nhu cầu.
- Phòng hành chính
Tiếp nhận, phát hành, theo dõi và lưu trữ văn thư tại chi nhánh, phụ trách mua
xắm, tiếp nhận quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh, phòng cháy chữa
cháy và bảo đảm an toàn tại cơ sở.
- Phòng pháp chế
Có trách nhiệm giải quyết và tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề pháp lý
của ngân hàng ( tranh chấp, xử lý nợ ). Thiết lập hợp đồng liên quan đến nghiệp vụ
cho vay, cầm cố bảo lãnh... của ngân hang và đối tác
1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Trung việt
1.4.1. Tình hình huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn là yếu tố cần thiết và quan trọng nhằm
đảm bảo quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với ngành ngân hàng thì
nguồn vốn là yếu tố chính quyết định đến hoạt động kinh doanh của mình. Để hiểu sâu

hơn về vấn đề này chúng ta phân tích, đánh giá công tác huy động vốn qua 3 năm gần
đây của chi nhánh.


Bảng 1.1.Tình hình huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2013-2015
(ĐVT:Triệu đồng)
Năm 2013
Chỉ tiêu

1.Tiền gửi dân cư

2.Phát hành giấy tờ có giá

3.Nguồn vốn huy động khác

Tổng cộng

Năm 2014

Chênh lệch
2013/2014

Năm 2015

Số tiền

TT
(%)

Số tiền


TT
(%)

Số tiền

TT
(%)

597.903

42,06

489.062

39,19

660.355

39,52

(108.841)

(18,2)

171.293

28,65

4.443


0,31

8.641

0,69

3.216

0,19

4.198

94,45

(5425)

(62,78)

819.320

57,63

750.116

60,11 1.007.550

60,29

(69.024)


(8,47)

257.434

34,32

100 1.247.819

100 1.671.121

100

(173.847)

(12,23)

423.302

33,92

1.412.666

Số tiền

TL
(%)

Chênh lệch
2015/2014


(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của OCB – chi nhánh Trung Việt năm 2013, 2014, 2015)

Số tiền

TL
(%)


Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy đến cuối năm 2013 chi nhánh đã huy động được
1.421.666 triệu đồng, năm 2014 tổng số tiền mà chi nhánh huy động được là
1.247.819 triệu đồng, giảm 173.847 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với
12,23%. Năm 2015 tổng số tiền chi nhánh huy động được lên tới 1.671.121 triệu đồng,
tăng 423.302 triệu đồng tương ứng với 33,92% so với năm 2014. Đây cũng là sự nổ
lực của nhân viên toàn chi nhánh và sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc.
Có thể nói chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động là nguồn
vốn huy động khác. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động là 819.320 triệu đồng,
chiếm 57,63% của tổng nguồn vốn, đến năm 2014 giảm xuống còn 750.116 chiếm
60,11% và năm 2015 là 1.007.550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,29% tăng hơn so với
năm 2014 là 257.434 triệu đồng với tốc độ tăng 34,32%.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn huy động của chi nhánh và nó đã có biến động nhẹ qua các năm. Năm
2013 đạt 597.903 triệu đồng chiếm 42,06%, năm 2014 đạt 489.062 triệu đồng
chiếm 39,19%, năm 2015 đạt 660.355 triệu đồng chiếm 39,52%. So với năm 2013
thì năm 2014 giảm 108.841 triệu đồng tương ứng với 18,2%, so với năm 2014 thì
năm 2015 tăng 171.293 triệu đồng với tốc độ tăng 28,65%.
Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá còn hạn chế và có xu hướng
không ổn định qua các năm. So với năm 2013 thì năm 2014 vốn huy động từ phát
hành giấy tờ có giá tăng 4.198 triệu đồng tương ứng với 94,49%, tuy nhiên sang năm
2015 giảm xuống 5.425 triệu tốc độ giảm tương ứng 62,78%.

Từ đó cho thấy nguồn vốn huy động của NH tăng qua từng năm, đặc biệt là
năm 2015 có sự tăng mạnh và đạt đựợc kế hoạch chi nhánh đề ra. Mặc dù lãi suất
huy động của các NHTM cổ phần khác trên địa bàn cao hơn, nhưng với uy tín và nổ
lực của cán bộ công nhân viên OCB đã đảm bảo nguồn vốn huy động năm 2015 đạt
1.671.121 triệu đồng. Vì thế công tác huy động vốn được coi trọng, đảm bảo khả
năng thanh toán, thanh khoản và đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
1.4.2. Tình hình cho vay
Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào ở
Việt Nam. Nhờ cho vay mà ngân hàng thu được nguồn thu nhập lớn để bù đắp các chi
phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang
rủi ro mất vốn lớn nên cần quản lý chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.


