Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG KHI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRONG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
Công trình tham gia hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng năm 2011

Tên công trình:
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG
KHI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ
TRƯỜNG TRONG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG.
Sinh viên thực hiện

Người hướng dẫn

: Vũ Ngọc Duy (07CTL)
Đặng Lai Thao (09CTL)
: Th.S Tô Thị Quyên

Đà Nẵng, năm 2011


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
- Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội
quan tâm.
- Tuy nhiên, hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề
suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều mà phần lớn nguyên
nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do ý thức , thái độ chấp hành luật
lệ giao thông của mỗi người còn hạn chế như: uống rượu bia vượt
quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần
đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng
nhanh vượt ẩu…




- Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng
thế giới (WB) thì mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai
nạn giao thông đường bộ.
- Ở Việt Nam, hằng năm có 12.000 người thiệt mạng vì an toàn
giao thông và 30.000 người khác tổn thương sọ não, chủ yếu là do tai
nạn xe máy, mô tô, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổn thất
vật chất hàng năm ở Việt Nam do tai nạn giao thông khoảng 885 triệu
USD. Con số này còn cao hơn cả giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84
triệu dân Việt Nam trong năm 2005 (817 triệu USD). Nếu so sánh với
tổng thu ngân sách cả nước thì con số 885 triệu USD chiếm hơn 5,5%
tổng thu ngân sách cả nước/năm. Và nếu so với tổn thất toàn cầu do
tai nạn giao thông đường bộ khoảng 518 tỷ USD/năm (số liệu của Tổ
chức Y tế thế giới, WHO) thì con số tổn thất gần 1 tỷ USD/năm của
Việt Nam là quá nghiêm trọng.


Lứa tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lứa tuổi mới lớn,
không ít người trong đó có tư tưởng muốn khẳng định bản thân, cá
tính của mình. Họ thể hiện cả điều đó khi tham gia giao thông nhưng
họ không lường hết được hậu quả của nó gây nên những tai nạn
thương tâm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh
nặng cho gia đình và cho xã hội. Trong tổng số 10.140 vụ tai nạn giao
thông, có 37% vụ liên quan đến đối tượng dưới 24 tuổi. Tại Đà Nẵng,
từ năm 2003-2008 có tới gần 2.000 trường hợp học sinh, sinh viên vi
phạm an toàn giao thông, trong đó 1.300 trường hợp bị xử phạt hành
chính và 7 trường hợp bị khởi tố do vi phạm luật an toàn giao thông
gây hậu quả nghiêm trọng.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Thái độ

đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy
của sinh viên ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng ” để nghiên
cứu.


2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thái độ của sinh viên ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng
đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy, chỉ ra
thực trạng của vấn đề.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao thái độ của sinh
viên đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao
thông.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK thuộc Đại
học Đà Nẵng.
- Khách thể khảo sát: 306 sinh viên thuộc trường ĐHSP và ĐHBK.
- Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK
đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường ĐHSP – ĐHĐN.
Trường ĐHBK – ĐHĐN.
+ Thời gian: Tháng 4/ 2011


4. Giả thuyết khoa học
4.1. Khi tham gia giao thông, thái độ đối với việc chấp hành luật
giao thông khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở một số trường trong
ĐHĐN còn chưa cao, có sự khác nhau giữa các trường, nam và nữ. Cụ
thể chúng tôi đặt giả thuyết là những sinh viên Trường ĐHSP –
ĐHĐN sẽ chấp hành luật giao thông tốt hơn sinh viên Trường ĐHBK

– ĐHĐN vì họ được học tập, đào tạo để sau này là những người có
trách nhiệm trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ . Vì vậy, ngay từ khi
còn là sinh viên họ đã phải ý thức được trách nhiệm tuân thủ các quy
định của mình cao hơn những sinh viên thuộc các trường khác.
4.2. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thái độ chấp hành luật giao
thông của sinh viên khi tham gia giao thông như: yếu tố thuộc về sinh
viên (nhận thức, xúc cảm, hành vi, đặc điểm tâm sinh lý); yếu tố thuộc
về xã hội (các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn, sự tác động của bạn
bè, tâm lý cộng đồng…)


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thái độ và thái độ của
sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ.
- Khảo sát thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP và
ĐHBK về việc chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông,
ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực trạng này.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao thái độ của sinh viên
đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.

