Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 87 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---***---

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐỀ TÀI:

ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP KĨ THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH ĐỒNG THÁP
Họ và tên: Nguyễn Hùng Dũng
Mã học viên:
Khóa: 23
Chuyên ngành: QTDN
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Dung


2

ĐỒNG THÁP/2016

Formatted: Left, Space After: 0 pt, Line
spacing: single


1

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ......................................................................................... Error! Bookmark not defined.5


1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................................................45
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................56
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................56
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................................56
5. Những đóng góp của luận văn ........................................................................................................56
6. Kết cấu của luận văn: ......................................................................................................................67
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...........7
1.1.

Các công trình đã đƣợc nghiên cứu .......................................................................................7

1.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..........................................................................................98
CHƢƠNG 2 ..........................................................................................................................................109
: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................109
2.1. Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại ..........................................................................................109
2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................109
2.1.2. Phân loại Ngân hàng thƣơng mại ..........................................................................................11
2.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu ..............................................................................................11
2.1.2.2. Dựa vào chiến lược kinh doanh .....................................................................................13
2.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động ......................................................................................1413
2.1.3. Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại đối với nền kinh tế ........................................................14
2.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại. .......................................................................15
2.2.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng thƣơng mại ...............16
2.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn [tài sản Có – TÀI SẢN] (cấp tín dụng và đầu tƣ) ...........................18
2.2.3. Nghiệp vụ Trung gian ...........................................................................................................21
2.3. Vốn trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại ........................................................................22
2.3.1. Khái niệm cơ bản về vốn của Ngân hàng thƣơng mại ..........................................................22
2.3.2. Phân loại vốn .....................................................................................................................2223
2.3.3. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại .............................30
2.4. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại .............................................................33

2.4.1 Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi: .........................................................................33
2.4.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá ....................................................................3435


2

2.4.3 Huy động vốn bằng hình thức vay từ các TCTD khác và vay từ NHNN. .............................35
2.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại ..................35
2.5.1 Các nhân tố khách quan .........................................................................................................35
2.5.2 Các nhân tố chủ quan .............................................................................................................37
2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn .........................................................39
2.6.1. Quy mô nguồn vốn huy động ................................................................................................39
2.6.2. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động ..........................................................................3940
2.6.3. Cơ câu nguồn vốn huy động .................................................................................................40
2.6.4. Chi phí huy động vốn ........................................................................................................4142
2.6.5. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn ....................................................................43
2.7. Bài học kinh nghiệm huy động vốn đối với các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................4445
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TECHCOMBANK - CHI NHÁNH ĐỒNG
THÁP ......................................................................................................................................................46
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kĩ thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp (Techcombank Chi nhánh Đồng Tháp) ........................................................................................................................46
3.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng Việt Nam ........................................................46
3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đồng Tháp .............4849
3.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng Việt Nam - Chi
nhánh Đồng Tháp ....................................................................................................................4849
3.1.2.2. Bộ máy tổ chức và quản lí của Ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh
Đồng Tháp...................................................................................................................................49
3.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ...................................................................50
3.1.3. Đăc điểm của Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp có tác động đến huy động vốn .........51
3.2. Đặc thù tình hình huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp ..............................52
3.2.1 Phân tích theo cơ cấu nguồn vốn huy động............................................................................52

3.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa sử dụng vốn và huy động vốn ....................................................55
3.2.3 Phân tích theo cơ cấu đồng tiền huy động..............................................................................60
3.2.4. Công tác quản trị huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp ........................62
3.2.4.1. Quy trình tổ chức hoạt động huy động vốn ....................................................................62
3.2.4.2. Phân bổ, giao nhiệm vụ các phòng ban ..........................................................................63
3.2.4.3. Về kiểm soát lãi suất chi phí huy động vốn ...................................................................64
3.2.4.4. Quản trị khả năng thanh khoản ......................................................................................65
3.2.4.5. Quản trị vốn huy động trong mối quan hệ với sử dụng vốn...........................................65