Bảng 1.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2013-2015
(ĐVT:triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2013
Số tiền

TT(%)

Số tiền

Chênh lệch
2014/2013

Năm 2015


TT(%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

Chênh lệnh
2015/2014
Số tiền

TT(%)

1. Doanh số cho vay

602.028

100

724.804

100

860.240

100


122.776

20,39

135.436

18,69

2. Doanh số thu nợ

574.440

100

683.334

100

720.432

100

108.894

18,96

37.098

5,43


3. Dư nợ bình quân

565.906

100

671.671

100

715.764

100

105.765

18,69

44.093

6,56

(292)

(6,88)

1.828

46,26


4. NQH bình quân
5. Tỉ lệ NQH/DNBQ(%)

4.244

3.952

5.780

0,75

0,59

0,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt năm 2013, 2014, 2015)


Bảng 1.2 cho thấy doanh số cho vay có tốc độ tăng truởng khá ổn định. Trong
năm 2013 số tiền ngân hàng cho vay là 602.028 triệu đồng, năm 2014 là 724.804 triệu
đồng tăng 122.776 triệu đồng tương ứng 20,39% so với năm 2013 và đạt mức
860.240 triệu đồng vào năm 2015 tăng 18,69% so với năm 2014. Hoạt động cho vay
trung dài hạn đều có sự tăng trưởng qua các năm
Doanh số thu nợ qua 3 năm đều tiến triển khá tốt, đạt gần bằng DSCV. Điều này
chứng tỏ khả năng quản lí thu hồi vốn của chi nhánh luôn đảm bảo tốt. Tổng DSTN
năm 2014 là 683.334 triệu đồng tăng 18,69% so với năm 2013 tương ứng 108.894
triệu đồng, năm 2015 là 720.432 triệu đồng tăng 5,43% so với năm 2014 tương ứng
37.098 triệu đồng.
Dư nợ là số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm nào đó. Dư nợ

năm 2014 là 671.671 triệu đồng, tăng 105.765 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng
với 18,96%, sang năm 2015 DNBQ là 715.764 triệu đồng tăng 11.093 triệu đồng so
với năm 2014 tương ứng với 6,56%.
Nợ quá hạn cũng có sự biến động qua các năm điều này cho thấy ngân hàng càng
chú trọng đến việc thẩm định dự án cho vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Năm
2013 NQH là 4.244 triệu đồng, năm 2014 giảm còn 3.952 triệu đồng, giảm 0,292 triệu
đồng so với năm 2013, năm 2015 NQH lại có dấu hiệu tăng nhẹ 1.828 triệu đồng so
với năm 2014, lí do vì nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh nhau giữa các
doanh nghiệp, ảnh hưởng của lạm phát.. nhưng ngân hàng vẫn luôn cố gắng kiểm soát
nợ quá hạn.
1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Vượt lên những khó khăn thách thức của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay
OCB – chi nhánh Trung Việt nổ lực không ngừng, cố gắng phát huy những tiềm năng,
khắc phục các mặt còn yếu nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đi đôi với
đảm bảo an toàn nguồn vốn viên làm việc.
Thông qua bảng 1.3 ta thấy tổng thu nhập có sự tăng trưởng không đều. Tổng thu
nhập năm 2013 là 206.927 triệu đồng, năm 2014 đạt 366.327 triệu đồng tăng 159.400
triệu đồng tương ứng với 77,03%, năm 2015 đạt 347.967 triệu đồng giảm xuống
18.360 triệu đồng tương ứng với 5,01%. Có thể nói thu nhập từ hoạt động tín dụng
chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm đến 90% tổng thu nhập chủ yếu của ngân hàng, so với năm
2013 thì thu nhập năm 2014 tăng 162.096 triệu đồng tướng ứng mức độ tăng 82,19%,
tuy nhiên sang năm 2015 thu nhập giảm xuống 16.685 triệu đồng tương ứng với mức
độ giảm 4,62%.
Nguồn thu từ dịch vụ năm 2014 mang lại cho ngân hàng lượng tiền là 1997 triệu
đồng giảm 399 triệu đồng ứng với 19,98%, năm 2015 tăng lên 1.960 triệu đồng ứng


với 22,65%. Đây là dấu hiệu đáng lo cho ngân hàng, ngân hàng cần tìm ra phướng
pháp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả nhất nhằm nâng cao nguồn thu nhập
cho ngân hàng.

Tổng chi phí mà ngân hàng chi ra năm 2014 là 312.023 triệu đồng tăng 158.277
triệu đồng so với năm 2013 với mức độ tăng 102,95%, đến năm 2015 lại giảm còn
272.292 triệu đồng tương ứng với 12,73%. Trong đó chi cho hoạt động tín dụng chiếm
tỷ lệ cao nhất, cụ thể năm 2013 là 147.468 triệu đồng, năm 2014 là 308.695 triệu đồng,
năm 2015 là 270.585 triệu đồng. Trong 3 năm nhìn chung ngân hàng đã thực hiện đạt
và vượt kế hoạch đề ra mặc dù chi phí cũng tăng nhưng tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của
doanh thu nên lợi nhuận vẫn được duy trì và tăng trưởng ở mức cao.
Lợi nhuận của ngân hàng cũng có biến động đáng kể, năm 2014 lợi nhuận đạt
23.256 triệu đồng tăng hơn năm 2013 là 1.123 triệu đồng tương ứng với tốc độ 2,11%,
sang năm 2015 lợi nhuận đạt 75.382 triệu đồng tăng hơn năm 2014 là 21.078 triệu
đồng tương ứng với tốc độ 38,81%. Ta có thể thấy công tác quản lý chi phí tác động
không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng, chính vì thế giám sát công tác quản lý chi
phí, giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết thì ngân hàng đó mới có thể tăng
trưởng lợi nhuận một cách hợp lý và ổn định.
Qua việc phân tích kết quả kinh doanh, ngân hàng cần mở rộng các dịch vụ tiện
ích nhằm thu hút khách hàng, quản lý chi phí, đặc biệt là văn hóa phục vụ của nhân
viên vì họ là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dich vụ của ngân hàng.


Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2013-2015
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 2013

Chỉ tiêu

Số tiền

Năm 2014

TT(%)


Số tiền

Chênh lệch
2014/2013

Năm 2015

TT(%)

Số tiền

TT(%)

Số tiền

Chênh lệch
2015/2014

TL(%)

Số tiền

TL(%)

1. Tổng thu nhập

206.927

100


366.327

100

347.967

100

159.400

77,03

(18.360)

(5,01)

- Thu từ HĐTD

198.210

95,79

361.116

98,58

344.431

98,98


162.906

82,19

(16,685)

(4,62)

- Thu từ HĐDV

1.997

0,96

1.598

0,44

1.960

0,56

(399)

(19,98)

362

22,65


- Thu nhập khác

6.720

3,25

3.613

0,98

1.576

0,46

(3.107)

(46,24)

(2037)

(56,38)

2. Tổng chi phí

153.746

100

312.023


100

272.292

100

158.277

102,95

39.731

(12,73)

- Chi phí HĐTD

147.468

95,92

308.695

98,93

270.585

99,37

161.227


109,33

(38.110)

(12,35)

- Chi phí HĐDV

706

0,46

463

0.15

87

0,03

(243)

(34,42)

(376)

(81,21)

- Chi phí khác


5.572

3,62

2.865

0,92

1.620

0,6

(2.707)

(48,58)

(1.245)

(43,46)

3. Lợi nhuận

53.181

100

54.304

100


75.382

100

1.123

2,11

21.078

38,81

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của OCB - chi nhánh Trung Việt năm 2013, 2014, 2015)


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
OCB - CHI NHÁNH TRUNG VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
2.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh
Trước đây, chi nhánh chưa thực hiện hình thức cho vay trung và dài hạn, chỉ mới từ
năm 2005 trở lại đây, hình thức cho vay này mới được áp dụng tại chi nhánh nhưng cũng
đạt được những thành qua hơn sự mong đợi của chi nhánh.
Qua bảng 2.1 ta có thấy doanh số cho vay có tốc độ tăng truởng khá ổn định. Trong
năm 2013 số tiền ngân hàng cho vay là 602.028 triệu đồng, năm 2014 là 724.804 triệu
đồng tăng 122.776 triệu đồng tương ứng 20,39% so với năm 2013. Trong đó DSCV trung
dài hạn năm 2014 đạt 136.356 triệu đồng chiếm 18,81% tổng DSCV tăng so với năm
2013 là 34.171 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 33,44%. Năm 2014 đạt mức 860.240 triệu
đồng tăng 18,69% so với năm 2014.
Cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng, công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cũng

ngày càng hiệu quả. DSTN qua 3 năm đều có biến động. Cụ thể: DSTN của cho vay trung
dài hạn năm 2013 đạt 72.379 triệu đồng chiếm 12,6% DSTN của ngân hàng. Năm 2014
tăng lên 149.829 triệu đồng. Năm 2015 DSTN là 107.959 triệu đồng giảm 41.870 triệu
đồng tương ứng với 27,95% so với năm 2014.
DNBQ của cho vay trung - dài hạn qua các năm: Năm 2013 đạt 278.015 triệu đồng,
năm 2014 đạt 295.003 tăng 16.988 triệu đồng tươmg ứng 6,11% so với năm 2014, năm
2015 đạt 295.085 triệu đồng tăng 0,03% so với năm 2014. Giai đoạn này nền kinh tế có
nhiều biến động, vì thế chính sách cho vay hay thu nợ đã được điều chỉnh liên tục nhằm
khắc phục những rủi ro có thể xảy ra.
NQH cho vay trung - dài hạn tăng giảm không đều qua các năm, năm 2014 giảm so
với năm 2013, cụ thể giảm 188 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 11,96 %, nhưng đến
năm 2015 thì lại tăng trở lại và tăng 680 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 49,13%. Nợ
quá hạn tăng ảnh hưởng đến an toàn vốn của ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao càng nguy
hiểm.
Kéo theo đó, tỉ lệ nợ quá hạn của cho vay trung - dài hạn biến đổi không đồng đều
qua các năm . Cụ thể, năm 2013 đạt 1,52%, năm 2014 là 1,34%, năm 2015 là 2,99%.
Số liệu trên càng thấp chứng tỏ hiệu quả của cho vay càng cao, tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ càng thấp thì được coi là chất lượng hoạt động cho vay tốt.


