Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu và xây dựng chương trình đánh giá chất lượng dịch vụ trong mạng IP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 77 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1 Những nội dung trong đồ án tốt nghiệp này là do em thực hiện dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: ThS. Trần Duy Minh
2 Mọi tham khảo dùng trong đồ án tốt nghiệp này đều được trích dẫn rõ
ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá em xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Phan Thị Phương

1


LỜI CẢM ƠN
Qua 16 tuần thực hiện đồ án với sự giúp đỡ tạo điều kiện của bộ môn:
Mạng và truyền thông – Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Công
nghệ Thông tin & Truyền thông – Đại học Thái Nguyên, được sự hướng dẫn trực
tiếp, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: ThS. Trần Duy Minh em đã hoàn thành đồ
án cùng với báo cáo đúng thời gian quy định.
Với khả năng và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của thầy cô để em
hoàn thiện hơn đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong bộ môn:
Mạng và Truyền thông – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Công nghệ Thông
tin & Truyền thông – Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới thầy giáo: ThS. Trần Duy Minh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ
án, hỗ trợ và chỉ dạy em hoàn thành tốt chương trình bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................ 3
DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................7
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................9
CHƯƠNG 1......................................................................................................10
TỔNG QUAN MẠNG IP.................................................................................10
1.1 Tổng quan đề tài.......................................................................................................................... 10
1.1.1 Mục đích lý do chọn đề tài........................................................................................................ 10
1.1.2 Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................................... 11
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 11
1.2 Tổng quan mạng ip....................................................................................................................... 11
1.3 Mô hình OSI................................................................................................................................. 12
1.3.1 Nguyên lý hoạt động của OSI..................................................................................................... 15
1.3.2 TCP/IP và mô hình OSI............................................................................................................... 17
1.4 Ưu và nhược điểm của mạng IP................................................................................................... 19
1.4.1 Ưu điểm................................................................................................................................... 19
1.4.2 Nhược điểm............................................................................................................................. 19

CHƯƠNG 2.......................................................................................................21
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG IP VÀ CÁC THÀNH PHẦN
QOS TRONG MẠNG IP..................................................................................21
2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ.................................................................................................. 21
2.2 Các thông số QoS......................................................................................................................... 22
2.2.1 Băng thông............................................................................................................................... 23
2.2.2 Độ Trễ....................................................................................................................................... 24

2.2.3 Biến động trễ(Jitter).................................................................................................................. 25
2.2.4 Mất gói..................................................................................................................................... 27

3


2.2.5 Tính sẵn sàng (Độ tin cậy).......................................................................................................... 27
2.2.6 Bảo mật.................................................................................................................................... 28
2.3 Các thành phần QoS trong mạng ip.............................................................................................. 29
2.3.1 Cách thức xử lý theo từng chặng dự báo trước.........................................................................29
2.3.2 Báo hiệu................................................................................................................................... 33
2.3.3 Lập chính sách, nhận thực và quyết toán...................................................................................36

CHƯƠNG 3.......................................................................................................39
MỘT SỐ KỸ THUẬT NÂNG CAO QOS TRONG MẠNG IP.....................39
3.1 Vấn đề định tuyến hoá và QoS..................................................................................................... 39
3.2 Phân loại..................................................................................................................................... 41
3.2.1 ToS, traffic Class (IPv4, IPv6)...................................................................................................... 41
3.2.2 Phân loại đa trường.................................................................................................................. 42
3.3 Quản lý hàng đợi......................................................................................................................... 43
3.3.1 Giảm thời gian chiếm đóng hàng đợi......................................................................................... 43
3.3.2 Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm......................................................................................................... 44
3.4 Lập lịch........................................................................................................................................ 47
3.5 Dịch vụ tích hợp........................................................................................................................... 47
3.5.1 Khái niệm................................................................................................................................. 47
3.5.2 Một số mô hình của dịch vụ tích hợp........................................................................................50
3.6 Dịch vụ khác biệt......................................................................................................................... 51
3.6.1 Khái niệm về dịch vụ DiffServ.................................................................................................... 51
3.6.2 Mô hình DiffServ....................................................................................................................... 52


CHƯƠNG 4.......................................................................................................54
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG...............................................54
4.1 Khái quát chung về NS-2.............................................................................................................. 54
4.2 Các phần mền dùng kết hợp với ns2............................................................................................. 56
4.2.1 Công cụ đồ hoạ NAM................................................................................................................ 56
4.2.2 Cửa sổ minh hoạ NAM.............................................................................................................. 57
4.3 Bộ phân tích file Trace Data Analyzers.......................................................................................... 60

4


4.3.1 Đồ thị XGRAPH.......................................................................................................................... 60
4.3.2 Các chức năng của XGRAPH trong giao diện đồ họa người dùng................................................61
4.4 Mô hình và kết quả mô phỏng...................................................................................................... 62
4.4.1 kịch bản 1................................................................................................................................. 62
4.4.3 Nhận xét................................................................................................................................... 70

KẾT LUẬN........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................77

5


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1:Mô hình tham khảo OSI.......................................................................................................13
Hình 1.2: Qúa trình gửi dữ liệu...........................................................................................................17
Hình 1.3: Cấu trúc TCP/IP...................................................................................................................18
............................................................................................................................................................24
Hình 2.1 (a) băng thông , (b) trễ........................................................................................................24
Hình 2.2: Hàng đợi FIFO trên router nỗ lực tối đa.............................................................................30