3

3.2.4.6. Kiểm soát rủi ro trong huy động vốn .............................................................................65
3.2.4.7. Đánh giá chung công tác quản trị huy động vốn tại ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng Việt
Nam – CN Đồng Tháp ............................................................................................................6665
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh
Đồng Tháp...........................................................................................................................................67
3.3.1. Những nhân tố bên ngoài ......................................................................................................67
3.3.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng..............................................................................................69
3.4. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn tại Techcombank - Chi nhánh Đồng Tháp ..............71
3.4.1. Thành công ............................................................................................................................71
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................................7372
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI TECHCOMBANK CHI
NHÁNH ĐỒNG THÁP ..........................................................................................................................75
4.1. Quan điểm về hoạt động huy động vốn tại Techcombank chi nhánh Đồng Tháp ......................75
4.2. Đề xuất một số giải pháp đối với Techcombank chi nhánh Đồng Tháp nhằm đẩy mạnh huy
động vốn..............................................................................................................................................75
4.2.1 Tăng quy mô vốn chủ sở hữu .................................................................................................75
4.2.2 Mở rộng mạng lƣới và tăng hình thức huy động................................................................ 7675
4.2.3 Phát triển sản phẩm thẻ và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của thanh toán khác để tối ƣu

nguồn vốn trong thanh toán.............................................................................................................76
4.2.4 Tăng cƣờng công tác marketing trong huy động vốn.........................................................7776
4.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .............................................................................................77
4.2.6 Hoàn thiện, củng cố hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác huy động vốn .........7978
4.2.7 Nâng cao trình đồ nghiệp vụ và tác phong của nhân viên ngân hàng ....................................79
4.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên .......................................................................................80
4.3.1 Kiến nghị với nhà nƣớc ..........................................................................................................80
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc......................................................................................82
4.3.3. Kiến nghị với Hội sở Techcombank...................................................................................83
KẾT LUẬN ......................................................................................... Error! Bookmark not defined.83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................84


4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990.Từ hệ
thống ngân hàng một cấp, đến nay Việt Nam đã có hệ thống đông đảo các ngân hàng
và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống ngân hàng Việt
Nam bao gồm khoảng 37 ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc,
31 ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Nhóm 4 ngân hàng thƣơng mại với vốn điều lệ lớn
nhất hệ thống, đều trên 20 nghìn tỷ đồng (Agribank, BIDV, VietinBank và
Vietcombank). trong đó chỉ có Agribank do Nhà nƣớc sở hữu. Nhóm ngân hàng
thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) có 5 ngân hàng có vốn điều lệ từ 10 nghìn-20 nghìn tỷ
(MBBank, SCB, Sacombank, Eximbank, Marinetimebank); Các ngân hàng có vốn điều
lệ từ 5-10 nghìn tỷ đồng có 10 ngân hàng, số còn lại là các ngân hàng với vốn điều lệ
dƣới 5 nghìn tỷ đồng, ngoài ra còn có rất nhiều Ngân hàng Liên doanh và Ngân hàng
nƣớc ngoài khác. Nhƣ vậy với dân số khoảng 90 triệu ngƣời, tính riêng các ngân hàng

thƣơng mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam thì bình quân
mỗi ngân hàng đang phục vụ khoảng 0,8 triệu ngƣời.
Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống và quan trọng đối với các Ngân hàng
thƣơng mại, là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở của
các khoản cho vay, là nguồn gốc sâu xa mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng.
Đứng trƣớc sự canh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên thi trƣờng,
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần kĩ thƣơng Việt Nam (Techcombank) nhận thấy phải
tăng cƣờng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển bền vững của ngân
hàng. Tuy Techcombank đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định về huy động vốn nhƣng
vẫn còn những hạn chế từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả bản thân ngân
hàng. Cho nên vấn đề đặt ra là làm sao Techcombank phải tìm ra và khắc phục những
hạn chế đó để tăng cƣờng huy động vốn góp phần cho sự phát triển của Ngân hàng.


