Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NGHIÊN cứu, tìm HIỂU về CÁCH QUẢN lý THIẾT bị NGOẠI VI TRONG hệ điều HÀNH LINUX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.48 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- - -  - - -

Bài luận môn:

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VỀ CÁCH QUẢN LÝ THIẾT BỊ
NGOẠI VI TRONG HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX.
• Lớp: HTTT1 – K8
• Nhóm thực hiện: Nhóm 8
• Thành viên nhóm:
o
o
o
o
o

Ngô Trung Tín
Vũ Văn Hồng
Vũ Văn Phúc
Lý Quang Sơn
Đồng Văn Thắng

Hà Nội, tháng 5 năm 2015.

1

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


1. Tổng quan về hệ điều hành Linux....................................................................................6


1.1 Linux là gì?.................................................................................................................6
1.2 Các phiên bản của hệ điều hành Linux.......................................................................7
2. Thiết bị ngoại vi trong hệ điều hành Linux......................................................................8
2.1 Bàn phím....................................................................................................................8
2.2 Chuột. ........................................................................................................................8
2.3 Ổ băng từ. ..................................................................................................................9
2.4 Máy in.........................................................................................................................9
2.5 Thiết bị mạng..............................................................................................................9
3. Cách quản lý thiết bị ngoại vi trong hệ điều hành Linux.................................................9
3.1 Quy tắc quản lý thiết bị..............................................................................................9
Chế độ khối (block)....................................................................................................10
Chế độ ký tự (character).............................................................................................10
Quy ước đặt tên..........................................................................................................10
3.2 Cách truy xuất đĩa.....................................................................................................11
3.3 Các lệnh quản lý thiết bị ngoại vi.............................................................................12
a. Lệnh mount: Ghép nối thiết bị vào cây thư mục....................................................12
b. Lệnh umount: Gỡ bỏ kết nối..................................................................................13
c. Lệnh du: xem dung lượng đĩa đã dùng...................................................................13
4. Ưu nhược điểm khi sử dụng hệ điều hành Linux...........................................................14
4.1. Ưu điểm của Linux..................................................................................................14
a.1.Vấn đề bản quyền.................................................................................................14
a.2.Những ưu điểm kỹ thuật nổi bật của Linux..........................................................15
a.3.Linux và vấn đề học tập trong sinh viên chúng ta................................................16
b. Một vài nhược điểm cố hữu của Linux..................................................................17
5. Kết luận..........................................................................................................................18

2

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8



3

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


LỜI MỞ ĐẦU
Linux - hệ điều hành mã nguồn mở từ lâu đã không còn xa lạ với người
dùng máy tính, nó thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong vòng vài năm trở
lại đây. Ngay từ khi xuất hiện, nó đã được lan rộng một cách nhanh chóng và
biết tới như một hệ điều hành Unix – với mã nguồn mở. Thật ngạc nhiên, sự
thành công của Linux có được nhờ sự làm lại một trong những hệ điều hành
lâu đời nhất và hiện đang được sử dụng rộng rãi – hệ điều hành Unix.
Linux bao gồm cả các công nghệ cũ và mới. Nhìn từ góc độ kỹ thuật,
Linux chỉ là một nhân hệ điều hành, nó hỗ trợ đầy đủ các phục vụ cơ bản về
quản lý tiến trình, bộ nhớ ảo, quản lý file và vào ra thiết bị. Nói cách khác,
bản thân Linux là phần thấp nhất của hệ điều hành. Tuy nhên, còn khá nhiều
rắc rối và bất cập khiến HĐH miễn phí này chưa thể thay thế hoàn toàn
Window là nó khá rắc rối khi cài đặt, cực hình với những dòng lệnh, không
thể sử dụng tất cả những ứng đụng có thể chạy trên win,… và đặc biệt là
không hỗ trợ hoàn toàn thiết bị ngoại vi. Hầu hết những thiết bị ngoại vi
thông thường như modem, máy in, cạc mạng,... đều làm việc tốt dưới Linux.
Tuy vậy có vài loại thiết bị ngoại vi làm việc kém, có loại lại không làm
việc.
Nhằm giới thiệu thêm những kiến thức cơ bản về cách quản lý thiết bị
ngoại vi trong hệ điều hành Linux, Nhóm chúng tôi viết bài luận này muốn
được chia sẻ với các bạn những gì chúng tôi biết về cách quản lý thiết bị
ngoại vi trong hệ điều hành mã nguồn mở này.
Bài luận gồm 5 phần với nội dung như sau:
Phần 1: Tổng quan về Hệ điều hành Linux, bao gồm các khái niệm cơ

bản về HĐH, nguồn gốc của Linux và các phiên bản phân phối hiện nay.
Phần 2: Thiết bị ngoại vi (peripherals) trong HĐH Linux và tính tương
thích của chúng đối với hệ điều hành.


