Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa acid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Môn học: Công nghệ sản xuất Đường mía

GVHD: Thầy Thái Văn Đức
Nhóm thực hiện: N5-53TP1

1.

Đinh Thị Ngọc Huyền

2.

Nguyễn Văn Trường

3.

Trần Thị Huỳnh Chơn

4.

Phạm Thị Út Quyên

5.

Trần Anh Tú

6.

Trần Thái Thị Hồng Uyên


7.

Phạm Thị Diễm Hương

8.

Tống Quang Anh

9.

Phạm Thị Khánh Quỳnh


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

NỘI DUNG
1

2

3

4

• Mở đầu
• Công nghệ làm sạch nước mía bằng
phương pháp sunfit hóa acid


• Ưu, nhược điểm của phương pháp
• Kết luận

2


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

I. MỞ ĐẦU
1. Tổng quan
- Ngành đường mía ở nước ta đã có từ lâu đời, rất gần gũi, quen
thuộc với người dân.
- Mía được tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm: đường, giấy, phân
bón,…
- Thành phần của nước mía hỗn hợp phụ thuộc vào:
• Giống mía
• Thổ nhưỡng
• Khí hậu
• Điều kiện canh tác
- Trong công nghệ sản xuất đường mía, làm sạch nước mía là khâu
quan trọng nhất. Vì:
• Làm sạch giúp làm tăng chất lượng của đường tinh luyện.
• Làm tăng hiệu suất sản xuất đường.
 Giảm giá thành sản phẩm
Làm sạch nước mía là khâu quan trọng nhất trong CNSX
đường mía

3



Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

2. Các phương pháp làm sạch nước mía
Phương pháp làm sạch nước mía

Phương
pháp vôi

Sunfit hóa
acid

Đặc
điểm
của
phương pháp này là
là thông SO2 vào
nước mía đến pH
acid và thu được sản
phẩm đường trắng.
Đây là phương pháp
có nhiều ưu điểm
nên được dùng rộng
rãi trong SX đường

Phương
pháp

sunfit hóa

Sunfit hóa kiềm
mạnh
Trong quá trình làm
sạch có giai đoạn tiến
hành ở pH cao, hiệu
quả làm sạch tương
đối tốt đặc biệt với
loại mía xấu, sâu
bệnh. Nhưng do sự
phân hủy đường
tương đối lớn, màu
nước mía đậm, tổn
thất đường nhiều 
không sử dụng

4

Phương pháp
Cacbonat hóa

Sunfit hóa kiềm
nhẹ
Phương pháp này (pH
= 8 – 9) có đặc điểm là
chỉ tiến hành thông
SO2 vào nước mía,
không thông SO2 vào
mật chè và sản phẩm

đường thô. Hiệu quả
hơn pp vôi nhưng thiết
bị và thao tác phức tạp
hơn, hóa chất tiêu hao
nhiểu ít dùng


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

II.CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH NƯỚC MÍA
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUNFIT HÓA
Nước mía hỗn hợp chứa một lượng các chất không đường không
có lợi cho quá trình chế biến đường. Nên mục đích chính của quá
trình làm sạch đường là:
- Loại tối đa các chất không đường ra khỏi nước mía, đặc biệt là các
chất có hoạt tính bề mặt và chất keo.
- Trung hòa nước mía hỗn hợp.
- Loại bỏ tất cả tạp chất trong nước mía hỗn hợp.
A. Khí

SO2 trong CNSX đường mía

1. Đặc điểm chung
- Công thức hóa học: SO2
- Phản ứng hóa học: S+O2 SO2
- Ứng dụng: công nghệ làm sạch, đặc biệt trong công nghiệp đường
mía.
- Đặc điểm: SO2 dùng trong sản xuất đường có thể ở dạng khí, lỏng

hoặc muối (Na2SO3, NaHSO3, Na2S2O4) ,và hiện nay thường dùng
nhất là dạng khí.

