Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454 KB, 79 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chon đề tài
Bất cứ doanh nghiệp nào khi đi vào sản xuất kinh doanh đều phải chịu trách
nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan
trọng là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy doanh nghiệp phải nhận thực được vị trí của
khâu tiêu thụ sản phẩm, hang hóa vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa
vụ với Ngân sách Nhà nước.
Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là hướng tới lợi nhuận nên bên cạnh các
biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hơp lý công tác kế toán bán hàng là rất cần thiết
giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh
doanh đúng đắn.
Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao là cơ sở doanh nghiệp có thể tồn tại
và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và
quyết liệt. Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả cao vô cùng
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một số doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình là một đơn vị sản xuất kinh
doanh vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, than đá, các loại than khác, một số bất
động sản và cung cấp hầu hết cho thị trường trong và ngoài tỉnh, sản phẩm của công ty
được thị trường tiếp nhận rộng rãi . Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty chưa cao, hiệu quả mang lại còn thấp. Một phần là do
công tác bán hang chưa tiếp cận , theo sát với thị trường người tiêu dung. Điều này đã
dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có tốc độ đi xuống so với những năm
trước đây.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, em đã
chọn đề tài: " Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung



1


Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
của đơn vị. Từ đó đối chiếu với chế độ kế toán việt nam để đánh giá thực trạng kế
toán của đơn vị sẽ phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm, những vấn đề còn tồn
tại cần giải quyết để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả kinh doanh, giúp công ty đạt hiểu quả kinh tế cao,đời sống của cán bộ
công nhân viên dần được cải thiện. Đồng thời đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh góp phần hoàn
thiện công tác quản lí của đơn vị. Từ công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh sẽ cho ta thấy sự ổn định về nguồn tài chính và chỗ đứng của đơn vị trên
thị trường.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về công tác Kế toán tại các doanh nghiệp và công ty
cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
tại công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Quảng Bình.
3. Đối tuợng nghiên cứu
Công tác kế toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kịnh doanh tại công ty Cổ phần
Xuất nhập Khẩu Quảng Bình.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình
4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu nghiên cứu để đánh giá thực trạng 3 năm 2014-2016 và thực trạng công
tác kế toán tháng 3 năm 2016.

4.3. Nội dung
Đề tài giới hạn những nội dung nghiên cứu sau đây:
Tìm hiểu cơ sở lí luận về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kịnh
doanh tại công ty.
Đặc điểm cơ bản của công ty

2


Thực trạng công tác kế toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kịnh doanh của
công ty.
Phân tích, tìm hiểu đánh giá, tìm ra được những ưu, nhược điểm của công tác kế
toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kịnh doanh của công ty
So sánh công tác kế toán của công ty với công tác kế toán nói chung
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiên công tác kế toán hàng và xác định kết quả
kịnh doanh tại công ty
5. Phuơng pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu kết quả nghiên cứu có sẵn ở công ty .
Phương pháp thu thập thông tin: Điều tra thống kê giúp nắm bắt được tình hình ghi
chép ,phương pháp hạch toán của công ty qua các báo cáo như báo cáo kế toán
tháng,quý ,năm sẽ có những thông tin chính xác về tình hình bán hàng và xác định kết
quả kịnh doanh tại công ty. Phỏng vấn tham khảo ý kiến giúp rút ngắn thời gian thu thập
thông tin và có những nhận xét đánh giá trên các góc độ nhìn nhận khác nhau từ đó sẽ lựa
chọn những ý kiến hay.
Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc của các nhà
quản lí để thu thập thông tin cần thiết đáp ứng công tác làm chuyên đề
Phương pháp phân tích và đánh giá: So sánh các chỉ tiêu giữa các kì với nhau từ
đó đưa ra ý kiến nhận xét ,đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Đo
lường bằng tiền tệ để biểu hiện giá trị của từng loại tài sản trong công ty theo nguyên
tắc nhất định

Phương pháp kế toán: Chứng từ kế toán, cân đối tài khoản, quy trình kế toán, sổ
sách và tài khoản kế toán.
- Chứng từ kế toán : là phương pháp chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ kinh tế vào các
bản chứng từ kế toán và vật mang tin (băng từ, đĩa từ...) theo các quy định của Luật kế
toán Việt Nam gọi là lập chứng từ kế toán.
- Cân đối tài khoản : Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản
và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu
trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng
hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính.

