Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

GIỐNG VẬT NUÔI THEO KHUNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.16 KB, 40 trang )

Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG
VẬT NUÔI
1. Lịch sử công tác giống
1.1. Lịch sử công tác giống trên thế giới
Những công trình chọn lọc, nhân giống vật nuôi đầu tiên được sách vở ngày nay
thừa nhận là công trình của nhà chăn nuôi người Anh tên là Robert Bakewell (17251795) trong việc tạo ra các giống bò Long hom, cừu Leicester và ngựa Shire. Những sổ
sách ghi chép về các giống ngựa, cừu xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào năm 1800 đã tạo
tiến đề cho việc phát triển các sổ sách ghi chép về giống gọi là sổ giống và việc tạo các
giống vật nuôi ở các nước châu âu, châu Mỹ. Năm 1865, Alendel đã công bố các quy
luật di truyền và 35 năm sau năm 1900, các quy luật di truyền của Alendel được tái phát
hiện bởi Devries, Correns và TS Chermak. Các sự kiện lịch sử này chính thức đánh dấu
sự ra đời của nền tảng lý luận khoa học về chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Cùng thời
gian này, nghiệp đoàn kiểm tra sữa đầu tiên được thành lập ở Đan Mạch, tiếp sau đó
người ta đã tiến hành kiểm tra năng suất lợn. Đây là một trong các biện pháp kỹ thuật
quan trọng để chọn lọc vật nuôi mà cho tới nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở nhi ều
nước trên thế giới. Định luật Hardy-weinberg được phát hiện năm 1908 đã mở đầu cho
bước phát triển của di truyền học quần thể, tiếp đó là những khởi đầu về di truyền học
số lượng của Lush và một số tác giả khác đã tạo ra một hướng mới cho khoa học chọn
lọc và nhân giống vật nuôi.
Tiếp sau các định luật di truyền cơ bản của Alendel là các lý thuyết về nhiễm sắc
thể của Morgan 1910, lý thuyết về mối quan hệ giữa nền và enzym của Beadle và
Latum 1941, phát hiện cơ sở vật chất của di truyền là ADN của Avery 1944, phát hiện
cấu trúc vòng xoắn ADN của Watson và Cách 1953, phát hiện mã di truyền của
Niremberg 1968 đã đặt ra những cơ sở quan trọng trong công tác giống vật nuôi. Năm
1942, bằng các công trình của Hazel, lý thuyết về chỉ số chọn lọc đã hình thành và bước
đầu ứng dụng trong chọn lọc vật nuôi. Cũng trong thập kỷ 60-70 phương pháp chọn lọc
vật nuôi theo chỉ số với các ưu việt của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các chương
trình chọn giống ở các nước phát triển mang lại những tiến bộ rõ nét trong việc nâng
cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Những tiến bộ về thụ tinh nhân tạo mà khởi đầu là việc sử dụng rộng rãi trong


chăn nuôi bò, cừu ở Nga vào năm 1930, sau đó là những thành công trong việc đông
lạnh tinh dịch bò ở Anh vào những năm 1950, cấy truyền phôi vào những năm 1990 đã
góp phần tích cực tăng nhanh các tiến bộ di truyền của một số tính trạng năng suất, cũng
như mở rộng ảnh hưởng của các con vật giống có giá trị giống cao.
Về mặt lý thuyết, trên cơ sở của phương pháp chỉ số chọn lọc kinh điển, ngay từ
năm 1948, Henderson đã khởi thảo lý thuyết BLUP. Nhưng phải đến những năm 1970
Giáo trình Giống vật nuôi

1


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
trở đi, cùng với sự phát triển của máy tính điện tử với dung lượng bộ nhớ lớn, tốc độ
tính toán nhanh, phương pháp BLUP mới thực sự được ứng dụng trong chương trình
chọn giống vật nuôi ở các nước phát triển, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với
phương pháp chỉ số chọn lọc kinh điển. Cho tới nay hầu như toàn bộ các thành tựu của
chọn lọc và nhân giống vật nuôi mà ngành chăn nuôi được thừa hưởng đều là những kết
quả nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di truyền học số lượng. Tuy nhiên, một xu
hướng thứ hai nhằm phát triển và ứng dụng di truyền học phân tử trong chọn lọc và
nhân giống vật nuôi cũng đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây. Có thể
nói rằng năm 1970 với các phát hiện về enzym giới hạn đã mở đầu cho thời kỳ công
nghệ tiên. Trong thập kỷ 80, người ta đã cho ra đời những vật nuôi đầu tiên là sản phẩm
của công nghệ cấy ghép gen. Sự kiện nhân bản vô tính cừu Dolly( 2/1997, lợn (3/2000)
tiếp theo ở chuột, bò… là những đóng góp quan trọng của di truyền học phân tử cho
khoa học chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng công nghệ sinh
học phân tử còn hạn chế và người ta vẫn còn đang nghi ngờ về những hiểm hoạ mà di
truyền học phân tử có thể gây ra cho con người thông qua các sản phẩm biến đổi gen.
1.2. Lịch sử công tác giống ở Việt Nam
Lịch sử phát triển công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi ở nước ta gắn liền với
sự phát triển của sản xuất, chăn nuôi ở nước ta. Các giống vật nuôi được hình thành từ

lâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh
tác khác nhau của các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Đặc điểm chung của các
giống vật nuôi địa phương là có hướng sản xuất kiêm dụng, tầm vóc nhỏ, năng suất
thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thiên nhiên và tận thu sản phẩm phụ trong trồng trọt. Việc sử dụng nhân giống chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm.
Để nâng cao năng suất, từ thời Pháp thuộc cũng như sau này, một số giống vật
nuôi nước từ ngoài đã được đưa vào Việt Nam. Quá trình lai tạo giữa các giống nội với
các giống nhập cũng như thuần dưỡng chung đã hình thành những nhóm vật nuôi có
những đặc điểm riêng biệt của nước ta như: bò Laisind, lợn Thuộc Nhiêu thuộc tỉnh Mỹ
Tho (sản phẩm lai giữa lợn địa phương Nam Bộ, lợn Hải Nam, Trung Quốc, lợn
Craonaire - Pháp với lợn Yorkshire - Anh), lợn Ba Xuyên tỉnh Sóc Trăng (sản phẩm lai
giữa lợn địa phương Nam Bộ, lợn Hải Nam Trung Quốc, lợn Craonaire - Pháp với lợn
Berkshire - Anh) Giai đoạn 1960- 1980, hệ thống tổ chức các công ty giống, trạm giống
rất phát triển ở hầu khắp các tỉnh, huyện nhưng công tác giống chưa có trọng điểm nên
kết quả còn thấp. Trong thời gian này, chúng ta đã cho nhập rất nhiều giống gia súc. gia
cầm có năng suất cao của thế giới nhằm lai tạo với các phẩm giống nội tạo các đàn lai
kinh tế: F1, F2…cho năng suất cao về sản phẩm thịt.
Hiện nay, đàn giống vật nuôi của chúng ta rất phong phú, nhiều giống loài nhưng
chưa tạo được những giống vật nuôi năng suất cao đáp ứng được nhu cầu của sản xuất
Giáo trình Giống vật nuôi

