Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tiếp Biến Văn Hóa Giữa Cộng Đồng Người Việt Và Người Khmer Ở Tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 120 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ VÀ
KHÁI LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER, NGƯỜI
VIỆT Ở TRÀ VINH

8

1.1. Quan niệm về văn hoá tộc người và tiếp biến văn hoá

8

1.2. Khái lược về cộng đồng người Khmer, người Việt ở tỉnh Trà Vinh

22

Chương 2: NHẬN DIỆN SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ VẬT CHẤT GIỮA
NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI VIỆT

38

2.1. Sự tiếp biến văn hoá sản xuất

38

2.2. Sự tiếp biến văn hoá sinh hoạt


53

2.3. Nhận xét về điều kiện, những mặt tích cực và hạn chế của sự tiếp
biến văn hoá giữa cộng đồng người Khmer và người Việt

77

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ GIỮA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI VIỆT

86

3.1. Định hướng chung

86

3.2. Các giải pháp để phát huy tính tích cực

103

KẾT LUẬN

110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

112

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHTV

: Đại học Trà Vinh

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Trang
Biểu đồ 2.1 : Đánh giá về sự giống và khác nhau giữa chiếc áo Bà
Ba và áo Quện

73

Biểu đồ 2.2 : Về việc lựa chọn trang phục trong lễ cưới của người
Khmer (61 người được khảo sát)


76

Biểu đồ 2.3 : Về việc lựa chọn trang phục thường ngày của người
Khmer (61 người được khảo sát)

76


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mảnh
đất có lịch sử hình thành từ rất sớm với gần 627 năm dưới quyền của Vương
Quốc Phù Nam, trên 11 thế kỷ thuộc quyền Chân Lạp. Đến năm 1757 quốc
vương Chân Lạp là Nặc Nguyên mất, Nặc Thuận chú họ của quốc vương
đang làm giám quốc xin hiến vùng đất Srok Treang (vùng đất Ba Thắc gồm
Sóc Trăng - Bạc Liêu) và Préah Trapeang (vùng đất Trà Vang gồm Trà Vinh Bến Tre) để cầu xin chúa Nguyễn phong Ông làm vua Chân Lạp, đã được sự
chấp thuận của chúa Võ vương Nguyễn Phước Khoát, từ đó đến nay vùng đất
Trà Vinh thuộc lãnh thổ của Việt Nam [70, tr.58].
Là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống bao gồm Khmer, Việt, Hoa, Chăm,...
Trong đó, dân tộc Khmer là dân tộc ít người có tỉ lệ cao ở Trà Vinh, chiếm
trên 31,49% dân số toàn tỉnh. Do có sự tụ cư xen kẻ lâu đời của cộng đồng
các dân tộc Khmer, Việt, Hoa, Chăm, nên văn hoá trên vùng đất này cũng rất
phong phú và đa dạng. Bên cạnh những nét văn hoá đặc trưng của từng tộc
người, còn có những yếu tố mới được hình thành và phát triển do sự giao lưu
- tiếp biến văn hoá lẫn nhau giữa cộng đồng các dân tộc nơi đây.
Có thể nhận thấy rằng sự giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa người Việt
và người Khmer diễn ra từ khi người Việt đặt chân đến vùng đất này để cùng
với người Khmer khai phá, sinh sống. Khi miền Nam hoàn toàn được giải

phóng, đất nước được thống nhất sự giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra càng
mạnh mẽ hơn, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Cùng với chủ trương, đường
lối đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước, quá trình hội nhập quốc tế một
cách sâu rộng, văn hoá của người Khmer, người Việt càng có sự giao lưu
biến đổi mạnh mẽ với nhau và với các tinh hoa văn hoá của nhân loại, để hình
thành nên những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.


2
Sự giao lưu - tiếp biến văn hoá của các tộc người trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh là điều tất yếu của sự cộng cư các dân tộc có văn hoá khác nhau,
nó phản ánh tính thích nghi văn hoá của từng cộng đồng dân tộc để làm
giàu thêm cho sắc thái văn hoá của mình, đồng thời cũng tạo nên sự phát
triển văn hoá, làm phong phú và đa dạng thêm các sắc thái văn hoá của các
tộc người nơi đây. Quá trình này góp phần tích cực vào việc bắt kịp nhịp
độ của sự vận động và phát triển chung của cả nước, quá trình hội nhập về
mọi mặt với khu vực và quốc tế trong đó có hội nhập về văn hoá.
Bên cạnh đó, hiện nay các thế lực thù địch (trong đó có tổ chức Khmer
Campuchia Krom) tăng cường các hoạt động, âm mưu chống phá khối đại đoàn
kết dân tộc Việt - Khmer - Hoa, chúng vu cáo, xuyên tạc tình hình thực hiện
các chính sách văn hoá, tôn giáo, dân tộc đối với người Khmer. Chúng cho
rằng người Việt áp đặt văn hoá đối với Khmer để làm phai nhoà đi văn hoá của
họ, làm cho người Khmer dần dần bị đồng hoá bởi văn hoá của người Việt.
Để góp phần hiểu rõ sự biến đổi và hình thành các giá trị văn hoá mới
trong quá trình giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa người Khmer và người Việt ở
tỉnh Trà Vinh, đồng thời thấy được những mặt tích cực và tiêu cực của quá
trình đó trong công cuộc đổi mới hiện nay, giúp Tỉnh nhà có chính sách phù
hợp để phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, xây dựng các chính
sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh một cách phù hợp, ngày càng phát triển (đó cũng chính là nhằm thực

