Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Trắc nghiệm Di Truyền Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.41 KB, 18 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN DI TRUYỀN HỌC
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
Mã đề cương chi tiết: TCDY009
1. Trong chất nguyên sinh, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là:
A. Cacbon.
B. Hydro.
C. Oxy.
D. Nitơ.
2. Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm đa lượng:
A. P, S, K, Ca, Na, Fe, ....
B. Cu, Zn, Co, B, Br, ...
C. I, Ni, Pb, Ag, Au, ...
D. Fe, Mg, Cu, Zn, Ni, ...
3. Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm vi lượng:
A. P, S, K, Ca, Na, Fe, ....
B. Cu, Zn, Co, B, Br, ...
C. I, Ni, Pb, Ag, Au, ...
D. Fe, Mg, Cu, Zn, Ni, ...
4. Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm siêu vi lượng:
A. P, S, K, Ca, Na, Fe, ....
B. Cu, Zn, Co, B, Br, ...
C. I, Ni, Pb, Ag, Au, ...
D. Fe, Mg, Cu, Zn, Ni, ...
5. Trong tế bào, thành phần vô cơ chiếm nhiều nhất là:
A. Nước.
B. Cacbonic.
C. Các anion.
D. Các cation.
6. Trong tế bào, thành phần hữu cơ chủ yếu là:
A. Glucid.
B. Protein.


C. Lipid.
D. Vitamin.
7. Nguyên sinh chất của tế bào, tỉ lệ protein chiếm khoảng:
A. 1/3 chất khô.
B. 1/2 chất khô.
C. 2/3 chất khô.
D. 1/4 chất khô.
8. Các sản phẩm thứ cấp trong các mô phân hóa ở động vật:
A. Kitin, xương, sụn, lông,..
B. Lignin, cutin, sáp, libe,..
C. Kitin, cutin, sáp, lông,..
D. Lignin, libe, sun, lông, ..
9. Các sản phẩm thứ cấp trong các mô phân hóa ở thực vật:
A. Kitin, xương, sụn, lông,..
B. Lignin, cutin, sáp, libe,..
C. Kitin, cutin, sáp, lông,..
D. Lignin, libe, sun, lông, ..
10. Vai trò nào sau đây không phải của các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng....
A. Thành phần xây dựng các hợp chất hữu cơ tế bào.
B. Thúc đẩy các quá trình trao đổi chất.
1


C. Cầu nối hình thành các cao phân tử..
D. Tác nhân hoạt hóa các enzym.
11. Để phân biệt tế bào non với tế bào già, tế bào lành với tế bào bệnh, người ta dựa
vào.........trong tế bào?
A. Thành phần vô cơ.
B. Thành phần hữu cơ.
C. Thành phần hóa học.

D. Thành phần cơ bản.
12. Để nghiên cứu thành phần hóa học của tế bào, người ta thường dùng.....
A. Các tế bào được nuôi cấy.
B. Huyền phù của tế bào tự nhiên.
C. Các tế bào gốc.
D. Các tế bào sinh sản.
13. Các tế bào sẽ đi vào chương trình chết của chúng khi........
A. Các tín hiệu ngăn cản chương trình chết không được phát ra hay có tín hiệu mạnh hơn
nó được hoạt hóa.
B. Các tín hiệu mạnh hơn tín hiệu ngăn cản được khởi động.
C. Các tín hiệu bắt đầu chương trình chết.
D. Các yếu tố tự nhiên cần thiết.
14. Các tín hiệu ngăn cản chương trình chết có thể là tín hiệu.......
A. Nội bào hay ngoại bào.
B. Ngoại bào hay trung gian.
C. Nội bào hay liên bào.
D. Thần kinh hay hóa học.
15. Dấu hiệu đặc trưng của sự hoại tử tế bào là......
A. Chất nhiễm sắc cô đặc tối đa.
B. Hiện tượng rò rỉ một số chất quan trọng ra khỏi tế bào.
C. Tế bào co tròn, nội bào và các bào quan cô đặc.
D. Nhân vở thành từng mảnh...
16. Một trong số các dấu hiệu của sự chết tế bào kiểu apoptosic là...
A. Các khối tế bào trong mô bi sưng phù.
B. Khởi phát làm thủng tế bào.
C. Hiện tượng rò rỉ một số chất quan trọng ra khỏi tế bào.
D. Xuất hiện các alarmins.
17. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có dạng.....
A. Đảo đoạn.
B. Thêm cặp nucleotid.