Tỷ lệ nợ quá hạn qua hạn của của chi nhánh có giảm nhưng vẫn có sự biến động qua
các năm, năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao. Điều này cho thấy việc thu hồi nợ quá
hạn của ngân hàng vẫn chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng tăng nhanh chóng thể hiện
chất lượng hoạt động cho vay trung - dài hạn của chi nhánh .


Bảng 2.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh giai đoạn 2013- 2015
(ĐVT : Triệu đồng)
Năm 2013


Chỉ tiêu

Số tiền

Năm 2014
TT(%) Số tiền

Năm 2015

TT(%) Số tiền

Chênh lệch

Chênh lệch

2014/2013

2015/2014

TT(%) Số tiền

TL(%) Số tiền

TL(%)

1. Doanh số cho vay

602.028

100


724.804

100

860.240

100

122.776

20,39

135.436

18,69

- Trung dài hạn

102.182

16,97

136.356

18,81

189.664

22,05


34.171

33,44

53.308

39,09

- Ngắn hạn

499.846

83,03

588.445

81,19

670.576

77,95

88.599

17,73

82.131

13,96


2. Doanh số thu nợ

574.440

100

683.334

100

720.432

100

108.894

18,96

37.098

5,43

72.379

12,6

149.829

21,93


107.959

15

77.450

107,01 (41.870)

(27,95)

- Ngắn hạn

502.061

87,4

533.555

78,07

612.473

85

31.444

6,27

78.918


14,79

3. Dư nợ bình quân

565.906

100

671.671

100

715.764

100

105.765

18,69

44.093

6,56

- Trung dài hạn

278.015

49,13


295.003

43,92

295.085

41,2

16.988

6,11

82

0,03

- Ngắn hạn

287.891

50,87

376.668

56,08

420.679

58,8


88.777

30,84

44.011

11,68

4. Nợ quá hạn bình
quân

4.244

100

3.952

100

5.780

100

(292)

(6,88)

1.828


46,26

- Trung dài hạn

1.572

37,04

1.384

35,02

2.064

11,96

(188)

(11,96)

680

49,13

- Ngắn hạn

2.672

62,96


2.208

64,98

3.718

88,04

(464)

(17,36)

1.510

68,39

- Trung dài hạn

5. Tỷ lệ NQH (%)

0,75

0,59

0,8

0,16

0,32


- Trung dài hạn

1,52

1,34

2,99

(1,72)

0,16

- Ngắn hạn

1,58

1,39

3,27

1,39

0,22

(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay tại OCB - Chi nhánh Trung Việt năm 2013, 2014, 2015)


2.2. Phân tích tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh
2.2.1. Theo thành phần kinh tế
Từ bảng 2.2 ta có thể thấy tình hình chất lượng hoạt động cho vay trung - dài hạn

theo thành phần kinh tế trong 3 năm qua:
Về doanh số cho vay trung - dài hạn đối với kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng
cao và biến động tăng, giảm qua 2 năm có sự chênh lệch. Năm 2013, doanh số cho vay
kinh tế quốc doanh là 85.579 triệu đồng chiếm 80,76% tổng doanh số cho vay, năm
2014 đạt 110.612 triệu đồng chiếm 80,52%, nhưng sang năm 2015 lại tăng lên 140.950
triệu đồng chiếm 73,55% tổng doanh số cho vay, như vậy doanh số cho vay kinh tế
ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với cho vay ngoài quốc doanh.
Doanh số thu nợ trung - dài hạn cũng biến động qua các năm, nhưng doanh số thu
nợ đối với kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn kinh tế ngoài quốc doanh trong
tổng doanh số thu nợ trung - dài hạn của chi nhánh và chiếm trên 60,74%. Đây là
thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả và uy tín trên thị trường, đảm bảo nợ trả
đúng hạn cho ngân hàng.
Nợ quá hạn tại chi nhánh giảm qua các năm. Trong đó, nợ quá hạn của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao 77,16% trong tổng nợ quá hạn trungv- dài
hạn, nguyên nhân là do sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước làm cho hoạt
động kinh tế của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mọi hoạt động phát triển chậm
lại và thậm chí có cả doanh nghiệp bị phá sản nên dẫn đến không trả nợ đúng hạn cho
ngân hàng.
Chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy trong 100% dư nợ hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ
quá hạn qua từng năm tương ứng là: năm 2013 là 1,52%, năm 2014 là 1,34%, năm
2015 là 2,99%. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng cho vay càng cao, tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì được coi là chất lượng hoạt động
cho vay tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có giảm nhưng có sự biến động qua các
năm, năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn của các ngành vẫn cao. Điều này cho thấy công tác
thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng vẫn chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng tăng
nhanh chóng thể hiện chất lượng hoạt động cho vay trung - dài hạn của chi nhánh.