hiện tốt quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng
mà thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam); Để thấy được tính đa
dạng trong thống nhất về văn hoá của các dân tộc ở Trà Vinh trong quá trình
cùng sống cộng cư với nhau tôi chọn đề tài “Tiếp biến văn hoá giữa cộng
đồng người Việt và người Khmer ở tỉnh Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu
cho Luận văn Thạc sĩ Văn hoá học của mình.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Nghiên cứu văn hoá dân tộc Khmer
Văn hóa dân tộc Khmer được các nhà nghiên cứ văn hóa thực hiện
trong các công trình qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước năm 1975
Các công trình đã nghiên cứu những vấn đề chung về người Khmer, có
một số chuyên khảo của các học giả miền Nam trong đó khái quát một số đặc
trưng văn hoá của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Các công trình
nghiên cứu điển hình như:
- “Người Việt gốc Miên” của Lê Hương, xuất bản năm 1969, có những
nghiên cứu về văn hoá nhưng cũng chỉ ở việc mô tả, gợi mở, trong đó có nhấn
mạnh vấn đề tiếp biến về ngôn ngữ.
- “Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình” do các nhà nghiên cứu của chính quyền
Việt Nam Cộng hoà xuất bản năm 1973 có dành 7 trang giới thiệu về phong tục,
tập quán, tín ngưỡng của người Việt gốc Miên (người Khmer) bao gồm cách ăn
mặc, học đạo, các lễ nghi, Phật giáo Nam tông, trong đó có một đoạn ngắn miêu
tả về cách ăn mặc của người Khmer lúc bấy giờ giống người Việt;
Từ năm 1975 đến nay có các công trình điển hình như sau:
- “Hôn nhân của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” (2002),
của Đặng Thị Kim Oanh, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Tp.
Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành dân tộc học);

- “Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp tỉnh
Trà Vinh)” (2010), của Nguyễn Thị Huệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh (Luận án tiến sĩ chuyên ngành ngữ văn);
- “Giá trị văn hoá Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” (2011), của
Huỳnh Thanh Quang, nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật;
- “Văn hoá Khmer Nam Bộ nét đẹp trong bản sắc văn hoá Việt Nam”
(2011), Phạm Thị Phương Hạnh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật,


4
nêu khái quát việc giao lưu văn hoá vật chất, lẫn tinh thần giữa người Khmer
và người Việt;
2.2. Khái quát việc giao lưu văn hoá giữa người Khmer và người Việt
- “Giao lưu và phát triển văn hoá giữa các dân tộc Việt - Khmer - Hoa
ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” (2003), của Nguyễn Duy Tiến, trường
Đại học văn hoá Hà Nội (Luận văn thạc sĩ chuyên ngành văn hoá học). Phần
nội dung chính cũng nêu khái quát sự giao lưu một cách chung chung, chưa
chỉ ra được quá trình giao lưu - tiếp biến và kết quả của nó;
- “Giao lưu tiếp biến văn hoá ở cộng đồng đa dân tộc (Việt, Khmer,
Hoa) tại xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” (2011), của Huỳnh
Ngọc Thu, Tạp chí phát triển Khoa học và công nghệ, tập 14, số X1;
- “Giao lưu, tiếp biến văn hoá và bảo tồn bản sắc văn hoá Việt Nam
trong toàn cầu hoá”, của TS. Nguyễn Thế Cường - Viện nghiên cứu phát triển
Tp. Hồ Chí Minh.
Ngoài luận án tiến sĩ “Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng
Việt (trường hợp tỉnh Trà Vinh)” của tác giả Nguyễn Thị Huệ nghiên cứu
chuyên sâu về tiếp xúc ngôn ngữ giữa người Khmer và người Việt, các công
trình nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu về các giá trị văn hoá vật thể và
phi vật thể, đời sống văn hoá, văn học, nghệ thuật của cộng đồng dân tộc
Khmer, khái lược về sự giao lưu - tiếp biến một số giá trị văn hoá giữa các tộc

người Khmer và người Việt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung
và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu nghiên cứu về văn hoá Khmer và văn
hoá người Việt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ở Trà Vinh, nhưng
chỉ mang tính chất mô tả đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các tộc
người, chưa phân tích được bức tranh văn hoá thông qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá do sự cộng cư mang lại.


5
Hiện nay, chưa có công trình chuyên khảo sâu nào đề cập đến sự giao
lưu - tiếp biến văn hoá giữa người Khmer và người Việt về lĩnh vực văn hoá
vật chất, mưu sinh (sinh kế) ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung
và đặc biệt là ở tỉnh Trà Vinh nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống lại lý luận về giao lưu - tiếp biến văn hoá, từ đó
nhận diện tình hình tiếp biến văn hoá giữa hai cộng đồng người Khmer và
người Việt ở tỉnh Trà Vinh (những mặt tích cực và hạn chế); trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn
chế của sự giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa hai cộng đồng trên.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về giao lưu - tiếp biến văn hoá giữa
các cộng đồng người và vai trò của nó.
- Nhận diện sự giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra giữa cộng đồng
người Khmer và người Việt ở Trà Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực trong sự giao lưu - tiếp biến văn hoá ở hai cộng đồng người ở Trà Vinh
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sâu sự giao lưu - tiếp biến văn hoá sản xuất vật chất giữa 2
cộng đồng người Khmer, người Việt ở Trà Vinh, vì đó là thành tố có sự tiếp
biến nhiều nhất trong văn hoá của hai dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Cộng đồng người Khmer, người Việt ở Trà Vinh qua việc
khảo sát ở Tp. Trà Vinh và 02 phường, 02 phum, sóc trên địa bàn Tp. Trà Vinh.
- Thời gian: Trong quá trình lịch sử và chủ yếu hiện nay.