2. Tác dụng của SO2 với nước mía
Tác dụng của SO2 với nước mía và mật chè tùy thuộc vào tính chất
trung tính hoặc kiềm của chúng. Tác dụng của SO2 như sau:
a.Trung hòa lượng vôi dư trong nước mía
Khi cho SO2 vào nước mía có vôi dư phản ứng xảy ra như sau:

5


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

SO2 + H2O  H2SO3
Ca(OH)2 + H2SO3  CaSO3 + 2H2O
Tác dụng:
- Làm giảm pH, hạn chế sự phân hủy đường sac và đường khử trong
môi trường kiềm khi gia nhiệt.
- CaSO3 là cất kết tủa có khả năng hấp phụ các chất không đường,
chất màu và chất béo có trong dung dịch.
- Ngưng kết được một số chất keo.
b. Hòa tan muối Canxi sunfit kết tủa:
Khi thông SO2 quá lượng có thể làm cho canxi sunfit kết tủa biến
thành canxi bisunfit hòa tan.
CaSO3 + SO2 + H2O  Ca(HSO3)2
• Ảnh hưởng:
 Giảm hiệu quả làm sạch do muối canxi sunfit kết tủa bị giảm. Khi

qia nhiệt thì muối bisunfit canxi bị phân giải tạo thành muối sunfit
canxi kết tủa đóng cặn trên bề mặt ống truyền nhiệt.
Ca(HSO3)2  CaSO3 + SO2 + H2O
c. Giảm độ nhớt của mật chè:
+ Khi xông SO2 vào nước mía hoặc mật chè, tạo thành một số
muối kết tủa có tác dụng hấp phụ các chất màu, chất keo  độ nhớt
giảm.
+ Khi cho SO2 vào làm thay đổi pH nên ngưng kết được số keo,
giảm độ nhớt.
+ Tạo môi trường axit nên độ nhớt thấp.

6


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

 Làm giảm độ nhớt mật chè, có lọi cho thao tác nấu đường và
kết tinh, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
d. Biến muối cacbonat thành muối sunfit:
- Trong nước mía có hàm lượng muối cacbônat của kali, canxi nhất
định khi thông SO2 tạo thành canxi sunphit và kali sunphit.
K2CO3 + H2SO3 = K2SO3 + H2O + CO2
CaCO3 + H2SO3 = CaSO3 + H2O + CO2
- Tác dụng:
+ Muối cacbônat có khả năng tạo mật lớn hơn muối sunphit nên sự thay
đổi từ muối cacbônat thành muối sunphit sẽ làm giảm khả năng tạo
mật.
+ Muối sunphit làm giảm độ kiềm, độ nhớt của mật chè có lợi cho việc

nấu đường, kết tinh, phân mật.

7


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

Sơ đồ công nghệ

B.

Nước mía hỗn hợp

Lọc 1

Gia nhiệt lần I

Thông SO2 lần I

Ca(OH)2

Trung hòa

Đun nóng lần II
Thiết bị lắng

Nước bùn


Nước lọc trong

Nước lắng trong
Đun nóng lần III
Mật
chè
trong

Lọc kiểm
tra

Lọc

Thông
SO2 lần II

Cô đặc

8

Bùn


Nhóm 5 – 53TP1

C.

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

Thuyết minh quy trình


1. Nước mía hỗn hợp
a. Thành phần của nước mía hỗn hợp
Thành phần
Phần
trăm
Đường
Saccaroza
12
Glucoza
0,9
Fructoza
0,5

Xenluloza
5,5
Pentosan
2
Araban
0,5
Linhin
2
Chất chứa Nito
Protein
0,12
Amit
0,07
Acid amin
0,21
Acid nitoric

0,01
NH3
Vết
Xantin
Vết
Chất béo và sáp
Pectin
0,2
Acid tự do (Suxinic malic)
0,08
Acid kết hợp (Suxinic,
0,12
malic)
Chất vô cơ
SiO2
0,25
K2O
0,12
Na2O
0,01
CaO
0,02
MgO
0,01
Fe2O3
Vết

9



Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

P2O5
SO2
Cl
H2O

0,07
0,02
Vết
74,5

- Nước mía hỗn hợp có chứa một lượng lớn các chất phi đường. Đặc
biệt là các đường khử có khả năng làm xấu màu cho sản phẩm đường
sau cùng và làm ảnh hưởng đến hiệu suất kết tinh đường.