5

Do đó để góp phần giải quyết vấn đề này, kết hợp giữa lí thuyết và thực tế, tôi
quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực trạng huy động vốn tại
Techcombank -Chi nhánh Đồng Tháp, xác định các nguyên nhân dẫn đến hạn chế khả
năng huy động vốn, từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn trong thời gian
tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thƣơng Việt
Nam – CN Đồng Tháp (Techcombank Đồng Tháp)
- Về mặt thời gian: Sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin giai đoạn năm 2013-2015, đề

xuất giải pháp đẩy mạnh huy động vốn giai đoạn 2017 – 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: đƣợc sử
dụng trong việc thu thập dữ liệu thứ cấp, số liệu thống kê, sử dụng tƣ duy logic kinh tế
để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu
Đề nghị thể hiện rõ:
- Số liệu thứ cấp: Đƣợc tập hợp từ số liệu chi nhánh
- Xử lý số liệu (nếu có): Bằng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
5. Những đóng góp của luận văn
Hệ thống các vấn đề lí luận cơ bản về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng Techcombank Đồng Tháp có cái nhìn đúng hơn về
thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng từ đó ban lãnh đạo có những quyết


6

sách, những giải pháp mới hiệu quả để đẩy mạnh huy động vốn, giúp cho việc kinh
doanh thuận lợi, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục TLTK, luận văn đƣợc kết cấu theo 4
chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 3: Thực trạng huy động vốn tại Techcombank - Chi nhánh Đồng
Tháp
Chƣơng 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn tại Techcombank - Chi
nhánh Đồng Tháp
Kết luận.



7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIẾN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình đã đƣợc nghiên cứu
Hiện nay công tác huy động vốn tại các ngân hàng thƣơng mai là rất quan trọng
và rất đƣợc quan tâm. Có thể kể đến một số các nghiên cứu có liên quan nhƣ:
Tên tác giả (năm), Tên tác phẩm, Loại hình nghiên cứu (LV Thạc sỹ hay LA Tiến
sỹ hay công trình NCKH….), Địa chỉ (ĐH KTQD hay Viên nghiên cứu……), sơ lƣợc
nội dung, phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu của từng công trình
* Thái Trịnh Nam (2011), “Giải pháp tăng cƣờng huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Đại học
Đà Nẵng.
Nội dung của luận văn:
-Hệ thống hóa, tổng hợp những vấn đề lí luận về hoạt động huy động vốn
-Phân tích thực trạng huy động vốn tại Vietcombank Đà Nẵng giai đoạn 20072009 trong mối quan hệ với sử dụng vốn có hiệu quả qua đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cƣơng huy động vốn tại Vietcombank Đà Nẵng
Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phƣơng pháp
phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh. Đồng thời dựa vào các lí luận, quan điểm kinh
tế, tài chính và định hƣớng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc để làm rõ vẫn đề
nghiên cứu
*Trần Thị Diệu Hằng (2008), “Tăng cƣờng hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Sacombank”, Luận văn thạc sĩ, Đại học KTQD
Nội dung của luận văn:
- Nghiên cứu nội dung các hình thức và thực trang huy động vốn tại Saombank
giai đoạn 2005 – 2007 nhằm tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động
huy động vốn từ đó đề xuất những giải pháp tăng cƣờng hoạt động huy động vốn
tại Sacombank trong thời gian tới



8

Luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời kết
hợp các phƣơng pháp tổng hợp, tƣ duy logic nhằm làm sang tỏ những vấn đề đặt
ra trong quá trình nghiên cứu
*Phạm Thùy Dƣơng (2011), “Tăng cƣờng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Hà Nội” Luận văn thạc sĩ, ĐH KTQD
-Nội dung của luận văn
* Phan Thị Âu Châu (2008), “Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lấp Vò tỉnh Đồng
Tháp”, Luận văn thạc sĩ,
- Nội dung của luận văn
* Hoàng Thị Hồng Lê (2014), “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, ĐH KTQD
Nội dung của luận văn:
- Làm rõ các khái niệm, lý luận về Ngân hàng thƣơng mại cũng công tác nhƣ huy
động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại, các hình thức huy động vốn, các nhân tố
ảnh hƣởng huy động vốn
- Phân tích, đánh giá thực trạng, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam trong giai đoạn 20102013, định hƣớng 2014 qua đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc tế và một số kiến nghị với cấp trên.
Luận văn đã đi sâu phân tích công tác huy động vốn, hình thức huy động vốn,
thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Quốc tế giai đoạn 2010-2013, qua đó ta
thấy tầm quan trọng của công tác huy động vốn
Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và hiệu quả huy động
vốn, chƣa nghiên cứu sâu các nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả huy động vốn
tại Ngân hàng TMCP Quốc tế.