6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
- Dựa trên cơ sở lý luận giao lưu - tiếp biến văn hoá như một quy luật
tất yếu trong sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp liên/đa ngành của văn hoá học: Triết học, Xã
hội học, Nhân học, Folklore học,.v.v...;
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học và nhân học văn hoá;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp so sánh và đối chiếu.
5.3. Các thao tác nghiên cứu
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp điền dã, tham dự;
- Phương pháp ghi hình, ghi âm;
- Phương pháp thống kê, biểu đồ.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
6.1. Về lý luận
- Luận văn trình bày một cách hệ thống các thành tựu văn hoá mới được

hình thành trong cộng đồng người Việt và người Khmer qua sự tác động của
quá trình giao lưu - tiếp biến.
- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về
văn hoá dân tộc của vùng đất Nam Bộ nói chung và ở tỉnh Trà Vinh nói riêng.
6.2. Về thực tiễn
Luận văn góp phần tìm hiểu thực chất đời sống văn hoá vật chất của
cộng đồng người Khmer và người Việt trên địa bàn Tỉnh trong quá trình cộng
cư, cùng chung sống và phát triển lâu dài.


7
Trên cơ sở những đánh giá xác thực đó, giúp cho các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phương đặc biệt là các nhà quản lý văn hoá có những chính
sách phát triển văn hoá cho phù hợp với xu thế vận động và phát triển của đời
sống văn hoá ở cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


8
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ
VÀ KHÁI LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER,
NGƯỜI VIỆT Ở TRÀ VINH
1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI VÀ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ

1.1.1. Quan niệm về văn hoá tộc người (dân tộc)
1.1.1.1. Văn hoá và văn hoá tộc người (dân tộc)
• Văn hoá nói chung

Văn hoá là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình sinh sống và
hoạt động bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, nó gắn bó hữu
cơ với con người, “không có văn hoá ngoài xã hội loài người và cũng
không có loài người không có văn hoá. Trong xã hội, con người là chủ thể
sáng tạo của văn hoá, và đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn
hoá cộng đồng” [44, tr.179]. Cùng với quan điểm này Phan Ngọc đưa ra
quan điểm “Không có cái vật chất gì gọi là văn hoá cả và ngược lại bất kì
vật gì cũng có cái mặt của văn hóa” [84, tr.21] nghĩa là văn hóa không thể
đứng riêng một mình nó mà phải tồn tại trên một vật, một chủ thể nào đó,
mà chủ thể sáng tạo văn hóa là con người, khi con người sáng tạo ra những
sản phẩm cho dù là vật chất hay tinh thần thì cũng mang yếu tố văn hoá
trên đó, đó là những tri thức, tâm tư, tình cảm của người sáng tạo ra được
gởi gắm trên các vật ấy.
Bản thân văn hoá vừa mang tính cụ thể (hiện vật cụ thể, sự việc cụ thể),
vừa mang tính trừu tượng (một quan niệm về lễ hội, về tín ngưỡng...), nói
cách khác nó vừa là vật chất, vừa là tinh thần, vừa mang tính xã hội. Văn hoá
là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, trí
thức, tình cảm của con người.
Khi nói đến văn hoá tổng thể (Culture), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa


9
ra định nghĩa như sau:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi

hỏi của sự sinh tồn [42, tr.431].
Chính vì tính phức tạp, rộng lớn của văn hoá mà cố thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã viết “Nói tới văn hoá là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú
và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên
quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con
người làm nên lịch sử…” [84, tr.20-21].
Văn hoá là tất cả những gì có liên quan mật thiết đến con người, và con
người sáng tạo ra, nó khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người
“Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng
tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [58, tr.118]. Song con người (loài
người) tồn tại thành các cộng đồng khác nhau (dân tộc, tộc người, nhóm xã
hội...) nên văn hoá gắn với đặc trưng của các cộng đồng đó. Do vậy, Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp quốc (UNESCO) đưa ra quan niệm
về văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của
các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ,
hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống
và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
• Văn hoá tộc người (văn hoá dân tộc)
Văn hoá tộc người, có mối quan hệ mật thiết với không gian tự nhiên sinh


10
tồn, với quá trình hình thành và phát triển của tộc người ấy. Phan Ngọc quan
niệm “Văn hoá là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và
thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc
người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác” [84, tr.21].
Trước khi nói đến văn hoá tộc người thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm
tộc người.
Tác giả Trần Long - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

thành phố Hồ Chí Minh trong bài viết “Văn hoá tộc người” đưa ra khái niệm
về tộc người như sau:
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người.
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình
thành về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự
gọi (tộc danh), có những đặc điểm chung tương đối bền vững về
văn hoá và tâm lí (trong đó nổi trội là ngôn ngữ); có ý thức về sự
thống nhất của họ cũng như sự khác nhau giữa họ với các tộc người
khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người).
Trong 3 yếu tố: 1/ ngôn ngữ, 2/ lãnh thổ, 3/ ý thức tộc người gắn
với tộc danh thì yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt. Ý thức tự giác
của tộc người gắn với tộc danh không chỉ là là yếu tố cần thiết mà
còn là yếu tố đầy đủ của bản sắc hoá tộc người. Khi có dấu
hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện dấu
hiệu thay đổi thành phần tộc người [88].
Mỗi dân tộc trong quá trình sinh tồn đều sáng tạo ra cho mình những giá
trị riêng để phù hợp với điều kiện sống và sinh tồn của họ. Trong quá trình lịch
sử, những giá trị ấy dần dần trở thành những truyền thống văn hoá riêng cho
dân tộc mình, trở thành tập quán, nếp sống, bản sắc độc đáo riêng của mỗi dân
tộc. Văn hoá tộc người được hình thành và phát triển trong mối quan hệ giữa
con người với môi trường tự nhiên, chính “sự tác động qua lại giữa con người