6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Angket)
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về thái độ trên thế giới
1.1.2. Các nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam
1.2. Lý luận về thái độ
1.2.1. Các lý thuyết về thái độ
1.2.2. Khái niệm thái độ
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các định nghĩa, các
cách hiểu về thái độ của các nhà tâm lý học chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của
mình về khái niệm thái độ như sau: “ Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của
cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay
ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể hiện thông qua nhận thức, xúc
cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình huống, những điều kiện
cụ thể.”


1.2.3. Đặc điểm của thái độ
1.2.4. Cấu trúc của thái độ
1.2.5. Chức năng của thái độ
1.2.6. Cơ chế hình thành thái độ
1.2.7. Phân loại và các mức độ của thái độ
1.2.8. Mối quan hệ của thái độ và các khái niệm có liên quan
1.2.9. Sự thay đổi của thái độ


1.3. Lý luận về thái độ đối với việc chấp hành luật giao
thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên.
1.3.1. Khái niệm về thái độ đối với việc chấp hành luật giao
thông đường bộ
* Khái niệm luật
* Khái niệm giao thông

* Khái niệm luật giao thông
* Khái niệm luật giao thông đường bộ
* Khái niệm về thái độ đối với việc chấp hành luật giao
thông khi đi mô tô, xe máy
Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe
máy là trạng thái tâm lý chủ quan sẵn sàng phản ứng theo một
khuynh hướng nhất định ( tích cực hay tiêu cực) đối với việc chấp
hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.


1.3.2. Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô
tô, xe máy của sinh viên ở một số trường trong ĐHĐN.
1.3.2.1. Khái niệm về sinh viên
1.3.2.2. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên
1.3.2.3. Khái niệm thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành
luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
Từ những phân tích trên về thái độ chúng tôi rút ra khái niệm
thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi
mô tô, xe máy: “Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật
giao thông khi khi đi mô tô, xe máy là trạng thái tâm lý chủ quan của
họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực
hay tiêu cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi khi đi mô tô,
xe máy. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông
khi đi mô tô, xe máy được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những điều
kiện nhất định”.


1.3.2.4. Các mặt biểu hiện của thái độ của sinh viên đối
với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
1.3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh

viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe
máy.


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát
2.1.1. Khái quát về trường ĐHSP – ĐHĐN
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên khách thể
chính là 159 sinh viên với những chuyên ngành khác nhau của trường
ĐHSP- ĐHĐN.
Sinh viên được chọn nghiên cứu bao gồm sinh viên năm thứ 1, năm thứ
2, năm thứ 3 của trường ĐHSP- ĐHĐN thuộc các ngành (địa lý, vật lý,
sinh học, ngữ văn, tâm lý, toán học, tin học), phân theo giới tính nam và
nữ.
2.1.2. Khái quát về trường ĐHBK – ĐHĐN
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra trên khách thể
chính là 147 sinh viên với những chuyên ngành khác nhau của trường
ĐHBK- ĐHĐN.
Sinh viên được chọn nghiên cứu bao gồm sinh viên năm thứ 1, năm thứ
2, năm thứ 3,4 của trường ĐHBK- ĐHĐN thuộc các ngành (môi trường,
điện, xây dựng, sư phạm kĩ thuật), phân theo giới tính nam và nữ.


2.1. Quy trình nghiên cứu
- Tiến hành thu thập và nghiên cứu các vấn đề lý luận, xây dựng
bảng điều tra viết và điều tra thử: thời gian từ tháng 2 đến tháng
3/2011.
- Tiến hành nghiên cứu thực trạng: phát phiếu điều tra trong
tháng 04 năm 2011.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, xử lý các

số liệu thu thập. Trên cơ sở đó phân tích kết quả nghiên cứu thái độ
của sinh viên trường ĐHBK và ĐHSP đối với việc chấp hành luật
giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy.


2.2. Các phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Angket)
Để đánh giá thái độ của của sinh viên đối với việc chấp hành luật lệ
giao thông đường bộ khi tham gia giao thông chúng tôi xây dựng 15 câu
hỏi. Trong đó:
- Phần 1: Thái độ biểu hiện qua mặt nhận thức: câu 1, câu 5, câu 8, câu
11.
- Phần 2: Thái độ biểu hiện qua mặt xúc cảm: câu 3, câu 4, câu 6, câu
9, câu 14.
- Phần 3: câu 2, câu 10, câu 12
- Phần 4: Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu một số vấn đề sau:
Nguyên nhân sinh viên vi phạm luật (Câu 7). Các hình thức tuyên truyền
luật giao thông và hiệu quả của nó (câu 13). Những ý kiến đóng, kiến
nghị của sinh viên nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
đường bộ của sinh viên (câu 15).













