Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bài thu hoạch BDTX module thcs 1,11,12,29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.87 KB, 17 trang )

THÁNG 8 + 9
MODULE 1 THCS: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (THCS)
1. ĐẶC ĐIỂM TÂM, SINH LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
1.1Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi.
Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này
còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển
của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “ thời kì quá độ”,
“ tuổi khó bảo”, “ tuổi bất trị” hay “ tuổi khủng hoảng” … Những tên gọi đó nói
lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển
của trẻ em.
- Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản
và sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát
triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu
tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức,
của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt
động xã hội… yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh
THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị,
những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với
người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân
cách của mình một cách độc lập.
- Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ
thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó sự phát triển tâm lí ở lứa
tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. điều đó quyết định sự tồn tại song
song “ vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn” ở lứa tuổi này.
1.2 Sự phát triển thể chất của học sinh trung học cơ sở.
Sự phát triển cơ thể thiếu niên rất nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không
cân đối, đặc biệt xem xét những thay đổi về hệ thống thần kinh, liên quan đến
nhận thức của thiếu niên và sự trưởng thành về mặt sinh dục, yếu tố quan trọng
nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên.


1.3 Sự phát triển giao tiếp của học sinh trung học cơ sở.
Giao tiếp là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi học sinh THCS. Lứa tuổi này có
những thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn và với bạn
ngang hàng.
Nét đặc trưng trong giao tiếp của học sinh THCS với người lớn là sự cải tổ lại
kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ
đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người
lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo. Trong giao tiếp với người lớn có
1


thể nảy sinh những khó khăn, xung đột do thiếu niên chưa xác định đầy đủ giữa
mong muốn về vị trí và khả năng của mình.
Trong giao tiếp, thiếu niên định hướng đến bạn rất mạnh mẽ, giao tiếp với bạn
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát
triển nhân cách của thiếu niên. Khác với giao tiếp với người lớn, giao tiếp của
thiếu niên với bạn ngang hàng là hệ thống bình đẳng và mang đặc trưng của
quan hệ xã hội giũa các cá nhân độc lập.
1.4 Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở.
Đặc điểm đặc trưng trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của học sinh THCS
là sự hình thành và phát triển của các tri thức lí luận, gắn với các mệnh đề các
quá trình nhận thức tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng… ở học sinh
THCS đều phát triển mạnh, đặc biệt sự phát triển của tư duy hình tượng và tư
duy trừu tượng.
1.5 Sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở.
Ở lứa tuổi học sinh THCS đang diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức,
đặc biệt của tự giáo dục. Bởi vậy kể từ tuổi này, các em không những là khách
thể mà còn là chủ thể của giáo dục. Đồng thời đạo đức của học sinh THCS cũng
được phát triển mạnh, đặc biệt về nhận thức đạo đức và các chuẩn mực hành vi
ứng xử.

2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI
Giáo dục học sinh THCS trong xã hội hiện đại là vấn đề phức tạp và khó
khăn. Bởi lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng trong sự
phát triển đời người cả về thể chất, mặt xã hội và mặt tâm lí. Mặt khác điều kiện
sống, điều kiện giáo dục trong xã hội hiện đại cũng có những thay đổi so với xã
hội truyền thống. Để giáo dục học sinh THCS đạt hiệu quả, cần phải tính đến
những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi trong sự phát triển.
Về thuận lợi, do điều sống trong xã hội được nâng cao mà hiện nay sức khỏe
của thiếu niên được tăng cường. Hiện tượng gia tốc phát triển ở con người
thường rơi vào lứa tuổi này nên sự dậy thì đến sớm và các em được cơ thể khỏe
mạnh, sức lực dồi dào. Đây là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và phát triển nhân
cách của thiếu niên.
Mặt khác bước vào thế kỉ XXI, do bùng nổ của khoa học và công nghệ mà
lượng thông tin, tri thức đến với các em rất phong phú. Đồng thời số con trong
mỗi gia đình chỉ có ít nên cha mẹ dễ có điều kiện chăm sóc các em. Xã hội, nhà
trường và gia đình đều rất quan tâm đến sự phát triển của trẻ em nói chung và
học sinh THCS nói riêng. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và
xã hội đã giúp cho các em có được cơ hội, điều kiện giáo dục toàn diện hơn.
Về khó khăn, do gia tốc phát triển mà sự dậy thì của thiếu niên đến sớm
hơn, cơ thể của các em phát triển mạnh mẽ nhưng mức trưởng thành về xã hội
2


và tâm lí diễn ra chậm hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục học sinh
THCS. Việc dậy thì sớm cũng ảnh hưởng đến hoạt động học của các em, làm
các em bị phân tán trong học tập do có những rung cảm mới, quan hệ mới với
bạn khác giới.
Do nội dung học tập ngày càng mở rộng, quá tải nên học sinh THCS chủ
yếu bận học, ít có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác với gia đình. Hơn nữa ở

