Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Sử Dụng Các Biện Pháp Tu Từ Trong Văn Miêu Tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.37 KB, 13 trang )

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay


Sỏng kin kinh nghim

2

Phòng giáo dục & đào tạo thị X UễNG B
TRNG tiểu học bCH NG

Sáng kiến kinh nghiệm
S DNG CC BIN PHP TU T TRONG VN MIấU T

Ngi dy: Lờ Th Tuyt
Lớp: 5B
Năm học: 2008 - 2009

Uụng Bớ, Ngy 25 thỏng 4 nm 2009
Giỏo viờn: Lờ Th Tuyt - Trng Tiu hc Bch ng


Sáng kiến kinh nghiệm

3

SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN MIÊU TẢ

I. Lý do chọn đề tài:
Mỗi một môn học đều có mục đích nhất định. Mục đích của môn học được
đề ra do đặc trưng của môn học chứ không phải đơn thuần là do ý đồ giáo dục.
Mục đích học tiếng Việt là để giúp học sinh sử dụng đúng, thành thạo tiếng Việt


trong giao tiếp và trong tư duy. Môn văn là một môn học mang tính tổng hợp
nhằm trang bị cho học sinh những tri thức để hiểu đúng các vấn đề trong văn
học, bao gồm: Tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học. Có nghĩa là góp phần
tạo được khả năng khám phá vẻ đẹp của các tác phẩm văn học trong tiếp nhận
cũng như năng lực biết đánh giá một cách đúng đắn khoa học các hiện tượng
văn học, đồng thời hình thành khả năng phát triển và phát sinh văn bản nói và
viết. Đó chính là mục đích và nhiệm vụ của môn tập làm văn. Môn học này giúp
học sinh có những khả năng cần thiết để làm một bài văn.
Môn tập làm văn là một môn học đòi hỏi có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học
sinh phải học tất cả các môn tiếng Việt và văn. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy,
việc vận dụng kiến thức của môn văn và môn tiếng Việt vào môn tập làm văn
còn hạn chế, khi làm văn các em thường mắc các lỗi như: Sai kiểu bài, bố cục
chưa rõ ràng, câu viết sai, thiếu thành phần, dùng từ sai nên dẫn đến kết quả làm
bài văn không hay, không hấp dẫn sinh động.
Ở lớp 5, các em được làm quen với loại văn miêu tả. Để làm tốt loại văn
này đòi hỏi các em phải có khả năng quan sát thực tế bằng các giác quan, từ đó
cảm nhận được thực tế sau đó tái hiện lại trong bài văn của mình. Việc dùng từ
ngữ trong bài văn miêu tả cũng rất quan trọng. Bài văn có hay, hấp dẫn hay
không, phần lớn phụ thuộc vào các biện pháp tu từ. Đặc biệt là từ tượng hình,
tượng thanh, từ có tính biểu cảm. Chính vì vậy mà tôi đã đã đi sâu vào nghiên
cứu đề tài: “Sử dụng các biện pháp tu từ trong văn miêu tả” mục đích tìm tòi để
rút ra cho mình phương pháp tốt nhất khi dạy môn tập làm văn, cụ thể là loại

Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

4


văn miêu tả với việc sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc… (từ tượng hình,
tượng thanh).
II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp dạy và học môn tập làm văn nói chung và kiểu
bài văn miêu tả nói riêng với việc sử dụng các biện pháp tu từ. Góp phần soi
sáng phương pháp giảng dạy môn tập làm văn, đặc trưng là thể loại bài văn miêu
tả với việc sử dụng các biện pháp tu từ.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu, áp dụng thực nghiệm việc sử dụng các biện pháp tu từ trong
kiểu bài văn miêu tả.
- Đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong dạy học môn tập làm văn
nói chung với việc sử dụng các biện pháp tu từ trong kiểu bài văn miêu tả nói
riêng.
IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng: Học sinh lớp 5 gồm 29 học sinh.
2. Phạm vi: Nghiên cứu phương pháp dạy học thể loại bài văn miêu tả với
việc sử dụng các biện pháp tu từ. Thời gian thực hiện: năm học 2008 – 2009.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp quan sát, trắc nghiệm thực tế. Phương pháp tổng
hợp, phân tích, so sánh, trao đổi đồng nghiệp.
VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
1. Ý nghĩa khoa học:
Như ở trên tôi đã trình bày, môn tập làm văn là môn học hướng học
sinh tới nhiệm vụ là hình thành và phát triển khả năng sinh văn bản (nói và
viết). Nó giúp học sinh hình thành kỹ năng cần thiết để làm bài văn. Ở bậc
tiểu học các em được làm quen với dạng bài văn miêu tả. Đặc trưng của
kiểu bài này là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát
tinh tế cho học sinh. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ này thì các em có những
bài viết hay đúng quy tắc, chân thật và có những khám phá hồn nhiên về
thiên nhiên, gia đình và xã hội.


Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

5

2. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần soi sáng phương pháp giảng dạy môn tập
làm văn, đặc trưng là thể loại bài văn miêu tả với việc sử dụng các biện pháp tu
từ.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU

Trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy nhiều năm, qua những buổi dự
giờ, trao đổi cùng đồng nghiệp. Tôi thấy là kiểu bài văn miêu tả đa số các em
nắm được bố cục của thể loại bài văn viết khá rõ ràng… có nhiều chi tiết miêu tả
hợp lý. Nhưng bài văn của các em mới chỉ đúng mà chưa hay, trong bài có đề
cập đến các biện pháp tu từ nhưng chỉ mờ nhạt, đôi chỗ còn chưa hợp lý.
Trong bài văn miêu tả, việc sử dụng các từ láy, biện pháp so sánh rất quan
trọng nhưng kỹ năng đó của các em lại rất yếu nên bài văn thường tẻ nhạt chưa
có sự sáng tạo, do đó bài văn không có hồn làm người đọc cảm thấy chán.
Ngay từ đầu năm học tôi vẫn quen cho học sinh làm bài để khảo sát chất
lượng học sinh, bám sát từng đối tượng học sinh và phân loại như: Lớp 5 B của
tôi chủ nhiệm có tất cả 29 học sinh với đề bài tập làm văn là:
“Hãy tả hình dáng, tính tình một cô giáo đã dạy em từ những năm học
trước”
Sau khi chấm bài tôi đã phân loại được học sinh như sau:
XẾP LOẠI


SỐ BÀI

TỈ LỆ (%)

Giỏi

3

10,34

Khá

9

31,04

Trung bình

11

37,93

Yếu

6

20,69

Sau một tháng giảng dạy tôi ra một bài tập thứ hai: “các em hãy tả hình
dáng và nhưng nét ngây thơ của em bé đang tuổi tập nói, tập đi” và tôi nhận

thấy bài làm của học sinh có phần tiến bộ hơn. Trong tổng số bài của học sinh có
một bài văn của em Linh viết như sau:
“Thu Hà là một em bé khau kháu nhất xóm, khuôn mặt rất đầy đặn, Thu
Hà hay chập chuạng sang nhà em vì hai nhà sát vách nhau. Đôi má bầu bĩnh
của em lúc nào cũng hồng đỏ chon chót như xoa một lớp phấn mỏng. Hai mắt
đen nhấp nhánh như hai hạt nhãn. Đôi chân tròn lẳn nung núc thịt. Mỗi lần bế
em, Thu Hà nhảy nhót lên, mừng rỡ sà vào lòng em…”.
Toàn bài viết của em Linh miêu tả có khoảng 185 từ, trong đó có 18 từ láy,
từ tượng hình và từ tượng thanh. Mức độ sử dụng các từ láy, từ tượng hình,
tượng thanh của em Linh như vậy là khá cao. Nhưng thật đáng tiếc những từ
tượng hình, tượng thanh mà em Linh sử dụng lại không phù hợp, thiếu chính
Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