C. Thay thế cặp nucleotid.
D. Mất cặp nucleotid
18. Dấu hiệu của sự chết tế bào kiểu apoptosic là...
A. Hiện tượng rò rỉ một số chất quan trọng ra khỏi tế bào.
B. Xuất hiện các alarmins.
C. Chất nhiễm sắc cô đặc tối đa.
D. Các khối tế bào trong mô bi sưng phù.
19. Các phân tử Histone trong cấu trúc ADN có bản chất là:
A. Protein.
B. Lipid.
C. Glucid.
D. Acid amin.
20. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc đột biến
A. Lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn.
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn.
2


C. Lặp đoạn, chuyển đoạn.
D. Mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
21.Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi nhóm gen liên kết thuộc đột biến
A. Mất đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn.
22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp
nhiễm sắc thể thuộc đột biến
A. Mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B. Đảo đoạn mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn.
C. Lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

D. Chuyển đoạn, đảo đoạn.
23. Các hiện tượng dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc
A. Lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân.
B. Đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn.
C. Lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
D. Chuyển đoạn, đảo đoạn, tiếp hợp.
24. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất thuộc
A. Mất đoạn, đảo đoạn.
B. Đảo đoạn, lặp đoạn.
C. Lặp đoạn, chuyển đoạn.
D. Mất đoạn, chuyển đoạn.
25. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc
thể là:
A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn, chuyển đoạn.
D. Chuyển đoạn.
26. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:
A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn.
C. Mất đoạn, chuyển đoạn.
D. Lặp đoạn, đảo đoạn.
27. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:
A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn.
C. Mất đoạn, chuyển đoạn.
D. Lặp đoạn, đảo đoạn.
28. Hiện tượng apoptosis ở cấp độ tế bào diễn ra theo trình tự:
(1). Các tế bào co tròn..
(2). Sự khởi phát làm thủng các tế bào…

(3). Phá vỡ những mối liên hệ tế bào – tế bào…
(4). Màng nội bào và các bào quan cô đặc..
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (2), (4), (3), (1).
D. (2), (3), (1), (4).
29. Thời kỳ muộn của tiến trình apoptosic, nhân tế bào có các biến đổi theo trình tự sau:
(1). Nhiễm sắc thể cô đặc tối đa…
(2). Tế bào chia tách thành nhiều mảnh nhỏ…
(3). Phân cắt ADN thành nhiều cặp bazo…
3


(4). Nhân vỡ thành từng mảnh…
A. (1), (3), (2), (4).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (4), (2), (3), (1).
D. (4), (3), (2), (1).
30. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như
sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các
đoạn như sau: ABCDCDEFGH. Dạng đột biến đó là
A. Lặp đoạn.
B. Đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn tương hỗ.
D. Chuyển đoạn không hỗ.
31. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như
sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các
đoạn như sau: ADCBEEFGH. Dạng đột biến đó là
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.

C. Chuyển đoạn tương hỗ.
D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
32. Tổng số nhiễm sắc thể của bộ lưỡng bội bình thường ở một loài có số lượng 22, trong tế
bào cá thể A ở cặp thứ 5 và cặp thứ 6 đều có 4 chiếc, cá thể đó là thể
A. Tứ bội.
B. Thể bốn nhiễm kép .
C. Đa bội chẵn.
D. Thể tam nhiễm kép.
33. Loại axit nhân do Miescher phát hiện ra là:
A. ADN.
B. ARN.
C. Protein.
D. Axit amin.
34. Thí nghiệm của Griffith thực hiện trên đối tượng
A. Chuột.
B. Ruồi dấm.
C. Thỏ.
D. E. Coli.
35. Griffith tiến hành thí nghiệm với vi khuẩn gây bệnh:
A. Bệnh dại.
B. Bệnh bạch hầu.
C. Bệnh sưng phổi.
D. Bệnh tả..
36. Trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong hợp tử:
A. Bằng trong tế bào trứng.
B. Bằng 1/2 lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng.
C. Bằng 1/2 lượng ADN trong tế bào sinh giao tử.
D. Bằng trong tế bào sinh dục sơ khai.
37. Phage phá vở tế bào vi khuẩn bằng loại enzym:
A. Lysozim.

B. Lygaza.
C. Polymeraza.
D. Helicase.
38. Thành phần hóa học của ADN không có nguyên tố:
A. Photpho.
4


B. Lưu huỳnh.
C. Cacbon.
D. Hydro.
39. Thành phần hóa học của protein không có nguyên tố:
A. Photpho.
B. Lưu huỳnh.
C. Cacbon.
D. Hydro.
40. Nếu một ADN có 20% A và 20% T thì % G và % C là bao nhiêu ?
A. G + C = 20%
B. G + C = 40%
C. G + C = 60%.
D. G + C = 80%
41 : Một gen khi tái bản cần được môi trường nội bào cung cấp 15400 nucleotid. Các gen con
chứa tất cả 17600 nucleotid. Chiều dài của gen ban đầu là:
A. 37400 A0
B. 74800 A0
C. 3740 A0 .
D. 7480 A0
42. Một gen có 480 adenin và 3120 liên kết hydro. Gen đó có số lượng nucleotid là
A.1800
B. 2400 .