Bảng 2.2. Tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2013
Số tiền

1.Doanh số cho vay

Năm 2014

TT(%)

Số tiền

Năm 2015

TT(%)

Số tiền

Chênh lệch
2014/2013

TT(%)

Số tiền

TL(%)

Chênh lệch
2015/2014

Số tiền

TL(%)

102.182

100

136.356

100

189.664

100

34.174

33,44

53.308

39,09

- Kinh tế qd

82.798

81,03


110.612

81,12

138.970

73,27

27.814

33,59

28.358

25,64

- Kinh tế ngoài qd

19.384

18,97

25.744

18,88

50.694

26,73


6.360

32,81

24.950

96,92

2.Doanh số thu nợ

72.379

100

149.829

100

107.959

100

77.450

107,01

(41.870)

(27,95)


- Kinh tế qd

46.033

63,6

105.375

70,33

89.701

83,09

59,342

128,91

(15.674)

(14,87)

- Kinh tế ngoài qd

26.346

36,4

44.454


29,67

18.258

16,91

18.108

68,73

(26.196)

(58,93)

3.Dư nợ bình quân

278.015

100

295.003

100

295.085

100

16.988


6,11

82

0,03

- Kinh tế qd

152.575

54,88

161.927

54,89

170.669

57,84

9.352

6,13

8.742

5,4

- Kinh tế ngoài qd


125.440

45,12

133.076

45,11

124.416

42,16

7.636

6,09

(8.660)

(6,51)

4.Nợ quá hạn

1.572

37,04

1.384

35,02


2.064

35,7

(188) (11,96)

680

49,13

- Kinh tế qd

1.213

77,16

1.104

73,27

1.204

58,3

(109)

(8,99)

100


9.06

359

22,84

370

26,73

860

42,7

11

3,06

490

132,43

- Kinh tế ngoài qd
5. Tỉ lệ NQH (%)

1,52

1,34

2,99


(1,72)

2229,27

- Kinh tế qd

0,85

0,64

2,29

(2,76)

32,82

- Kinh tế ngoài qd

2,34

2,18

1,50

(0,44)

12,02

(Nguồn :Báo cáo tình hình cho vay tại OCB – Chi nhánh Trung Việt năm 2013, 2014, 2015)



2.2.2. Theo hình thức đảm bảo tiền vay
Một trong những nguyên tắc quan trọng của cho vay đó là vốn vay phải được bảo
đảm.Việc bảo đảm bằng tài sản trong khi vay được xem là một nguồn thu nợ dự phòng
khi khách hàng mất khả năng thanh toán, nó sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro mất vốn
cũng như khả năng thu hồi được vốn vay trong tương lai.
Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó ngân hàng chỉ có thể
kiểm soát ở mức độ cho phép nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra, nhằm đảm bảo hoạt động
kinh doanh của một ngân hàng luôn ổn định một trong những biện pháp nhằm đảm bảo
an toàn cho ngân hàng là dựa trên tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro. Vậy nên doanh
số cho vay trung và dài hạn tập trung hầu hết ở hình thức cho vay có đảm bảo tài sản
chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay.
Từ bảng số liệu 2.2 ta thấy, doanh số cho vay trung - dài hạn biến động qua các
năm cụ thể năm 2013 doanh số cho vay 102.182 triệu đồng sang năm 2014 tăng
34.174 triệu đồng so với năm 2013. Đến năm 2015 tăng 53.308 triệu đồng so với năm
2014. Năm 2013 doanh số cho vay có TSĐB là 86.160 triệu đồng chiếm 84,32%. Năm
2014 đạt 113.630 triệu đồng chiếm 83,33% tổng doanh số cho vay, còn doanh số cho
vay không có TSĐB thường chỉ chiếm dưới 17% qua các năm.
Doanh số thu nợ trung- dài hạn biến động qua các năm. Năm 2015, doanh số thu
nợ là 107.959 triệu đồng, năm 2014 doanh số thu nợ tại chi nhánh 149.829 triệu đồng
tăng 77.450 triệu đồng tương ứng 107,015% so với năm 2013. Đến năm 2015 doanh
số thu nợ giảm 41.870 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng 27,95% doanh số thu nợ
trung- dài hạn trong 3 năm qua tập trung vaò doanh số thu nợ có TSĐB chiếm tỷ trọng
cao hơn doanh số thu nợ không có TSĐB.
Dư nợ bình quân trung dài hạn cũng biến động qua các năm. Trong đó dư nợ có
TSĐB chiếm tỷ trọng cao. Năm 2013 dư nợ có TSĐB là 197.280 triệu đồng, chiếm
70,96% trong tổng dư nợ. Năm 2014 dư nợ TSĐB là 192.932 triệu đồng giảm 4.348
triệu đồng so với năm 2013, đến năm 2015 dư nợ có TSĐB là 192.620 triệu đồng
chiếm 67,36% tổng dư nợ, không có TSĐB chiếm đến 32,64% trong tổng dư nợ.

Kết quả cho vay trung - dài hạn đã giải quyết vốn để sản xuất kinh doanh cho cả
những doanh nghiệp vay có đảm bảo bằng tài sản lẫn không đảm bảo bằng tài sản theo
chủ trương khuyến khích của Nhà Nước. Vì vậy, ngân hàng đã góp phần xây dựng và
phát triển nền kinh tế đi lên.
Chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy trong 100% dư nợ hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ
quá hạn qua từng năm tuơng ứng là: năm 2013 là 1,52%, năm 2014 là 1,34%, năm
2015 là 2,99%. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng cho vay càng cao, tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì được coi là chất lượng hoạt động
cho vay tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn có đảm bảo bằng tài sản 2 năm 2013 và 2014 có xu
hướng giảm nhưng năm 2015 tăng lên.