Hình 2.3: Phân loại, hàng đợi và lập lịch từng chặng cho phép hàng đợi và bộ lập lịch có thể độc
lập.......................................................................................................................................................32
Hình 2.4: Sự phân đoạn trước lập lịch cải tiến việc chèn trên kết nối tốc độ thấp...........................33
Hình 3.1: Bộ định tuyến IP hỗi trợ tối đa thông thường...................................................................40
Hình 3.2 Trường ToS trong Ipv4..........................................................................................................41
Hình 3.4: Dịch vụ khác biệt tập trung đơn giản sự phức tạp định tuyến lõi......................................53
Hình 4.1: Cấu trúc node Unicast và node Multicast...........................................................................56
Hình 4.2: Mô tả các công cụ của NAM...............................................................................................58
Hình 4.3: Giao diện đồ họa người dùng của Xgraph..........................................................................62
Hình 4.5: của sổ file nam kịch bản 1...................................................................................................64
Hinh 4.6 : thông lượng kịch bản 1......................................................................................................64
Hình 4.7: độ trễ của kịch bản 1..........................................................................................................65
Hình 4.8: mất gói của kịch bản 1........................................................................................................66
Hình 4.9: cửa sổ file nam của kịch bản 2............................................................................................67
Hình 4.10: băng thông của kịch bản 2................................................................................................68
Hình 4.11: độ trễ của kịch bản 2........................................................................................................69
Hình 4.12: tỷ lệ mất gói tin của kịch bản 2.........................................................................................70

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARED

Adapted Random Early Detection

Tìm kiếm sớm ngẫu nhiên thích

ứng
ARP

Address Resolution Protocol
Giao thức phân giai địa chỉ
ARPA
Advance Research Projects Agency trung tâm nghiên cứu cấp cao
BB
Bandwidth Brokering
Thu hồi băng thông
CBQ
Class Base Queuing
Hàng đợi cơ sở lớp
CBR
Contant Bitrate Rate
tốc độ bit cố định
CL
controlled Load
Tải điều khiển
CPU
Center Processor Unit
Khối xử lí trung tâm
CQS
Classify Queue Shedule
Lập lịch hàng đợi phân loại
CAC
Call Adminission Contron
Điều khiến xác nhận cuộc gọi
DiffServ Differentiated Service
Dịch vụ khác biệt
DNS
Domain Name System
Hệ thống tên miền

DSCP
Difserv Code-Point
Điểm mã dịch vụ khác biệt
ECN
explicit congestion notification
thông báo nghẽn cụ thể
FBI
forwarding information base
Khối chuyển tiếp
FIFO
first in first out
Hàng đợi theo nguyên tắc vào
FRED
FTP
GS
HL
IHL
Intserv
IP
LSP
MF
MPLS
MTU
OSI
OSPF
PNNI
PQ
QoS
RAP
RED

RSVP
SDH
SLA

Flow Random Early Detection

trước ra trước
Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm theo

File Transfer Protocol
guaranteed Service
Header length
Identifed Header Length
Intergrated Service
internet Protocol
Label-switching Paths
Multi field
Multi protocol lable Switching
Maximum Transfer Unit
Open Systems Interconection

luồng
Giao thức truyền file
Dịch vụ đảm bảo vụ
Độ dài tiêu đề
Trường xác nhận độ dài tiêu đề
Dịch vụ tích hợp
Giao thức Internet
Đường dẫn chuyển mạch nhãn
Đa trường

Chuyển mạch nhãn đa giao thức
Đơn vị truyền tối đa
Mô hình tham chiếu “liên kết hệ

Open Sortest Path First
Private network Node Interface
Priority Queue
Quality of service
Resource Allocation Protocol
Random Early Detection
Resource Reservation Protocol
synchronous Digital Hiearachy
Service level agreement

thống mở”
Đường dẫn đầu tiên ngắn nhất mở
Giao diện node mạng riêng
Hàng đợi ưu tiên
Chất lượng dịch vụ
Giao thức phân phát tài nguyên
Tìm kiếm ngẫu nhiên sớm
Giao thức dành trước tài nguyên
Phân cấp số đồng bộ
Thỏa thuận mức dịch vụ

7


SMTP
TCP

Telnet
TL
TOS
TTL
UDP
VCI
VPI
VPN

Simple Mail Transfer Protocol

Giao thức truyền thư điện tử đơn

Tranmission Control Protocol
Terminal NETwork
Total length
Type Of Service
Time-to-live
User Datagram protocol
Virtual circuit Identify
Virtual Path Identify
IP virtual private Network

giản
Gíao thức điều khiển truyền dẫn
Mạng đầu cuối
Độ dài tổng
Loại dịch vụ
Thời gian sống
Giao thức người sử dụng

Nhận biết kênh ảo
Nhận biết đường ảo
IP virtual private Network

8


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng phát triển bùng nổ thông tin ngày này, các nhu cầu về thông
tin liên lạc ngày càng mở rộng. Nó đi đôi với nhu cầu đòi hỏi cao về chất lượng
dịch vụ. Đối với nhà khai thác mạng nâng cao chất lượng dịch vụ đồng nghĩa với
khả năng tăng khả năng cạnh tranh. Điều đó được ví như một điều tất yếu mà
một nhà khai thác phải làm tốt để tồn tại.
Mạng hiện thời đang tồn tại ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực
còn chưa thật sự ổn định, vẫn còn nhiều hiện tượng nghẽn mạng hay tốc độ truy
cập mạng còn thấp. Ngoài biên pháp cải thiện băng thông (rất tốn kém), chưa thể
đáp ứng ngay thì chúng ta cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ theo một số
hướng khác. Bản đồ án này tìm hiểu về QoS trong mạng IP và một số giải pháp
nâng cao QoS phổ biến đang được áp dụng.
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Ths.Trần Duy Minh, bản đồ án
với đề tài “Nghiên cứu và xây dựng chương trình đánh giá chất lượng dịch vụ
trong mạng IP” đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về chất lượng dịch vụ trong
mạng IP. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu bản đồ án đã hoàn thành với
những nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan về mạng IP
Chương 2: Chất lượng dịch vụ mạng IP và các thành phần QoS trong mạng IP
Chương 3: Một số kĩ thuật nâng cao QoS trong mạng IP.
Chương 4: Xây dựng chương trình mô phỏng .
Do nội dung kiến thức của đề tài tương đối mới mẻ, khả năng còn hạn chế và
kiến thức thực tế chưa nhiều nên bản đồ án này chắc chắn không tránh khỏi

những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các
bạn để bản đồ án được chính xác, đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 6 năm 2012
Sinh viên: Phan Thị Phương