2. Gia nhiệt lần 1





Mục đích
Loại không khí trong nước mía, giảm bớt sự tạo bọt trong hỗn
hợp nước mía.
Nhiệt độ tăng giúp tăng nhanh tốc độ phản ứng của các phản ứng
hóa học cho công đoạn thông SO2
Tác dụng diệt trùng, đề phòng sự lên men axit và sự xâm nhập

của vi sinh vật vào trong nước mía hỗn hợp.
Nhiệt độ không quá cao giúp hạn chế sự biến đổi của đường và
đường khử. Như hạn chế phản ứng caramen hóa đường, hoặc
phản ứng melanoidin. Hạn chế sự thủy phân của đường saccaroza
thành glucoza và fructoza.

10


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa
𝑡0

𝑡0

Saccaroza → Glucoza + fructoza → Chất màu + acid hữa cơ

3. Thông SO2 lần 1
- Mục đích:
 Thông SO2 để đưa dịch đường về pH thấp từ 3,4 đến 3,8 là môi
trường axit nhằm tạo điều kiện để keo ngưng kết phục vụ cho quá
trình tạo kết tủa và làm sạch mía về sau.
- Điều kiện công nghệ: Giá trị pH= 3,4-3,8.
 Nếu pH thấp hơn: sẽ làm tăng mạnh mẽ sự chuyển hóa sacaroza
tạo đường khử dẫn đến tăng tổn thất đường. Đồng thời làm tăng
lượng vôi trung hòa về sau gây tăng lượng tạp chất đưa vào và
không kinh tế.
 Nếu pH cao hơn: làm đường khử bị phân hủy, khi lượng vôi trung
hòa cho vào không đủ tạo ít kết tủa CaSO3 dẫn dến hiêu quả là

sạch không cao.

11


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thông SO2 lần 1.
 Nhiệt độ gia nhiêt.
Độ hòa tan của khí SO2 có liên quan đến nhiệt độ nước mía, nhiệt
độ dung dịch càng cao, độ hòa tan của SO2 càng thấp. Khi dùng nhiệt
độ quá cao, thì sự hấp phụ của SO2 khó khăn và tăng nhanh sự
chuyển hóa đường. Do đó, nhiệt độ gia nhiệt 1 chỉ trong phạm vi 5560o C.
 Cường độ lưu huỳnh
Nồng độ SO2 trong nước mía là một trong những yếu tố quyết định
sự tạo thành kết tủa CaSO3, nếu nồng độ SO2 càng cao, sự kết tủa
càng hoàn toàn, lượng kết tủa CaSO3 càng nhiều lọc kết tủa càng dễ
dàng.
Nếu nồng độ SO2 trong nước mía quá cao sẽ tạo thành Ca(HSO3 )2
hòa tan. Do đó cần nâng cao cường độ lưu huỳnh thích hợp để có
thể đạt hiệu suất làm sạch tốt và nâng cao hiệu suất thu hồi đường.
- Phản ứng hóa học xảy ra:
SO2
+
H2O

H2SO3
.

+
H2SO3

H
+
HSO3HSO3
 H+ + SO32-

4. Trung hòa
- Mục đích
 Tạo muối kết tủa để loại bỏ qua quá trình lọc sau này để làm sạch
nước mía.
 Trung hòa đưa pH của dung dịch nước mía đến 6,8-7,2 tránh hiện
tượng chuyển hóa của đường sacaroza.