Bàn phím (Key-board).



Chuột (Mouse).



Ổ băng từ (The tape drive).



Máy in (Printer).



Thiết bị mạng.



………..

4

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8



Phần 3: Cách quản lý thiết bị ngoại vi trong hệ điều hành Linux. Phần
này chúng tôi muốn đưa ra một cái nhìn tổng quát về cách quản lý thiết bị
ngoại vi, cách truy xuất đĩa trong HĐH Linux như thế nào.
Phần 4: Ưu nhược điểm khi sử dụng hệ điều hành Linux.
Phần 5: Kết luận.

5

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


1. Tổng quan về hệ điều hành Linux.
1.1 Linux là gì?
Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, nó thu hút được nhiều sự chú ý
nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Ngay từ khi xuất hiện, nó đã được lan
rộng một cách nhanh chóng và biết tới như một hệ điều hành Unix – với mã
nguồn mở. Thật ngạc nhiên, sự thành công của Linux có được nhờ sự làm lại
một trong những hệ điều hành lâu đời nhất và hiện đang được sử dụng rộng
rãi – hệ điều hành Unix.
Linux bao gồm cả các công nghệ cũ và mới. Nhìn từ góc độ kỹ thuật,
Linux chỉ là một nhân hệ điều hành, nó hỗ trợ đầy đủ các phục vụ cơ bản về
quản lý tiến trình, bộ nhớ ảo, quản lý file và vào ra thiết bị. Nói cách khác,
bản thân Linux là phần thấp nhất của hệ điều hành. Tuy nhiên, phần lớn
người dùng đều coi “Linux” như một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhân hệ điều
hành kèm theo các trình ứng dụng khác: một môi trường làm việc và phát
triển đầy đủ bao gồm trình dịch, các hệ soạn thảo, giao diện đồ họa, xử lý
văn bản, … Cho tới phiên bản Linux RedHat 6.1, Ubuntu 10 trở đi, … Linux
đã trở thành một hệ điều hành đầy đủ cho thương mại, giáo dục hoặc người

dùng cá nhân.
Linux do Linus Torvalds, một sinh viên tại trường Đại Học ở Helsinki
(Phần Lan) phát triển dựa trên hệ điều hành Minix, một hệ điều hành có cấu
trúc tương tự Unix với các chức năng tối thiểu được dùng trong dạy học.
Hiện nay, Linux là một hệ điều hành với mã nguồn mở (Open Source) và
miễn phí (free) dưới bản quyền của tổ chức GNU (Gnu’s Not Unix). Khởi
đầu, Linux được thiết kế để hoạt động trên nền tảng của kiến trúc i386 Intel
với khả năng đa tác vụ (multitasking). Tuy nhiên ngày nay, Linux đã có các
phiên bản trên các họ chip khác chẳng hạn như chip Alpha.
Điều làm cho Linux trở nên khác biệt là việc viết mã tự do của Unix.
Việc này do một nhóm phát triển tự nguyện trên mạng Internet, họ trao đổi
mã nguồn, phát hiện và sửa lỗi trong một môi trường mở. Linux có thể được
cài đặt trên một máy tính cá nhân và trở thành một trạm làm việc với đầy đủ
sức mạnh của Unix. Linux cũng có thể được sử dụng với mục đích thương
mại trên một mạng máy tính như một môi trường tính toán và truyền tin.
Thêm vào đó có khá nhiều các trình ứng dụng cũng như tiện ích dành cho
Linux dễ dàng được tìm thấy trên Internet. Trong các trường đại học, Linux
được sử dụng để giảng dạy về hệ điều hành và lập trình hệ điều hành. Tất
nhiên, Linux cũng có thể được sử dụng trên các máy tính cá nhân như các hệ
điều hành khác và đương nhiên nó có một cơ chế quản lý thiết bị nội vi
(phần mềm), ngoại vi (phần cứng) riêng cho riêng mình.
6