3


- Quy trình kế toán : Quy trình này giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về
quy trình hoạt động của từng nhân viên từ đó bạn có thể ra quyết định chính xác cho
việc tái cấu trúc lại bộ phận kế toán để hoạt động hiệu quả hơn. Quy trình kế toán có
những quy định chặt chẽ để quản lý thu chi tiền và tài sản hiệu quả, tránh lãng phí và
thất thoát.
- Sổ sách và tài khoản kế toán : là một trong những tài liệu kế toán dùng ghi
chép, lưu trữ và hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế và theo trình tự thời gian có
lien quan đến doanh nghiệp.
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận được chia làm 3 chương.
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình
Chương III:


Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả

kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình.

4


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.
2.1 . Những vấn đề chung về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
2.1.1: Các khái niệm cơ bản
* Khái niệm bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Thực hiện Bán hàng ,
doanh nghiệp sẽ xuất giao hàng ( thành phẩm, hàng hóa) cho đơn vị mua hàng (khách
hàng ), đơn vị mua hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp số tiền hàng theo giá hai bên
thỏa thuận. Bên cạnh việc giao hàng và thanh toán với đơn vị mua hàng, doanh nghiệp
còn phải chi các khoản chi phi phí phục vụ quá trình bán hàng gọi là chi phí bán hàng
như chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển, bốc dở…..
• . Khái niệm doanh thu
Theo điều 04 chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần làm
tăng vốn chủ sở hữu.
* Khái niệm giá vốn hàng bán
Là giá trị phản ánh lượng hàng hóa đã bán của một doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian, nó phản ánh mức tiêu thụ hàng hóa cũng như tham gia xác định
được lợi nhuận của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh.
2.1.2: Vai trò và ý nghĩa của hoạt động bán hàngvà xác định kết quả kinh doanh
* Nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho người sử dụng về tình hình

và kết quả tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ.
2.1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
* Phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp
về số lượng, chủng loại giá cả của hàng bán, thời hạn thanh toán, góp phần quản lý
chặt chẽ quá trình tiêu thụ.
* Tính toán đúng đắn của giá vốn của hàng xuất bán, chi phí bán hàng chi phí
quản lý doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ của doanh
nghiệp.

5


2.1.4. Các nguyên tắc kế toán bán hàng và xác kết quả kinh doanh
Theo điều 03 Các nguyên tắc kế toán cơ bản, chuẩn mực kế toán 01 Chuẩn
mực chung
* Cơ sở dồn tích: Là một giả thuyết được vận dụng để đo lường doanh thu, chi
phí và lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Theo cơ sở dồn tích, doanh thu ( thu nhập)
được ghi nhận trong kỳ kế toán khi doanh nghiệp đã bán hàng hóa, hay cung cấp dịch
vụ cho khách hàng theo những hợp đồng đã cam kết, không quan tâm đến việc đã thu
tiền hay chưa. Chi phí được ghi nghận khi việc tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ thực tế
đã phát sinh và gắn liền với doanh thu trong kỳ đó.
* Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Theo điều 10 Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác.Doanh thu bán
hàng được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý như người sở hữu hàng hóa
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế tư giao dịch bán hàng.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
* Nguyên tắc phù hợp:
Theo điều 06 Các nguyên tắc kế toán cơ bản, chuẩn mực kế toán 01 Chuẩn
mực chung
Nguyên tắc này đòi hỏi việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với
nhau, Khi ghi nhận 1 khoản daonh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có
liên quan đến việc tạo ra doanh thu, chi phí tuwng ứng với doanh thu bao gồm : Chi
phí của kỳ kế toán tạo ra doanh thu, chi phí cua các kỳ trước hoặc chi phí phải trả
nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nguyên tắc này có ảnh hưởng rất lớn đến việc đo lường kết quả hoạt động kinh
doanh
Của doanh nghiệp. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì lợi nhuận của kỳ ké toán đề
bị tính sai.