những lớp cuối cấp có thể xuất hiện thái độ phân hóa rất rõ trong học tập dẫn tới
việc học lệch, tạo nên sự thiếu toàn diện trong hiểu biết, trong nhận thức của các
em. Khó khăn cơ bản của lứa tuổi học sinh THCS là xây dựng mối quan hệ giữa
người lớn với các em sau cho ổn thỏa và xây dựng quan hệ lành mạnh, trong
sáng với bạn, đặc biệt là bạn khác giới.
Ngoài việc lĩnh hội tri thức trong trường THCS và tiếp nhận sự giáo dục
của nhà trường, của gia đình, học sinh THCS còn có thể tìm kiếm nhiều thông
tin khác từ bạn bè, từ sách báo, phim ảnh… nếu tiếp nhận những thông tin
không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, các em có thể bị ảnh hưởng về
cách nghĩ, về lối sống, hình thành những nét nhân cách không phù hợp với
chuẩn mực xã hội, không phù hợp với yêu cầu người lớn đặt ra cho các em.
3. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ.
Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với học sinh, tránh để các em
thu nhận những thông tin ngoài luồng, tránh tình trạng phân hóa thái độ đối với
môn học, học lệch để các em có sự hiểu biết toàn diện, phong phú.
Cần giúp học sinh THCS hiểu được khái niệm đạo đức một cách chính
xác, khắc phục những quan điểm không đúng ở các em.
Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để
học sinh THCS được tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đúng
đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn
mực đó, để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện.
Người lớn (Cha mẹ, thầy cô) cần tôn trọng tính tự lập của học sinh THCS
và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng mực, tích
cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè.
Thành lập phòng tâm lí học đường để học sinh THCS được sự trợ giúp
thường xuyên về tâm lí và những vấn đề khó khăn của lứa tuổi.
Tóm lại:
_ Lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển
của trẻ em. Vị trí này được phản ảnh bằng các tên gọi: “ thời kì quá độ” ; “ tuổi

bất trị” ; “ tuổi khủng hoảng” … Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm
quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển.
_ Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản
và sự khác biệt ở lứa tuổi học sinh THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát
3


triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu
tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức,
của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tâp, hoạt
động xã hội.
_ Quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào
điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này
diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Có thể chứng minh các lập luận trên qua sự
phát triển thể chất của học sinh THCS, hoặc qua sự phát triển giao tiếp của học
sinh với người lớn, qua giao tiếp với bạn hay qua sự phát triển mạnh mẽ của tự ý
thức, của đạo đức và hành vi ứng xử ở học sinh trung học cơ sở.

Tháng 10
MODULE THCS 11: CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH NỮ,
HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG THCS
4


Nội dung chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số
trong trường THCS:
Để sóc, hỗ trợ tâm lý học sinh nữ học sinh dân tộc thiểu số người giáo viên
cần phải phải nắm được đặc trưng cơ bản của học sinh THCS.
a. Hỗ trợ tâm lý học sinh nữ :
- Giáo viên phải có kiến thức về điều kiện phát triển tâm lý như:

+ Sự biến đổi về thể chất.
+ Sự thay đổi của điều kiện sống.
- Giáo viên phải có kiến thức về đặc điểm tâm lý.
Qua đó giáo viên có thể chăm sóc hỗ trợ về tâm lí đối với học sinh khi
học sinh gặp các trường hợp sau:
- Học sinh gặp sự căng thẳng
- Học sinh gặp rào cản về giới.
Giáo viên phải làm cho học sinh cảm thấy an toàn, cảm thấy được yêu thương,
nhận thấy được hiểu, được thông cảm, được tôn trọng, học sinh cảm thấy được
có giá trị.
b. Học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh là người dân tộc thiểu số thường có độ nhạy cảm về thính giác và
thị giác do đặc thù của tập tục sinh sống đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình
học tâp tuy nhiên các em còn gặp khó khăn trong lĩnh vực tư duy, ngôn ngữ, trí
nhớ vì đối với học sinh THCS vốn tiếng phổ thông của các em còn nghèo nàn
đây là thiệt thòi lớn đối với các em.
Trong quá trình giao tiếp xã hội các em gặp nhiều khó khăn các em muốn
thể hiện tình cảm nhưng khó nói thành lời dẫn đến các em thường hay xấu hổ,
không mạnh dạn làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức ở lớp cũng như tự
học ở nhà.
Để giải quyết được những khó khăn trên người giáo viên phải biết tư vấn
tâm lý cho học sinh về các mặt như giáo dục giới tính, hỗ trợ cho học sinh vượt
qua rào cản về tâm lý và những khó khăn gặp phải như:
- Khuyến khích các em học tập bằng những tác động tích cực.
- Giúp học sinh tự ý thức về năng lực và khả năng tự học tập của mình.
- Tạo cơ hội cho học sinh chủ động, bình đẳng với các học sinh khác trong học
tập.
- Tạo cho học sinh có sự gắn bó với tập thể lớp trong quá trình học tập.
5



- Giáo viên cần bộc lộ sự quan tâm và kỳ vọng cao đối với các em để học sinh
mạnh dạn trong học tập và trong quan hệ với bạn bè.