11
với tự nhiên, tự nhiên với con người, con người với con người trong cộng đồng
tộc người là cái gốc của văn hóa tộc người” [44, tr.33], điều đó cũng đã tạo nên
sự khác biệt về văn hoá giữa tộc người này với tộc người khác.
Ngô Đức Thịnh đưa ra khái niệm văn hoá tộc người trong sách Văn
hoá, văn hoá tộc người và văn hoá Việt Nam như sau:
Văn hoá tộc người là một trong những khái niệm trong những khái

niệm cơ bản của khoa học dân tộc học, nó là tổng thể các yếu tố về
tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần,
các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và lễ nghi... khiến người
ta phân biệt tộc người này với các tộc khác, văn hoá tộc người là
nền tảng nảy sinh và phát triển của ý thức tộc người... Văn hoá tộc
người là tổng thể các yếu tố văn hoá mang tính đặc trưng và đặc
thù tộc người, nó thực hiện chức năng cố kết tộc người và phân
biệt tộc người này với tộc người khác. Các yếu tố văn hoá tộc
người như vậy phải kể đầu tiên là ngôn ngữ mẹ đẻ, trang phục,
nhất là trang phục phụ nữ, các tín ngưỡng và nghi lễ, là vốn văn
hoá dân gian truyền miệng, tri thức dân gian về tự nhiên, xã hội, về
bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu vị ăn uống, tâm lý
dân tộc...[61, tr.228].
Mỗi dân tộc (hay tộc người) có những quan niệm, ứng xử, lối sống riêng
trong những điều kiện nhất định “Nét đặc thù về phong cách sống của mỗi tộc
người như là phương thức tái hiện những tập hợp tình cảm và lí trí nhằm khẳng
định các giá trị chung của cộng đồng tộc người. Nói chung, nét đặc thù về
phong cách sống là một biểu hiện của bản sắc văn hoá tộc người” [88].
1.1.1.2. Cơ cấu của văn hoá tộc người
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều cách chia khác nhau về các
thành tố, hay cơ cấu của văn hoá dân tộc, trong luận văn chúng tôi dựa vào
cách chia của xã hội học, khảo sát văn hoá dân tộc gồm các thành tố sau: Văn
hoá sản xuất, tiêu dùng các sản phẩm vật chất (văn hoá vật chất); văn hoá sản


12
xuất, tiêu dùng các sản phẩm tinh thần (văn hoá tinh thần); văn hoá tổ chức
cộng đồng (văn hoá xã hội).
Văn hoá sản xuất vật chất
Đó là các hoạt động và cách thức mà con người tác động vào môi trường

tự nhiên, can thiệp vào các quy luật của tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm
vật chất (vật thể) để đáp ứng cho nhu cầu sinh tồn, những phương tiện cho sinh
hoạt hằng ngày của con người như ăn, mặc, ở, phương tiện vận chuyển đi lại.
Huỳnh Công Bá đưa ra khái niệm văn hoá sản xuất vật chất như sau:
Khái niệm văn hoá sản xuất vật chất ở đây được tạm quy ước bao
gồm các hoạt động từ sản xuất đến bảo quản, lưu thông và phân
phối mà về sau chúng được quy chiếu thành các lĩnh vực hoạt động
kinh tế là nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp, giao thông
vận tải và thương nghiệp [3, tr.313].
Từ khái niệm trên chúng ta có thể khái quát lại: Văn hoá sản xuất vật
chất bao gồm văn hoá sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp; văn hoá công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp; văn hoá
ẩm thực; văn hoá trang phục; văn hoá cư trú;...
Chúng tôi cho rằng cần phải bổ sung thêm vào văn hoá vật chất “các
phương thức sử dụng” các sản phẩm vật chất thì sẽ đầy đủ hơn (như định
nghĩa về văn hoá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu).
Văn hoá sản xuất tinh thần
Trong cuộc sống, bên cạnh việc sáng tạo ra những sản phẩm vật chất để
đảm bảo cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người cũng không
ngừng sáng tạo nên những giá trị, những sản phẩm mang tính chất tinh thần.
Đó là những sản phẩm văn hoá không thể nhìn thấy, sờ mó được nhưng nó lại
có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội loài người.
Văn hoá tinh thần là hình thái văn hoá đặc biệt do con người sáng tạo
nên, là tập hợp các loại hình thái quan niệm, ý thức của nhân loại bao gồm tư


13
tưởng lý luận, triết học, tôn giáo, đạo đức lối sống, văn học nghệ thuật, khoa
học, giáo dục.v.v...
Văn hoá tổ chức cộng đồng

Con người là một sinh vật - xã hội, sống trong một cộng đồng trên cơ
sở các quan hệ về huyết thống, địa vực cư trú, có chung những lợi ích về vật
chất và tinh thần. Để tồn tại và phát triển lâu dài, cộng đồng người cần phải có
sự tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình để đảm bảo việc trao đổi giúp đỡ nhau
trong sản xuất, đời sống, chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chống chọi
với việc thôn tính của các dân tộc khác. Trong quá trình tồn tại của các tộc
người, mỗi tộc người có cách tổ chức đời sống cộng đồng của mình khác
nhau, tùy theo truyền thống, địa bàn cư trú của họ.
Văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng của tộc người được thể hiện ở bốn
cấp độ cơ bản là: Nhà (gia đình và tộc họ), Làng (bao gồm các loại hình buôn,
bản...), tộc người và Nước (Quốc gia dân tộc). Đây là những cấp độ chung
của nền văn hoá Việt Nam. Văn hoá cộng đồng từ cấp độ tộc người đến cấp
độ gia đình ở mỗi dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam ít nhiều có
sự khác nhau.
1.1.2. Lý luận về tiếp biến văn hoá
1.1.2.1. Khái niệm tiếp biến văn hoá
Quá trình hình thành và phát triển văn hoá của mỗi dân tộc luôn luôn
gắn với sự giao lưu - tiếp biến, giữ gìn và phát triển văn hoá. Trong một quốc
gia dân tộc, sự đa dạng về tộc người thì quá trình giao lưu - tiếp biến văn hoá
của các dân tộc là một quá trình tự nhiên, phù hợp với quy luật tự nhiên, với
sự vận động và phát triển của xã hội loài người để không ngừng hoàn thiện và
tu chỉnh văn hoá của mình càng thêm phong phú, đa dạng và tiến bộ.
Thuật ngữ Acculturation (sự tiếp biến về văn hoá) được đưa vào nghiên
cứu như một ngành khoa học vào năm 1918, nó được tiếp cận ở nhiều góc độ,
nhiều thời điểm khác nhau như: Tâm lý học, Nhân học, Xã hội học, do đó có


