Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Công nghệ 7: Chủ đề sâu bệnh hại cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.03 KB, 13 trang )

Ngày soạn:………………..
Ngày dạy: ………………….
XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
(Thời lượng 4 tiết – bài 12, 13, 14 -Tiết 9-10- 11- 12)
A. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:
1. Lý do xây dựng chủ đề: Hàng năm tổng sản lượng lương thực trên thế giới bị
giảm sút nghiêm trọng do tác hại của sâu bệnh, ở địa phương ta vụ hè thu vừa qua
hợp tác xã nông nghiệp Lâu Thượng thất thu 22,16% sản lượng hoa màu. Vậy để hiểu
thêm về khái niệm sâu bênh, tác hại của sâu bệnh ảnh hưởng tới cây trồng như thế
nào, cách phòng, chống sâu bệnh ra sao, việc xây dựng chuyên đề sâu bệnh hại cây
trồng là rất cần thiết trong cuộc sống.
2.Xác định chuẩn kiến thức,kỹ năng, thái độ và năng lực:
a. Kiến thức: Qua chủ đề học sinh biết- trình bày được khái niệm, tác hại của sâu
bệnh hại cây trồng. Trình bày được được các nguyên tắc, nội dung của 1 số biện pháp
phòng trừ sâu bệnh. Trình bày được 1 số dạng thuốc trừ sâu bệnh, cụ thể:
- Những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản
phẩm ở các mức độ khác nhau, xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của
côn trùng làm cơ sở để hình thành khái niệm sâu, bệnh hại, xác định được các đặc
điểm chung và bản chất của sâu, bệnh hại qua phân tích những điểm giống và khác
nhau giữa côn trùng và sâu hại, chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của khái niệm về
bệnh cây,một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được
nguyên nhân gây ra, giải thích nội dung vai trò của các nguyên tắc phòng chống sâu,
bệnh hại cây trồng, trình bày nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng trừ sâu
bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh hại, nội dung công việc và ưu
nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, chỉ ra được
những ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày
được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả trừ sâu, bệnh an toàn. Nêu được
những biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc. Trình bày được nội dung phòng trừ sâu
hại bằng biện pháp sinh học và ưu, nhược điểm của phương pháp này. Giải thích
được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của biện pháp
này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật.


b.Kỹ năng:Rèn kỹ năng nhận biết được độ độc của thuốc qua kí hiệu, biểu thị trên
nhãn thuốc.nhận biết được tên thuốc, hàm lượng chất độc và dạng thuốc qua kí hiệu
ghi ở nhãn trên bao bì.
c.Thái độ: Có ý thức phòng, trừ sâu, bệnh để hạn chế sự gây hại về số lượng chất
lượng sản phẩm.


Có ý thức phát hiện sâu, bệnh hại qua quan sát dấu hiệu bị hại trên lá, thân, hoa, quả
của cây từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Có ý thức tham gia tích cực cùng gia
đình, địa phương phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.có ý thức tiết kiệm, tận dụng các
loại phân bón và bảo vệ môi trường Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ
môi trường.
d. Những năng lực cần hướng tới:
1. Năng lực chung
- Năng lực làm việc hợp tác, năng lực tự học.
-Năng lực tư duy, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chuyên biệt
- Thực hiện các thao tác chính xác, không gây nguy hiểm cho con người, hạn chế tối
đa việc làm ảnh hưởng đến môi trường.
-Tư duy khoa học, lô gic, vận dụng vào thực tế, kết hợp học đi đôi với hành, gắn lý
thuyết với lao động thực tiễn qua việc bắt sâu, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
3.Nội dung của chủ đề:
- Khái niệm về sâu bệnh.
- Tác hại của sâu bệnh.
- Cách phòng trừ sâu bệnh hại.
- Thực hành nhận biết các thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.
4. Bảng mô tả các cấp độ tư duy:
*Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi trong chủ đề
Bảng mô tả đánh giá chủ đề Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Nội

