Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Trắc nghiệm Vật Lý Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.61 KB, 9 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
MÃ ĐỀ CƯƠNG: TCDD104
Câu 1: Trong hệ SI (Systeme international) 7 đơn vị đo lường cơ bản là:
A. chiều dài, khối lượng, thời gian, vận tốc, cường độ dòng điện, cường độ sáng, nhiệt độ.
B. chiều dài, khối lượng, thời gian, cường độ dòng điện, cường độ sáng, nhiệt độ, lượng chất.
C. chiều dài, khối lượng, thời gian, vận tốc, cường độ dòng điện, cường độ sáng, nhiệt độ, thể
tích.
D. chiều dài, khối lượng, thời gian, cường độ dòng điện, cường độ sáng, nhiệt độ, lực.
Câu 2: Tốc độ của một xe đang chạy là 36 km/h thì bằng bao nhiêu m/s ?
A. 10 m/s
B. 36 m/s
C. 18 m/s
D. 3,6 m/s
Câu 3: Trong hệ SI (Systeme international) đơn vị đo nhiệt độ là:
A. độ K
B. độ C
C. độ F
D. độ K và độ C
Câu 4: Đại lượng nào sau đây là đại lượng véctơ:
A. khối lượng
B. nhiệt độ
C. lực
D. tốc độ
Câu 5: Hai vật cùng khối lượng, chuyển động cùng vận tốc, nhưng một theo phương nằm
ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có:
A. Cùng động năng và cùng động lượng.
B. Cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
C. Động năng khác nhau nhưng có động lượng như nhau.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 6: Chọn đáp án đúng.


Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào
A. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.
B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.
C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.
D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng . Khi chảy ổn định , lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là :
A. Luôn luôn thay đổi
B. Không đổi
C. Xác định
D. Không xác định
Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Áp suất ở những độ sâu …………………………. thì …………………
A. Khác nhau, giống nhau.
B. Giống nhau, khác nhau.
C. Khác nhau, khác nhau.
D. Tất cả đều sai.
Câu 9: Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20 g
nước ở nhiệt độ 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp do nước là 37,50C, khối
1


lượng hỗn hợp là 140 g. Biết rằng nhiệt độ ban đầu của chất lỏng đó là 200C và nhiệt dung
riêng của nước
c2 = 4200 J/kg.độ. Nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là:
A. 2000 J/kg.độ.
B. 2500 J/kg.độ.
C. 3000 J/kg.độ.
D. 5500 J/kg.độ.
Câu 10: Người ta thả đồng thời 200 g sắt ở 150C và 450g đồng ở nhiệt độ 250C vào150 g nước
ở nhiệt độ 800C. Cho nhiệt dung riêng của sắt

c1 = 460 J/kg.độ và của đồng c2 = 400 J/kg.độ và nước c3 = 4200 J/kg.độ. Khi cân bằng nhiệt,
nhiệt độ của hệ là:
A. t = 62,40C.
B. t = 40,00C.
C. t = 65,00C.
D. t = 61,00C.
Câu 11: Một thùng nhôm có khối lượng 1,2 kg đựng 4 kg nước ở nhiệt độ 900C. Cho biết
nhôm có c1 = 0,92 kJ/kg.độ, nước có c2 = 4,186 kJ/kg.độ. Nhiệt lượng đã tỏa ra khi nhiệt độ
hạ còn 300C là giá trị nào sau đây?
A. Q = 1,07.104 J.
B. Q = 1,07.105 J.
C. Q = 1,07.106 J.
D. Q = 1,07.107 J.
Câu 12: Một vật có khối lượng m = 3kg rơi tự do từ độ cao h = 10m so với mặt đất. Bỏ qua
sức cản của không khí. Trong thời gian 1,2s trọng lực thực hiện một công là:
A. 274,68J
B. 211,68J
C. 69,15J
D. – 69,15J
Câu 13: Chọn câu sai:
A. Các chất được cấu tạo một cách gián đoạn.
B. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể
lỏng và khí.
C . Các nguyên tử, phân tử chất rắn dao động quanh vị trí cân bằng không cố định.
D. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút và đẩy nhau.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng:
A . Chất lỏng không có thể tích riêng xác định.
B. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử trong chất rắn là rất mạnh.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định.
D. Trong chất lỏng các nguyên tử, phân tử dao động quanh vị trí cân bằng cố định.

Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động không ngừng.
Câu 16: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ thì giữa các phân tử:
A. Chỉ có lực đẩy.
B. Chỉ có lực hút.
C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn nhỏ lực hút.
D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
Câu 17: Động năng trung bình của chuyển động nhiệt của các phân tử chất khí khác nhau thì:
A. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
B. Phụ thuộc vào nhiệt độ và số bậc tự do của phân tử.
C. Phụ thuộc vào nhiệt độ và khối lượng của phân tử.
2


D. Bằng không vì các phân tử chuyển động hỗn loạn không có phương ưu tiên.
Câu 18: Kiểm tra về các giả thuyết cơ bản của thuyết động học phân tử. Áp suất khí lý tưởng
sẽ thay đổi như thế nào nếu mật độ phân tử (n) tăng lên 4 lần, còn vận tốc toàn phương trung
bình của các phân tử giảm đi 2 lần?
A. Tăng 8 lần.
B. Tăng 2 lần.
C. Không thay đổi.
D. Giảm 2 lần.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất chất khí?
A. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
B. Do chất khí thường có thể tích lớn.
C. Do khi chuyển động, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.
D. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.

Câu 20: Khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn, phát biểu nào sau đây là
đúng?
A. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các
vị trí cân bằng này.
B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và không dao động.
C. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi.
D. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau 1 thời gian nào đó, chúng lại
chuyển sang 1 vị trí cố định khác.
Câu 21: Ở nhiệt độ T1, áp suất p1, khối lượng riêng của một chất khí là ρ1. Biểu thức nào sau
đây đúng với biểu thức của khối lượng riêng của khối khí đó ở nhiệt độ T2, áp suất p2?

p2 T1
ρ1.
p1 T2
p T
B. ρ 2 = 1 1 ρ1.
p2 T2
p (T + T2 )
C. ρ 2 = 2 1
ρ1.
p1 T2
( p + p2 ) T1
D. ρ 2 = 1
ρ1.
p1
T2

A. ρ 2 =

Câu 22: Một bình chứa khí Hidrô nén, thể tích 10 lít, nhiệt độ 70C, áp suất

50 atm. Khi nung nóng bình, vì bình hở nên một phần khí thoát ra ngoài; phần khí còn lại có
nhiệt độ 170C còn áp suất vẫn như cũ. Khối lượng Hidrô đã thoát ra ngoài là:
A. ∆m = 147,000 gam.
B. ∆m = 14,700 gam.
C. ∆m = 1,470 gam.
D. ∆m = 0,147 gam.
Câu 23: Nên dùng phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép để xác định các thông số trạng thái
của chất khí trong trường hợp nào sau đây?
A. Không khí trong quả bóng khí tượng đang bay lên cao.
B. Không khí trong một bình đậy kín được đun nóng.
C. Không khí trong quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nổi phồng lên như cũ.
D. Không khí trong quả bóng bàn vừa bẹp vừa hở nhúng vào trong nước nóng.
Câu 24: Một mol khí Ôxi chứa trong bình có dung tích 5,6 dm3 với áp suất
8 atm thì nhiệt độ khí là bao nhiêu?
A. 2730C.
3


B. 3000C.
C. 5760C.
D. 6000C.
Câu 25: Bốn vật kích thước nhỏ A,B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật
C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi B nhiễm điện gì:
A. B âm, C âm, D dương.
B. B âm, C dương, D dương
C. B âm, C dương, D âm
D. B dương, C âm, D dương
Câu 26: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện:
A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương
B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm

C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron
D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít
Câu 27: Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện
trái dấu độ lớn bằng nhau thì:
A. Cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với C
B. Cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B
C. Cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B
D. nối C với B rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối.
Câu 28: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương
tác giữa 2 vật sẽ:
A. tăng lên 2 lần
B. giảm đi 2 lần
C. tăng lên 4 lần
D. giảm đi 4 lần
Câu 29: Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một
khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 30: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 31: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1
(N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm).
B. r = 0,6 (m).
C. r = 6 (m).

