Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.2 KB, 84 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................8
5. Kết cấu đề tài:....................................................................................................8
CHƯƠNG I...........................................................................................................9
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................9
1.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương ................................9
1.1.1 Các khái niệm, ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương...........................................................................................9
1.1.2 Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.............................12
1.1.3 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp........................................15
1.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương........................................20
1.2.1 Hạch toán lao động trong doanh nghiệp.................................................20
1.2.2 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương...............21
1.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
.........................................................................................................................25
1.2.4 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép .............................................29
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty......................................................31
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................32
2.1.4 Quy trình sản xuất - kinh doanh của công ty..........................................33
2.1.5 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty..................................................35
2.2 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Phú Chiến giai
đoạn 2014 - 2016.................................................................................................37
2.2.1 Ngành nghề kinh doanh..........................................................................37
2.2.2 Tình hình lao động tại công ty TNHH Phú Chiến..................................38


2.2.3 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Phú Chiến
.........................................................................................................................40
2.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2014
-2016................................................................................................................42

SVTH: Phạm Thị Hải

1

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.3 Thực trạng công tác tiền lương và các khản trích theo lương tại công ty
TNHH Phú Chiến................................................................................................44
2.3.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Phú Chiến....................44
2.3.2 Hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ công ty sử dụng ........................46
2.3.3 Hạch toán lao động tại công ty TNHH Phú Chiến................................47
2.3.4 Tính lương và các khoản trích theo lương tại công ty tại công ty TNHH
.........................................................................................................................48
2.3.5 Tính trợ cấp BHXH tại công ty TNHH Phú Chiến...............................62
2.3.6 Trình tự hạch toán chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Phú Chiến................................................................64
2.3.7 Trình tự hạch toán tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Phú Chiến................................................................70
CHƯƠNG 3.........................................................................................................74
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ CHIẾN..........74
3.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Phú Chiến....................................................................74

3.1.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân............................................74
3.1.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ..................................................76
3.2 Mục tiêu đề ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty TNHH Phú Chiến.........................................77
3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Phú Chiến....................................................................78
KẾT LUẬN.........................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................83
[2] Bộ tài chính (2014) Chế độ kế toán doanh nghiệp: Ban hành theo thông
tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính..................83

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương.......................26
SVTH: Phạm Thị Hải

2

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương.......................28
Sơ đồ 1.3: Hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép.......................................31
Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty..........................................33
Sơ đồ 2.2 Tổng quan chuỗi hoạt động của công ty............................................34
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Phú Chiến.......................35
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Phú Chiến...............36
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật lý chung tại Công ty .......45
(Nguồn: Công ty TNHH Phú Chiến)
.............................................................................................................................45


DANH MỤC BẢNG BẢNG
SVTH: Phạm Thị Hải

3

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.1 Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Phú Chiến......................37
Bảng 2.2 Tình hình lao động của công ty TNHH Phú Chiến Giai đoạn 2014 –
2016.....................................................................................................................38
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp tình hình tài sản nguồn vốn của công ty trong 3 năm
2014 – 2016.........................................................................................................40
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2014 - 2016.................................................................................................42
Bảng 2.5 Bảng chấm công tháng 10 năm 2016 bộ phận văn phòng...................50
Bảng 2.6 Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 bộ phận văn phòng..................54
Bảng 2.7 Bảng chấm công tháng 10 của bộ phận công nhân trực tiếp..............55
Bảng 2.8 Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 bộ phận công nhân trực tiếp....58
Bảng 2.9 Bảng thanh toán tiền lương tháng 10 toàn công ty..............................60
Bảng 2.10 Bảng thanh toán BHXH.....................................................................63
Bảng 2.11 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương...................65

SVTH: Phạm Thị Hải

4


Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Phiếu chi thanh toán tiền lương tháng 10 toàn công ty.........................61
Biểu 2.2 Phiếu nghỉ hưởng BHXH......................................................................62
Biểu 2.3 Phiếu chi tiền BHXH trả thay lương.....................................................63
Biểu 2.4 Sổ chi tiết tài khoản 334.......................................................................65
Biểu 2.5 Sổ chi tiết tài khoản 3382.....................................................................67
Biểu 2.6 Sổ chi tiết tài khoản 3383.....................................................................68
Biểu 2.7 Sổ chi tiết tài khoản 3384.....................................................................69
Biểu 2.8 Sổ chi tiết tài khoản 3389.....................................................................70
Biểu 2.9 Sổ nhật kí chung..................................................................................71
Biểu 2.10 Sổ cái tài khoản 334...........................................................................72
Biểu 2.11 Sổ cái tài khoản 338............................................................................73