2


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
trong nước.
2. Một số khái niệm cơ bản trong công tác chọn lọc và nhân giống
2.1. Khái niệm về vật nuôi
Theo Isaac 1970, những động vật được gọi là vật nuôi khi chung có đủ 5 điều

kiện sau đây:
- Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi với mục đích rõ ràng.
- Trong phạm vi kiểm soát của con người.
- Không thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp của con người.
- Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang đã.
- Hình thái cơ thể thay đổi so với khi còn là con vật hoang đã.
2.2. Khái niệm về giống, dòng vật nuôi
2.2.1. Khái niệm về giống
Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hình
thành trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định do quá trình chọn lọc và nhân
giống của con người, có số lượng nhất định để có thể là nhân giống trong nội bộ của nó,
các giống vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, thể chất, đặc
tính sinh lý. Sinh hoá và lợi ích kinh tế giống nhau, các đặc điểm di truyền này có thể di
truyền qua các thế hệ và cho phép phân biệt giống này với giống khác.
2.2.2. Khái niệm về dòng
Dòng là một nhóm vật nuôi trong cùng một giống được xuất phát từ một con đực
tổ đầu dòng. Các thế hệ con cháu trong dòng chịu ảnh hưởng nhất định về huyết thống
với con đực tổ.
2.3. Phân loại giống vật nuôi
Kết hợp nhiều quan điểm và dựa vào điều kiện kinh tế xã hội, trình độ khoa học
kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình hình thành giống mà có các cách phân loại sau:
- Phân loại theo trình độ gây giống: có 3 loại:
+ Giống nguyên thuỷ: Các giống này thường có tầm vóc nhỏ bé, năng suất thấp, kiêm
dụng, thành thục muộn, điều kiện nuôi dưỡng đơn giản, khả năng chịu đựng kham khổ
cao, sức kháng bệnh cao thích nghi với điều kiện địa phương hẹp, bảo thủ di truyền cao,
biến dị thấp. Hầu hết các giống vật nuôi nội của nước ta thuộc nhóm này.
+ Giống quá độ: Là các giống nguyên thủy được chọn lọc và chăm sóc nuôi dưỡng ở
mức độ cao hơn nên đặc điểm cơ bản là tầm vóc đã được cải tiến, sức sản xuất được
nâng cao hơn nhưng vẫn kiêm dụng, thành thục sớm hơn, các đặc tính về sản xuất tương
Giáo trình Giống vật nuôi


3


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
đối thuần nhất, nếu nuôi dưỡng kém sẽ trở lại giống nguyên thuỷ.
+ Giống gây thành: Là giống được hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển,
trình độ khoa học kỹ thuật cao. Đây là kết quả chọn lọc có ý thức của con người. Đặc
điểm cơ bản của các giống gây thành là: sức sản xuất cao, hướng sản xuất chuyên dụng,
sớm thành thục, sức chịu đựng kham khổ và kháng bệnh kém, tính bảo thủ di truyền
kém, biến dị cao, dễ thay đổi khi điều kiện ngoại cảnh và nuôi dưỡng thay đổi, đòi hỏi
phải được nuôi dưỡng, chăm sóc ở trình độ cao. Ví dụ: lợn Ladnrace, gà Leughorn, bò
sữa Holstein Frisian …
- Phân loại theo tính năng sản xuất:
+ Giống kiêm dụng: Có thể sử dụng với nhiều tính năng sản xuất khác nhau.
+ Giống chuyên môn hoá: Có năng suất cao về một tính năng sản xuất các mặt khác
bình thường. Ví dụ: Bò sữa lang trắng đen Hà Lan, gà Leughorn.
- Phân loại căn cứ vào nguồn gốc:
+ Giống vật nuôi địa phương: là các giống có nguồn gốc tại địa phương được hình
thành trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Ví dụ: lợn Ỉ, lợn Móng
cái, bò Vàng Thanh Hoá, vịt Cỏ… là giống địa phương có khả năng thích nghi cao với
điều kiện tập quán chăn nuôi của địa phương nhưng năng suất thấp.
+ Giống nhập nội: là giống có nguồn gốc từ vùng khác hoặc nước khác, thường là
những giống có năng suất cao, có ưu điểm nổi bật so với giống của địa phương.
3. Những tính trạng cơ bản của vật nuôi
3.1. Tính trạng về ngoại hình
Ngoại hình của một vật nuôi là hình dáng bên ngoài của con vật. Tuy nhiên, trên
những khía cạnh nhất định, ngoại hình phản ảnh được cấu tạo của các bộ phận cấu
thành cơ thể, tình trạng sức khoẻ cũng như năng suất của vật nuôi.
Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, người ta dùng mắt để quan sát và dùng tay để sờ

nắn, dùng thước để đo một số chiều đo nhất định. Có thể sử dụng một số phương pháp
đánh giá ngoại hình sau đây:
- Quan sát từng bộ phận và tổng thể con vật, phân loại ngoại hình con vật theo các mức
khác nhau. Dùng thước đo để đo một số chiều đo trên cơ thể con vật, mô tả những đặc
trưng chủ yếu về ngoại hình thông qua số liệu các chiều đo này. Trong tiêu chuẩn chọn
lọc gia súc của nước ta hiện nay, các chiều đo cơ bản của trâu, bò, lợn bao gồm:
+ Cao vai (đối với trâu bò còn gọi là cao vây): Chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của u
vai (đo bằng thước gậy).
+ Vòng ngực: Chu vi lồng ngực tại điểm tiếp giáp phía sau của xương bả vai (đo bằng
thước dây).
Giáo trình Giống vật nuôi

4


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
+ Dài thân chéo (đối với trâu bò): Khoảng cách từ phía trước của khớp bả vai - cánh tay
đến mỏm sau của u xương ngồi (đo bằng thước gậy).
+ Dài thân (đối với lợn): Khoảng cách từ điểm giữa của đường nối giữa 2 gốc tai tới
điểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi (đo sát da, bằng thước dây).
Các chiều đo trên còn được sử dụng để ước tính khối lượng của con vật. Sau đây
là một vài công thức ước tính khối lượng trâu, bò, lợn:
+ Khối lượng trâu (kg) = 90 x (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo
+ Khối lượng bò (kg) = 88,4 x (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo
+ Khối lượng lợn (kg) = [(Vòng ngực)2 x Dài thân]/14400
Trong các công thức trên, đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân chéo của trâu
bò là mét, đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân của lợn là cm.
- Phương pháp đánh giá ngoại hình hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất là đánh giá
bằng cho điểm. Nguyên tắc của phương pháp này là hình dung ra một con vật mà mỗi
bộ phận cơ thể của nó đều có một ngoại hình đẹp nhất, đặc trưng cho giống vật nuôi mà

người ta mong muốn. Có thể nói đó là con vật lý tưởng của một giống, các bộ phận của
nó đều đạt được điểm tối đa trong thang điểm đánh giá. So sánh ngoại hình của từng bộ
phận giữa con vật cần đánh giá với con vật lý tưởng để cho điểm từng bộ phận. Điểm
tổng hợp của con vật là tổng số điểm của các bộ phận. Trong một số trường hợp, tuỳ
tính chất quan trọng của từng bộ phận đối với hướng chọn lọc, người ta có thể nhân
điểm đã cho với các hệ số khác nhau trước khi cộng điểm chung. Cuối cùng căn cứ vào
tổng số điểm ngoại hình đạt được để phân loại con vật. Phương pháp đánh giá này có
nhiều ưu điểm, thường được tiêu chuẩn hoá để thống nhất giữa những người đánh giá.
Kết quả đánh giá có thể dùng cho việc xử lý lựa chọn con vật ở các thế hệ sau.
Theo Tiêu chuẩn lợn giống của nước ta (TCVN.1280-81), việc đánh giá ngoại
hình lợn được thực hiện theo phương pháp cho điểm 6 bộ phận, nhân hệ số khác nhau
với từng bộ phận. Chẳng hạn, điểm tối đa ngoại hình cho từng bộ phận đối với lợn nái
Móng Cái là 5 điểm, 6 bộ phận được nhân với các hệ số khác nhau như sau:
Cuối cùng căn cứ vào điểm tổng số để xếp cấp ngoại hình theo các thang bậc: đặc
cấp, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
Hiện nay, trong tiêu chuẩn chọn lọc ngoại hình bò sữa ở các nước châu Âu và
Mỹ, ngoài chiều cao cơ thể được đánh giá bằng cách đo cao khum (khoảng cách từ mặt
đất tới điểm cao nhất ở phần khum con vật), người ta sử dụng thang điểm từ 1 tới 9 để
cho điểm 13 bô phận khác nhau (gọi là các tính trạng tuyến tính). Điểm tổng công của
con vật cũng là căn cứ để phân ngoại hình thành 6 cấp đô khác nhau.
Giáo trình Giống vật nuôi

