Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

KY THUAT NUOI VA PHONG TRI BENH CHO TRAU BO CHUAN KHUNG TONG CUC DAY NGHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 73 trang )

CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA TRÂU BÒ
1. Đặc điểm tiêu hóa
1.1. Đặc điểm tiêu hóa dạ cỏ
Tính đặc thù của đường tiêu hoá ở gia súc nhai lại là kết quả của quá trình tiến
hoá theo hướng tiêu hoá cỏ và thức ăn thô nhờ sự cộng sinh của vi sinh vật.
* Miệng
Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại. Tham gia vào quá
trình lấy và nhai nghiền thức ăn có môi, hàm răng và lưỡi.
* Thực quản
Thực quản là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ, có tác dụng
nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Thực quản còn có vai trò
ợ hơi để thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ đưa lên miệng để thải
ra ngoài.
* Dạ dày và rãnh thức quản
Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4
túi.
- Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành
đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường
tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn.
- Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc được cấu tạo trông giống
như tổ ong và có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được
nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ
ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai lại.
Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.

1


- Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có
nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, cùng các ion Na +,


K+..., hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua.
- Dạ múi khế có hệ thống tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như
dạ dày của động vật dạ dày đơn, tức là tiêu hoá thức ăn bằng dịch vị (chứa HCl và
men pepsin).
- Rãnh thực quản là phần kéo dài của thực quản gồm có đáy và hai mép khi
khép lại sẽ tạo ra một cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Đối với gia súc non bú sữa dạ cỏ
và dạ tổ ong kém phát triển, còn sữa sau khi xuống qua thực quản được dẫn trực tiếp
xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản này.
* Ruột non
Ruột non của gia súc nhai lại có cấu tạo và chức năng tương tự như của gia súc
dạ dày đơn. Những phần thức ăn chưa được lên men ở dạ cỏ (dinh dưỡng thoát qua)
và sinh khối vi sinh vật được đưa xuống ruột non sẽ được tiêu hoá bằng men. Ruột
non còn làm nhiệm vụ hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá ở
ruột (glucoza, axít amin và axít béo).
* Ruột già
Ruột già có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh tràng
có hệ vi sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ
trên xuống. Trực tràng có tác dụng hấp thu nước, tạo khuôn và tích trữ phân.
1.2. Tiêu hóa vi sinh vật ở dạ cỏ
Quá trình tiêu hóa ở dạ cỏ nhờ vào hệ vi sinh vật. Chúng cộng sinh trong dạ cỏ
và dạ tổ ong rất phức tạp và gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn, động vật nguyên sinh
và nấm. Hệ vi sinh vật dạ cỏ đều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ yếu bằng năng
lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng.
* Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù
chúng được nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn chiếm
số lượng lớn nhất trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hóa xơ.

2



* Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thực vật thô.
Protozoa có một số tác dụng chính như sau: Tiêu hoá tinh bột và đường, xé rách
màng tế bào thực vật, tích luỹ polysaccarit...
* Nấm
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật. Sự phá vỡ này tạo điều kiện
cho vi khuẩn bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải xơ.
- Bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại gluxit, sự
có mặt của nấm giúp làm tăng tốc độ tiêu hoá xơ.
1.3. Sự nhại lại
- Khi ăn thức ăn thô trâu bò thường ăn vào dưới dạng các mẩu thức ăn với kích
lớn nên vi sinh vật dạ cỏ khó có thể tấn công và lên men hoàn toàn. Phần thức ăn
chưa được nhai kĩ có kích thước lớn nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng được
ợ lên theo từng miếng vào thực quản và trở lại xoang miệng. Trong miệng phần chất
lỏng được nuốt ngay còn thức ăn thô được thấm nước bọt và nhai kỹ lại trước khi
được nuốt trở lại dạ cỏ để lên men tiếp.
- Hiện tượng nhai lại bắt đầu xuất hiện khi bê nghé được cho ăn thức ăn thô.
Trong điều kiện yên tĩnh gia súc sẽ bắt đầu nhai lại (sau khi ăn) nhanh hơn. Cường
độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Mỗi ngày trâu bò chăn thả
thường dành khoảng 8 giờ để nhai lại, tức bằng với thời gian gặm cỏ. Mỗi miếng ợ
lên nhai lại được nhai 40-50 lần, do vậy thức thô được nghiền nhiều hơn trong quá
trình nhai lại so với trong quá trình ăn.
2. Đặc điểm sinh sản
Trâu bò là động vật đơn thai, năng suất sinh sản thấp:
- Chu kỳ sản xuất của trâu bò dài, cho nên chậm thu hồi vốn đầu tư. Bò cái
thường đẻ lứa đầu vào khoảng 27 - 28 tháng tuổi, trâu cái đẻ muộn hơn.
- Thời gian mang thai kéo dài 280 - 285 ngày ở bò, 310 - 320 ngày ở trâu. Do
vậy, khoảng cách giữa các lứa đẻ dài.

- Trâu bò chủ yếu chỉ đẻ 1 con, trường hợp sinh đôi rất hiếm, mục tiêu tiên
tiến đối với sinh sản ở trâu bò là 1 con/năm.