SVTH: Phạm Thị Hải

5

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí hết
sức quan trọng, được xem là xương sống của nền kinh tế thúc đẩy nền kinh tế phát

triển.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn với lao động. Để đảm
bảo liên tục quá trình sản xuất, trước hết phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Điều
đó có nghĩa là sức mà con người hao phí trong quá trình lao động được bồi hoàn dưới
dạng thù lao lao động. Tiền công hay tiền lương là phần thù lao lao động được biểu
hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối
lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Thực chất tiền lương là biểu hiện bằng tiền
của giá trị sức lao động của người làm công.
Tiền lương là nguồn thu nhập chính của người lao động. Nó là nguồn đảm bảo
cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình họ. Đối với chủ doanh nghiệp khối
lượng tiền lương trả cho người lao động được coi là khoản chi phí kinh doanh.
Tiền lương không chỉ là nguồn thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên chức
và người lao động để họ ổn định cuộc sống mà nó còn là đòn bẩy kinh tế kích thích
người lao động quan tâm đến thời gian lao động, kết quả lao động và chất lượng công
việc được giao trên cơ sở đó tăng năng suất lao động, tăng doanh thu đồng thời tạo
điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Ngoài tiền
lương, công nhân viên chức còn được nhận các khoản trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, tiền lương cùng với các khoản chi phí theo lương hợp
thành khoản chi phí lao động sống trong giá thành sản phẩm.
Tại các doanh nghiệp, hạch toán tiền lương là công việc phức tạp trong hạch toán
chi phí kinh doanh. Bởi vì tính chất lao động và thù lao lao động, không đơn nhất mà
thuộc nhiều ngành nghề, kỹ thuật khác nhau.
Việc phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch quỹ tiền lương nhằm
cung cấp cho nhà quản lý những thông tin khái quát về tình hình thực hiện tiền lương
của toàn bộ doanh nghiệp, thấy được ưu, nhược điểm chủ yếu trong công tác quản lý
cũng như đi sâu vào nghiên cứu các chế độ chính sách định mức tiền lương, tiền

SVTH: Phạm Thị Hải

6


Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thưởng để trả lương đúng những gì mà người lao động đóng góp và bảo đảm cuộc
sống cho người lao động.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo
lương tại doanh nghiệp với mong muốn vận dụng những kiến thức ngành học ở nhà
trường vào thực tế em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH Phú Chiến” để làm bài báo cáo thực tập. Vì điều kiện thời
gian có hạn, do đó em chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi số liệu của năm 2014,
năm 2015 và năm 2016 để từ đó đưa ra những vấn đề có tính chất chung nhất về thực
trạng hạch toán kế toán tiền lương và kiến nghị các giải pháp giải quyết vấn đề còn tồn
tại về tiền lương tại Công ty TNHH Phú Chiến.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại công ty TNHH Phú Chiến và đề xuất giải pháp giải quyết thực trạng nhằm
hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Phú Chiến.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty TNHH Phú Chiến.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và vác khoản
trích theo lương tại công ty TNHH Phú Chiến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian:
+ Thời gian số liệu:Đề tài được nghiên cứu được qua 3 năm 2014, 2015, 2016
+Thời gian nghiên cứu: Từ 05/02/2017 đến 30/03/2017
- Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Phú Chiến.

SVTH: Phạm Thị Hải

7

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: Đề tài thu thập số liệu thông tin thông qua giáo trình, sách tham
khảo, sử dụng các báo cáo của công ty.
+ Số liệu sơ cấp: Đề tài thu thập bằng việc tiến hành điều tra cán bộ nhân viên tại
phòng Kế toán.
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở thu thập số liệu thu thập tiến hành thống kê
thông qua bảng, biểu đồ…
- Phương pháp phân tích :
Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành phân tích các chỉ tiêu kinh tế để đánh
giá hiệu quả kinh doanh trong những năm gần đây của doanh nghiệp. Dùng phương
pháp so sánh liên hoàn ,so sánh định gốc các chỉ tiêu của năm sau so với năm trước để
thấy rõ sự biến động của một số chỉ tiêu qua từng năm.
- Phương pháp hạch toán kế toán:
Sử dụng các hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ, các báo cáo để minh chứng

cho các nghiệp vụ phát sinh được đề cập đến trong bài báo cáo.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài các phần mục lục, danh mục sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, danh mục viết tắt,
mở đầu, tài liệu tham khảo và kết luận thì nội dung chính của báo cáo thực tập tốt
nghiệp gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH Phú Chiến.
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
theo tại Công ty TNHH Phú Chiến