5


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Trong chăn nuôi gà công nghiệp, để chọn lọc gà đẻ trứng khi bước vào thời kỳ
chuẩn bị đẻ, người ta căn cứ vào khối lượng con vật, đô rộng của xương háng..., mức độ
phát triển và màu sắc của mào... để chọn lọc.
3.2. Tính trạng về sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận
hay của toàn cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân
chia của các tế bào trong co thể vật nuôi.
Để theo dõi các tính trạng sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các
cơ quan bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong này
phụ thuộc vào loại vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá. Chẳng hạn: đối với lợn con,
thường cân khối lượng lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ. Đối với lợn thịt, thường
cân khối lượng khi bắt đầu nuôi, kết thúc nuôi và ở từng tháng nuôi.
Để biểu thị tốc đô sinh trưởng của vật nuôi, người ta thường sử dụng 3 độ sinh
trưởng sau đây:
- Độ sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của
từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện các
phép đo.
- Độ sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của
từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. Công thức tính như sau:
V2 – V1
A=
t2 – t1
Trong đó:
- A: độ sinh trưởng tuyệt đối
- V2, t2: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm t2
- V1, t1 khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm t1
- Độ sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước, thể tích của cơ
thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời điểm sinh trưởng
sau và trước. Độ sinh trưởng tương đối thường được biểu thị bằng số phần trăm, công
thức tính như sau:
V2 – V1
R (%) =

x 100

(V2 + V1) / 2

Giáo trình Giống vật nuôi

6


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Trong đó:
- R (%): độ sinh trưởng tương đối (%)
- V2: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm sau
- V1: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm trước
3.3. Các tính trạng về năng suất và chất lượng sản phẩm
- Năng suất và chất lượng sữa: Đối với vật nuôi lấy sữa, người ta theo dõi đánh giá các
tính trạng chủ yếu sau:
+ Sản lượng sữa trong 1 chu kỳ tiết sữa: Là tổng lượng sữa vắt được trong 10 tháng tiết
sữa (305 ngày).
+ Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ mỡ sữa trung bình trong một kỳ tiết sữa. Định kỳ mỗi tháng
phân tích hàm lượng mỡ sữa 1 lần, căn cứ vào hàm lượng mỡ sữa ở các kỳ phân tích và
sản lượng sữa hàng tháng để tính tỷ lệ mỡ sữa.
+ Tỷ lệ protein sữa: Là tỷ lệ protein trung bình trong một kỳ tiết sữa. Cách xác định và
tính toán tương tự như đối với tỷ lê mỡ sữa.
Để so sánh sản lượng sữa của các bò sữa có tỷ lê mỡ sữa khác nhau, người ta quy
đổi về sữa tiêu chuẩn. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ 4%. Công thức quy đổi như
sau:
SLSTC (kg) = 0,4 SLSTT (kg) x 15 F(kg)
Trong đó:
- SLSTC: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (sữa có tỷ lê mỡ 4%), tính ra kg
- SLSTT: Sản lượng sữa thực tế, tính ra kg
- F: Sản lượng mỡ sữa (kg)

- 0,4 và 15: Các hệ số quy đổi (mỗi kg sữa đã khử mỡ tương đương
với 0,4 kg sữa tiêu chuẩn; mỗi kg mỡ sữa tương đương với 15 kg sữa tiêu chuẩn).
Đối với lợn, do không thể trực tiếp vắt sữa lợn được nên để đánh giá khả năng
cho sữa của lợn người ta sử dụng khối lượng toàn ổ lợn con ở 21 ngày tuổi. Lý do đơn
giản là lượng sữa lợn mẹ tăng dần từ ngày đầu tiên sau khi đẻ, đạt cao nhất lúc 3 tuần
tuổi, sau đó giảm dần. Mặt khác, cho tới 21 ngày tuổi, lợn con chủ yếu sống bằng sữa
mẹ, lượng thức ăn bổ sung thêm là không đáng kể.
- Năng suất và chất lượng thịt: Đối với vạt nuôi lấy thịt, người ta theo dõi các tính trạng
chủ yếu sau:
+ Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi: Là khối lượng tăng trung bình trong đơn
vị thời gian mà con vật đạt được trong suốt thời gian nuôi. Người ta thường tính bằng
số gam tăng trọng trung bình hàng ngày (g/ngày).
Giáo trình Giống vật nuôi

7


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
+ Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: Là số kg thức ăn chi phí trung bình cho mỗi kg
tăng trọng mà con vật đạt được trong thời gian nuôi.
+ Tuổi giết thịt: Là số ngày tuổi vật nuôi đạt được khối lượng giết thịt theo quy định.
Các tỷ lệ thịt khi giết thịt:
+ Đối với lợn: Tỷ lệ thịt móc hàm (khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông,
phủ tạng so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vạt sau khi đã loại bỏ
máu, lông, phủ tạng, đầu, đuôi, 4 bàn chân - gọi là khối lượng thịt xẻ - so với khối
lượng sống), tỷ lệ nạc (khối lượng thịt nạc so với khối lượng thịt xẻ). Trên con vật sống,
người ta đo độ dày mỡ lưng ở vị trí xương sườn cuối cùng bằng kim thăm hoặc bằng
máy siêu âm. Giữa đô dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc của thân thịt có mối tương quan âm rất
chặt chẽ, vì vậy những con lợn có độ dày mỡ lưng mỏng sẽ có tỷ lê nạc trong thân thịt
cao và ngược lại.

+ Đối với trâu, bò, dê: Tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, da, phủ
tạng, đầu, đuôi, 4 bàn chân so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt tinh (khối lượng thịt so
với khối lượng sống).
+ Đối với gia cầm: Tỷ lệ thân thịt (khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông,
phủ tạng, đầu, cánh, chân - gọi là khối lượng thân thịt - so với khối lượng sống), tỷ lệ
thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực (khối lượng thịt đùi, thịt ngực so với khối lượng thân thịt).
- Năng suất sinh sản: Đối với vật nuôi dùng để sinh sản, các tính trạng năng suất chủ
yếu bao gồm:
+ Con cái:
- Tuổi phối giống lứa đầu: Tuổi bắt đầu phối giống.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi đẻ lứa đầu tiên.
- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Số ngày từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau.
- Tỷ lệ thụ thai: Số cái thụ thai so với tổng số cái được phối giống.
- Tỷ lệ đẻ: Số cái đẻ so với tổng số cái có khả năng sinh sản (với trâu bò, dê, ngựa).
- Số con đẻ ra còn sống sau khi đẻ 24 giờ, số con còn sống khi cai sữa, số lứa
đẻ/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm (với lợn); tỷ lệ đẻ 1 con/lứa, sinh đôi, sinh ba (với
dê, cừu).
- Khối lượng sơ sinh, cai sữa: Khối lượng con vật cân lúc sơ sinh, lúc cai sữa.
+ Con đực:
- Tuổi bắt đầu sử dụng phối giống: Tuổi bắt đầu phối giống.
- Phẩm chất tinh dịch: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần xuất tinh
(ký hiệu là: VAC). VAC là tích số của 3 tính trạng: lượng tinh dịch bài xuất trong 1 lần
Giáo trình Giống vật nuôi

8


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
xuất tinh (dung tích: V); số lượng tinh trùng/1ml tinh dịch (nồng độ: C); tỷ lệ tinh
trùng có vận động thẳng tiến (hoạt lực: A).

