Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Xây dựng website bán hàng trực tuyến cho nhà thuốc minh phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 81 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ sinh
viên cho Trường cao đẳng kinh tế kỹ Thuật Thái Bình” là công trình nghiên cứu của
bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án đã được nêu rõ trong
phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung
thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của bộ môn và nhà
trường đề ra.
Thái nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh Viên

Bùi Trọng Nghĩa

1


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn ba tháng tìm hiểu và thực hiện đồ án “Xây dựng chương trình
quản lý hồ sơ sinh viên cho Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình" cơ
bản đã hoàn thành. Để đạt được kết quả này, em đã nỗ lực hết sức đồng thời cũng
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của các thầy cô, bạn bè và gia
đình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô Khoa Công Nghệ
Thông Tin - Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông - Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong
những năm học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đàm Thanh Phương đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả các bạn đã tham gia đóng ý kiến
giúp tôi hoàn thiện hơn đề tài này.
Đề tài đã hoàn thành với một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn không
tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến


của các thầy cô và các bạn.
Em xin trân trọng cảm ơn !

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................9
1.1 Phát biểu bài toán...............................................................................................................9
1.2 Tìm hiểu bài toán................................................................................................................9
1.2.1 Trường cao kinh tế kỹ thuật Thái Bình........................................................................9
1.2.2 Quy trình nghiệp vụ tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình.........................11
1.3 Tìm hiểu công nghệ xây dựng đồ án.................................................................................13
1.3.1 Tổng quan về công nghệ ASP.NET...........................................................................13
1.3.2 Tổn quan về Ext.NET framework..............................................................................16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHO TRƯỜNG CAO
ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH..........................................................21
2.1 Sơ đồ Use case tổng quát..................................................................................................22
2.2 Quản trị hệ thống..............................................................................................................23
2.3 Nhập dữ liệu đầu vào........................................................................................................29
2.4 Gọi nhập học....................................................................................................................38
2.5 Lập mã cho sinh viên........................................................................................................44
2.6 Quản lý hồ sơ sinh viên....................................................................................................48
2.7 Quản lý giấy tờ nhập trường và ra trường.........................................................................54
2.8 Nhập điểm rèn luyện.........................................................................................................55

2.9 Tổng hợp..........................................................................................................................58
2.10 Thống kê.........................................................................................................................59
2.11 Sơ đồ quan hệ................................................................................................................60

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG
TRÌNH....................................................................................................................61
3.1 Giao diện đăng nhập.........................................................................................................61

3


3.2 Chức năng nhập dữ liệu đầu vào.......................................................................................62
3.3 Chức năng gọi nhập học...................................................................................................65
3.4 Chức năng tạo lớp mới.....................................................................................................67
3.5 Chức năng phân lớp cho sinh viên....................................................................................68
3.6 Chức năng lập mã sinh viên..............................................................................................69
3.7 Chức năng quản lý hồ sơ sinh viên...................................................................................70
3.8 Chức năng nhập điểm rèn luyện.......................................................................................75
3.9 Chức năng tổng hợp điểm rèn luyện.................................................................................77
3.10 Chức năng tra cứu tìm kiếm............................................................................................78

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN..............................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................81

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc trường CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Bình.........................10
Hình 1.2: Quy trình nghiệp vụ trường CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Bình................11