6

xác. Những lỗi mà em Linh mắc phải là những lỗi rất phổ biến mà tôi nhận thấy
trong quá trình khảo sát nghiên cứu giảng dạy. Đó cũng chính là những lỗi phổ
biến của học sinh lớp tôi.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sở dĩ có tình trạng trên là do khi học các phân môn khác của môn tiếng
Việt như: Tập đọc, chính tả, từ ngữ… chủ yếu môn từ ngữ kết quả còn thấp
kém. Các em nắm kiến thức chưa sâu, nhiều từ ngữ các em còn hiểu sai nghĩa
nêm không sử dụng đúng chỗ.
Khi giảng dạy môn tập làm văn, giáo viên thường chú trọng lý thuyết, chưa
chú ý đến việc rèn kỹ năng, đặc biệt là các buổi quan sát thực tế. Việc học
thường được diễn ra theo một quy trình: Thầy giảng – trò nghe rồi bắt trước theo

thầy, áp dụng một cách máy móc những điều thầy giảng trên lớp, học sinh chưa
phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình và vì không có những buổi thâm
nhập vào thực tế nên các em chỉ được quan sát bằng hình thức tưởng tượng lại
bài học. Đó cũng là một hạn chế khi làm bài, hạn chế khả năng tưởng tượng
phong phú của học sinh.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Ngay từ đầu vào lớp một các em đã được học tiếng Việt, chương trình này
được nâng cao dần trong bậc tiểu học. Đây là nội dung giáo dục ngôn ngữ thật
sự mà xưa nay đã được đưa vào trong trường để giảng dạy thông qua môn tiếng
Việt. Cần xây dựng một chương trình dạy giao tiếp, sơ đồ giao tiếp. Trong tiếng
Việt có rất nhiều thành ngữ so sánh hay sử dụng những phương pháp ẩn dụ,
hoán dụ, từ tượng thanh, tượng hình, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày sẽ phù hợp
với sáng tạo nghệ thuật văn chương. Chúng ta đều biết, ở lứa tuổi học sinh tiểu
học, vốn sống, vốn hiểu biết của các em chưa phong phú, các em còn đang trong
quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Dù giáo viên có cố gắng rất
nhiều trong việc hướng dẫn tổ chức quan sát đối tượng miêu tả, dù các em có
quan sát kỹ đến mấy nhưng do vốn từ còn nghèo nàn nên các em cũng chỉ biết
đưa vào bài làm hàng loạt chi tiết quan sát được, chưa biết lựa chọn các chi tiết
tiêu biểu chính xác, chưa biết sử dụng các từ ngữ sát thực tế, phát huy tối đa tác
dụng của những từ tượng thanh, tượng hình làm cho bài văn của mình thêm
phần hấp dẫn, sinh động có sức gợi tả, gợi cảm.
Để cung cấp thêm vốn từ cho học sinh, trước tiên người giáo viên phải tiến
hành dạy tốt các tiết từ ngữ, ngữ pháp… đặc biệt là các kiểu bài: “Cung cấp từ
ngữ và luyện tập từ”.
Trong kiểu bài này giáo viên cần chú ý xây dựng vốn từ ngữ cho học sinh.
Ngoài những từ ngữ vốn có trong sách giáo khoa, các em có thể tự bổ sung một
số từ ngữ khác dựa vào sự hiểu biết của riêng mình về các chủ đề đã học.
Khi giảng dạy từ ngữ, ngữ pháp tôi thường dùng các phương pháp quy nạp,
diễn dịch, đặc biệt là phương pháp quy nạp. Từ ngữ, các đơn vị lời nói nằm

trong vốn ngôn ngữ tiếng Việt mà học sinh đưa ra, giáo viên có thể giúp học
Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

7

sinh quy nạp kiên thức, phân loại nó thành mô hình (mẫu). Các em có thể đặt lại
câu theo mẫu đó với việc sử dụng nhiều từ tượng thanh và từ tượng hình khác
nhau.
Ngoài ra có thể giúp học sinh tăng thêm vốn từ ngữ tôi đã có một số
phương pháp sau:
1. Trong quá trình giảng dạy, tôi sưu tầm những đoạn văn miêu tả hay,
cho học sinh đọc và yêu cầu học sinh thống kê những từ tượng hình, tượng
thanh, gợi tả trong đoạn văn đó.
Ví dụ: Em hãy tìm những từ tượng thanh, tượng hình, gợi tả trong đoạn văn
sau:
“Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm
và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một
con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp
đó rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi
cũng thức dậy gáy te te.
Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối tiếng chim
cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập
bùng trên các bếp. Ngoài bờ suối đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì
rầm, tiếng gọi nhau í ới.”
(Buổi sáng mùa hè trong thung lũng - Tiếng Việt lớp 5, tập hai).
Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu các em học sinh
xác định được từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn mà còn giúp các em