Để đánh giá khả năng sản xuất trứng ở gia cầm, người ta theo dõi các tính trạng
chủ yếu sau:
- Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: Ngày tuổi của đàn mái khi bắt đầu có 5% tông số mái
đẻ trứng.
- Sản lượng trứng/năm: Số trứng trung bình của 1 mái đẻ trong 1 năm.
- Khối lượng trứng: Khối lượng trung bình của các quả trứng đẻ trong năm.
- Các tính trạng về phẩm chất trứng (đường kính dài, đường kính rộng, chỉ số hình
thái: rộng/dài, tỷ lệ các phần cấu thành quả trứng: lòng đỏ, lòng trắng, vỏ,...)
3.4. Ảnh hưởng của di truyền và ngoại cảnh đối với sự phát triển của tính trạng số
lượng
Di truyền và ngoại cảnh là hai nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới sự phát triển của
tính trạng số lượng. Mô hình của sự ảnh hưởng này như sau:
P=G+E
Trong đó:

P: kiểu hình
G: kiểu gen
E: điều kiện môi trường ngoại cảnh.

- Nhân tố di truyền: là đặc tính vốn có của cha mẹ tổ tiên truyền cho con cháu. Chúng
ta biết rằng, các đặc tính di truyền đều do gen quy định. Theo Swright, dựa vào ảnh
hưởng của các gen đến con vật ở mức độ ít hay nhiều mà chia làm 3 loại:
+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính năng lý
học của cỏc chiều.
+ Gen ảnh hưởng theo nhóm.
+ Gen chỉ ảnh hưởng đến một vài tính trang riêng rẽ.
- Nhân tố ngoại cảnh: điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể
gia súc và ảnh hưởng đén sự phát triển của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
+ Yếu tố thiên nhiên: khí hậu núng quỏ làm cho con vật mệt mỏi, tiêu phí năng
lượng nhiều.

+ Yếu tố nuôi dưỡng: thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc.
Cho gia súc ăn theo khẩu phần, theo giai đoạn, chế độ vận động thích hợp, chuồng trại
sạch sẽ đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của gia súc.

Giáo trình Giống vật nuôi

9


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
4. Ưu thế lai
4.1. Cơ sở di truyền và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai
- Cơ sở của ưu thế lai là kết quả của cả sự tăng lên về tần số kiểu gen dị hợp. Khi tần số
kiểu gen dị hợp tăng lên thì giá trị kết hợp của các gen cũng tăng lên.
- Các yếu tố ảnh hưởng của ưu thế lai:
+ Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu
thế lai cang cao và ngược lại.
+ Tính trạng xem xét: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì ưu thế lai cao và ngược
lại.
+ Công thức giao phối: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào con vật nào làm bố và con vật nào
làm mẹ.
+ Điều kiện nuôi dưỡng: Nếu điều kiện nuôi dưỡng kém thì ưu thế lai có được sẽ thấp,
ngược lại trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì ưu thế lai có được cao.
4.2. Ứng dụng của ưu thế lai trong công tác giống
Đê tạo ưu thế lai ờ vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế. Trong phép
lai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau
rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giao
phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi
với điều kiện khí hậu. Chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản cùa giống bố.

Ví dụ : Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao lợn con mới đẻ đã
nặng từ 0.7 đến 0,8 kg. Tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 - 100 kg), tỉ lệ thịt nạc
cao hơn.
Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích
nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn có
nhiều thuận lợi.
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIỐNG GIA SÚC – GIA CẦM
1. Sự thuần hóa
1.1. Quá trình thuần hóa
Tất cả các loài vật nuôi còn tồn tại cho đến ngày nay đều có nguồn gốc từ thú
hoang. Giai đoạn đầu tiên của quá trình thuần hóa diễn ra hàng ngàn năm trước đây.
Quá trình diễn ra cùng với sự di cư của con người từ miền đất này đến miền đất khác.
Giáo trình Giống vật nuôi

10


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Giai đoạn tiếp theo của thuần hóa là quá trình kiểm soát quá trình sinh sản của vật
nuôi và sự lựa chọn những vật nuôi theo ý muốn. Sự phát triển của thụ tinh nhân tạo, lai
tạo, hệ thống thu nhập các giá trị của các tính trạng, kiểm tra đời sau là các động lực lớn
bảo đảm cho việc nâng cao năng suất và hiệu quả vật nuôi.
Bước mới nhất trong quá trình thuần hóa là công nghệ sinh học. Với việc sử dụng
các công nghệ hiện đại tác động đến cơ sở vật chất di truyền đã tạo đà cho việc cải biến
chất lượng con giống theo nhu cầu của con người.
1.2. Những tác động của con người trong quá trình thuần hóa
- Con người thay đổi điều kiệ sinh tồn của động vật hoang
+ Khi còn dống trong thiên nhiên thú hoang phải tự kiếm ăn, tự vệ chống lại các điều
kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại kẻ thù khác loài. CHúng thường chọn những
nơi phong phú về thức ăn và những nơi kín đáo để nấp.

+ Khi thuần hóa dưới sự can thiệp của con người, điều kiện sinh tồn của thú hoang đã
được thay đổi hoàn toàn.
- Con người thay đổi số lượng cũng như chất lượng thức ăn
+ Thú hoang sinh sống bằng cách tìm kiếm các loại thức ăn trong tự nhiên so vậy thức
ăn kiếm được rất bếp bênh, khi nhiều khi ít.
+ Còn khi được thuần hóa làm vật nuôi, toàn bộ thức ăn của vật nuôi đều do con người
cung cấp.
- Con người đã thay đổi tập tính sinh hoạt của động vật hoang dã
+ Trong tự nhiên, thú hoang sống theo kiểu bầy đàn, đực cái chung đụng, sinh sản theo
mùa vụ, di dộng kiếm ăn, theo con đực đầu đàn.
+ Khi con người thuần hóa nó, con người nhốt riêng con đực và con cái. Ghép đôi cho
giao phối, sinh sản theo ý muốn của con người.
- Con người chọn lọc giữ lại những con tốt
+ Trong tự nhiên, con vật bị tác động bởi chọn lọc tự nhiên. Ở đó mọi con vật có thể
giao phối 1 cách tự do với nhau.
+ Trong quá trình thuần hóa, con người đã tiến hành chọn lọc giữ lại những con vật gốc
có đặc tính di truyền tốt cho con người, loại thải những con không mong muốn.
1.3. Những biến đổi của thú hoang trong quá trình thuần hóa
Dưới tác động của con người một cách lâu dài, động vật hoang dã đã có những
thay đổi cơ bản để trở thành động vật nuôi. Cụ thể:
+ Thay đổi về ngoại hình theo hướng có lợi cho con người
Giáo trình Giống vật nuôi

11


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
VD: Gia súc lấy thịt thường có kết cấu cơ thể ưu tiên phát triển các phần cơ như
mông, vai; đầu nhỏ, xương dài,… Còn gia súc lấy sữa thì bầu vú phát triển, tĩnh mạch
vú nổi rõ, không quá béo,… Các giống gia cầm siêu thịt đều có bộ lông màu trắng,…