D. r = 6 (cm).
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.
Câu 33: Hai quả cầu kích thước giống nhau cách nhau một khoảng 20cm hút nhau một lực
4mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt cách nhau với khoảng cách cũ thì chúng
đẩy nhau một lực 2,25mN. Tính điện tích ban đầu của chúng:
4


A. q1 = 2,17.10-7 C; q2 = 0,63.10-7 C
B. q1 = 2,67.10-7 C; q2 = - 0,67.10-7 C
C. q1 = - 2,67.10-7 C; q2 = - 0,67.10-7 C
D. q1 = - 2,17.10-7 C; q2 = 0,63.10-7 C
Câu 34: Hai quả cầu kim loại nhỏ tích điện cách nhau 2,5m trong không khí chúng tương tác
với nhau bởi lực 9mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau thì điện tích của mỗi quả cầu bằng 3µC. Tìm điện tích của các quả cầu ban đầu:
A. q1 = - 6,8 µC; q2 = 3,8 µC
B. q1 = 4µC; q2 = - 7µC
C. q1 = 1,41 µC; q2 = - 4,41µC
D. q1 = 2,3 µC; q2 = - 5,3 µC
Câu 35: Hai quả cầu kim loại nhỏ kích thước giống nhau tích điện cách nhau 20cm chúng hút
nhau một lực 1,2N. Cho chúng tiếp xúc với nhau tách ra đến khoảng cách cũ thì chúng đẩy
nhau một lực bằng lực hút. Tìm điện tích của mỗi quả cầu lúc đầu:
A. q1 = ± 0,16 µC; q2 = m 5,84 µC
B. q1 = ± 0,24 µC; q2 = m 3,26 µC
C. q1 = ± 2,34µC; q2 = m 4,36 µC
D. q1 = ± 0,96 µC; q2 = m 5,57 µC
Câu 36: Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực

F. Đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 4, chúng cách nhau một khoảng r' = r/2
thì lực hút giữa chúng là:
A. F
B. F/2
C. 2F
D. F/4
Câu 37: Với cùng một cường độ âm tai người nghe thính nhất với âm có tần số
A. từ trên 10000 Hz đến 20000 Hz.
B. từ 16 Hz đến dưới 1000 Hz.
C. từ trên 5000 Hz đến 10000 Hz.
D. từ 1000 Hz đến 5000 Hz.
Câu 38: Điều nào sau đây là sai khi nói về sóng âm?
A. Sóng âm là sóng cơ học dọc truyền được trong môi trường vật chất kể cả chân không.
B. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
C. Sóng âm không truyền được trong chân không.
D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc nhiệt độ.
Câu 39: Chọn câu trả lời đúng: đơn vị cường độ âm
A. W/m2
B. W
C. N/m2
D. Nm
Câu 40: Mức cường độ âm được tính bằng công thức:
I
A. L(dB) = lg
I0
I
B. L(B) = lg 0
I
I
C. L(B) = 10lg

I0
I
D. L(dB) = 10lg
I0
Câu 41: Các đặc tính nào sau đây là đặc tính sinh lí của âm:
A. Độ cao, âm sắc, năng lượng
C. Độ cao, âm sắc, cường độ.
B. Độ cao, âm sắc, biên độ
D. Độ cao, âm sắc, độ to.
5


Câu 42: . Chọn câu không đúng
A. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước, tần số sóng thay đổi do đó bước sóng cũng
thay đổi theo.
B. Dao động âm là những dao động có tần số từ 16Hz đến 20000Hz lan truyền trong môi
trường vật chất và tạo ra sóng âm.
C. Sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm, không khác gì các sóng cơ học khác về đặc tính vật
lý.
D. Sóng âm là những sóng cơ học lan truyền trong môi trường vật chất, có tần số từ 16Hz
đến 20000Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người.
Câu 43: Một người gõ vào đầu một thanh nhôm, người thứ hai áp tai vào đầu kia nghe
được tiếng gõ hai lần cách nhau 0,15 (s). Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330
m/s và trong nhôm là 6420 m/s. Độ dài của thanh nhôm là
A. 52,2 m.
B. 52,2 cm.
C. 26,1 m.
D. 25,2 m.
Câu 44: Một sóng âm lan truyền trong không khí với tốc độ v = 350 m/s, có bước sóng λ
=70 cm. Tần số sóng là