C. 3000
D. 2040
43. Protein có bao nhiêu loại acid amin?
A. 10
B. 20.
C. 30
D. 40
44. Hầu hết các acid amin được cấu tạo bởi
A. Gốc amin, gốc R.
B. Gốc carboxyl, Gốc amin.
C. Gốc R, gốc carboxyl.
D. Gốc carboxyl, gốc amin, gốc R.
45. Công thức cấu tạo của acid amin nào không chứa nhóm –NH2
A. Prolin.
B. Glycin
C. Alanin
D. Valinyl
46. Acid amin đặc biệt
A. Prolin, glycin.
B. Glycin, cystein.
C. Cystein, prolin
D. Prolin, cystein, glycin.
47. Gốc R của acid amin nào chỉ có một nguyên tử H?
A. Prolin
B. Glycin.
C. Alanin
D. Valin
48. Gốc R của acid amin nào có cấu trúc hai vòng?
A. Phenylalanin
B. Asparagin

5


C. Tryptophan.
D. Histidin
49. Acid amin nào được tổng hợp đầu tiên trong quá trình tổng hợp protein?
A. Prolin
B. Cystein
C. Methionin.
D. Alanin
50. Acid amin nào làm cho chuỗi acid amin xoắn lại?
A. Prolin.
B. Cystein
C. Methionin
D. Alanin
51. Acid amin nào làm cho các chuỗi acid amin nối lại với nhau?
A. Prolin
B. Cystein.
C. Methionin
D. Alanin
52. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp
liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzyme ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzyme ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzyme ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzyme ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
53. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

D. Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
54. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
55. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
56. Một gen có 480 adenin và 3120 liên kết hydro. Gen đó có số lượng nucleotit là..........
A. 1800
B. 2400 .
C. 3000
D. 2040
57. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nucleotid: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có
thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba.
B. 3 loại mã bộ ba.
C. 27 loại mã bộ ba.
D. 9 loại mã bộ ba.
58. Phân tử protein có 298 axit amin, số liên kết peptit có trong protein trên là:
A. 296
6


B. 297 .
C. 296

D. 300.
59. Gen cấu trúc điều khiển tổng hợp một protein hoàn chỉnh có 298 axit amin. Số nucleotit
của gen là:
A. 300
B. 900
C. 1200
D. 1800 .
60. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nucleotide: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này
có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6
B. 8
C. 27
D. 64
61. Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. Vi khuẩn
B. Động vật nguyên sinh
C. 5BU
D. Virut hecpet.
62. Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen
A. Biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử
B. Cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. Được biểu hiện ngay ra KH.
D. Biểu hiện ngay ở cơ thể mang ĐB.
63. Mức độ gây hại của alen ĐB đối với thể ĐB phụ thuộc vào
A. Tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. Tổ hợp gen mang đột biến.
D. Môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
64. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

B. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
C. Sức đề kháng của từng cơ thể.
D. Điều kiện sống của sinh vật.
65. Đột biến gen là
A. Sự biến đổi một cặp nucleotid trong gen.
B. Sự biến đổi một số cặp nucleotid trong gen.
C. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp
nucleotid, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. Những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
66. Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình
A. Giảm phân.
B. Phân cắt tiền phôi.
C. Nguyên phân.
D. Thụ tinh.
67. Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A. Đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Nhiễm sắc thể.
C. Gen hay đột biến nhiễm sắc thể.
D. Mang đột biến gen.
68. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
7


A. Cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. Sức đề kháng của từng cơ thể.
D. Điều kiện sống của sinh vật.
69. Đột biến trong cấu trúc của gen
A. Đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
B. Được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

C. Biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. Biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử
70. Đột biến thành gen trội biểu hiện
A. Kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. Kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. Ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. Ở phần lớn cơ thể.
71. Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua
A. 1 lần nhân đôi.
B. 2 lần nhân đôi.2
C. 3 lần nhân đôi.
D. 4 lần nhân đôi.
72. Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm
A. Cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu.
B. Thay thế 1 cặp nucleotid và thêm 1 cặp nu.
C. Mất 1 cặp nucleotid và thêm 1 cặp nu.
D. Thay thế 1 cặp nucleotid và mất 1 cặp nu.
73. Đột biến thay thế một cặp nucleotid giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
A. Không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
B. Ngắn hơn so với mARN bình thường.
C. Dài hơn so với mARN bình thường.
D. Có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
74. Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
A. Thay thế cặp A-T thành T-A
B. Thay thế G-X thành cặp T-A
C. Mất cặp A-T hay G-X.
D. Thay thế A-T thành cặp G-X
75. Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. Khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. Thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.

C. Ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. Khi ở trạng thái đồng hợp tử.
76. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nucleotid ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1
B. 2
C. 3 .
D. 4
77. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã
cho asparagin)
A. 1
B. 2 .
C. 3
8


D. 4
78. Số liên kết hydro của gen sẽ thay đổi như thế nào khi đột biến lặp thêm 1 cặp nu trong
gen?
A. Tăng thêm 1 liên kết hydro trong gen
B. Tăng thêm 2 liên kết hydro trong gen
C. Tăng thêm 2 hoặc 3 liên kết hydro trong gen .
D. Tăng thêm 3 liên kết hydro trong gen
79. Dạng đột biến có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp là
A. Mất một cặp nucleotid ở bộ ba mã hoá thứ hai.
B. Thêm một cặp nucleotid ở bộ ba mã hoá thứ hai.
C. Thay thế một cặp nucleotid ở bộ ba mã hoá thứ hai.
D. Đảo vị trí 2 cặp nucleotid ở 2 bộ ba mã hoá cuối.