14
nhiều lý thuyết, định nghĩa khác nhau đã xuất hiện để mô tả các yếu tố của quá
trình tiếp biến văn hoá.

Khái niệm tiếp biến văn hoá được dịch từ thuật ngữ Acculturation của
Hoa Kỳ, là một từ dùng để:
giải thích sự thay đổi về văn hoá và tâm lý do kết quả của quá trình
gặp gỡ giữa các nền văn hoá. Những ảnh hưởng của tiếp biến văn
hoá có thể được nhìn thấy ở nhiều cấp độ trong cả hai nền văn hoá
tương ứng. Ở cấp độ nhóm, tiếp biến văn hoá thường dẫn đến
những thay đổi về văn hoá, phong tục và tổ chức xã hội, thường là
sự thay đổi về ẩm thực, trang phục và ngôn ngữ. Ở cấp độ cá nhân
thì tiếp biến văn hoá, sự khác nhau trong tiếp biến của văn hoá cá
nhân không chỉ là sự thay đổi thói quen hàng ngày mà còn là sự
thay đổi đa dạng về tâm lý và thể chất cũng được biết đến [85].
Khi phân tích thuật ngữ Ácculturation cần nhấn mạnh các nội dung sau:
Thuật ngữ Ácculturation được hiểu là: “hiện tượng xảy ra khi những
nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài trực tiếp gây ra sự biến
đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả nhóm” [24]. Nội dung
khái niệm: chỉ rõ sự giao lưu (giao nhau, tiếp xúc, tác động) giữa hai hay
nhiều sự vật dẫn đến tiếp thu lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Để hiểu thuật
ngữ này, chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm có liên quan đến nội dung của
nó trong khoa học phương Tây và ở nước ta.
- Trong ngôn ngữ các nước phương Tây:
+ Trong tiếng Anh có thuật ngữ: Cultural Change (trao đổi văn hoá)
+ Trong tiếng Pháp có thuật ngữ: Interpenetration de civilisations
(giao nhập giữa các nền văn minh)
+ Trong tiếng Tây Ban Nha có thuật ngữ: Trans culturation (di
chuyển văn hoá)
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Giao lưu


15
văn hoá là quá trình diễn ra của ít nhất hai nền văn hoá (hai cộng đồng, hai

dân tộc, hai đất nước). Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với nhau để có sự
bổ sung, làm phong phú cho một hoặc cả hai nền văn hoá, đáp ứng nhu cầu
của cả hai nền văn hoá (chủ thể của hai nền văn hoá đó).
Tiếp biến văn hoá là kết quả của quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá và
giao lưu là tiền đề của tiếp biến, không có giao lưu, tiếp xúc sẽ không có tiếp
biến diễn ra.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, sự giao lưu,
tiếp xúc, dẫn đến sự tiếp biến là một hiện tượng khách quan, phù hợp với quy
luật vận động và phát triển của đời sống xã hội con người.
Giao lưu - tiếp biến văn hoá là quy luật phổ biến mang tính tất yếu
khách quan của các cộng đồng quốc gia dân tộc trong lịch sử của
nó và của nhân loại ở mọi thời đại: “Không một nền văn hoá nào
trên thế giới lại tuyệt đối cổ xưa, thuần khiết và không bị ảnh
hưởng bởi một nền văn hoá khác” (Gia-oa-hác-lan Nê ru). Hồ Chí
Minh nói về văn hoá Việt Nam “Văn hoá Việt Nam là ảnh hưởng
của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại [24, tr.3].
1.1.2.2. Tính chất của tiếp biến văn hoá
Trong đời sống xã hội loài người, các cá nhân và cộng đồng giao lưu,
trao đổi kinh tế nhằm bổ sung những thiếu hụt về các sản phẩm vật chất mà
con người tạo ra, đáp ứng nhu cầu sống, tồn tạo và phát triển của mình. Từ
giao lưu về kinh tế tạo tiền đề cho giao lưu văn hoá (các giá trị tinh thần, các
tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phương thức sử dụng tồn tại trong các sản
phẩm vật chất).
Khi nói đến tính tất yếu của việc tiếp biến văn hoá Phan Ngọc cho rằng
“Một nền văn hoá là một cơ thể sống và nếu muốn cơ thể ấy có đủ sinh lực và
dưỡng khí để tồn tại và lớn lên, thì buộc nó phải thích nghi với mọi hoàn
cảnh, tức là phải tự biến đổi bản thân và tiếp biến với nền văn hóa bên ngoài.
Nếu khép kín, chắc chắn nó sẽ xuống cấp và chết mòn” [6, tr.22].