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN MẠNG IP
1.1 Tổng quan đề tài
1.1.1 Mục đích lý do chọn đề tài
Nhu cầu trao đổi và xử lý thông tin ngày càng cao. Mạng máy tính hiện
nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực như khoa học,
quân sự quốc phòng, thương mại,dịch vụ, giáo dục...
Mục đích của đề tài nghiêm cứu và tìm hiểu tổng quan, đưa ra các tham
số của chất lượng dịch vụ mạng ip.đưa ra được ưu nhược điểm của mạng
ip.Nhằm tăng độ tin cậy của hệ thống:Người ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc
và lưu trữ các dữ liệu chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể
được khôi phục nhanh chóng. Trong trường hợp có trục trặc trên một trạm làm
việc thì người ta cũng có thể sử dụng những trạm khác thay thế. Sử dụng chung
tài nguyên: Những tài nguyên của mạng như: thiết bị chương trình, dữ liệu khi
trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành viên của mạng đều có thể tiếp cận
được mà không quan tâm tới những tài nguyên đó ở đâu. Nâng cao chất lượng và
hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin có thể được sữ dụng chung thì nó
mang lại cho người sử dụng khả năng tổ chức lại các công việc với những thay
đổi về chất như:mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Ðáp ứng
những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại. Cung cấp sự thống
nhất giữa các dữ liệu.

- Tăng cường năng lực sử lý nhờ kết hợp các bộ phận phân tán.
- Tăng cường truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau trên thế giới.
Tìm hiểu và nghiêm cứu các mô phỏng trên ns2 từ đó mô phỏng đánh giá
các thông số chất lượng dịch vụ.
Lý do chọn công cụ ns2 là do NS (phiên bản) là phần mềm mô phỏng mạng
điều khiển sự kiện riêng rẽ hướng đối tượng, được phát triển tại UC Berkely, viết
bằng ngôn ngữ C++ và OTcl. NS rất hữu ích cho việc mô phỏng mạng diện rộng
(WAN) và mạng local (LAN). Bốn lợi ích lớn nhất của NS-2 phải kể đến đầu tiên
là:
- Khả năng kiểm tra tính ổn định của các giao thức mạng đang tồn tại.
10


- Khả năng đánh giá các giao thức mạng mới trước khi đưa vào sử dụng.
- Khả năng thực thi những mô hình mạng lớn mà gần như ta không thể thực
thi được trong thực tế.
- Khả năng mô phỏng nhiều loại mạng khác nhau.
1.1.2 Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu và xây dựng chương trình mô phỏng QoS mang lại ý nghĩa
quan trọng mạng ip. Cho thấy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ để
phục vụ các ứng dụng tốt hơn của người dùng như: hội nghị,video... nhằm đưa
công nghệ ngày một tốt hơn và không thể thiếu trong đời sống.
1.1.3 Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề cần quan tâm tới đó là phương pháp nghiên cứu khoa học của đề tài
giúp việc tiếp cận và giải quyết vấn đề đặt ra.
Bước 1: Thông qua các phương pháp tìm hiểu, thu thập tài liệu về QoS. Qua
các tài liệu thu thập được để tìm hiểu các lý thuyết về QoS, các kỹ thuật sử dụng
và công nghệ cần thiết. Khảo sát và phân tích các thông số để đưa ra ý tưởng xây
dựng mô hình phù hợp.
Bước 2: Từ các kiến thức ở bước 1 đi vào quá trình phân tích mô phỏng các

thông số của QoS.
Bước 3: Thông qua các thực nghiệm kịch bản mô phỏng hệ thống đưa ra
được kết quả.
1.2 Tổng quan mạng ip
Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong
mạng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ như làm thế nào để
truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất, trong khi việc xử lý
thông tin trên mạng quá nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra
mất thông tin trên mạng một cách đáng tiếc.
Công nghệ IP và các ứng dụng của nó đã có những bước phát triển đột phá
trên phạm vi toàn thế giới. Mạng IP truyền thống dựa trên cơ chế cố gắng tối đa
BE (Best Effort) và nguyên tắc xếp hàng vào trước ra trước FIFO, các gói thông
tin được lưu giữ, chuyển đi không được đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
Công nghệ IP đang được xây dựng như một hạ tầng cơ sở cho thế giới
11


Web, được dự đoán sẽ đóng vai trò quan trọng và có thể là chủ đạo trong tiến
trình phát triển của mạng công cộng và các mạng riêng. Sự chuyển dịch lưu
lượng mạng kinh doanh vào các mạng IP công cộng,bao gồm các mạng riêng ảo
(VPN) đã đem lại nhiều lợi ích cho các khách hàng kinh doanh như giảm các chi
phí,độ phức tạp trong công tác điều hành và các rủi ro về đầu tư. Tuy nhiên,sự
phát triển nhanh chóng của mạng IP đã đưa đến một số tồn tại đó là:
Sự tích hợp các lưu lượng đa phương tiện trên mạng IP nảy sinh các yêu
cầu quan trọng về chất lượng dịch vụ (QoS). Tất cả các các ứng dụng nhạy cảm
thời gian thực đòi hỏi một mạng có QoS cao hơn mạng IP QoS truyền thống dựa
trên cơ chế cố gắng tối đa BE sử dụng được cam kết mà các ứng dụng này có thể
đo, dự báo được. Hơn nữa, trong qua trình phát triển nhanh của mạng Internet, sự
cạnh tranh gay gắt đã đẩy giá cước tới mức quá thấp trên thị trường các dịch vụ
IP truyền thống. Vì thế quá trình nâng cấp mạng bị chậm lại do yêu cầu đầu tư

quá lớn. Trong vòng 25 năm qua, Internet đã phát triển từ mạng liên kết các nhà
nghiên cứu thành mạng quốc tế, thương mại toàn cầu.
8
1.3 Mô hình OSI
Những chương trình(Program)chỉ nói chuyện với lớp thứ bảy. Ứng
dụng(application), trong khi lớp”bên dưới“lớp đầu tiên là phương tiện truyền
thông mạng(ví dụ: dây Cable hoặc không khí, trong trường hợp những mạng
không dây). Cable mạng đôi khi còn được gọi là lớp 0 .

