Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tế các giải pháp cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.7 KB, 2 trang )

Các giải pháp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam09:45'
AM - Thứ hai, 23/05/2005
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chủ trì của Phó
Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng,
Hội nghị Ban chỉ đạo điều phối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) đã họp bàn các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển kinh
tế và cơ sở hạ tầng trong vùng.
Cùng với việc phân tích các yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trong
vùng có sức tăng trưởng mạnh và cao nhất so với các khu vực khác, các đại
biểu cũng đã chỉ ra nhiều khó khăn và nguy cơ đang kìm hãm đà phát triển của
khu vực này. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở các con sông
lớn như sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đang diễn ra nghiêm trọng; Hệ thống
kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội như giao thông, điện, cấp thoát nước, mạng
lưới y tế, giáo dục văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu và hạn chế khai thác tiềm
năng của toàn vùng; Việc phát triển các khu công nghiệp tập trung đang diễn ra
ồ ạt trong khi thiếu sự phối hợp giữa các địa phương làm cho hiệu quả thấp;
Tình trạng sử dụng nguồn tài nguyên đất đai còn hạn chế, đang làm lãng phí rất
lớn nguồn lực này; Quy hoạch phát triển giữa các tỉnh thành phố trong khu vực
chưa đồng bộ, thiếu một cơ chế phát triển vùng nên xuất hiện tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, khập khiễng
trong phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đô thị, đầu tư trùng lắp và kém hiệu
quả
Trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ngoài Thành phố HCM mới
được thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển đến năm 2010 và có
tầm nhìn đến năm2020. Các tỉnh thành còn lại đang gấp rút rà soát, bổ sung và
hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn. Tuy nhiên để thúc đẩy phát
triển ngành công nghiệp trong toàn vùng, trong đó giảm thiểu được những yếu tố
cạnh tranh không lành mạnh, hỗ trợ nhau cùng phát triển, các đại biểuđã đề nghị
quy hoạch tập trung phát triểnmột số sản phẩm chủ yếu. Đó là các sản phẩm
dầu thô và khí, động cơ, xe máy, ô tô, tàu thủy, thép, lắp ráp ti vi máy tính, phân
bón, chất tẩy rửa, sữa, bia, giấy các loại, thuốc lá, nước giải khát, vải lụa quần


áo may sẵn, giày dép, vật liệu xây dựng, điện thương phẩm Để hỗ trợ phát triển
sản xuất công nghiệp trong Vùng kinh tế trọng điểm, một số đại biểu đã kiến nghị
Chính phủ nhanh chóng quy hoạch xây dựng hạ tầng trong vùng với các khu
công nghiệp, dân cư nhà ở; Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông với các tuyến
đường huyết mạch nối giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điển và các
vùng kinh tế khác trong cả nước. Cũng tại Hội nghị này, Bộ Công nghiệp đã cam
kết sẽ tập trung phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ trong Vùng trọng diểm
kinh tế phía Nam. Theo đó sẽ phải tận dụng tối đa nguồn khí Nam Côn Sơn và
khí đồng hành Bạch Hổ, tại khu vực Phú Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng và xậy dựng
các nhà máy điện mới để sử dụng nguồn khí đốt từ thềm lục địa, với tổng công
suất dự kiến lên 3.500 MW vào năm 2005


Sau khi nghe ý kiến đóng góp và phân tích, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn
Tấn Dũng đã chỉ đạo những việc cần tập trung làm ngay để đạt mục tiêu kinh tếxã hội toàn vùng như kế hoạch đã đề ra. Phó Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo
điều phối Vùng kinh tế trọng điểm cần gấp rút hoàn thành 6 vấn đề trong quy
hoạch. Đó là quy hoạch Xây dựng đô thị vùng; Giao thông, vận tải, hệ thống
cảng biển; Sản phẩm công nghiệp chủ yếu và điện lực; Sử dụng quỹ đất và bảo
vệ môi trường; Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao; Xây dựng hệ thống thủy
lợi. Phó Thủ tướng cũng đã yêu cầu các tỉnh thành đóng góp thêm ý kiến để các
bộ chuyên ngành hoàn chỉnh quy hoạch chậm nhất là vào tháng 6/2005. Đồng
thời Chính phủ cũng giao cho các bộ có liên quan cần nghiên cứu cơ chế chính
sách tạo điều kiện thực hiện tốt các vấn đề quy hoạch này. Đó sẽ là các chính
sách thuế, cơ chế huy động và phát triển nguồn lực trong và ngoài nước, chuẩn
bị nguồn vốn, chính sách sử dụng đất đai, kế hoạch ưu tiên các dự án phát triển
về hạ tầng như giao thông, cảng, sân bay để có kế hoạch sử dụng tốt và hợp lý
các nguồn vốn đầu tư cho Vùng trọng điểm kinh tế này.




×