+ Thay đổi về các cơ quan bộ phận, thay đổi về chức năng, về tỷ lệ giữa các bộ phận
trong cơ thể.
VD: Thú hoang thường có lông, da dày hơn, chân cao hơn, xương thường thô và
to hơn động vật nuôi.
+ Thay đổi về tập tính: Vật nuôi thuần tính hơn, sống riêng lẻ không cần bầy đàn như ở
động vật hoang dã.
VD: Chó nhà thuần tính hơn so với chó sói và không cần sống bầy đàn.
+ Thay đổi về tập tính sinh sản: Vật nuôi thường sinh sản quanh năm còn động vật
hoang dã thì sinh sản theo mùa vụ, thường là mùa vụ thuận lợi kiếm thức ăn và tránh
được kẻ thù.
VD: Gà rừng đẻ 30 – 50 quả/năm. Thường đẻ vào mùa ấm áp và ấp trứng sau đó.
2. Sự thích nghi
2.1. Khái niệm
Thích nghi là kết quả của hàng loạt những quá trình biến đổi sinh học phức tạp
xảy ra ở cơ thể động vật. Nhờ đó mà động vật có thể sống phù hợp với điều kiện sống
mới (hoặc có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện sống mới).
2.2. Cơ sở đánh giá sự thích nghi
Crapxencô (1963), chia mức độ thích nghi của vật nuôi làm 3 loại:
- Giống thích nghi được trong điều kiện sống mới, sinh trưởng và phát dục bình thường.
- Giống thích nghi chưa hoàn toàn đối với điều kiện sống mới, nên sau một vài đời nuôi
thuần chủng mới bình thường được.
- Giống không thích nghi được với điều kiện sống mới, qua một vài đời thì thoái hóa
hoặc thậm chí bị sinh bệnh và chết. Vật nuôi không thích nghi thường biểu hiện giảm
sức sản xuất, sức sinh sản, bệnh tật mới xuất hiện, tăng tỷ lệ chết…
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích nghi
Sự thích nghi của gia súc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố
nhiệt độ, độ ẩm, nguồn thức ăn và chế độ khai thác.
+ Nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến thân nhiệt, tần số hô hấp và
mạch đập của cơ thể. Nhiều thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ tăng lên thì cường độ hô
hấp và thân nhiệt cũng tăng lên. Và sự thích nghi về nhiệt độ của mỗi loài, mỗi giống là

Giáo trình Giống vật nuôi

12


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
khác nhau. Ở bò, các giống ở vùng ôn đới chịu nóng kém hơn các giống bò ở vùng nhiệt
đới.
+ Nguồn thức ăn: Động vật, thực vật, khoáng,…
+ Chế độ khai thác: Khai thác với cường độ quá cao hoặc quá thấp cũng đều ảnh hưởng
xấu đến khả năng thích nghi của con vật. Như ở bò sữa, nên khai thác sữa từ 2 – 4
lần/ngày thùy vào sản lượng sữa, nếu số lần vắt quá ít sẽ làm lượng sữa sót tăng cao dẫn
đến viêm vú, còn nếu khai thác quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ làm tổn thương đầu vú
của con vật. Ở lợn đực giống, khoảng cách giữa 2 lầm khai thác tinh thích hợp từ 1 – 5
ngày tùy vào độ tuổi thành thục.

CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ GIA SÚC, GIA CẦM

Giáo trình Giống vật nuôi

13


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
1. Khái niệm
1.1. Sự sinh trưởng
Sinh trưởng của vật nuôi là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ qua trao đổi
chất, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, tăng khối lượng của từng bộ phận cũng
như toàn bộ cơ thể trên cơ sở di truyền có từ đời trước.
1.2. Sự phát dục

Sự phát dục của vật nuôi là quá trình tăng thêm, hoàn chỉnh thêm về chức năng
của từng cơ quan bộ phận để cơ thể phát triển toàn diện.
1.3. Quan hệ giữa sinh trưởng và phát dục
Quá trình sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống. Hai quá
trình này không có ranh giới, chúng luôn hỗ trợ và tạo tiền đề cho nhau trong quá trình
phát triển của cơ thể. Có phát dục, đồng thời cũng có sinh trưởng và ngược lại. Ở bộ
phận này có phát dục thì ở bộ phận khác có sinh trưởng, hoặc sinh trưởng và phát dục
diễn ra song song và tồn tại trong cùng một bộ phận hoặc cơ thể.
Hai quá trình này kết hợp rất chặt chẽ. Nếu phát dục không đầy đủ cơ thể sẽ trở
nên dị tật. Ngược lại, nếu sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ bị còi cọc gầy yếu.
2. Các quy luật phát triển
2.1. Quy luật phát triển theo giai đoạn
* Giai đoạn trong thai (giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ)
Giai đoạn này được chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ phôi: Được tính từ khi thụ tinh thành hợp tử đến khi bám chắc vào niêm mạc
tử cung. Hợp tử phân chia nhanh. Chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi chủ yếu là noãn
hoàng của trứng và chất dịch trong tử cung. Trong giai đoạn này, hợp tử còn di động
nên thai dễ bị tiêu biến dưới các tác động vật lý. Ở thời kỳ này, sinh trưởng gần bằng
phát dục.
- Thời kỳ tiền thai: Bắt đầu từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung tới khi xuất
hiện các nét đặc trưng về giải phẫu sinh lý, trao đổi chất của các lá phôi. Trong thời kì
này sự phát dục rất mãnh liệt. Các chất dinh dưỡng của quá trình sinh trưởng chủ yếu
được lấy trực tiếp từ cơ thể mẹ thông qua tuần hoàn máu. Do vậy phải cung cấp đầy đủ
dinh dưỡng cho cơ thể mẹ trong thời kỳ này.
- Thời kỳ thai nhi: Đây là thời kỳ cuối trong giai đoạn trong thai. Ở thời kỳ này, thể
trọng, kích thước của thai nhi tăng lên rất nhanh (tức sinh trưởng mãnh liệt). 3/4 khối
lượng của thai nhi tăng lên trong thời kỳ này, sau đó thì gần như là dừng. Ở thời kỳ này
nên cung cấp nhiều thức ăn tinh, thức ăn thô vừa phải để tránh thức ăn chèn thai nhi mà
vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Giáo trình Giống vật nuôi


14


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
* Giai đoạn ngoài thai (giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ)
Giai đoạn này bắt đầu từ khi con vật sinh ra đến khi gia cỗi và chết. Cơ thể vẫn
tiếp tục sinh trưởng và phát dục. Giai đoạn này được chia làm 4 thời kỳ:
- Thời kỳ bú sữa
+ Từ khi gia súc sinh ra đến khi cai sữa. Thời kỳ này dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào
từng loài.
+ Đặc điểm của thời kỳ này:
Về MT sống: Gia súc non vừa rời khỏi cơ thể mẹ, tiếp xúc với môi trường sống
hoàn toàn mới. Do vậy khả năng chống đỡ của gia súc non còn yếu.
+

Chức năng hoạt động của các bộ phận: Các cơ quan bộ phận trong cơ thể gia
súc non chưa hoàn thiện hoặc hoạt động yếu.
+

+

Trao đổi chất diễn ra mãnh liệt, sinh trưởng nhanh nên cần rất nhiều chất dinh

dưỡng.
- Thời kỳ thành thục về tính
Thời kỳ này được tính từ khi cai sữa đến khi con vật có biểu hiện về tính dục.
+ Đặc điểm của thời kỳ này:
Trong thời kỳ này gia súc có tốc đọ sinh trưởng nhanh. Quá trình phát dục đã
đạt đến trình độ phát triển ở mức mới, có nghĩa là cơ quan sinh sản có thể trứng (hay

tinh trùng) để hoàn thiện chức năng của cơ thể là tái tạo loài giống. Đồng thời sự biểu
hiện giới tính rất rõ ràng, con cái có phản xạ kiếm con, con đực có ngoại hình thay đổi,
thân thể nở nang, tính tình hung hăng, con cái ôn hòa, …
+

+ Vật

nuôi xuất hiện những phản xạ tính dục.