80. Di truyền Y học chuyên về:
A. Nghiên cứu sự di truyền của bệnh, tư vấn di truyền.
B. Chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền.
C. Tư vấn di truyền, tư vấn tiền hôn nhân.
D. Nghiên cứu sự di truyền của bệnh, chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền, tư vấn di
truyền.
81. Những kiến thức cơ bản về nền tảng sinh học do di truyền học cung cấp sẽ giúp con người
hiểu biết tốt hơn và sâu hơn về .....
A. Quá trình sinh bệnh.
B. Ngăn ngừa bệnh.
C. Điều trị bệnh có hiệu quả hơn..
D. Quá trình sinh bệnh, ngăn ngừa bệnh, điều trị bệnh có hiệu quả hơn.
82. Loại bệnh di truyền nào sau đây chiếm tỷ lệ nhỏ nhất:
A. Các bất thường NST.
B. Các bất thường đơn gen.
C. Các bất thường di truyền ty thể.
D. Các bất thường di truyền đa yếu tố.
83. Loại bệnh di truyền nào sau đây còn được gọi là bất thường kiểu Menden:
A. Các bất thường NST.
B. Các bất thường đơn gen.
C. Các bất thường di truyền ty thể.
D. Các bất thường di truyền đa yếu tố.
84. Loại bệnh di truyền nào sau đây có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường:
A. Các bất thường NST.
B. Các bất thường đơn gen.
C. Các bất thường di truyền ty thể.
D. Các bất thường di truyền đa yếu tố.
85. Loại bệnh nào sau đây không do những bất thường NST:
A. Bệnh teo cơ Duchene.
B. Hội chứng Down.

C. Hội chứng Klinefelter.
D. Hội chứng Turner.
86. Loại bệnh nào sau đây không do ảnh hưởng môi trường:
A. Suy dinh dưỡng.
B. Bệnh teo cơ Duchene.
C. Điều kiện vệ sinh kém, nhiễm trùng.
D. Viêm hô hấp.
87. Trường hợp nào sau đây không phải do bệnh di truyền đa yếu tố:
A. Bệnh tim/ đột quỵ, tiểu đường.
B. Các khuyết tật tim bẩm sinh.
9


C. Khe hở môi/hàm.
D. Hội chứng Down.
88. Nhiệm vụ nào sau đây không phải của di truyền Y học?
A. Nghiên cứu nguồn gốc sự sống.
B. Nghiên cứu sự di truyền của bệnh.
C. Chẩn đoán và điều trị các bệnh di truyền.
D. Tư vấn di truyền.
89. Kiểu phân bố hình chuông có đặc điểm như sau:
A. Những người ở phía thấp của phân bố sẽ có ít nguy cơ phát triển bệnh.
B. Những người ở phía thấp của phân bố sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh.
C. Những người ở phía cao của đồ thị sẽ không có nguy cơ phát triển bệnh.
D. Những người ở phía cao của đồ thị sẽ có ít nguy cơ phát triển bệnh.
90. Trong bệnh di truyền đa yếu tố, Những người ở phía bên cao của đồ thị phân bố hình
chuông sẽ:
A. Có ít nguy cơ phát triển bệnh.
B. Có nhiều nguy cơ phát triển bệnh.
C. Không có nguy cơ phát triển bệnh.

D. Có ít hay nhiều nguy cơ phát triển bệnh tùy từng trường hợp.
91. Những người ở phía thấp của đồ thị trong kiểu phân bố hình chuông, đối với bệnh di
truyền đa yếu tố sẽ có ít nguy cơ phát triển bệnh bởi vì:
A. Ít allele và không có yếu tố môi trường gây bệnh.
B. Nhiều allele và không có yếu tố môi trường gây bệnh.
C. Ít allele và ít có yếu tố môi trường gây bệnh.
D. Nhiều allele và ít có yếu tố môi trường gây bệnh.
92. Những người ở phía cao của đồ thị trong kiểu phân bố hình chuông, đối với bệnh di truyền
đa yếu tố sẽ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh bởi vì:
A. Ít allele và không có yếu tố môi trường gây bệnh.
B. Nhiều allele và không có yếu tố môi trường gây bệnh.
C. Ít allele và ít có yếu tố môi trường gây bệnh.
D. Nhiều allele và có nhiều yếu tố môi trường gây bệnh.
93. Đối với hầu hết các bệnh di truyền đa yếu tố, nguy cơ tái phát còn được gọi là:
A. Nguy cơ thứ phát.
B. Nguy cơ tiềm ẩn.
C. Nguy cơ kinh ngiệm.
D. Nguy cơ mắc bệnh.
94. Nguy cơ tái phát còn được gọi là nguy cơ kinh nghiệm, trong bệnh di truyền đa yếu tố là
do:
A. Dựa vào kết quả quan sát trực tiếp các dữ kiện liên quan đến bệnh trên một số gia đình
có người mắc bệnh.
B. Dựa vào kết quả thống kê xác suất.
Dựa vào việc điều tra xã hội học.
Dựa vào đặc điểm di truyền theo chủng tộc.
95. Đối với các bệnh di truyền đa yếu tố, một bệnh muốn biểu hiện phải vượt qua được
ngưỡng mắc bệnh; như vậy dưới ngưỡng tác động:
A. Cá thể vẫn bình thường.
B. Cá thể sẽ mắc bệnh.
C. Cá thể sẽ chết.

