Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” – Một số giải pháp thực hành tiết kiệm trong lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.88 KB, 9 trang )

Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp
Đơn vị: Trường Tiểu học Thị Trấn
I. Sáng kiến: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” – Một
số giải pháp thực hành tiết kiệm trong lớp chủ nhiệm.
Lĩnh vực áp dụng: Công tác chủ nhiệm.
II. Mô tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước đang ở hoàn cảnh khó khăn, khi mà
chúng ta đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, đại đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ được phẩm chất đạo đức cách
mạng, có lối sống trong sạch, giản dị và gắn bó với nhân dân. Nhưng vẫn còn đó
không ít người ''ăn xài” rất xa hoa phung phí; vẫn còn đó những cá nhân gây lãng
phí biết bao nhiêu tiền của. Và đặc biệt hơn cuộc sống hoang phí đã ảnh hưởng đến
trẻ em, thế hệ mầm xanh tương lai của đất nước. Là một người giáo viên cần phải có
trách nhiệm đối với học sinh của mình - Phải khẳng định “Việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hành tiết kiệm là rất quan trọng và cần
thiết; chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản,
lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi đã tổ chức cho học sinh lớp
chủ nhiệm của mình thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” về “Thực hành tiết kiệm” với những giải pháp như
sau:
-Giáo viên giáo dục học sinh thực hành tiết kiệm thông qua dạy các bài Đạo
đức:
“Tiết kiệm tiền của”
“Tiết kiệm thời giờ”
“Yêu lao động”
1



“Bảo vệ môi trường”
-Trong các tiết dạy, tổ chức cho học sinh nhiều hình thức như: phân vai, thi kể
chuyện, thảo luận nhóm,… để thấy rõ tầm quan trọng của thực hành tiết kiệm và
biết thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống.
-Giáo viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở trong giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt
dưới cờ đầu tuần,…
Ưu điểm:
Học sinh chăm ngoan, thực hành tiết kiệm như:
-Đi học đúng giờ.
-Tham gia các phong trào như: quyên góp giấy vụn, giúp đỡ bạn nghèo.
-Giữ vệ sinh chung.
-Có ý thức bảo vệ tài sản của trường.
Khuyết điểm:
-Đã có không ít lần giáo viên kiểm tra lại phát hiện học sinh trong các giờ
sinh hoạt đầu tuần và học Thể dục ngoài sân hoặc ra về quên tắt đèn điện và quạt.
-Một số học sinh còn hoang phí trong sử dụng sách, vở học tập hằng ngày,
hay xé vở tính nháp, vứt các tờ nháp vào hộc tủ, sách không bao bìa dán nhãn cẩn
thận...
-Một số em sử dụng nháp bằng quyển vở mới.
-Vở học ghi chép thiếu cẩn thận, bỏ trống nhiều.
-Một số em đi học có nhiều tiền mua quà bánh, mua đồ chơi...
-Ý thức sử dụng tiết kiệm nước ở khu vệ sinh chưa cao, có khi các em sử
dụng nước chảy lênh láng ra ngoài.
-Tham gia phong trào quyên góp sách giáo khoa cũ tặng bạn nghèo hạn chế,
cuối năm học 2010-2011 chỉ có 3 bộ sách lớp 4.
-Học sinh còn lãng phí thời gian trong việc chơi game online.
-Học sinh thường vẽ bậy trên bàn, chưa có ý thức cao bảo quản bàn ghế…
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Trong thời gian qua, việc tổ chức lớp chủ nhiệm thực hiện “Thực hành tiết
kiệm”, tôi đã đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn


2


chế, tiếp tục nâng cao “Thực hành tiết kiệm” trong lớp chủ nhiệm của mình bằng
một số giải pháp mới như sau:
2.1. Mục đích:
-Để thực hiện đúng lời dạy của Bác trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần
tích cực thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu”. Và để thực hiện
tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đề ra Ngày 24/2/2011 Về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh
xã hội.
-Nâng cao trách nhiệm vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, góp phần cùng với
nhà trường đẩy mạnh việc giáo dục học sinh qua thực hành tiết kiệm trong trường
lớp.
-Tổ chức học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm một cách thiết thực, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
-Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm và quyết tâm thực
hành tiết kiệm (tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện nước) của học
sinh trong lớp chủ nhiệm. Qua đó, giáo dục học sinh phát triển kĩ năng sống, hình
thành thói quen và nếp sống tốt.
-Học sinh cũng góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP.
2.2. Điểm mới:
-Học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực
hành tiết kiệm cụ thể bằng các việc làm hằng ngày trong trường lớp là một hoạt
động thiết thực mang tính cấp bách, là con đường giáo dục đạo đức cho học sinh
một cách tốt nhất, giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống. Các em sẽ
tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng

cảm với mọi người xung quanh, các em biết sống tốt, sống có ý nghĩa.
-Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của tập thể học sinh về việc thực
hành tiết kiệm. Vì đây là công việc thường xuyên hằng ngày, trách nhiệm, cụ thể,
thiết thực nhất của tất cả giáo viên.
-Hiện nay việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là
thiết thực nhất. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh

3


tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
-Học sinh biết thực hành tiết kiệm là góp phần xây dựng đất nước ngày càng
giàu đẹp.
2.3. Các giải pháp đã được thực hiện:
a) Một số công tác chủ nhiệm lớp:
-Giáo dục học sinh thực hành tiết kiệm là học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
-Thường xuyên nêu gương những cá nhân điển hình trong việc học tập, làm
theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm.
-Tổ chức ngoại khóa nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm 2/9, 15/10, 20/11,
22/12, 8/3, 26/3, … hình thức tổ chức: báo cáo ý nghĩa, kể chuyện, báo cáo gương
điển hình, trò chơi dân gian, …
-Tổ chức phong trào “Nuôi ống heo” trong lớp, phát động học sinh dành dụm
tiền quà bỏ ống giúp đỡ các bạn nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Cuối mỗi tháng sơ kết,
tuyên dương.
-Phối hợp với đoàn thể tổ chức ngoại khóa kỉ niệm ngày sinh nhật Bác, nhằm
đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, báo cáo kết quả học tập và làm theo tấm gương
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua thực hành tiết kiệm.
-Tuyên truyền sâu rộng về các nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh” cụ thể qua các cuộc thi: Tiếng hát họa mi, Hái hoa dân chủ, Thi
đua đạt nhiều điểm tốt, Thi vẽ tranh ..v..v.. Thi kể chuyện của Bác Hồ về thực hành
tiết kiệm.
-Hàng tuần, trong tiết sinh hoạt lớp đều có đánh giá kế hoạch hoạt động tuần
trước và đưa ra kế hoạch hoạt động trong tuần tiếp theo nhằm tuyên truyền giáo dục
học sinh, nhắc nhở học sinh luôn luôn thực hiện tiết kiệm.
-Phát động lớp chủ nhiệm 2 đợt thu gom giấy vụn để học sinh có ý thức tiết
kiệm, đồng thời gây quỹ giúp bạn nghèo gặp khó khăn, vươn lên trong học tập.
-Theo dõi, nhắc nhở kịp thời đối với học sinh có hành vi lãng phí.
b) Tổ chức học sinh thực hành tiết kiệm tiền của:

4


-Tổ chức, kiểm tra học sinh bao bìa sách vở, ghi chép cẩn thận, không bỏ
trống vở, không xé vở, không viết bậy vào sách giáo khoa,…
-Sử dụng các tờ giấy trắng còn dư của năm học trước đóng lại thành tập nháp.
Nháp cũng không được viết ẩu, viết quá to, quẹt ngang dọc, bỏ trống nhiều, không
xé vở vứt vào hộc tủ…
-Luôn nhắc nhở học sinh ý thức giữ gìn tài sản chung của nhà trường, của lớp
học. Phân công ban cán bộ lớp theo dõi các tổ thực hiện công tác trực nhật hằng ngày.
-Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi trong lớp, trong sân
trường...
-Phát động phong trào “Nuôi ống heo” nhắc nhở học sinh tiết kiệm tiền quà
bánh thực hiện và phong trào “Thu gom giấy vụn” để học sinh có ý thức tiết kiệm
gây quỹ giúp bạn nghèo hiếu học gặp khó khăn, mỗi tuần giáo viên sơ kết và tuyên
dương.
c) Tổ chức học sinh thực hành tiết kiệm điện nước:
-Luôn kiểm tra, nhắc nhở học sinh tiết kiệm nước sạch. Tắt vòi nước ngay sau
khi sử dụng, không sử dụng nước hoang phí, không để nước chảy lênh láng ra

ngoài…
-Giáo viên tạo cho học sinh có thói quen trong việc tắt điện khi ra khỏi lớp
học, khi kết thúc giờ học.
-Giúp học sinh có ý thức tiết kiệm điện: buổi trưa mở các khung cửa sổ để có
đủ ánh sáng thì không cần mở điện, buổi chiều khoảng 3 giờ khi mặt trời ngả phía
Đông cản bức tường rào nên cần mở điện để lớp học đủ ánh sáng.
-Tiết kiệm tối đa sử dụng quạt máy của lớp học, chỉ bật quạt khi thật cần
thiết.
-Giáo dục học sinh cũng phải thực hiện tắt đèn, quạt ở nhà khi không cần đến
và cũng phải biết tiết kiệm nước để giảm hao phí tiêu tiền của của cha mẹ.
d) Tổ chức học sinh thực hành tiết kiệm thời gian:
-Tổ chức học sinh đi học đầy đủ, nghỉ học phải có phép.
-Nhắc nhở học sinh luôn luôn đi học đúng giờ, không đi học quá sớm, không
la cà về trễ.

5


-Ngay cả trong giờ hoạt động học tập của nhóm, học sinh cố gắng thực hiện
thảo luận đúng thời gian giáo viên giao.
-Theo dõi, kịp thời phát hiện, có biện pháp phù hợp nếu phát hiện học sinh
chơi game.
-Giúp học sinh có thói quen lên kế hoạch thời gian biểu hằng ngày và cố gắng
thực hiện tốt.
đ) Tổ chức kiểm tra:
-Thành lập Ban kiểm tra của lớp chủ nhiệm.
Với cơ cấu:
+Lớp trưởng  Trưởng ban
+Các lớp phó học tập  Phó ban
+Các tổ trưởng  Ủy viên

-Nhiệm vụ:
+Có sổ tay theo dõi, ghi chép các việc làm thực hiện tiết kiệm hoặc không tiết
kiệm của các bạn trong lớp.
+Ban kiểm tra tổng kết, báo cáo trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
-Giáo viên chủ nhiệm tuyên dương các em thực hiện tốt trước lớp và trong
giờ sinh hoạt đầu tuần. Đồng thời cũng kịp thời theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở các em
đã vi phạm các việc làm thể hiện không tiết kiệm, gây lãng phí.
-Sau một thời gian sự tiến bộ của các em rất rõ rệt, các em được tuyên dương
mỗi tuần càng nhiều hơn, các em bị nhắc nhở lại càng ít đi.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
-Sáng kiến kinh nghiệm được giáo viên và học sinh lớp Bốn /1 thực hiện
trong năm 2011 tại trường Tiểu học Thị Trấn.
-Sáng kiến kinh nghiệm đã được báo cáo trên Hội đồng sư phạm nhà trường,
được các giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thuận 100% và sẽ đưa ra áp dụng trong năm
học tới.
-Sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng ứng dụng đạt hiệu quả tốt ở tất cả
các trường trong và ngoài huyện.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được:
4.1. Hiệu quả:
6


Bằng những giải pháp trên, tôi và học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về thực hành tiết
kiệm đã có những kết quả sau:
-Học sinh có ý thức và thực hiện tốt thực hành tiết kiệm.
-Biết vận động mọi người thực hiện tiết kiệm.
-Học sinh biết thực hành tiết kiệm là góp phần xây dựng đất nước.
*Kết quả tiết kiệm tiền của:
-100% học sinh sách vở được bao bìa, dán nhãn cẩn thận.