Hình 1.3: Thêm thư viện Ext.NET DLL vào project...............................................18
Hình 1.4: Cách viết markup sử dụng item của Ext.NET..........................................19
Hình 1.5: Chạy thử ứng dụng demo.........................................................................19
Hình 1.6: Các item quan trọng của Ext.NET...........................................................20
Hình 2.1: Biểu đồ Use case tổng quát......................................................................22
Hình 2.2: Biểu đồ Use case chức năng quản trị hệ thống.........................................23
Hình 2.2.b: Biểu đồ cộng tác chức năng đăng nhập.................................................25
Hình 2.2.c: Biểu đồ hoạt động chức năng đăng nhập...............................................26
Hình 2.2.d: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mới người dùng.................................27
Hình 2.2.e: Biểu đồ cộng tác chức năng thêm mới người dùng...............................28
Hình 2.2.f: Biểu đồ hoạt động chức năng thêm mới người dùng.............................28
Hình 2.2.g: Biểu đồ lớp chức năng quản trị hệ thống...............................................29
Hình 2.3: Biểu đồ Usecase chức năng nhập dữ liệu đầu vào....................................29
Hình 2.3.a: Biểu đồ tuần tự chức năng nhập dữ liệu đầu vào...................................32
Hình 2.3.b: Biểu đồ cộng tác chức năng nhập dữ liệu đầu vào................................33
Hình 2.3.c: Biểu đồ hoạt động chức năng nhập dữ liệu đầu vào..............................34
Hình 2.3.d: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa dữ liệu nhập khẩu.................................35
Hình 2.3.e: Biểu đồ cộng tác chức năng xóa dữ liệu nhập khẩu...............................35
Hình 2.3.f: Biểu đồ hoạt động chức năng xóa dữ liệu nhập khẩu.............................36
Hình 2.3.g: Biểu đồ lớp chức năng nhập dữ liệu đầu vào........................................37
Hình 2.4: Biểu đồ Usecase chức năng gọi nhập học................................................38
Hình 2.4.a: Biểu đồ tuần tự chức năng nhập học.....................................................40
Hình 2.4.b: Biểu đồ cộng tác chức năng nhập học...................................................41
Hình 2.4.c: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm hồ sơ nhập học...................................41
Hình 2.4.d: Biểu đồ cộng tác chức năng thêm hồ sơ nhập học.................................42
Hình 2.4.e: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa hồ sơ nhập học.....................................42
Hình 2.4.f: Biểu đồ cộng tác chức năng xóa hồ sơ nhập học...................................43
5



Hình 2.5: Biểu đồ Usecase chức năng lập mã cho sinh viên....................................44
Hình 2.5.a: Biểu đồ tuần tự chức năng lập mã.........................................................45
Hình 2.5.b: Biểu đồ cộng tác chức năng lập mã.......................................................46
Hình 2.5.c: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa mã........................................................47
Hình 2.5.d: Biểu đồ cộng tác chức năng xóa mã......................................................48
Hình 2.6.a: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm sinh viên.............................................50
Hình 2.6.b: Biểu đồ cộng tác chức năng thêm sinh viên..........................................51
Hình 2.6.c: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa sinh viên...............................................51
Hình 2.6.d: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa sinh viên...............................................52
Hình 2.6.e: Biểu đồ tuần tự chức năng in báo cáo....................................................52
Hình 2.6.f: Biểu đồ cộng tác chức năng in báo cáo..................................................53
Hình 2.6.g: Biểu đồ lớp chức năng lập mã sinh viên...............................................53
Hình 2.7: Biểu đồ Usecase chức năng quản lý giấy tờ.............................................54
Hình 2.8: Biểu đồ tuần tự chức năng nhập điểm rèn luyện......................................55
Hình 2.8.b: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa điểm rèn luyện.....................................57
Hình 2.9: Biểu đồ Usecase chức năng tổng hợp......................................................58
Hình 2.9.a: Biểu đồ tuần tự chức năng tổng hợp điểm rèn luyện.............................58
Hình 2.10: Biểu đồ Usecase chức năng thống kê.....................................................59
Hình 2.10.a: Biểu đồ tuần tự chức năng thống kê các quá trình...............................59
Hình 2.11: Sơ đồ quan hệ hồ sơ sinh viên................................................................60
Hình 2.12: Sơ đồ quan hệ phân quyền người dùng..................................................60
Hình 3.1: Giao diện đăng nhập của hệ thống...........................................................61
Hình 3.2.a: Giao diện tiếp nhận dữ liệu tuyển sinh của hệ thống.............................62
Hình 3.2.b: Giao diện nhập dữ liệu Excel................................................................63
Hình 3.2.c: Giao diện xem trước dữ liệu nhập khẩu................................................64
Hình 3.2.d: Giao diện lưu dữ liệu nhập khẩu...........................................................64
Hình 3.3.a: Giao diện gọi nhập học.........................................................................65
Hình 3.3.b: Giao diện in biên lai giấy tờ..................................................................66
Hình 3.4: Giao diện tạo lớp mới..............................................................................67
Hình 3.5: Giao diện phân lớp cho sinh viên.............................................................68