D. Cá thể sẽ chậm phát triển.
96. Đối với các bệnh di truyền đa yếu tố, một bệnh muốn biểu hiện phải vượt qua được
ngưỡng mắc bệnh; như vậy trên ngưỡng tác động:
A. Cá thể vẫn bình thường.
B. Cá thể sẽ mắc bệnh.
10


C. Cá thể sẽ chết.
D. Cá thể sẽ chậm phát triển.
97. Công thức đánh giá khả năng di truyền (h) từ tỷ lệ tương hợp là:
A. h = (CMZ – CDZ).
B. h = (CDZ – CMZ).
C. h = 2(CMZ – CDZ).
D. h = 2(CDZ – CMZ).
98. Nếu tỷ lệ mắc bệnh của một quần thể là f, thì nguy cơ cho con và anh chị em của người
mắc bệnh có thể dự đoán xấp xỉ bằng:
A. Bằng f.
B. Bằng 2f.
C. Bằng căn bậc hai của f.
D. Bằng f/2.
99. Dạng di truyền cơ bản của di truyền đa yếu tố không có đặc điểm nào sau đây....?
A. Các gen phân ly và tổ hợp theo kiểu Mendel.
B. Các gen không tác động riêng rẽ mà phối hợp với nhau để cùng chia phối một thứ tính
trạng.
C. Trong quần thể kiểu di truyền này có kiểu phân bố hình chuông.
D. Mỗi gen quy định một tính trạng và di truyền độc lập.
100. Dựa vào công thức đánh giá khả năng di truyền (h) theo tỷ lệ tương hợp giữa con sinh
đôi cùng trứng (CMZ) và sinh đôi khác trứng (CDZ). Nếu bệnh tự kỷ có tỷ lệ tương hợp giữa
sinh đôi cùng trứng ( 0,92) và sinh đôi khác trứng (0,0), thì giá trị h sẽ là….

A. Bằng 0.
B. Lớn hơn 0.
C. Bằng 1.
D. Lớn hơn 1.
101. Dựa vào công thức đánh giá khả năng di truyền (h) theo tỷ lệ tương hợp giữa con sinh
đôi cùng trứng (CMZ) và sinh đôi khác trứng (CDZ). Nếu chứng nghiện rượu có tỷ lệ tương
hợp giữa sinh đôi cùng trứng ( > 0,6) và sinh đôi khác trứng (< 0,3), thì giá trị h sẽ là….
A. Bằng 0,3.
B. Bằng 0,6.
C. Bằng 0,9.
D. Bằng 1,2.
102. Những bất thường NST được thể hiện dưới các dạng sau:
A. Sẩy thai ngẫu nhiên.
B. Các dị tật bẩm sinh.
C. Ung thư.
D. Sẩy thai ngẫu nhiên, các dị tật bẩm sinh, ung thư.
103. Khoảng ........ trường hợp sẩy thai ngẫu nhiên có nguyên nhân bất
thường NST.
A. 50%.
B. 25%.
C. 15%.
D. 5%.
104. Thể đột biến dạng trisomy nào sau đây không bao giờ được sinh ra còn sống (thường
chết thai oặc chết ngay sau khi sinh):
A. Trisomy 13.
B. Trisomy 16.
C. Trisomy 18.
D. Trisomy 21.
105. Các trường hợp trisomy 13,18, 21 được gặp trong khoảng ..........sẩy thai ngẫu nhiên:
A. 99%.

11


B. 90%.
C. 9%.
D. 0,9%.
106. Các dị tật bẩm sinh có biểu hiện chung:
A. Chậm phát triển trí tuệ, lùn có thể kèm theo nhẹ cân.
B. Có những thay đổi đặc thù của khuôn mặt.
C. Gia tăng tần số các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là các dị tật về tim.
D. Chậm phát triển trí tuệ, lùn có thể kèm theo nhẹ cân, thường gặp các dị tật tim.
107. Bệnh bạch cầu thể tủy mãn (CML: chronic myelogenous leukemina) do sự chuyển đoạn
giữa 2 nhiễm sắc thể:
A. NST số 22 và số 21.
B. NST số 12 và số 9.
C. NST số 22 và số 9.
D. NST số 12 và số 21.
108. Đột biến chuyển đoạn gây bệnh bạch cầu thể tủy mãn làm thay đổi vị trí của gen tiền ung
thư là .......:
A. Gen CCR5.
B. Gen abl.
C. Gen TNF.
D. Gen CI.
109. Người mắc hội chứng siêu nam được tìm thấy trong đối tượng là tù nhân nam lên đến:
A. 1/30.
B. 1/3.
C. 2/3.
D. 1 /2.
110. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng siêu nam:
A. Người nam, có chiều cao trên trung bình.