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


1.2 Các phiên bản của hệ điều hành Linux.
Như ta đã biết Linux là hệ điều hành mã nguồn mở. Về mặt nguyên tắc
hệ điều hành cũng là một software, nhưng đây là một software đặc biệt –
được dùng để quản lý, điều phối các tài nguyên (resource) của hệ thống (bao

gồm cả hardware và các software khác). Linux còn được gọi là Open Source
Unix (OSU), Unix-like Kernel, hay Clone of the UNIX operating system.
Linux có nguyên lý hoạt động tương tự hệ điều hành Unix (Unix-like).
Mặc dù Linux không phải là Unix nhưng người ta vẫn xem Linux như là
phiên bản Unix trên PC (PC version of Unix OS). Do là Unix-like, Linux có
đầy đủ tất cả các đặc tính của Unix (fully functional). Ngoài ra nó còn hỗ trợ
thêm một số tính năng mà trên Unix không có, như long file name (tên file
có ký tự space “ ”). Hiện tại có nhiều hãng, nhiều tổ chức, nhiều nhóm khác
nhau cùng phát triển Linux. Tất cả các phiên bản (release). Linux đều có
chung phần kernel (phần nhân của hệ điều hành) và hầu hết các tính năng
đặc trưng, tuy nhiên các tool (công cụ) và utility (tiện ích) có đôi chút dị biệt.
Có rất nhiều các ứng dụng cho Linux, tuy nhiên hầu hết các ứng dụng
cho Linux hiện có đều là các ứng dụng mang tính chuyên dụng. Các ứng
dụng được viết trên Linux đều có thể hoạt động trên các hệ thống UNIX (có
thể cần phải compile lại). Các release hiện nay gồm có:


RedHat Linux (Fedora Core): Là phiên bản khá phổ biến. Cung cấp
khá nhiều tool và utility để hỗ trợ user (người sử dụng) từ các thao tác
setup (cài đặt) đến config (cấu hình) hệ thống.



Mandrake Linux: Một dòng khác thoát thai từ RedHat Linux, tương
thích hoàn toàn với RedHat. Thường có nhiều phần mềm mới đang ở
giai đoạn thử nghiệm.



Slackware Linux: Đây là một trong phiên bản Linux lâu đời. Hỗ trợ

các dịch vụ mạng rất mạnh, tuy nhiên việc setup và config đòi hỏi user
có kiến thức tốt về hệ điều hành này.



S.u.S.E. Linux: Do hãng S.u.S.E (Đức) phát hành, khá phổ biến tại
Âu châu, nhưng không được phổ biến tại các nước khác. Có các công
cụ riêng để hỗ trợ setup và config tương đối dễ sử dụng.



Free BSD Linux: Được phát triển bởi Đại Học Berkeley, đây không
phải là phiên bản thương mại, do vậy ít được phổ biến. Có rất nhiều
tiện ích dành cho việc phát triển hệ thống và lập trình. Hỗ trợ đầy đủ
các shell trên Unix.



Corel Linux: Phát triển bởi hãng Corel, dễ setup, có graphic interface
(giao diện đồ họa) khá giống Windows NT kể các tool và utility. Tuy
nhiên các config tool chưa hoạt động tốt.

7

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8




Open Linux: Do hãng Caldera phát triển, dễ cài đặt cũng như sử dụng.

Giao diện KDE. Thích hợp cho người sử dụng tại gia đình.



Và còn rất nhiều release khác như Turbo Linux, Linux PPC, Debian
Linux, Infomagic Linux, Softlanding Linux System Release (SLS)
v.v….



Ngoài ra, hiện nay còn có một dòng Linux gọi là Live-CD Linux
(chạy trực tiếp trên CD – không cần cài đặt) như Ubuntu, Knoppix,
……. thích hợp với các beginner Linux.

Các thông tin và tài nguyên (resource) của Linux có thể tìm thấy ở khắp
nơi trên Internet và hầu hết đều free. Thêm vào đó có khá nhiều các trình
ứng dụng cũng như tiện ích dành cho Linux dễ dàng được tìm thấy trên
Internet.

2. Thiết bị ngoại vi trong hệ điều hành Linux
Với Linux của các thiết bị ngoại vi sau đây là cần thiết trong quá trình
sử dụng, chúng hỗ trợ người dùng thao tác trong hệ điều hành hiệu quả hơn.