6


Hình 3.6: Giao diện lập mã sinh viên.......................................................................69
Hình 3.7.a: Giao diện danh sách sinh viên...............................................................71
Hình 3.7.b: Giao diện hồ sơ sinh viên chi tiết..........................................................73
Hình 3.7.c: Giao diện in danh sách sinh viên...........................................................74
Hình 3.8.a: Giao diện nhập điểm rèn luyện.............................................................75
Hình 3.8.b: Giao diện in báo cáo điểm rèn luyện.....................................................76
Hình 3.9.a: Giao diện Tổng hợp điểm rèn luyện......................................................77
Hình 3.9.b: Giao diện in báo cáo tổng hợp điểm rèn luyện......................................78
Hình 3.10: Tìm kiếm theo tên sinh viên...................................................................79
Hình 3.10: Tìm kiếm sinh viên theo mã sinh viên...................................................79

7


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay công nghệ thông tin được xem là một ngành mũi nhọn của các quốc
gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, để tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước. Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ:
phần cứng và phần mềm, ứng dụng web ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và hoàn
thiện hơn cho người dùng.
Sự phát triển nhanh chóng của internet trong mọi lĩnh vực của đời sống đã khiến
nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ thương mại, y
tế cho đến các tổ chức giáo dục tất cả đều chuyển sang ứng dụng trực tuyến để bắt kịp
nhịp độ tiến triển của thế giới công nghệ số.
Ngày nay, nhiều trường học và tổ chức giáo dục đã nhận ra tầm quan trọng của
việc xây dựng website để tạo sự hiện diện trên internet. Đưa việc giáo dục lên mạng đã

không chỉ phục vụ cho các đối tượng học viên tiềm năng mà còn là một cách hiểu quả
để phục vụ các giáo viên, nhân viên, cha mẹ học viên và cả những học viên hiện tại.
Các website giáo dục không chỉ cung cấp thông tin về cơ sở, các khóa học của họ mà
còn cung cấp những thông tin về hoạt động của trường, các chương trình học bổng và
hỗ trợ sinh viên, và là bộ máy để quản lý các quy trình nghiệp vụ của nhà trường, tổ
chức.
Được sự định hướng và chỉ dẫn của ThS. Đàm Thanh Phương, em đã chọn đồ
án tốt nghiệp : “ Xây dựng chương trình quản lý hồ sơ sinh viên cho Trường cao
đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình”. Nội dung của đồ án được thể hiện qua ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích và thiết kế hệ thống cho trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật
Thái Bình
Chương 3: Thiết kế giao diện và hướng dẫn sử dụng chương trình
Do kiến thức và khả năng hiểu biết còn hạn chế, nên đồ án tốt nghiệp không
tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong nhận được góp ý của thầy, cô và các bạn để nội
dung đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Phát biểu bài toán
Quy trình quản lý hồ sơ sinh viên cho trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật
Thái Bình hiện nay là một công việc rất phức tạp bởi lượng sinh viên nhập
trường hàng năm khá lớn, vào khoảng trên 1000 sinh viên với nhiều chuyên
ngành khác nhau.
Hiện tại quy trình quản lý hồ sơ sinh viên của trường cao đẳng kinh tế kỹ
thuật Thái Bình được thực hiện bằng tay và hiệu quả công việc sẽ không cao gây
chậm trễ trong các khâu tuyển sinh đầu vào. Do đó để tin học hóa quy trình quản
lý hồ sơ sinh viên cho trường thì ban lãnh đạo nhà trường đã quyết định lựa chọn
giải pháp tin học hóa quy trình quản lý hồ sơ sinh viên bằng phần mềm để tiến

tới tin học hóa hoàn toàn các quy trình quản lý tất cả các công việc quản lý đào
tạo của nhà trường.
Đó là lý do tôi lựa chọn xây dựng đồ án: “Xây dựng chương trình quản lý
hồ sơ sinh viên cho Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình”.