Loại
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng
dung CH/BT
cao
ND 1. Câu
- Nêu được những - Xác định được Liên hệ thực tế
Sâu,
hỏi/ bài tác hại do sâu, những đặc điểm kể được những
bệnh tập định bệnh hại gây ra cho sinh học cơ bản cách gây hại của
hại
tính
cây trồng về năng của côn trùng
sâu, bệnh. Lấy
cây
suất, chất lượng - Chỉ ra được được ví dụ về
trồng
sản phẩm ở các nguyên nhân gây ra côn trùng có hại
mức độ khác nhau. bệnh cây, những và côn trùng có
- Trình bày được dấu hiệu cơ bản ích
một số dấu hiệu của khái niệm về Câu 3.1; 3.2
cây bị hại ở các bộ bệnh cây.
phận khác nhau và
xác định được Câu 2.1; 2.2
nguyên nhân gây


ra.
Câu 1.1, 1.4, 1.5

ND 2. Câu
- Nêu được các
Phòng hỏi/ bài biện pháp phòng
trừ
tập định trừ hại cây trồng.
sâu,
tính
Ưu, nhược điểm
bệnh
của mỗi biện pháp
hại
Câu 1.2, 1.6,

- Nêu và giải thích
nội dung vai trò
của nguyên tắc
phòng chống sâu,
bệnh hại cây trồng.
- So sánh được ưu,
nhược điểm của
các biện pháp
phòng trừ sâu bệnh
hại cây trồng
Câu 2.3; 2.4, 2.5

- Giải thích được
điều kiện sử
dụng thuốc hóa
học để phòng trừ
sâu, bệnh.

Câu 3.3

- Đề xuất
được biện
pháp hạn
chế sự phát
sinh, phát
triển sâu,
bệnh
hại
cây trồng.
Vận dụng
được
những biện
pháp
an
toàn khi sử
dụng thuốc
hóa
học
vào thực tế.
Câu 4.1;
4.2

ND 3. Câu
- Nhận biết được
Thực hỏi/ bài độ độc của thuốc
hành tập thực qua kí hiệu trên
hành/
nhãn thuốc, bao bì.

thí
Câu 1.3, 1.7, 1.8
nghiệm

Vận dụng kiến
thức đã học xác
định được ý
nghĩa tên của
thuốc trừ sâu,
bệnh cụ thể
Câu 3.4
5. Hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả.
1. Mức 1: Nhận biết.
Câu 1.1. Em cho biết hình nào thể hiện sâu gây hại, bệnh gây hại?

Hình 1
Đáp án:

Hình 2

Hình 3

Hình 4


Sâu hại cây trồng: Hình 1, hình 3 ( Côn trùng gây hại)
Bệnh hại cây trồng: Hình 2, hình 4 (Vi khuẩn, virút, nấm gây hại)
Câu 1.2. Em hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh ?
Đáp án
a. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại ;

b. Biện pháp thủ công;
c. Biện pháp hóa học;
d. Biện pháp sinh học;
e. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
Câu 1.3: Em hãy nhận biết các độ độc qua các nhãn thuốc sau.

Câu1.4. Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống:
Sâu, bệnh có ảnh hưởng… đến đời sống cây trồng. Khi cây bị sâu, bệnh phá hại,
cây trồng sinh trưởng, phát triển……….năng suất và chất lượng nông sản…,
……………..thậm chí không có thu hoạch.
Đáp án: 1: xấu; 2: kém; 3:giảm
Câu 1.5 Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại thường có những dấu hiệu sau:
A. Cành cây bị gãy, sần sùi
B. Lá bị thủng, biến dạng
C. Quả bị đen, củ bị thối
D. Tất cả những dấu hiệu trên
Câu 1.6. Có các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng: Bắt sâu hại bằng tay,
bẫy đèn, phun thuốc trừ sâu, biện pháp sinh học? Em hãy nêu ưu điểm và nhược điểm
của các biện pháp trên?
Đáp án: Bắt sâu hại bằng tay:
Ưu điểm: Dễ làm, không gây ô nhiễm môi trường.
Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, chỉ hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh, hiệu quả
không cao (nhất khi sâu bệnh phát triển nhiều ) .
- Bẫy đèn:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện.
Nhược điểm: Hiệu quả thấp ( chỉ hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh), tốn công.
- Phun thuốc trừ sâu:
Ưu điểm: Trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao, nhanh chóng.
Nhược điểm: Gây độc cho người, gia súc, ô nhiễm môi trường.