B. Giảm chỉ số trí tuệ, chậm phát triển.
C. Có xu hướng hung bạo, thường vô sinh.
D. Người nam, có chiều cao trên trung bình, giảm chỉ số trí tuệ và có xu hướng hung bạo.
111. Bộ nhiễm sắc thể của người mang hội chứng siêu nam có dạng:
A. 45XYY.
B. 46XYY.
C. 47XYY.
D. 47YYY.
112. Hội chứng nào sau đây là do tam nhiễm NST thường?
A. Hội chứng Down.
B. Hội chứng Turner.
C. Hội chứng Klinefelter.
D. Hội chứng siêu nữ.
113. Hội chứng nào sau đây là do tam nhiễm NST giới tính?
A. Hội chứng Down.
B. Hội chứng siêu nam.
C. Hội chứng Klinefelter.
D. Hội chứng siêu nam, hội chứng Klinefelter.
114. Những hội chứng nào sau đây là do tam nhiễm nhiễm sắc thể giới tính.
A. Down, Turner, Klinefelter.
B. Down, siêu nam, siêu nữ.
C. Klinefelter, siêu nam, siêu nữ.
D. Turner, Klinefelter, siêu nữ.
115. Hội chứng nào sau đây là do đột biến đơn nhiễm NST giới tính?
A. Hội chứng Down.
12


B. Hội chứng Turner.
C. Hội chứng Klinefelter.

D. Hội chứng siêu nữ.
116. Hội chứng nào sau đây gặp ở đa số bệnh nhân nữ:
A. Hội chứng Down.
B. Hội chứng Turner.
C. Hội chứng Klinefelter.
D. Hội chứng siêu nam.
117. Hội chứng nào sau đây gặp ở đa số bệnh nhân nam:
A. Hội chứng Turner.
B. Hội chứng siêu nữ.
C. Hội chứng Klinefelter.
D. Hội chứng Down.
118. Hội chứng nào sau đây thường gặp ở tù nhân nam:
A. Hội chứng Turner (45X).
B. Hội chứng siêu nữ (47XXX).
C. Hội chứng siêu nam (47XYY).
D. Hội chứng Klinefelter (47XXY).
119. Hội chứng Klinefelter do đột biến NST dạng:
A. Tam nhiễm NST giới tính.
B. Tam nhiễm NST thường.
C. Đơn nhiễm NST giới tính.
D. Đơn nhiễm NST thường.
120. Người mang hội chứng Klinefelter thuộc giới......... trong mỗi tế bào có ....... NST:
A. Nam ........45.......
B. Nữ ..........45.......
C. Nam.........47.......
D. Nữ ...........47 ......
121. Bộ NST của người mắc hội chứng Klinefelter có dạng:
A. 45 X.
B. 45Y.
C. 47XXX.

D. 47XXY.
122. Hội chứng tam nhiễm X có bộ NST bị đột biến dạng:
A. Tam nhiễm NST thường.
B. Tam nhiễm NST giới tính.
C. Đơn nhiễm NST thường.
D. Đơn nhiễm NST giới tính.
123. Bộ NST của bệnh nhân tam nhiễm X có dạng:
A. 44XXX.
B. 45XXX.
C. 46XXX.
D. 47XXX.2
124. Di truyền học quần thể nghiên cứu sự phân bố của các gene trong ………. cũng như sự
duy trì và thay đổi tần số của các……… và ………..qua các thế hệ.
A. Quần thể ……gene ……..............kiểu gene ...........
B. Quần thể ........kiểu gen ................gene ...................
C. Cá thể ............gene ......................kiểu gene ...........
D. Cá thể ............kiểu gene ..............gene ...................
125. Di truyền học quần thể có liên quan đến những yếu tố nào sau đây:
A. Yếu tố di truyền.
B. Yếu tố xã hội và yếu tố di truyền.
13


C. Yếu tố môi trường.
D. Yếu tố di truyền, yếu tố xã hội, yếu tố môi trường.
126. Đột biến là một lĩnh vực có liên quan trong phạm vi nghiên cứu của di truyền học quần
thể và thuộc về ..:
A. Yếu tố môi trường.
B. Yếu tố xã hội.
C. Yếu tố di truyền.