9


* Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ, Đai học kinh
tế.
Nội dung của luận văn:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của
NHTM
- Luận văn đã phân tích thực trạng huy động vốn tại Agribank Thái Nguyên giai
đoạn 2011 – 2013 và đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại
Agribank Thái Nguyên
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê và phân tích sô liệu, phƣơng pháp so
sánh và tham vẫn chuyên gia, luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các kết
quả hoạt động kinh doanh của Agirbank Thái Nguyên.
1.2. Kết luận
Có thể thấy, có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề huy động vốn nhƣng
mỗi nghiên cứu đề cập ở những khía cạnh khác nhau và đặc thù của mỗi ngân hàng
thƣơng mại khác nhau và vị trí địa lí, kinh tế, văn hóa xã hội cũng khác nhau, đây sẽ là
khoảng “hở” để tập trung và phát triển nghiên cứu. Đặc biệt cũng chƣa có đề tài nào
đƣợc phân tích thực trạng, hình thức huy động vốn, giải pháp huy động vốn và thực
hiện tại Ngân hàng TMCP Kĩ thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp. Chính vì vậy
mà luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu các hính thức cũng nhƣ phƣơng thức huy
động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Đồng Tháp từ đó đề ra các giải pháp để đẩy
mạnh huy động vốn tại Ngân hàng này


10

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
2.1. Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại

2.1.1. Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trƣờng – thì
ngân hàng thƣơng mại cũng ngày càng đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài
chính không thể thiếu đƣợc.
Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị
định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)
Theo Luật Ngân hàng nhà nƣớc:
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán.
Nhƣ vậy ngân hàng thƣơng mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn
tiền vốn nhàn rỗi sẽ đƣợc huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho
vay phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thƣơng mại đƣợc thể hiện qua các điểm
sau:
- Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh tế
- Ngân hàng thƣơng mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và
dịch vụ ngân hàng


11

Phân biệt NHTM và TCTD phi ngân hàng
NHTM


TCTD phi ngân hàng

- Là tổ chức tín dụng

- Là tổ chức tín dụng

- Đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt

- Đƣợc thực hiện một số hoạt

động ngân hàng
- Là tổ chức nhận tiền gửi

động ngân hàng
- Là tổ chức không nhận tiền

(deposit institution)
- Cung cấp dịch vụ thanh toán

gửi (nondeposit institution)
- Không cung cấp dịch vụ
thanh toán

- Cần thể hiện rõ các nguồn trích dẫn khái niệm
- Nếu là bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị… cần có số thứ tự, tên, nguồn, đơn vị tính (nếu có)
2.1.2. Phân loại ngân hàng thƣơng mại
2.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu

Nguồn?

Sơ đồ 2.1. Phân loại NHTM theo hình thức sở hữu
a. Ngân hàng thƣơng mại Quốc doanh (State owned Commercial bank) –
Cần thống nhất với cách gọi tên trong sơ đồ; Không dùng “chữ” để đánh thứ tự đề mục