6


2.2. Kế toán bán hàng
2.2.1 Phương pháp tính giá hàng xuất kho
Xuất kho là để bán trực tiếp cho khách hàng, xuất biếu tặng, tiêu dùng nội bộ
kế toán ghi
2.2.2 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng
Theo khoản 1.5 mục D chuẩn mực số 02 Hàng tồn kho
- Xuất kho thành phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng, tặng……
Nợ TK 632 “ giá vốn hàng bán”
Có TK155 “ thành phẩm”
- Xuất thành phẩm gửi đi bán, hoặc xuất cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký
gửi……
Nợ TK 157“ Hàng gửi đi bán”
Có TK 155 “ thành phẩm”

Chứng từ kế toán sử dụng : hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho.
2.2.3 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK : 3331, 3332, 3333
Có TK 511; 5111, 5112, 5113,5114,5117
- Doanh thu bán hàng theo phương pháp nội bộ
Nợ TK : 3331, 3332,
Có TK 512; 5121,5122,5123
* Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 331, 111, 156, 157…
Có TK 632
2.2.3.1 Kế toán bán hàng theo phương thức tiêu thụ trực tiếp
- Đối với phương thức tiêu thụ trực tiếp sản phẩm được xác định tiêu thụ khi
hàng đã giao nhận xong tại kho của doanh nghiệp
2.2.3.2 Kế toán bán hàng theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
Điều 1.1 chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác
- Đối với phương thức chuyển hàng theo hợp đồng, hàng xác định tiêu thụ khi
khách hàng nhận dược hàng và chấp nhận thanh toán. Doanh thu bán hàng ghi theo giá
chưa thuế nếu doanh nghệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và ghi theo giá
7


thanh toán, nếu doanh nghiệp không nộp thuế GTGT hoặc nộp theo phương pháp trực
tiếp . Khi sản phẩm được xác định tiêu thụ
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 111; 112; 131
Có TK: 511;3331
2.2.3.3 Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp
Điều 1.3 chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác:
- Khi hàng xác dịnh tiêu thụ, ngoài việc phản ánh doanh thu tính theo giá bán
trả một lần, kế toán còn phải phản ánh lãi trả góp:

Kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131
Có TK 511, 3331, 3387
- Định kỳ kế toán kết chuyển lãi trả góp từng kỳ
Nợ TK 3387
Có TK 515
- Định kỳ, khi thu được tiền của khách hàng
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
2. 2.3.4 Kế toán bán hàng theo phương thức đại lý
Kế toán tại đơn vị giao hàng đại lý ( bán đúng giá quy định)
Theo khoản 1.2.2 Điều 1.2, chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác.
- Trường hợp 1: Sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý do bọ tài chính
phát hành đối với hàng hóa xuất cho đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ
- Trường hợp 2: Sử dụng hóa đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai
nọp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau .
Kế toán tại đơn vị nhận đại lý
Theo khoản 1.2.1 Điều 1.2, chuẩn mực số 14 doanh thu và thu nhập khác.
- Nhận hàng: ghi bút toán đơn . Nợ TK 003
- Lập hóa đơn khi bán hàng:
Nợ TK 111,
Có TK 331
Ghi đơn:

Có TK 003

2.2.3.5: Kế toán bán hàng theo phương thức đổi hàng:

8



Đổi hàng là trao đổi hàng này lấy hàng khác không tương tự về bản chất là giao
dịch tạo ra doanh thu giá trị ghi nhận doanh thu là giá trị hợp lý dựa trên hàng hóa
nhận được khi trao đổi, phần chênh lệch giá trị giữa hàng mang đi trao đổi và hàng
nhận về được hai bên thanh toán bằng tiền.
Nợ TK 131, 632, 156
Có TK 111,5111,
2.2.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có những trường hợp ảnh hưởng
làm thay đổi doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm:
2.2.4.1 Kế toán chiết khấu thương mại
Khái niệm: Theo mục II Điều A, Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác:
Là khoản bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với khối lượng lớn.
TK sử dụng : Để hạch toán TK chiết khấu thương mai kế toán sử dụng TK 521.
“ Chiết khấu thương mại”
.Phương pháp hạch toán 1 số trường hợp chủ yếu
- Khoản chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Nợ TK 521
Nợ TK 33311 : Thuế GTGT hoàn lại cho khách hàng
Có TK 111, 112, 131
- Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại
Nợ TK 511, 512
Có TK 521
2.2.4.2 Kế toán giảm giá hàng bán
Khái niệm:
Theo mục III Điều A, Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khácGiảm giá
hàng bán là hàng đã bán sau đó người bán giảm trừ cho người mua một khoản tiền do
hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
TK sử dụng: TK 532. “ Giảm giá hàng bán”
Phương pháp hạch toán.
- Khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ

Nợ TK 532.
Nợ TK 33311
9


- Kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán
Nợ TK 511, 512
Có TK 532
2.2.4.3 Kế toán hàng bán bị trả lại
Khái niệm :
Theo mục IV Điều A, Chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác: Giá trị
hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiệu thụ bị khách hàng
trả lai và từ chối thanh toán .
TK sử dụng: TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”
Phương pháp hạch toán.
-Trị giá hàng bán bị trả lại trong kỳ
Nợ TK 531
Nợ TK 33311
Có TK 111,112,131
- Giá nhập kho hàng bị trả lại
Nợ TK 156, 157
Có TK 632
- Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại
Nợ TK 511, 512

* Chứng từ sử dụng trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp :
a. Đối với hàng hóa bán trong nước.
Hợp đồng
Hóa đơn GTGT
b. Đối với hàng hóa xuất khẩu.

Hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng
Hóa đơn thương mại.
Chứng từ nộp thuế khâu nhập khẩu.

10


2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.3.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuầu sang TK 911(chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng với các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại
và số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế XK).
- Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế của
hoạt động kinh doanh) và kết chuyển sang TK 421.
Kết quả hoạt động KD = DT thuần + DT tài chính + Thu nhập khác - giá vốn
hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN - Chi phí khác - Chi phí thuế
TNDN.
2.3.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phi tài chính
2.3.2.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính:

Theo mục I khoản B chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác
- Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia
và doanh thu hoạt động tài chính khác của Công ty.
- Kế toán sử dụng TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
- Kết cấu và nội dung phản ánh.
Bên nợ: - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
-Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK" xác định kết quả kinh
doanh"

Bên có: -Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. TK 515 khong có số
dư cuối kỳ.
- Sơ đồ TK515 - Doanh thu hoạt động tài chính:

11


TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính
TK 911
Cuối kỳ kết chuyển
DTHĐTC

TK 111,112
Thu lãi tiền gửi, tiền lãi cho vay
thu lãi cổ phiếu, trái phiếu
Thanh toán CK đến hạn, trái phiếu
TK121,228
Dùng lãi cổ phiếu, trái phiếu
Giá gốc
mua bổ sung cổ phiếu, trái phiếu
TK 221,222,223
Cổ tức lợi nhuận đuợc chia bổ sung vốn
góp vốn liên doanh, đầu tư vào cty liên kiết
TK 331
Chiếy khấu thanh toán mua hàng
đuợc huởng
TK 1112,1122
TK 1111,1121
Tỷ giá
Bán ngoại tệ

ghi sổ
Tỷ giá
thực tế
Lãi bán ngoại tệ
TK 128,221,223.....
Bán các khoản đầu tư(giá gốc)
Lãi bán các khoản đầu tư
TK 1112,1122
TK 152,211,642
Mua dịch vụ, HH,DV bằng ngoại tệ
Lãi tỷ giá
TK3387
P/bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận đuợc
TK 413
Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại số dư ngoại tệ cuối kỳ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
2.3.2.2. Kế toán chi phí tài chính
Theo mục II khoản B chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí họat động tài chính phát sinh trong
kỳ kế toán.
-Tài khoản sử dụng: TK 635 :" Chi phí tài chính"
-Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: - Các khoản chi phí của hoạt động tài chính.
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn
12


- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và

chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải
trả dài hạn có gốc ngoại tệ.
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
- CP đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là TT.
Bên Có: - Hoà nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong
kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
TK 635 không có số dư cuối kỳ.
• Sơ đồ TK 635 – Chi phí tài chính
TK 635 - Chi phí tài chính
TK413
TK 129,229
Xử lý lỗ do đánh giá lại các khoản mục Hoàn nhập số chênh lệch dư
tiền tệ có gốc ngoại tệ
Phòng giảm día Đtư NG,DH
TK 129,229
Lập dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn, dài hạn
TK 121,228,221,222....
TK 911
Lỗ về bán các khoản đầu tư
Cuối kỳ kết chuyển
TK 111,112
chi phí tài chính
Tiền thu bán các
chi phí hoạt động
khoản đầu tư
liên doanh, liên kết
TK 111,112,131

Chiết khấu tahnh toán cho nguời mua
TK 111,112,335,242
Lãi tiền vay phải trả, phân bổ lãi
mua hàng trả chậm , trả góp
TK 1112,1122
TK 1111,1121
Bán ngoại tệ
Lỗ Bán ngoại tệ
TK 111,112,335,242
Mua vật tư, hàng háo
dịch vụ bằng ngoại tệ
Lỗ tỷ giá
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ TK 635 Chi phí tài chính
13


2.3.3 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.3.3.1. Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của lao đồng vật hóa và lao động sống
phục vụ trực tiếp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ…
Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng:
Chứng từ: Phiếu chi, giấy báo nơ, phiếu xuất kho, bảng lương, bảng phân bổ khấu hao
TSCĐ ….
• TK sử dụng: 641 “ chi phí bán hàng” TK này không có số dư cuối kỳ
TK cấp 2: 6411,6412,6413 , 6414, 6415, 6417, 6418…
TK 334,338,214,152

Tk641

Tập hợp CPBH


TK 331,111

Các khoản làm giảm chi phí

Thực tế phát sinh
TK 911
K/c để xác định KQKD
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ TK 641 Chi phí bán hàng
2.3.3.2: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí quản lý donh nghiệp là: biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa và lao
động sống phục vụ cho quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí
chung khác liên quan đến hoạt đọng của cả doanh nghiệp.
- Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng: Phiếu chi, giấy báo nơ, phiếu xuất kho,
bảng lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ….
• TK sử dụng: 642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp” TK này không có số dư cuối
kỳ
TK cấp 2: 6421,6422,6423 , 6424, 6425, 6426, 6427,6428…
TK 334,338,214,152
Tập hợp CPQLDN

TK 642

TK 331,111

Các khoản làm giảm cp

Thực tế phát sinh
TK 911
K/c để xác định KQKD

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
14


2.3.4: Kế toán thu nhập khác và chi phí khác
2.3.4.1:
Kế
toán
thu
nhập
khác
Theo điều I khoản C chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác
- Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động
ngoài cá hoạt động tạ ra doanh thu như: Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng.
- Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng:
Tài khoản sử dụng: TK 711 " Thu nhập khác "
Tài khoản này dùng để phản ánh thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài họat
động SXKD của DN.
- Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên Nợ: - Số thuế GTGT phải nộp đối với DN nộp thuế theo phương pháp trực
tiếp.
- Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

15


TK 711 không có số dư cuối kỳ.
TK 711 - Thu nhập khác

TK 911
Kết chuyển thu nhập khác
vào Tk 911
TK 333
Các khoản thu trừ
vào thu nhập khác

TK 111,112

Thu phạt Kh vi pham HĐKT
tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thuờng
TK 338,334
Tiền phạt tính trừ vào khoản nhật ký
quỹ, ký cuợc ngắn hạn, DH
TK 152,156,211
Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư
hàng hóa, TSCĐ
TK 111,112
Thu đuợc khoản phải thu khó đòi
đã xóa sổ
TK 331,338
Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải
trả không xác định đuợc chủ
TK 3387
Định kỳ phân bổ DT chứ đuợc thực
hiện nếu đuợc tính vào TN khác
TK 352
Hoàn nhập số dự phòng CP bảo hành
xây lắp không sử dụng hoặc bảo hành
thực tế nhỏ hơn số đã trích truớc

