Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

NGHIÊN cứu và tìm HIỂU vềcác DỊCH vụ MẠNG TRONG hệ điều HÀNH WINDOWS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.74 KB, 28 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN: NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU VỀCÁC DỊCH VỤ
MẠNG TRONG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

Giáo Viên Hướng Dẫn: Ths. Nguyễn Thanh Hải
Lớp

:ĐH Hệ Thống Thông Tin 1 – K8

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 13
Hà Nội Ngày 05 tháng 04 năm 2015


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN: NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VÀ TÌM HIỂU VỀ CÁC DỊCH VỤ
MẠNG TRONG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

Giáo Viên Hướng Dẫn:


Th.s Nguyễn Thanh Hải

Sinh Viên Thực Hiện:

1. Phạm Thị Nga
2. Nguyễn Thị Chiến
3. Đoàn Thi Trang
4. Hà Thị Trang
5. Đoàn thi Hường

Hà Nội Ngày 05 tháng 04 năm 2015


ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng phát triển bùng nổ thông tin ngày nay,các nhu cầu về thông
tin liên lạc ngày càng mở rộng.Nó đi đôi với nhu cầu đòi hỏi cao về chất lượng
dịch vụ. Đối với nhà khai thác mạng nâng cao chất lượng dịch vụ đồng nghĩa
với khả năng tăng khả năng cạnh tranh.Điều đó được ví như một điều tất yếu mà

một nhà khai thác phải làm tốt để tồn tại.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhu cầu về thông tin lớn.Hệ thống
viễn thông mạng Việt Nam rất đa dạng, phong phú,trong đó công nghệ mạng
trên nền chuyển mạch gói là rất phổ biến .Song song với việc cung cấp nhiều
loại dịch vụ mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ đang là một một vấn đề trọng
tâm các nhà cung cấp đặt ra.
Mạng hiện thời đang tồn tại ở Việt Nam so với một số nước trong khu vực
còn thật sự chưa ổn định, vẫn còn nhiều hiện tượng nghẽn mạng hay tóc đọ truy
cập mạng còn thấp.Ngoài biện pháp cải thiện băng thông (raats tốn kém) chưa
thể đáp ứng ngay thì chúng ta cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ theo một số
hướng khác.
Bài tập lớn này giúp chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu các dịch vụ mạng trong
hệ điều hành Windows.
Chúng e xin chân thành cảm ơn!

5


Chương 1: DỊCH VỤ DNS
1.1.

Khái niệm

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên
miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập
tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt
tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet.
Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia.
Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh
(nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa

các thiết bị khắp thế giới.
Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ
như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy
tính thành địa chỉ IP Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.
Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử
dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng.
Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên
Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi
hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ
hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8:
7648:6 e8 (IPv6).
Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ
email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.
Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên
tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền.
Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền
riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các
tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và
giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng kí được tư vấn và liên tục cập
nhật.
Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn
như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet.
Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ
đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của
Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, kí tự Quốc tế trong địa
chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng
DNS
1.2.

Chức năng của DNS


Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource
Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi
mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà

6


không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên
miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công
việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP"
thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ
IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).
1.3.

Nguyên tắc làm việc của DNS

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm
các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là,
nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên
website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải
là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các
tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi
NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm
đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS
server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được
phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu

trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên
trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài
đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả
năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần
sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

1.4.

Cách sử dụng DNS

Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do
đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách
chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ
(internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network
connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì
phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4
nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm

7


1.5.


Cấu trúc gói tin DNS
ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương
trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi
đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau.

QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn,

được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp.

Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được
thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn.

AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến
một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn.

TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích
thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không.

RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục
truy vấn một cách đệ qui.

RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server
không .

Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0.

Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau:
0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn.
1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn.
2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được.
3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy.
4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này .
5: Server từ chối thực thi truy vấn.

QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề.

ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả

lời.


NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phần có thẩm
quyền của gói tin.

ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin.
1.6. Cấu hình cho dịch vụ DNS.


Để tạo một Zone mới kích chuột vào Action chọn NewZone như hình trên.

