Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.18 KB, 7 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH THCS.

Họ và tên: Vũ Thị Mơ
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: KHXH
Giảng dạy môn: Ngữ văn 8A,B; T.C Văn 8 A,B
Sau khi tự học tự bồi dưỡng thường xuyên module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh trung học cơ sở tôi đã tiếp thu được những kiến về đặc điểm tâm sinh lí
của học sinh THCS và từ đó tôi đã áp dụng những kiến thức lí thuyết này vào
công tác giảng dạy, chăm sóc học sinh ở lớp và học sinh bán trú trong trường, cụ
thể như sau:
I. Về tiếp thu kiến thức lí thuyết trong tài liệu BDTX.
- Nội dung chính của module gồm những vấn đề sau:
+ Khái quát về giai đoạn phát triển của học sinh THCS.
+ Các điều kiện phát triển tâm lí của HS THCS.
+ Tìm hiểu hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở.
+ Tìm hiểu sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở.
+ Tìm hiểu sự phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở.
1. Khái quát về giai đoạn phát triển của học sinh THCS.
Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi tù 11 - 15 tuổi. Đó là những
em đang theo học tù lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa
tuổi thiếu nìên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.
Đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kì trẻ ở ba
đường của sụ phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều
con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thòi kì này, nếu sự phát
triển đuợc định huớng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân
thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bời các yếu tố
tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển
lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.
Thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt


trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng.
Trong suổt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình
thành các cấu trúc mới về thể chất về sinh lí.
Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phúc tạp và đầy mâu thuẫn trong quá
trình phát triển.
2.Các điều kiện phát triển tâm lí của HS THCS.
a. Sự phát triển cơ thể.
- Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại hết sức mạnh mẽ và sâu sắc về cơ
thể, về sinh lí. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển cơ thể của cá nhân.
Đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh.


* Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng:
Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao thêm
5 - 6 cm, các em trai cao thêm 7 - 8 cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 - 5kg
/năm, sụ tăng vòng ngực của thiếu niên trai và gái...
* Sự phát triển của hệ xương:
- Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hóa về hình thái, làm cho thiếu niên lớn
lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra quá
trình hoàn thiện các mảnh xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ sau này) và
kết thúc vào tuổi 20 – 21. Bởi vậy, cần tránh cho các em đi giày, guốc cao gót,
tránh nhảy quá cao để khỏi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các em. Mặc
khác trong sự phát triển hệ xương chân, xương tay phát triển nhanh nhưng xương
cổ tay và các đốt ngón tay chưa hoàn thiện nên các thao tác hành vi ở các em còn
lóng ngóng, làm gì cũng đổ vỡ, hậu đậu. Sự mất cân đối này sẽ diễn ra trong thời
gian ngắn, cuối tuổi thiếu niên sự phát triển thể chất sẽ êm ả hơn.
* Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì):
- Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ
thể của lứa tuổi thiếu niên.
+ Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt, sự phát triển tuyến vú.

Ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng”, sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có
hiện tượng “mộng tinh”. Tuổi dậy thì ở các em gái Việt Nam vào khoảng 12 – 14
tuổi, ở các em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng từ 1,5 đến 2
năm.
Dấu diệu phụ báo tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa các em trai và gái. Các em trai
cao rất nhanh, giọng nói ồm ồm, vai to, có ria mép… Các em gái cũng lớn nhanh,
thân hình duyên dáng, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, môi đỏ, giọng nói trong
trẻo…
Sự xuất hiện tuổi dậy thì phụ thuộc yếu tố khí hậu, thể chất, dân tộc, chế độ sinh
hoạt (vật chất, tinh thần…), lối sống… Tuy nhiên, hiện nay do gia tốc phát triển
thể chất và phát dục nên tuổi dậy thì có thể đến sớm hơn từ 1,5 – 2 năm.
+ Đến 15 – 16 tuồi, giai đoạn dậy thì kết thúc. Các em có thể sinh sản được
nhưng các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể, đặc biệt về mặt tâm lý và xã hội.
Bởi vậy lứa tuổi HS THCS không được coi là có sự cân đối giữa sự phát dục, giữa
bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn tình dục với mức trưởng thành
về xã hội và tâm lý. Vì thế, người lớn (cha mẹ, giáo viên, các nhà giáo dục…) cần
hướng dẫn, trợ giúp một cách khéo léo, tế nhị để các em hiểu đúng vấn đề, biết xây
dựng mối quan hệ đúng đắn với bạn khác giới… và không băn khoăn lo lắng khi
bước vào tuổi dậy thì.
+ Sự phát dục và những biến đổi trong sự phát triển thể chất của tuổi thiếu niên
có ý nghĩa quan trọng đối với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới. Những biến
đổi rõ rệt về mặt giải phẫu sinh lý đối với thiếu niên đã làm cho các em trở thành
một người lớn một cách khách quan và làm nảy sinh cảm giác về tính người lớn
của bản thân các em. Sự phát dục làm cho thiếu niên xuất hiện những cảm giác,
tình cảm và rung cảm mới mang tính chất giới tính, các em quan tâm nhiều hơn
đến bạn khác giới.Tuy nhiên, những ảnh hưởng trên đến sự phát triển tâm lí của
HS THCS còn phụ thuộc nhiều yếu tố: kinh nghiệm sống, đặc điểm giao tiếp của


thiếu niên, những hoàn cảnh riêng trong cuộc sống và điều kiện giáo dục (gia đình

và nhà trường) đối với các em.
3. Tìm hiểu hoạt động giao tiếp của học sinh THCS.
Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi ở lứa tuổi thiếu niên. Lứa tuổi
thiếu niên có những sự thay đổi rất cơ bản trong giao tiếp của các em với người lớn
và với bạn ngang hàng. Theo một nghiên cứu, HS THCS dành 1 nửa thời gian của
mình cho bạn bè và khoảng 5% cho cha mẹ.
* Giao tiếp với người lớn: gồm những đặc điểm sau:
- Thứ nhất: các em có nhu cầu được tôn trọng cao trong quá trình giao tiếp với
người lớn. Các em đòi hỏi được bình đẳng, tôn trọng, được đối xử như người lớn,
được hợp tác, cùng hoạt động với người lớn. Nếu người lớn ra lệnh với các em thì
bằng cách này hay cách khác sẽ xuất hiện thái độ phản ứng tiêu cực, công khai
hoặc ngấm ngầm. Mặt khác, các em có khát vọng độc lập, được khẳng định, không
thích sự quan tâm, can thiệp của người lớn, không thích có sự kiểm tra, giám sát
chặt chẽ của người lớn. Rất dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, xung đột trong gia
đình (lời nói, việc làm, bỏ nhà ra đi…)
- Thứ hai: trong quan hệ với người lớn, ở thiếu niên thường xuất hiện nhiều mâu
thuẫn. Do sự phát triển mạnh về thể chất và tâm lý nên trong quan hệ với người
lớn, thiếu niên có nhu cầu thoát ly khỏi sự giám sát của người lớn, muốn độc lập.
Tuy nhiên do địa vị còn lệ thuộc, do chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử và giải
quyết vấn đề liên quan trực tiếp tới hoạt động và tương lai cuộc sống nên các em
vẫn có nhu cầu được người lớn gần gũi, chia sẻ và định hướng cho mình, làm
gương để mình noi theo. Mặt khác là mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn
định về thể chất, tâm lý và vị thế xã hội của trẻ em với nhận thức và hành xử của
người lớn không kịp sự thay đổi đó. Vì vậy người lớn vẫn thường có thái độ và
cách cư xử với các em như với trẻ nhỏ.
- Thứ ba: trong tương tác với người lớn, thiếu niên thường cường điệu hóa các
tác động của người lớn trong ứng xử hằng ngày. Các em thường suy diễn, thổi
phồng, cường điệu hóa quá mức tầm quan trọng của các tác động đó, đặc biệt là
đến danh dự và lòng từ trọng của các em. Trong khi đó, hành vi của chính các em
có thể gây hậu quả đến tính mạng mình lại thường bị các em coi nhẹ. Vì vậy, chỉ

