Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Ứng dụng GIS trong đánh giá thực trạng dân số tỉnh lạng sơn những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 68 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng GIS trong
đánh giá thực trạng dân số tỉnh Lạng Sơn những năm gần đây” là đề tài
nghiên cứu của cá nhân em. Những kết quả và số liệu trong bài báo cáo được thu
thập tại phòng Dân số - Chi cục dân số và kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lạng Sơn,
không sao chép từ bất kì nguồn nào khác.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên

Trương Vũ Việt Anh

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm
ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông –
Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức bổ ích và quý
giá trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Phạm Bích Trà, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt các đợt thực tập và đồ án vừa qua.
Xin cảm ơn các cô chú làm việc tại phòng Dân số - chi cục Dân số và kế
hoạch hóa gia đình tỉnh Lạng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập và
đánh giá các số liệu.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên và cổ vũ,
giúp em có động lực để hoàn thành đồ án tốt nghiệp 1 cách tốt nhất.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên


Trương Vũ Việt Anh

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................2
Chương 1......................................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................................6
1.1. Tổng quan về GIS...............................................................................................................6
1.1.1. GIS là gì?.....................................................................................................................6
1.1.2. Những cột mốc trong lịch sử hình thành và phát triển công nghệ GIS.......................7
1.1.3. Mô hình công nghệ của GIS........................................................................................8
1.1.4. Các thành phần của GIS............................................................................................10
1.1.5. Khả năng của GIS......................................................................................................13
1.1.6. Ứng dụng của kĩ thuật GIS .......................................................................................14
1.1.7. Lợi ích và hạn chế việc ứng dụng kỹ thuật GIS.........................................................15
1.2. Giới thiệu phần mềm MapInfo........................................................................................16
1.2.1. Khái niệm..................................................................................................................16
1.2.2. Một số đặc điểm chính của phần mềm MapInfo......................................................16
1.2.3. Tổ chức thông tin bản đồ MapInfo...........................................................................17
1.2.4. Số liệu không gian và phi không gian........................................................................19
1.2.5. Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian..........................................20
1.2.6. Thực đơn và các chức năng cơ bản của MapInfo......................................................20
1.2.7. Phân tích dữ liệu trong MapInfo...............................................................................22
1.3. Giới thiệu ngôn ngữ MapBasic........................................................................................23
1.3.1. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ mapbasic........................................................23
1.3.2. Cấu trúc ngôn ngữ mapbasic....................................................................................25
1.3.3. Một số ứng dụng của Mapbasic................................................................................29

Chương 2....................................................................................................................................31
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH BÀI TOÁN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÂN SỐ TỈNH LẠNG SƠN NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY...........................................................................................................................31
2.1. Khảo sát...........................................................................................................................31
2.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................31
2.1.2. Thu thập số liệu........................................................................................................36
2.2. Phân tích bài toán............................................................................................................43

3


2.2.1. Thông tin vào, ra của hệ thống.................................................................................43
2.2.2. Phân tích các chức năng của bài toán.......................................................................44
2.2.3. Cơ sở dữ liệu của bài toán........................................................................................54
Chương 3....................................................................................................................................56
XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DÂN SỐ TỈNH LẠNG SƠN NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY.............................................................................................................................................56
3.2. Chức năng Tìm kiếm........................................................................................................58
3.3. Chức năng xem biểu đồ thực trạng dân số tỉnh Lạng Sơn...............................................62
3.4. Chức năng thống kê.........................................................................................................63
KẾT LUẬN....................................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................65

4


MỞ ĐẦU
Ngày nay, khoa học máy tính đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhiều ngành thậm chí không thể tồn tại và phát triển được nếu
không có sự trợ giúp của khoa học máy tính. Sự ra đời của hệ thống thông tin

địa lý GIS (Geographic Information System) đã góp phần đáng kể trong việc
tin học hoá công tác quản lý thông tin bản đồ tạo ra một sự nhìn nhận có hệ
thống về tổng thể, nhằm thu nhận, xử lý, lưu trữ, quản lý, phân tích và hiển thị
các thông tin không gian từ thế giới thực, để giải quyết các vấn đề tổng hợp
thông tin cho phép người sử dụng thực hiện tốt hơn công việc lập kế hoạch
và trợ giúp quyết định.
Trong tình hình dân số nước ta nói chung và dân số của tỉnh Lạng Sơn nói
riêng đang thay đổi từng ngày, từng giờ về nhiều mặt, em lựa chọn đề tài:”Ứng
dụng GIS trong việc đánh giá thực trạng dân số của tỉnh Lạng Sơn những năm
gần đây”. Đề tài được xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng
quan về dân số của tỉnh Lạng Sơn, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm các thông tin về dân
số của tỉnh. Đề tài gồm các phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
Chương 2: Khảo sát và phân tích bài toán đánh giá thực trạng dân sô tỉnh Lạng
Sơn

2007-2011.

Chương 3: Giới thiệu sản phẩm.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về GIS
1.1.1. GIS là gì?
Một hệ thống thông tin địa lý là một công cụ cho việc tạo ra và sử dụng
thông tin không gian. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều định nghĩa, quan niệm hay
cách nhìn nhận và cách hiểu khác nhau về GIS do GIS là một công nghệ mới