Tháng 11
MODULE 12
6


KHẮC PHỤC TRẠNG THÁI TÂM LÍ CĂNG THẲNG TRONG HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH THCS
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂNG THẲNG TÂM LÍ (STRESS) VÀ
CĂNG THẲNG TÂM LÍ TRONG HỌC TẬP.
1. Khái niệm chung về stress
1.1.Khái niệm về stress
Stress trong tiếng Anh có nghĩa là nhấn mạnh. Thuật ngữ này còn dùng trong
Vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu.
Thuật ngữ stress được W. Cannon sử dụng lần đầu tiên trong Sinh học, tuy
nhiên, người có công lớn trong việc nghiên cứu về stress là Hans Selye, người
Canada. Ông là người nghiên cứu khá hệ thống về stress. Năm 1936, thuật ngữ
stress được ông đề cập các công trình nghiên cứu của mình để miêu tả hội chứng
của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật. Trong một số công trình của ông,
ông đã nhấn mạnh “ Stress có tính chất tổng hợp chứ không phải thể hiện trong
một trạng thái phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kì tín hiệu nào” Sau
đó ông lại quan niệm: “ Stress là nhịp sống luôn luôn có mặt ở bất kì thời điểm
nào của sự tồn tại của chúng ta. Một tác động bất kì tới một cơ quan nào đó đều
gây ra stress. Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương,
ngược lại có hai loại stress khác nhau, đối lập nhau: Stress bình thường khỏe
mạnh và stress độc hại …”
Tác giả Tô Như Khuê cho rằng: “ Stress tâm lí chính là phản ứng không đặc

hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lí xuất hiện trong
các tình huống mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò
quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích mà do sự đánh giá chủ quan về
các nhân tố đó.”
Có nhiều quan điểm khác nhau về stress, với các gốc độ khác nhau stress được
hiểu theo những cách khác nhau. Nhìn chung, các tác giả đều nhìn stress trên
gốc độ tiêu cực, chưa nhìn thấy mặt tích cực của nó đối với sự phát triển tâm lí
con người.
1.2. Nguồn gốc gây ra stress.
Có nhiều căn nguyên dẫn đến stress. Các nhà khoa học cho rằng, stress có
tính chất tích tụ nên nó xuất hiện thì cần phải kiểm soát và giải tỏa chúng. Nếu
không, những tác động nhỏ hằng ngày sẽ được dồn nén và khi bùng phát nó sẽ
gây ra những tác hại không nhỏ. Theo tác giả Võ Văn Bản, có thể chia nguồn
gốc gây ra stress như sau:
* Nguồn gốc từ môi trường bên ngoài:
_ Nguồn gốc từ cuộc sống gia đình: Những tác nhân gây stress từ phía
gia đình đó là những vấn đề có liên quan đến yếu tố kinh tế và tình cảm, những
kì vọng của những người trong gia đình đối với mỗi thành viên.
7


_ Nguồn gốc từ môi trường xã hội: Đó là những yếu tố liên quan đến môi
trường sống, học tập và làm việc, những mối quan hệ, ứng xử xã hội, tâm lí xã
hội…
_ Nguồn gốc từ môi trường tự nhiên là những yếu tố như khí hậu, thời tiết,
cảnh quan…
* Nguồn gốc từ bản thân:
_ Yếu tố sức khỏe: Những rối loạn bệnh lí mới xuất hiện, những bệnh lí ở
giai đoạn cuối hoặc những bệnh lí mãn tính, sự khiếm khuyết về thực thể.
_ Yếu tố tâm lí: Đó là trình độ thích nghi của các thuộc tính tâm lí bao gồm

năng lực, ý chí, tình cảm, nhu cầu, trình độ nhận thức, kinh nghiệm của chủ thể.
2. Khái niệm về stress trong học tập.
2.1 Một số đặc điểm tâm lí đặc trưng của học sinh THCS
Học sinh THCS là những lứa tuổi từ 11 đến 15 đang học từ lớp 6 đến lớp 9. Đây
là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là
thời kì chuyển từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Có một số đặc điểm tâm lí cơ
bản như sau:
Sự phát triển không cân đối giữa chiều cao và trọng lượng, giữa xương ống tay,
ống chân, xương ngón tay, ngón chân đã dẫn đến sự thiếu cân đối. Các em rất
lóng ngóng, vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng, hay làm đổ
vỡ.
Sự phát triển về mặt sinh lí cũng như sự biến đổi căn bản về mặt cơ thể, với nét
đặc trưng lớn nhất là sự phát dục đã dẫn đến nhiều biến đổi về mặt tâm lí
Điều kiện sống của các em cũng có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Trong gia đình, các
em có sự tham gia tích cực vào các hoạt động và nhiệm vụ của gia đình giao
cho. Các em thể hiện sự tích cực, chủ động và độc lập trong khi hoàn thành các
nhiệm vụ như một người lớn.
Học sinh THCS có nhu cầu muốn mở rộng các mối quan hệ với người lớn và
mong muốn người lớn nhìn nhận mình một cách bình đẳng, không muốn bị coi
là trẻ con như trước đây. Bên cạnh đó, nhười lớn lại không coi các em đã trở
thành người lớn. Điều này có thể gây ra xung đột tạm thời giữa thiếu niên với
người lớn.
Đời sống tình cảm của học sinh THCS sâu sắc và phức tạp hơn so với học sinh
tiểu học. Các em rất dễ bị xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa dễ
dàng, tình cảm mang tính bồng bột.
2.2 Bản chất của stress trong quá trình học tập ở học sinh THCS
8