cần một sự tác động của người lớn làm tổn thương chút ít đến các em thì trẻ thiếu
niên coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tổn thất hồn nghiêm trọng, từ đó dẫn đến các
phản ứng tiêu cực cường độ mạnh.
* Giao tiếp giữa thiếu niên với nhau:
- Ở tuổi thiếu niên, giao tiếp với bạn trở thành một hoạt động riêng và chiếm vị
trí quan trọng trong đời sống các em. Nhiều khi giá trị này cao đến mức đẩy lùi học
tập xuống hàng thứ 2 và làm cho các em sao nhãng việc giao tiếp với người thân.
Các em giao tiếp với bạn để khẳng định mình, trao đổi những nhận xét, tình cảm, ý
chí, tâm tư, khó khăn của mình trong quan hệ với bạn, với người lớn…. các em
mong muốn có bạn thân để chia sẻ, giải bày tâm sự, vướng mắc, băn khoăn.
- Trong cuộc sống hằng ngày, các em không thể không có bạn. Sự tẩy chay của
bạn bè, của tập thể có thể thúc đẩy các em sửa chữa để hòa nhập với bạn, cũng có
thể làm cho các em tìm kiếm và gia nhập nóm bạn ngoài đường; hoặc nảy sinh các


hành vi tiêu cực như phá phách, gây hấn…hoặc cũng có thể khiến các em cảm thấy
bế tắc và chán nản.
- Thiếu niên coi quan hệ với bạn là quan hệ riêng cá nhân và các em muốn được
độc lập, không muốn người lớn can thiệp. Người bạn kết giao phải là người tôn
trọng, trung thực, cởi mở, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.Thiếu niên yêu
cầu rất cao về phía bạn cũng như bản thân. Vì vậy, các em thường lên án những
thái độ và hành vi từ chối giúp bạn, ích kỷ, tham lam, tự phụ, hay nói xấu bạn, nịnh
bợ.
- Sắc thái giới tính trong quan hệ với bạn ở thiếu niên: sự dậy thì kích thích
thiếu niên quan tâm đến bạn khác giới. Xuất hiện những rung động, những cảm
xúc mới lạ với bạn khác giới. Sự quan tâm đến bạn khác giới có ý nghĩa đối với sự
phát triển nhân cách HS THCS: có tể động viên những khả năng của thiếu niên,
gợi nên những nguyện vọng tốt. Trong giao tiếp với bạn khác giới, các em cũng thể
hiện mâu thuẫn giữa ý muốn, nhu cầu với hành vi thể hiện (có nhu cầu giao tiếp
với bạn khác giới nhưng lại cố ngụy trang ý muốn, che giấu nội tâm của mình).

Các bạn nam thể hiện khá mạnh mẽ, đôi khi còn thô bạo, “gây sự” với bạn nữ để
bạn chú ý tới mình. Các em nữ thường kín đáo, tế nhị hơn (các em thường chú ý
đến hình thức của mình, trang phục, cách ứng xử, che giấu, tình cảm của mình…)
4. Tìm hiểu sự phát triển về nhận thức của học sinh THCS.
* Sự phát triển tri giác:
Ở HS THCS, khối lượng các đối tượng tri giác tăng lên rõ rệt. Tri giác có trình
tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn. Các em có khả năng phân tích và tổng hợp phức
tạp khi tri giác sự vật, hiện tượng.
Sự tri giác của HS còn 1 số hạn chế: thiếu kiên trì, còn vội vàng, hấp tấp trong tri
giác, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác còn yếu.
*Sự phát triển trí nhớ:
Ghi nhớ chủ định, ghi nhớ ý nghĩa, ghi nhớ logic dần được chiếm ưu thế hơn
ghi nhớ máy móc.
Nếu trước đây các em học sinh tiểu học thường cố gắng ghi nhớ từng chữ từng
bài thì bây giờ học sinh THCS thường phản đối yêu cầu của giáo viên bắt học
thuộc lòng và có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
* Sự phát triển chú ý:
Chú ý có chủ định phát triển mạnh. Sức tập trung chú ý cao hơn, khả năng duy
trì chú ý được lâu bền hơn so với nhi đồng, khả năng di chuyển sự chú ý từ thao tác
này đến thao tác kia cũng được tăng cượng. Chú ý của các em phụ thuộc vào tính
chất đối tượng và mức độ hứng thú với đối tượng. Chính vì thế các em có thể tập
trung vào giờ học này nhưng lại lơ đễnh vào giờ khác.
Mặt khác, chú ý có chủ định của các em chưa bền vững, dễ bị ấn tượng và rung
động mạnh mẽ, phong phú làm phân tâm.
* Sự phát triển tư duy:
Chuyển từ tu duy cụ thể sang tư duy trừu tượng. Đầu cấp THCS thì tư duy cụ
thể vấn phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang cuối
cấp THCS, tư duy trừu tượng phát triển mạnh. Biết phân tích tài liệu một cách đầy
đủ, sâu sắc, đi vào bản chất.
*Sự phát triển tưởng tượng và ngôn ngữ:



- Khả năng tượng tưởng khá phong phú nhưng còn bay bổng, thiếu thực tiễn.
- Ngôn ngữ của HS THCS đang phát triển mạnh, vốn từ tăng lên rõ rệt. Ngôn
ngữ phức tạp hơn, từ vựng phong phú, logic chặt chẽ hơn.
- Tuy nhiên còn hạn chế: khả năng dùng từ để biểu đạt ý nghĩa còn hạn chế, các
em dùng từ chưa chính xác, chưa chú ý cách diễn đạt theo cấu trúc ngữ pháp chặt
chẽ, một số em thích dùng từ cầu kỳ bóng bẩy nhưng sáo rỗng do ý muốn bắt
chước người lớn, hoặc sử dụng một số thành ngữ dung tục.
5. Tìm hiểu sự phát triển nhân cách của học sinh THCS.
* Tự ý thức:
- Bắt đầu tự nhận thức những hành vi của mình (từ hành vi riêng lẻ toàn bộ
hành vi và nhận thức về phẩm chất đạo đức, tích cách và khả năng)
- Nhu cầu so sánh mình với người khác, xem xét và muốn vạch ra một nhân
cách tương lai.
- Đánh giá khả năng bản thân, tìm kiếm vị trí của mình trong tập thể.
- Từ nhận xét của người khác tự nhìn nhận bản thân mình
- Kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách đánh giá
mình và người khác còn phiến diện
* Sự phát triển nhận thức đạo đức và hành vi ứng xử của học sinh THCS:
- Tuổi THCS là tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những
phán đoán giá trị…Do sự mở rộng các quan hệ xã hội, sự phát triển tự ý thức, đạo
đức của các em phát triển mạnh. HS biết cách sử dụng những nguyên tắc riêng, các
quan điểm, các sáng kiến để chỉ đạo hành vi.
- Có một số kinh nghiệm và khái niệm đạo đức đuợc hình thành tự phát ngoài sự
hướng dẫn của giáo dục (sách báo, phim ảnh, bạn bè…) do đó các em có thể có
những ngộ nhận, hiểu biết phiến diện, không chính xác về các khái niệm đạo đức.
Cần lưu ý điều này trong giáo dục đạo đức cho các em.
* Sự hình thành tình cảm:
- Tình cảm: dễ xúc động, kích động, thất thường, bồng bột, dễ thay đổi, đôi khi

còn mâu thuẫn. Tình cảm bạn bè, tình đồng chí, tình tập thể ở lứa tuổi này phát
triển mạnh. Các em đối xử với nhau chân thành, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau
khi gặp khó khăn. Các em tin tưởng và kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm
kín. Các em không thể không có bạn. Vì thế khi bị bạn phê bình các em cảm thấy
khổ tâm, buồn phiền, đặc biệt những em bị bạn bè không chơi, tẩy chay thì đó là
một đòn tâm lý nặng nề đối với các em.
II. Vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn.
Bản thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy môn Ngữ văn và kiêm nhiệm
công tác chủ nhiệm lớp của trường PTDT BT THCS Nà Khoang, qua học tập
module tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trong học cơ sở, tôi đã hiểu
sâu hơn tâm sinh lí của các em học sinh trong lớp chủ nhiệm và học sinh của nhà
trường. Từ học tập kiến thức lí thuyết tôi đã áp dụng vào việc tìm hiểu, nắm bắt
tâm tư, nguyệt vọng của các em học sinh thông qua những việc làm sau:
- Đối với học sinh lớp chủ nhiệm: Tôi luôn quan tâm và tìm hiểu hoàn cảnh và
những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm.
để hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ


nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội,
bạn bè….).
Thông qua các giờ học chính khoá hay ngoại khoá tôi thường giúp các em học
sinh xác định rõ động cơ học tập để các em tự giác trong học tập và rèn luyện,
tránh tình trạng học sinh đến trường vì bố mẹ ép buộc.
Trong các giờ học, giờ vui chơi tôi thường dạy cho các em những bài học đạo
đức nhỏ như biết cách chào hỏi lễ phép, cách ăn uống lịch sự, biết nói lời xin lỗi,
lời cảm ơn trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
- Đối với học sinh trong trường và học sinh bán trú: Thông qua các buổi trực bán
trú, các buổi lao động tôi luôn gần gũi, cởi mở nói chuyện với các em học sinh để
từ đó các em cảm thấy thầy cô giáo là người rất gần gũi để các em có thể dễ dàng
tâm sự mọi chuyện trong học tập và trong sinh hoạt.

- Tôi thường nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh cá nhân đặc biệt quan tâm hơn đến
những học sinh nữ đến tuổi dậy thì hướng dẫn các em biết cách chăm sóc, giữ gìn
vệ sinh thân thể.
- Do sự phát triển tâm sinh lí của các em ở độ tuổi dậy thì đã xuất hiện tình cảm
giữa những bạn khác giới nên giáo viên cũng cần hướng các em vào tình bạn trong
sáng lành mạnh, tránh tình trạng yêu sớm.
- Hầu hết các em học sinh được sống rất tự do ở nhà nên khi hoà nhập với cuộc
sống tập thể ( ở bán trú) gặp một số khó khăn. Các em thích sống tự do, không
thích gò bó chặt chẽ vì thế các em có những thói quen chưa tốt như: chậm chạp,
luộm thuộm, thiếu tập trung, không có tinh thần tự học... Tôi cũng thường xuyên
đến các phòng ở của học sinh bán trú nhắc nhở các em có ý thức hơn trong việc vệ
sinh phòng ở... Do các em học sinh có rất ít vốn từ ngữ phổ thông và còn ảnh
hưởng của việc sử dụng ngôn ngữ địa phương nên các em nói năng còn chưa tế
nhị, hay nói trống không, cộc lốc, không thưa gửi điều này cũng khiến một số em
ngại tiếp xúc, ngại trao đổi với người lớn và thầy cô giáo về những tâm tư, nguyện
vọng của mình.
III. Kết quả của việc áp dụng kiến thực tự học vào thực tế.
Sau khi tự học tự bồi dưỡng module 1 và áp dụng các biện pháp vào thực tế như
tìm hiểu tâm sinh lí , hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ... của học sinh tôi đã thu được
kết quả như sau:
- Mối quan hệ giữa cô giáo và học sinh trở lên gần gũi và thân thiện hơn.
- Học sinh đã biết những bài học đạo đức về phép lịch sự khi gặp các thầy cô giáo
và người lớn tuổi...
- Học sinh bán trú đã có sự thay đổi trong trong sinh hoạt, biết vệ sinh phòng ở
gọn gàng, sạch sẽ. các em đang hình thành tinh thần tự học trong các giờ học trên
lớp buổi tối.
- Một số các em học sinh đã biết cách dùng từ đúng trong hoàn cảnh giao tiếp ví
dụ như khi giao tiếp với thầy cô giáo và người ở địa phương khác các em biết sử
dụng từ “ vâng ạ” để thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng thay cho từ địa phương
có sắc thái tình cảm tương đương đó là từ “ ừ”.

- Các em học sinh nữ biết các chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thân thể hơn.
Trên đây là bài thu hoạch BDTX về nội dung tự học trong module 1 của cá
nhân tôi trong tráng 9 và tháng 10 năm 2015.


Người viết bài thu hoạch

Vũ Thị Mơ



×