- Biện pháp sinh học:


Ưu điểm: An toàn đối với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài.
Nhược điểm: Hiệu quả chậm, vì có thời gian cho thiên địch phát triển mới phát huy
được vai trò hạn chế sâu hại phát triển.
Câu 1.7. Em hãy điền độ độc của các loại thuốc trừ sâu, bệnh dưới đây?
1………………
2…………………
3…………………
4……….….
Câu 1.8. Các ký hiệu sau của các dạng thuốc nào?
1. Thuốc bột thấm nước
a. GR
2. Thuốc hạt
b. BTN
3. Thuốc sữa
c. EC
2. Mức 2: Thông
hiểu
Câu 2.1: Sự khác biệt về biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?
a. Biến thái hoàn toàn trải qua 4 giai đoạn phát triển, biến thái không hoàn toàn
trải qua 3 giai đoạn phát triển
b. Biến thái hoàn toàn trải qua 3 giai đoạn phát triển, biến thái không hoàn toàn
trải qua 4 giai đoạn phát triển.
c. Biến thái hoàn toàn trải qua 2 giai đoạn phát triển, biến thái không hoàn toàn
trải qua 3 giai đoạn phát triển.
Câu 2.2: Nguyên nhân của bệnh sinh lí của cây trồng là?
A. Nấm hay tuyến trùng
B. Vi rút

C. Vi khuẩn
D. Môi trường bất thuận
Đáp án: D
Câu 2.3. So sánh ưu điểm và nhược điểm của biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng
biện pháp thủ công và biện pháp hóa học.
Biện pháp phòng trừ
Biện pháp thủ công

Biện pháp hóa học

Ưu điểm
Đơn giản, dễ làm, dễ
thực hiện, có tác dụng
khi sâu bệnh mới phát
triển
Nhanh chóng, triệt để,
hiệu quả cao

Nhược điểm
Tốn nhiều công, không triệt
để, hiệu quả thấp.
Gây ô nhiễm môi trường, gây
độc cho con người, vật nuôi
và sinh vật có lợi.

Câu 2.3. Em hãy quan sát vào nhãn thuốc trừ sâu sau. Nêu tên, hàm lượng chất
tác dụng và dạng thuốc.


Đáp án.

Tên thuốc: FORTAZEB
Hàm lượng chất tác dụng: 72
Dạng thuốc: WP (Bột thấm nước)
Câu 2.4: Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính?
Đáp án:
Tác động các biện pháp như vệ sinh môi trường, chăm sóc làm cho cây sinh trưởng,
phát triển tốt để cây không hoặc ít bị bệnh giúp tiết kiệm được thời gian, công sức,
tiền của đồng thời cây trống cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Câu 2.5: Để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng một cách hiệu quả:
a) Lựa chọn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh an toàn trước.
b) Phối hợp một cách hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.
c) Sử dụng đồng thời các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí.
d) Tất cả các ý trên.
Đáp án: b
3. Mức 3: Vận dụng cấp thấp:
Câu 3.1. Em hãy kể những cách gây hại của sâu, bệnh trên cây trồng mà em biết?
Trả lời
Sâu, bệnh hại ở tất cả các bộ phận của cây trồng: rễ, than, lá, hoa, quả, hạt… ở mọi
giai đoạn nên làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm.
Câu 3.2: Em hãy kể tên một số côn trùng là sâu hại, một số côn trùng không phải là
sâu hại mà em biết?
Trả lời
Một số côn trùng có hại: châu chấu, sâu bướm 2 chấm, bọ xít, bọ rầy...
Một số côn trùng không phải là sâu hại: ong mắt đỏ, bọ dừa, kiến vàng...
Câu 3.3. Tại sao chỉ sử dụng thuốc hóa học khi dịch hại tới ngưỡng?
A. Phá vỡ cân bằng sinh thái
B. Tránh gây cháy, táp lá và thân cây
C. Tránh hiện tượng kháng thuốc, hạn chế ô nhiễm môi trường
D. Tăng cường sự phát triển của thiên địch
Đáp án: C