-Tất cả học sinh đều có vở nháp, trong đó có hơn 2/3 học sinh đã biết sử dụng
giấy trắng dư đóng thành tập, không viết bậy lên vở sách, không bỏ trống vở…
-Đa số học sinh chữ viết đẹp.
Xếp loại Vở sạch chữ đẹp của lớp: 60% loại A, 40% loại B.
-Không còn tình trạng học sinh xé vở, vứt giấy vào hộc tủ.
-Học sinh có ý thức cao giữ gìn tài sản của nhà trường. Trong năm học không có
bàn ghế bị hư hoặc bị vẽ bậy. Thực hiện tốt công việc trực nhật hằng ngày. Không vứt
rác bừa bãi…
-Cuối học kì I học sinh quyên góp 18 bộ sách giáo khoa cũ tặng bạn nghèo.
Thu 60 kg giấy vụn gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo gặp khó khăn hiếu học. Dành dụm
tiền quà “Nuôi ống heo” đến 25/2/2012 được 296 500 đồng.
*Kết quả tiết kiệm điện nước đạt:
-Học sinh luôn có ý thức tắt đèn điện, quạt máy khi ra khỏi lớp học.
-Các em có thói quen mở đèn điện, mở quạt máy khi thật cần thiết.
-Sử dụng nước sạch tiết kiệm, không để nước chảy tràn lan, tắt vòi nước khi
sử dụng xong…
-Biết nhắc nhở bạn khi thấy bạn sai sót.
-Cha mẹ của học sinh lớp chủ nhiệm cũng cho biết các em biết tiết kiệm điện
nước ở nhà rất tốt.
*Kết quả tiết kiệm thời gian đạt:
-Học sinh học tập chuyên cần, ít nghỉ học, nghỉ học có phép. Các em đi học
đúng giờ, không còn đi sớm về trễ.
-Có thói quen lập thời gian biểu và thực hiện tốt.
7


-Không có học sinh trốn học chơi game.
-Học sinh biết được tiết kiệm là góp phần xây dựng nhà trường, gia đình, xã
hội ngày càng tiến bộ, phồn vinh.
4.2. Bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được
một số bài học kinh nghiệm như sau:
-Nâng cao công tác chủ nhiệm lớp vì vai trò giáo viên rất quan trọng trong
việc nhắc nhở, động viên học sinh.
-Phối hợp nhịp nhàng với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các phong
trào thi đua.
-Luôn lắng nghe ý kiến về những khó khăn của học sinh để kịp thời tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc của các em.
-Giáo viên phải luôn luôn mẫu mực trong từng việc làm để học sinh noi theo.
-Luôn giáo dục học sinh biết tiết kiệm mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi.
-Phải thực hiện tiết kiệm nghiêm túc, xuyên suốt, thiết thực, có hiệu quả cao.
-Giáo viên phải theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên. Sơ tổng kết, tuyên
dương, khen thưởng.
Để thực hiện được lối sống cần, kiệm trong thời đại kinh tế thị trường quả thực
là rất khó, nhưng nếu như mỗi người đều cố gắng, lấy phẩm chất đạo đức cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chuẩn mực thì chúng ta nhất định sẽ thành công.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
-Giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp Bốn/ 1 Trường Tiểu học Thị Trấn.
Giồng Trôm, ngày

tháng 02 năm 2013

Người viết

Phạm Thị Hiền
8


9




×