8


Sau đó chọn next

Sau đó chọn Next.

9


Chọn Standard Primary nếu bạn muốn thiết lập một zone mới, còn nếu bạn đã có một
zone nào đó rồi thì bạn có thể chọn Secondary để tạo một bản sao lưu.
Kích chuột chọn Next để tiếp tục.

Nhập vào nội dung của Zone bạn muốn thiết lập rồi chọn Next.

Chọn Next.


10


Sau đó chọn Finish.

Chuột phải vào phần mà bạn vừa tạo và chọn NewHost để tạo ra một Host mới.

Chọn tuỳ ý một cái tên và chọn địa chỉ IP của Host.
Nhấn Add Host -> Ok -> Done.

11


Tiếp tục thiết lập Alias, đây là một định danh của Site mà bạn cần thiết lập.

Chọn một tên để thay thế cho định danh mạng. Kế tiếp chọn Browse…
Tìm đúng Zone mà bạn đã tạo Host và chọn Host đó - nhấn OK.

Lúc này bạn đã có thông tin đầy đủ về một tên miền mà mình sẽ tạo ra.
Nhấn OK để tiếp tục.

12


Chương 2: DỊCH VỤ DHCP
2.1. Khái niệm
DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức Cấu
hình Host Động được thiết kế làm giảm thời gian chỉnh cấu hình cho mạng TCP/IP
bằng cách tự động gán các địa chỉ IP cho khách hàng khi họ vào mạng. Dich vụ DHCP
là một thuận lới rất lớn đối với người điều hành mạng. Nó làm yên tâm về các vấn

đề cố hữu phát sinh khi phải khai báo cấu hình thủ công.
Nói một cách tổng quan hơn DHCP là dich vụ mang đến cho chúng ta nhiều lợi
điểm trong công tác quản trị và duy trì một mạng TCP/IP như:
+ Tập chung quản trị thông tin về cấu hình IP.
+ Cấu hình động các máy.
+ Cấu hình IP cho các máy một cách liền mạch
+ Sự linh hoạt
+ Khả năng mở rộng.
DHCP (dynamic host configuration protocol): Giao thức cấu hình địa chỉ động.
DHCP là dịch vụ trên nền giao thức TCP/IP nhằm đơn giản hóa vai trò quản trị của
việc cấu hình địa chỉ IP của mạng client. Microsoft Windows 2003 server cung cấp
dịch vụ DHCP,hỗ trợ máy tính thực hiện chức năng như DHCP server để cấu hình và
cấp phát các thông số cấu hình TCP/IP đến các máy client trong hệ thống mạng của
bạn.
Dịch vụ DHCP của Microsoft cũng cung cấp sự tích hợp với đường dẫn động dịch
vụ đường dẫn và dịch vụ hệ thống tên miền, nâng cấp báo cáo tĩnh và sự kiểm tra cho
các DHCP server, các mục đặc biệt của nhà cung cấp và sự hỗ trợ lớp người sử dụng,
sự cấp phát địa chỉ multicast và sự bảo vệ DHCP server yếu.
DHCP là sự quản lý tự động địa chỉ IP bởi việc tự động hóa việc cấp phát thông tin
cấu hình IP cho clients.
Mô hình DHCP cơ bản :

2.2.

Chức năng
13


Mỗi thiết bị trên mạng cơ sở TCP/IP phải có một địa chỉ IP duy nhất để truy cập
mạng và các tài nguyên của nó. Không có DHCP, cấu hình IP phải được thực hiện một