1.2 Tìm hiểu bài toán
1.2.1 Trường cao kinh tế kỹ thuật Thái Bình
Website:
Địa chỉ : Số 12, đường Hoàng Công Chất, phường Quang Trung, thành phố
Thái Bình.
ĐT (0363) 644882
Fax: (0363) 839191
Trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình là cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đào
tạo đa cấp, đa ngành từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng – Đại học và Sau
Đại học.
Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình - một trường chuyên nghiệp
công lập với sứ mạng của một ngôi trường hàng đầu đào tạo thực hành và nghiên
cứu ứng dụng về công nghệ và kinh doanh cùng với tư tưởng “Học thật-Thi thật-

9


Làm thật và Đào tạo gắn liền với thực tiễn nhằm giải quyết đầu ra cho sinh viên”
là mối quan tâm hàng đầu của nhà trường.
Với sự cố gắng và quyết tâm to lớn của lãnh đạo nhà trường, sự phấn đấu, nỗ
lực hết mình của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và sự gắn bó của toàn thể
học sinh, sinh viên trong những năm qua, trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái
Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt được nhiều kết quả và thành tích
đáng khích lệ.


Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc trường CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Bình

10


1.2.2 Quy trình nghiệp vụ tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình
Trách nhiệm
P.CTHSSV

Nội dung công việc
Tiếp nhận hồ sơ

P.Đào Tạo

HS,SV

Phân loại hồ sơ theo chuyên
Phân loại HSSV

P.CTHSSV

thông báo trong “giấy gọi
nhập học”.

P.CTHSSV
P.Đào Tạo

Ghi chú
Tiếp nhận hồ sơ đã được


Lập danh sách biên chế, lớp,
khoá

Hiệu Trưởng

ngành, lớp...
Lập danh sách HSSV theo
chuyên ngành, lớp...
Hiệu

trưởng

phê

duyệt

quyết định biên chế, lớp cho

Phê duyệt

HSSV khóa mới nhập học.

P.CTHHSV

Nhập các thông tin cá nhân
Nhập các thông tin về cá

của HSSV theo lớp như: họ


nhân

P.CTHSSV

tên, năm sinh,dân tộc....
Cập nhật các thông tin của

P.Đào Tạo

từng
Cập nhật thông tin mới

Điểm

rèn

luyện, khen thưởng, kỷ
luật....
Lưu hồ sơ theo đơn vị lớp,

P.CTHSSV
P.CTHSSV

HSSV:

Lưu trữ và truy xuất

khoá và mã số HSSV.
HSSV Nhận hồ sơ ra trường
bao gồm: sơ yếu lý lịch,


HSSV nhận hồ


ra trường

giấy khai sinh gốc, học bạ
gốc....

Hình 1.2: Quy trình nghiệp vụ trường CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Thái Bình

11


Quy trình nghiệp vụ quản lý phân hệ sinh viên của trường được thực hiện như
sau:
Danh sách sinh viên sau khi đã trúng tuyển vào trường cao đẳng kinh tế
kỹ thuật Thái Bình sẽ được lưu vào một tệp tin Microsoft Excel bao gồm các
thông tin cá nhân cơ bản như Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, CMND… và thông tin
nhập học của sinh viên đó bao gồm Khoa, Ngành và Chuyên ngành đăng ký.
Từ danh sách thí sinh trúng tuyển, nhà trường sẽ có kế hoạch để nhập học
cho sinh viên và thu các giấy tờ cần thiết của sinh viên. Mỗi sinh viên đến sẽ
được yêu cầu cho cán bộ biết thông tin nhập học để cán bộ tiến hành nhập học
cho sinh viên. Sau đó cán bộ sẽ kết hợp với phần kế toán của nhà trường thu học
phí kì đầu và các loại tiền phí ban đầu như bảo hiểm, lệ phí giấy tờ. Cán bộ sẽ thu
luôn các giấy tờ cần thiết khác như học bạ, bản sao giấy khai sinh sau đó in ra hai
phiếu biên lai thu giấy tờ và học phí giao cho sinh viên và giữ lại một bản cho
nhà trường.
Sau khi đã nhập học cho sinh viên thì nhà trường tiến hành phân lớp và
thực hiện các quy trình quản lý sinh viên như các trường khác theo các quy định

của bộ Giáo dục đào tạo cho đến lúc sinh viên tốt nghiệp ra trường.
 Các quy trình quản lý hồ sơ sinh viên hiện tại:
- Nhập trường cho sinh viên
- Phân lớp và lập mã quản lý
- Quản lý hồ sơ, giấy tờ nộp
- Quản lý điểm rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật
- Tổng hợp báo cáo danh sách, số lượng sinh viên
- Thống kê các quá trình khen thưởng, kỷ luật