A. ƒ = 5000 Hz.
B. ƒ = 2000 Hz.
C. ƒ = 50 Hz.
D. ƒ = 500 Hz.
Câu 45: Hai điểm M và N nằm ở cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương
truyền âm cách nhau một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là LM = 30 dB và
LN = 10 dB. Biết nguồn âm là đẳng hướng. Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức
cường độ âm tại N là
A. 12 dB.
B. 7 dB.
C. 11 dB.
D. 9 dB.
Câu 46: Một tàu hỏa chuyển động với vận tốc 10 m/s hú một hồi còi dài khi đi qua trước mặt
một người đứng cạnh đường ray. Biết người lái tàu nghe được âm thanh tần số 2000 Hz. Hỏi
người đứng cạnh đường ray lần lượt nghe được các âm thanh có tần số bao nhiêu?
A. 1942,86 Hz và 2060,60 Hz
B. 2060,60 Hz và 1942,86 Hz
C. 2058,82 Hz và 2060,6 Hz
D. 2058,82 Hz và 1942,86 Hz
Câu 47: Nguồn âm điểm S phát ra sóng âm truyền trong môi trường đẳng hướng. Có hai
điểm A, B nằm trên cùng đường thẳng nỗi nguồn S và cùng bên so với nguồn. Mức cường
độ âm tại A là 80 dB, tại B là 40 dB. Bỏ qua hấp thụ âm, mức cường độ âm tại trung điểm
AB là
A. 40 2 dB.
B. 40 dB.
C. 46 dB.
D. 60 dB.

Câu 48: Chọn câu đúng. Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện
âm, thì:

A. tấm kẽm mất dần điện tích dương.
B. Tấm kẽm mất dần điện tích âm.
C. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.
D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi.
Câu 49: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng
quang điện.
6


B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng
quang điện.
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 50: Với một bức xạ có bước sóng thích hợp thì cường độ dòng quang điện bão
hoà
A. triệt tiêu, khi cường độ chùm sáng kích thích nhỏ hơn một giá trị giới hạn.
B. tỉ lệ với bình phương cường độ chùm sáng
C. tỉ lệ với căn bậc hai của cường độ chùm sáng.
D. tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng.
Câu 51: Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng:
A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.
B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.
C. giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.
D. của phôton không phụ thuộc vào bước sóng.
Câu 52: . Chiếu bức xạ tử ngoại có λ = 0,25 µm vào một tấm kim loại có công thoát
3,45 eV. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện là:
A. 7,3.105 m/s.
B. 7,3.10-6 m/s.
C. 73.106 m/s.

D. 6.105 m/s.
Câu 53: Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 =
0,5µm. Muốn có dòng quang điện trong mạch thì ánh sáng kích thích phải có tần số :
A. f ≥ 2.1014Hz
B. f ≥ 4,5.1014Hz
C. f ≥ 5.1014Hz
D. f ≥ 6.1014Hz
Câu 54: Chiếu một chùm sáng đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0, 4 µ m .
Hiện tượng quang điện sẽ không có nếu ánh sáng có bước sóng:
A. 0,1µ m .
B. 0, 2 µ m .
C. 0,6 µm
D. 0, 4 µ m .
Câu 55: Catốt của một tế bào quang điện làm bằng xê đi có giới hạn quang điện là
0,66µm. Chiếu vào catốt ánh sáng tử ngoại có bước sóng 0,33µm. Động năng ban đầu cực
đại của quang electron là:
A. 3,01.10-19J
B. 3,15.10-19J;
C. 4,01.10-19J;
D. 2,51.10-19J

Câu 56: Công thoát electron của một kim loại là A0, giới hạn quang điện là λ0. Khi
λ
chiếu vào bề mặt kim loại đó chùm bức xạ có bước sóng λ = 0 thì động năng ban
3

đầu cực đại của electron quang điện bằng:
A. 2A 0 .
B. A 0 .
C. 3A 0 .