phát triển nhanh, có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người, với
mục đích thực hành, GIS có thể được định nghĩa như sau:
Một hệ thống dựa vào máy tính để trợ giúp cho công tác thu thập, bảo vệ,
lưu trữ, phân tích, xuất và phân phối dữ liệu và thông tin không gian.
GIS là viết tắt từ “Geographic Information System”.
Hệ thống là nhóm các thực thể liên kết và các hoạt động để giải quyết vấn đề.
Hệ thống thông tin là tập các tiến trình hoạt động trên dữ liệu thô để sản
sinh thông tin hỗ trợ lập quyết định.
Hệ thống thông tin có nhiều hoạt động từ quan sát, đo đạc, mô tả, diễn
giải, dự báo và lập quyết định.
Có nhóm các chức năng: chế tác, truy vấn, sửa đổi, hiển thị.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) sử dụng các dữ liệu tham chiếu địa lý, dữ
liệu phi không gian và các thao tác hỗ trợ phân tích không gian.
Mục tiêu chung của GIS: lập quyết định, quản lý đất đai, tài nguyên, giao
thông, thương mại, đại dương hay bất kỳ thực thể phân bổ không gian nào.
Kết nối giữa các phần tử trong hệ thống là địa lý, thí dụ, vị trí, xấp xỉ,
phân bố không gian.
GIS còn được hiểu là:
Hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý và hiển thị thông tin địa lý.Tổ hợp phần
mềm với phần cứng, số liệu, phương pháp, người sử dụng…để giải quyết vấn đề
phức tạp, hỗ trợ quyết định và lập kế hoạch.Là loại phần mềm máy tính.
6


Khi được sử dụng một cách sáng suốt thì GIS có thể giúp cho ta sống
khỏe mạnh hơn, giàu có hơn và an toàn hơn. Một hệ thống thông tin địa lý cũng
đặc biệt có ích cho việc hiển thị dữ liệu không gian và báo cáo kết quả của việc
phân tích không gian. Trong nhiều trường hợp, GIS là cách duy nhất để giải
quyết các vấn đề liên quan đến không gian.
Việc sử dụng GIS đã trở nên phổ biến và lan rộng trong vòng 2 thập kỷ

qua. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khảo cổ học cho đến
động vật học và nhiều ứng dụng mới của GIS tiếp tục xuất hiện. GIS là những
công cụ cần thiết trong kinh doanh, hoạt động của chính phủ, giáo dục và các tổ
chức phi lợi nhuận, và việc sử dụng GIS đang trở nên có tính bắt buộc trong
nhiều trường hợp. GIS được sử dụng chống lại tội ác, bảo vệ các loài bị nguy
hiểm, giảm thiểu sự ô nhiễm, đối phó với các tai biến thiên nhiên, phân tích sự
lan truyền bệnh dịch và để cải thiện sức khỏe cộng đồng. Tóm lại, GIS là phương
tiên để giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách của chúng ta.
Vậy tại sao chúng ta lại cần GIS?
GIS là cần thiết phần nào đó bởi vì dân số trên thế giới đang tăng nhanh
và công nghệ đang ở trình độ cao trong khi các tài nguyên, đặc biệt là không khí
và đất đai ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác cũng đang ở trong tình trạng giới
hạn do hoạt động của con người. Trong quãng thời gian khoảng 300 năm vừa qua
con người đã làm biến đổi thường xuyên bề mặt của trái đất. Gây ảnh hưởng tổn
hại đến đời sống của con người.
GIS giúp chúng ta xác định các vấn đề môi trường bằng cách cung cấp các
thông tin chủ yếu về nơi mà các vấn đề đó xảy ra và ai bị tác động bởi chúng.
GIS giúp chúng ta xác định nguồn, vị trí và quy mô của các tác động môi trường
có hại, và có thể giúp ta đưa ra kế hoạch hành động để quan trắc, quản lý, và
giảm thiểu các thiệt hại môi trường.
1.1.2. Những cột mốc trong lịch sử hình thành và phát triển công nghệ GIS
Dưới đây liệt kê vắn tắt những thời điểm, sự kiện lịch sử, tên tuổi
các tổ chức và các nhà khoa học đã có đóng góp quan trọng vào quá
trình hình thành và phát triển của công nghệ GIS.
7


• 1963 – Phòng đồ họa vi tính của trường Đại học tổng hợp
Harvard (R. Fisher, J.Dangermond, D. Sinton, N. Chrisman, G.
Dutton, S. Morehouse, T. Peuker).

• 1963 – Thành lập Hiệp hội các hệ thống thông tin đô thị và
khu vực (URISA).
• 1964 – Symap ra đời (Hệ thống phần mềm vẽ bản đồ cơ sở do
Đại học tổng hợp Harvard xây dựng).
• Giữa những năm 60 – Tổng cục Điều tra dân số của Mỹ xây dựng quy trình
vẽ bản đồ địa chính theo địa chỉ (D. Cooke, M. White xây dựng lý thuyết về





quan hệ không gian cho các dữ liệu địa lý).
1967 – GIS Canađa ra đời (R. Tomlinson là tác giả của thuật ngữ GIS).
1967 – Thành lập Cơ quan đo vẽ bản đồ thực nghiệm ở Anh (Boyle, Rhind).
1969 – Thành lập Intergraph và ESRI (Dangermond và Morehouse).
1973 – Các hội nghị về Hệ thống thông tin đô thị (URPIS) được tổ
chức tại Ôxtrâylia dẫn đến sự thành lập của Tổ chức các hệ thống

thông tin đô thị Ôxtrâylia (AURISA) năm 1975.
• 1974 – Các hội nghị về AutoCarto được tổ chức.
• 1973 – ODYSSEY (tiền thân của phần mềm GIS do Tổng hợp Harvard xây





dựng) ra đời.
1978 – Hệ thống hiển thị thông tin nội địa Nhà Trắng (Mỹ) ra đời..
1980 – Phần mềm ArcINFO ra đời.
1987 – Phần mềm MapINFO ra đời.

1987 – Tạp chí GIS quốc tế ra đời.

1.1.3. Mô hình công nghệ của GIS
Theo Nguyễn Thế Thận (1999), mô hình công nghệ GIS bao gồm:
Số
liệu

Quản lý
số liệu

Xử lý số
liệu

Phân tích
số liệu

Số liệu ra

Hình 1.Mô hình công nghệ GIS
1.1.3.1. Số liệu vào
Số liệu vào được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau:
-Chuyển đổi.
-Số hóa.
8


-Quét ảnh.
-Viễn thám.
-Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
-Toàn đạc điện tử.