12


Hình 1.1:Mô hình tham khảo OSI
Bảy lớp có thể được nhóm thành ba nhóm: Application, Transport và
Network .
Network: những lớp của nhóm này là những lớp mức thấp mà có nhiệm vụ
truyền và nhận dữ liệu trên mạng .
Transport: lớp này với nhiệm vụ nhận dữ liệu đến từ mạng và biến đổi
chúng định dạng gần hơn tới định dạng dữ liệu mà chương trình có thể hiểu
được. Khi máy tính của bạn đang truyền dữ liệu, lớp này sẽ nhận dữ liệu và chia
chúng thành vài gói để truyền chúng lên mạng. Khi máy tính của bạn đang nhận
dữ liệu, lớp này sẽ nhận những gói đến và đặt chúng lại với nhau .
Application: những lớp mức cao này đặt dữ liệu vào trong định dạng dữ liệu
để chương trình sử dụng.
Dưới đây giải thích mỗi lớp trong mô hình OSI.
Lớp 7 – Application: lớp ứng dụng làm giao diện giữa chương trình mà
đang gửi hoặc đang nhận dữ liệu với“Nhóm giao thức”. Khi bạn Download hoặc
gửi Email, chương trình Email tiếp xúc lớp của nó .

13



Lớp 6 – Presentation: cũng được gọi là lớp chuyển. Lớp này biến đổi định
dạng dữ liệu được nhận từ lớp Application tới định dạng chung cho“Nhóm giao
thức“sử dụng. Ví dụ,nếu chương trình đang dùng trang mã không phải ASCII,
lớp này sẽ chịu trách nhiệm biến đổi dữ liệu nhận thành mã ASCII. Lớp này có
thể dùng để nén dữ liệu và thêm mã hoá. Việc nén dữ liệu cho phép tăng tốc độ
mạng bởi vì ít thông tin được gửi tới lớp bên dưới (lớp thứ 5). Nếu mã hoá được
sử dụng, tất cả thông tin giữa lớp 5 và lớp 1 sẽ được mã hoá và chúng sẽ chỉ được
giải mã trong lớp thứ 6 của máy tính tại vị trí cuối khác .
Lớp 5 – Session: Lớp này cho phép hai chương trình trong những máy tính
khác nhau để thiết lập giao dịch liên lạc. Trong giao dịch này hai chương trình
định nghĩa truyền dữ liệu như thế nào sẽ được làm, thêm vào đó những đánh dấu
quá trình vào dữ liệu được truyền. Nếu mạng bị lỗi,hai máy tính khởi động lại
việc truyền dữ liệu này từ đánh dấu nhận lần cuối cùng tốt nhất mà không phải
truyền lại tất cả dữ liệu một lần nữa. Ví dụ: bạn đang Download thư tín và mạng
của bạn bị lỗi. Thay vì việc tải lại tất cả thư lại một lần nữa, chương trình của bạn
sẽ tự động khởi động lại từ lần tải về tốt nhất lần cuối cùng. Chú ý không phải tất
cả giao thức đều có đặc điểm này .
Lớp 4 – Transport: Trên những mạng dữ liệu được chia thành nhiều gói.
Khi bạn đang truyền một file lớn, File này cắt thành nhiều gói nhỏ, và sau đó
máy tính tại vị trí nhận cuối cùng sẽ nhận những gói đó và đặt thành File quay trở
lại. Lớp Transport có nhiệm vụ nhận dữ liệu gửi từ lớp Session và chia chúng
thành những gói mà sẽ được truyền trên mạng. Tại máy tính nhận,lớp này có
nhiệm vụ đặt những gói theo thứ tự và chúng sẽ kiểm tra tính nguyên vẹn của dữ
liệu, thông thường việc gửi tín hiệu điều khiển tới thiết bị truyền được gọi là
Chấp nhận hoặc đơn giản nói rằng gói đã đến và dữ liệu còn nguyên vẹn. Lớp
này hoàn toàn riêng biệt với những lớp Application (lớp 5 tới 7) từ những lớp
Network (những lớp 1 tới 3).Những lớp Network có liên quan cho biết dữ liệu
được truyền và được nhận trên mạng như thế nào, có nghĩa là những gói dữ liệu

được truyền, trong khi những lớp Application liên quan tới những gì bên trong
những gói. Lớp 4, Transport, làm giao diện giữa hai nhóm đó.