3


3. Đặc điểm sinh trưởng và phát dục
- Trâu bò là đại gia súc có tầm vóc, khối lượng lớn, sinh trưởng nhanh. Ví dụ:
Bò Charolais có khối lượng trưởng thành ở con đực là 1000 - 1200kg, cá biệt tới
1400kg; Con cái đạt khối lượng 700 - 800kg, cá biệt tới 1100kg.
- Trâu bò có tốc độ sinh trường nhanh. Ví dụ: Bê Charolais có mức tăng khối
lượng đạt trên 1200g/con/ngày. Bê 1 năm tuổi có khối lượng đạt 500kg.
- Do có tầm vóc, khối lượng lớn nên trâu bò đòi hỏi lượng thức ăn lớn. Mỗi
ngày một con trâu bò có thể sử dụng tới 30 - 50kg thức ăn.
- Tuổi thành thục về tính ở bò đực khoảng 9-12 tháng tuổi, còn ở trâu đực
khoảng 15-18 tháng tuổi. Trong những điều kiện bình thường, nếu nuôi dưỡng tốt thì
từ 32-36 tuần tuổi ở bê đực có khả năng hình thành tinh trùng, từ 18-24 tháng tuổi có
khả năng giao phối. Thông thường, bê nuôi hậu bị theo hướng sinh sản và lấy sữa
được nuôi dưỡng tốt có tuổi động dục lần đầu vào lúc 14-16 tháng tuổi. Tuy nhiên
người chăn nuôi thường không phối giống cho bê tơ ở tuổi này vì nó chưa đủ thành
thục về thể vóc.
4. Đặc điểm tiết sữa
4.1. Bộ phận hình thành sữa
Tuyến sữa là cơ quan sản xuất sữa ở trâu bò cái. Cấu tạo của tuyến sữa bao
gồm: tổ chức liên kết, mạch máu, dây thần kinh, tuyến thể, hệ thống dẫn sữa. Bể sữa
chia làm 2 phần: phần trên gọi là bể tuyến, phần dưới gọi là bể đầu vú.
4.2. Cơ chế hình thành sữa
Khi trâu bò cái mang thai, cùng với sự phát triển của tuyến sữa thì một số
thành phần của sữa như: Protein, citrat...cũng đã xuất hiện ở tuyến bào, tuy nhiên sự
tạo sữa còn rất hạn chế. Khoảng 3 - 4 ngày trước khi đẻ, sự phân tiết sữa trong tuyến

bào diễn ra mạnh mẽ, bầu vú căng to, khoang tuyến bào chứa đầy thành phần sữa
đầu.
Tuyến sữa tiếp nhận nguyên liệu từ máu đưa đến, chủ động chuyển hoá thành
sữa với đặc tính, thành phần khác hẳn máu. Trong sữa đường gấp 90 lần trong máu,
mỡ gấp 9 lần, protit ít hơn 2 lần, K nhiều gấp 5 lần, Ca gấp 13 lần, P gấp 10 lần, Na
ít hơn 7 lần... Qua nghiên cứu người ta thấy: để hình thành 1 lít sữa cần có 400 - 500
lít máu chảy qua tuyến sữa.
Mỡ sữa: Chủ yếu do các axit béo tạo nên. Đường sữa: gồm 2 phân tử glucose
và galactose kết hợp với nhau tạo thành. galactose một phần được tạo thành từ
glucose, một phần từ axit béo.
4


Protit: Cazein và globulin được tuyến sữa tổng hợp từ các axit amin do máu
chở tới, zactalbumin và lactglobulin do tuyến vú tổng hợp. Tuyến sữa lợi dụng
albumin có sẵn trong máu để tạo albumin sữa. Kháng thể trong sũa do máu đưa tới.
Trong quá trình hình thành sữa các kích tố của tuyến Yên, tuyến Giáp, buồng
trứng... có tác dụng nhất định kích thích quá trình tạo sữa, trong đó tuyến Yên đóng
vai trò quan trọng.

5


CHƯƠNG 2:
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ
1. Giới thiệu các giống trâu bò
1.1. Các giống bò cho thịt
* Bò Brahman
- Giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ. Bò có màu lông trắng gio hoặc đỏ.
- Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 680-900kg, bò cái nặng 450-630kg.

Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52-58%.

Bò Brahman
Bò Drought Master
* Bò Drought Master
- Giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Australia. Bò có màu lông đỏ.
- Lúc trưởng thành bò đực nặng 820-1000kg, bò cái nặng 550-680kg. Tỷ lệ thịt
xẻ 55-60% khi giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi.
* Bò Hereford
- Giống bò thịt của Anh. Bò Hereford có màu lông đỏ, riêng ở đầu, ngực, phần
dưới bụng, bốn chân và đuôi có đốm trắng.
- Bò cái trưởng thành nặng 750-800kg, bò đực 1000-1200kg. Tỷ lệ thịt xẻ lúc
14-16 tháng tuổi đạt 67-68%. Chất lượng thịt tốt, thịt ngon, mềm, thường có lớp mỡ
kẻ giữa lớp cơ bắp.

Bò Hereford
Bò Charolais
* Bò Charolais
- Giống bò chuyên dụng thịt của Pháp. Bò có sắc lông màu trắng ánh kem.
6


- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1400kg, bò cái 700-900kg. Giết
thịt lúc 14-16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65-69%.
* Bò Lymousin
- Giống bò chuyên dụng thịt của Pháp. Bò có sắc lông màu đỏ.
- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1000-1300kg, bò cái 650-800kg. Bê
đực nuôi tốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68- 71%.

Bò Lymousin


Bò B.B.B (Blanc-Bleu-Belge)

* Bò B.B.B (Blanc-Bleu-Belge)
- Giống bò chuyên dụng thịt của Bỉ. Màu lông chủ yếu là màu trắng, xanh lốm
đốm, trắng lốm đốm. Bò có cơ bắp rất phát triển.
- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1100 - 1200kg, bò cái 710-720kg.
Bê đực nuôi dưỡng tốt giết thịt lúc 14- 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 66%.
*

Bò Arberdin Angus

- Giống bò chuyên dụng thịt được tạo ra ở Scotland. Bò có màu lông đen hoặc
đỏ sẫm. Có thể có đốm trắng dưới bụng, bầu vú, bao tinh hoàn. Bò không có sừng,
chân thấp.
- Khi trưởng thành khối lượng bò đực 1000-1300kg, bò cái 650-800kg. Bê
đực nuôi tốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 68-69%.