Câu 3.4. Một bác nông dân khi mua thuốc để trừ rầy hại lúa Capcin25WP nhưng
không hiểu tên thuốc như vậy có ý nghĩa gì. Em hãy giải thích giúp bác ý nghĩa của
tên thuốc này?
Trả lời
Capcin: Thuốc trừ rầy Capcin
25: Chứa 25% chất tác dụng
WP: Dạng thuốc bột thấm nước
4. Mức 4: Vận dụng cấp cao
Câu 4.1. Để hạn chế sâu, bệnh phát triển trên đồng ruộng, trong canh tác rau nông
địa phương em thường kết hợp cùng lúc các biện pháp phòng trừ nào?
Trả lời
Các biện pháp thường kết hợp để hạn chế sâu, bệnh trong canh tác rau là:
1. Diệt ổ trứng, sâu non bằng tay.
2. Dùng lưới chắn côn trùng để hạn chế được nhiều sâu hại
3. Dùng màng phủ đất nhằm hạn chế nhiều loại sâu bệnh truyền từ đất
4. Sử dụng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy pheromone để bắt côn trùng trưởng thành
5. Dùng thiên địch để kìm hãm một số côn trùng có hại…
Câu 4.2. Buổi chiều lặng gió, Mai thấy bố mặc quần áo bảo hộ, đeo kính đi phun
thuốc trừ sâu cho lúa, Mai hỏi: Sao bố không mặc quần áo ngắn cho mát và phun
thuốc vào ngày trời có gió để nhờ gió đẩy thuốc ra xa hơn, đỡ phải đi lại nhiều? Em
hãy giúp bố Mai giải thích cho Mai hiểu?
Trả lời
Mặc đủ quần áo bảo hộ để tránh gây ngộ độc cho người phun.
Phải phun thuốc vào buổi chiều lặng gió để tránh cho thuốc hóa học bốc lên hay bay
theo chiều gió làm người phun thuốc bị ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
B. THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua chủ đề học sinh biết- trình bày được khái niệm, tác hại của sâu

bệnh hại cây trồng. Trình bày được được các nguyên tắc, nội dung của 1 số biện pháp
phòng trừ sâu bệnh. Trình bày được 1 số dạng thuốc trừ sâu bệnh, cụ thể:
- Những tác hại do sâu, bệnh hại gây ra cho cây trồng về năng suất, chất lượng sản
phẩm ở các mức độ khác nhau, xác định được những đặc điểm sinh học cơ bản của
côn trùng làm cơ sở để hình thành khái niệm sâu, bệnh hại, xác định được các đặc
điểm chung và bản chất của sâu, bệnh hại qua phân tích những điểm giống và khác
nhau giữa côn trùng và sâu hại, chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của khái niệm về


bệnh cây,một số dấu hiệu cây bị hại ở các bộ phận khác nhau và xác định được
nguyên nhân gây ra, giải thích nội dung vai trò của các nguyên tắc phòng chống sâu,
bệnh hại cây trồng, trình bày nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng trừ sâu
bệnh hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh hại, nội dung công việc và ưu
nhược điểm của biện pháp thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, chỉ ra được
những ưu, nhược điểm của biện pháp hóa học phòng trừ sâu, bệnh hại. Trình bày
được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả trừ sâu, bệnh an toàn. Nêu được
những biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc. Trình bày được nội dung phòng trừ sâu
hại bằng biện pháp sinh học và ưu, nhược điểm của phương pháp này. Giải thích
được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật và nêu được vai trò của biện pháp
này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật.
*2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng nhận biết được độ độc của thuốc qua kí hiệu, biểu thị trên
nhãn thuốc.nhận biết được tên thuốc, hàm lượng chất độc và dạng thuốc qua kí hiệu
ghi ở nhãn trên bao bì.
3.Thái độ: Có ý thức phòng, trừ sâu, bệnh để hạn chế sự gây hại về số lượng chất
lượng sản phẩm.
Có ý thức phát hiện sâu, bệnh hại qua quan sát dấu hiệu bị hại trên lá, thân, hoa, quả
của cây từ đó có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Có ý thức tham gia tích cực cùng gia
đình, địa phương phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.có ý thức tiết kiệm, tận dụng các
loại phân bón và bảo vệ môi trường Có ý thức thực hiện an toàn lao động và bảo vệ
môi trường.