14


Lớp 3 – Network: Lớp này có nhiệm vụ địa chỉ hoá gói, biến đổi những
địa chỉ Logic thành những địa chỉ vật lí, làm cho nó có khả năng để gói dữ liệu
tới đích của nó. Lớp này cũng có nhiệm vụ định hướng những gói sẽ dùng để đến
nơi đích, dựa trên những yếu tố như sự đi lại và những mức độ ưu tiên .
Lớp 2 – Data Link: Lớp này nhận những gói dữ liệu được gửi từ lớp
Network và biến đổi chúng thành những khung mà sẽ gửi ra tới phương tiện
truyền thông mạng, thêm vào những địa chỉ vật lí của Card mạng của máy tính,
những địa chỉ vật lí của Card mạng của máy tính đích, dữ liệu điều khiển và dữ
liệu Checksum (kiểm tra, hoặc cũng còn được gọi là CRC). Những khung được
tạo từ lớp này được gửi tới lớp Physical, ở đó khung sẽ được biến đổi thành
những tín hiệu điện(hoặc tín hiệu sóng điện từ,nếu bạn dùng mạng không dây).
Lớp Data Link trên máy tính nhận sẽ tính toán lại Checksum và kiểm tra, nếu
tính toán Checksum mới khớp với giá trị được gửi thì máy tính nhận sẽ gửi tín
hiệu Chấp nhận (Acknowledge) tới máy tính truyền dữ liệu. Ngoài ra máy tính
truyền sẽ phải truyền lại khung đó nếu như nó không đến đích hoặc những dữ
liệu bị hỏng .
Lớp 1- Physical: Lớp này lấy những khung được gửi từ lớp Data Link biến
đổi chúng thành những tín hiệu tương thích với phương thức truyền dữ liệu. Nếu
là sợi Cable kim loại được dùng để truyền dữ liệu thì nó sẽ biến đổi thành tín
hiệu điện. Nếu là sợi Cable quang được dùng thì nó sẽ biến đổi dữ liệu thành tín
hiệu ánh sáng. Nếu là mạng không dây được dùng thì nó sẽ biến đổi thành tín
hiệu điện từ trường. Khi dữ liệu được nhận, lớp này sẽ nhận tín hiệu và biến đổi
thành 0 và 1 để gửi chúng tới lớp Data Link, mà sẽ đặt khung quay trở lại và
kiểm tra tính toàn vẹn của nó .

1.3.1 Nguyên lý hoạt động của OSI
Mỗi lớp chỉ nói chuyện được với lớp trên và lớp dưới kế với nó. Khi máy
tính của bạn đang truyền dữ liệu, luồng thông tin là xuất phát từ chương trình tới
mạng(có nghĩa là đường dữ liệu đi từ đỉnh tới đáy), do đó chương trình nói
chuyện với lớp thứ bảy, tiếp theo truyền tới lớp thứ sáu và cứ như vậy. Khi máy
tính của chúng ta đang nhận dữ liệu, thì luồng thông tin sẽ từ mạng tới chương

15


trình (có nghĩa là đường dữ liệu sẽ từ đáy đi tới đỉnh) do đó mạng sẽ nói chuyện
với lớp thứ nhất sau đó truyền tới lớp thứ hai và cứ như vậy .
Khi dữ liệu được truyền, mỗi lớp thêm một vài thông tin điều khiển tới dữ
liệu mà nó được nhận từ lớp trên và khi dữ liệu được nhận thì quá trình xảy ra
ngược lại; mỗi lớp sẽ gỡ những thông tin điều khiển từ dữ liệu nhận được từ lớp
bên dưới .
Do vậy khi dữ liệu được gửi tới mạng, lớp thứ bảy nhận dữ liệu do chương
trình gửi tới và thêm những thông tin điều khiển của riêng nó và gửi gói dữ liệu
mới này tới lớp thứ sáu. Lớp thứ sáu sẽ thêm dữ liệu điều khiển riêng của nó vào
gói dữ liệu đã nhận được ở lớp thứ bảy và gửi gói dữ liệu sau khi thêm dữ liệu
điều khiển tới lớp thứ năm. Như vậy lớp thứ năm nhận được dữ liệu lúc này là dữ
liệu ban đầu đã được thêm những thông tin điều khiển dữ liệu của lớp thứ bảy và
lớp thứ sáu là cứ như vậy. Khi nhận dữ liệu quá trình diễn ra ngược lại, mỗi lớp
sẽ gỡ dữ liệu điều khiển của nó khỏi dữ liệu nhận được .
Mỗi lớp chỉ hiểu dữ liệu điều khiển mà nó nhận trách nhiệm. Khi lớp nhận
dữ liệu từ lớp trên nó không hiểu dữ liệu điều khiển được thêm vào từ lớp trên,
do đó nó chỉ hiểu dữ liệu mà nó nhận được chỉ là một gói dữ liệu đơn lẻ .
Trong hình 1.2 khi máy tính gửi dữ liệu đi như thế nào tới mạng. Mỗi số
thêm vào dữ liệu ban đầu đại diện cho dữ liệu điều khiển được thêm vào từ lớp
đó. Mỗi lớp xử lí gói mà nó nhận được từ lớp trên như là một gói dữ liệu đơn lẻ

mà nó không cần phân biệt dữ liệu trong đó gồm những gì .

16


Hình 1.2: Qúa trình gửi dữ liệu
Mỗi lớp của máy tính truyền sẽ nói chuyện trực tiếp với cùng lớp của máy
tính nhận. Ví dụ: lớp thứ tư của máy nhận dữ liệu sẽ nói chuyện trực tiếp tới lớp
thứ tư của máy truyền dữ liệu. Chúng có có thể nói được như vậy bởi vì dữ liệu
điều khiển được thêm vào từ mỗi lớp thì chỉ có cùng lớp của máy nhận mới có
thể hiểu được.
1.3.2 TCP/IP và mô hình OSI
Từ khi TCP/IP được dùng cho hầu hết mọi giao thức trên mạng hiện nay,
điều này dẫn đến sự tương quan giữa giao thức TCP/IP với mô hình OSI. Điều
này có khả năng giúp hiểu tốt hơn cả mô hình OSI với giao thức TCP/IP.
Mô hình tham khảo OSI có bảy lớp, TCP/IP, nói một cách khác, là chỉ có
bốn lớp, do đó một vài lớp của giao thức TCP/IP sẽ đại diện cho nhiều hơn một
lớp trong mô hình OSI .
Hình 1.3 về mối tương quan giữa mô hình OSI với giao thức TCP/IP

17


Hình 1.3: Cấu trúc TCP/IP
Cũng như mô hình OSI, trong giao thức TCP/IP khi dữ liệu truyền, chương
trình nói chuyện với lớp Application sau đó kế tiếp tới lớp Transport, tiếp theo
tới lớp Internet và cuối cùng tới lớp Network Interface, mà sẽ truyền những
khung dữ liệu lên phương tiện truyền đại chúng (như Cable,không khí ...).
TCP/IP không phải tên của một giao thức riêng biệt mà nó là “Cụm giao
thức“, có nghĩa là nó là một tập hợp những giao thức. Mỗi giao thức riêng biệt