học tập được cách miêu tả và sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả. Ở bài tập này,
hầu hết các em phát hiện được các từ tượng hình, tượng thanh trên cơ sở đó tôi
phân tích để học sinh thấy rõ tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng
thanh trong bài tập đó.
Tiếp theo bài tập ấy tôi đưa ra một bài tập khác nhằm kiểm tra việc nắm bắt
những điều mà tôi vừa phân tích và giảng giải ở trên xem khả năng hiểu bài của
các en đến đâu.
Ví dụ:
Cô có một loạt các từ tượng hình, tượng thanh sau: Phành phạch, lanh
lảnh, rì rầm, lanh canh, í ới… hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh khu phố
nơi em ở vào buổi sáng khi mọi người thức dậy đi làm.
Với bài tập này giúp các em phát huy được óc sáng tạo, trí tưởng tượng của
mình.
2. Trong qua trình giảng dạy, tôi ra các bài tập yêu cầu học sinh vận
dụng linh hoạt các từ tượng hình, tượng thanh trong văn miêu tả.
Ví dụ 1:

Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

8

Tìm một số từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh để miêu tả màu da, đôi
mắt, giọng nói, tiếng cười.
- Từ miêu tả màu da: Đỏ đắn, trắng trẻo, xanh xao, hồng hào…
- Từ miêu tả đôi mắt: Hiền hậu, tinh tường, (đen) lay láy…
- Từ miêu tả giọng nói: Ồm ồm, lanh lảnh, khàn khàn, sang sảng…
- Từ miêu tả nụ cười: Khúc khích, khanh khách, ha hả, tủm tỉm…

Ví dụ 2:
Sửa lại những từ ngữ dùng sai trong đoạn văn sau:
“Dáng người mẹ đậm đà, da đen lay láy vì dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt
mẹ đầy đặn và có phúc. Dưới cặp lông mày thanh thản đôi mắt của mẹ tôi mở to
thao láo. Đôi mắt ấy đối với tôi thật gần gũi và sáng sủa biết bao”.
Có thể sửa lại là:
“Dáng người mẹ đậm đà, da đen lay láy vì dãi dầu mưa nắng. Khuôn mặt
mẹ đầy đặn và phúc hậu. Đôi mắt mẹ mở to dưới cặp lông mày thanh thanh. Đôi
mắt ấy đối với tôi thật gần gũi và thân thiết biết bao”.
Ví dụ 3:
Em hãy nhận xét các từ láy gạch chân trong các câu dưới đây, từ nào diễn
tả ý liên tục lặp đi lặp lại của sự vật, từ nào nghĩa giảm nhẹ, từ nào nghĩa mạnh
thêm?
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Nao nao dòng nước uấn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Em bé của Ngọc mắt đen lay láy.
Ví dụ 4:
Em hãy tìm một số từ tượng hình, từ tượng thanh để diễn tả kiểu đi, kiểu
chạy khác nhau?
(Đi lò dò, đi hối hả, đi khệnh khạng, đi tất tưởi… chạy thuăn thuắt, chạy
phăng phăng, chạy lạch bạch, chạy tình thịch…).
Mục đích của kiểu bài này làm phong phú vốn từ của học sinh, đặc biệt là
tập dùng các từ tượng hình, tượng thanh có tính chất gợi tả, tạo hình ảnh sinh
động.
3. Tổ chức cho học sinh quan sát:
Phương pháp này hình thức tốt nhất để phát huy khả năng ngôn ngữ của
học sinh, phát huy trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo tinh tế của các
em.

Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

9

Từ thực tế nghiên cứu giảng dạy tôi thấy những câu văn hay là những câu
văn được quan sát thực tế một cách tinh tế, tỉ mỉ.
Ví dụ 1:
Ngoài vườn, trên các lối xóm, cây xoan gầy thân mốc trắng dơ lên những
cách tay đen đủi, trơ trụi đã trổ từng túm lá tơ. Trong những đám lá nhỏ xanh
rờn ấy, nhoi ra những chùm nụ be bé. Gặp mưa bụi li ti, những chùm nụ nở hoa.
Hoa xoan nhỏ cánh trấu, tim tím, trăng trắng vừa nở lại vừa rụng phơi phới
trong mưa xuân.
Từ những kinh nghiệm ấy tôi luôn luôn chú ý đến phương pháp “tổ chức
cho học sinh quan sát”. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải tạo điều
kiện cho học sinh đến tận nơi để quan sát đối tượng trước khi miêu tả và coi đó
là nguyên tắc khi giảng dạy văn miêu tả. Chỉ trên cơ sở thu nhận trực tiếp các
nhận xét, các ấn tượng cảm xúc về sự vật, hiện tượng thì cảm xúc mới nảy sinh.
Có như thế thì bài viết mới có cảm xúc thực sự.
Khi đưa học sinh quan sát thực tế, vai trò hướng dẫn của người giáo viên là
rất quan trọng. Giáo viên nên hướng dẫn các em chọn vị trí quan sát như thế nào
để thuận lợi nhất, khi quan sát được điều gì cần phải ghi nhận ngay, giáo viên
phải cho học sinh làm bài thu hoạch ngay sau khi quan sát.
Ví dụ 2:
Có một đề văn như sau:
“Em hãy tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em vào một buổi sáng đẹp
trời”.
Để giúp cho các em làm tốt bài tập này. Theo tôi nên cho học sinh đi thăm

cánh đồng vào buổi sáng. Trước khi đi tôi phổ biến cách để học sinh quan sát và
ghi nhận thông tin, khi quan sát được bằng cách đưa ra một loạt những câu hỏi
để các em trả lời các câu hỏi đó, như:
- Từ xa em thấy cánh đồng lúa đang chín như thế nào?
- Lại gần em thấy ruộng lúa sao? Khóm lúa, bông lúa, hạt lúa như thế nào?
- Khi mặt trời lên cao quang cảnh cánh đồng lúa ra sao?
- Bên phải, bên trái cánh đồng lúa có gì đáng chú ý?
Trong lúc quan sát tôi khéo léo gợi mở để các em có thể phát huy sự hiểu
biết, vốn ngôn ngữ, kết hợp với khả năng liên tưởng cảm xúc để cho việc quan
sát tốt hơn.
Làm văn miêu tả không phải lúc nào cũng có đối tượng trước mắt để rồi
thực hiện cách thức “bút chì cầm tay ghi chép tại hiện trường”. Ở lớp 4 tả cái
cặp, các em có thể quan sát ngay tại lớp và tả. Nhưng lên lớp 5, các em phải tả
bà, tả mẹ, tả buổi chào cờ… thì không thể quan sát đối tượng trực tiếp được mà
các em phải sử dụng hồi ức của mình, phải huy động những hiểu biết, những
Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

10

nhận xét, những cảm xúc đã có trong ký ức của mình về đối tượng miêu tả để
làm bài văn.
Hồi ức tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp sự vật, là phục hồi sự nhìn nhận
bằng cách gợi nhớ để giúp các em làm bài khi miêu tả. Bài văn miêu tả sẽ tốt, sẽ
thành công khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn
chỉnh. Nghĩa là sau khi các em đã hình dung đầy đủ sự vật các em sẽ viết được
bài một cách chi tiết, hoàn chỉnh có sự lựa chọn.
Trong các tiết học này, tôi luôn sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp

các em dần hồi tưởng lại sự vật mà bài văn miêu tả yêu cầu tả.
Ví dụ 1:
“Thầy cô giáo là những người luôn gần gũi các em, giúp đỡ các em để các
em có thêm những tri thức mới mẻ về cuộc sống xã hội. Em hãy tả thầy cô
giáo”.
Đối với bài tập này tôi sử dụng một hệ thống câu hỏi mở rộng sau:
- Cô giáo em là người như thế nào? (Thái độ, cử chỉ, lời nói, hình dáng…).
- Khi miêu tả cô nên dùng từ ngữ nào để tả cho sát với thực tế?
Ví dụ 2:
Bài văn miêu tả hình dáng bà.
Dùng câu hỏi so sánh:
- Hình dáng của bà có giống cô giáo trong bài trước không?
- Nên dùng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả một cách chính xác và phù hợp
(hình dáng, cử chỉ như thế nào là gây ấn tượng và phù hợp nhất).
Cứ như vậy, mặc dù dùng hồi ức, tưởng tượng, các em vẫn có thể có đầy đủ
những các tư liệu chính xác về đối tượng miêu tả. Những chi tiết ghi nhận được
tại chỗ trước đó sẽ trở lại với các em và rõ ràng là gây ấn tượng.
4. Phương pháp rút kinh nghiệm bài làm của mình, của bạn.
Phương pháp này không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy môn văn
nhất là môn tập làm văn. Khâu này được thể hiện rõ nét nhất trong tiết trả bài.
Để có một tiết trả bài hiệu quả tôi tiến hành chấm bài. Khi chấm bài tôi đọc kỹ
từng câu từng đoạn để phát hiện cái đúng, cái hay, chỗ sai, chỗ dở của học sinh
rồi phân thành từng loại: tốt, khá, trung bình, yếu. Để thuận lợi cho việc nhận
xét đánh giá kết quả học tập của học sinh. Yêu cầu bài làm của từng đối tượng
cũng có sự khác nhau.
- Khá giỏi: Yêu cầu kết cấu bài phải chặt chẽ, gọn, câu văn phải có sự sáng
tạo, liên tưởng.
- Trung bình: Yêu cầu bài làm đúng, bố cục đầy đủ, mạch lạc, rõ ràng.
- Yếu: Có thể châm trước về bố cục và câu.
Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng



Sáng kiến kinh nghiệm

11

Phân loại bài như vậy rồi tôi tiến hành chữa lỗi câu ngay từ khi trả bài. Qua
bài làm của học sinh, tôi thấy các em thường mắc lỗi sai lớn nhất là câu không
đủ thành phần thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ:
Ví dụ: “Em rất thích chiếc cặp bố tặng. Có hình chữ nhật vuông vắn”.
Câu đúng sẽ là: “Em rất thích chiếc cặp bố tặng. Nó (chiếc cặp) có hình
chữ nhật vuông vắn”.
Câu thiếu thành phần vị ngữ:
Ví dụ:
“Lòng dũng cảm của chú Công an và con ngựa”.
Ở câu này ta phải sửa như sau: Thêm thành phần vị ngữ vào câu hoặc cấu
tạo lại hoàn toàn cả câu: “Chú Công an và con ngựa đều dũng cảm”.
Cũng có khi các em viết câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: “Trên cánh đồng làng chạy dọc theo sông Hồng”.
Để sửa câu này ta phải bỏ từ “Trên”.
Ngoài những lỗi về câu còn có những lỗi về cách sử dụng từ chưa hay, chưa
sát thực.
Ví dụ: Để tả hình dáng một em bé có học sinh viết: “Bé Hoa có dáng người
béo mập.”.
Trong trường hợp này tôi đưa ra câu hỏi để các em thấy sử dụng từ “béo
mập” làm cho bài văn không hay, nên thay từ “béo mập” bằng từ “mập mạp” thì
câu văn sẽ hay hơn.
Như vậy trong tiết trả bài các em sẽ nhận ra các thiếu sót ở bài làm của bạn
cũng như của mình để rút kinh nghiệm và làm bài sau tốt hơn.
IV. KẾT QUẢ


Qua quá trình thực nghiệm tôi thấy việc sử dụng các biện pháp trên (4 biện
pháp) đã đem lại kết quả khá rõ rệt. Từ chỗ bài làm của học sinh còn nghèo nàn,
có chỗ từ ngữ sử dụng chưa chính xác, không sát thực, bố cục không rõ ràng, bài
sơ sài, câu văn thiếu sinh động, thiếu hấp dẫn. Nay bài làm của các em đã có
những câu văn miêu tả hay với việc sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, các
biên pháp tu từ, dù chưa đạt được đến mức thành thạo, nhuần nhuyễn nhưng đã
có sự sáng tạo linh hoạt, câu văn mượt mà có hình ảnh, có cảm xúc. Làm tốt các
biện pháp trên tôi còn đạt được một mục đích nữa là giúp các em học môn tiếng
Việt nhanh hơn, dễ hiểu hơn, các em yêu thích bộ môn hơn.
Trong văn miêu tả các biện pháp tu từ nói chung, từ tượng hình, tượng
thanh nói riêng giữ một vài trò quan trọng vì chúng có ưu thế trong việc khắc
họa hành động, hình dáng, mầu sắc, đặc điểm, âm thanh… của đối tượng được
miêu tả. Nếu sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh một cách linh hoạt, sáng
tạo thì bài văn miêu tả sẽ trở nên hấp dẫn, gần gũi với người đọc.
Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