12

Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà
nƣớc. Trong tình hình hiện nay để tăng nguồn vốn và phù hợp với xu thế hội nhập tài
chính với thế giới các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh Việt Nam đang phát hành trái
phiếu để huy động vốn; đã và đang cổ phần hóa để tăng sức cạnh tranh với các chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các ngân hàng cổ phần hiện nay.Thuộc loại này gồm:
– Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Bank for
Agriculture and Rural Development)
– Ngân hàng công thƣơng Việt nam (Industrial and commercial Bank of viet
man – ICBV) gọi tắt là Vietinbank – đã cổ phần hoá)
– Ngân hàng đầu tƣ và phát triển việt nam (Bank for Investement and
Development of Viet nam – BIDV) đã cổ phần hóa
– Ngân hàng ngoại thƣơng Việt nam (Bank for Foreign Trade of Viet nam –
Vietcombank) đã cổ phần hoá.
b. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (joint Stock Commercial bank)
Là ngân hàng thƣơng mại đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty cổ phần.
Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ đƣợc sở hữu một số cổ phần nhất định theo
qui định của ngân hàng nhà nƣớc Việt nam.
- NH TMCP Á Châu
- NH TMCP Sài Gòn
- NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín
- NH TMCP Quân đội
-…
c. Ngân hàng liên doanh (thuộc loại hình tổ chức tín dụng liên doanh)

Là Ngân hàng đƣợc thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là ngân
hàng thƣơng mại Việt nam và bên khác là ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài có trụ sở
đặt tại Việt nam, hoạt động theo pháp luật ở Việt Nam
- INDOVINA BANK LIMITTED
- NH Việt Nga


13

- SHINHANVINA BANK
- VID PUBLIC BANK
- VINASIAM BANK
- …..
d. Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài: là ngân hàng đƣợc thành lập theo pháp
luật nƣớc ngoài, đƣợc phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt
Nam
- CITY BANK
- BANGKOK BANK
- SHINHAN BANK
- DEUSTCH BANK
e. NHTM 100% vốn nƣớc ngoài:
Là NHTM đƣợc thành lập tại VN với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nƣớc
ngoài; trong đó phải có một NH nƣớc ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (NH mẹ).
NHTM 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc thành lập dƣới hình thức công ty TNHH một thành
viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân VN, có trụ sở chính tại VN.
- NH TNHH một thành viên ANZ
- NH TNHH một thành viên Standard Chartered
- NH TNHH một thành viên HSBC
- NH TNHH một thành viên Shinhan
- NH TNHH một thành viên Hongleong

2.1.2.2. Dựa vào chiến lước kinh doanh
- Ngân hàng bán buôn: là loại NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tƣợng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.
- Ngân hàng bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tƣợng
khách hàng cá nhân.


14

- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NH giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.
2.1.2.3. Dựa vào tính chất hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh: là loại NH chỉ hoạt động chuyên môn trong một
lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tƣ…
- Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh
tế và thực hiện hầu nhƣ tất cả các nghiệp vụ mà một NH có thể đƣợc phép thực hiện.
2.1.3. Vai trò của ngân hàng thƣơng mại đối với nền kinh tế
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của
nền sản xuất hàng hoá. Trải qua hàng trăm năm, đến nay hoạt động của các ngân hàng
thƣơng mại đã trở thành một yếu tố không thể thiếu gắn liền với nền kinh tế của mọi
quốc gia trên thế giới.
Ngân hàng là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá, một động lực
quan trọng cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Với vai trò đó, ngân hàng không
thể đứng ngoài hoạt động của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, mỗi nƣớc đều xây dựng
những khung pháp lý quy định, giới hạn hoạt động của ngân hàng. Mỗi nƣớc khác nhau
sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức ngân hàng khác nhau. Thông thƣờng, ngƣời ta
phải dựa vào tính chất và mục đích, đối tƣợng hoạt động của nó trên thị trƣờng tài
chính.
Trong điều 1 Luật ngân hàng của Pháp ( ngày 13/06/ 1941 ) có ghi : “ Ngân hàng
là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thƣờng xuyên là nhận tiền bạc của công

chúng dƣới hình thức ký thác hay dƣới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho
chính họ , trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán ”.
Theo pháp lệnh ngân hàng , hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 24/05/1990
(điều 1 , khoản 1) của Việt Nam : “ Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay , thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phƣơng tiện thanh toán ”.