1.1.3.2. Quản lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập và tổng hợp lưu trữ và bảo trì dữ liệu, việc quản
lý số liệu cần đảm bảo các khía cạnh sau:
- Bảo mật số liệu.
- Tích lượng số liệu.
- Lọc và đánh giá số liệu.
- Khả năng duy trì số liệu.
1.1.3.3. Xử lý số liệu
Nhằm tạo ra thông tin, xử lý số liệu tạo ra các ảnh báo và bản đồ.
1.1.3.4. Phân tích và mô hình hóa
Là khả năng giải mã và phân tích về mặt định hình và định hướng
thông tin đã thu thập, phân tích thông tin không gian để sử dụng các quan hệ
đã biết rồi mô hình hóa đặc tính địa lý đầu ra của một tổ hợp các điều kiện.
1.1.3.5. Số liệu ra
Việc sử dụng công nghệ máy tính số có nghĩa là thông tin này có thể
được quan sát trên màn hình, được vẽ ra như trên các bản đồ giấy, nhận được
như một ảnh địa hình hoặc dùng để tạo ra một số File số liệu. Liên hệ trực
quan là một trong những phương tiện của công nghệ GIS được tăng cường bởi
sự biến đổi ngược của các lựa chọn đầu ra.

9


1.1.4. Các thành phần của GIS

Hình 2.Các thành phần của GIS
Theo Võ Quang Minh (1999), thì công nghệ GIS gồm 5 hợp phần cơ bản:
- Thiết bị phần cứng máy tính (Hardware).
- Phần mềm máy tính GIS (Software).
- Số liệu - dữ liệu địa lý (Geographic Data).

- Chuyên viên (Expertise).
- Chính sách và cách thức quản lý.
1.1.4.1. Thiết bị phần cứng máy tính
Theo Võ Quang Minh (1999), thì phần cứng tổng quát của hệ thống thông
tin địa lý bao gồm các thiết bị sau:
- Bộ xử lý trung tâm (CPU): là phần cứng quan trọng nhất của máy vi
tính. CPU không những thực hành tính toán trên dữ liệu mà còn điều khiển
sắp đặt phần cứng khác mà nó thì cần thiết cho việc quản lý thông tin thông qua
hệ thống.
- Bộ nhớ trong (RAM): Có chức năng như là “không gian làm việc” cho
chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) có khả năng
giữ một giới hạn số lượng dữ liệu ở một số lượng thời gian.
- Bộ sắp xếp và lưư trữ ngoài (Diskette, Harddisk, CD-ROM): băng có từ
tính được giữ không những trong cuộn băng lớn (giống trong cuộn băng máy
hát đĩa) mà còn trong cuộn băng nhỏ. Thuận lợi ở dây băng có từ tính là nó có
10


thể lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu.
- Các bộ phận dùng nhập số liệu:
+ Bàn số hóa (Digitizer): Bàn số hóa bản đồ bao gồm một bảng hoặc
một bàn viết, mà bản đồ được trải rộng ra và một Cursor có ý nghĩa của các
đường thẳng và các điểm trên bản đồ tương xứng một cách tự động.
+ Máy quét thông tin (Scanner): Máy ghi Scanner sẽ chuyển các thông
tin trên bản đồ một cách tự động dạng hệ thống Raster.
+ Các bộ phận để in ấn (Output devices):
+ Máy in (Printer): Là bộ phận dùng để in ấn các thông tin các bản đồ
dưới nhiều kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu của người sử dụng thông
thường in có từ khổ A3 đến A4. Máy in có thể là màu hoặc trắng đen hoặc là
máy in phun mực Laser hoặc máy in kim.

+ Máy vẽ (Plotter): Đối với những yêu cầu cần thiết phải in các bản
đồ có kích thước lớn, thường máy in không đáp ứng được mà ta phải dùng
đến máy vẽ, máy vẽ thường có kích thước của khổ A1 hoặc A0
1.1.4.2. Phần mềm
Theo Võ Quang Minh (1999), thì phần mềm được sử dụng trong kỹ
thuật GIS bao gồm các tính năng như: Nhập và thẩm tra được số liệu, lưu trữ
và quản lý được cơ sở dữ liệu, diễn giải và vận dụng được số liệu, phân tích số
liệu, xuất và trình bày được số liệu. Các phần mềm tiêu chuẩn và sử dụng
phổ biến hiện nay trong khu vực Châu Á là: ARC/INFO, SPAN, MAPINFO,
ILWIS, WINGIS, IDRISIW,…
Hiện nay có rất nhiều phần mềm máy tính chuyên biệt cho GIS, bao
gồm các phần mềm như sau:
- Phần mềm dùng cho lưu trữ, xử lý số liệu thông tin địa lý như các
phần mềm: ARC/INFO,

SPAN,

ERDAR

-

Imagine,

ILWIS,

MGE/MICROSTATION, WINGIS, IDRISIW.
- Phần mềm dùng cho lưu trữ, xử lý và quản lý các thông tin địa lý: ERMAPPER, ATLASGIS, ARCVIEW, MAPINFO,…
- Tùy theo yêu cầu và khả năng ứng dụng trong công việc cũng như khả
11