TK 111,112
Các khoản thuế XNK, thuế TTĐB
ngân sách nhà Nuớc hoàn lại
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ TK 711 Thu nhâph khác
2.3.4.2. Kế toán chi phí khác
Theo điều III khoản C chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 811 " Chi phí khác "
TK này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp
vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.
- Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

16


Bên Có: Cuối kỳ kết chuyển các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK
911
TK 811 không có số dư cuối kỳ.
- Sơ đồ TK 811 – Chi phí khác
TK 811 - Chi phí khác
TK 111, 112
Các chi phí khác bằng tiền chi hoạt động
thanh lý, nhuợng bán TSCĐ
TK 338,331
Khi nộp
Khoản tiền nộp do
tiền phạt
vi phạm hoạt động
TK 211,213
TK 214

Nguyên giá
Giá trị hao mòn
TSCĐ góp
vốn liên doanh
TK 222,223
liên kết
Giá trị vốn góp liên
doanh, liên kết
Chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ
hơn giá trị còn lại của TSCĐ

TK 911
Kết chuyển cp khác
đế xác định KQKD

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ TK 811 Chi phí khác
2.3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Tk kế toán sử dụng
Để hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán sử dụng

17


TK 911 “ xác định kết quả kinh doanh”
TK 632
K/C GVHB

TK 911

TK 511,512,515

K/c doanh thu

TK 635

TK 711

K/c CP tài chính
TK 641
K/c Chi phí bán hàng
TK 642
K/c Cp QLDN
TK 811
K/c Chi phí khác
TK 8211,8212
K/c CP thuế TNDN hiện hành
và thuế TNDN hoãn lại
TK 421
K/c lãi

K/c thu nhập khác
TK 8212
K/c giảm cp thuế
TNDN hoãn lại

TK 421
K/C lỗ

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ TK 911 Xác định kết quả kinh doanh

18



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG BÌNH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình được thành lập theo Quyết định
số 3963/QĐ - UBND ngày 28/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc chuyển
Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng
Bình.
Thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần, Thông tư số
126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước
thành Công ty cổ phần. Quyết định số 1203/QĐ-UB ngày 25/4/2005 của UBND tỉnh
Quảng Bình về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình.
Quyết định số 1224/QĐ-UB ngày 28/4/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc
thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình và Quyết
định số 3852/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê
duyệt thành lập doanh nghiệp của Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình.
- Trụ sở chính của Công ty đóng tại Tiểu khu 14 - phường Bắc Lý - TP Đồng
Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Ngoài ra còn có các xí nghiệp, các chi nhánh trong và ngoài tỉnh.
- Tên giao dịch: IMEXCO QUANG BINH.
-Tổng giám đốc công ty : Đặng Xuân Huề.
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình hoạt động sản xuất kinh doanh
dựa trên các văn bản pháp lý sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ
phần số 2903000079 ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng

Bình.
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình tiền thân là Công ty Xuất nhập
khẩu Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1989 đòi hỏi phải chia tách tỉnh Bình Trị Thiên ra
19


để dễ dàng hơn trong việc quản lý và phát triển kinh tế, xã hội. Trong suốt 25 năm tồn
tại của mình Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1989 đến năm 1991.
Đây là giai đoạn đầu Công ty được tách ra từ Công ty Xuất nhập khẩu Bình Trị
Thiên và hoạt động một cách độc lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình là giai đoạn
rất khó khăn của Công ty, do mọi cái đều mới, cơ sở vật chất còn nghèo nàn.
- Giai đoạn thứ 2: Tháng 4 năm 1991.
Đến tháng 4 năm 1991 để mở rộng quy mô hoạt động nhằm tạo điều kiện tốt
hơn cho việc thu mua hàng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nước
ngoài cũng như trong giai đoạn mà đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước mạnh mẽ nhất
- Giai đoạn thứ 3: Từ tháng 12 năm 1992 đến năm 2005.
- Tháng 12 năm 1992 Liên Hiệp Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình đổi lại
tên là Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình trên cơ sở quyết định như đã nêu ở trên.
- Giai đoạn thứ 4: Từ tháng 12 năm 2005 đến nay.
Đến tháng 12 năm 2005 Công ty Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình đã được UBND
tỉnh Quảng Bình ra quyết định cổ phần hoá đổi tên thành Công ty cổ phần Xuất Nhập
Khẩu Quảng Bình, nhằm mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn, phù
hợp với xu thế và những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1. Chức năng của Công ty
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình trực thuộc UBND tỉnh Quảng
Bình nên Công ty phải chịu sự chỉ đạo và điều hành của Tỉnh, với chức năng chủ yếu

là thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh bán buôn, bán lẻ, trực tiếp xuất nhập khẩu,
liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư trong và ngoài nước về các mặt hàng trong phạm vi
đăng ký kinh doanh.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Tổ chức kinh doanh theo đúng ngành nghề quy định trong giấy phép kinh
doanh.
- Chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng mua
bán, trao đổi hàng hoá.
- Lập kế hoạch báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
20


- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của nhà nước như: Nghĩa vụ nộp thuế và nộp
Ngân sách Nhà nước, Bảo toàn và phát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
- Chăm lo và không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
cán bộ công nhân viên.
- Đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các chế độ
chính sách của Nhà nước cho cán bộ công nhân viên, Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ
môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần
Xuất Nhập Khẩu Quảng Bình
1.3.1. Phương thức tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
BAN KIỂM
SOÁT

HĐQT

chủ tịch
HĐQT KIÊM
TỔNG GIÁM

ĐÓC
P. TỔNG GIÁM
ĐỐC

P. TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG KH
NV-KD

PHÒNG KẾ
TOÁN

XN TUYỂN
QUẶNG
NAM
QUẢNG

XN
TUYỂN
QUẶNG
BẮC
QUẢNG
BÌNH

PHÒNG TCKH

CHI
NHÁNH
XNK

QUẢNG
TRẠCH

BÌNH

CHI
NHÁNH
XNK
TPHCM

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Ghi ch ú:

Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Hội đồng quản trị.
Là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội
đồng quản tri chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của
21


Đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lý của mình. Hội đồng quản trị có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông và chịu
trách nhiệm về những quyết định đó.
Ban điều hành: Gồm có Tổng Giám Đốc, các Phó tổng Giám Đốc do Hội đồng
quản trị bầu ra.
- Ban Kiểm soát.

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ trong hoạt động của
Công ty. Ban kiểm soát của Công ty do Đại hội cổ đông bầu ra, bao gồm 3 thành viên,
trong đó Trưởng Ban kiểm soát là cổ đông. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại
hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của Ban kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo
tài chính; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; kiểm tra từng vấn đề cụ
thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty theo quyết định của Đại
hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông được Luật Doanh
nghiệp và điều lệ Công ty quy định.
- Tổng Giám đốc Công ty.
Tổng Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty và là người
điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty. Do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm
một người trong số họ hoặc ký hợp đồng thuê người khác. Tiêu chuẩn của Tổng Giám
đốc do điều lệ quy định hoặc do Hội đồng quản trị đề ra khi tuyển dụng. Ngoài ra,
Tổng Giám đốc còn có thể thêm các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp
luật, điều lệ của công ty, quyết định của Hội đồng quản trị hoặc trong hợp đồng.
- Phó tổng Giám đốc
Phó tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra, để trợ lý hiúp việc cho Tổng
giám đóc. Chức năng và nhiệm vụ của phó tổng Giám đốc là phụ trách và điều hành
một số lĩnh vực công tác của đơn vị do Tổng Giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về mọi công việc của mình.
- Phòng tổ chức - Hành chính
Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc về mặt nhân sự, bố trí sắp xếp lao
động cho phù hợp với năng lực từng người, lập danh sách đào tạo bồi dưỡng chuyên
22


môn, nghiệp vụ cho cán bộ, phụ trách công tác an toàn lao động, an ninh quốc phòng.
Ngoài ra phòng Tổ chức - Hành chính còn có nhiệm vụ quản lý hành chính, đưa đón
khách, bố trí lực lượng lao động hàng quý, hàng năm.