được dùng trong cụm TCP/IP làm việc trong những lớp khác nhau. Ví dụ TCP là
giao thức làm việc trong lớp Transport, trong khi IP là giao thức làm việc ở lớp
Internet .
Nó có khả năng có nhiều giao thức trong một lớp. Chúng sẽ không gây sự
tranh chấp với nhau bởi vì chúng được dùng trong những nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ: khi bạn gửi ra bên ngoài những Email, chương trình Email nói chuyện với
giao thức SMTP nằm ở lớp Application. Sau đó giao thức này,sau khi xử lí
những Email nhận được từ chương trình, gửi chúng tới lớp bên dưới là Transport.
Tại đó, dữ liệu sẽ được xử lí bởi giao thức TCP. Khi bạn truy cập tới những trang
Web, chương trình duyệt Web cũng sẽ nói chuyện với lớp Application, nhưng lúc
này nó lại dùng giao thức khác, HTTP, là một giao thức có nhiệm vụ xử lí việc
lướt Web.
Dưới đây là giải thích tóm tắt những lớp của cụm giao thức TCP/IP.
Application: chương trình nói chuyện với lớp này. Có một vài giao thức
khác nhau có thể được dùng ở lớp này, phụ thuộc vào chương trình bạn sử dụng.

18


Thông dụng nhất bao gồm giao thức HTTP(cho lướt Web), SMTP(để gửi và
nhận thư Email ) và FTP ( để truyền những File ).
Transport: transport trong mô hình tham khảo OSI là hoàn toàn hợp lệ cho
lớp Transport của TCP/IP. Hai giao thức khác nhau được dùng trong lớp này đó
là: TCP(Transmission Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). TCP
được dùng để truyền dữ liệu của người dùng (như lướt Web và Email) trong khi
UDP được dùng để cho dữ liệu điều khiển quá trình truyền.
Internet: Lớp Network trong mô hình OSI cũng hợp lệ với lớp Internet của
TCP/IP. Có một vài giao thức có thể được dùng trong lớp này nhưng hay sử dụng
hơn cả chính là giao thức IP .
Network Interface: Lớp này có nhiệm vụ gửi dữ liệu tới phương tiện truyền

thông. Bên trong lớp này sẽ phụ thuộc vào kiểu mạng của bạn. Nếu dùng mạng
Ethernet ( hầu hết mạng dùng kiểu này), bạn sẽ tìm thấy ba lớp Ethernet(LLC,
MAC và Physical - LLC được viết từ Logic Link Control và MAC được viết tắt
từ Media Access Control) bên trong lớp TCP/IP này. Lớp Physical của mạng
Ethernet phù hợp với lớp Physical của mô hình OSI, trong khi hai lớp khác (LLC
và MAC ) lại phù hợp với lớp Data Link trong mô hình OSI.
1.4 Ưu và nhược điểm của mạng IP
1.4.1 Ưu điểm
Trong định tuyến các router IP sẽ dùng thuật tóan SPF (Shortest Path Firstvào băng thông và hop count của đường đi) để tính toán đường đi ngắn nhất cho
lưu lượng, giảm độ trễ của lưu lượng khi mạng hoạt động bình thường
1.4.2 Nhược điểm
Do cơ chế định tuyến đường ngắn nhất (shortest path routing), khi lưu
lượng trên mạng quá tải, các luồng lưu lượng vẫn được tính toán đi trên đường
ngắn nhấo đó tắt nghẽn là không tránh khỏi trong khi một số đường vẫn không
được sử dụng. việc sử dụng băng thông trong mạng không hiệu quả
Do IP có hoạt động ở lớp 3 nên tốc độ chuyển mạch gói tin chậm.
Do sự phức tạp tính toán định tuyến các gói tin IP tại mỗi router mà tốc độ hội tụ sẽ
chậm
Khi sử dụng kết nối qua mạng WAN, ta không thể sử dụng TCP/IP do tốc độ hội
19


tụ chậm cùng với việc header IP lớn qua mạng đường dài sẽ làm tốn băng thông.
Khó khăn trong quá trình điều khiển lưu lượng.
Để có thể chuyển tiếp gói tin đi trên mạng, các router phải kiểm tra địa chỉ
đích và so sánh trong bảng định tuyến và xác định chặn tiếp theo của lưu
lượng.họat động này làm tăng thời gian gói tin trễ của IP chỉ cung cấp dịch vụ
Best effort, có nghĩa là khi hàng đợi cho chặn tiếp theo quá dài, gói tin sẽ bị trễ
hay khi hàng đợi quá đầy, IP router cho phép hủy gói. Việc tăng thời gian trễ và
mất dữ liệu là không thể dự đoán được. Với nhược điểm này yêu cầu cung cấp

QoS trong mạng là vấn đề cần thiết.