năng kinh phí của đơn vị, việc lựa chọn phần mềm máy tính sẽ khác nhau.
1.1.4.3. Số liệu-Dữ liệu địa lý
Những thông tin địa lý có nghĩa sẽ bao gồm các dữ kiện về: vị trí địa lý,
thuộc tính (attributes) của thông tin, mối liên hệ không gian (spatial
relationships) của các thông tin, và thời gian. Có hai dạng số liệu được sử dụng
trong kỹ thuật GIS là:
Cơ sở dữ liệu bản đồ: là những mô tả hình ảnh bản đồ được số hóa theo
một khuôn dạng nhất định mà máy tính hiểu được.
Số liệu Vector: được trình bày dưới dạng điểm, đường và diện tích, mỗi
dạng có liên quan đến một số liệu thuộc tính được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Số liệu Raster: được trình bày dưới dạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật đều
nhau, giá trị được ấn định cho mỗi ô sẽ chỉ định giá trị của thuộc tính. Số liệu của
ảnh Vệ tinh và số liệu bản đồ được quét (scanned map) là các loại số liệu Raster.
Số liệu thuộc tính (Attribute): được trình bày dưới dạng các ký tự hoặc số,
hoặc ký hiệu để mô tả các thuộc tính của các thông tin thuộc về địa lý.
1.1.4.4. Chuyên viên
Đây là một trong những hợp phần của công nghệ GIS đòi hỏi những
chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để thực hiện các chức năng phân
tích và xử lý số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc lựa chọn các công cụ
GIS để sử dụng và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện.
1.1.4.5. Chính sách và quản lý
Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này
phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả để
phục vụ người sử dụng thông tin.
Trong quá trình hoạt động, mục đích chỉ có thể đạt được và tính hiệu quả
của kỹ thuật GIS chỉ được minh chứng khi công cụ này có thể hỗ trợ những
người sử dụng thông tin để giúp họ thực hiện được những mục tiêu công việc.
Ngoài ra việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan cũng phải được
đặt ra, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng của GIS cũng như các nguồn số liệu khác.

12


Trong phối hợp và vận hành các hợp phần của hệ thống GIS nhằm đưa
vào hoạt động có hiệu quả kỹ thuật GIS, hai yếu tố huấn luyện và chính sáchquản lý là cơ sở của thành công.
1.1.5. Khả năng của GIS
Theo Võ Quang Minh (1999), hệ thống GIS có thể thực hiện những chức
năng sau:
- Khả năng chồng lắp bản đồ.
- Khả năng phân loại thuộc tính.
- Khả năng phân tích.
Ngoài ra, Nguyễn Thế Thận,ctv (2000) - Tổ chức hệ thống thông tin địa
lý GIS, hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin kiểu mới (New
Information System) và là một công nghệ máy tính tổng hợp. Từ các thông tin
bản đồ và thông tin thuộc tính lưu trữ, ta có thể dễ dàng tạo ra các loại bản đồ và
các báo cáo để cung cấp một sự nhìn nhận có hệ thống và tổng thể, nhằm thu
nhận và quản lý thông tin vị trí có hiệu quả, cho phép các nhà lãnh đạo thực hiện
tốt hơn công việc lập kế hoạch và trợ giúp quyết định. Hệ thống thông tin địa
lý quản lý vị trí địa lý gắn liền với các số liệu riêng rẻ khác liên quan đến nó.
Các thông tin quản lý trong GIS có đặc tính riêng mà các hệ thống thông tin
khác không nhất thiết bắt buộc là chúng phải gắn kết với vị trí địa lý thực của
đối tượng, thuộc vùng lãnh thổ chứa đựng chúng. Khả năng của GIS khá phong
phú và tùy thuộc vào các ứng dụng cụ thể của nó trong thực tế nhưng bất cứ
hệ GIS nào cũng phải giải quýêt được 5 vấn đề chính sau đây:
- Vị trí (Location) - Quản lý cung cấp vị trí của các đối tượng theo yêu
cầu bằng các cách khác như tên địa danh, mã vị trí hoặc tọa độ.
- Điều kiện (Condition) – Thông qua phân tích các dữ liệu không gian
cung cấp các sự kiện tồn tại hoặc xảy ra ở một địa điểm nhất định hoặc xác định
các đối tượng thỏa mãn các điều kiện đặt ra.
- Chiều hướng (Trend) – Cung cấp hướng thay đổi của đối tượng thông

qua phân tích các dữ liệu trong một vùng lãnh thổ nghiên cứu theo thời gian.
- Kiểu mẫu (Pattern) – Cung cấp các mức độ sai lệch của các đối tượng
13


so với kiểu mẫu và nơi sắp đặt chúng đã có từ các nguồn khác.
- Mô hình hóa (Modeling) – Cung cấp và xác định những gì xảy ra nếu có
sự thay đổi dữ liệu hay nói cách khác là xác định xu thế phát triển của các đối
tượng.
1.1.6. Ứng dụng của kĩ thuật GIS
1.1.6.1. Ngoài nước
Kỹ thuật GIS đã được phát triển và ứng dụng từ năm 1960, tập trung
quản lý đô thị, hành chính, dân cư,…Đến thập niên 1980, đặc biệt vào những
năm 1990 GIS được ứng dụng rộng rãi hơn (Võ Quang Minh, 1996).
Một số kết quả ứng dụng của GIS trên thế giới trong thời gian qua như:
- Ứng dụng GIS trong nghiên cứu xói mòn đất ở Đài Loan (Chang, 1992).
- Ứng dụng GIS để thiết lập phương pháp đánh giá chất lượng nước ở
Nam Triều Tiên (Kyehun Kim, 1996).
- Ứng dụng GIS trong việc quản lý rừng, môi trường ở Trung
Quốc (Kathleen Hastings, 1996).
- Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo và quản lý dịch hại ở Finland
(Tiilikala và ctv,1996).
- Ứng dụng GIS trong đánh giá môi trường sống của cá ở Thái Bình
Dương (Beamer và ctv, 1997).
- Sử dụng GIS đánh giá quan hệ giữa sử dụng đất và chất lượng nước
(Wang và ctv,1997).
1.1.6.2. Trong nước
Ở nước ta, kỹ thuật GIS thực tế được biết đến khoảng 7 – 8 năm trở lại
đây. Ở đồng bằng sông Cửu Long, công nghệ GIS được đưa vào sử dụng từ
chương trình cấp nhà nước trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên vào năm

1986 (Chương trình 60 – 62). Từ những năm 1991 sau khi các tỉnh đã thành
lập sở địa chính để quản lý các thông tin thì công nghệ GIS mới thật sự được
đưa vào sử dụng và thực hiện ở vài tỉnh (Võ Quang Minh, 1996).
Việc ứng dụng công nghệ GIS ngày càng phổ biến kể cả trong các cơ quan
nhà nước lẫn tư nhân vì khả năng ứng dụng rộng rãi của nó.