Stress là sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Trong học tập,

học sinh chịu nhiều tác động , áp lực không chỉ ở yêu cầu, nội dung tri thức môn
học mà còn ở phương pháp giảng dạy, thái độ của giáo viên…. Những điều đó
đã tạo nên stress cho các em.
3. Tìm hiểu việc phân loại stress
3.1. Căn cứ vào mức độ stress
Theo Hans Selye, ông phân stress làm hai loại:
_ Stress tích cực: phản ứng thích nghi với những tác động của môi trường
+ Giai đoạn báo động: Theo cơ chế sinh học, khi có kích thích cơ thể sẽ tiếp
nhận thông qua sự truyền dẫn của các dây thần kinh lên hệ thần kinh trung ương
báo hiệu cho biết là có kích thích đang tác động.
+ Giai đoạn kháng cự: Thường xảy ra sau giai đoạn báo động do các tác
động của các tác nhân gây stress thông qua hệ thần kinh trung ương, kích thích
vùng dưới tuyến yên, tuyến thượng thận… từ đó tác động lên toàn bộ chức năng
của cơ thể.
_ Stress tiêu cực: Cơ chế diễn ra cũng giống như các giai đoạn của stress tích
cực. Tuy nhiên do giai đoạn chống đỡ kéo dài, liên tục thất bại làm cho hệ tiết
dịch trong cơ thể hoạt động nhiều dẫn đến giảm khả năng miễn dịch của cơ thể
mà suy kiệt.
3.2. Phân loại stress dựa trên nguyên nhân.
Stress có thể phân ra làm ba loại cơ bản:
_ Stress sinh thái: Đây là loại stress mà yếu tố gây nên nó có nguồn gốc từ sinh
thái. Loại này phát sinh từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và bên ngoài
cơ thể nhằm tạo ra những phản ứng khác nhau với các tình huống nhất định giúp
chủ thể có khả năng thích ứng.
+ Rối loạn chu kì nhịp sinh học: là loại stress sinh thái cơ bản nhất, nguyên
nhân là do con người không chịu tuân theo những sắp đặt sẵn của tự nhiên. Với
điều kiện và khả năng của mình, qua việc tổ chức cuộc sống như vậy đã rơi vào
trạng thái stress.
+ Rối loạn nhịp ăn và ngủ: Đây là loại stress cũng được nghiên cứu nhiều cụ
thể với chế độ lao động nặng kèm với ít ngủ hoặc không ngủ, kèm theo chế độ

ăn giảm calo thì khả năng lao động cũng như trạng thái tâm lí và sinh lí biến đổi,
giảm chất lượng do bị stress.
+ Stress do chấn thương và bệnh tật: Nó trực tiếp làm tổn hại, suy giảm đến
chức năng hoạt động của thực thể. Nếu người bệnh được giải thích và hiểu cặn
kẻ về các triệu chứng của bệnh thì các triệu chứng ấy càng ít gây ra stress và
ngược lại.
+ Stress do tiếng ồn: Nó tác động và gây trở ngại cho các hoạt động cần
thiết cho con người. Nếu tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, có cường độ cao, có thể
làm tăng huyết áp, giảm trí nhớ.
9


_ Stress tâm lí xã hội: Những tác động của những biến cố được xem là rất lí
tưởng cũng có thể gây ra sự khởi phát stress, cụ thể:
+ Tâm lí xã hội, nhóm xã hội, trình độ tâm lí…. Là những yếu tố quan trọng
tạo ra những biến đổi trong đời sống tâm lí con người, gây nên stress tâm lí xã
hội.
+ Sự thất vọng: Không đạt điều mong muốn sẽ gây nên sự khủng hoảng lòng
tin. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng nhưng nguyên nhân cơ bản là
sự mất ổn định chế độ, sự không phù hợp của chính sách kinh tế - xã hội
4. Xác định những ảnh hưởng của stress đến học tập của học sinh
THCS.
4.1. Ảnh hưởng của stress đến con người.
Stress là căn bệnh của thời đại mà xuất phát của nó chủ yếu là từ môi
trường, từ điều kiện, cách thức sinh hoạt và tổ chức cuộc sống của con người.
Stress có nhiều mức độ khác nhau, sự ảnh hưởng của nó cũng biểu hiện
vô cùng phong phú. Mặc dù rất hiếm khi stress gây chết người một cách trực
tiếp. Nhưng hậu quả của nó gây ra vô cùng to lớn, nó có thể phá vỡ sự cân bằng
Cơ thể, dẫn đến những biến loạn về tâm lí, sinh lí, sinh hóa của cơ thể gây nên
nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm như đường máu, bệnh tim mạch, rối loạn