Bò Arberdin Angus

Bò Santa Gertrudis

* Bò Santa Gertrudis
7

Hình 2.15:
Bò BlancBleuBelge


- Giống bò chuyên dụng thịt của Australia. Bò có màu lông đỏ sẫm.

- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 850- 900kg, bò cái 630-720kg. Bê
đực nuôi nhốt giết thịt lúc 14 - 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 55 - 60%.
1.2. Các giống bò cho sữa
* Bò Holstein Friesian (HF)
- Bò HF có 3 dạng màu lông chính là
lang trắng đen (chiếm ưu thế), lang trắng đỏ
(ít), và toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót
đuôi trắng. Các điểm trắng đặc trưng là
điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo
xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng.
- Tầm vóc bò HF khá lớn: khối lượng
sơ sinh khoảng 35-45 kg, trưởng thành 450750kg/cái, 750-1100kg/đực.
- Năng suất sữa trung bình khoảng 5000-8000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ
sữa thấp, bình quân 3,3-3,6 %. Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiện
nuôi dưỡng và thời tiết khía hậu, cũng như kết quả chọn lọc của từng nước.
*

Bò Jersey

- Giống bò sữa của Anh. Bò có màu
vàng sáng hoặc sẫm. Có những con có đốm
trắng ở bụng, chân và đầu.
- Tầm vóc của bò Jersey tương đối bé,
khối lượng trưởng thành của bò cái là 300400kg, của bò đực 450-550kg.
- Năng suất sữa bình quân đạt 30005000kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa rất
cao (4,5-5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to
thích hợp cho việc chế biến bơ.
1.3. Giống bò kiêm dụng
* Bò Lai Sin
- Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển. U vai nổi rõ.

Âm hộ có nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển.
Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. Màu lông thường là vàng hoặc sẫm,
một số ít con có vá trắng.

8


- Khối lượng bò lúc trưởng thành 250-350kg đối với con cái, 400-450 kg đối
với con đực. Năng suất sữa khoảng 1200-1400kg/240-270 ngày, mỡ sữa: 5-5,5%. Tỉ
lệ thịt xẻ 48-49% (bò thiến). Bò này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo trung bình
560-600N, tối đa: cái 1300-2500N, đực 2000-3000N.

Bò Lai Sin

Bò Sin (Red Sindhi)

* Bò Sin (Red Sindhi)
- Bò Sin là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan). Bò có màu
lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm.
- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500kg, bò cái 350-380kg. Sản
lượng sữa trung bình khoảng 1400-2100kg/chu kỳ 270-290 ngày.Tỷ lệ mỡ sữa 55,5%.
* Bò Sahiwal
- Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm.
- Khi trưởng thành, bò cái có khối lượng 360-380kg, bò đực 470- 500kg. Sản
lượng sữa khoảng 2100-2300kg/ chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%.

9


Bò Sahiwal


Bò nâu Thuỵ Sĩ

* Bò nâu Thuỵ Sĩ
- Bò được tạo thành ở Thuỵ Sĩ. Bò có màu nâu, một số ít màu sáng đậm hay
nâu xám.
- Đây là giống bò có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trọng nhanh, phẩm chất
thịt ngon. Khối lượng trưởng thành của bò cái 650-700kg, bò đực 800-950. Tỷ lệ thịt
xẻ 59-60%. Năng suất sữa bình quân 3500- 4000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4%.
1.4. Trâu Việt Nam
- Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu
đầm lầy.
- Trâu có ngoại hình vạm vỡ. Đầu
hơi bé; trán và sống mũi thẳng, có con
hơi võng; tai mọc ngang, hay ve vẫy;
sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về
phía sau và hơi vểnh lên trên. Cổ con đực
to tròn, con cái nhỏ và hẹp, không có
yếm. U vai không có. Lưng thẳng, mông
xuôi, ngực nở. Đuôi dài đến khoeo, tận
cùng có chòm lông. Đa số có lông da màu đen xám; dưới hầu và trước ức có khoang
lông màu trắng. Có một số trâu (5-10%) có lông da màu trắng (trâu bạc).
- Tầm vóc trâu khá lớn: trưởng thành 400-450 kg đối với con cái, 450-500 kg
đối với con đực. Tỉ lệ thịt xẻ 48%. Trâu Việt Nam có khả năng lao tác tốt. Sức kéo
trung bình khoảng 600-800 N. Có khả năng làm việc tốt ở những chân đất lầy thụt.
1.5. Trâu Murrah
- Trâu Murrah có nguồn gốc từ
Ấn Độ. Trâu có đặc điểm chung là toàn
thân đen tuyền, thân hình nêm.
Khối lượng lúc trưởng thành

khoảng 500-600kg đối với con cái và
700-750 kg đối với con đực. Tỷ lệ thịt
xẻ khoảng 48-52%. Sản lượng sữa trung
bình khoảng 1400-2000kg/chu kỳ. Tỷ lệ
mỡ sữa cao (7%).