16
Như vậy, sự trao đổi kinh tế, tiếp xúc xã hội giữa các nhóm cộng đồng
đã tạo nên sự tiếp xúc văn hoá (giao lưu) và do đó giao lưu văn hoá đã được
diễn ra. Qua tiếp xúc, hỗn dung, cộng sinh, cộng tồn, một số yếu tố văn hóa
của cộng đồng này có thể lan truyền đến cộng đồng kia và do nhu cầu của
một hay cả hai cộng đồng mà tiếp nhận các yếu tố đó vì lợi ích của mình. Tùy
theo mức độ khác nhau (thay đổi, biến đổi) các yếu tố văn hoá này dính kết
với các yếu tố truyền thống (có sẵn) hoặc bị truyền thống hoá mà đổi mới so
với lúc ban đầu, đó là quá trình tiếp biến đã diễn ra như là một sự tất yếu
khách quan (như một quy luật tất yếu khách quan).
Quá trình giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra theo ba tính chất: Giao
lưu - tiếp biến tự nguyện; Giao lưu - tiếp biến cưỡng bức; Giao lưu - tiếp biến
vừa tự nguyện vừa cưỡng bức.
Giao lưu - tiếp biến tự nguyện: là một quá trình giao lưu - tiếp biến văn
hoá mà không đánh mất bản sắc văn hoá của một dân tộc, đó là sự tiếp thu có
chọn lọc, sự tiếp biến được khúc xạ bởi văn hoá của chủ thể tiếp thu để biến
đổi cho phù hợp với văn hoá của mình. Quá trình này thường diễn ra trong
điều kiện tự nhiên, hoà bình, hữu nghị, giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra tự
nhiên (do nhu cầu tự thân, chính đáng) giữa các cộng đồng, quốc gia dân tộc.
“Đó là giao lưu - tiếp biến tự nguyện trên cơ sở tôn trọng các giá trị văn hoá
của nhau, sự trao đổi, tiếp nhận, biến đổi một cách bình đẳng. Quá trình đó
diễn ra như một quá trình tổng hợp, tích hợp tạo ra các sản phẩm, giá trị mới
cho một hoặc cả hai nền văn hóa” [24, tr.7].
Giao lưu - tiếp biến cưỡng bức: “thường diễn ra trong điều kiện chiến
tranh xâm lược, chiến tranh lạnh hoặc sự gây áp lực của cộng đồng, quốc gia
dân tộc này với cộng đồng, quốc gia dân tộc khác, giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị,
giữa kẻ có ưu thế với kẻ lệ thuộc, giữa kẻ mạnh với kẻ yếu...” [24, tr.7]. Những
kẻ thống trị dựa vào sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ
và sức mạnh văn hoá để áp đặt, bắt buộc kẻ bị trị, kẻ yếu thế phải chấp nhận văn



17
hoá của nó và phải thay đổi văn hoá nhằm thao túng, đồng hoá văn hoá của kẻ bị
trị, kẻ yếu thế; văn hoá của kẻ bị trị dần dần bị lai căng, mất đi.
Giao lưu - tiếp biến vừa cưỡng bức vừa tự nguyện: xảy ra khi có sự áp
đặt của kẻ thống trị, kẻ mạnh bằng sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự... đối
với kẻ bị trị, kẻ yếu trên phương diện văn hoá chính thống (các yếu tố tiêu
cực, không phù hợp, phản động). Song, trong văn hoá của kẻ áp đặt lại có
những yếu tố tích cực, nhân văn, kẻ bị trị, yếu thế thấy cần thiết đã tự giác
tiếp nhận để nâng cao, phát triển văn hoá của mình. Biến công cụ áp đặt, đồng
hóa của kẻ áp đặt thành công cụ vô ý thức của lịch sử [24, tr.8].
Trong lịch sử Việt Nam quá trình thực hiện chính sách đồng hoá về văn
hoá của bọn đô hộ Trung Quốc không thành công trên đất nước ta, nhưng đó
là quá trình giao lưu - tiếp biến văn hoá mang tính chất vừa cưỡng bức vừa tự
nguyện, mặc dù văn hoá Việt Nam phủ lên mình dấu ấn văn hoá Trung Hoa.
“Trong sự giao lưu, tiếp biến giữa văn hoá Trung Hoa và văn hoá Việt Nam,
Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống, tuy nhiên, bản thân sự tiếp nhận
ấy đã có sự sàng lọc cẩn trọng để phù hợp với nền tảng bản địa và những điều
kiện lịch sử - xã hội riêng biệt của dân tộc” [6, tr.24-25].
Trong quá trình giao lưu giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá phương
Tây cũng diễn ra dưới dạng vừa cưỡng bức, vừa tự nguyện, chính vì lẽ đó mà
chỉ trong vòng 80 năm ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá Pháp mà văn hoá Việt
Nam đã có sự thay đổi rõ rệt.
Các mức độ của sự giao lưu - tiếp biến văn hoá:
- Tiếp nhận nguyên mẫu, nguyên xi các yếu tố văn hoá của nhau
(ngôn ngữ, chữ viết, tư tưởng, quan điểm, các công cụ, phương tiện
sinh hoạt).
- Tiếp nhận có chọn lọc lấy cái phù hợp để góp phần làm phong phú
văn hoá của mình (tăng lên về số lượng công cụ, vật phẩm, lễ hội,
tôn giáo, tín ngưỡng).