2.1 Bàn phím.
Bàn phím máy tính là thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn
phím máy đánh chữ, dùng để nhập dữ liệu và máy tính. Linux tương thích
với hầu hết các loại bàn phím của các nhà sản xuất, đặc biệt hơn là giờ đây
người sử dụng Linux có thể trang bị loại bàn phím dành riêng cho hệ đều
hành này. Nhà sản xuất Cherry GmbH đã cho ra mắt bàn phím Cherry
CyMotion Master Linux trưng bày biểu tượng chim cánh cụt Linux có tên

gọi Tux. Trên bàn phím có chìa khoá khởi động Windows của bàn phím
Microsoft và có 29 “phím nóng” định hình cho hệ điều hành Linux và các
ứng dụng máy để bàn Linux.

2.2 Chuột.
Máy tính là thiết bị dùng để điều khiển con chạy (cursor) trên màn hình.
Nếu chỉ chạy ở chế độ văn bản thì chẳng cần đến chuột mặc dù Linux cho
phép bạn dùng chuột cắt những đoạn chữ từ màn hình rồi dán sang dòng
lệnh, trong khi đó Unix thường không làm được như vậy. Muốn chạy ở dao
diện đồ họa dưới dao diện XWindow thì bạn phải sử dụng chuột. Linux
tương thích với hầu hết các loại chuột chủa những hãng như Logitech,
Kensington, Mouseman, Microsof,…Linux clung chấp nhận các loại chuột
bus của Microsof, Logitech, ATIXL hay IBM,..Những thiết bị khác dùng để
điều khiển con chạy như quả cầu (trackball) và màn hình xúc giác (touch
screen) mô phỏng các loại chuột vừa nói đến clung đều chạy được trên
Linux.

8

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


2.3 Ổ băng từ.
Ổ băng từ có dung lượng lớn nên cho phép thoải mái sao lưu dữ liệu hệ
thống. Linux tương thích với nhiều ổ băng từ có giao diện SCSI được liệt kê
ở bảng dưới đây. Linux cũng chấp nhận các ổ băng từ rẻ tiền như Colorado
Memory Systems loại 120 MB và250 MB, được cắm thẳng vào giao diện
điều khiển ổ đĩa. Các ổ băng từ cắm thẳng vào cổng song song (cổng máy in)
hiện chưa được Linux chấp nhận. Hầu hết các ổ băng từ tương thích chuẩn
QIC-02 chạy được với Linux.


2.4 Máy in.
Linux tương thích với toàn bộ các máy in nối qua cổng song song. Với
máy in song song thì khó khăn lớn nhất có thể gặp là hiệu ứng nấc thang.
Hiệu ứng nấc thang xảy ra do cách Unix và Linux xử lý khi xuống dòng và
điều khiên in quay về dòng. Với Unit, lệnh đưa giấy lên thêm một dòng (LF:
line feed) sau đó đặt đầu in tại vị trí dòng mới (CR: carriage return) do một
ký tự duy nhất là LF điều khiển. Trong khi các hệ như DOS hoặc Windows
lại sử dụng cặp ký tự CR-LF cho hai câu lệnh trên. Khi bạn in một tệp trong
Unix bằng máy in được cấu hình cho DOS, bạn sẽ gặp hiệu ứng nấc thang
bởi vì tệp chỉ chứa ký tự LF chứ không chứa ký tự CR. Ở chiều ngược lại,
các tệp văn bản soạn trong môi trường DOS/Windows clung cần được xử lý
(cặp ký tự CR-LF đổi thành LF) khi chuyển sang môi trường Linux hoặc
Unix. Việc điều chỉnh cấu hình để Linux chạy với máy in nối tiếp thường
khó hơn do các chương trình cài đặt cơ bản là không có sẵn công cụ hỗ trợ
máy in nối tiếp.

2.5 Thiết bị mạng.

3. Cách quản lý thiết bị ngoại vi trong hệ điều hành Linux.
3.1 Quy tắc quản lý thiết bị.
Thiết bị ngoại vi được xem như một file chứa trong thư mục /dev có các
quyền truy cập giống như file và thư mục. Tất cả các tập tin trong /dev cho
phép chương trình truy xuất các thiết bị của Linux. Tuy nhiên, xử lý bên
trong sẽ khác nhau như trong hàm của hệ thống file đối với các file bình
thường hay trình điều khiển thiết bị (drivers) đối với các thiết bị.
Thiết bị hoạt động ở hai chế độ:


Khối (block).