12

Môn tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức của cả văn và tiếng Việt. Học
văn và tiếng Việt tốt sẽ giúp cho bài văn có nhiều hình ảnh, tư liệu, lập luận đưa
ra sẽ chính xác và chặt chẽ.
Để có kết quả tốt trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên phải nghiên cứu
tìm tòi để tìm ra phương pháp tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Bản thân
tôi luôn coi trọng phương pháp đã trình bày ở trên, các biện pháp đó đã giúp cho
quá trình giảng dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng
của tôi có hiệu quả hơn. Cụ thể:

XẾP LOẠI

TRƯỚC KHI VẬN DỤNG
BIỆN PHÁP

SAU KHI VẬN DỤNG
BIỆN PHÁP

Số bài

Tỉ lệ (%)

Số bài

Tỉ lệ (%)

Giỏi

3

10,34

7

24,13

Khá

9


31,04

15

51,74

Trung bình

11

37,93

7

24,13

Yếu

6

20,69

0

0

Nhìn vào bảng đối chiếu so sánh trên cho thấy khi áp dụng phương pháp
mới thì chất lượng tăng lên rõ rệt. Cụ thể:
- Điểm yếu từ 6 bài giảm xuống còn 0 bài.
- Điểm trung bình từ 11 bài giảm xuống còn 07 bài.

- Điểm khá từ 09 bài tăng lên 15 bài.
- Điểm giỏi từ 3 bài tăng lên 7 bài.
KẾT LUẬN
Thật khó có thể đưa ra một mô hình khuôn mẫu chung cho phương pháp
giảng dạy môn tập làm văn nói chung và lại càng khó hơn khi tìm ra khuôn mẫu
cho từng kiểu bài nói riêng bởi vì “Văn học là nhân học”, phải tùy vào nội dung
cảm nghĩ, tùy khả năng, sở trường diễn đạt của người viết.
Đã từ lâu việc dạy môn tập làm văn là một việc làm khó, gây không ít lúng
túng cho giáo viên khi dạy phân môn này vì hầu như ở các lớp 1, 2, 3 các em chỉ
được rèn kỹ năng dùng từ đặt câu, trong khi đó khả năng viết đoạn văn lại là
quan trọng nhất vì đoạn văn là cơ sở, là thành tố cấu trúc bài văn thì các em chỉ
được học sơ qua nên việc làm văn còn nhiều hạn chế.
Trên đây là một vài biện pháp cải tiến trong quá trình giảng dạy môn tiếng
Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng. Cụ thể là sự sáng tạo của tôi
trong khi giảng dạy kiểu bài văn miêu tả cho học sinh ở lớp 5. Tôi không có hy
vọng nói hết, nói hay mọi điều về phân môn tập làm văn. Văn chương có khuôn
Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng


Sáng kiến kinh nghiệm

13

phép nhưng chân trời sáng tạo là vô biên. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra
chỉ là rất nhỏ, tôi mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp đóng góp ý
kiến để tôi tiến bộ hơn.
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Khi thực hiện đề tài này, tôi thấy giúp học sinh học tốt phân môn tập làm
văn ở bậc tiểu học là rất quan trọng, vì vậy tôi xin có một số kiến nghị sau:

Hiện nay chúng tôi đang tiến hành cải cách giáo dục cho phù hợp với sự
phát triển của xã hội nên các môn trong trường tiểu học cũng thay đổi nhiều,
trong đó có môn tiếng Việt. Song thực tế những thông tin, những tri thức mới,
những tài liệu để giáo viên tham khảo còn quá ít so với nhu cầu nâng cao trình
độ, nâng cao sự hiểu biết của mỗi giáo viên. Mặt khác việc tạo điều kiện cho học
sinh quan sát tiếp xúc với đối tượng cần miêu tả còn hạn chế. Vì vậy tôi tha thiết
đề nghị các cấp, các ngành có liên quan cố gắng tạo điều kiện về mọi mặt để
giúp chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình./.
Uông Bí, ngày 28 tháng 4 năm 2009
Người thực hiện

Lê Thị Tuyết

Giáo viên: Lê Thị Tuyết - Trường Tiểu học Bạch Đằng



×