10


2. Công tác giống trâu bò
2.1. Chọn giống trâu bò sinh sản
* Chọn trâu bò đực giống
- Toàn thân phát triển cân đối, chắc khỏe,
thể hiện rõ đặc điểm của phẩm giống, tính đực,
lông dày, da mịn và đàn hồi tốt. Cơ quan sinh
dục phát triển, hai hòn cà to và đều.
- Đầu to trán rộng, trán lồi hoặc phẳng,
sừng to, cổ to dầy và dài vừa phải, kết nối một
cách tự nhiên. Bốn chân chắc khỏe, tư thế vững
vàng, không vòng kiềng không chạm khoeo.
* Chọn trâu bò cái
- Trâu bò cái sinh sản tốt nhìn chung là
những con có sức khỏe tốt, các bộ phận thân
mình cân đối, đặc biệt là phần mông, khung chậu
to và vú đều phát triển tốt. Cụ thể là: đầu và cổ
phải thanh cân đối, ngực sâu rộng và nở nang,
lưng thẳng dài và rộng, bụng to tròn. Mông nở
nang rộng và dài, khoảng cách giữa hai xương
chậu rộng. Bầu vú phát triển, 4 núm vú phân đều
đặn. Bốn chân vững chắc không vòng kiềng.

- Về tầm vóc yêu cầu phải to, vì thường mẹ đẻ con to. Trâu bò trong thời gian
mang thai được chăm sóc tốt, phát triển bình thường thì trọng lượng bê sơ sinh trung
bình bằng 6 - 7% trọng lượng trâu bò mẹ.
2.2. Chọn giống trâu bò nuôi lấy sữa
- Mình thanh săn, da mỏng mịn, xương to
vừa phải, kết cấu chặt chẽ, bắp thịt phát triển
trung bình, tích lũy mỡ dưới da ít, lông dày,
mượt. Đầu thanh, cổ dài vừa phải; ngực sâu, rộng
và nở; lưng hông thẳng, dài; bụng to tròn và gọn.
- Mông dài, rộng, phẳng, thẳng hoặc ít
dốc; phần thân sau phát triển hơn phần thân
trước; vú phát triển tốt, núm vú to, đều, tĩnh
11


mạch vú nổi rõ; bốn chân thẳng, chắc khỏe, khoảng cách giữa hai chân sau rộng.
Toàn thân phát triển hình chiếc nêm hẹp trước rộng sau.
2.3. Chọn giống trâu bò nuôi lấy thịt
- Mình trường, da mỏng, lông mịn, tổ
chức liên kết dưới da phát triển tốt, bắp thịt
nở nang.
- Đầu ngắn, ngực sâu, rộng, nở; lưng hông - mông thẳng, rộng; bụng thon, tròn;
bốn chân thanh ngắn. Toàn thân phát triển
hình chữ nhật dài.
2.4. Chọn giống trâu bò cày kéo
- Tầm vóc to thô, kết cấu chặt chẽ, phát
dục cân xứng; tiền cao hậu thấp; bắp thịt nở
nang.
- Ngực sâu, rộng, nở; lưng hông thẳng,
mông hơi xuôi nhưng rộng. Bụng thon, tròn;

đâu to sừng dài mắt to; cổ ngắn và dày; bốn
chân chắc khỏe, thẳng, móng tròn, đều, hình
bát úp.
2.5. Công tác phối giống cho trâu bò
* Tuổi bắt đầu phối
Tuổi bắt đầu phối giống thích hợp cho bò cái sinh sản khoảng 18 - 22 tháng
tuổi. Khối lượng bắt đầu phối phải đạt 65 - 70% so với khối lượng khi trưởng thành.
Tuổi bắt đầu phối giống thích hợp cho trâu cái khoảng 30 tháng tuổi.
* Các hình thức phối giống
- Phối tự nhiên: Chăn thả trâu bò đực và cái chung trong một đàn, cho chúng
tự giao phối với nhau. Hình thức này có ưu điểm là không tốn công, tỷ lệ thụ thai
cao. Hạn chế là không theo dõi, quản lý được, dễ lây lan dịch bệnh.
- Phối có hướng dẫn: Tiến hành chăn thả đực cái riêng, khi con cái động dục
tăng cường theo dõi và cho đực phối vào thời điểm thích hợp. Hình thức này có ưu
điểm là nắm được ngày phối từ đó xác định được tháng có thai và có chế độ nuôi
dưỡng hợp lý. đồng thời chủ động điều khiển sinh sản theo mùa vụ, hạn chế sự lây
lan bệnh tật, tiết kiệm được đực giống.
- Thụ tinh nhân tạo: Áp dụng cho những nơi gần cơ sở nuôi đực giống và trong
công tác lai tạo.
12


* Kỹ thuật phối giống
Trứng rụng và di chuyển từ buồng trứng đến vị trí 1/3 ống dẫn trứng phía trên, cần
6 - 12h, đó cũng là thời gian có khả năng thụ thai. Nếu trứng đã di chuyển xuống phía
dưới, trứng đã già đi và có màng albumin bao bọc gây khó khăn cho quá trình thụ tinh.
Tinh trùng đến vị trí 1/3 ống dẫn trứng phía trên cần 10 - 14 giờ.
Căn cứ vào đặc điểm di chuyển của trứng và tinh trùng, thời gian trứng rụng, chúng
ta có thể phối giống vào cuối giai đoạn 2 hoặc đầu giai đoạn 3. Tức là lúc buồng trứng có
noãn bào chín và sắp rụng trứng, cổ tử cung mở to, niêm dịch trắng đục, con cái chịu đực

cao độ.

Nếu phát hiện động dục vào buổi sáng, chiều cho phối lần thứ nhất, sáng hôm sau
phối lần thứ hai.