14


Hình 3: Tỷ lệ cơ quan ứng dụng công nghệ HTTDL GIS
Theo thống kê trên cho ta thấy rõ ràng là hệ thông tin địa lý GIS đang
được các cơ quan quản lý sử dụng một cách tích cực và hệ thông tin địa lý
GIS ngày càng được các trường, viện nghiên cứu quan tâm và được đưa vào
giảng dạy trong trương trình học một cách phổ biến.
Đến nay, kỹ thuật GIS đã được ứng dụng ở nước ta trên nhiều lĩnh vực như:
- Ứng dụng kỹ thuật GIS trong việc quản lý hồ sơ địa chính của sở địa chính
tỉnh Kiên giang (Trần Văn Măng, 1996).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS giải đoán ảnh vệ tinh Spot và GIS để nghiên cứu hiện
trạng sử dụng đất đai huyện Tân Thạnh – Vĩnh Long (Lê Quang Trí, 1996).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá đất đai cho hai huyện Mỹ Tú - Thạnh Trị tỉnh
Sóc Trăng (Trần Công Danh, 1998).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá diễn biến thay đổi rừng ngập mặn ven biển
đồng bằng sông Cửu Long (Bộ môn Khoa Học Đất – Chương trình MHO8,
1998).
- Ứng dụng ảnh Radarsat và kỹ thuật GIS trong xác định sự thay đổi sử
dụng đất vùng đồng bằng sông Cửu Long (Võ Quang Minh, Võ Tòng Anh và
ctv, 1998).
1.1.7. Lợi ích và hạn chế việc ứng dụng kỹ thuật GIS
Theo Võ Quang Minh (1999), thì việc ứng dụng kỹ thuật GIS vào thực
tế có rất nhiều lợi ích thiết thực. Nhưng bên cạnh đó ứng dụng công nghệ

GIS cũng gặp phải những hạn chế nhất định.
15


- Kỹ thuật GIS là một công cụ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máy
tính, do đó việc sử dụng GIS trong các mục tiêu nghiên cứu so với các
phương tiện cổ điển có thể mang lại hiệu quả cao:
+ Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ dữ liệu.
+ Có thể thu thập số liệu với số lượng lớn.
+ Số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hóa một cách dễ dàng.
+ Chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
+ Dễ dàng truy cập, phân tích từ nhiều nguồn và loại khác nhau.
+ Tổng hợp được một lần nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích và tạo ra
nhanh chóng một lớp số liệu tổng hợp mới.
- Song song đó, trong quá trình sử dụng lại có nhiều trở ngại trong quá
trình ứng dụng kỹ thuật GIS như sau:
+ Chi phí và những vấn đề kỹ thuật đòi hỏi trong việc chuẩn bị lại các số
liệu thô hiện có nhằm có thể di chuyển bản đồ giấy sang kỹ thụât số trên máy
tính (thông qua việc số hóa ảnh).
+ Đòi hỏi những kiến thức của các kỹ thuật cơ bản về máy tính và yêu cầu
lớn về nguồn tài chính ban đầu.
+ Chi phí của việc mua sắm và lắp đặt trang thiết bị phần mềm GIS khá cao.
+ Trong một số lĩnh vực ứng dụng, hiệu quả tài chính thu lại thấp.
1.2. Giới thiệu phần mềm MapInfo
1.2.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Thế Thận (2000), MapInfo là một phần mềm của GIS, là
một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý CSDL vừa và nhỏ trên máy tính
cá nhân. Sử dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống
thông tin địa lý phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho các
tổ chức kinh tế và xã hội của các ngành và địa phương.

1.2.2. Một số đặc điểm chính của phần mềm MapInfo
- Chạy trên các hệ điều hành: DOS, Windows.
- Hỗ trợ các thiết bị: Bàn số, máy quét ảnh, chuột, các máy vẽ.
16


- Các chức năng chính: Tạo vùng đệm, phân tích bảng đồ, phân tích mạng.
- Hệ quản trị cơ sơ dữ liệu: dBASE, cơ sở dữ liệu bên trong.
- Cấu trúc dữ liệu: Non - topological Vecter, dữ liệu thuộc tính, dữ liệu bảng
biểu.
- Đơn giản, dễ sử dụng.
-Phù hợp với mô hình quy mô nhỏ.
-Khả năng tạo lập bản đồ chuyên đề mạnh và phong phú (hơn hẳn các phần mềm
GIS khác).
-Khả năng giàn trang in, và in rất thuận lợi.
-Khả năng giao tiếp với các phần mềm GIS khác tốt.
-Cấu trúc format file mở hỗ trợ cho việc phát triển các ứng dụng chuyên sâu.
-Khả năng xây dựng dữ liệu bản đồ số (khía cạnh số hóa bản đồ) yếu.
-Hiện nay có 1 số phiên bản mapinfo được sử dụng khá nhiều đã được phát triển
khá ổn định như phiên bản mapinfo 10.0.
1.2.3. Tổ chức thông tin bản đồ MapInfo
-Tổ chức thông tin theo tập tin:
+ Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi
bảng là một tập hợp các tập tin (File) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa
chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào chức
năng của phần mềm MapInfo khi đã mở ít nhất một bảng, toàn bộ các MapInfo
table mà trong đó chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin
(Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên, 2000).
+ Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức theo các
tập tin có phần mở rộng (extension) như sau:

Filename.tab: Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu, đó là file ở dạng
văn bản mô tả khuôn dạng file lưu trữ thông tin, hay nói một cách khác, những
file có phần mở rộng.Tab là các file mô tả cấu trúc của bảng số.
Filename.dat: chứa số liệu dưới dạng bảng số(bao gồm hàng hay còn gọi
là bản ghi và cột hay còn gọi là trường).
Filename.map: bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý.
17