+ Các

cơ quan tiêu hóa, sinh dục, thần kinh phát triển, ăn khỏe.

- Thời kỳ trưởng thành
Thời kỳ này được tính từ khi con vật thành thục đến khi có biểu hiện già cỗi.
+ Đặc điểm của thời kỳ này:
Con vật thành thục về thể vóc. Trao đổi chất ổn định, sinh trưởng ổn định. Con
vật có khả năng sinh sản, khả năng cho sữa, cho trứng, khả năng cày kéo, …
+

Có sức khỏe, sức sống cao, mở đầu bằng tích lũy. Vì vậy nếu gia súc lấy thịt
nên giết mổ vào lúc này.
+

- Thời kỳ già cỗi
Thời kỳ này bắt đầu từ khi sức khỏe của vật nuôi giảm, khả năng sing sản giảm
dần rồi mất hẳn.
Giáo trình Giống vật nuôi

15



Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
+ Đặc điểm của thời kỳ này:
+

Quá trình dị hóa lớn hơn quá trình đồng hóa.

Trong thực tiễn sản xuất, người ta không giữ vật nuôi đến thời kỳ này, chỉ trừ
trường hợp là vật nuôi quý hiếm cần để khai thác nguồn gen.
+

* Ở gia cầm: Chia làm hai giai đoạn
+ Giai đoạn trong trứng.
+ Giai đoạn sau khi nở: gồm 4 thời kỳ là sau nở, thời kỳ phát dục, thời kỳ thành
thục, thời kỳ già cỗi.
2.2. Quy luật phát triển không đều
* Sự không đồng đều về số lượng
- Khối lượng lúc nhỏ tăng ít rồi tăng nhanh dần đến thời kỳ trưởng thành. Sau đó tăng
chậm lại rồi ổn định, cuối thời kỳ trưởng thành chỉ còn tích lũy mỡ.
* Sự không đồng đều về phát triển bộ xương
- Sự phát triển của bộ xương gia súc có móng (trâu, bò, lợn, cừu, dê) thể hiện rõ sự
không đồng đều này: lúc mới sinh, chiều cao lớn hơn chiều dài (bò) do trong thai
xương ống phát triển hơn xương trục. Chính sự không đồng đều này đã tạo nên sự thay
đổi vóc dáng của con vật qua mỗi thời kỳ.
- Ngược lại các loài gia súc khác như thỏ, chó, mèo,… trong thời kỳ bào thai các
xương trục phát triển mạnh hơn còn ở thời kỳ ngoài thai thì các xương ngoại vi phát
triển mạnh hơn.
* Sự không đồng đều biểu hiện ở các bộ phận khác
- Não hình thành rất sớm nhưng phát triển chậm.

- Cường độ sinh trưởng của các cơ quan bộ phận được biểu hiện qua bảng sau:
Giai đoạn sau đẻ
1
Giai đoạn thai 2
3

1. Da, cơ

2. Xương, tim

3. Ruột

Máu, dạ dày

Thận

Lách, lưỡi

Dịch hoàn

Gan, phổi, khí quản

Não

Sự hình thành và phát triển của từng bộ phận phụ thuộc vào vị trí, chức năng, vai
trò của nó.

Giáo trình Giống vật nuôi

16



Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
2.3. Quy luật phát triển tính chu kỳ
Tính chu kỳ hoạt động sinh lý của cơ thể như hoạt động của hệ thần kinh đi theo
nhịp độ nhất định: khi thì hưng phấn, khi thì ức chế. Điều này liên quan đến quá trình
đồng hóa và dị hóa của cơ thể. Nó chi phối làm cho các hoạt động khác của cơ thể
cũng có tính chu kỳ (như hoạt động sinh dục của gia súc cái,…)
Tính chu kỳ trong sự tăng khối lượng của cơ thể: người ta thấy, có những thời
kỳ gia súc có mức tăng khối lượng cơ thể cao, sau đó lại thấp và lặp đi lặp lại theo một
chu kỳ nhất định.
Tính chu kỳ trong trao đổi chất: mỗi sinh vật tồn tại trong một môi trường nhất
định. Nó thu nhận các chất cần thiết từ môi trường và thải ra những chất cặn bã. Đó là
quá trình trao đổi chất của cơ thể sống với môi trường. Quá trình trao đổi chất diễn ra
không ngừng từ khi hình thành phôi đến khi con vật già và chết. Người ta thấy, quá
trình này tuân theo những chu kỳ nhất định biểu hiện qua đồng hóa và dị hóa.
3. Điều khiển sự phát triển ở vật nuôi
- Cải tạo vật nuôi: Tạo giống vật nuôi cho năng suất cao, thời gian ngắn.
- Cải tạo giống di truyền: Áp dụng các phương pháp lai giống, thụ tinh nhân tạo, công
nghệ phôi để tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao thích ngh với điều kiện địa phương.
- Cải thiện môi trường: Cải thiện môi trường sống thích hợp tối ưu cho từng giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, nhằm thu được tối đa với chi phí tối thiểu. Các
biện pháp như: Sử dụng thức ăn nhân tạo, cải tạo chuồng trại, sử dụng chất kích thích.

Giáo trình Giống vật nuôi

17


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh

CHƯƠNG 4: GIÁM ĐỊNH GIA SÚC – GIA CẦM
1. Giám định ngoại hình – thể chất
1.1. Khái niệm về ngoại hình thể chất
Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, cấu tạo,
chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của gia súc và
là hình dáng đặc trưng của một giống gia súc.
Thể chất được biểu hiện bằng các yếu tố bên trong cơ thể. Nó được đặc trưng
cho tính thích nghi, tính thống nhất chức năng hoạt động của các cơ quan bộ phận thông
qua tính di truyền của giống loài. Nó biểu hiện bên ngoài qua sức khoẻ, ngoại hình, tính
năng sản xuất của vật nuôi và có thể di tuyền cho đời sau.
1.2. Phân loại thể chất
* Theo cách phân loại của Cu-Lê-Sốp
Ông đã phân chia thể chất ra làm 4 loại:
- Thể chất Thô: Da, xương, cơ phát triển mạnh, mỡ ít phát triển. Gia súc loại này
thường được sử dụng để làm việc (cày, kéo) như: trâu, bò, ngựa hoặc để lấy lông thô
như dê, cừu.
- Thể chất thanh: Da mỏng, xương nhỏ, chân to, đầu thanh. Gia súc loại này là bò sữa
cao sản, ngựa đua, gà đẻ trứng.
- Thể chất săn: Da thịt săn, rắn trắc, lớp mỡ ít phát triển, hình dáng có gốc cạnh. Gia
súc loại này dùng để làm việc: ngựa kéo,…
- Thể chất sổi: Trái với 3 loại nói trên, loại thể chất này biểu hiện lớp mỡ dày, da nhão,
thịt không rắn, xương không chắc.
1.3. Đặc điểm ngoại hình của gia súc – gia cầm theo các hướng sản xuất
- Gia súc lấy thịt: Thân hình nở nang: toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu
phát triển, đầu ngắn rộng, cổ ngắn thô (xương nhỏ, tỷ lệ thịt cao). Vai rộng đầy đặn,
vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng. Mộng rộng chắc, đùi nở nang (cơ săn chắc).
Chân ngắn, da mềm mỏng, lớp mỡ dưới da phát triển, hệ thống xương sườn hình thẳng
đứng tạo với trục xương một góc < 90˚.
- Gia súc cho sữa: Thường thân hình có hình nêm: phần thân phía sau phát triển hơn
phần thân phía trước (có bầu vú và cơ quan sinh sản). Bầu vú to hình bát úp (bể sữa lớn

và nang tuyến phát triển), núm vú tròn cách đều nhau (dễ vắt sữa và cơ giới hoá), tĩnh
mạch vú nổi rõ đàn hồi. Phần thân trước hẹp. Đầu thanh cổ dài, sống vai nhọn, ngực sâu
dài, hệ thống xương sườn cách xa nhau, giữa xương sống và xương sườn tạo thành một
góc > 90˚. Lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng, mỡ dưới da ít phát triển.
Giáo trình Giống vật nuôi