SVTH: Phạm Thị Hải

8

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1 Các khái niệm, ý nghĩa, chức năng và nhiệm vụ kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương.
1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương
• Khái nhiệm về tiền lương
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một thứ hàng
hoá đặc biệt,nó có thể sáng tạo ra giá trị từ quá trình lao động sản xuất. Do đó, tiền

lương chính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng lao động và người
lao động thoả thuận là người sử dụng lao động trả cho người lao động theo cơ chế thị
trường cũng chịu sự chi phối của phát luật như luật lao động , hợp động lao động...
Có nhiều định nghĩa khác nhau về tiền lương, nhưng định nghĩa nêu lên có tính
khái quát được nhiều người thừa nhận đó là:
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành theo thoả thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động phù hợp với các quan hệ và các quy luật trong nền
kinh tế thị trường.
Nói cách khác, tiền lương là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng
lao động thanh toán tương đương với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu
hao để tạo ra của cải vật chất hoặc các giá trị có ích khác.
• Khái niệm về các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương gồm có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm xã hội (BHXH): là khoản tiền người lao động được hưởng trong trường
hợp nghĩ việc do ốm đau, tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí… để
hưởng được khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá
trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng BHXH theo quy định.
Bảo hiểm y tế (BHYT): là khoản tiền hàng tháng người sử dụng lao động và người lao
động đóng cho các cơ quan y tế để đài thọ cho hoạt động khám bệnh và chữa bệnh.
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Là khoản tiền mà người lao động và người sử
dụng lao động đóng góp nhằm trợ cấp cho người đã đăng kí tại cơ quan bảo hiểm là

SVTH: Phạm Thị Hải

9

Lớp: Đại học Kế toán B55


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thất nghiệp và những người chưa tìm được việc làm sau 15 ngày đăng kí tại cơ quan
bảo hiểm.
Kinh phí công đoàn (KPCĐ): là khoản tiền dùng đó duy trì các hoạt động tổ chức
công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ
quyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động.
1.1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và chức năng của kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương trong doanh nghiệp.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử
dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là
nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động.
Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố
cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra hay nói cách khác
nó là yếu tố của chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp
phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản
phẩm, công việc dịch vụ và lưu chuyển hàng hoá.
Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý
sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương giúp cho công tác
quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành
tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời nó là cơ sở giúp cho việc tính
lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động.
Tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt
quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng
chế độ khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ
sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác.
Có thể nói chí phí về lao động hay tiền lương và các khoản trích theo lương
không chỉ là vấn đề được doanh nghiệp chú ý mà còn được người lao động đặc biệt
quan tâm vì đây chính là quyền lợi của họ.
Do vậy việc tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người
lao động là rất cần thiết, nó kích thích người lao động tận tụy với công việc, nâng cao
chất lượng lao động. Mặt khác việc tính đúng và chính xác chí phí lao động còn góp

phần tính đúng và tính đủ chí phí và giá thành sản phẩm.

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

10

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Muốn như vậy công việc này phải được dựa trên cơ sở quản lý và theo dõi quá
trình huy động và sử dụng lao động các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc huy động sử dụng lao động được coi là hợp lý khi mỗi loại lao động khác
nhau cần có những biện pháp quản lý và sử dụng khác nhau. Vì vậy việc phân loại lao
động là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, tùy theo từng loại hình doanh nghiệp
khác nhau mà có cách phân loại lao động khác nhau.
Nói tóm lại tổ chức tốt công tác hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợ cấp
BHXH đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành nhiệm vụ
được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản
phẩm được chính xác.
Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt
quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng
chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời tạo cơ
sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác.
 Ý nghĩa của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nên hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa rất lớn trong công
tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hạch toán tốt lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công
tác quản lý nhân sự đi vào nề nếp có kỷ luật, thúc đẩy công nhân viên chấp hành kỷ
luật lao động, tăng năng suất lao động và hiệu quả lao động, đồng thời tạo cơ sở để
doanh nghiệp chi trả các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc
trong trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
-Tổ chức tốt công tác tiền lương còn giúp cho việc quản lý tiền lương chặt chẽ
đảm bảo trả lương đúng chính sách và doanh nghiệp đồng thời còn căn cứ để tính toán
phân bổ chi phí nhân công và chi phí doanh nghiệp hợp lý.
- Giúp cho việc phân tích, đánh giá cơ cấu lao động, cơ cấu tiền lương cũng như
hiệu quả sử dụng quỹ lương hiệu quả.
 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác số liệu về số lượng, chất lượng
và kết quả lao động. Hướng dẫn các bộ phận trong doanh nghiệp ghi chép và luân
chuyển các chứng từ ban đầu về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