4. Những năng lực cần hướng tới:
1. Năng lực chung
- Năng lực làm việc hợp tác, năng lực tự học.
-Năng lực tư duy, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chuyên biệt
- Thực hiện các thao tác chính xác, không gây nguy hiểm cho con người, hạn chế tối
đa việc làm ảnh hưởng đến môi trường.
-Tư duy khoa học, lô gic, vận dụng vào thực tế, kết hợp học đi đôi với hành, gắn lý
thuyết với lao động thực tiễn qua việc bắt sâu, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
II. HÌNH THỨC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

1.Hình thức: Dạy trên lớp và phòng thực hành.
2.Phương pháp:
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học thực hành.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
III: CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:


1. GV: Máy chiếu. SGK, SGV, HD thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn CN
cấp THCS, HD thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn CN THCS Tập I, phiếu học
tập, các mẫu cây củ, quả , lá...bị sâu, bệnh, các loại sâu hại cây, các mẫu thuốc trừ
sâu....
2. HS: SGK, vở ghi. Phiếu học tập, các mẫu cây củ, quả , lá...bị sâu, bệnh, các bìa
mẫu thuốc trừ sâu sưu tầm được.
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Tổ chức:
Lớp Tiết 1
Tiết 2

Tiết 3
Tiết 4
7B Ngàydạy……... Ngàydạy……... Ngàydạy……. Ngàydạy…….
Sĩ số………… Sĩ số………… Sĩ số……… Sĩ số………
HS vắng:
HS vắng:
HS vắng:
HS vắng:
1.Hoạt động khởi động:
GV: Giới thiệu vật mẫu các vật mẫu: Lá cây, củ, rau, quả…bị sâu bệnh và
chiếu lên máy chiếu.
? Em hãy nhận xét về hình dạng các mẫu vật.
? Sau khi quan sát các mẫu vật và các hình ảnh trên, các em hãy dự đoán
tác hại của sâu bệnh với cây trồng.
GV giới thiệu: Bắt đầu từ vật mẫu dụng thông thường này chúng ta sẽ
phân tích, tìm hiểu về các hình chiếu vuông góc của nó.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1: Hoạt động 1: Sâu bênh hại cây trồng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Các em hãy quan sát, phân tích sự hình ảnh và vật mẫu để thảo luận
nhóm và ghi vào phiếu học tập tên các loại sâu bênh, khái niệm sâu bệnh
hại cây trồng, vòng đời của côn trùng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
GV chiếu lên máy chiếu.
HS hoạt động nhóm
Nhóm học sinh quan sát
Thảo luận nhóm
Ghi báo cáo vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học

tập, các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ xung.
- GV nhận xét, giải thích( Những nội dung học sinh chưa hiểu) và kết luận
nội dung.
2.2: Hoạt động 2: Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


GV chiếu lên máy chiếu giới thiệu tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng.
( Hình ảnh, số liệu thống kê tổng sản lượng hàng năm trên thế giới, Việt
nam và địa phương).Các em hãy quan sát hình ảnh đó để thảo luận nhóm
và ghi vào phiếu học tập tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV chiếu lên máy chiếu.
HS hoạt động nhóm
Nhóm học sinh quan sát
Thảo luận nhóm
Ghi báo cáo vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học
tập, các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ xung.
- GV nhận xét, giải thích( Những nội dung học sinh chưa hiểu) và kết luận
nội dung.
2.3: Hoạt động 3: Phòng, trừ sâu bệnh hại:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu lên máy chiếu , Học sinh quan sát, phân tích các cách phòng, trừ
sâu bệnh hại, để thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập tên các phương
pháp phòng trừ sâu bệnh hại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV chiếu lên máy chiếu.
HS hoạt động nhóm

Nhóm học sinh quan sát
Thảo luận nhóm
Ghi báo cáo vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học
tập, các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ xung.
- GV nhận xét, giải thích( Những nội dung học sinh chưa hiểu) và kết luận
nội dung.
2.4: Hoạt động 4: Thực hành nhận biết một số thuốc phòng trừ sâu
bệnh hại:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu lên máy chiếu và giới thiệu các mẫu vật về thuốc phòng trừ sâu
bệnh hại cây, học sinh quan sát, phân tích độ dộc, tác dụng của thuốc, để
thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập tên các độ độc và tác dụng của
từng loại thuốc?