Filename.id: mô tả sự liên kết giữa số liệu và các đối tượng địa lý.
- Tổ chức thông tin theo đối tượng:
+ Các thông tin bản đồ trong phần mềm GIS thường được tổ chức theo
từng lớp bản đồ. Một lớp bản đồ máy tính là sự chồng xếp của các lớp thông
tin lên nhau. Mỗi lớp thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng
thể. Lớp thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thống nhất. Thể hiện và
quản lý các đối tượng địa lý không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một
mục đích nhất định trong hệ thống.
+ Trong MapInfo thì mỗi một lớp bản đồ là một lớp các đối tượng hình
học cơ bản (điểm, đường, vùng). Ví dụ, trong bản đồ ranh giới xã có thể được
tổ chức thành bốn lớp thông tin sau:





Lớp thông tin về địa giới các xã (đối tượng đường).
Lớp thông tin về vùng lãnh thổ của các xã (đối tượng vùng).
Lớp thông tin về các điểm trụ sở UBND xã (đối tượng điểm).
Lớp thông tin về tên địa danh của các xã (đối tượng chữ).
Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng giúp cho việc xây dựng

thành các khối thông tin độc lập cho các lớp bản đồ máy tính, dễ dàng thêm
vào mảnh bản đồ các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các lớp đối tượng không
cần thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý, trừu tượng
hóa các đối tương địa lý trong thế giới thực và thể hiện chúng thành các loại bản
đồ khác nhau:
+ Đối tượng vùng (Region) - Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và
bao phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các polygons, ellipse,
hình chữ nhật,…
Ví dụ: vùng lãnh thổ địa giới một tỉnh,huyện…
+ Đối tượng điểm (Point) – Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý.
Ví dụ:Điểm trụ sở UBND xã,..
+ Đối tượng đường (Line) - Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học.
Chúng có thể là đường thẳng, các đường gấp khúc, các cung.
Ví dụ: đường phố, sông, suối,…
+ Đối tượng chữ (Text) - Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của
18


bản đồ. Ví dụ: Tên tỉnh,huyện…
1.2.4. Số liệu không gian và phi không gian
Theo Võ Quang Minh (1999), một CSDL của hệ thống thông tin địa lý
có thể chia ra làm hai loại số liệu cơ bản: số liệu không gian và phi không
gian. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu
giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
1.2.4.1. Số liệu không gian
Số liệu không gian hay còn gọi là dữ liệu bản đồ được dùng diễn tả
hình ảnh của thông tin bản đồ. Các dữ liệu này là những thông tin mô tả về
đặc tính hình học của các đối tượng địa lý như hình dạng, kích thước, vị trí,…
tồn tại trong thế giới thực của chúng. Thông thường phần số liệu không gian

của hệ thống thông tin địa lý được quản lý ở dạng các lớp đối tượng, mỗi lớp
chứa các hình ảnh bản đồ liên quan đến một chức năng, ứng dụng cụ thể. Việc
phân tách các lớp là dựa trên cơ sở của mối liên quan logic và mô tả đồ họa của
tập hợp các hình ảnh bản đồ.
Ví dụ: Lớp thông tin về đường địa giới các xã, lớp thông tin về vùng lãnh
thổ xã, lớp thông tin về tên địa danh xã,…
Do vậy, ta có thể hiểu số liệu không gian là những mô tả số của hình
ảnh bản đồ, chúng bao gồm tọa độ, các ký hiệu dùng để xác định một hình
ảnh bản đồ cụ thể trên tờ bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu
không gian để tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình máy tính
hoặc trên giấy thông qua các thiết bị ngoại vi.
1.2.4.2. Số liệu phi không gian
Số liệu phi không gian hay còn gọi là số liệu thuộc tính là những mô tả
về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định.Ví
dụ: Quan hệ một - một. Mỗi một đối tượng hình học gắn với một mẫu tin
thuộc tính của đối tượng.
Số liệu về hiện tượng, miêu tả những thông tin liên quan đến các đối tượng
địa lý.
19


1.2.5. Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và phi không gian
Theo Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên (2000), một đặc điểm khác biệt
của thông tin trong GIS so với các thông tin trong hệ đồ họa máy tính là sự
liên kết chặt chẽ không thể tách rời giữa các thông tin và các đối tượng bản đồ
thông qua bộ xác định. Các bộ xác định có thể đơn giản là một số duy nhất liên
tục, ngẫu nhiên hoặc các chỉ báo địa lý hay số liệu xác định vị trí lưu trữ chúng.
Bộ xác định cho một thực thể có thể chứa tọa độ phân bố của nó, số liệu mảnh
bản đồ, mô tả khu vực hoặc con trỏ đến vị trí lưu trữ của số liệu liên quan. Bộ
xác định được lưu trữ cùng với các mẫu tin tọa độ hoặc mô tả số khác của các

hình ảnh không gian và cùng với các mẫu tin số liệu thuộc tính liên quan.
1.2.6. Thực đơn và các chức năng cơ bản của MapInfo
Thực đơn chính của chương trình bao gồm:
• Thực đơn FILE:
-

New Table: Cho phép tạo một lớp thông tin mới.

-

Open Table : Mở một lớp thông tin đã có.

-

Open Worspace: Mở một trang làm việc đã có.

-

Close Table: Đóng một lớp thông tin đang mở.

Ngoài ra còn có một số chức năng phụ khác như Save, Print, Exit…
• Thực đơn EDIT: Dùng để thao tác trên các đối tượng:
-

Undo : Loại bỏ tác dụng của câu lệnh nào đó.

-

Cut : Cắt bỏ các đối tượng đã chọn.


-

Copy: Sao chép các đối tượng đã chọn.

-

Paste: Dán các đối tượng.