2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
2.2.2.3. Phương pháp quan sát
2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán toán học
2.3. Cách xử lý và đánh giá kết quả
- Cách tính:
Loại A: 3 điểm
Loại B: 2 điểm
Loại C: 1 điểm
Sử dụng công thức đẳng loại chúng tôi đưa ra khoảng cách trung bình
giữa các mức độ là 0.67 đơn vị khoảng cách. Dựa vào khoảng cách
trung bình này chúng tôi đánh giá định tính và xếp loại kết quả thái độ
như sau:
• + Từ 2,33 – 3 điểm
: Thái độ tích cực
• + Từ 1,66 – 2,32 điểm : Thái độ ít tích cực
• + Dưới 1,66 điểm
: Thái độ tiêu cực


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TĐ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi
mô tô, xe máy
3.1.1. TĐ chung của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành luật giao
thông khi đi mô tô, xe máy
Bảng 3.1: TĐ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành luật giao thông
khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý chung)

Đánh
của

giá Xếp loại
sinh A

viên

SL

B
%

SL

Tổng cộng

C
%

SL

%

SL

TSĐ

ĐTB


TB

%

Nhận thức

198 64.7

108 35.3

0

0

306

100

810

2.65

1

Tình cảm

185 60.5 114 37.3

7


2.2

306

100 790

2.58

2

161 52.6

144 47.1

1

0.3

306

100 772

2.52

3

166 54.3 139 45.4

1


0.3

306

100 777

2.54

Hành vi
Tổng hợp


0,3

45,4
M ức độ A
M ức độ B
M ức độ C

54,3
3.1. Biể u đồ thể hiệ n các mức độ của thái độ

2,7
2,65
2,6
2,55
2,5
2,45

2,65

2,58
2,52

Nhận thức
Tình cảm
Hành vi

Nhận thức

Tình cảm

Hành vi

3.2. Biểu đồ so sánh các thành phần thứ bậc của thái độ


Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy: Đa số sinh viên trường ĐHBK
và ĐHSP được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với đối với việc
chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Tỷ lệ sinh viên đạt
TĐ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy loại
A (Rất tích cực) và loại B (Tích cực) chiếm tỷ lệ cao (Loại A: 166
sinh viên, chiếm 54.3%; Loại B: 139 sinh viên, chiếm 45.4%). Tuy
nhiên, bên cạnh những sinh viên có thái độ tích cực và tương đối tích
cực đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thì
vẫn còn những sinh viên có thái độ chưa tích cực.
- Về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm,
hành vi):
+ Nhận thức xếp thứ hạng cao nhất với điểm trung bình là 2.65
+ Tình cảm xếp thứ hạng 2 (2.58 điểm)
+ Hành vi xếp thứ hạng thấp nhất (2.52 điểm)



3.1.2. So sánh TĐ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành luật giao
thông khi đi mô tô, xe máy
Bảng 3.2: Bảng so sánh TĐ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành
luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo trường)
Trường

Đánh giá
của

sinh

viên

Xếp loại
A
SL

B
%

SL

Tổng

C
%

SL


cộng
%

SL

TSĐ

ĐTB

423

2.66

1

TB

%

Nhận

ĐHSP

thức

105

66


Tình cảm

101

63.5

Hành vi

84

52.8

91

57.2

54
52
75

34

0

32.7

6

47.2


0

42.8

0

0
3.8
0

Tổng
hợp

68

0

159

100

159

100

413

2.59

2


159

100

402

2.53

3

159

100

409

2.57

Xếp loại
A
SL
Nhận
ĐHBK

B
%

93


63.3

Tình cảm

84

57.1

Hành vi

77

52.4

75

51

thức

Tổng
hợp

SL
54
62
69
71

Tổng


C
%

SL

36.7

0

42.2

1

46.9

1

48.3

1

cộng
%
0
0.7
0.7
0.7

SL

147

TSĐ

ĐTB

387

2.63

1

TB

%
100

147

100

377

2.56

2

147

100


370

2.52

3

147

100
368

2.50


0

Mức độ A

42,8

Mức độ B
Mức độ C
57,2

3.3. Biểu đồ thể hiện các mức độ của thái độ của sinh viên SP

0,7

Mức độ A

Mức độ B
Mức độ C

48,3

51

3.4. Biểu đồ thể hiện các mức độ của thái độ của sinh viên BK

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.3; 3.4 cho thấy: Đa số sinh viên trường ĐHBK và ĐHSP
được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với đối với việc chấp hành luật giao thông
khi đi mô tô, xe máy. Tuy nhiên giữa sinh viên ĐHBK và ĐHSP vẫn có sự khác biệt,
thái độ của sinh viên SP tích cực hơn sinh viên BK (57.2% so với 51%).