11

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Tính toán chính xác và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng,
trợ cấp BHXH và các khoản trích nộp theo đúng quy định.
- Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương vào các đối tượng hạch toán chi phí.
- Tổ chức lập các báo cáo về lao động, tiền lương, tình hình trợ cấp BHXH qua
đó tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương của doanh nghiệp để

có biện pháp sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
 Chức năng của tiền lương
Tiền lương có các chức năng sau đây:
 Chức năng đòn bẩy cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiền lương gắn liền với lợi ích của người lao động. Nó là động lực kích thích năng
lực sáng tạo, ý thức lao động trên cơ sở đó thúc đẩy tăng năng suất lao động. Bởi vậy,
tiền lương một mặt gắn liền với lợi ích thiết thực của người lao động và mặt khác nó
khẳng định vị trí của người lao động trong doanh nghiệp. Bởi vậy, khi nhận tiền lương
thoả đáng, công tác trả lương của doanh nghiệp công bằng, hợp lý sẽ tạo động lực cho
quá trình sản xuất và do đó tăng năng suất lao động sẽ tăng, chất lượng sản phẩm được
nâng cao, từ đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng lên.
 Chức năng kích thích người lao động
Thực hiện mối quan hệ hợp lý trong việc trả lương không chỉ có lợi cho doanh nghiệp
mà còn đem lại lợi ích cho người lao động, khuyến khích họ tăng năng suất lao động.
Khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thì nguồn phúc lợi trong doanh nghiệp sẽ phát
triển, là nguồn bổ sung thu nhập của người lao động, tạo ra động lực lao động, tăng
khả năng gắn kết giữa người lao động vối doanh nghiệp.
 Chức năng tái sản xuất sức lao động.
Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, là nguồn nuôi sống bản thân và gia
đình họ. Thu nhập bằng tiền lương tăng lên sẽ đảm bảo cho đời sống vật chất và văn
hoá của người lao động tăng lên và do đó tái tạo sức lao động cho xã hội.
Thực hiện đúng đắn chế độ tiền lương đối với người lao động sẽ giúp cho doanh
nghiệp có nguồn lao động ổn định nhất là đối với nghề mà lao động có tính chất truyền
thống đối với các vùng chuyên canh hoặc khai thác lâu dài như trồng cao su, khai thác
than đá….
1.1.2 Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

SVTH: Phạm Thị Hải
B55


12

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.2.1 Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nhân
viên của Doanh nghiệp do DN quản lý, sử dụng và chi trả lương. Bao gồm:
- Tiền lương trả cho người lao động the thời gian làm việc, theo số lượng snar
phẩm hoàn thành
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc vì lí do khách
quan như: Bão, lụt, nghỉ phép theo quy định……
- Các khoản phụ cấp thường xuyên được tính vào lương như phụ cấp thâm niên,
làm thêm giờ, làm đêm.
Về phương diện hạch toán kế toán, quỹ tiền lương của DN được chia thành 2
loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào thời gian
làm việc thực tế bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên.
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động khi họ không làm việc
bao gồm: nghỉ lễ, nghỉ phép, ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan.
Theo chế độ hiện hành, đơn giá lương được tính theo một trong những phuơng
pháp sau:
+ Đơn giá lương tính trên đơn vị sản phẩm.
+ Đơn giá lương tính trên doanh thu.
+ Đơn giá lương tính trên lợi nhuận.
Với đơn giá lương xác định, quỹ tiền lương tính theo kết quả sản xuất kinh
doanh được tính:
Quỹ tiền lương


=

Đơn giá lương

x

Kết quả sản xuất
kinh doanh

Đơn giá lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến
của doanh nghiệp, các thông số tiến lương do Nhà nước quy định và đơn giá đó được
đăng kí tại cơ quan Lao động thương binh-xã hội. Với cách xác định quỹ lương như
trên, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH )

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

13

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo
hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiền lương
phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành
trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong
tháng, trong đó: 18% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng
lao động, 8% trừ vào lương của người lao động.
Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động trong
trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là giúp mọi người
đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi gặp
khó khăn, rủi ro khiến họ bị mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn.
Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị
ốm đau, thai sản... trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng,doanh nghiệp phải quyết
toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
1.1.2.3.Quỹ bảo hiểm y tế ( BHYT )
Quỹ BHYT là một khoản trợ cấp cho việc phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo
tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người tham gia đóng bảo hiểm.
Quỹ BHYT là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải
trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành (TT 59/2015/TT-BLĐTBXH áp
dụng từ ngày 01/01/2016) DN trích quỹ BHYT với tỉ lệ là 4,5 % trên tổng số lương
thực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất
kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động và 1,5% trừ vào lương của người lao
động.
1.1.2.4. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp( BHTN )
Quỹ BHTN là quỹ dùng để tài trợ cho ngươi lao động bị mất việc làm.

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

14


Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHTN được trích 2% trên tổng quỹ lương, trong đó
1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, 1% trừ vào lương người
lao động.
*Theo điều 81 Luật BHXH, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là:
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng
trước khi thất nghiệp.
- Đã đăng kí thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày đăng kí thất nghiệp
*Theo điều 82 Luật BHXH,mức trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức tiền lương bình quân,tiền công tháng đóng
BHTN của 6 tháng liền kề trước thất nghiệp.
- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
+ Ba tháng,nếu có đủ 12 tháng đến 36 tháng đóng BHTN
+ Sáu tháng,nếu có đủ từ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN
+ Chín tháng,nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN
+ 12 tháng,nếu có đủ từ 144 tháng đóng BHTN
*Theo điều 102 Luật BHXH,nguồn hình thành quỹ như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương,tiền công tháng đóng BHTN
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương,tiền công tháng đóng
BHTN của những người lao động tham gia BHTN
- Hàng tháng, nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng
đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.
1.1.5.5 Kinh phí công đoàn ( KPCĐ )
Là khoản tiền được trích lập theo tỉ lệ 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho
toàn bộ cán bộ công nhân viên của DN nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chinh đáng
cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại DN.

1.1.3 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp
1.1.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào
thời gian làm việc, cấp bậc lương ( chức danh) và thang lương( hệ số lương). Hình
thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp, công việc ổn định hoặc có thể cho cả
lao động trực tiếp mà không định mức được sản phẩm.
Trong doanh nghiệp hình thức tiền lương theo thời gian được áp dụng cho
nhân viên làm văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụkế toán. Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào
thời gian làm việc thực tế, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghề nghiệp, nghiệp
vụ kỹ thuật chuyên môn của người lao động.

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

15

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tuỳ theo mỗi ngành nghề tính chất công việc đặc thù doanh nghiệp mà áp dụng
bậc lương khác nhau. Độ thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn chia thành nhiều
thang bậc lương, mỗi bậc lương có mức lương nhất định, đó là căn cứ để trả lương,
tiền lương.
Hình thức trả lương theo thời gian được quy định tại Điều 22 Nghị định số
05/2015/NĐ-CP bao gồm
 Tiền lương tháng:
Là tiền lương trả cho người lao động cố định hàng tháng trên cơ sỏ hợp đồng lao
động.
Lương + Phụ cấp

Tiền lương tháng =
xsố ngày làm thực tế
Số ngày làm việc theo quy định 1 tháng
Lương = Mức lương tối thiểu x hệ số lương
 Tiền lương tuần:
Là tiền lương tính cho người lao động theo mức lương tuần và số ngày làm việc
trong tháng .
tiền lương tháng x 12 tháng
Tiền lương tuần =
52 tuần
 Tiền lương ngày:
Là tiền lương trích cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc
thực tế trong tháng
tiền lương cơ bản của tháng
Tiền lương ngày =
Số ngày làm việc theo quy định của 1tháng
 Tiền lương giờ:
Lương giờ dùng để trả lương cho người lao động trực tiếp trong thời gian làm việc
không hưởng lương theo sản phẩm. Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số
giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp
làm thêm giờ
Mức lương ngày
Lương giờ

=
Số giờ làm việc trong ngày(8 giờ)

SVTH: Phạm Thị Hải
B55


16

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình thức tiền lương theo thời gian có mặt hạn chế là mang tính bình quân, nhiều khi
không phù hợp với kết quả lao động thực tế của người lao động.