20


CHƯƠNG 2
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG IP VÀ CÁC THÀNH PHẦN
QoS TRONG MẠNG IP
2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một vấn đề rất khó cho sự định nghĩa chính xác, bởi
vì nhìn từ góc độ khác nhau ta có quan điểm về chất lượng dịch vụ khác nhau. Ví
dụ như với người sử dụng dịch vụ thoại chất lượng dịch vụ cung cấp tốt khi thoại
được rõ ràng, tức là chúng ta phải đảm bảo tốt về giá trị tham số trễ, biến động
trễ. Nhưng giá trị tham số mất gói thông tin về một tỉ lệ tổn thất nào đó có thể
chấp nhận được. Nhưng giả dụ, đối với khách hàng là người sử dụng trong truyền
số liệu ở ngân hàng thì điều tối quan trọng là độ tin cậy, họ có thể chấp nhận trễ
lớn, độ biến động trễ lớn, nhưng thông số mất gói, độ bảo mật kém thì họ không
thể chấp nhận được .v.v..
Từ góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng
đảm bảo QoS cung cấp cho người sử dụng, và thực hiện các biện pháp để duy trì
mức QoS khi điều kiện mạng bị thay đổi vì các nguyên nhân như nghẽn, hỏng
hóc thiết bị hay lỗi liên kết, v..v. QoS cần được cung cấp cho mỗi ứng dụng.
Chất lượng dịch vụ chỉ có thể được xác định bởi người sử dụng, vì chỉ
người sử dụng mới có thể biết được chính xác ứng dụng của mình cần gì để hoạt
động tốt. Tuy nhiên, không phải người sử dụng tự động biết được mạng cần phải
cung cấp những gì cần thiết cho ứng dụng, họ phải tìm hiểu các thông tin cung
cấp từ người quản trị mạng và chắc chắn rằng, mạng không thể tự động đặt ra
QoS cần thiết cho một ứng dụng của người sử dụng. Để giải quyết vấn đề đó nhà
cung cấp và khách hàng họ lập ra một bản cam kết, trong đó nhà cung cấp phải
thực hiện đầy đủ cung cấp các thông số thoả mãn chi tiết bản cam kết đặt ra. Còn

phía đối tác cũng phải thực hiện đầy đủ điều khoản của mình.
Nếu một mạng được tối ưu hoàn toàn cho một loại dịch vụ, thì người sử dụng
ít phải xác định chi tiết các thông số QoS. Ví dụ, với mạng PSTN, được tối ưu cho
thoại, không cần phải xác định băng thông hay trễ cần cho một cuộc gọi. Tất cả
các cuộc gọi đều được đảm bảo QoS như đã được quy định trong các chuẩn liên
quan cho điện thoại.
21


Nếu nhìn từ góc độ mạng thì bất cứ một mạng nào cũng bao gồm:
- Hosts (chẳng hạn như: Servers, PC…).
- Các bộ định tuyến và các thiết bị chuyển mạch.
- Đường truyền dẫn.
Nếu nhìn từ khía cạnh thương mại:
- Băng thông, độ trễ, jitter, mất gói, tính sẵn sàng và bảo mật đều được coi
là tài nguyên của mạng. Do đó với người dùng cụ thể phải được đảm bảo sử dụng
các tài nguyên một cách nhiều nhất.
- QoS là một cách quản lý tài nguyên tiên tiến của mạng để đảm bảo có một
chính sách ứng dụng đảm bảo.
Vậy sự định nghĩa chính xác QoS là rất khó khăn nhưng ta có thể hiểu
chúng gần như là khả năng cung cấp dịch vụ (ở lớp phần tử mạng, vvv...) đưa ra
cho khách hàng thông qua những yêu cầu chính xác (trên khả năng thực tế hay lý
thuyết) có thể đáp ứng dựa trên bản hợp đồng về thoả thuận lưu lượng. Sự định
nghĩa khuôn dạng của nó kết thành chất lượng dịch vụ của lớp mạng do sự phân
phát chất lượng dịch vụ của peer-to-peer (cùng lớp) edge-to-edge (biên tới biên)
hay end-to-end (đầu cuối tới đầu cuối). Lẽ tự nhiên những yêu cầu này có thể
thay đổi từ phía ứng dụng cho ứng dụng hay từ phân phối dịch vụ.
2.2 Các thông số QoS
Phần này sẽ giới thiệu qua về các thông số của QoS. Sáu thông số chung về
chất lượng dịch vụ:

- Băng thông.
- Độ trễ (delay).
- Jitter (biến động trễ).
- Mất gói.
- Tính sẵn sàng (tin cậy).
- Bảo mật.
Các giá trị ví dụ, được liệt kê trong Bảng 2.1. Bởi vì danh sách này bao gồm
cả các thông số không thường thấy trong nhiều thảo luận về QoS, đặc biệt là
thông số bảo mật, nên có thể có thêm một vài chú thích.

22


Thông số QoS
Băng thông (nhỏ nhất)
Trễ (lớn nhất)
Jitter (biến động trễ)
Mất thông tin (ảnh hưởng của lỗi)

Các giá trị ví dụ
64 kb/s, 1.5 Mb/s, 45 Mb/s
50 ms trễ vòng, 150 ms trễ vòng
10% của trễ lớn nhất, 5 ms biến động
1 trong 1000 gói chưa chuyển giao

Tính sẵn sàng (tin cậy)
Bảo mật

99.99%
Mã hoá và nhận thực trên tất cả các luồng lưu

lượng
Bảng 2.1:sáu thông số của QoS

2.2.1 Băng thông
Băng thông: Là một thông số quan trọng nhất, nếu chúng ta có băng thông
dùng rộng rãi thì mọi vấn đề coi như không cần phải quan tâm đến, như nghẽn,
kỹ thuật lập lịch, phân loại, trễ….Nhưng đó không phải là điều chúng ta nói ở
đây vì điều này hiện này là không tưởng. Thực tế phần nhiều vấn đề về QoS đều
bắt đầu và kết thúc với băng thông. Băng thông chỉ đơn giản là thước đo số
lượng bit trên giây mà mạng sẵn sàng cung cấp cho các ứng dụng. Các ứng dụng
bùng nổ (bursty) trên mạng chuyển mạch gói có thể chiếm tất cả băng thông của
mạng nếu không có ứng dụng nào khác cùng bùng nổ với nó. Khi điều này xảy
ra, các bùng nổ phải được đệm lại và xếp hàng chờ truyền đi, do đó tạo ra trễ trên
mạng. Để giải quyết sự hạn chế băng thông này mà nhiều giải pháp tiết kiệm, hay
khắc phục băng thông được đưa ra.
Khi được sử dụng như là một thông số QoS, băng thông là yếu tố tối thiểu mà
một ứng dụng cần để hoạt động. Ví dụ, thoại PCM 64 kb/s cần băng thông là 64
kb/s. Điều này không tạo ra khác biệt khi mạng xương sống có kết nối 45 Mb/s
giữa các nút mạng lớn. Băng thông cần thiết được xác định bởi băng thông nhỏ
nhất sẵn có trên mạng. Nếu truy nhập mạng thông qua một MODEM V.34 hỗ trợ
chỉ 33.6 kb/s, thì mạng xương sống 45 Mb/s sẽ làm cho ứng dụng thoại 64 kb/s
không hoạt động được. Băng thông QoS nhỏ nhất phải sẵn sàng tại tất cả các điểm
giữa các người sử dụng. Các ứng dụng dữ liệu được lợi nhất từ việc đạt được băng
thông cao hơn. Điều này được gọi là các ứng dụng giới hạn băng thông, bởi vì hiệu
quả của ứng dụng dữ liệu trực tiếp liên quan tới lượng nhỏ nhất của băng thông sẵn
23