- Phòng kế toán tài vụ
Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về các chỉ tiêu kinh tế
doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê của Nhà nước hiện hành.
Cập nhật các chứng từ về nhập, xuất hàng hoá, các chi phí trong quá trình mua bán
hàng hoá để tiến hành kiểm tra đối chiếu ghi chép và hạch toán kế toán, thay mặt Tổng
Giám đốc quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động về tài chính của Công ty.
- Phòng kế hoạch, kinh doanh và nghiệp vụ
Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch chiến lược ngắn,
trung và dài hạn, trực tiếp tiếp thị với khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng lập các
dự toán đấu thầu, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các nhiệm vụ đối với các đơn vị trực
thuộc, quản lý các lệnh nhập xuất vật tư hàng hoá, lập các báo cáo tổng hợp quá trình sản
xuất kinh doanh hàng quý, hàng năm Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hướng kinh
doanh mới, đồng thời phối hợp với các phòng ban đề ra các phương án kinh doanh cho
Công ty.
- Xí nghiệp tuyển quặng ti tan
Có nhiệm vụ tổ chức khai thác tuyển quặng ti tan xuất khẩu theo cơ chế khoán
quản lý của Tổng Giám đốc Công ty. Hoạt động khai thác và tuyển quặng của Xí
nghiệp phải thực hiện theo đúng các quy định của luật khoáng sản và pháp luật liên
quan.
- Các chi nhánh trực thuộc Công ty
Có trách nhiệm thay mặt Công ty, quan hệ giao dịch theo sự uỷ quyền của Tổng
Giám đốc Công ty và theo quy chế hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc và pháp luật Nhà nước về việc quản lý kinh doanh, chấp hành chính
sách và các thủ tục nguyên tắc của Nhà nước, của Công ty và địa phương đề
1.4. Nguồn lực
1.4.1. Tình hình lao động

23



Bảng 2.1: Tình hình lao động của đơn vị qua 03 năm (2014 – 2016)
ĐVT: Người
STT

Chỉ tiêu

2

3

4

Năm

Năm

2014

2015

2016

So sánh
2015/2014

2016/2015

+/-

%


+/-

%

350

365

412

15

4,29

47

12.9

+ Trực tiếp

295

295

328

0

0


33

11.2

+ Gián tiếp

55

70

84

15

27.3

14

20

+ ĐH, CĐ

185

215

232

30


16.2

17

7.9

+ Trung cấp

55

57

62

2

3.6

5

8.8

+ LĐ phổ thông
+ Bậc 3/7

65

38


47

27

41.5

9

23.6

45

56

71

11

24.4

15

80.4

+ Nam

215

230


230

15

6.9

0

0

+Nữ
5.Tiền lương BQ

135

135

182

0

0

47

34.8

1tháng/1 lao động ( nghìn

2500


2.500

3.000

0

0

500

20

2800

2.800

3.300

0

0

Tổng số lao động
1

Năm

Phân theo chức năng


Phân theo trình độ

Phân theo giới tính

đồng)
6.Thu nhập bình quân
5

1người/tháng( nghìn

500

17.9

đồng)

(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)

Qua bảng tình hình lao động ta thấy bộ máy quản lý của doanh nghiệp gần như
đã hoàn thiện, các bộ phận đã tương đối đủ số lao động qua các năm thể hiện được sự
ổn định về mặt nhân sự. Lượng lao động trực tiếp tăng qua các năm là do năm này nhà
máy đẩy mạnh sản xuất theo đơn đặt hàng nên cần lực lượng lao động khỏe mạnh phù
hợp với công việc sản xuất
1.4.2. Nguồn lực tài chính
Tại thời điểm thành lập Công ty có vốn điều lệ là: 4.400.000.000 đồng được chia
làm 440.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng, trong đó:
Vốn thuộc sở hữu nhà nước : 2.244.000.000 đồng chiếm 51%.
Vốn thuộc các cổ đông khác: 2.156.000.000 đồng chiếm 49%.
24



Nguồn vốn mà Công ty được Ngân hàng cho phép huy động thêm là:
30.000.000.000 đồng.Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phẩn Xuất Nhập Khẩu quảng
bình có nhiều biến động, để thấy rõ hơn ta có thể chia thành hai giai đoạn cụ thể như
sau:

25


×