tiêu hóa…. ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống con
người.
Cuộc sống luôn luôn biến động, stress luôn luôn tồn tại trong đời sống
hằng ngày trong suốt quá trình phát triển nhân cách mỗi cá thể. Cuộc sống văn
minh, xã hội càng phát triển thì con người có thể càng gặp nhiều stress hơn. Do
đó việc hiểu biết về stress và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con
người cũng như các biện pháp phòng ngừa stress để có thể sống chung với stress
là việc làm cần thiết và hữu ích nhằm mang lại sức khỏe cho bản thân, cho cộng
đồng, giúp con người thích ứng với điều kiện sống tốt hơn.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress trong học tập của học sinh.
_ Các yếu tố khách quan – môi trường tâm lí _ xã hội.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, kiến thức được cập nhật nhanh
chóng, hiện đại. Những phát minh khoa học tiên tiến không phải chờ đến khi
đưa vào sách học sinh mới biết mà nó đến với các em hằng ngày thông qua
mạng thông tin, sách báo điện tử… Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, môi
trường xã hội cũng có thể mang đến nhiều bất lợi. Những tệ nạn xã hội ở mọi
biến động của thời đại đang liên tục tác động mạnh mẻ tới mọi tầng lớp trong xã
hội.
_ Các yếu tố chủ quan:
+ Về mặt sinh lí: Bị mắc các chứng bệnh đau đầu, đau lưng khi ngồi
vào bàn học, sức khỏe kém.
+ Về mặt tâm lí:
10


Nhận thức của học sinh trước các tình huống học tập: Vốn hiểu biết
có mâu thuẩn với nhiệm vụ học tập vừa mới, vừa khó trong khi trình độ nhận
thức còn hạn chế.
Thái độ của học sinh trước các nhiệm vụ của môn học đề ra, thấy
mình không có khả năng học, không hứng thú với môn học, không tìm thấy

phương pháp học tập thích hợp.
Đó là các yếu tố quan trọng có thể làm tăng thêm mức độ hay giảm
mức độ stress trong học tập của học sinh.
II. BIỂU HIỆN VÀ MỨC ĐỘ STRESS TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC
SINH THCS.
1. Phân tích các biểu hiện của stress trong học tập của học sinh THCS
1.1 Biểu hiện cụ thể của stress trong học tập của học sinh THCS.
Stress của học sinh THCS được biểu hiện ở các trạng thái ứng phó tâm lí.
Do đó, nó vô cùng đa dạng và phức tạp. Trước yêu cầu của nhiệm vụ học tập,
học sinh không hoàn toàn bị động, sự tiếp nhận hay chống lại những nhiệm vụ
ấy tạo nên những biến đổi đồng loạt của các phẩm chất, nhân cách cụ thể:
_ Biểu hiện về nhận thức trong học tập: Thể hiện ở sự biến đổi trong
nhận thức về môn Toán: ghi nhớ kém, hay nhầm lẫn trong tính toán…
_ Biểu hiện về mặt sinh lí: Đau đầu, chán ăn, mê sảng, ác mộng, chân
tay run, toát mồ hôi, khó thở…
_ Biểu hiện về mặt tâm lí: Thể hiện sự không tập trung, mặc cảm tự ti
về năng lực bản thân, cảm thấy buồn bã, chán nản hay cáu gắt với người khác…
1.2 Mức độ stress trong học tập của học sinh THCS
* Mức độ stress
_ Stress bình thường: Là chương trình thích nghi bình thường, đảm bảo hoạt
động sống bình thường, không có biểu hiện rối loạn.
_ Mức độ stress cao: Là chương trình thích nghi xuất hiện những biến đổi tâm,
sinh lí nhất định khi có tác nhân gây stress từ mức nặng đến cực hạn.
Mức độ stress trong học tập của học sinh THCS được đánh giá trên cơ sở của
các quá trình nhận thức và mức độ khó hay dễ của nhiệm vụ học tập đối với mỗi
học sinh
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG
HỌC TẬP. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ TÂM LÍ CHO HỌC SINH
PHÁT HIỆN VÀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HỌC TẬP Ở HỌC
SINH THCS.