12


1.3 Tìm hiểu công nghệ xây dựng đồ án
1.3.1 Tổng quan về công nghệ ASP.NET

a. Giới thiệu
ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework)
được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo
ra những trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web.
Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên
bản 1.0 của .NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft's Active
Server Pages(ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language
Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ
ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi .NET language.
Bên cạnh đó là một "phong cách" lập trình mới mà Microsoft đặt cho nó một
tên gọi rất kêu: code behind. Đây là cách mà lập trình viên xây dựng các ứng
dụng Windows based thường sử dụng – giao diện và lệnh được tách riêng.
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng quen với việc lập trình ứng dụng web, đây đúng
là một sự "đổi đời" vì bạn đã được giải phóng khỏi mớ lệnh HTML lộn xộn tới
hoa cả mắt.

Sự xuất hiện của ASP.NET làm cân xứng giữa quá trình xây dựng ứng dụng
trên Windows và Web.
Nó cũng cho phép chuyển một ứng dụng trước đây viết chỉ để chạy trên
Windows thành một ứng dụng Web khá dễ dàng. Ví dụ cho các lớp trong thư
viện này là WebControl, HTMLControl, …

13


b. Lịch sử hình thành
Sau khi phát hành phiên bản Internet Information Service 4.0 vào năm 1997,
hãng Microsoft bắt đầu nghiên cứu một mô hình ứng dụng web để giải quyết
những bất tiện của ASP, đặc biệt là việc tách riêng biệt phần thể hiện và phần
nội dung cũng như cách viết mã rõ ràng hơn.
Mark Anders, quản lý của nhóm IIS và Scott Guthrie được giao nhiệm vụ
định hình mô hình cần phát triển.
Những thiết kế ban đầu được thực hiện trong vòng 2 tháng bởi Anders và
Guthrie, Guthrie đã viết mã prototype đầu tiên trong khoảng thời gian nghỉ lễ
Giáng sinh năm 1997.
Từ khoảng cuối thập niên 90, ASP (Active Server Page) đã được nhiều lập
trình viên lựa chọn để xây dựng và phát triển ứng dụng web động trên máy chủ
sử dụng hệ điều hành Windows.
ASP đã thể hiện được những ưu điểm của mình với mô hình lập trình thủ tục
đơn giản, sử dụng hiệu quả các đối tượng COM: ADO (ActiveX Data Object) xử lý dữ liệu, FSO (File System Object) - làm việc với hệ thống tập tin.
Tuy nhiên, ASP vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như Code ASP và
HTML lẫn lộn, điều này làm cho quá trình viết code khó khăn, thể hiện và trình
bày code không trong sáng, hạn chế khả năng sử dụng lại code.
Bên cạnh đó, khi triển khai cài đặt, do không được biên dịch trước nên dễ bị
mất source code.
Thêm vào đó, ASP không có hỗ trợ cache, không được biên dịch trước nên

phần nào hạn chế về mặt tốc độ thực hiện. Quá trình xử lý Postback khó khăn,

Đầu năm 2002, Microsoft giới thiệu một kỹ thuật lập trình Web khá mới mẻ
với tên gọi ban đầu là ASP+, tên chính thức sau này là ASP.NET.
c. Những ưu điểm của ASP.NET
ASP.Net cho phép bạn lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập trình mà bạn
yêu thích: Visual Basic.Net, J#, C#,…