D. Yếu tố con người.
127. Sinh sản là một lĩnh vực có liên quan trong phạm vi nghiên cứu của di truyền học quần
thể và thuộc về ..:
A. Yếu tố môi trường.
B. Yếu tố xã hội.
C. Yếu tố di truyền.
D. Yếu tố con người.
128. Tình trạng di dân là một lĩnh vực có liên quan trong phạm vi nghiên cứu của di truyền
học quần thể và thuộc về ..:
A. Yếu tố môi trường.
B. Yếu tố xã hội.
C. Yếu tố di truyền.
D. Yếu tố con người.
129. Sự chọn lọc là một lĩnh vực có liên quan trong phạm vi nghiên cứu của di truyền học
quần thể và thuộc về ..:
A. Yếu tố môi trường.
B. Yếu tố xã hội.
C. Yếu tố di truyền.
D. Yếu tố con người.
130. Tính đa dạng di truyền trong quần thể loài người là do yếu tố nào sau đây quyết định:
A. Sự phân bố của các gen trên NST.
B. Bản chất của các allele.
C. Tần số của các allele tại mỗi vị trí của gene trên NST.
D. Bản chất của các allele, sự phân bố của các gen, tần số của các allele tại mỗi vị trí của
gen trên NST.
131. Sự khác biệt di truyền rất lớn giữa các quần thể được tạo ra do:
A. Sự chọn lọc các đột biến có lợi dưới tác động của môi trường.
B. Cơ hợi sống sót của các cá thể mang đột biến có hại và đột biến trung tính.
C. Sự cách ly sinh sản giữa các nhóm.
D. Sự chọn lọc các đột biến có lợi dưới tác động của môi trường, sự cách ly sinh sản giữa

các nhóm, cơ hội sống sót của các cá thể mang đột biến có hại và đột biến trung tính.
132. Gen mã hóa cho một receptor cytokin trên bề mặt tế bào có tên là:
A. Gen abl.
B. Gen TNF.
C. Gen CCR5.
D. Gen ∆CCR5.
133. Đột biến mất 32 cặp bazo biến gen CCR5 trở thành gen?
A. Gen ∆CCR5.
B. Gen abl.
C. Gen TNF.
D. Gen NTF.
134. Tần số tương đối của kiểu gen tính bằng:
A. Tần số tương đối của kiểu gen bằng tổng các allele của kiểu gen đó.
B. Tần số tương đối của kiểu gen bằng tích các allele của kiểu gen đó.
C. Tỷ lệ số cá thể mang kiểu gen đó so với tổng số cá thể của quần thể.
14


D. Tỷ lệ số cá thể mang kiểu gen đó so với tổng số cá thể có kiểu hình giống kiểu hình
của kiểu gen đó.
135. Tần số tương đối của allele tính bằng:
A. Tỷ lệ của allele đó so với tổng số allele có trong quần thể.
B. Tỷ lệ của allele đó so với tổng số allele của một kiểu gen.
C. Tỷ lệ của allele đó so với tổng số allele của kiểu gen mang kiểu hình giống allele đó.
D. Tỷ lệ các giao tử mang allele đó.
136. Bệnh Phenylketonuria (PKU), tần số của người mắc bệnh ở trạng thái đồng hợp tử lặn
được xác định chính xác trong quần thể qua chương btrình sàng lọc trên trẻ sơ sinh ở Ireland
là 1/4500. Tần số người dị hợp tử mang gene bệnh trong quần thể là ?
A. 0,015.
B. 0,095.

C. 0,3.
D. 0,03.
137. Một quần thể ngẫu phối, có tần số tương đối của alen A là 0,6; tần số tương đối của aalen
a là 0,4. Quần thể đó có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng là:
A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa .
B. 0,34 AA : 0,48 Aa : 0,18 aa
C. 0,32 AA : 0,48 Aa : 0 ,20 aa
D. 0,38 AA : 0,48 Aa : 0,14 aa
138. Mendel còn được mệnh danh là:
A. Newton của sinh học.
B. Pasteur của sinh học.
C. Ensten của sinh học.
D. Hiporate của sinh học.
139. Yếu tố nào sau đây không thuộc về đặc tính cần thiết của đậu Hà Lan trong nghiên cứu
di truyền:
A. Không có dạng trung gian, các thứ hoàn toàn khác biệt nhau.
B. Hoa có khả năng tự thụ phấn tránh giao phấn tự nhiên nhưng dễ giao phấn nhân tạo.
C. Có thể tiếp tục trồng con lai qua nhiều thế hệ.
D. Có nhiều biến dị, tính đa dạng cao.
140. Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền
Menđen?
A. Sự phân chia của NST.
B. Sự nhân đôi và phân li của NST.
C. Sự tiếp hợp và bắt chéo NST.
D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.
141. Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố
di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã
kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích.
B. Cho F2 tự thụ phấn.

C. Cho F1 giao phấn với nhau.
D. Cho F1 tự thụ phấn.
142. Cặp alen là?
A. Hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở SV lưỡng bội.
B. Hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở
SV lưỡng bội.
C. Hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp NST tương đồng ở SV lưỡng bội.
D. Hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở SV lưỡng bội.
143. Phương pháp nghiên cứu di truyền của Mendel không có bước nào sau đây?
A. Lai giữa các dòng đậu khác nhau.
15


B. Theo dõi riêng từng tính trạng tương phản.
C. Gây đột biến tạo nguồn nguyên liệu.
D. Dùng toán học thống kê để phân tích kết quả.
144. Theo di truyền học hiện đại, thể đồng hợp tử mang:
A. Các allele giống nhau về cùng một gen.
B. Các allele khác nhau về cùng một gen.
C. Một kiểu gen giống nhau.
D. Nhiều kiểu gen khác nhau.
145. Theo di truyền học hiện đại, thể dị hợp tử mang:
A. Các allele giống nhau về cùng một gen.
B. Các allele khác nhau về cùng một gen.
C. Một kiểu gen giống nhau.
D. Nhiều kiểu gen khác nhau.
146. Kiểu gen nào sau đây là dị hợp tử:
A. DDff, DdFF, ddFF, ddFf.
B. DDFF,ddff, ddFF, DDff.
C. DdFf, ddFf, DdFF, DDFf.