1. Làm quen với một số phương pháp ứng phó với stress trong học tập
Stress mãn tính có thể phá vỡ cuộc sống của chúng ta và thậm chí có thể gây ra
tử vong. Vì vậy, chúng ta cần tạo ra cách để xử lí stress.
11


_ Việc đầu tiên là học sinh phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress: Những bất
thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội như bổng nhiên thèm ăn hoặc bỏ
ăn, đau đầu, mất ngủ hoặc là ngủ quên, tâm trạng bất an, giận dữ hoặc sợ hãi…
_ Giảm mức độ cao của stress để có một sức khỏe tốt trong học và thi. Muốn có
sức khỏe tốt trước hết hãy lưu ý đến phương pháp học tập, ôn tập, nghỉ ngơi, thư
giãn hợp lí. Cần tránh hiện tượng học dồn, thi mới học, học đêm ngủ ngày. Trí
não của con người chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong vòng 45 phút đến 1 giờ
sau đó cần được nghỉ ngơi, giải lao hoặc làm những công việc chân tay từ 15
đến 20 phút sau đó hoạt động trí não lại.
_ Cần có chế độ ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất. Chú ý dùng các thực phẩm
như sữa, trứng, thịt, rau, quả. Ngoài ra nên dùng thêm các loại dầu thực phẩm
như dầu đậu nành, dầu mè…
_ Cà phê, trà đậm là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương làm cho
tỉnh táo, chống lại cơn buồn ngủ, nếu uống ban ngày, đặc biệt là buổi sáng. Tuy
nhiên trong thời gian học thi hoàn toàn không nên lạm dụng. Buồn ngủ là dấu
hiệu báo cho cơ thể đã mệt mỏi, cần sự nghỉ ngơi để lấy lại cân bằng. Nếu giai
đoạn này dùng chất kích thích, cơ thể sẽ mệt mỏi không còn sức tập trung để có
thể ghi nhớ.
2. Một số biện pháp làm giảm stress có hại
_ Ngâm tắm: Nước có tác dụng xoa dịu các cơ và xương khớp bị đau mỏi, giúp
tế bào được phục hồi, chất độc được đưa ra ngoài cơ thể. Trong khi tắm nên
giảm các yếu tố gây kích thích thị giác, hãy bật những chương trình nhạc nhẹ
hoặc loại nhạc mà mình yêu thích.
_ Hát: Hát kích thích hoạt động cơ hoành, cơ cổ, nhờ đó trung tâm thần kinh

sinh dưỡng thuộc phần bụng được phục hồi. Ngoài ra còn cung cấp thêm ôxi cho
cơ thể.
_ Chơi đùa với thú nuôi: Thú nuôi rất có ích cho việc giải tỏa stress cho con
người. Người ta có thể tâm sự những buồn vui với vật nuôi trong nhà.
_ Thư giãn: Sau mỗi công việc căng thẳng, cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
với tất cả những loại hình mà mình thích.
_ Cười: Không chỉ mang lại sự vui vẻ, thoải mái mà cơ thể còn tiết ra monphine
tự nhiên, tạo khả năng chống stress.
_ Thưởng thức nghệ thuật: Ngắm nhìn một bức tranh, nghe một bản nhạc mà
mình yêu thích.
_ Massage: Mỗi ngày dành 30 phút để làm việc này sẽ làm cho hiện tượng co cơ
giảm đi một cách rõ rệt.
12


_ Tập thể dục buổi sáng, đi bộ: Làm lưu thông khí huyết, hít thở không khí
trong lành.
_ Thiền: Luyện cho tinh thần và cơ thể tránh những căng thẳng thường nhật,
tăng cường hoạt động có hiệu quả của hệ tuần hoàn và tim mạch, giúp các khớp
trong cơ thể có độ đàn hồi, ngăn ngừa bệnh loãng xương, chống được sự mất
ngủ, lo lắng, buồn phiền.
3. Làm quen với một số phương pháp trợ giúp học sinh THCS ứng phó
với stress trong học tập.
3.1 Những nguyên tắc trợ giúp về mặt tâm lí
_ Chăm sóc cho sức khỏe và tránh những nguy hiểm có thể có.
_ Can thiệp sớm một cách trực tiếp, chủ động và bình tĩnh.
_ Tập trung vào những vấn đề của hiện tại.
_ Cung cấp những thông tin chính xác về những gì đã xảy ra.
_ Không nói những điều không có khả năng thực thi.
_ Tìm ra những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