Bảng 2.3. Tình hình hoạt động cho vay trung - dài hạn theo hình thức đảm bảo tiền vay tại chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015
(ĐVT: Triệu đồng)
Năm 2014

Năm 2013

Năm 2015

Chỉ tiêu

TT(
%)

TT(%)

102.182

100


136.356

100 189.664

100

34.174

33,44

53.308

39,09

- Có đảm bảo bằng TS

86.160

84,32

113.630

83,33 142.223

74,97

27.470

31,88


28.593

25,16

- Có đảm bảo không bằng TS

16.022

15,68

22.726

16,67

47.441

25,03

6.704

41,84

24.715

108,75

2.Doanh số thu nợ

72.379


100

149.829

100 107.959

100

77.450

107.01

(41.870)

(27,95)

- Có đảm bảo bằng TS

56.224

77,68

103.472

69,06

83.640

77,47


47,248

84,04

(19,832)

(19,17)

- Có đảm bảo không bằng TS

16.115

22,32

46.357

30,94

24.319

22,53

30.242

187,66

(22.038)

(47,54)


3.Dư nợ bình quân

278.015

100

295.003

100 295.085

100

16.988

6,11

82

0,03

- Có đảm bảo bằng TS

197.280

70,96

192.932

65,4 192.620


67,36

(4.3480)

(2,2)

(312)

(0,16)

80.735

29,04

102.071

34,6 102.465

32,64

21.336

26,43

394

0,39

4.Nợ quá hạn


1.572

37,04

1.384

35,02

2.064

35,7

(188)

(11,959)

680

49,1

- Có đảm bảo bằng TS

1.105

70,29

1.031

74,49


1.463

70,9

(74)

(6,6968)

432

41,9

467

29,71

353

25,51

601

29,1

(114)

(24,411)

248


70,3

- Có đảm bảo không bằng TS

- Có đảm bảo không bằng TS
5. Tỉ lệ NQH(%)
- Có đảm bảo bằng TS
- Có đảm bảo không bằng TS

TT(%)

Số tiền

Số tiền

Chênh lệch
2015/2014

Số tiền
1.Doanh số cho vay

Số tiền

Chênh lệch
2014/2013
TL(%)

Số tiền


TL(%)

1,52
1,34
2,99
(1,72)
0,16
1,58
1,39
3,27
(2,45)
0,33
1,38
1,24
2,43
(1,73)
0,06
( Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động cho vay tại OCB - chi nhánh Trung Việt - năm 2013, 2014,205)


2.2.3.Theo ngành nghề
Tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay thể hiện rõ nét qua 3
loại ngành nghề đó là Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại và dịch vụ.Vì vậy cho
vay trung và dài hạn theo ngành nghề của chi nhánh cũng bao gồm : Nông nghiệp,
Công nghiệp, TM và DV và một số ngành nghề khác.
Để hiểu rõ tình hình cho vay những ngành nghề trên được thể hiện qua bảng số
liệu 2.3.


Bảng 2.4. Tình hình cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề tại chi nhánh giai đoạn 2013- 2015

(ĐVT: Triệu đồng)
Năm 2010

Năm 2011

Chỉ tiêu

Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

Số tiền
102.182
36.810
33.792
20.320
11.260
72.379
30.124
25.897
13.220
3.138
278.015
119.797
104.730
42.120
11.368


TT(%)
100
36,02
33,07
19,88
11,03
100
41,62
35,78
18,26
4,34
100
43,09
37,67
15,15
4,09

Số tiền
136.356
49.334
44.834
26.060
16.128
149.829
64.352
57.760
24.422
3.295
295.003
127.707

108.266
53.632
5.398

TT(%)
100
36,18
32,88
19,11
11,82
100
42,95
38,55
16,3
2,2
100
43,29
36,7
18,18
1,83

Số tiền
189.664
76.245
54.554
32.795
26.050
107.959
58.414
33.120

11.287
5.138
295.085
111.810
90.768
66.406
26.101

TT(%)
100
32,96
29,53
25,96
11,55
100
43,45
35,35
17,26
3,94
100
42,24
33,24
21,53
3,02

Số tiền
34.174
12.524
11.042
5.740

4.868
77.450
34.228
31.863
11.202
157
16.988
7.910
3.356
11,512
(5.970)

TL(%)
33,44
34,02
32,68
28,25
43,23
107,01
113,62
123,04
84,74
5
6,11
6,6
3,38
27,33
(52,52)

Số tiền

53,308
26.911
9.720
6.735
9.922
(41.870)
(5.938)
(24.640)
(13.135)
1,843
82
(15.897)
(17.498)
12.774
20.703