7

D. A 0 /3


Câu 57: Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1và λ2 vào một tấm kim
loại. Các electron bật ra với vận tốc ban đầu cực đại lần lượt là v1 và v2 với v1= 2v2 . Tỉ
số các hiệu điện thế hãm Uh1/Uh2 để dòng quang điện triệt tiêu là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 58: Chiếu chùm ánh sáng có công suất 3W, bước sóng 0,35µm vào catôt của tế bào
quang điện có công thoát electron 2,48eV thì đo được cường độ dòng quang điện bão hoà là
0,02A. Hiệu suất lượng tử bằng
A. 0,2366%.
B. 2,366%.
C. 3,258%.
D. 2,538%.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn
B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các nơtron
C. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn và các nơtron.
D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn, nơtron và electron
Câu 60: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử ZA X được cấu tạo gồm Z nơtron và A prôtôn
B. Hạt nhân nguyên tử ZA X được cấu tạo gồm Z nơtron và A nơtron
C. Hạt nhân nguyên tử ZA X được cấu tạo gồm Z prôtôn và (A-Z) nơtron
D. Hạt nhân nguyên tử ZA X được cấu tạo gồm Z nơtron và (A-Z) prôton

Câu 61: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau.
B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôtôn bằng nhau và số nơtron khác
nhau.
C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau và số prôtôn khác
nhau.
D. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau.
Câu 62: Theo định nghĩa ,đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng :
A. 1/16 khối lượng nguyên tử Ôxi.
B. Khối lượng trung bình của nơtrôn và Prôtôn
C. 1/12khối lượng của đồng vị phổ biến của nguyên tử cacbon 126 C
D.khối lượng của nguyên tử Hidrô
Câu 63: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân có
A. cùng số prôtôn nhưng khác nhau số nơtron
B. cùng số nơtron nhưng khác nhau số prôtôn
C. cùng số khối
D. cùng số khối nhưng khác nhau số nơtron
Câu 64: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào?
A. Prôtôn
B. Nơtrôn
C. Prôton và nơtrôn
D. Prôton, nơtrôn và êlectron
Câu 65: Chọn câu đúng. Hạt nhân liti có 3 prôtôn và 4 nơtron. Hạt nhân này có kí hiệu như
thế nào?
A. 37 Li
B. 34 Li
C. 34 Li
D. 37 Li
Câu 66: Cho 4 hạt nhân nguyên tử có kí hiệu tương ứng 21 D, 31T, 23 He, 24 He. Những cặp hạt
nhân nào là các hạt nhân đồng vị?

8


A. 21 D và 23 He

B. 21 D và 42 He

C. 21 D và 42 He
D. 21 D và 31T
Câu 67: Biết khối lượng các hạt nhân mAl = 26,974u ,prôtôn mp = 1,0073u,nơtrôn mn
=1,0087u; 1u =931,5MeV/c2 .Năng lượng liên kết hạt nhân nhôm 27
13 Al là
A. 2,26MeV
B. 22,6 MeV
C. 225,95MeV
D.2259,54MeV
Câu 68: Cho hạt nhân 20
10 Ne có khối lượng là 19,986950u, mP = 1,00726u ;mn = 1,008665u ; u
= 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của 20
10 Ne có giá trị nào?
A. 7,666245 eV
B. 7,066245 MeV
C. 8,02487 MeV
D. 8,666245 eV
Câu 69: Hạt nhân hêli 42 He có khối lượng mHe = 4,0015u, prôtôn mp = 1,0073u, nơtrôn mn =
1,0087u 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân hêli là:
A. 7,1MeV
B. 14,2MeV
C. 28,4MeV
D.4,54.10-12 J

Câu 70: Cho biết mp = 1,0073u ;mn = 1,0087u ;mD = 2,0136u ;1u =931,5Mev/c2. Tìm năng
lượng liên kết của nguyên tử Đơtêri 21 H .
A. 9,45MeV
B. 2,23MeV
C. 0,23MeV
D. Một giá trị khác

HẾT

9



×