12


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

 Tạo điểm đẳng điện để ngưng kết được một số thể keo trước khi đun
nóng.
 Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật do ion Ca2+ tác động lên nguyên
sinh chất của tế bào vi sinh vật.
- Phản ứng xảy ra
Ca(OH)2 + H2SO3  CaSO3 + 2H2O
Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2  Ca3(PO4)2 + H2O + H3PO4
- Các yếu tố ảnh hưởng

 Trị số pH trung hòa
 Nhiệt độ
 Thứ tự cho vôi và thông SO2
 Nồng độ P2O5

5. Đun nóng lần 2
- Mục đích
 Giảm độ nhớt, thuận lợi cho quá trình lắng
 Thúc đẩy các phản ứng hóa học, nhất là các phản ứng tạo tủa:
CaCO3, Ca3(PO4)2
 Phá vỡ lớp vỏ hydrat của của một số hệ keo, làm keo tu.
 Làm kết tủa hoàn toàn các muối như CaCO3, Ca3(PO4)2
- Yêu cầu: Nhiệt độ giữ ở mức từ 102⁰C đến 105⁰C

13


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

 Nhiệt độ thấp quá sẽ không đạt được những mục đích trên.
 Nhiệt độ cao quá sẽ gây ra những biến đổi xấu trong chuyển hóa
đường.

6. Lắng.
- Mục đích:
 Phân biệt nước mía trong và kết tủa (tạo ra khi cho các chất
điện li vào nước mía trong quá trình làm sạch).
 Nâng cao chất lượng sản phẩm (do tách các chất có ảnh hưởng

xấu đến sản phẩm).
 Nước mía sau khi đi qua thiết bị lắng trong thùng lắng sẽ thu
được nước bùn, nước bùn này sẽ được lọc ép. Kết quả lọc ép
sẽ cho 2 sản phẩm là nước lọc trong nổi lên trên và bùn ở dưới
ngăn bùn sẽ được đưa ra ngoài.
- Nguyên lí quá trình lắng trong nước mía
 Nước mía ở trạng thái tĩnh, khi cho chất điện li vào tạo kết tủa
cặn thì chúng sẽ chịu tác dụng của 2 lực là trọng lực: kéo kết
tủa đi xuống và lực đẩy acsimet: đẩy kết tủa đi lên .
 Khi trọng lực lớn hơn lực acsimet thì kết tủa sẽ lắng xuống,
tốc độ lắng phụ thuộc vào sự chênh lệch độ lớn của 2 lực, hay
nói cách khác tốc độ lắng phụ thuộc vào chênh lệch về trọng
lượng giữa chất rắn (cặn) và trọng lượng chất lỏng (nước mía).

14


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

- Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng
 Độ lớn của hạt kết tủa: Độ lớn của hạt kết tủa không đều nhau,
hạt lớn thì lắng nhanh, lắng xuống trước; hạt nhỏ li ti tạo với
nước mía thành dung dịch đục, lắng rất chậm.
 Nồng độ nước mía: Nồng độ càng cao, độ nhớt càng lớn thì
tốc độ lắng sẽ giảm. Độ nhớt của nước mía được giảm đi nhờ
quá trình đun nóng lần 2 (102-1050C), tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình lắng.
 Nhiệt độ: Khi nhiệt độ không ổn định, đột nhiên tăng cao hoặc

khi có chấn động hay bị va chạm thì những bọt trên bề mặt
nước mía bị vỡ ra, những hạt kết tủa không được hút lại mà
bắt đầu chìm xuống, do đó nước mía bị đục trở lại, dù có tiếp
tục để lắng nữa thì tốc độ lắng cũng rất chậm.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự chuyển động của chất lỏng
trong thùng lắng, nếu nhiệt độ không đều chỗ nóng, chỗ lạnh
thì có hiện tượng đối lưu, làm cho kết tủa không lắng theo
chiều thẳng đứng mà theo những hướng hỗn loạn, điều này
làm cho tốc độ lắng bị chậm lại... Cần bảo ôn thùng lắng để
giữ nhiệt đều.
 Sau quá trình lắng, ta thu được nước lắng trong và nước
bùn.

15


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

7. Lọc
Nước bùn thu được sau khi lắng nước mía hỗn hợp.
- Mục đích của quá trình lọc nước bùn là để tận thu nước mía,
tăng lượng nước mía trong, giúp làm tăng hiệu suất thu hồi
đường.
- Nguyên lý lọc
 Dùng lưới lọc có nhiều lỗ nhỏ
 Bã được giữ lại trên lớp lọc
 Dung dịch đi qua các lỗ nhỏ của lớp lọc nhờ áp suất dư so với
áp suất bên dưới lớp lọc.