cách thủ công cho các máy tính mới, các máy tính di chuyển từ mạng con này sang
mạng con khác, và các máy tính được loại bỏ khỏi mạng.
Bằng việc phát triển DHCP trên mạng, toàn bộ tiến trình này được quản lý tự động
và tập trung. DHCP server bảo quản vùng của các địa chỉ IP và giải phóng một địa chỉ
với bất cứ DHCP client có thể khi nó có thể ghi lên mạng. Bởi vì các địa chỉ IP là động
hơn tĩnh, các địa chỉ không còn được trả lại một cách tự động trong sử dụng đối với
các vùng cấp phát lại.
2.3. Các thuật ngữ trong DHCP
- DHCP Server: máy quản lý việc cấu hình và cấp phát địa chỉ IP cho Client
- DHCP Client: máy trạm nhận thông tin cấu hình IP từ DHCP Server
- Scope: phạm vi liên tiếp của các địa chỉ IP có thể cho một mạng.
- Exclusion Scope: là dải địa chỉ nằm trong Scope không được cấp phát động cho
Clients.
- Reservation: Địa chỉ đặt trước dành riêng cho máy tính hoặc thiết bị chạy các dịch vụ
(tùy chọn này thường được thiết lập để cấp phát địa chỉ cho các Server, Printer,…..)
- Scope Options: các thông số được cấu hình thêm khi cấp phát IP động cho Clients
như DNS Server(006), Router(003)
2.4. Hoạt động của DHCP
- DHCP là một giao thức Internet có nguồn gốc ở BOOTP (bootstrap protocol), được
dùng để cấu hình các Clients không đĩa. DHCP khai thác ưu điểm của giao thức truyền
tin và các kỹ thuật khai báo cấu hình được định nghĩa trong BOOTP, trong đó có khả
năng gán địa chỉ. Sự tương tự này cũng cho phép các bộ định tuyến hiện nay chuyển
tiếp các thông điệp BOOTP giữa các mạng con cũng có thể chuyển tiếp các thông điệp
DHCP. Vì thế, DHCP Server có thể đánh địa chỉ IP cho nhiều mạng con.
Quá trình DHCP
- B1: Máy trạm khởi động với “địa chỉ IP rỗng” cho phép liên lạc với DHCP Servers
bằng giao thức TCP/IP. Nó broadcast một thông điệp DHCP Discover chứa địa chỉ
MAC và tên máy tính để tìm DHCP Server .
- B2: Nhiều DHCP Server có thể nhận thông điệp và chuẩn bị địa chỉ IP cho máy trạm.
Nếu máy chủ có cấu hình hợp lệ cho máy trạm, nó gửi thông điệp “DHCP Offer” chứa

địa chỉ MAC của khách, địa chỉ IP “Offer”, mặt nạ mạng con (subnet mask), địa chỉ IP
của máy chủ và thời gian cho thuê đến Client. Địa chỉ “offer” được đánh dấu là
“reserve” (để dành).
- B3: Khi Client nhận thông điệp DHCP Offer và chấp nhận một trong các địa chỉ IP,
Client sẽ gửi thông điệp DHCP Request để yêu cầu IP phù hợp cho DHCP Server thích
hợp.

14


- B4: Cuối cùng, DHCP Server khẳng định lại với Client bằng thông điệp DHCP
Acknowledge.
Sơ đồ việc cấp phát địa chỉ DHCP :

2.5. Các thông điệp DHCP
- DHCP Discover: Thời gian đầu tiên một máy tính DHCP Client nỗ lực để gia nhập
mạng, nó yêu cầu thông tin địa chỉ IP từ DHCP Server bởi việc broadcast một gói
DHCP Discover. Địa chỉ IP nguồn trong gói là 0.0.0.0 bởi vì client chưa có địa chỉ IP.
- DHCP Offer: Mỗi DHCP server nhận được gói DHCP Discover từ client đáp ứng với
gói DHCP Offer chứa địa chỉ IP không thuê bao và thông tin định cấu hình TCP/IP bổ
sung(thêm vào), chẳng hạn như subnet mask và gateway mặc định. Nhiều hơn một
DHCP server có thể đáp ứng với gói DHCP Offer. Client sẽ chấp nhận gói DHCP
Offer đầu tiên nó nhận được.
- DHCP Request: Khi DHCP client nhận được một gói DHCP Offer, nó đáp ứng lại
bằng việc broadcast gói DHCP Request mà chứa yêu cầu địa chỉ IP, và thể hiện sự
chấp nhận của địa chỉ IP được yêu cầu.
- DHCP Acknowledge : DHCP server được chọn lựa chấp nhận DHCP Request từ
Client cho địa chỉ IP bởi việc gửi một gói DHCP Acknowledge. Tại thời điểm này,
Server cũng định hướng bất cứ các tham số định cấu hình tuỳ chọn. Sự chấp nhận trên
của DHCP Acknowledge, Client có thể tham gia trên mạng TCP/IP và hoàn thành hệ