13


CHƯƠNG 3:
CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
1. Một số yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi
1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu tác động rất lớn đến sức khỏe và năng suất của
trâu bò. Do đó, cần đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi luôn mát mẻ khoảng 25 - 28 0C và
thực hiện chống nóng về mùa hè khi nhiệt độ > 30 0C, chống rét về mùa đông khi
nhiệt độ < 15 0C.
1.2. Độ ẩm
Độ ẩm không khí giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt của cơ thể.
Không khí trong chuồng có độ ẩm cao hơn ngoài trời. Ðộ ẩm trong chuồng nuôi phụ
thuộc vào mật độ nuôi, kiểu chuồng trại, tình trạng vệ sinh của chuồng nuôi. Nên giữ
độ ẩm trong chuồng nuôi trâu bò khoảng 50 – 70%.
1.3. Thông thoáng
Các chuồng như chuồng trâu bò đẻ, chuồng bê nghé, chuồng vỗ béo đều đòi
hỏi phải đảm thông thoáng. Chuồng nuôi thông thoáng có tác dụng:
- Loại trừ bụi, khí độc và mùi hôi thối khỏi chuồng.
- Cung cấp đủ không khí sạch trong chuồng.
- Điều hoà được nhiệt độ và độ ẩm không khí chuồng nuôi.
1.4. Mật độ nuôi
Mật độ nuôi thường được tính bằng diện tích chuồng bình quân cho mỗi con.
Theo tiêu chuẩn của nước ngoài diện tích chuồng nuôi cho 1 đơn vị bò (500kg) dao

động trong phạm vi 9-25m2.
2. Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi trâu bò
2.1. Chọn địa điểm
Khi chọn địa điểm xây dựng chuồng trại cần xem xét cẩn thận những yếu tố
sau đây:
- Có đủ nguồn nước chất lượng tốt cho trâu bò uống và vệ sinh chuồng trại.
- Nền đất phải cao ráo, chắc chắn, mực nước ngầm phải thấp hơn chỗ thấp
nhất của nền chuồng.
- Cần biết hướng gió tự nhiên để định hướng chuồng và bố trí chuồng nuôi sao
cho thông thoáng tự nhiên và hợp vệ sinh chung.
14


- Vị trí chuồng trại phải đảm bảo khả năng tiếp cận giao thông và thị trường
được tốt, nhưng đồng thời phải đảm bảo được an ninh.
- Phải lợi dụng địa hình được không để xây dựng chuồng trai mà không làm
ngược lại vì việc đào đắp san lấp rất tốn kém. Phải lợi dụng độ dốc làm đường rãnh
thoát nước.
- Phải có đủ diện tích đất trồng cỏ nuôi bò và có đủ diện tích đất để mở rộng
quy mô chăn nuôi nếu cần.
2.2. Thiết kế mặt bằng
Việc thiết kế một khu chuồng trại chăn nuôi trâu bò phải phối hợp được các bộ
phận cấu thành sau đây thành một hệ thống hoạt động hoàn chỉnh:
- Hệ thống đồng cỏ

- Hệ thống chăm sóc quản lý

- Hệ thống cung cấp thức ăn

- Hệ thống xử lý phân nước thải


- Hệ thống cấp nước

- Khu vực quản lý/kinh doanh

* Bố trí mặt bằng chuồng trại:
Khi phác thảo bố trí chuồng trại nên áp dụng những nguyên tắc sau đây:
- Các khu vực tiếp nhận, xuất bán, phòng trị thú y, khu vực chứa phân và khu
vực dự trữ thức ăn ủ chua nên bố trí trong một khu vực thoát nước chủ động.
- Chuồng nuôi phải được xây dựng cuối hướng gió so với các khu dân cư và
nhà làm việc, nhưng phải trước nhà chứa phân và nhà cách ly.
- Không nên cho nước chảy từ ô chuồng này sang ô chuồng khác bằng cách
điều chỉnh độ nghiêng từ ô chuồng này sang ô chuồng kia nhỏ hơn độ dốc của nền
chuồng về phái rãnh thoát phía dưới.
- Các khoảng cách di chuyển bò nội bộ và hoạt động phân phối thức ăn phải
giảm thiểu. Tốt nhất là không để đường đi, rãnh thoát, lối ra vào của bò cắt ngang
nhau.
- Không nên làm cổng ngăn hay góc hẹp trên đường vận chuyển và phân phát
thức ăn.
- Dành diện tích để phát triển và mở rộng quy mô chuồng trại theo từng giai
đoạn về sau.
- Văn phòng và cầu cân cần bố trí vào nơi thuận tiện để sao cho tất cả xe cộ ra
vào đều phải qua chỗ này.
15


2.3. Các kiểu chuồng nuôi trâu bò
* Kiểu chuồng vòng quanh đồi
- Đây là kiểu chuồng phù hợp cho chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ở vùng đất đồi
có độ dốc tự nhiên 2-4%.

- Đặc trưng của kiểu chuồng này là các dãy ô chuồng song song được sắp xếp
cuốn vòng theo đường bình độ của sườn đồi. Lối cung cấp thức ăn đi vào một phía
(trước) của dãy ô chuồng, còn rãnh thoát và đường đi của bò thoát ra khỏi phía kia
của hãy ô chuồng (phía thấp hơn).
* Kiểu chuồng hình răng cưa
- Đây là kiểu chuồng gần giống kiểu chuồng trên, chỉ khác là các dãy ô chuồng
được xếp thẳng hàng.
- Xây dựng kiểu chuồng này dễ dàng hơn và việc phân phát thức ăn cũng
thuận tiện hơn so với kiểu chuồng trên. Kiểu chuồng này phù hợp với chăn nuôi quy
mô lớn ở những nơi có nền đất đồng đều với độ dốc tự nhiên 2-4%.
* Kiểu chuồng đối đầu/đối đuôi
- Kiểu chuồng này thường được áp dụng với quy mô chăn nuôi khá lớn.
- Các dãy ô chuồng xếp thẳng hàng và cứ hai dãy thì có một lối đi ở giữa để
cung cấp thức ăn, máng ăn và máng uống bố trí dọc theo hai bên lối đi. Nếu có nhiều
dãy, phía sau hai dãy đối đuôi có lối vào thu dọn phân và rãnh thoát ở giữa. Kiểu
chuồng này phù hợp với những nơi bằng phẳng (độ dốc tự nhiên dưới 1%).
* Các kiểu chuồng chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ

16


Trong điều kiện chăn nuôi bò nông hộ quy mô nhỏ, kiểu chuồng nuôi có thể
thay đổi tuỳ theo hoàn cảnh (số lượng bò, diện tích đất, điều kiện thời tiết, khí hậu,
vốn đầu tư…). Chuồng có thể làm rất đơn giản. Tuy nhiên, cần đảm bảo được những
nguyên tắc cơ bản về xây dựng và vệ sinh chuồng nuôi.
Kiểu chuồng một dãy là kiểu chuồng thích hợp cho chăn nuôi nông hộ quy mô
nhỏ. Ưu điểm của nó là có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, dễ đặt vị trí.

2.4.
và tiêu

thuật chi
chuồng nuôi

Quy cách
chuẩn kỹ
tiết trong

* Hướng chuồng
Thông thường nên để chuồng mở (không tường) về phía nam hoặc đông nam
để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt.
* Nền chuồng
- Nền chuồng phải cao hơn mặt đất bên ngoài khoảng 40-50cm để nước mưa
không thể tràn vào chuồng
- Nền chuồng có thể được lát bằng gạch hoặc láng bê tông. Mặt nền chuồng
không gồ ghề (khó vệ sinh), nhưng cũng không trơn trượt, có độ dốc hợp lý (2-3%),
xuôi về phía rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi dội rửa.
* Tường chuồng
- Tường chuồng bao quanh có thể cần phải có để tránh mưa hắt và ngăn trâu
bò.

17


- Tường có thể xây bằng gạch, đá, bằng tấm bê-tông (có cột trụ), bằng gỗ hay
một số vật liệu khác tuỳ theo điều kiện cụ thể. Bề mặt tường phải đảm bảo dễ dàng
quét rửa tiêu độc khi cần thiết. Mặt trong của tường nên quét vôi trắng, vừa đảm bảo
vệ sinh vừa tạo ra bề mặt phản chiếu ánh sáng trong chuồng tốt.
* Mái chuồng
- Mái chuồng không những có tác dụng che mưa nắng mà có tầm quan trọng
rất lớn trong việc điều hoà tiểu khí hậu xung quanh cơ thể gia súc. Độ cao của mái

cần phải tính toán sao cho không bị mưa hắt và gió lạnh thổi vào.
- Vật liệu làm mái có thể là ngói, tranh, tre, nứa, lá, tôn hay fibroximăng. Đối
với những chuồng lớn, khẩu độ mái rộng thường phải dùng mái tôn, nhưng cần làm
mái cao và thoáng. Vật liệu làm mái có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ trong chuồng.
* Máng ăn
Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần phải có máng ăn trong
chuồng cho trâu bò để đảm bảo vệ sinh. Máng ăn nên xây bằng gạch láng xi măng.
Không xây máng ăn quá sâu, dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh. Các góc của
máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và có lỗ thoát nước ở cuối
để thuận tiện cho việc rửa máng. Thành máng phía trong (phía bò ăn) phải thấp hơn
thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi.

2-3%

Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn có cơ giới hoá việc phân phát thức ăn
thì có thể không cần làm máng ăn như trên. Thức ăn được cung cấp dọc theo lối đi
phía trước mỗi dãy chuồng trên dải nền cao hơn mặt nền chuồng (thường rải băng

Khu vực nghỉ ngơi

Lối cấp
thức ăn

18


thảm nhựa) và có gờ cao phía trong để ngăn thức ăn rơi vào trong chỗ đứng của con
vật.
Chiều rộng chỗ ăn cho các loại bò bê khi phân phát thức ăn thủ công có thể
như sau:

Loại gia súc

Chiều rộng chỗ ăn (cm)

Bò bê <250 kg

48-55

Bò bê 250kg đến giết thịt

55-66

Bò cái trưởng thành

66-76

* Máng uống và hệ thống cấp nước
- Tốt nhất là dùng máng uống tự động để cung cấp đủ nước theo nhu cầu của
trâu bò.
- Nếu không có máng uống tự động thì có thể làm máng uống bán tự động.
Kết cấu máng bán tự động: nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ xây ở
đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng mở nước. Từ bể này có hệ
thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống nước, mực nước
trong máng hạ xuống nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì
phao tự đóng lại. Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng
có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau).
* Hệ thống làm mát
Trong điều kiện mùa hè ở nước ta, khi nhiệt độ và ẩm độ cao, việc áp dụng các
giải pháp chống nóng là cần thiết để duy trì sức khoẻ và sức sản xuất cho trâu bò. Về
nguyên tắc có các giải pháp chống nóng bổ sung như sau:

- Ngăn bức xạ mặt trời trực tiếp lên cơ thể bò thông qua việc làm các mái hay
lán che mát ngoài khu vực chuồng nuôi.
- Làm mát trực tiếp cho cơ thể gia súc bằng hệ thống quạt thông gió và/hay hệ
thống phun nước.
19


- Làm mát gián tiếp môi trường chuồng nuôi bằng phun nước áp suất cao cách
tạo sương mù trong chuồng.
* Sân chơi và đường đi
Cần có sân chơi có hàng rào để trâu bò có thể vận động tự do. Sân có thể lát
bằng gạch hoặc đổ bê tông với diện tích khoảng 15-20m2/con. Trong sân chơi cũng
bố trí máng ăn, máng uống và cây bóng mát.
Đường đi cho ăn trong chuồng được bố trí tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại
(vị trí, kiểu chuồng...), phương thức chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thức ăn. Phía
ngoài chuồng cũng phải có hệ thống đường đi chắc chắn để vận chuyển thức ăn, chất
thải và đi lại theo dõi quản lý chung. Dọc hai bên đường đi ngoài chuồng cần có cây
bóng mát.
* Hệ thống can thiệp thú y
Trong khu vực một trại cần có chuồng cách ly và phòng thú y. Chuồng thú y
thường đặt ở khu đất riêng biệt, thấp hơn chuồng nuôi, xa khu vực chăn nuôi
(khoảng 200m) và cuối hướng gió.

* Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải
Hệ thống xử lý chất thải phải được thiết kế cẩn thận. Trước hết cần có hệ
thống cống rãnh thoát nước để cho nước bẩn chảy thoát khỏi nền chuồng. Rãnh thoát
nước bẩn làm dọc theo chuồng và tập trung vào hố chứa. Từ hố chứa phân được tập
trung thành từng đợt vào nhà chứa và ủ phân trước khi chuyển đi bón ruộng.
Hố chứa phân phải cách chuồng ít nhất là 5m và cách giếng nước uống ít nhất
là 100m. Hố chứa phân và nước thải phải trát kín để phân và chất thải không thấm ra


20


ngoài đất, cũng như mạch nước ngầm, đồng thời không cho nước trên mặt đất (nước
mưa) chảy vào hố phân.
Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần bố trí hố ủ phân. Nếu có
điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí cho đun nấu, kết hợp tiệt trùng,
nâng cao chất lượng phân và vệ sinh môi trường.

21


BÀI 4:
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ
1. Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò
1.1. Nhu cầu năng lượng
* Nhu cầu năng lượng cho duy trì
- Ở bò: Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ở bò trưởng thành được xác
định là 118 Kcal (Châu phi, Ấn Độ), 129 Kcal (Mỹ), 121 Kcal (Anh) cho 1kg khối
lượng trao đổi.
- Ở trâu: Giá trị này được xác định là 125 Kcal ME/ Kg W0,75.
* Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng
- Ở bò: Nhu cầu năng lượng trao đổi cho sinh trưởng cao hơn nhu cầu duy trì
là 1,13 - 1,16.
- Ở trâu: Nhu cầu năng lượng trao đổi/1g tăng trọng biến động từ 10 - 15,6
Kcal ( đối với trâu có khối lượng từ 200 - 500 Kg). Đối với trâu nặng dưới 250 Kg
giá trị này là 10 Kcal, đối với trâu có khối lượng cao hơn thì nhu cầu về năng lượng
trao đổi/ 1g tăng trọng sẽ cao hơn khoảng 1 Kcal cho mỗi 50 Kg thể trọng tăng lên.
* Nhu cầu năng lượng cho mang thai

Nhu cầu năng lượng trong thời gian mang thai ở bò tăng lên theo sự phát triển
của thai. Ở bò tơ được xác định bằng cách sử dụng nhu cầu duy trì + 30% (có thai<7
tháng), 50%( có thai tháng thứ 8), 80%( có thai tháng thứ 9).
Đối với trâu do thời gian mang thai dài hơn, nhu cầu năng lượng có thể thấp
hơn so với bò. Có thể xác định năng lượng của ở 3 tháng cuối mang thai bằng cách
cộng thêm cho nhu cầu duy trì một lượng năng lượng trao đổi đảm bảo tích lũy cho
bào thai 400g/1 ngày đêm theo mức 10 Kcal ME/g khối lượng tăng. Trâu có thai < 8
tháng được cung cấp 25 - 30% năng lượng trao đổi so với nhu cầu duy trì.
* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất sữa
- Ở bò: Nhu cầu duy trì ở bò đang tiết sữa cao hơn bò không tiết sữa. Ở các
nước Châu phi và Đông nam á thì nhu cầu này là 132 Kcal/ Kg W 0,75. Năng lượng để
sản xuất sữa trung bình là 1144 Kcal ME/ 1 Kg sữa( 4% mỡ sữa), giá trị này thấp
hơn so với tiêu chuẩn của Anh (1260 Kcal) và Mỹ (1230 Kcal).

22


- Ở trâu: Nhu cầu duy trì cho trâu đang tiết sữa được xác định là 137 Kcal ME/
Kg W . Nhu cầu về năng lượng trao đổi cho sản xuất sữa trung bình là 1230 Kcal
ME/ 1 Kg sữa( 4% mỡ sữa).
0,75

* Nhu cầu về năng lượng lao tác
Trâu bò có nhu cầu năng lượng cho lao tác được xác định là 2,4 Kcal/ Kg khối
lượng/ 1 giờ làm việc.
1.2. Nhu cầu về protein
* Nhu cầu về protein cho duy trì
- Ở bò: protein tiêu hóa được tính là 2,86g/ Kg W0,75.
- Ở trâu: Người ta thấy trâu sử dụng protein tiêu hóa hiệu quả hơn bò do đó
nhu cầu duy trì về protein thấp hơn, được xác định là 2,54g/ Kg W0,75.