14


Trang ASP.Net được biên dịch trước. Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi
khi trang web được yêu cầu, ASP.Net biên dịch những trang web động thành
những tập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả.
ASP.NET hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .Net
Framework, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua
ADO.Net,…
ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng.
ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách code riêng,
giao diện riêng nên dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.
Kiến trúc lập trình giống ứng dụng trên Windows.
Hỗ trợ quản lý trạng thái của các control
Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tương ứng với từng
loại Browser
Hỗ trợ nhiều cơ chế cache.
Triển khai cài đặt
Không cần lock, không cần đăng ký DLL
Cho phép nhiều hình thức cấu hình ứng dụng
Hỗ trợ quản lý ứng dụng ở mức toàn cục
Global.aspx có nhiều sự kiện hơn

Quản lý session trên nhiều Server, không cần Cookies

15


1.3.2 Tổn quan về Ext.NET framework

a. Giới hiệu
Ext.NET là một thành phần khung (component framework) mã nguồn mở
của ASP.NET (WebForm & MVC) được tích hợp bộ thư viện javascript Sencha
Ext JS
Ext.NET bao gồm hơn 100 các điều khiển (controls) hiệu suất thực thi cao
như Data Grid, Tree, Menu, Form, Advanced Layout và cơ chế giao tiếp AJAX
Ext.NET giúp cho việc xây dựng ứng ASP.NET WebForm với các giao diện
đã được thiết kế sẵn để giúp cho giao diện người dùng trở nên dễ sử dụng như
ứng dụng trên nền Desktop (desktop-like application)
Việc thiết kế một ứng dụng web (web application) với các menu, tree, grid
data trở nên rất đơn giản với Ext.NET. Người dùng không cần viết các dòng
CSS để style cho các thành phần trên một ứng dụng thường có như textbox,
combobox, toolbar, status bar, button,…
b. Quá trình phát triển
Ext.NET là bộ thư viện được xây dựng với phần lõi sử dụng bộ thư viện
Sencha Ext JS. Đây là bộ thư viện javascript hỗ trợ xây dựng các ứng dụng trên
nền web rất mạnh với ưu điểm là tốc độ chạy cao và hỗ trợ giao diện mạnh mẽ.
Ext.NET được phát triển vào năm 2008 với tên mã ban đầu là Coolite. Sau 2
năm phát triển phiên bản 1.2 được đổi tên thành Ext.NET và phát hành song
song 2 phiên bản nguồn mở miễn phí và bản trả phí có hỗ trợ.

16



Bộ thư viện Ext.NET được biên dịch thành tệp tin DLL(Dynamic Linked
Library) và được tải về tại địa chỉ />c. Ưu điểm của Ext.NET
Hỗ trợ xây dựng ứng dụng kiểu desktop-like hiệu suất cao, ít tốn tài nguyên
máy chủ và xử lý hoàn toàn trên nền AJAX ( Asynchronous JavaScript and
XML).
Hỗ trợ Visual Studio 2008, 2010, ASP.NET 3.5 WebForm và MVC
Ext.NET được xây dựng trên bộ thư viện Sencha ExtJS do đó nó được thừa
hưởng tất cả các ưu điểm của bộ thư viên này ví dụ như các data grid, các tree
view, menu, charting…
d. Sử dụng thư viện Ext.NET

17


Bước 1: tạo một solution web application mới, chọn ngôn ngữ là c#, sau đó
chọn Add new reference để thêm bộ thư viện của Ext.Net đã được biên dịch
thành tệp DLL

Hình 1.3: Thêm thư viện Ext.NET DLL vào project

Sau đó để thêm các component của Ext.NET vào toolbox, ta tạo một tab
mới trong toolbox sau đó chọn Choose Items và duyệt đến thư mục chứa tệp
DLL
Đây là các component của Ext.NET hỗ trợ cho việc thiết kế giao diện
ứng dụng.
Cột toolbox bên trái chứa các component của Ext.NET trong phần viết
markup ta chỉ cần kéo các item cần dùng vào là sẽ tự sinh ra các đoạn markup
tương ứng.
Ví dụ để tạo nới một panel, ta chọn item Panel bên cột toolbox và kéo vào phần

markup. Sau đó ấn F5 để chạy và xem giao diện vừa tạo

18


Hình 1.4: Cách viết markup sử dụng item của Ext.NET

Hình 1.5: Chạy thử ứng dụng demo

e. Một số item quan trọng trong bộ thư viện Ext.NET
GridPanel:
ComboBox

DateTimePicker

TreePanel

MenuPanel

19


Viewport

Hình 1.6: Các item quan trọng của Ext.NET

20


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHO

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÁI BÌNH
Sau quá trình tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ thực tế về
phân hệ quản lý sinh viên của Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Thái Bình, nhận
thấy hệ thống xây dựng phải đảm bảo những chức năng chính như sau:
-