thống khởi động.
- DHCP Nak: Nếu địa chỉ IP không thể được sữ dụng bởi client bởi vì nó không còn
giá trị nữa hoặc được sử dụng hiện tại bởi một máy tính khác, DHCP Server đáp ứng
với gói DHCP Nak, và Client phải bắt đầu tiến trình thuê bao lại. Bất cứ khi nào
DHCP Server nhận được yêu cầu từ một địa chỉ IP mà không có giá trị theo các Scope
mà nó được định cấu hình với, nó gửi thông điệp DHCP Nak đối với Client.

15


- DHCP Decline : Nếu DHCP Client quyết định tham số thông tin được đề nghị nào
không có giá trị, nó gửi gói DHCP Decline đến các Server và Client phải bắt đầu tiến
trình thuê bao lại.
- DHCP Release: Một DHCP Client gửi một gói DHCP Release đến một server để giải
phóng địa chỉ IP và xoá bất cứ thuê bao nào đang tồn tại.
2.6. Vai trò của DHCP trong một hệ thống mạng
DHCP tự động quản lý các địa chỉ IP và loại bỏ được các lỗi có thể làm mất liên lạc.
Nó tự động gán lại các địa chỉ chưa được sử dụng và cho thuê địa chỉ trong một
khoảng thời gian.
2.7. Bổ sung và cấp phép cho dịch vụ DHCP hoạt động
Tại sao sử dụng dịch vụ DHCP?
+ Giảm bớt được các hiện tượng xung đột về IP, hay các lỗi về IP, luôn đảm bảo cho
các máy client được cấu hình đúng.
+ Đơn giản hóa trong công tác quản trị.
Địa chỉ IP động đặc biệt là gì?
Địa chỉ IP động đặc biệt (Automatic private IP Addressing) hay APIPA là một dặc
trưng của hệ điều hành Microsoft windows cho phép gán một dải địa chỉ IP tự động
trên các máy Client dải địa chỉ này có giá trị trong khoảng từ: 169.254.0.0 đến
169.254.255.255. khi mà dịch vụ DHCP server không được phép cấp phát IP cho các
máy Client.

Cách thức cấp phát địa chỉ IP động?
Dịch vụ DHCP sẽ thiết lập Hợp đồng thuê địa chỉ IP và ra hạn hợp đồng cho thuê địa
chỉ IP nhằm cấp phát địa chỉ IP động cho các máy Client.
2.8. Cấu hình phạm vi cấp phát của dịch vụ DHCP.
Phạm vi cấp phát là dải địa chỉ IP hợp lệ được dùng để thuê hoặc gán cho các máy
Client trên cùng một Subnet. Ta cấu hình một pham vi cấp phát trên DHCP Server để
xác định dải địa chỉ IP mà các Server có thể gán cho các máy Client.
Phạm vi cấp phát sẽ xác định xem những địa chỉ IP nào sẽ được phép cấp phát cho các
máy client
2.9. Cấu hình địa chỉ DHCP giành sẵnvà các tùy chọn của DHCP
Địa chỉ DHCP dành sẵn là gì?
Địa chỉ IP dành sẵn là một dải địa chỉ IP được gán cố định. Nó là dải địa chỉ IP được
tạo ra trong một phạm vi (scope) dành riêng, dải địa chỉ IP dành riêng này được dùng

16


để gàn cho các máy Client (Chúng là các địa chỉ IP tĩnh trong mạng được gán cho các
máy client).
Một dải địa chỉ IP dành sẵn bao gồm có các thông tin sau:
+ Reservation Name :Là tên được gán bởi nhà quản trị.
+ IP Address : Là phạm vi dải địa chỉ IP được gán cho các máy Client.
+ MAC Address: Là địa chỉ MAC của mỗi thiết bị mà bạn muốn dành sẵn một địa
chỉ IP cho nó.
+ Description: Những mô tả do nhà quản trị đưa ra.
+ Supported Type:Kiểu hỗ trợ này có thế là: DHCP dành sẵn, BOOTP dành sẵn, hoặc
cả hai.
Tùy chọn DHCP là gì?
Các tùy chọn DHCP là các tham số cấu hình máy khách bổ sung mà một máy chủ
DHCP có thể gán khi phục vụ các máy khách DHCP.