* Nhu cầu về protein cho sinh trưởng
- Ở bò: được xác định theo phương trình sau:
Protein TH(g) = 0,281x tăng trọng(g) + 0,6631x thể trọng (Kg) + 0,00112 x
thể trọng 2(Kg)
- Ở trâu: được xác định theo phương trình sau:
Protein TH(g) = 0,238x tăng trọng(g) + 0,6631x thể trọng (Kg) + 0,00112 x
thể trọng 2(Kg)
* Nhu cầu cho mang thai
- Ở bò: có thai < 6-7 tháng thì không cần cung cấp thêm, nhưng 2-3 tháng cuối
thì nhu cầu protein rất cao, nên cung cấp thêm 45g protein tiêu hóa/ ngày đêm.
- Ở trâu: nhu cầu protein cũng tăng lên ở 3 tháng chửa cuối, cần cung cấp thêm
95g protein tiêu hóa/ ngày đêm.
* Nhu cầu cho tiết sữa
- Ở bò: thường dựa vào hàm lượng protein trong sữa, giá trị hợp lý khoảng 140
-160% so với protein của sữa. Giá trị này được xác định là 55g protein tiêu hóa/1 Kg
sữa (4% mỡ sữa).
- Ở trâu: nhu cầu protein để sản xuất sữa là 146,2 g protein tiêu hóa/ 100g
protein sữa.

23


1.3. Nhu cầu khoáng
Việc xác định nhu cầu về các chất khoáng cho trâu bò ở nước ta khác nhau do
tính phức tạp của nó, trước hết việc xác định tỉ lệ tiêu hóa chất khoáng trong cơ thể
rất khó khăn. Mặt khác nhu cầu khoáng còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của con
vật, mức độ bão hòa của bộ xương, mức độ thiếu hụt chất khoáng trong khẩu phần
ăn.
Ở nước ta nhu cầu chất khoáng của trâu bò được tính trung bình như sau:
Canxi 7-8g, Photpho 4-5g/ĐVTĂ và muối ăn (NaCl) 10-15g/100 Kg thể trọng.

1.4. Nhu cầu Vitamin
Gia súc nhai lại nói chung không có nhu cầu bổ sung vitamin nhóm B và
vitamin K vì vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp những loại vitamin này.
Đối với trâu bò cần chú ý nhiều đến vitamin A và D. Vitamin A nên cho ăn
khoảng 10 000 -15 000 IU/con/ngày. Nhu cầu vitamin D trong khẩu phần thường
vào khoảng 200-250 UI/kg chất khô.
1.5. Nhu cầu về nước uống
Nhu cầu về nước phụ thuộc vào tính chất thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm môi trường,
trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Ở vùng ôn đới, bò trưởng thành không tiết sữa cần được cung cấp 3 kg
nước/ 1kg vật chất khô thu nhận. Ở vùng nhiệt đới cần 8 kg nước/ 1kg vật chất khô
thu nhận.
- Ở bò cái mang thai giai đoạn cuối thì tăng 50%, ở bò đang tiết sữa thì cần
cung cấp 0,87 kg nước/ 1kg sữa. Nước uống cho trâu bò phải sạch, không độc và cho
uống tự do ở mọi thời gian.
1.6. Nhu cầu vật chất khô
Trong điều kiện bình thường, lượng vật chất khô thu nhận phụ thuộc vào khối
lượng cơ thể, nồng độ năng lượng của thức ăn, tốc độ tiêu hóa hoặc lên men. Trâu bò
tơ thu nhận lượng vật chất khô khoảng 2,8 - 3% khối lượng cơ thể.
2. Thức ăn và kỹ thuật chế biến sử dụng
2.1. Nguồn thức ăn cho trâu bò
2.1.1. Thức ăn thô

24


- Rơm khô được dự trữ dưới hình thức đánh đống, đây là biện pháp bảo quản
thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn để chủ động dùng vào
những thời điểm khan hiếm.
- Cỏ khô là loại thức ăn thô dự trữ sau khi đã sấy khô hoặc phơi khô, là nguồn

cung cấp đạm, đường, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại, đặc biệt
là vào vụ đông - xuân.
2.1.2. Thức ăn xanh
Sử dụng các loại thức ăn xanh phối hợp với nhau có tác dụng cân đối khẩu
phần thức ăn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa,hấp thu và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Thức ăn xanh còn được chế biến dưới dạng ủ xanh là thức ăn, nhằm mục đich
để dự trữ nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò. Nguyên liệu ủ xanh có thể là các loại cỏ
trồng như cỏ voi, ngô dày, thân cây ngô bắp non...
Thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt, không cần phải xử lý trước khi cho ăn và có
thể cho ăn tới 5-7 kg/ 100 kg thể trọng. Nói chung, dùng loại thức ăn này không cần
hạn chế về khối lượng, nhưng cũng không nên chỉ cho ăn đơn độc, mà cần bổ sung
thêm các loại thức ăn khác.
2.1.3. Thức ăn tinh
* Thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm
Thức ăn tinh cho trâu bò thường là: Bột ngô, cám gạo, thóc nghiền, bột sắn,
bột khoai, bột mỳ. Là loại thức ăn có giá trị năng lượng cao, trong 1 kg có từ 2500
đến 3200 Kcal năng lượng trao đổi (tương đương 1,0-1,2 ĐVTĂ).
Thức ăn tinh thường chiếm tỷ lệ 10 - 30% trong khẩu phần thức ăn của trâu
bò, sử dụng các loại thức ăn tinh trong khẩu phần có tác dụng cân đối protein,
vitamin và các chất khoáng.
Các phụ phẩm như khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu dừa, khô đầu
vừng, bột máu, bột thịt xương, bột nhộng tằm... là nguồn thức ăn bổ sung hàm lượng
protein quan trọng cho trâu bò.
* Thức ăn củ quả
Thức ăn củ quả như khoai, sắn, bí đỏ, cà chua, cà rốt, gấc, dứa là nguồn thức
ăn vừa cung cấp năng lượng, đạm còn cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất
cần thiết cho trâu bò
Tỷ lệ phối trộn thức ăn củ quả tùy theo các dạng nguyên liệu dùng trong khầu
phần thức ăn, thường chiếm tỷ lệ 3-8 %.
25



×