TL(%)
39,09
54,55
21,68
25,84
61,52
(27,95)
(9,23)
(42,66)
(53,78)
55,93
0,03
(12,45)
(16,16)

23,82
383,53

4.Nợ quá hạn

1.572

37,04

1.384

35,02

2.064

35,7

(188)

(11,959)

680

49,1

- Công nghiệp

1.105

70,29


1.031

74,49

1.463

70,9

(74)

(6,6968)

432

41,9

467
705
138

29,71
16,61
3,26
1,52
1,69
1,31
1,67
1,21


353
758
64

25,51
19,19
1,59
1,34
1,42
1,21
1,41
1,18

601
1.088
918

29,1
21,44
3,06
2,99
2,94
3,06
2,98
3,08

(114)
53
(74)


(24,411)
7,52
(53,62)
(1,72)
(2,65)
(1,72)
0,46
1,23

248
330
854

70,3
43,54
1334,38
0,16
0,39
0,08
(0,11)
(2,82)

1.Doanh số cho vay
- Công nghiệp
- TM-DV
- Nông nghiệp
- Ngành khác
2.Doanh số thu nợ
- Công nghiệp
- TM-DV

- Nông nghiệp
- Ngành khác
3.Dư nợ bình quân
- Công nghiệp
- TM-DV
- Nông nghiệp
- Ngành khác

- TM-DV
- Nông nghiệp
- Ngành khác
5.Tỉ lệ NQH(%)
- Công nghiệp
- TM-DV
- Nông nghiệp
- Ngành khác

(Nguồn :Bbáo cáo tình hình hoạt động cho vay tại OCB – Chi nhánh Trung Việt năm 2013, 2014, 2015)


Trong 3 năm qua doanh số cho vay trung - dài hạn không đồng đều qua các năm.
Nhưng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành 36,02% tiếp đến là
ngành TM - DV và ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.
Số liệu bảng 2.3 cho ta thấy năm 2013, doanh số cho vay ngành công nghiệp đạt
36.810 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,02% tổng doanh số cho vay, năm 2014 đạt 49.334
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 36,18% và năm 2015 doanh số này tăng lên 76.245 triệu
đồng chiếm 40,2%. Trong khi đó nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn
20%. Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do đặc điểm của ngành.
Ngành công nghiệp có đặc điểm không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, sản xuất
kinh doanh mang tính lâu dài và đây cũng là một ngành đang phát triển khá mạnh trên

địa bàn thành phố Đà Nẵng…vì thế đây cũng là một ngành có doanh số cho vay chiếm
tỷ trọng cao nhất.
Ngành TM-DV là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau công nghiệp và tỷ trọng
dư nợ của ngành này có xu hướng tăng dần, điều này phù hợp với xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang thương mại dịch vụ và công nghiệp tiểu thương
công nghiệp, phù hợp với chủ trươngủa đảng và nhà nước.
Ta thấy ngành TM - DV với đặc điểm không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
khách hàng mang tính lâu dài, là khách hàng có uy tín có trách nhiệm với vốn vay, cho
vay với nhóm này rủi ro thấp nên doanh số cho vay của nhóm ngành này cũng chiếm tỷ
trọng không nhỏ. Ngành nông nghiệp thì ngược lại, đặc điểm của ngành này là phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, rủi ro lớn nên doanh số cho vay nhóm này chiếm tỷ
trọng nhỏ. Dù chiếm tỷ trọng cao hay thấp nhưng qua các năm doanh thu số cho vay
các ngành biến động.
Doanh số thu nợ trung - dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số
thu nợ trung - dài hạn tại chi nhánh chiếm 41,62% vào năm 2014 tăng lên nhiều so với
năm 2013 đây là kết quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chi
nhánh cần nắm vững và phát huy hơn nữa kết quả đạt được điều này, nhưng đến năm
2015 doanh số thu nợ giảm xuống do trong năm này tình hình kinh tế khó khăn không
chỉ riêng ngành ngân hàng gặp khó khăn mà hầu hết tồn tại sự khó khăn ở tất cả các
ngành nghề, doanh số thu nợ ngành thương mại dịch vụ cũng đạt trên 30% trong tổng
doanh số thu nợ cho vay trung - dài hạn, còn doanh số thu nợ đối với ngành nông
nghiệp tỷ lệ còn thấp do điều kiện thời tiết phức tạp, dịch bệnh, sâu hại, giá cả thị
trường biến động nên việc canh tác của bà con nông dân gặp khó khăn, mất mùa, thất
thu…vì vậy ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc thu nợ
Về nợ quá hạn : Đây là chỉ tiêu cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của
doanh nghiệp, NQHBQ năm 2014 có xu hướng giảm so với năm 2013 và giảm 188


triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 11,96 %, nhưng đến năm 2015 lại có sự tăng mạnh
trở lại, tăng 680 triệu đồng tương ứng với 49,13 %. Điều này cho thấy chi nhánh chưa