Tại sao phải sử dụng tùy chọn DHCP?
Các tùy chọn DHCP được cấu hình sử dụng bảng điều khiển DHCP và có thể
được áp dụng cho nhiều phạm vi và sự dành sẵn.Một tùy chọn DHCP sẽ làm tăng thêm
các chức năng cho hệ thống mạng. Các tùy chọn DHCP cho phép bạn thêm dữ liệu cấu
hình IP các client.
Một số tùy chọn chung của DHCP
+ Router (Default Gateway): Địa chỉ của bất cứ cổng ra mặc định (default
gateway) hay bộ định tuyến (router) nào.
+ DNS Domain Name: Tên miền DNS xác định miền mà máy khách sẽ phụ thuộc.
Máy khách có thể sử dụng thông tin này dể cập nhật thông tin lên máy chủ DNS để
các máy tính khác có thể tìm thấy nó.
+ DNS Servers: Địa chỉ của bất cứ máy chủ DNS nào mà máy khách có thể sử
dụng trong quá trình truyền thông.ư
+ WINS Servers: Địa chỉ của bất cứ máy chủ WINS nào mà máy khách có thể sử
dụng trong quá trình truyền thông.ư
+ WINS Node Type: Là một kiểu phương thức phân giải tên NetBIOS mà các máy
khách (Client) có thế sử dụng.
2.10. Phương thức hoạt động của dịch vụ DHCP
Dịch vụ DHCP hoạt động theo mô hình Client / Server. Theo đó quá trình tương tác
giữa DHCP client và server sẽ diễn ra theo các bước sau.
B1: Khi máy Client khởi động, máy sẽ gửi broadcast gói tin DHCP DISCOVER,
yêu cầu một Server phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của client.
Nếu client không liên lạc được với DHCP Server thì sau 4 lần truy vấn không thành
công nó sẽ tự động phát sinh ra 1 địa chỉ IP riêng cho chính mình nằm trong dãy
169.254.0.0 đến 169.254.255.255 dùng để liên lạc tạm thời. Và client vẫn duy trì việc
phát tín hiệu Broad cast sau mỗi 5 phút để xin cấp IP từ DHCP Server.
B2: Các máy Server trên mạng khi nhận được yêu cầu đó. Nếu còn khả năng cung
cấp địa chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client một gói tin DHCP OFFER, đề nghị cho thuê

17



một địa chỉ IP trong một khoảng thời gian nhất định, kèm theo là một Subnet Mask và
địa chỉ của Server. Server sẽ không cấp phát đia chỉ IP vừa đề nghị cho client thuê
trông suốt thời gian thương thuyết.
B3: Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đền nghị ( DHCPOFFER) và gửi
broadcast lại gói tin DHCPREQUEST và chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép
các lời đề nghị không được chấp nhận sẽ được các Server rút lại và dùng để cấp phát
cho các Client khác.
B4: Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCP ACK
như một lời xác nhận, cho biết địa chỉ IP đó, Subnet Mask đó và thời hạn cho sử
dụng đó sẽ chính thức được áp dụng. Ngoài ra server còn gửi kèm những thông tin bổ
xung như địa chỉ Gateway mặc định, địa chỉ DNS Server...