_ Đoàn tụ gia đình.
_ Cung cấp và đảm bảo về những trợ giúp tâm lí.
_ Tập trung vào những lợi thế và khả năng phục hồi của nạn nhân.
_ Khuyến khích sự tự lực.
_ Quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh.
3.2 Sự trợ giúp từ tham vấn tâm lí học đường.
_ Tham vấn tâm lí học đường là một quá trình diễn ra với nhiều giai đoạn
khác nhau từ việc xây dựng mối quan hệ, khai thác, tìm hiểu, xác định vấn đề
đến giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lí.
_ Mục tiêu của tham vấn tâm lí học đường là giúp đỡ học sinh hiểu được
cảm xúc, suy nghĩ của chính các em, từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách tốt
nhất.
_ Hoạt động tham vấn tâm lí học đường diễn ra trên cơ sở mối quan hệ
tương tác tích cực giữa nhà tham vấn và học sinh, được thực hiện chủ yếu trong
tương tác trực tiếp tại phòng tâm lí học đường hoặc tại lớp học.
_ Nhà tham vấn tâm lí học đường có thể là người làm chuyên nghiệp
hoặc bán chuyên nghiệp. Song họ đều cần có kiến thức về tâm lí, kĩ năng, thái
độ nghề nghiệp tham vấn tâm lí để thực hiện hoạt động tham vấn tâm lí một
cách tốt nhất.
_ Đối tượng được tham vấn tâm lí học đường có thể là cá nhân học sinh
có nhu cầu cần được tham vấn tâm lí. Ngoài ra còn có thể là nhóm học sinh,
hoặc tập thể học sinh với các vấn đề nổi cộm của lớp như học tập, đánh nhau,
quan hệ bạn khác giới, sự phát triển của cơ thể, quan hệ của lớp với giáo viên.
_ Các giai đoạn trong quá trình tham vấn tâm lí học đường bao gồm:
+ Thiết lập mối quan hệ: xây dựng mối quan hệ tốt trong tham vấn là
khâu then chốt. Nếu không có mối quan hệ tốt thì thông tin và trách nhiệm
13


không thể trao đổi được. Để đạt được những yêu cầu trên, nhà tham vấn tâm lí

phải có các kĩ năng chuyên môn, những phẩm chất đạo đức, thực hiện đúng
nguỵen tắc cũng như phải biết tiếp cận đối tượng.
+ Tập hợp thông tin, đánh giá và xác định vấn đề: Mục đích của
giai đoạn này là tìm hiểu những mối quan tâm chủ yếu của đối tượng, xác định
những mặt mạnh và hạn chế sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề. Để
đạt mục đích đó, nhà tham vấn cần tìm hiểu hoàn cảnh đối tượng, gồm cả môi
trường xã hội, giáo dục, gia đình, tình cảm, thể chất, tâm lí.
+ Hỗ trợ để học sinh tìm kiếm các giải pháp và lựa chọn giải pháp
phù hợp: Mục tiêu nổi bật của giai đoạn này là nhà tham vấn trợ giúp đối tượng
xác định phương hướng thiết thực cho cuộc sống. Trong giai đoạn này, nhà tham
vấn và đối tượng xác định các gốc độ khác nhau để giải quyết vấn đề, cố gắng
chia nhỏ những vấn đề có qui mô lớn thành các bước nhỏ dễ xử lí hơn.
+ Trợ giúp đối tượng thực hiện giải pháp: Trong quá trình thực thi
các giải pháp, nhà tham vấn cần kiểm tra quá trình thực hiện theo định kì.
Trong quá trình này, nhà tham vấn và đối tượng cần kịp thời phát hiện, xử lí
những những khó khăn mới phát sinh trong quá trình thực hiện.
+ Kết thúc: Giống như nhiều dịch vụ khác, khi giải pháp và điều kiện
thỏa thuận hai bên đạt được, những đối tác có liên quan đến dịch vụ đó sẽ đi đến
kết thúc. Tham vấn tâm lí cũng không phải là ngoại lệ. Khi đối tượng tự giải
quyết được vấn đề, bước kế tiếp là kết thúc dịch vụ tham vấn tâm lí.

Tháng 12
MODULE 29 THCS:
GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÔNG QUA CÁC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC
I. VAI TRÒ CỦA VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO
HỌC SINH THCS
1. Hoạt động và vai trò của hoạt động đối với sự hình thành nhân cách
Qua phân tích các quan điểm trên, có thể khẳng định, hoạt động có vai trò
14



quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Khi mới sinh ra, con người chưa có nhân cách, nhân cách có được do con người
xác định được những quan hệ của mình với những con người và thế giới xung
quanh một cách có ý thức. Nói cách khác, nhân cách chỉ được hình thành và
phát triển khi con người là chủ thể của hoạt động. Muốn giáo dục học sinh, nhà
giáo dục cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú và đưa học sinh tích cực
tham gia vào các hoạt động đó.
2. Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục đối với sự hình thành nhân
cách học sinh.
- Hoạt động giáo dục trong nhà trừờng là một bộ phận của quá trình giáo dục
nhà trường. “Hoạt động giáo dục là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế
hoạch, chương trình, điều hành và chịu trách nhiệm". Điều này có nghĩa là các
chủ thể hoạt động giáo dục phải chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục do
mình tổ chức và điều hành. Đều là các nhà giáo dục, giáo viên và các chủ thể
có liên quan như: cha mẹ học sinh, các tổ chức giáo dục và và các cơ sở giáo
dục.
H oạt động giáo dục trong nhà truờng đuợc phân làm hai bộ phận chủ yếu:
+ Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các lĩnh vực học tập
khác nhau.
+ Các hoạt động giáo dục ngoài các môn học và lĩnh vực học tập, có thể kể đến
các hoạt động giáo dục trong nhà trường như hoạt động giáo dục thể chất, đạo
đức, thẩm mĩ, lao động, dân sổ, môi trường, pháp luật..
- Hoạt động giáo dục là con đường gắn lí luận với thực tiến
- Hoạt động giáo dục là con đường để phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ.
Hoạt động giáo dục còn tạo điều kiện và môi trường để học sinh phát huy vai trò
tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình học tập.
- Hoạt động giáo dục giúp học sinh đuợc trải nghiệm các kiến thức đã được tìm
hiểu. Là một cơ hội rất tổt để học sinh củng cổ, bổ sung và mở mang kiến thức