3.2.2. So sánh TĐ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành luật giao
thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới tính)
Bảng 3.3: Bảng so sánh TĐ của sinh viên nam trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp
hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới)

Trường

Các
SV

mặt
của

Nhận
thức

Tình

ĐHBK

Nam

cảm
Hành
vi
Tổng
hợp
Nhận
thức
Tình

ĐHSP

Nam

cảm
Hành
vi
Tổng
hợp

Xếp loại
A
SL
53


B
%
66.3

SL

Tổng

C
%

SL

27

33.7

0

cộng
%
0

SL

TSĐ

ĐTB

TB


%

80

100

213

2.66

1

49

61.3

30

37.5

1

1.2

80

100

208


2.60

2

40

50

39

48.8

1

1.2

80

100

199

2.49

3

39

48.8


40

50

1

1.2

80

100

198

2.48

49

65.3

26

34.7

0

0

75


100

199

2.65

1

23

30.7

6

75

100

189

2.52

2

37

49.3

0


0

75

100

188

2.51

3

35

46.7

0

0

75

100

190

2.53

46


38

40

61.3

50.7

53.3

8

Qua bảng 3.3 cho thấy sinh viên nam của ĐHSP có thái độ tích cực hơn (53.3%) so với nam
sinh viên của ĐHBK (48.8%).




Trường



Bảng 3.4: Bảng so sánh TĐ của sinh viên nữ trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành
luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (Kết quả xử lý theo giới)
Các
SV

mặt
của


Nhận
thức
Tình

ĐHBK

Nữ

cảm
Hành
vi
Tổng
hợp
Nhận
thức
Tình

ĐHSP

Nữ

cảm
Hành
vi
Tổng
hợp

Xếp loại
A

SL
40

B
%
59.7

SL

Tổng

C
%

SL

27

40.3

0

TSĐ

ĐTB

TB

67 100


174

2.59

1

cộng
%
0

SL

%

39

58.2

28

41.8

0

0

67 100

173


2.58

2

37

55.2

30

44.8

0

0

67 100

171

2.55

3

36

53.7

31


56

66.7

28

55

46

51

65.5

54.8

60.7

0

0

67

100

170

2.54


33.3

0

0

84 100

224

2.67

1

29

34.5

0

84 100

223

2.65

2

38


45.2

0

0

84 100

214

2.55

3

33

39.3

0

0

84

219

2.61

46.3


0

100

Qua bảng 3.4 cho thấy sinh viên nữ của ĐHSP có thái độ tích cực hơn (60.7%) so với nữ
sinh viên của ĐHBK (53.7%).








3.2. So sánh biểu hiện thái độ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp
hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua các mặt
3.2.1. So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi
mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức
3.2.1.1. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe
máy thể hiện qua mặt nhận thức về việc chấp hành luật giao thông, giấy tờ phải mang theo,
quy định của luật giao thông, ý nghĩa của các biển báo.
Bảng 3.5: Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô xe
máy thể hiện qua mặt nhận thức (Kết quả chung)

Xếp loại

Nội dung nhận
thức về:

A


B

C

Tổng cộng

TSĐ

ĐTB

TB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Sự cần thiết của

việc chấp hành
luật giao thông

275

89.9

31

10.1

0

0

306

100

887

2.89

1

Luật giao thông

217

70.9


89

29.1

0

0

306

100

829

2.71

2

Tổng hợp các ý
kiến

198

64.7 108 35.3

0

0


306

100

810

2.65


300

Nhận thức về sự cần
thiết của việc chấp
hành luật giao thông

250
200
150

Nhận thức về luật giao
thông

100
50
0
Loại A

Loại B

Loại C


3.5. Biểu đồ đánh giá thái độ thể hiện qua mặt nhận thức

Qua bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 ta nhận thấy:
- Đa số các bạn sinh viên trường ĐHBK và ĐHSP khi được điều tra đạt mức độ nhận thức
tốt (Loại A) và nhận thức khá (Loại B), có 64.7% sinh viên đạt mức loại A và 35.3% sinh viên
đạt mức loại B. Trong các mặt nhận thức, sinh viên nhận thức tốt nhất sự cần thiết của việc chấp
hành luật giao thông, tiếp đến là các quy định của luật, nhận thức về các loại giấy tờ phải mang
theo và cuối cùng là ý nghĩa của các loại biên báo. (Xem bảng phụ lục 3.3)


×