15

NHTM ra đời do yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế: cơ sở nền sản xuất và
lƣu thông hàng hoá, và nền kinh tế ngày càng phát triển càng cần đến hoạt động của
các NHTM. Thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình nhất là chức
năng trung gian tín dụng NHTM đã trở thành một bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát
triển. Sự đóng góp này thể hiện nhƣ sau:
Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế. Với hoạt động đứng ra huy động
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế (vốn
tạm thời nhàn rỗi đƣợc giải phóng từ quá trình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm của dân
cƣ...) thông qua nghiệp vụ tín dụng , ngân hàng thƣơng mại đã cung cấp vốn cho nền
kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Chính nhờ hoạt động của hệ
thống ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều
kiện cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền
kinh tế. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh chính là ngân hàng thƣơng mại.
Ngân hàng thƣơng mại là công cụ để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong
sự vận hành của nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động của NHTM nếu có hiệu quả sẽ thực
sự trở thành công cụ hữu hiệu để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt
động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần
mở rộng hay thu hẹp lƣợng tiền trong lƣu thông. Hơn nữa, bằng việc cấp các khoản tín

dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dắt dẫn các luồng tiền, tập hợp, phân chia
vốn của thị trƣờng điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai trò điều tiết vĩ
mô đúng theo phƣơng châm “Nhà nƣớc điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị
trƣờng”.
2.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại.
Nghiệp vụ ngân hàng nói chung bao gồm tất cả những việc mà ngân hàng thƣờng
làm trong khuôn khổ nghề nghiệp của họ. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng
mại thể hiện qua các nghiệp vụ sau:


16

2.2.1. Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - NGUỒN VỐN) của Ngân hàng
thƣơng mại
Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thƣơng mại đƣợc
phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động
các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền
kinh tế.
Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại gồm:
- Vốn điều lệ (Statutory Capital)
- Các quỹ dự trữ (Reserve funds)
- Vốn huy động (Mobilized Capital)
- Vốn đi vay (Bonowed Capital)
- Vốn tiếp nhận (Trust capital)
- Vốn khác (Other Capital)
a) Vốn điều lệ và các quỹ
Vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng đƣợc gọi là vốn tự có của ngân hàng (Bank’s
Capital)
- Nguồn hình thành:

+ Vốn chủ sở hữu khi ngân hàng mới thành lập
+ Nguồn vốn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn góp thêm của
chủ sở hữu
- Mục đích sử dụng:
+ Vốn điều lệ của ngân hàng trƣớc hết đƣợc dùng để:
Xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo
cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại để đầu tƣ, liên doanh,
cho vay trung và dài hạn


17

+ Các quỹ dự trữ của ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá
trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này đƣợc trích lập theo tỷ lệ qui định
trên số lợi nhận ròng của ngân hàng, bao gồm:
. Quỹ dự trữ : đƣợc trích từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ
. Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ này để dự phòng bù đắp rủi ro, thua lỗ trong hoạt
động của ngân hàng
. Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ
. Quỹ khen thƣởng phúc lợi.
. Lợi nhuận để lại để phân bổ cho các quỹ. Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản,
nguồn vốn đầu tƣ XDCB.
- Đặc điểm
+ vốn tự có là nguồn vốn có tính ổn định cao và không ngừng gia tăng
+ Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất tuy nó chỉ
chiếm một tỷ trọng nhỏ, nó vừa cho thấy qui mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng
đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng
b) Vốn huy động:
Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại, thực chất là tài sản
bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhƣng

phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy
động là nguồn tài nguyên to lớn nhất
b.1. Nguồn hình thành
- Nhận tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ
chức, cá nhân
- Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu
- Các khoản tiền gửi khác
b.2. Đặc điểm vốn huy động
- Nguồn vốn không ổn định
- Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất


18

b.3. Mục đích sử dụng
- Thiết lập dự trữ
- Cấp tín dụng
c) Vốn đi vay:
Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng
thƣơng mại. Thuộc loại này bao gồm:
c.1. Vốn vay trong nƣớc:
+ Vay ngân hàng trung ƣơng: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thƣơng mại
thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng
từ xin tái chiết khấu có chất lƣợng. Làm nhƣ vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là
ngƣời cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thƣơng mại
+ Vay các ngân hàng thƣơng mại khác thông qua thị trƣờng liên ngân hàng
(Interbank Market)
c.2. Vốn vay ngân hàng nƣớc ngoài
d) Vốn tiếp nhận:
Đây là nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà

nƣớc… để tài trợ theo các chƣơng trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi
sinh… nguồn vốn này chỉ đƣợc sử dụng theo đúng đối tƣợng và mục tiêu đã đƣợc xác
định
e) Vốn khác:
Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý,
chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…)
2.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn [tài sản Có – TÀI SẢN] (cấp tín dụng và đầu
tƣ)
Nghiệp vụ cho vay và đầu tƣ là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết
định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Đây là các nghiệp
vụ cấu thành bộ phận chủ yếu và quan trọng của tài sản Có của ngân hàng. Thành phần
tài sản có của ngân hàng bao gồm:


19

+ Dự trữ (Reserves)
+ Cho vay (loans)
+ Đầu tƣ (Investment)
+ Tài sản Có khác (Other Assets)
a - Dự trữ:
Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo
đảm an toàn để giữ vững đƣợc lòng tin của khách hàng. Muốn có đƣợc sự tin cậy về
phía khách hàng, trƣớc hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng đƣợc nhu cầu
rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn
không sử dụng nó để sẵn sàn đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phần vốn để dành này gọi là
dự trữ. Ngân hàng nhà nƣớc đƣợc phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời
kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định. Dự trữ bao
gồm:
+ Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng

NN, tại các ngân hàng khác
+ Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằng tiền
mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành
tiền một cách thuận lợi. Thuộc loại này gồm:
. Tín phiếu kho bạc
. Hối phiếu đã chấp nhận
. Các giấy nợ ngắn hạn khác
Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ đƣợc sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp
bị cạn kiệt. Khi quản lý dự trữ bắt buộc, ngân hàng TW có thể áp dụng 1 trong 3
phƣơng pháp.
+ Phƣơng pháp phong toả: Theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào một
tài khoản tại ngân hàng TW và sẽ bị phong toả để đảm bảo thực hiện đúng mức dự trữ.
+ Phƣơng pháp bán phong toả: Theo đó một phần của mức dự trữ bắt buộc sẽ
đƣợc quản lý và phong toả tại một tài khoản riêng ở NHTW.


20

+ Phƣơng pháp không phong toả: theo phƣơng pháp này tiền dự trữ đƣợc tính và
thực hiện hàng ngày trên cơ sở số dƣ thực tế về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ
hạn. Toàn bộ mức dự trữ sẽ không bị phong toả, nó có thể tồn tại dƣới hình thức tiền
mặt hay tiền gửi ngân hàng TW hay dƣới dạng chứng khoán ngắn hạn là tuỳ NH
thƣơng mại, tuy nhiên đến cuối mỗi tháng, NHTW sẽ kiểm tra việc thực hiện dự trữ bắt
buộc, nếu các NHTM không thực hiện đúng sẽ bị phạt (cảnh cáo, phạt tiền nếu tái
phạm)
a - Cấp tín dụng: (Credits):
Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thƣơng mại
có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:
- Cho vay (Loans):
Là tín dụng nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại. Trong đó ngân hàng thƣơng

mại sẽ cho ngƣời đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hoặc tiêu
dùng. Khi đến hạn ngƣời đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi. Ngân hàng kiểm soát
đƣợc ngƣời đi vay, kiểm soát đƣợc quá trình sử dụng vốn. Ngƣời đi vay có ý thức trả
nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàn
trả nợ vay. Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi đƣợc vốn vay hoặc
trả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan. Do đó khi cho vay
các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố …
- Chiết khấu (Discount)
Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng cho
một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng. Các đối tƣợng
trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá khác.
- Cho thuê tài chính (Financial leasing):
Là loại hình tín dụng trung, dài hạn. Trong đó các công ty cho thuê tài chính dùng
vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của
ngƣời đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định. Ngƣời đi thuê phải
trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ. Khi kết thúc hợp đồng thuê