- Tiếp nhận để biến đổi cho phù hợp với cộng đồng, quốc gia dân


18
tộc, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu phát triển, sáng tạo, giải quyết các
vấn đề của dân tộc mình [24, tr.9].
Quá trình giao lưu - tiếp biến văn hoá là quá trình “diễn ra chủ yếu là
do sự tác động qua lại giữa hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh của các nền văn
hoá để hình thành các yếu tố (sản phẩm, giá trị) văn hoá mới của một hay cả
hai nền văn hóa ấy” [24, tr.10].
Yếu tố nội sinh của văn hoá: “là yếu tố được sinh ra trong chính nền
văn hoá của một cộng đồng, quốc gia dân tộc, có người gọi là cái bản địa,
cái cũ, cái truyền thống, cái bên trong” [24, tr.10]. Yếu tố nội sinh là nền
tảng, là màng lọc để tiếp thu, chọn lọc cái bên ngoài trong quá trình giao
lưu - tiếp biến. Nếu yếu tố nội sinh không đủ mạnh chưa tạo thành nội lực
bên trong thì nền văn hoá sẽ đứng trước nguy cơ bị lấn át bởi yếu tố văn
hoá ngoại lai hay còn gọi là các yếu tố ngoại sinh, “khi đó, văn hoá của
cộng đồng, quốc gia dân tộc ấy sẽ rơi vào tình trạng “tự cô lập” hoặc trở
thành cái bóng mờ nhạt của người khác, tức là bị “tha hoá” và cả hai
trường hợp đều dẫn đến sự tàn lụi”, “cái nội sinh của một nền văn hoá vừa
là nền tảng vừa cơ sở, vừa là tiền đề, vừa là nhu cầu, sức mạnh trong giao
lưu - tiếp biến văn hóa” [24, tr.10].
Khi nói đến quá trình giao lưu văn hoá của Việt Nam, Trần Trọng Đăng
cho rằng “Việt Nam trước tiên phải chuẩn bị nội lực để tiếp nhận sự hội nhập
của văn hoá quốc tế vào và để từ nội lực của mình có được những gì gọi là
văn hóa mang bản sắc dân tộc mà quốc tế chịu tiếp nhận” [6, tr.31].
Yếu tố ngoại sinh: “là cái sinh ra từ bên ngoài (từ một nền văn hoá
khác) đã và đang tác động đến một nền văn hoá nào đó với tư cách là chủ
thể có nhu cầu được tiếp nhận hoặc buộc phải tiếp nhận” [24, tr.11]. Yếu
tố ngoại sinh của văn hoá có vai trò quan trọng trong việc kích thích, gợi

mở, thúc đẩy các yếu tố nội sinh phát triển, trong văn hoá nó thúc đẩy sự
phát triển văn hoá theo hướng làm cho yếu tố nội sinh càng trở nên hoàn


19
thiện hơn, phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, các yếu tố ngoại sinh bao
giờ cũng có tính chất hai mặt, nó có thể tiến bộ, phù hợp thúc đẩy các yếu
tố nội sinh phát triển. Đồng thời cũng có thể là lạc hậu, không phù hợp kìm
hãm sự phát triển của các yếu tố nội sinh, cũng có thể nó bị yếu tố nội sinh
tác động trở lại để làm biến đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển chung
của thời đại.
Nếu không có sự tác động của yếu tố ngoại sinh thì không có quá trình
giao lưu - tiếp biến văn hoá diễn ra ở một nền văn hoá nào đó. Và cái ngoại
sinh cũng là cái điều kiện, là tiền đề, là đối tượng trực tiếp của quá trình giao
lưu - tiếp biến của nền văn hóa này đối với nền văn hóa khác [24, tr.11].
Ngày 24-11-1946, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ ra rằng “Cái gì tốt của Đông phương hay Tây phương ta phải học
lấy để tạo nên văn hoá Việt Nam. Lại phải lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá
xưa và nay, trau dồi văn hoá Việt Nam có tinh thần thuần tuý Việt Nam, hợp
với tinh thần dân chủ” [6, tr.33].
Điều đó cho thấy giao lưu - tiếp biến văn hoá là nhu cầu thiết thân của
mỗi nền văn hoá, của mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới, để góp phần cho
quốc gia, dân tộc mình ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng vận động
và phát triển của xã hội loài người.
1.1.2.3. Vai trò của tiếp biến văn hoá
Giao lưu - tiếp biến văn hoá là một hiện tượng thường xuyên xảy ra
trong lịch sử nhân loại đối với bất cứ cộng đồng và quốc gia nào muốn tồn tại
và phát triển, quá trình này diễn ra từ quy mô nhỏ giữa các tộc người khác
nhau trên cùng một lãnh thổ quốc gia dân tộc cho đến giữa các quốc gia khác
nhau trên thế giới. Sự giao lưu đã tạo điều kiện cho việc tiếp nhận những giá

trị mới, trước hết là văn minh vật chất, những giá trị cũ, lạc hậu dần dần bị
mất đi, những nhân tố mới tích cực, theo hướng phát triển được hình thành.
Giao lưu - tiếp biến văn hoá là một trong những nhân tố quan trọng góp phần


20
thúc đẩy quá trình phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc và của toàn nhân loại.
- Giao lưu - tiếp biến văn hoá trước hết tạo cho văn hoá mỗi cộng đồng,
quốc gia, dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung có sự phát triển (số lượng)
phong phú, đa dạng.
- Giao lưu - tiếp biến văn hoá: tạo nên sự biến đổi, tổng hợp, tích hợp
các yếu tố khác/lạ tạo thêm yếu tố mới cho văn hoá của một hoặc cả hai cộng
đồng. Trong văn hoá của các cộng đồng, qua sự giao lưu - tiếp biến không chỉ
dừng lại ở trình độ ban đầu của cái nội sinh và cái ngoại sinh mà phát triển
cao hơn, một trình độ mới của cái đã được biến đổi, “nội sinh hoá”, tạo ra một
chất lượng mới (mới về chất). Đặc biệt, về phương diện văn minh, qua giao
lưu - tiếp biến giúp cho những nền văn hoá ở trình độ thấp, lạc hậu có cơ hội
vượt trội (nhảy vọt) lên một trình độ cao một cách nhanh chóng [24, tr.13].
Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hoá bên ngoài góp phần cho
những chủ thể của nền văn hoá bản địa thu nhận được những thông tin mới,
giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó hình thành nên
những nhu cầu mới. “Những nhu cầu mới này đòi hỏi phải được đáp ứng và
do đó làm nẩy sinh tại bản địa những hoạt động văn hoá mới cùng những sản
phẩm văn hoá mới để thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là làm cho văn hoá bản địa
phát triển nhanh hơn hẳn” [86].
- Giao lưu - tiếp biến văn hoá tạo điều kiện cho các nền văn hoá (chủ
thể của nó) có sự hiểu biết văn hoá của nhau và nhận thức đúng đắn, sâu sắc
hơn về văn hoá của mình qua sự so sánh, đối chiếu giữa các nền văn hoá. Từ
đó, tạo ra một tinh thần khoan dung văn hoá (tôn trọng giá trị của người khác
để người khác tôn trọng giá trị của mình) để cùng phát triển. Bên cạnh đó còn