-

New Row: Thêm một bản ghi mới vào lớp thông tin biên tập.

-

Get Info: hiển thị hộp thông tin địa lý về đối tượng đã chọn.

• Thực đơn OBJECTS
-

Set Target: đặt các đối tượng đã chọn thành đối tượng mục tiêu.

-

Combine: Tổng hợp các đối tượng đã chọn thành các đối tượng mới.

-

Buffer: tạo ra các đối tượng vành đai của các đối tượng cho trước.

-


Smoth: làm trơn các đối tượng đã chọn.
20


-

Convert To Region: Chuyển đối tượng đường thành đối tượng vùng.

-

Covert To Polylines: Chuyển đối tượng cùng thành đối tượng đường.

• Thực đơn QUERY: Giải quyết các thắc mắc
-

Select: Cho phép chọn các đối tượng thông qua các chỉ tiêu cho trước.

-

SQL Select: Cho phép chọn các đối tượng thông qua các chỉ tiêu cho
trước và thực hiện đồng thời việc tổng hợp các dữ liệu thuộc tính cho
các dữ liệu được chọn.

-

Find: Tìm các đối tượng theo một chỉ tiêu cho trước.

-


Calculate Statistics: hiển thị cửa sổ thông tin tính toán thống kê.

• Thực đơn TABLE : Dùng để thao tác về bảng
-

Update Column: Thay đổi giá trị của các trường dữ liệu bảng. Thực
hiện liên kết các đối tượng trong các bảng theo từng dữ liệu thuộc tính
chung và theo phân bố địa lý.

-

Append Rows To Table: Ghép nối các bản ghi của hai bảng có cùng
cấu trúc dữ liệu thành một bảng mới.

-

Geo Code: Thực hiện địa mã hóa các đối tượng trong bảng.

-

Import: Nhập các dữ liệu địa lý trong các khuôn dạng (format) trao đổi
đồ họa vào hệ thống.

-

Export: Xuất các dữ liệu địa lý trong một lớp ra các khuôn dạng trao
đổi đồ họa với các hệ thống khác.

• Thực đơn OPTIONS: Dùng để lựa chọn, hiển thị hoặc thay đổi các thuộc tính của
đối tượng.

• Thực đơn WINDOW: Dùng để hiển thị các bảng thông tin qua cửa sổ.
• Thực đơn MAP: Dùng để thao tác với bản đồ được mở.
-

Layer Control: gọi hộp thoại xác định các tham số điều khiển các lớp
trong hệ thống.

-

Creat Thematic map: tạo ra các bản đồ chuyên đề.

-

Change View: Thay đổi tầm nhìn cửa sổ thông tin.

• Thực đơn HELP: Dùng để gọi thông tin trợ giúp trong quá trình số hóa.

21


Ngoài ra MapInfo còn có 1 số thực đợn phụ khi thao tác trên các đối tượng
bản đồ như : Browser,Graph,Redistrict,Layout,Tool,…
Ngoài các thực đơn trên MAPINFO còn có hai hộp công cụ được hiển thị
đồng thời với màn hình thực đơn: Hộp công cụ Main dùng để hiển thị thay đổi
các đối tượng bản đồ, còn hộp công cụ Drawing dùng để xác định và tạo ra các
đối tượng đồ họa.
1.2.7. Phân tích dữ liệu trong MapInfo
Một tuyển tập (selection) là một tập hợp dự liệu phụ được MapInfo nhóm
với nhau theo cùng một tiêu chí nào đó, dựa vào đó chúng ta có thể thực hiện các
thao tác phân tích hay tổng hợp dữ liệu đặc thùh riêng cho nhóm đó, các thao tác

này thường được gọi là Query dữ liệu.
Thao tác tập hợp dữ liệu được thực hiện thông qua thực đơn Query/ Select
hay SQL Select…
Chức năng Select
Cho phép chúng ta chọn các bản ghi dữ liệu trong một lớp thông tin
(Table) theo các thông tin thuộc tính (Atribute) của nó thỏa mãn các chỉ tiêu cho
trước mà chúng ta đã đặt ra và tạo ra lớp trung gian Query. Muốn ghi lại các
thông tin đó thì vào File > Save Copy As và chọn mục Selection trong danh sách
trên màn hình sau đó bấm nút Save và nhập tên File lưu kết quả ghi lại.
Chức năng SQL Select
Chức năng SQL Select cho phép chúng ta chọn các bản ghi dữ liệu trong
một lớp thông tin theo các thông tin thuộc tính của nó thỏa mãn các chỉ tiêu cho
trước đã đặt ra và lưu các thông tin chọn đó vào lớp trung gian Query. Bên cạnh
việc tìm kiếm như chức năng Select nêu trên chức năng này còn cho phép chúng
ta tạo ra một trường mới, tổng hợp dữ liệu của các thông tin được chọn, liên kết
hai hay nhiều lớp thông tin vào một lớp thông tin kết quả và cho phép chúng ta
chỉ hiển thị các trường dữ liệu đã chọn và các bản ghi quan tâm. Từ đó, nếu
chúng ta muốn ghi lại các thông tin đã chọn đó thì vào File/Save Copy As sau đó
chọn Selection hoặc Query trong danh sách và bấm chọn nút Save, nhập tên File

22


để lưu kết quả chọn. MapInfo có 6 phương pháp tổng hợp dữ liệu đã được xây
dựng sẵn bên trong hệ thống như sau:
-

Count (*): thực hiện đếm số bản ghi trong các nhóm đối tượng

-


Sum (expression): thực hiện tính tổng của các giá trị trong biểu thức
expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng.

-

Average (expression): thực hiện tính giá trị trung bình cộng của các giá
trị trong biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm.

-

Wtavg (expression): thực hiện tính giá trị trung bình cộng theo trọng
số của các giá trị trong biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi
trong nhóm đối tượng.

-

Max (expression): thực hiện tìm giá trị lớn nhất của các giá trị trong
biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng.