Chuyển dữ liệu hồ sơ sinh viên cũ từ các khóa trước dưới dạng tệp tin Excel

-

vào chương trình.
Nhập dữ liệu tuyển sinh mới vào phần mềm. Dữ liệu nhập là các tệp tin
Excel chứa thông tin các thí sinh trúng tuyển vào trường được cán bộ nhà

-

trường tổng hợp trước.
Tạo lớp mới, nhập học cho các sinh viên khóa mới. In các biên lai cần thiết

-

trong quá trình nhận hồ sơ nhập học.
Phân lớp cho sinh viên đảm bảo hài hòa về số lượng nam nữ, điểm đầu vào.
Lập mã tự động cho sinh viên để tránh việc trùng mã sinh viên.
Quản lý hồ sơ sinh viên, quản lý các giấy tờ, thông tin khen thưởng kỷ luật,

-

điểm rèn luyện kỳ.
Tổng hợp điểm rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật.

Thống kê hồ sơ theo nhiều tiêu chí khác nhau.
In các báo cáo, đơn theo mẫu sẵn và tự động.
Tìm kiếm sinh viên theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Quản lý các danh mục khen thưởng, kỷ luật, đối tượng, dân tộc, tôn giáo…

21


2.1 Sơ đồ Use case tổng quát

TiepNhanDuLieu

QuanLyHoSoSinhVien

TongHop

NguoiDung
ThongKe

TimKiem

DanhMuc

QuanLyHeThong

Hình 2.1: Biểu đồ Use case tổng quát

Hệ thống Actor chính là người dùng, có thể thao tác với tất cả các chức năng có
trong chương trình: Tiếp nhận dữ liệu, quản lý hồ sơ sinh viên, Tổng hợp báo
cáo,…


22


2.2 Quản trị hệ thống

Hình 2.2: Biểu đồ Use case chức năng quản trị hệ thống

STT
1
2

Hành động của Actor

Đáp ứng của hệ thống

Dữ liệu liên quan

Nhập tên đăng nhập, mật
khẩu
Nhấn nút đăng nhập
Kiểm tra tài khoản của
người dùng trong hệ thống Bảng
và cho phép đăng nhập nếu SYS_NguoiDung
tồn tại.

3

Đăng nhập lại
Thoát khỏi hệ thống và trở

lại với màn hình đăng
nhập.
23


4

Thoát khỏi hệ thống
Cho phép thoát khỏi hệ
thống một các hoàn toàn

5

Thêm người dùng
Kiểm tra người dùng đó đã Bảng
tồn tại trong hệ thống chưa SYS_NguoiDung

6

Sửa thông tin người dùng
Cập nhật lại toàn bộ thông Bảng
tin người dùng hệ thống.

7

SYS_NguoiDung

Xóa người dùng
Xác nhận lại hành động và Bảng
cho phép xóa


SYS_NguoiDung

Luồng dữ liệu thay thế:
Nếu người dùng không tồn tại hoắc người dùng tốn tại mật khẩu không
đúng thì thông báo đăng nhập không thành công.
Khi thêm mới người dùng mà tên đăng nhập đã tồn tại thì thông báo không
thêm mới người dùng được.

24


a. Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập hệ thống

Hình 2.2.a: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập
Người dùng nhập đầy đủ tên đăng nhập, mật khẩu, nhấn nút đăng nhập
chương trình sẽ kiểm tra: nếu tên đăng nhập và mật khẩu có trong cơ sở dữ liệu
thì thông báo đăng nhập thành công và vào chương trình ngược lại thông báo
không thành công.
b. Biểu đồ cộng tác chức năng đăng nhập hệ thống

Hình 2.2.b: Biểu đồ cộng tác chức năng đăng nhập

25


×