Chương 3: DỊCH VỤ FTP
3.1. Khái niệm FTP
FTP là chữ viết tắt của File Transfer Protocol (Giao thức chuyển nhượng tập tin),
đây là một giao thức giúp bạn dễ dàng trao đổi các dữ liệu giữa máy tính của bạn với
host và ngược lại. Tại FTP, bạn sẽ có quyền quản lý toàn bộ các dữ liệu dạng tập tin và
thư mục có trên host ngoại trừ database. Tất cả các gói host bạn mua có hỗ trợ control
panel cPanel, DirectAdmin,…đều hỗ trợ sẵn FTP qua cổng kết nối 21.
3.2. Mô hình hoạt động của FTP
Giao thức FTP được mô tả một cách đơn giản thông qua mô hình hoạt động của
FTP. Mô hình này chỉ ra các nguyên tắc mà một thiết bị phải tuân theo khi tham gia
vào quá trình trao đổi file, cũng như về hai kênh thông tin cần phải thiết lập giữa các
thiết bị đó. Nó cũng mô tả các thành phần của FTP được dùng để quản lý các kênh này
ở cả hai phía – truyền và nhận. Do đó, mô hình này tạo cho ta một khởi điểm lý tưởng
để xem xét hoạt động của FTP ở mức khái quát.
Tiến trình Server-FTP và User-FTP
FTP là một giao thức dạng client/server truyền thống, tuy nhiên thuật ngữ client

thông thường được thay thế bằng thuật ngữ user – người dùng – do thực tế là người sử
dụng mới là đối tượng trực tiếp thao tác các lệnh FTP trên máy clients. Bộ phần mềm
FTP được cài đặt trên một thiết bị được gọi là một tiến trình. Phần mềm FTP được cài
đặt trên máy Server được gọi là tiến trình Server-FTP, và phần trên máy client được
gọi là tiến trình User-FTP.
Kênh điều khiển và kênh dữ liệu trong FTP
Một khái niệm cốt yếu mà ta cần phải nắm về FTP là: mặc dù giao thức này sử
dụng kết nối TCP, nhưng nó không chỉ dùng một kênh TCP như phần lớn các giao thức
truyền thông khác. Mô hình FTP chia quá trình truyền thông giữa bộ phận Server với
bộ phận client ra làm hai kênh logic:

18


- Kênh điều khiển: đây là kênh logic TCP được dùng để khởi tạo một phiên kết nối
FTP. Nó được duy trì xuyên suốt phiên kết nối FTP và được sử dụng chỉ để truyền các
thông tin điều khiển, như các lệnh và các hồi đáp trong FTP. Nó không được dùng để
truyền file
- Kênh dữ liệu: Mỗi khi dữ liệu được truyền từ server tới client, một kênh kết nối TCP
nhất định lại được khởi tạo giữa chúng.
Dữ liệu được truyền đi qua kênh kết nối này – do đó nó được gọi là kênh dữ liệu. Khi
file được truyền xong, kênh này được ngắt. Việc sử dụng các kênh riêng lẻ như vậy tạo
ra sự linh hoạt trong việc truyền truyền dữ liệu – mà ta sẽ thấy trong các phần tiếp
theo. Tuy nhiên, nó cũng tạo cho FTP độ phức tạp nhất định.
3.3. Cài đặt dịch vụ FTP
Trong Windows Server 2003, dịch vụ FTP không được cài đặt mặc định trong quá
trình cài đặt dịch vụ IIS. Do đó, ta phải cài đặt dịch vụ FTP sau khi đã cài dịch vụ IIS
thông qua công cụ Add or Remove Programs trong Control Panel. Thực hiện như sau:
Bấm Start menu, trỏ chuột tới Control Panel, rồi bấm Add or Remove
Programs ( Thêm hoặc Loại bỏ Chương trình )


Chọn Add/Remove Windows Components (Thêm/Loại bỏ Cấu phần Windows )

19


Trong danh sách tại Application Server( Máy chủ Ứng dụng ) bấm Internet
Information Service (IIS) ( Dịch vụ Thông tin Internet )… (nhưng không chọn hay bỏ
chọn hộp kiểm), rồi bấm Details ( Chi tiết ).

Sau đó Check
vào mục File tranfer Protocol (FTP) Service (Dịch vụ Giao thức Truyền Tệp (FTP ) ->
OK.

20


Bấm để chọn hộp kiểm bên cạnh bất kỳ dịch vụ nào khác liên quan đến IIS hoặc cấu
phần phụ mà bạn muốn cài đặt, rồi bấm OK.
Bấm OK/OK
Chú Ý : Khi bạn được nhắc, cho CD-ROM Windows Server 2003 như sau :

Ta vào phần cấu hình cho máy ảo nơi CD-ROM hay DVD-ROM của máy tính hoặc
đưa đường dẫn tới vị trí tệp, rồi bấm OK.