-

Min (expression): thực hiện tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị trong
biểu thức expression cho toàn bộ các bản ghi trong nhóm đối tượng.

Muốn xác định lại tham số cho chức năng SQL Select bấm chọn nút
Verify, muốn xóa đi các tham số trên thì chọn Clear.
1.3. Giới thiệu ngôn ngữ MapBasic
1.3.1. Các chức năng cơ bản của ngôn ngữ mapbasic
 Khả năng thương mại hoá Mapinfo

MapBasic là ngôn ngữ lập trình trong môi trường Mapinfo. Nó là một
phần mềm hệ thông tin bản đồ cho phép chúng ta thương mại hoá và tự động hoá
Mapinfo.
Một ứng dụng của MapBasic cho phép thay đổi hoặc thay thế các menu
chuẩn của Mapinfo, thêm mới hoàn toàn thanh menu Mapinfo và tạo cho người
dùng những hộp thoại đIều khiển theo ý. Như vậy, MapBasic cho phép bạn tạo ra
các hệ thống giao diện giúp cho người dùng thuận lợi nhanh chóng.
 Khả năng tự động hoá Mapinfo
Những ứng dụng của MapBasic là thường được dùng để giúp cho người
dùng tiết kiệm thời gian, tiện lợi cho việc sử dụng. Ví dụ, một người dùng
Mapinfo để xây dựng một hệ thống lưới toạ độ (theo kinh độ và vĩ độ) khi tạo ra
bản đồ. Nếu vẽ bằng tay sẽ mất nhiều thời gian, công sức và không chính xác, vì
23


mỗi đường trong lưới cần được vẽ với độ chính xác về kinh độ và vĩ độ. Tuy
nhiên một ứng dụng của MapBasic có thể làm việc đó rất dễ mà nhanh chóng,
chính xác.
 Công cụ đánh giá dữ liệu
Chúng ta có thể hiển thị những thông tin yêu cầu về cơ sở dữ liệu với một
cấu trúc MapBasic đơn giản. Ví dụ, bằng cách dùng lệnh Select (được mô phỏng
trong ngôn ngữ chuẩn SQL), ta có thể hỏi về dữ liệu, ứng dụng cho phép lọc để
đưa ra màn hình bất kỳ những bản ghi nào mong muốn, sắp xếp và tổng hợp các
kết quả theo yêu cầu. Chúng ta có thể thực hiện tất cả những công việc đó với
cấu trúc lệnh của MapBasic.
Sử dụng cấu trúc của MapBasic ta có thể chọn và cập nhật (Select &
Update) số liệu thông qua Code (mã) các ngôn ngữ lập trình khác.
 Tính gọn nhẹ của MapBasic
Các ứng dụng MapBasic gọn nhẹ. Nếu bạn phát triển một ứng dụng sử
dụng MapBasic cho Windows bạn có thể chạy ứng dụng đó trên Mapinfo cho

Macintosh.
Tính gọn nhẹ của MapBasic còn có nghĩa là giảm công việc cho chúng ta,
người lập trình. Bạn có thể phát triển ngay các ứng dụng của mình và sau đó, áp
dụng nó cho tất cả các khách hàng sử dụng Windows hoặc Macintosh. Tính gọn
nhẹ của MapBasic cho phép bạn phân phối chương trình của mình cho những sử
dụng một cách rộng rãi.
Nói chung, bạn không cần thay đổi chương trình để làm cho nó tương
thích khi chạy trên các phần cứng khác. Một số phần mềm khác không có khả
năng này.
 Khả năng liên kết với các ứng dụng khác
Chúng ta không bị giới hạn bởi các cấu trúc và các chức năng được xây
dựng đối với ngôn ngữ lập trình. Vì MapBasic cho phép cấu trúc mở, các chương
trình của bạn có thể gọi các thủ tục trong các thư viện. Vì, nếu bạn cần các chức
năng mà không có trong các lệnh của MapBasic, cấu trúc mở của MapBasic cho
phép bạn thực hiện được.
24


Các chương trình MapBasic có thể sử dụng dữ liệu chuyển đổi động DDE
(Dynamic Data exchange) để liên kết với các phần mềm khác, bao gồm các ứng
dụng của VisualBasic. Các chương trình MapBasic cũng có thể gọi các thủ tục
trong thư viện các File liên kết động của Windows DLL (Windows Dynamic
Link Labary). Bạn có thể có các File DLL từ các nguồn thương mại, hoặc bạn có
thể viết các File DLL riêng sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C hoặc Pascal.
MapBasic 4.0 cung cấp những khả năng mới, lập bản đồ liên kết, cho phép
chúng ta liên kết các chức năng của Mapinfo với các ứng dụng được viết trong
các môI trường phát triển khác như VisualBasic.
1.3.2. Cấu trúc ngôn ngữ mapbasic
Mục này mô tả cơ sở của một chương trình Mapbasic mà bạn có thể sử
dụng trong ứng dụng của bạn, bao gồm các biến biểu, hằng, hàm, cấu trúc

chương trình…
File và kiểu file
Chương trình cài Mapbasic tạo ra các file sau đây trong đĩa cứng
Tên

Ý nghĩa

Errors.Doc

file Text liệt kê các mã lỗi

Mapbasic.

File chương trình chạy môi trường cao Mapbasic

Exe

File chứa mã định nghĩa

Def

Include File chứa các mã biểu tượng ButtonPad và

con trỏ tương ứng.
Menu.Def

File trợ giúp

Incons.Def


File cho người lập trình C/C++

Mapbasic.h

Các chương trình mẫu, khi chúng ta dùng môi trường

Mapbasic, tạo ra file với các phần mở rộng như sau:
*.Mb

Các file đối tượng được tạo sau khi dịch các Modul

trong đối tượng. Liệt kê các lỗi, được tạo nếu chúng dịch.
*.Mbx
*.Mbp
*.Mbo
25


×