Các chế độ tiền lương theo thời gian: + Lương theo thời gian đơn giản
+ Lương theo thời gian có thưởng
- Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản: Đó là tiền lương nhận được của

mỗi người công nhân tùy theo mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc
của họ nhiều hay ít quyết định.
- Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Đó là mức lương tính theo thời
gian đơn giản cộng với số tiền thưởng mà họ được hưởng.
 Tiền lương làm thêm giờ:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x Mức lương x số giờ làm thêm.
Căn cứ theo thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội
Mức lương giờ được xác định:
+ Mức 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc.
+ Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
+ Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có
hưởng lương theo quy định.
 Ưu điểm, nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian
- Ưu điểm:
+ Hình thức trả lương theo thời gian phù hợp với những công việc mà ở đó

chưa(không) có định mức lao động. Lương thời gian thường áp dụng để trả cho công
nhân sản xuất
+ Hình thức trả lương theo thời gianđơn giản, dề tính toán. Phản ánh được trình
độ kỹ thuật và điều kiện làm việc của từng lao động.
- Nhược điểm: Chưa gắn kết lương với kết quả lao động của từng người, do đó
chưa kích thích người lao động tận dụng thừi gian lao động, nâng cao năng suất lao
động và chất lượng lao động.
1.1.3.2 Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Khác với các hình thức tiền lương theo thời gian, hình thức tiền lương theo sản
phẩm thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản
phẩm công việc đã hoàn thành.

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

17

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Việc tính lương trực tiếp ngày cho từng người hoặc có thể tính cho từng nhóm
người lao động. Sau đó mới tính riêng cho từng người. Cụ thể: Nếu tính cho nhóm
người lao động
Tiền lương phải trả cho
người (nhóm người) lao động

= Đơn giá lương

×


Kết quả hoạt động
kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là số lượng sản phẩm hoàn thành, doanh thu…sau
đó tính lương cho từng người lao động trong nhóm. Có thể phân chia tiền lương theo
các cách sau:
+ Phân chia theo cấp bậc của người lao động.
+ Phân chia theo cấp bậc kết hợp với thời gian làm việc thực tế.
+ Phân chia theo bình chọn cộng điểm…
Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng định mức lao động, đơn
giá lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm công việc được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ. Tiền lương sản phẩm thực hiện
theo những cách sau:
• Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp vào số lượng sản
phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy
định, không chịu bất cứ một sự hạn chế nào
Tổng tiền lương phải trả = Số lượng sản phẩm hoàn thành thực tế
×
Đơn giá tiền lương
Đây là hình thức trả lương được doanh nghiệp áp dụng phổ biến để tính lương phải trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm
•Tiền lương sản phẩm gián tiếp
Là tiền lương trả cho lao động gián tiếp ở các bộ phận gián tiếp ảnh hưởng đến
năng suất lao động trực tiếp vì vậy họ được hưởng lương dựa vào căn cứ kết quả của
lao động trực tiếp làm ra để tính lương cho lao động gián tiếp.
Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan
tâm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì nó gắn liền với lợi ích
kinh tế của bản thân họ .

Tổng tiền lương phải trả = Tiền lương được lãnh của bộ phận gián tiếp x Tỷ lệ
lương gián tiếp.

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

18

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nói chung hình thức tính lương theo sản phẩm gián tiếp không được chính xác,
còn có nhiều mặt hạn chế vì không thực tế công việc.
• Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt
Lương sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm kết hợp với
chế độ tiền thưởng trong sản xuất như nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng
suất lao động, giảm tỉ lệ hàng hư hỏng...
Tiền lương trả người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra
theo đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm, kết hợp với một hình thức tiền thưởng khi hoàn
thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.
Ngoài ra trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hư hỏng gây lãng phí
nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và ngày công lao động không đủ
so với quy định thì người lao động có thể bị phạt và khi đó tiền lương theo sản phẩm
trực tiếp phải trừ đi khoản tiền phạt.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt này có ưu điểm là khuyến
khích người lao động hăng say làm việc, có tinh thần trách nhiệm với công việc của
mình, năng cao năng suất lao động.
•Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến
Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền được tính ra trên

cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở mức năng suất cao.
Tiền lương phải trả người lao động theo hình thức này được tính như sau: Lấy
số lượng sản phẩm hoàn thành trong định mức nhân với đơn giá tiền lương định
mức cộng số lượng sản phẩm vượt định mức nhân với đơn giá tiền lương luỹ tiến
quy định.
•Tiền lương khoán theo khối lượng công việc:
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc những
công việc cần được hoàn thành trong một thời gian nhất định
1.1.3.3 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương
Ngoài tiền lương thì tiền thưởng cũng là một công cụ kích thích người lao động
rất quan trọng. Thực chất tiền thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm
quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Thông qua tiền thưởng, người lao
động được thừa nhận trước Doanh nghiệp và xã hội về những thành tích của mình,

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

19

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đồng thời nó cổ vũ tinh thần cho toàn bộ Doanh nghiệp phấn đấu đạt nhiều thành tích
trong công việc.
Có rất nhiều hình thức thưởng, mức thưởng khác nhau tất cả phụ thuộc vào tính
chất công việc lẫn hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để phát huy
tác dụng cuả tiền thưởng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện chế độ trách nhiệm vật
chất đối với những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, gây tổn thất cho doanh
nghiệp. Ngoài tiền thưởng ra thì trợ cấp và các khoản thu khác ngoài lương cũng có

tác dụng lớn trong việc khuyến khích lao động.
1.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1 Hạch toán lao động trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Hạch toán số lượng lao động
Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận,
phòng ban, tổ, nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao động
trong tháng đó tại DN và cũng từ bảng chấm công kế toán có thể nắm được hàng ngày
có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người nghỉ với lí do gì.
Hàng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho người tham
gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng ban
sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán tiền lương sẽ tập
hợp và hạch toán số lượng công nhân viên tham gia lao động trong tháng.
1.2.1.2. Hạch toán thời gian lao động
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công
là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công làm việc, nghỉ việc, ngừng việc,nghĩ
BHXH của từng người cụ thể và từ đó có thể căn cứ tính trả lương, BHXH.
Hàng ngày tổ trưởng, phòng ban, nhóm... hoặc người ủy quyền căn cứ vào tình
hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho tùng người trong ngày và ghi
vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các ký hiệu quy định. Kế toán
tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày công
theo từng loại tương ứng. Ngày công quy định là 8 giờ nếu giờ lẽ thì đánh thêm dấu
phẩy.( Ví dụ: 22 công 3 giờ thì ghi là 22,3)
Tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm sản xuất,công tác và trình độ hạch toán đơn
vị có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công:
- Chấm công ngày: Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc
khác như họp, thì mỗi ngày dùng một ký hiệu để chấm công cho người đó.

SVTH: Phạm Thị Hải
B55


20

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chấm công theo giờ: Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì
chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ thực hiện công việc đó bên cạnh
ký hiệu tương ứng.
1.2.1.3 Hạch toán kết quả lao động
Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. Do phiếu là
chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá
nhân người lao động nên nó làm cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc
tiền công cho người lao động. Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong
trường hợp DN áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán
theo khối lượng công việc.
1.2.1.4 Hạch toán lương cho người lao động
Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ
cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm
việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao
động tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng bộ
phận( phòng ban, tổ, nhóm...) tương ứng với bảng chấm công.
Cơ sở lập bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ về lao động như: bảng
chấm công, bảng tính phụ cấp, trợ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công
việc hoàn thành. Căn cứ vào các chứng từ liên quan bộ phận kế toán tiền lương lập
bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng duyệt để làm căn cư lập phiếu
chi và phát lương. Bảng này lưu tại phòng kế toán. Mỗi lần lĩnh lương người lao động
phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Từ bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ khác có liên quan kế toán tiền
lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.2.2 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.2.1 Các chứng từ sử dụng
Để quản lý lao động về mặt số lượng các doanh nghiệp sử dụng danh sách lao
động, để hạch toán tiền lương cho người lao động bao gồm các chứng từ:
- Mẫu số 01-LĐTL: Bảng chấm công
- Mẫu số 02-LĐTL: Bảng thanh toán lương
- Mẫu số 03- LĐTL: Phiếu nghĩ dưỡng bảo hiểm xã hội
- Mẫu số 04-LĐTL: Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Mẫu số 05- LĐTL: Bảng thanh toán tiền thưởng
- Mẫu 06- LĐTL: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
- Mẫu 07- LĐTL: Phiếu báo làm thêm giờ