đã học, đồng thời rèn luyện các kĩ năng cơ bản, không chỉ là kĩ năng trong nhận
thức học tập mà còn là những kĩ năng sổng như kĩ năng tổ chức, quân lí công
việc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm...
- Hoạt động giáo dục hướng hứng thú của học sinh vào các hoạt động bổ ích
làm giảm thiểu tình trạng yếu kém đạo đức của học sinh.
- H oạt động giáo dục giúp nhà giáo dục sớm phát hiện năng khiếu cửa học sinh,
từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nhằm giúp học sinh phát triển năng khiếu, sở thích
của bản thân trong học tập và cuộc sổng. Hoạt động giáo dục giúp học sinh
kiểm nghiệm được khả năng của mình, …
- Hoạt động giáo dục còn là một phương thức gấn kết các lực lượng giáo dục
học sinh đó là gia đình - nhà trường - xã hội. Hoạt động giáo dục giúp thu hút và
15


phát huy tìềm năng của các lực lượng giáo dục, góp phần thúc đẩy xã hội hoá
giáo dục và nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện cửa nhà trường.
Việc tổ chức hoạt động giáo dục có hiệu quả sẽ góp phần phát huy vai trò của
giáo dục vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh và gắn
lìền nhà trường với đời sổng xã hội trong việc thục hiện mục tiêu đào tạo
nguồn nhân lực đáp úng với yêu cầu của xã hội đặc biệt là trong xu thế phát
triển của các quổc gia như hiện nay.
Tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ làm cho kết quả giáo dục của học sinh trở
nên bền vững, sâu sắc, trọn ven về ý thúc, thái độ, tình cảm, kĩ năng, hành
vi... như:
* Về nhận thức:
- Hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung, nâng cao thêm hiểu biết
các lĩnh vực khác nhau của đời sổng xẳ hội, làm phong phú vốn tri thức cửa
bản thân. Từ đó, học sinh cỏ khả năng vận dụng tri thức để giải quyết các vấn
đề thực tiến đặt ra.
- Hoạt động giáo đục giúp học sinh nắm chắc tri thức và phát triển tư duy, phẩm

chất trí tuệ.
* Về kĩ năng:
- Hoạt động giáo dục giúp học sinh hình thành và củng cố các kĩ năng giao tiếp,
ứng xử văn hoá, kĩ năng học tập, lao động...
- Hoạt động giáo dục còn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các
chuẩn mực xã hội.
* Về thái độ:
- Hoạt động giáo dục bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của
cuộc sổng.
- Bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tham
gia các hoạt động.
Như vậy, hoạt động giáo dục có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc phát
triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát
huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
II. XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG
THCS
Hoạt động học tập
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm
Hoạt động văn hóa, văn nghệ
- Các hình thức sinh hoạt văn nghệ như: múa, hát, đọc thơ, kể chuyện…
- Tổ chức cho HS xem phim, thưởng thức các loại hình nghệ thuật khác nhau
như: kịch nói, hài….
- Tham quan các di tích lịch sử, văn hóa…
- Tổ chức cuộc thi tôn vinh các giá trị cao đẹp
- Tổ chức các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi, mong muốn của HS…
4. Hoạt động thể dục thể thao
Hình thức:
- Thể dục giữa giờ
1.

2.
3.

16


Tập luyện thể thao
Tổ chức các cuộc thi đấu thể thao giữa các lớp …
Trò chơi giải trí vận động
Các cuộc hội khỏe….
Hoạt động lao động sản xuất
Hoạt động vui chơi giải trí
Hoạt động chính trị xã hội
- Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện kinh tế, xã hội trong nước và
quốc tế….
- Nghe báo cáo về các vấn đề kinh tế xã hội, các vấn đề văn hóa nổi bật…
5.
6.
7.

Tìm hiểu các vấn đề có lien quan đến đời sống chính trị…
Tuyên truyền, cổ động các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, những qui định của pháp luật,…
- Tham gia các hoạt động tình nguyện có tính cổ động cao…
- Tham gia các hoạt động của địa phương, đặc biệt các hoạt động có tính
văn hóa như lễ hội, phong trào thi đua…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH
THCS
-


Tiến trình tổ chức các hoạt động
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Bước 2: Triển khai kế hoạch hoạt động.
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá hoạt động.
Bước 4: Rút kinh nghiệm.

17



×