tạo ra thái độ trách nhiệm trước văn hoá chung của toàn nhân loại, nâng cao ý
thức bảo tồn và phát huy, phát triển văn hoá nhân loại.
- Qua giao lưu - tiếp biến văn hoá còn giúp cho các nền văn hoá của mỗi
cộng đồng, quốc gia dân tộc biết tôn trọng và biết chủ động giữ gìn bản sắc của


21
mình. Thông qua giao lưu - tiếp biến văn hoá mà học hỏi cái hay, cái đẹp, xoá
bỏ cái lạc hậu của mình, đấu tranh với cái tiêu cực, cái áp đặt, cái phản nhân
văn mà bảo vệ đặc trưng, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc [24, tr.14].
Giao lưu - tiếp biến văn hoá tạo nền tảng cho việc phát triển văn hoá dân tộc:
Văn hoá có tính động, luôn luôn hướng ngoại và có sự đối thoại với các
nền văn hoá khác, đó là sự tương tác giữa các chủ thể văn hoá với nhau, để
nghiên cứu học tập những thành tựu, sự tiến bộ của nền văn hoá khác nhằm
bồi đắp và phát triển văn hoá của dân tộc mình theo chiều hướng tích cực, bên
cạnh đó vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc.
- Trong quá trình giao thoa văn hoá, một số thành tố văn hoá của các
chủ thể tham gia (cá nhân, tổ chức, quốc gia) sẽ thay đổi. Có những quan
niệm, những phong tục tập quán, lối sống, sản phẩm, giá trị,... khi xưa được
cho là thích hợp nhưng nay không còn thích hợp nữa sẽ phải tự điều chỉnh
hoặc do tác động từ nhà nước, dư luận xã hội, nhận thức,... đã biến đổi phù
hợp với đòi hỏi của cuộc sống thời đại [9, tr.42].
- Giao lưu - tiếp biến văn hoá tạo điều kiện tiếp thu các giá trị văn
hoá mới: “Bản lĩnh, bản sắc văn hoá dân tộc là cội rễ của giao thoa văn
hoá, trên cơ sở đó, ta tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ từ nền
văn hoá của các dân tộc” [9, tr.43]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ:
Văn hoá các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong
trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hoá của chính
mình; mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc trong nghệ thuật; càng
thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, càng phải coi trọng những truyền

thống tốt đẹp của cha ông. Trong giao lưu - tiếp biến văn hoá cần có thái
độ đúng đắn nhất để ứng xử mối quan hệ giữa cái bên ngoài và cái bên
trong là: Càng hiểu biết, trân trọng giá trị văn hoá dân tộc sâu sắc bao
nhiêu, thì càng nhanh chóng hiểu biết, dễ tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn
hóa thế giới bấy nhiêu [9, tr.45].


22
Giao lưu - tiếp biến văn hoá góp phần nâng tầm các giá trị văn hoá,
hướng đến giá trị văn hoá nhân loại:
- Mỗi nền văn hoá đều có các giá trị đặc sắc riêng, đều có những mặt
mạnh, những mặt hạn chế vốn dĩ tồn tại trong bản thân nó, muốn cho văn hóa
của dân tộc mình ngày càng phát triển cần phải có sự biến đổi cho phù hợp trong
quá trình giao lưu với các nền văn hoá khác. “Quá trình hội nhập ấy phải được
tiến hành theo phương châm: mỗi bên đều phải giữ bản thể của mình và trên cơ
sở đó mà tiếp nhận cái mới, cái tinh hoa của người khác. Hội nhập để tăng thêm
sức sống nhưng không để mất đi bản sắc văn hóa của mình” [9, tr.46].
- Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hoá đem lại là thúc đẩy
sự phát triển của mỗi nền văn hoá. Lịch sử cho thấy, không một nền văn
hoá nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với
nền văn hoá khác. Giao lưu văn hoá làm cho những cộng đồng, những quốc
gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày
càng mở hơn [86].
Trong quá trình giao lưu - tiếp biến, các dân tộc bản địa đã tiếp nhận
cái ngoại lai sau đó chọn lọc và tinh chế thành cái của mình. “Để có được và
duy trì tính hiện đại dân tộc trong văn hoá cần có sự giao lưu giữa văn hoá
dân tộc và văn hoá quốc tế, từ đó quá trình cộng sinh (vi mô) và sau đó là quá
trình tiếp biến văn hoá sẽ giúp nền văn hoá dân tộc phát triển, tạo và giữ được
tính hiện đại dân tộc” [86].
1.2. KHÁI LƯỢC VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER, NGƯỜI VIỆT Ở

TỈNH TRÀ VINH

1.2.1. Sơ lược về tỉnh Trà Vinh
1.2.1.1. Địa lý hành chính, lịch sử
Địa lý hành chính:
Trà Vinh là một trong 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có
vị trí địa lý phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía


×