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

21

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Mẫu 08- LĐTL: Hợp đồng lao động khoán sản phẩm
- Giấy đi đường
- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Biên bản thanh lý, nghiệm thu hợp đồng giao khoán
- Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Các chứng từ trên có thể làm căn cứ ghi sổ kế toán trực tiếp hoặc làm cơ sở để
tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán. Tùy vào chế độ kế toán mà từng doanh nghiệp áp
dụng để có các mẫu chứng từ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp mình.
1.2.2.2. Sổ sách kế toán, tài khoản sử dụng
1.2.2.2.1 Sổ sách kế toán
Theo hình thức nhật ký chung:
- Sổ nhật ký đặc biệt
- Sổ nhật ký chung
- Sổ kế toán chi tiết TK 338
- Sổ cái tài khoản 334, 338
- Bảng cân đối tài khoản
- Bảng tổng hợp chi tiết
- Báo cáo tài chính…
1.2.2.2.2 Tài khoản sử dụng:
 Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động ”
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản
phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo
hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
• Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334
Nợ

TK 334

- Các khoản khấu trừ vào tiền công,



Tiền lương, tiền công và các lương của
khoản khác còn phải trả cho CNV chức

tiền lương của CNV
- Tiền lương, tiền công và các khoản

khác đã trả cho CNV
- Kết chuyển tiền lương công nhân
viên chức chưa lĩnh

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

22

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho CNV

Dư có: Tiền lương, tiền công và các

chức

khoản khác còn phải trả CNV chức
Tài khoản 334 có 22 TK cấp 2:
+ Tài khoản 3341-Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình

hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền
lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác
thuộc về thu nhập của công nhân viên.
+ Tài khoản 3348-Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngời công nhân viên
của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các
khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động.

 Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”
TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và
phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh
phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo
quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị
tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn,
các khoản thu hộ, giữ hộ...

•Kết cấu và nội dung phản ánh TK 338
Nợ

TK 338



- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý

- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT

- Các khoản đã chi về kinh phí công đoàn

heo tỷ lệ quy định

- Xử lý giá trị tài sản thừa thu

- Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh
- Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh trong kì
thu bán hàng tương ứng từng kỳ
- Các khoản phải nộp, phải trả hay hộ
- Các khoản đã trả đã nộp khác


- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý
- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp,
phải trả được hoàn lại.

Dư nợ (nếu có): Số trả thừa, nộp thừa Vượt Dư có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và
chi chưa được thanh toán
giá trị tài sản thừa chờ xử lý

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

23

Lớp: Đại học Kế toán


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa
xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
- Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
kinh phí công đoàn ở đơn vị.
- Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo
hiểm xã hội ở đơn vị.
- Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm
y tế ở đơn vị.
- Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ
phần thuộc vốn Nhà nước, Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước

tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn
giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
- Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán
bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
- Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình
tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu
chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước
cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay
vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như:
Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền
ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu
giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch
toán vào tài khoản này các khoản:
+ Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ;
+ Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ
nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không
được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).
- Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của
đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK
3381 đến TK 3387.
1.2.2.3 Tỷ lệ các khoản trích theo lương

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

24

Lớp: Đại học Kế toán



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tính vào chi phí quản lí Trừ vào lương công
doanh nghiệp
nhân viên
Bảo hiểm xã hội

18%

8%

Bảo hiểm y tế

3%

1.5%

Bảo hiểm thất nghiệp

1%

1%

Kinh phí công đoàn

2%

-

24%


10.5%

Tổng cộng

1.2.3 Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.3.1 Phương pháp hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp

TK 111, 112

TK 334
Khấu trừ vào lương các

TK 241
Tiền lương CN sửa chữa

khoản tạm ứng

TSCĐ

TK 338

TK 622
Khấu trừ lương các khoản

Tiền lương phải trả cho

BHXH, BHYT

CNV trực tiếp sản xuất


TK 141

TK 627

Khâú trừ lương các khoản

Tiền lương phải trả công

tạm ứng

nhân phân xưởng

TK 138

TK641,642
Khâú trừ lương các khoản

Tiền lương phải trả CNV

nợ phải thu

bán hàng, QLDN

TK 333

TK353
Khấu trừ thuế thu nhập

Các khoản phải trả từ


cá nhân

quỹ khen thưởng
TK 338(3383)
Trợ cấp BHXH phải trả

SVTH: Phạm Thị Hải
B55

25

Lớp: Đại học Kế toán


×