16


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

Kết thúc quá trình lọc, bùn được loại bỏ hoặc được sử dụng
với mục đích khác. Nước lọc trong được pha chung với nước
lắng trong rồi thực hiện công đoạn tiếp theo.
- Các yếu tố ảnh hưởng
 Chất kết tủa
 Áp lực lọc & độ chân không
 Độ dính và nhiệt độ lớp bùn

8. Đun nóng lần 3
- Mục đích:

17


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

- Làm cho nước mía sôi mạnh trước khi vào nồi bốc hơi. Khi
đưa vào nồi bốc thì nước chè đã sôi và bắt đầu bay hơi giúp
giảm được thời gian bốc hơi của qía trinh cô đặc sau đó.
- T= 110-115oC đạt nhiệt độ sôi của nước mía.

- Nước mía được đun nóng qua 3 giai đoạn với nhiệt độ nâng
cao từ từ để tránh những chuyển hóa mạnh (thời gian đun nóng
càng dài, ở nhiệt độ cao đường dễ bị biến màu) và kích thích
phát huy tác dụng tốt tác dụng làm sạch ở nhiệt độ thấp.

9. Cô đặc
- Mục đích:
 Nước mía được cô đặc để làm bay hơi nước mía, tăng nồng độ
chất tan, tạo thành mật chè để chuẩn bị cho công đoạn nấu
đường.
- Những biến đổi xảy ra trong quá trình cô đặc:
 Trong điều kiện nhiệt độ cao, đường saccarose bị caramen hóa
làm tăng màu sắc của dịch nước mía:
+ Ở 95oC, đường khử có thể bị caramel hóa.
+ Ở 160oC, quá trình caramel hóa xảy ra mạnh. Saccharose
loại 1 phân tử nước tạo ra glucosan và fructosan.

18


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

+ Ở 185 – 190oC, glucosan kết hợp với fructosan tạo thành
isosaccharosan.
+Tiếp tục, 2 phân tử isosaccharosan kết với nhau, loại 2 phân
tử nước tạo thành caramelan.
+ Caramelan lại kết hợp với isosaccharosan, loại 3 phân tử
nước tạo thành caramelen.

+ Khi nhiệt độ tăng cao trên 200oC tạo thành caramelin (mất
tính hòa tan)

Sơ đồ chuỗi phản ứng Caramen đường
 Ngoài ra, đường khử cũng bị phân hủy hay kết hợp với các hợp
chất chứa nitơ tạo thành melanoidin làm tăng màu sắc nước mía.

19


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cô đặc:
 Nhiệt độ sôi
Khi tiến hanh quá trình cô đặc người ta đun nóng nước mía tới nhiệt
độ sôi. Nước trong sản phẩm bốc hơi cho đến khi nồng độ chất khô
đã đến nồng độ yêu cầu thì ngừng quá trình cô đặc và cho sản phẩm
ra khỏi thiết bị.
Khi áp suất hơi trên bề mặt của sản phẩm càng thấp thì nhiệt độ sôi
của sản phẩm càng thấp. Vì vậy việc tạo độ chân không trong thiết
bị cô đặc sẽ giảm được nhiệt độ sôi của sản phẩm. Hay nói cách khác
là điều chỉnh nhiệt độ sôi bằng cách thay đổi độ chân không.
Khi nồng độ chất khô trong sản phẩm càng lớn thì nhiệt độ sôi càng
cao. Trong quá trình cô đặc, nồng độ chất khô tăng dần nên nhiệt độ
sôi của sản phẩm cũng tăng dần.
Nhiệt độ sôi thấp thì tính chất của thực phẩm ít bị biến đổi như sinh
tố ít bị tổn thất, màu sắc ít bị biến đổi, mùi thơm cũng ít bị bay hơi.