18


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Gia súc cày kéo: Xương cứng khoẻ, bắp thịt rắn chắc, da dày, lông thô, đầu nặng, cổ
chắc, ngực sâu vai dày, 4 chân khoẻ, mông nở, cơ phát triển.
- Gia súc lấy lông: Chủ yếu là Cừu, xương cứng cáp, da và lớp mỡ dưới da phát triển
vừa phải. Đầu rộng, dưới cổ thưởng có 3 – 4 nếp nhăn tạo thành yếm dưới ngực. Trán
có nhiều nếp nhăn.
- Gia cầm: Đối với gia cầm ngoại hình thường phân theo hai hướng: hướng cho trứng và
hướng cho thịt.
+ Ngoại hình của gia cầm hướng trứng: Đầu nhỏ, mình thon, phần phía sau rất phát
triển, háng rộng, niêm mạc hậu môn hồng, mềm, ướt.
+ Ngoại hình của gia cầm hướng thịt: Đầu to; mình to; cơ dài; cơ lườn, cơ ức, cơ lưng,
cơ đùi phát triển, dáng đi chậm chạp.
1.4. Phương pháp giám định ngoại hình – thể chất
1.4.1. Giám định bằng giác quan
Phương pháp giám định bằng giác quan là dùng mắt để quan sát, dùng tay để sờ
nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi.
* Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, làm nhanh, đỡ tốn kém, kịp thời (vì dùng
mắt, tay có thể nhận xét trực tiếp các chi tiết của ngoại hình để đánh giá tổng quát của
cơ thể con vật).
* Nhược điểm: chỉ là định tính và yêu cầu có kinh nghiệm.
1.4.2. Giám định bằng cách đo các chiều

Phương pháp này dùng các loại thước gậy, thước dây, compa để đo các chiều trên
cơ thể con vật.
* Ưu điểm: khách quan, trực tiếp, định lượng được và tương đối chính xác.
* Nhược điểm: Khó thực hiện (con vật không đứng yên); khi tính toán làm tròn số liệu
thì phải chú ý đến sai số; tốn kém hơn so với phương pháp trên.
Nếu chỉ nhận xét về ngoại hình to, nhỏ, cơ thể phát triển có cân đối hay không
người ta chỉ đo 2 chiều: vòng ngực và dài thân. Còn nếu đo để xác định và so sánh các
bộ phận với nhau và với toàn cơ thể thì người ta có thể đo đến 52 chiều. Thông thường
ta đo từ 13 – 18 chiều, hoặc có thể đo 8 chiều. Đối với lợn, đo 7 – 9 chiều, thông thường
là đo 5 chiều.
Một số các chiều đo chính:
1. Cao vây: Từ mặt đất đến sau u vai (thước gậy)
2. Cao lưng: từ mặt đất đến chỗ thấp nhất của lưng (thường là đốt sống thứ 11).
Giáo trình Giống vật nuôi

19


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
3. Cao khum: từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (thước gậy)
4. Cao xương ngồi: từ mặt đất tới mỏm u ngồi sau cùng (thước gậy).
5. Dài trán: từ chỏm đến trung điểm của rộng trán lớn nhất (thước compa).
6. Dài đầu: từ đỉnh chỏm đến mũi (thước compa).
7. Dài thân chéo: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến phía sau của u ngồi
(thước gậy).
8. Dài thân: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến trực giao với đường chiếu
của u ngồi sau cùng (thước gậy hoặc thước dây).
9. Rộng trán lớn nhất: khoảng cách giữa hai đầu ngoài cùng của hai hố mắt
(thước compa).
10. Rộng trán nhỏ nhất: khoảng cách hẹp nhất của trán (thước compa).

11. Rộng ngực: khoảng cách của hai điểm rộng nhất của phần ngực tiếp giáp sau
xương bả vai (thước gậy).
12. Rộng mông: khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của khớp ở cuối (thước
compa).
13. Rộng hông: khoảng cách ngoài cùng của hai mỏm xương hông (thước
compa).
14. Rộng xương ngồi: khoảng cách giữa hai điểm phía ngoài cùng của u ngồi
(thước compa).
15. Vòng ngực: chu vi quanh vòng ngực tiếp giáp phía sau xương bả vai (thước
dây).
16. Rộng ống: chu vi ở 1/3 phía trên của xương bàn chân phía trước (thước dây).
17. Sâu ngực: khoảng cách giữa xượng cột sống đến xương ức tạo một mặt phẳng
tiếp giáp phía sau của xương bả vai (thước gậy).
18. Sâu đầu: từ điểm chính giữa của rộng chán lớn nhất đến điểm cong nhất của
xương hàm dưới (thước compa).
19. Cao mỏm hông: từ mặt đất đến điểm chuẩn trên của mỏm hông (thước gậy).
20. Vòng đùi: từ phía trước của khớp đùi chạy đến đường trắng (biên giới giữa
hai phần đùi) rồi nhân đôi (thước dây).
Chú ý: đo các chiều ở cơ thể lợn cũng tương tự như đo các chiều trên, chỉ khác
một vài chiều như:
Dài thân: từ trung điểm đường nối hai gốc tai đi theo đường cong (hay võng) của
lưng đến khấu đuôi (thước dây).
Giáo trình Giống vật nuôi

20


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Từ các số đo của các chiều đo, có thể so sánh giữa chiều này và chiều kia để xác
định mức độ phát triển của cơ thể có cân đối không, hoặc phù hợp cho phương hướng

sản xuất nào. Các chiều đo và chỉ số tính toán để so sánh các cá thể hoặc từng nhóm cá
thể với nhau.
Một số các chỉ số chiều đo:
1. Chỉ số cao chân:
Cao chân =
2. Chỉ số dài thân:
Dài thân =

Cao vây – sâu ngực
Cao vây
Dài thân chéo

×

Cao vây

100

Chỉ số này tăng theo tuổi, ở trâu bò cày kéo, chỉ số này lớn hơn trau bò sinh sản.
Ở ngựa thồ lớn hơn ngựa cưỡi.
3. Chỉ số rộng ngực
Rộng ngực =

×

Rộng ngực

100

Sâu ngực

Chỉ số này biến đổi theo tuổi. Ở bò sữa, ngựa kéo lớn hơn ngựa cưỡi, trâu cày
lớn hơn trâu sinh sản.
4. Chỉ số thân mình
Thân mình =

vòng ngực

×

100

Dài thân chéo
Chỉ số này biến đổi theo tuổi. Con vật càng gầy thì chỉ số này càng nhỏ.
5. Chỉ số cao sau
Cao sau =

Cao khum

×

100

Cao vây

Hoặc

Cao sau =

Cao hông
Cao vây


×

100

Con vật cao chỉ số này lớn. Ở bò thịt lớn hơn bò sữa. Ở gia súc non chỉ số này cao hơn
ở gia súc trưởng thành. Nếu ở gia súc trưởng thành chỉ số này cao thì phần nào nói lên
Giáo trình Giống vật nuôi

21


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
sự phát triển không đều. Gia súc ở vùng đồi núi dốc cũng thường có chỉ số này cao hơn
so với gia súc ở các vùng khác.
6. Chỉ số phần mông
Rộng xương ngồi ×