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV chiếu lên máy chiếu.
HS hoạt động nhóm
Nhóm học sinh quan sát
Thảo luận nhóm
Ghi báo cáo vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học
tập, các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ xung.
- GV nhận xét, giải thích( Những nội dung học sinh chưa hiểu) và kết luận
nội dung.
2.5: Hoạt động 5: Thực hành bắt sâu hại cây:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu học sinh trình bày lại các phương pháp bắt sâu hại cây.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh tiến hành.
HS hoạt động nhóm(Tiến hành bắt sâu hại cây tại vườn sinh vật của
trường).
Thảo luận nhóm
Ghi báo cáo vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học
tập, các nhóm khác phản biện, góp ý, bổ xung.
- GV nhận xét, giải thích( Những nội dung học sinh chưa hiểu) và kết luận
nội dung.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:Đã xen kẽ trong bài

Kiểm tra: 15’
Đề bài:
Nêu Nội dung chính và tác dụng của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại?
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC
VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính

GV kiểm tra sự chuẩn bị của học
sinh
GV chia nhóm thực hành
GV phân chia mẫu thực hành cho
các nhóm
GV nhắc nhở học sinh cần phải an
toàn khi thực hành


I. Chuẩn bị
-Dụng cụ: Nước,cốc đong loại nhỏ, đèn
cồn,thìa nhỏ, kẹp sắt,diêm, than củi
-Vật liệu. Mẫu phân hoá học thường dùng
-Các mẫu thuốc ,Một số nhãn hiệu thuốc của 3
nhóm độc
Nhóm trưởng lên nhận dung cụ thực hành
II. Tổ chức thực hành
- GV nêu nhiệm vụ các nhóm phải 1. Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh


hoàn thành (nhận biết nhãn hiệu hại
thuốc qua các chỉ tiêu nêu trên a, Phân biệt độ độc:
nhãn thuốc, nhận dạng thuốc, màu
sắc, khả năng hoà tan trong nước),
phân dụng cụ, vật liệu về cho các
nhóm.
- Độ độc:

- GV hướng dẫn cách đọc các chỉ
tiêu nêu trên nhãn: Tên thuốc,
nhóm độc, dạng thuốc, khả năng
hoà tan trong nước, tỉ lệ hoạt chất,
phụ gia, công dụng, địa chỉ sản
xuất.

- GV làm mẫu đọc một nhãn thuốc
theo 7 chỉ tiêu trên.


- HS quan sát, tiếp thu, ghi chép ý
chính.
- Yêu cầu HS đọc một số nhãn
thuốc sưu tầm được
- GV giới thiệu về một số dạng
thuốc:
+ Thuốc bột thấm nước
+ Thuốc bột hòa tan trong nước
+ Thuốc hạt
+Thuốc sữa
+ Thuốc nhũ dầu
- GV yêu cầu HS vệ sinh lớp học.
- HS thực hiện vệ sinh lớp học, cá
nhân.
- GV yêu cầu HS nộp bản báo cáo
về chấm điểm,
- GV nhận xét giờ thực hành, kết

RÊt ®éc

§éc cao

CÈn thËn

- Nhóm độc 1: “Rất độc”, “nguy hiểm” kèm
theo đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt
lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có
vạch màu màu đỏ ở dưới cùng nhãn.
- Nhóm độc 2: “ Độc cao” kèm theo chữ thập
màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình

tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu
vàng ở dưới cùng nhãn
-Nhóm độc 3: “Cẩn thận” kèm theo hình
vuông đặt lên có vạch rời (có thể có hoặc
không); có vạch màu xanh nước biển ở dưới
nhãn
b, Tên thuốc:
Bao gồm: + Tên sản phẩm
+ Hàm lượng chất tác dụng
+ Dạng thuốc
Ngoài ra còn có công dụng của thuốc, cách sử
dụng, khối lượng hoặc thể tích, quy định về an
toàn lao động...
Ví dụ : Padan 95 SP
Padan : thuốc trừ sâu Padan
95: Chứa 95% chất tác dụng
SP: thuốc bột tan trong nước
III/. Kết thúc thực hành:


quả thực hành theo mục tiêu bài
học.
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: (2 phút)
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT
- Tìm hiểu các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ở Ngày……………
địa phương em.
Hồ Văn Lanh
-




×