21

ngƣời đi thuê đƣợc quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại thiết bị cho
bên cho thuê
- Bảo lãnh ngân hàng: (Bank Guarantee)
Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng đƣợc ngân hàng cấp bảo lãnh cho
khách hàng nhờ đó khách hàng sẽ đƣợc vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp
đồng kinh tế đã ký kết
- Các hình thức khác (Other)
c - Đầu tƣ (Investment)
Khoản mục đầu tƣ có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang
lại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thƣơng mại. Trong nghiệp vụ này,

ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tƣ dƣới các
hình thức nhƣ:
- Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉ đƣợc
phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng
- Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phƣơng, trái phiếu công ty…
Tất cả hoạt động đầu tƣ chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt
khác nhờ hoạt động đầu tƣ mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ đƣợc phân tán,
mặt khác đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp
d - Tài sản Có khác:
Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố định
nhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy
móc, phƣơng tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khỏan
phải thu, các khoản khác…
2.2.3. Nghiệp vụ Trung gian
Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể cho
nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tƣ, vừa tạo ra thu nhập cho
ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai đoạn
phát triển hiện nay của ngân hàng thƣơng mại. Các hoạt động này gồm:


22

- Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch
vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán..)
- Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thƣ quan trọng của công
chúng
- Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí
- Tƣ vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
* Tóm lại hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại rất đa dạng và phon

phú, song nghiệp vụ chính của ngân hàng vẫn là huy động vốn và sử dụng vốn. Để có
thể duy trì hoạt động, ngân hàng phải có một lƣợng vốn nhất định. Vì vậy, ta có thể
thấy huy động vốn là một phần hoạt động chủ yếu của NHTM.
2.3. Vốn trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại
2.3.1. Khái niệm cơ bản về vốn của ngân hàng thƣơng mại
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động đƣợc
dùng để cho vay, đầu tƣ hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Thực chất vốn của NHTM là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn
rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dung, ngƣời chủ sở hữu của chúng gửi
vào ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tƣ. Nói cách khác, họ
chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn cho ngân hàng, để ngân hàng trả lại cho họ một
khoản thu nhập.
Nhƣ vậy Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dƣới
hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động
kinh tế phát triển. Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.3.2. Phân loại vốn
Ta có thể chia nguồn vốn của NHTM thành các loại nhƣ sau:

VỐN TỰ CÓ

VỐN HUY ĐỘNG

VỐN ĐI VAY

VỐN KHÁC


23


a) Vốn tự có:
Vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập
đƣợc thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài
để hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng nguồn vốn của ngân hàng song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một
ngân hàng.
Do tính chất ổn định của nó, Ngân hàng có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau
nhƣ trang bị cơ sở vật chất, mua tài sản cố định, dùng để đầu tƣ hay góp vốn liên
doanh vốn tự có là căn cứ quyết định khả năng thanh toán khi Ngân hàng gặp rủi ro. Sự
tăng trƣởng của vốn tự có sẽ quyết định năng lực và sự phát triển của ngân hàng thƣơng
mại. Vốn tự có của Ngân hàng đƣợc hình thành căn cứ vào hình thức tổ chức của ngân
hàng thƣơng mại là: ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, ngân hàng thƣơng mại cổ
phần hay ngân hàng thƣơng mại liên doanh
Vốn tự có gồm các thành phần: vốn tự có cơ bản, vốn tự có bổ sung.
+ Vốn tự có cơ bản: Là vốn điều lệ - vốn pháp định
• Vốn điều lệ: do các cổ đông đóng góp và đƣợc ghi vào điều lệ hoạt động của
Ngân hàng, theo quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
• Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp
luật quy định.
+ Vốn tự có bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng gia tăng vốn của chủ
theo nhiều phƣong thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và các quỹ nhƣ: Quỹ dự
trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác. Nguồn nội bộ (nguồn từ lợi
nhuận): Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hƣớng gia
tăng vốn bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tƣ. Tỷ lệ tích lũy tùy
thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy từ lợi nhuận và tiêu dùng. Những
ngân hàng lâu năm có thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn với


×