Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tế dấu ấn vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.05 KB, 2 trang )

Dấu ấn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

TP.HCM-một trong những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI nhất cả nước
Kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến nay thì năm 2007 là năm thu hút FDI của cả
nước đạt mức kỷ lục con số 20,3 tỷ USD. Trong đó, các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam đã để lại dấu ấn quan trọng khi đóng góp hơn 50% số vốn trên.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước
gồm 8 tỉnh thành (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước,
Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, chiếm 9,2% diện tích, 17,7% dân số, 74% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Cho đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hình
thành được 72 khu công nghiệp (KCN) với diện tích trên 18.000ha (chiếm 47% về số
KCN và 55% diện tích KCN của cả nước). Đây cũng là vùng có tỷ lệ lấp đầy các KCN
khá cao, đạt khoảng 73% diện tích KCN. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn
nhân lực tương đối ổn định, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, rộng cửa đón nhà đầu
tư từ rất sớm nên vùng đã nhanh chóng trở thành miền đất hứa của các nhà đầu tư.
Tính đến thời điểm hiện nay, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút
được trên 5.250 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 41 tỷ USD (chiếm trên 64% số
dự án và trên 55% vốn đăng ký của cả nước), trong đó nổi bật nhất là các điạ phương như
TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng trong năm 2007 các tỉnh
thành này vẫn tiếp tục giữ những ngôi top trong thu hút FDI của cả nước. Giám đốc Sở
Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, Thái Văn Rê cho biết, 2,8 tỷ USD là con số mà TP.HCM
thu hút được trong năm 2007 (cấp mới và tăng vốn). Tính tổng cộng đến nay TP.HCM có
2.530 dự án FDI với tổng vốn 16,6 tỷ USD. Thành phố xác định tập trung phát triển 9
nhóm ngành dịch vụ và những ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao,
có giá trị gia tăng lớn từ rất sớm. Hiện nay, thành phố đang kêu gọi đầu tư vào hạ tầng đô
thị, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại phức hợp.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Nguyễn Hoàng Sơn cho biết, thành công nhất của
Bình Dương trong năm qua là việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm đã
có 307 dự án mới và 147 dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD, nâng tổng số dự
án đầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh lên 1.571 dự án với số vốn 8,55 tỷ USD. Nét mới
trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Bình Dương là số lượng các quốc gia đầu tư ngày


càng nhiều. Đây là tín hiệu vui vì thành phần kinh tế này góp phần không nhỏ vào quá
trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như tạo ra giá trị công nghiệp cao…
Cùng với Bình Dương, Đồng Nai cũng giữ vị trí những top đầu của thu hút vốn FDI. Cả
năm 2007 tỉnh đã thu hút đạt 2,45 tỷ USD. Về ngành nghề đầu tư có 13 dự án có công
nghệ kỹ thuật cao, chiếm 53% giá trị vốn đầu tư; 21 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất linh
kiện, chi tiết cho ôtô, máy móc thiết bị chiếm 16%; sản phẩm điện, điện tử có 5 dự án
chiếm 1%, đặc biệt có 3 dự án sản xuất phụ liệu cho ngành may mặc chiếm tỷ lệ 3%, lĩnh
vực chế biến nông sản thực phẩm có 4 dự án chiếm 5%. Có 16 dự án thuộc lĩnh vực dịch


vụ với tổng vốn đầu tư khoảng 850 triệu USD, chiếm tỷ lệ trên 54% tổng vốn thu hút
mới.
Cùng với làn sóng thu hút đầu tư của cả nước, dấu ấn năm 2007 in đậm nhất đối với việc
thu hút FDI vào Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Bà Rịa – Vũng Tàu với nhiều dự
án có quy mô vốn lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2007 có 50 dự án đầu tư nước ngoài
được cấp phép, với vốn khoảng trên 1,45 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án có vốn đầu tư
lớn như dự án thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) có tổng vốn đầu tư 1,12 tỷ USD, dự
án thép Essar, cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam… Tính tổng cộng đến nay trên địa bàn
toàn tỉnh đã thu hút được 191 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 7,81
tỷ USD. Trong đó, có 80 dự án trong các KCN với tổng vốn 4,6 tỷ USD và 111 dự án bên
ngoài KCN với tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD.
Nhiều nhà đầu tư trong vùng đã cho rằng lợi thế mà Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
mang lại cho các nhà đầu tư là tính liên kết vùng đã tăng nhanh trong những năm gần
đây. Thay vì hoạt động riêng lẻ, các tỉnh đã có sự thống nhất trong mời gọi đầu tư, phát
huy những tiềm năng và lợi thế của mỗi tỉnh một cách rõ ràng. Nhiều DN thay vì chen
chân trong các KCN ở TP.HCM thì nay đã dịch chuyển sang các tỉnh thành lân cận như
Long An, Tiền Giang. Các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước đã trở thành điểm đến của các
DN hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản. Vai trò của TP.HCM
vẫn là địa phương dẫn đầu về công nghệ, khoa học và tài chính. Bên cạnh đó, Bà Rịa –
Vũng Tàu có lợi thế về cảng biển, thích hợp với những dự án sản xuất công nghiệp nặng

thiên về xuất khẩu, sử dụng công nghệ cao.
Ông Walter Blocker, Tổng giám đốc Gannon Vietnam cho rằng: Hiện nay Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam có tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, có những tiềm năng lớn
mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng trong vùng chưa thật
sự thuyết phục nhà đầu tư, đơn giản như những vấn đề về giao thông, môi trường… Nếu
các tỉnh trong vùng kinh tế này chú ý hơn đến việc nâng cao chất lượng của cơ sở hạ
tầng, dịch vụ thì vùng sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng lớn hơn. Ngoài ra,
nguồn nhân lực kỹ thuật cao luôn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Nguồn nhân
lực chính là một thách thức lớn, có vai trò quyết định đến việc tăng trưởng đầu tư công
nghệ cao trong tương lai.
Năng động, cởi mở, tạo ra môi trường thông thoáng qua việc vận dụng chính sách linh
hoạt, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu,
hướng đến hiệu quả gia tăng cao trong thu hút đầu tư./.



×