sàng trên mạng. Mặt khác, các ứng dụng thoại như thoại PCM 64 kb/s được gọi là
các ứng dụng giới hạn trễ. Thoại PCM 64 kb/s này sẽ không hoạt động tốt hơn

chút nào nếu có băng thông 128 kb/s. Loại thoại này phụ thuộc hoàn toàn vào
thông số QoS trễ của mạng để có thể hoạt động đúng đắn.
2.2.2 Độ Trễ
Trễ liên quan chặt chẽ với băng thông khi nó là một thông số QoS. Với các
ứng dụng giới hạn băng thông thì băng thông càng lớn trễ sẽ càng nhỏ. Đối với các
ứng dụng giới hạn trễ, như là thoại PCM 64 kb/s, thông số QoS trễ xác định trễ lớn
nhất các bit gặp phải khi truyền qua mạng. Tất nhiên là các bit có thể đến với độ
trễ nhỏ hơn.

Hình 2.1 (a) băng thông , (b) trễ
Trễ được định nghĩa là khoảng thời gian chênh lệch giữa hai thời điểm của
cùng một bít khi đi vào mạng (thời điểm bít đầu tiên vào với bít đầu tiên ra) .
Với băng thông có nhiều cách tính, giá trị băng thông có thể thường xuyên
thay đổi. Nhưng thông thường giá trị băng thông được định nghĩa là số bit của
một khung chia cho thời gian trôi qua kể từ khi bit đầu tiên rời khỏi mạng cho
đến khi bit cuối cùng rời mạng.
Mối quan hệ giữa băng thông và trễ trong mạng được chỉ ra trong hình 2.1.
Trong phần (b), t2 – t1 = số giây trễ. Trong phần (a), X bit/ (t3 - t2) = bit/s băng
thông. Nhiều băng thông hơn có nghĩa là nhiều bit đến hơn trong một đơn vị thời
gian, trễ tổng thể nhỏ hơn. Đơn vị của mỗi thông số, bit/s với băng thông hay
giây với trễ, cho thấy mối quan hệ hiển nhiên giữa băng thông và trễ.
24


Các mạng chuyển mạch gói cung cấp cho các ứng dụng các băng thông biến
đổi phụ thuộc vào hoạt động và bùng nổ của ứng dụng. Băng thông biến đổi này
có nghĩa là trễ cũng có thể biến đổi trên mạng. Các nút mạng được nhóm với
nhau cũng có thể đóng góp vào sự biến đổi của trễ. Tuy nhiên, thông số QoS trễ
chỉ xác định trễ lớn nhất và không quan tâm tới bất kỳ giới hạn nhỏ hơn nào cho
trễ của mạng. Nếu cần trễ ổn định, một thông số QoS khác phải quan tâm đến

yêu cầu này.
Một số nguyên nhân gây ra trễ trong mạng IP:
- Trễ do quá trình truyền trên mạng.
- Trễ do xử lý gói trên đường truyền.
- Trễ do xử lý hiện tượng jitter.
- Trễ do việc xử lý sắp xếp lại gói đến (xử lý tại đích).
2.2.3 Biến động trễ(Jitter)
Biến động trễ: Là sự khác biệt về độ trễ của các gói khác nhau trong cùng
một dòng lưu lượng. Biến động trễ có tần số cao được gọi là jitter với tần số thấp
gọi là eander. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng jitter do sự sai khác trong
thời gian xếp hàng của các gói liên tiếp nhau trong một hàng gây ra.Trong mạng
IP jitter ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ của tất cả các dịch vụ. Thông số
QoS jitter thiết lập giới hạn lên giá trị biến đổi của trễ mà một ứng dụng có thể
gặp trên mạng. Jitter không đặt một giới hạn nào cho giá trị tuyệt đối của trễ, nó
có thể thể tương đối thấp hoặc cao phụ thuộc vào giá trị của thông số trễ.
Jitter theo lý thuyết có thể là một giá trị thông số QoS mạng tương đối hay
tuyệt đối. Ví dụ, nếu trễ mạng cho một ứng dụng được thiết lập là 100 ms, jitter
có thể đặt là cộng hay trừ 10 phần trăm của giá trị này. Theo đó, nếu mạng có
trễ trong khoảng 90 đến 110 ms thì vẫn đạt được yêu cầu về jitter (trong trường
hợp này, rõ ràng là trễ không phải là lớn nhất). Nếu trễ là 200 ms, thì 10 phần
trăm giá trị jitter sẽ cho phép bất kỳ trễ nào trong khoảng 180 đến 220 ms. Mặt
khác, jitter tuyệt đối giới hạn cộng trừ 5 ms sẽ giới hạn jitter trong các ví dụ
trên trong khoảng từ 95 tới 105 ms và từ 195 tới 205 ms.
Các ứng dụng nhạy cảm nhất đối với giới hạn của jitter là các ứng dụng thời
gian thực như thoại hay video. Nhưng đối với các trang Web hay với truyền tập
25


×