chú trọng hơn trong việc thẩm định dự án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng
cũng như trong công tác quản lý giám soát quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
Chỉ tiêu nợ quá hạn cho thấy trong 100% dư nợ hoạt động cho vay thì tỷ lệ nợ
quá hạn qua từng năm tuơng ứng là: năm 2013 là 1,52%, năm 2014 là 1,34%, năm
2015 là 2,99%. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng cho vay càng cao, tỷ lệ nợ
quá hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì được coi là chất lượng hoạt động
cho vay tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có giảm nhưng có sự biến động qua các
năm, năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn của các ngành vẫn cao. Điều này cho thấy công tác
thu hồi nợ quá hạn của ngân hàng vẫn chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng tăng
nhanh chóng thể hiện chất lượng hoạt động cho vay trung - dài hạn của chi nhánh.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI OCB – CHI NHÁNH TRUNG
VIỆT ĐÀ NẴNG
3.1. Đánh giá chung về hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh
3.1.1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, hoạt động cho vay trung – dài hạn đã được thực hiện
phương thức đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư nền kinh tế theo chiều sâu. Ngân hàng
OCB chi nhánh Trung Việt đã có những định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn
phù hợp với chính sách mang tính chiến lược với sự lãnh đạo và quan tâm của ban chỉ
đạo hoạt động cho vay trung - dài hạn đạt được những thành quả trong thời gian qua :
- Dư nợ cho vay trung - và dài hạn liên tục tăng cao
- Nợ quá hạn trung - dài hạn giảm, chất lượng cho vay trung - dài hạn được nâng
cao
- Lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua các năm tạo điều kiện cho ngân hàng
mở rộng, nâng cao chất lượng cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng.
- Chất lượng cho vay trung - dài hạn ngày càng được nâng cao do chi nhánh
thường xuyên chú trọng kiểm tra, kiểm soát công tác hoạt động cho vay trung - dài
hạn, quy định trong cho vay rõ ràng, đơn giản, chặt chẽ.

3.1.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn, chế tồn tại
3.1.2.1 Hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cho vay trung - dài hạn của OCB
chi nhánh Trung Việt còn những hạn chế sau:
- Chính sách tín dụng về hoạt động cho vay cho vay trung- dài hạn còn nhiều
điểm chưa phù hợp như: tính chủ động và phán quyết của chi nhánh còn hạn chế.
- Chiến lược đa dạng hóa đối tượng cho vay trung - dài hạn của chi nhánh chưa
thực sự hoàn thiện.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ chưa đồng đều, còn nhiều bất cập trong công
tác thẩm định các dự án trung - dài hạn.
- Hoạt động Marketing của ngân hàng chưa thực sự được quan tâm.
- Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Trung Việt chưa thực sự chủ động tham gia
vào các dự án có quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia.
3.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
a. Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều nên chưa kịp
thời và độ chính xác chưa cao.


- Việc phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích, đánh
giá trên phương diện kinh tế tài chính với độ tin cậy không cao, chưa được cơ quan
kiểm soát xác nhận.
- Ngân hàng chưa đẩy mạnh công tác marketing, các thông tin về thị trường và
khách hàng thiếu và chưa thường xuyên.
- Công tác xây dựng chiến lược cho vay trung - dài hạn chưa được quan tâm đúng
mức.
b. Nguyên nhân khách quan
- Về phía doanh nghiệp: nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng còn lúng túng
trong lựa chọn hướng đầu tư, dự án thiếu tính khả thi và không đủ điều kiện vốn tự có
để tham gia. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao song không hội tụ đầy đủ

các điều kiện vay vốn như một số yếu tố sau:
x

Không đủ tài sản thế chấp hợp lý.

x

Không đủ vốn tự có để tham gia

x

Năng lực của cán bộ quản lí chưa đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.
- Về môi trường kinh doanh:

x
Việc thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê của các doanh nghiệp chưa thực sự
nghiêm túc
x

Do sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng nên lãi suất cho vay giảm.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi
nhánh trong thời gian tới
Để phát triển hoạt động cho vay trung - dài hạn gắn với hiệu quả, an toàn đòi hỏi
ngân hàng phải có những giải pháp thỏa đáng, kịp thời để khắc phục những hạn chế
đang tồn tại. Là sinh viên đã được thực tập trong ngân hàng một thời gian em xin đóng
góp một số giải pháp sau:
3.2.1. Tăng cường huy động vốn trung - dài hạn để mở rộng và nâng cao chất lượng
tín dụng
Mức độ biến động của tiền gửi quyết định kết cấu tài sản dự trữ, cho vay ngắn

hạn, trung cho vay - dài hạn trong hoạt động về vốn chứa đựng hai loại rủi ro thanh
toán và rủi ro lãi suất. Vì vậy trong nguyên tắc quản trị tài chính có nguyên tắc cân
bằng về thời hạn giữa nguồn huy động và nguồn sử dụng. Vốn ngắn hạn dùng để cho
vay ngắn hạn, vốn trung dài hạn sử dụng cho vay trung dài hạn và cấp tín dụng dưới
hình thức thuê mua, tuy nhiên theo từng điều kiện cụ thể có thể sử dụng vốn ngắn hạn
để cho vay trung dài hạn. Do vậy việc tăng cường huy động nguồn vốn trung - dài hạn


×