21


Bấm Next để chương trình tiếp tục cài đặt


Chờ quá trình cài đặt diễn ra....

22


Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt.
3.4. Cấu hình dịch vụ FTP
Để cấu hình dịch vụ FTP chỉ cho phép các kết nối anonymous ta thực hiện như sau:
1.Khởi động Internet Information Services Manager hoặc mở snap-in IIS.
2. Mở nhánh Server_name (Server_name là tên của Server).
3. Mở nhánh FTP Sites
4. Kích phải chuột vào Default FTP Site, và rồi kích Properties.
5. Kích vào tab Security Accounts .
6. Kích chọn check box Allow Anonymous Connections (nếu nó chưa được chọn), và
rồi kích chọn check box Allow only anonymous connections. Kích chọn check box
Allow only anonymous connections để cấu hình dịch vụ FTP chỉ cho phép các kết nối
anonymous: User không cần log on với user name và password.
7. Kích vào tab Home Directory.
8. Kích chọn các check box Read và Log visits (nếu nó chưa được chọn), và rồi kích
để xóa check box Write (nếu nó chưa được xóa). Và rồi kích vào OK.
9. ThoátInternet Information Services Manager hoặc đóng snap-in IIS.
3.5. Chức năng
FTP hiện được dùng phổ biến để upload các trang Web từ nhà thiết kế Web lên
một máy chủ host trên Internet, truyền tải các file dữ liệu qua lại giữa các máy tính
trên Internet, cũng như để tải các chương trình, các file từ các máy chủ khác về máy
tính cá nhân. Dùng giao thức FTP, bạn có thể cập nhật (xóa, đổi tên, di chuyển, copy,)
các file tại một máy chủ. Nếu dùng chức năng FTP của một ứng dụng quản lý file (như
Total Commander), bạn có thể tiến hành các tác vụ xử lý file trên máy chủ giống như
ngay trên máy tính của mình.


23


Chương 4: DỊCH VỤ MAIL SERVER
4.1. Khái niệm
Mail server: là máy chủ dùng để nhận và gửi mail, với các chức năng chính:
- Quản lý account.
- Nhận mail của người gửi (của những người có account) và gửi cho người nhận hoặc
mail server của người nhận.
- Nhận mail từ mail server của người gửi (từ bên ngoài) và phân phối mail cho người
trong hệ thống.
Tùy thuộc vào việc cài đặt mà mail-server cho phép người dùng sử dụng web-mail
(web) để nhận mail (giống yahoo), hay cho phép sử dụng outlook (application), hay cả
2 (giống như gmail).
Hiện tại có rất nhiều chương trình mail server, tương ứn với từng môi trường thì chỉ
có một số chương trình được sử dụng thông dụng, ví dụ trên môi trường Windows:
- Microsoft Exchange Server: Là chương trình mail server rất thông dụng được
Microsoft phát triển để cung cấp cho các doanh nghiệp tổ chức hệ thống thư điện tử Email cho người dùng.
- Mdaemon: Là chương trình Mail Server do công ty Alt- N Tecnologies, phát triển để
hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức hệ thống thư điện tử E-mail cho người dùng.
4.2. Cài đặt mail server trên windows server 2003
– Các bạn vào Start->Programs->Administrative Tools->Manage Your Server. Click
chọn: Add or remove a role.

24


– Lúc này sẽ xuất hiện màn hình Configure Your Server Wizard. Nhấn Next để tiếp
tục


– Chọn mục Mail Server (Pop3, SMTP) , nhấn next để tiếp tục cài đặt

– Chọn chế độ xác thực trong mục Authentication Method để chọn chế độ xác thực. Ở
đây tôi chọn chế độ xác thực là Window Authentication. Gõ tên domain trong
mục Email Domain Name (Thường thì chúng ta lấy tên Domain đã tạo cho mạng LAN
trước đó để đặt tên Domain cho Mail Server – Ở đây tôi đặt là ilopia.com .

25


×