20


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

Nhiệt độ sôi thấp còn làm giảm tốc độ ăn mòn và kéo dài thời gian
bền của vật liệu làm thiết bị cô đặc.
 Thời gian cô đặc
 Là thời gian lưu lại của sản phẩm trong thiết bị cô đặc cho sự
bốc hơi nước ra khỏi nguyên liệu để đạt đến độ khô yêu cầu.
 Thời gian cô đặc phụ thuộc vào phương pháp làm việc của
thiết bị và cường độ bốc hơi của sản phẩm. Các thiết bị cho
nguyên liệu vào, sản phẩm ra liên tục và sản phẩm có cường
độ bốc hơi lớn thì thời gian lưu lại của sản phẩm trong thiết bị
càng ngắn.
 Cường độ bốc hơi
 Cường độ bốc hơi của sản phẩm phụ thuộc cường độ trao đổi
nhiệt giữa hơi nóng và sản phẩm bốc hơi. Cường độ trao đổi
nhiệt được đặc trưng bằng hệ số truyền nhiệt của quá trình
cô đặc. Hệ số truyền nhiệt càng lớn, cường độ bốc hơi càng
cao.

10. Thông SO2 lần 2
- Thông SO2 lần 2 vào mật chè sau khi bốc hơi có tác dụng như
sau:

21



Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

 Tẩy màu:

 Khi cho khí SO2 vào mật chè,các nối đôi trong phân tử chất màu sẽ
bị khử.
 SO2 khử các ion kim loại Fe3+ , Fe2+, Cu2+, đây là các chất xúc tác
cho phản ứng oxi hóa các hợp chất làm biến đổi màu của mật chè
theo chiều hướng không có lợi  Ngăn ngừa ảnh hưởng không tốt
của oxi không khí.
 Bao vây nhóm màu Cacbonyl7

Phản ứng khử màu của SO2
SO2 + H2O  H2SO3
H2SO3 + M (Chất có màu)  H2SO3.M (Chất không màu)
 Tạo kết tủa:
Nếu trong nước mía còn lượng vôi dư thì khi cho SO2 vào sẽ có các
phản ứng xảy ra là:

22


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

SO2 + H2O = H2SO3 (phản ứng thuận nghịch)

H2SO3 + Ca(OH)2 = CaSO3 (kết tủa) + H2
Chú ý: thời gian xông SO2 càng nhanh càng tốt để hạn chế sự
chuyển hóa đường.

11. Lọc kiểm tra.
Trong quá trình lắng còn một số chất lơ lửng hoặc một số kết tủa tạo
ra khi sunfit hóa lần 2 cho nên cần phải lọc để loại bỏ các thành phần
này.

23


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

III. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA
PHƯƠNG PHÁP SUNFIT HÓA
1. Ưu điểm
- Tiêu hao hóa chất (vôi, lưu huỳnh) tương đối ít.
- Sơ đồ công nghệ và thiết bị tương đối đơn giản, vốn đầu tư ít.
- Sản xuất đường trắng.
- Hiệu quả làm sạch tốt
- Sản phẩm thu được là đường RS

2. Nhược điểm
- Loại chất không đường ít, sự chênh lệch độ tinh khiết của nước mía
trước và sau làm sạch thấp, thậm chí đôi khi có trị số âm (tức là sau
khi làm sạch chất không đường tăng lên).
- Hàm lượng canxi trong nước mía tương đối nhiều, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sự đóng cặn trong thiết bị bốc hơi, ảnh hưởng đến
hiệu xuất thu hồi đường.
- Khi gặp loại mía xấu, sâu bệnh khó làm sạch thì không thể cho hiệu
quả ổn định. Do hiệu quả là sạch không tốt nên phẩm chất đường
thành phẩm của phương pháp SO2 không bằng phương pháp CO2.
Trong quá trình bảo quản, đường dễ biến màu do oxi của không khí

24


Nhóm 5 – 53TP1

Làm sạch nước mía bằng phương pháp sunfit hóa

- Trong quá trình thao tác đường sacaroza chuyển hóa tương đối lớn,
đường khử bị phân hủy, tổn thất đường trong bùn lọc cao.
- Hóa chất sử dụng nhiều.

25


×