D. DDff, ddff, DdFF, DDff.
147. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh các con có các nhóm máu khác nhau:
A. IAIA x IAIo.
B. IAIo x IBIo.
C. IAIA x IAIB.
D. IAIA x IBIo.
148. Cha máu A, mẹ máu B họ có thể sinh con có các nhóm máu nào sau đây?
A. Máu nhóm A và nhóm B
B. Máu nhóm AB.
C. Máu nhóm A, B, AB và O.
D. Máu nhóm A và nhóm B.
149. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn
không phải là nhóm máu của người bố?
A. Nhóm máu AB.
B. Nhóm máu O.
C. Nhóm máu B.
D. Nhóm máu A.
150. Mẹ có nhóm máu A sinh con có nhóm máu O, nhóm máu của bố là:
A. Nhóm máu A.
B. Nhóm O.
C. Nhóm B.
D. Nhóm máu A hoặc nhóm B hoặc nhóm O.
151. Mẹ có nhóm máu B sinh con có nhóm máu O, nhóm máu của bố là:
A. Nhóm máu A.
B. Nhóm O.
C. Nhóm B.
D. Nhóm A hoặc nhóm B hoặc nhóm O.
152. NST giới tính mang các gen quy định những tính trạng ................ đến giới tính và những
tính trạng thường ................... với giới tính:
A. ....liên quan .......liên quan ......

B. ....liên kết ..........liên quan.......
C. ....liên quan........liên kết .........
D. ....liên kết ..........liên kết .........
153. Người tìm ra quy luật di truyền liên kết với giới tính là:
A. Gregor Mendel.
16


B. Thomas Hunt Morgan.
C. Jean – Baptiste de Lamarck.
D. Charles Darwin.
154. Ở người, gen di truyền liên kết với NST giới tính X biểu hiện kiểu hình ở ..........
A. Giới đực.
B. Giới cái.
C. Cả giới đực và giới cái.
D. Giới đực hoặc giới cái
155. Di truyền liên kết với giới tính có đặc điểm:
A. Tỷ lệ phân ly kiểu hình không đều ở hai giới, giới XY thường dễ biểu hiện hơn.
B. Gen trênY di truyền thẳng chỉ truyền cho giới mang XY.
C. Gen trên X di truyền chéo truyền cả cho hai giới.
D. Tỷ lệ phân ly kiểu hình không đều ở hai giới, gen trênY di truyền thẳng chỉ truyền cho
giới mang XY, Gen trên X di truyền chéo truyền cả cho hai giới.
156. Ở người, gen N quy định mắt nâu, gen n quy định mắt xanh. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu,
sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là:
A. Đều có kiểu gen NN.
B. Đều có kiểu gen Nn.
C. Bố kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại
D. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
157. Ở người, gen N quy định mắt nâu, gen n quy định mắt xanh. Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh,
sinh con mắt xanh, biết rằng mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt xanh, bố mẹ có kiểu gen:

A. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn
B. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn.
C. Bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen NN
D. Bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen Nn
AB
158. Cho cá thể có kiểu gen
(các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại
ab
kiểu gen này với tỉ lệ là:
A. 50%.
B. 25%.
C. 75%.
D. 100%.
159. Cá thể có kiểu gen AaBbDd tạo loại giao tử mang gen aBd với tỉ lệ:
A. 1/2
B. 1/4
C. 1/6
D. 1/8
160. Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm
phân cho ra loại giao tử Ab với tỉ lệ
A. 24%.
B. 48%.
C. 12%.
D. 76%.
161. Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn m nằm trên NST giới tính X gây
nên, alen M quy định mắt bình thường. Một gia đình có mẹ không mắc bệnh nhưng mang gen
gây bệnh, bố không mắc bệnh. Xác xuất để cặp bố mẹ nói trên sinh được 1 đứa con bình
thường là:
A. 75% .
B. 50%

C. 25%
D. 12,5%
17


162. Ở người, alen m nằm trên NST giới tính X quy định bệnh mù màu; alen M quy định mắt
bình thường, không có alen tương ứng trên NST Y. Bố mẹ đều không mắc bệnh, sinh 1 người
con gái bình thường, 1 con trai mù màu. Kiểu gen của cặp bố mẹ là:
A. XMXM x XMY
B. XMXm x XmY
C. XMXm x XMY .
D. XmXm x XmY
163. Ở người, định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc
thể Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy chồng không bị bệnh mù màu.
Xác suất chị sinh con trai đầu lòng mù màu là
A. 0,20.
B. 0,25.
C. 0,50.
D. 0,75.

-HẾT-

18



×