Phần mông =

100

Rộng mông

Chỉ số này thường cao ở gia súc được chọn lọc.
7. Chỉ số xương to
Vòng ống

To xương =


×

Cao vây

100

Ngựa kéo có chỉ số này to hơn ngựa cưỡi, ở bò thịt lớn hơn bò sữa.
8. Chỉ số rộng trán
Rộng trán lớn nhất ×

Rộng Trán =

Dài đầu

100

Ở bò sữa chỉ số này nhỏ hơn bò thịt. Gia súc càng lớn tuổi chỉ số này càng giảm.
9. Chỉ số đầu to
To đầu =

Dài đầu

×

Cao vây

100

Ở bò sữa chỉ số này lớn hơn bò thịt.
10. Chỉ số khối lượng hoặc to mình

Khối lượng =

Vũng ngực ×
Cao vây

100

Ở ngựa kéo chỉ số này lớn hơn ngựa cưỡi.
11. Chỉ số chạy nhanh
Chạy nhanh =

Cao thân ×
Dài thân

100

Chỉ số này thường sử dụng cho ngựa đua, ngựa kéo, bò kéo.
Giáo trình Giống vật nuôi

22


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Để xác định khối lượng gia súc (trong điều kiện không có cân) có thể dùng một
trong các công thức sau:
×
×
Trâu (VN): V = 90 (VN)2 DTC (kg)
×
×

Bò (VN): V = 88,4 (VN)2 DTC (kg)
(Đơn vị đo tính = m)
Công thức của nước ngoài:


VB =

Lợn

VL =

×
10800

×
14400

(Đơn vị đo: cm; dụng cụ đo: thước dây; cho phép sai số

±

5%)

1.4.3. Bằng phương pháp cho điểm theo bảng
Người ta cho điểm các phần của cơ thể con vật cần phải đánh giá vào một bảng
mẫu. Với các bộ phận quan trọng thì người ta tăng hệ số cho điểm lên.
Nguyên tắc cho điểm: tổng số điểm (kể cả hệ số) tối đa là 100. Nếu cộng điểm
của các bộ phận trên cơ thể vật nuôi càng gần 100 thì ngoại hình càng tốt.
VD: Bảng tính điểm ngoại hình lợn đực Móng Cái:
Các bộ phận cơ thể


Điểm tối đa

Hệ số

Điểm đã nhận

1. Đặc điểm giống, thể chất, lông, da

5

5

25

2. Đầu và cổ

5

1

5

3. Vai và ngực

5

2

10


4. Lưng, sườn và bụng

5

3

15

5. Mông, đùi sau

5

3

15

6. Bốn chân

5

3

15

7. Vú, bộ phận sinh dục

5

3


15

20

100

Cộng
Giáo trình Giống vật nuôi

23


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Căn cứ vào điểm đánh giá được đối với con vật mà ngươoì ta xếp cấp.
Đặc cấp: Từ 85 đến 100 điểm.
Cấp 1: Từ 70 đến 84 điểm.
Cấp 2: Từ 60 đến 69 điểm.
Cấp 3: Từ 50 đến 59 điểm.
(Tiêu chuẩn Việt Nam: 1466 – 82)
Giả sử lợn đực A đạt số điểm như sau:

×

Đặc điểm giống, thể chất, lông, da

:4

Đầu và cổ


:5

Vai và ngực

:4

Lưng, sườn và bụng

:5

Mông, đùi sau

:5

Bốn chân

:4

Vú, bộ phận sinh dục

:5

Cộng

= 90 điểm

×
×
×
×

×
×

5 = 20
1=5
2=8
3 = 15
3 = 15
3 = 12
3 = 15

Ngoại hình của con lợn đực A đạt: đặc cấp.
Sau khi xếp cấp các phần (tương tự) thì xếp cấp tổng hợp dựa trên ngoại hình,
cấp sinh trưởng và sức sản xuất (ở vật nuôi sinh sản là cấp sinh sản). Khi đánh giá để
chọn gia súc dựa trên sự giám định toàn thể (xếp cấp tổng hợp) thí người ta gọi là bình
tuyển.
2. Giám định sức sản xuất

2.1. Sức sản xuất thịt
Để đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc ta thường dùng các chỉ tiêu sau đây:
- Khối lượng móc hàm: là khối lượng sau khi lấy máu, cạo lông và bỏ phủ tạng, thường
dùng đối với lợn.
- Khối lượng thịt xẻ: là khối lượng móc hàm nhưng đã bỏ đầu, chân, đuôi, với đại gia
súc thì lột da.
- Tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ: là tỷ lệ giữa các khối lượng đó so với khối lượng giết thịt.
- Tỷ lệ nạc, mỡ, xương, da trong thân thịt.
- Chi phí thức ăn cho 1kg trọng lượng.
- Ngoài phẩm chất thịt xẻ nói trên người ta còn chú ý tới phẩm chất thịt như độ xốp của
Giáo trình Giống vật nuôi


24


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
thịt, độ ẩm, độ chắc, độ mịn, màu sắc, phẩm chất mỡ như màu sắc, độ chắc, chỉ số Iốt
của mỡ...
2.2. Sức sản xuất sữa
Để đánh giá sức sản xuất sữa đại gia súc, ta dùng các chỉ tiêu sau:
- Chu kỳ tiết sữa: là thời gian cho sữa 1 lứa đẻ. Đối với bò chuyên sữa, chu kỳ tiết sữa
thường 300 ngày.
- Sản lượng sữa: là lượng sữa của 1 bò sữa sản xuất trong một kỳ tiết sữa 300 ngày
(tính bằng kg).
- Tỷ lệ mỡ sữa: định kỳ tháng 1 lần phân tích tỷ lệ mỡ trong sữa, lấy trung bình của 10
lần phân tích.
- Sữa tiêu chuẩn 4%: để so sánh sản lượng sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau cần quy đổi
qua sữa tiêu chuẩn 4% theo công thức:
FCM = 0,4M + 15F Trong đó: FCM: sản lượng sữa có tỷ lệ mỡ 4%
M: sản lượng sữa toàn kỳ F: sản lượng mỡ sữa toàn kỳ
Muốn tính tỷ lệ mỡ trung bình của toàn kỳ phải phân tích mỡ mỗi tháng 1 lần.
Trong một trại chăn nuôi có thể chọn 1 ngày thống nhất để phân tích sữa.
Tổng lượng mỡ 10 lần kiểm tra
% mỡ bình quân =

x 100
Tổng lượng sữa 10 lần kiểm tra

2.3. Sức sản xuất trứng
- Sản lượng trứng trong 1 thời gian (1 tháng, 1 năm).
Tổng số trứng đẻ trong năm, tháng
Sản lượng trứng trong năm, tháng =

Số gà đẻ trong tháng, năm đó
- Chu kỳ đẻ trứng: số ngày đẻ trứng liên tục của 1 gia cầm.
- Khối lượng và chỉ số hình dạng trứng
+ Việc cân đo trứng là việc làm cần thiết để đánh giá phẩm chất của gia cầm giống. Vì
vậy trong một tháng thường cân đo 3 lần (cứ 10 ngày cân đo 1 lần) hoặc có thể cân đo
liên tục trong 3 ngày liền.
+ Đối với trứng dùng làm sản phẩm cần chú ý lượng trứng, độ to của trứng và các phẩm
chất khác của trứng (độ bền vỏ trứng, thành phần cấu tạo trứng và phẩm chất trứng).
- Về chất lượng của trứng, cần chú ý hình dạng, màu sắc, độ bền vỏ trứng, màu sắc của
Giáo trình Giống vật nuôi

25


×