Ký tự (character).

9

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


Chế độ khối (block).
- Khối là đơn vị thông tin (dữ liệu) có kích thước cố định (512B, 1KB, 4K,
…).
- Các thiết bị hoạt động ở chế độ khối có 4 tính chất:


Truy xuất ngẫu nhiên (random access) vào một khối ni bất kỳ.



Sử dụng vùng nhớ đệm ở cấp độ nhân (kernel level).



Có thể tạo một hệ thống file trên thiết bị này.



Các thiết bị hoạt động ở chế độ khối được xem như một dải các
khối từ 0 đến N – 1.


Ví dụ: đĩa, băng từ, …
Truy xuất thông tin từ các thiết bị gồm 2 bước:
+ Bước 1: Đọc.
Chuyển khối dữ liệu từ thiết bị sang bộ nhớ hệ thống (caching).
Sao chép khối dữ liệu từ bộ nhớ hệ thống sang bộ nhớ chương trình.
+ Ghi: Tương tự như đọc, đôi khi kèm theo các cơ chế đồng bộ hóa.
Chế độ ký tự (character).
Các thiết không hoạt động ở chế độ khối hay nó hoạt động theo chế độ
ký tự thì nó sẽ trao đổi bất kỳ lượng thông tin nào, truy xuất tuần tự, không
sử dụng bộ nhớ đệm, và không có hệ thống file trên thiết bị.
Ví dụ:
Thiết bị đầu cuối (terminal), máy in, socket, …
Truy xuất gần như truy xuất file bình thường
- Hai chế độ đọc:


Theo dạng (line): dữ liệu sẽ được truyền đi khi một ký tự đặc biệt
được phát ra (ví dụ: ký tự xuống dòng) cho phép điều khiển luồng
dữ liệu, ngắt.



Theo từng ký tự (raw): đọc từng ký tự một.

Quy ước đặt tên.
Linux xây dựng cơ chế truy xuất đến tất cả các loại đĩa và thiết bị đều ở
dạng tập tin (tập tin thiết bị) và lưu trong thư mục /dev.
Linux quy ước đặt tên như sau:


10

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


- Ổ đĩa mềm: fd
- Ổ đĩa cứng vật lý thứ nhất: hda
- Ổ đĩa cứng vật lý tứ hai: hdb
-…
Nếu đĩa cứng theo tiêu chuẩn SCSI thì gọi là: sda, sdb,… Các thiết bị
USB, Linux xem như là thiết bị SCSI (ví dụ nếu máy có một đĩa cứng SCSI
thì USB sẽ là sdb1). Các phân vùng (partitions) được đánh số sau tên đĩa. Ví
dụ: hda1, hda2,
sda1, sdb1 (ổ A), fd1 (ổ B) … Các phân vùng chính (primary) hoặc phân
vùng mở rộng (extended) được đánh số từ 1 -> 4 và các phân vùng logic
(nằm trong phân vùng mở rộng) đánh số từ 5 trở đi.
Ví dụ phân vùng đĩa cứng IDE:

Giải thích:
- hda1: phân vùng chính.
- hda2: phân vùng mở rộng.
- hda5: phân vùng lôgic.
- hda6: phân vùng lôgic.
Chú ý: nếu khi cài đặt Linux mà trước đó đã cài Window, thì Linux sẽ tự
động cài đặt vào các phân vùng mở rộng.

3.2 Cách truy xuất đĩa.
Cũng tương tự như Window, trong Linux cũng có khái niệm đường dẫn
(path). Tuy nhiên, có 2 điểm cần lưu ý:
- Thứ nhất, sử dụng ký tự sổ trái (/) làm ký tự phân cách thư mục và tập tin.

- Thứ hai, không sử dụng ký tự ổ đĩa, mà dùng ký tự / ở đầu đường dẫn (thư
mục gốc).
Ví dụ: + /usr/local/dev
+ /dev/hda

11

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


Khi khởi động hệ điều hành, Linux chỉ kết gắn cho phân vùng chính (nơi
chứa nhân Linux) bằng ký tự “/” (thư mục gốc). Các thông tin của phân vùng
khác được Linux đặt trong thư mục /dev của phân vùng chính. Như vậy mặc
dù tất cả các file trong Linux đều được đặt trong cùng một cây thư mục, song
chúng có thể được lưu trữ trên các bộ nhớ ngoài khác nhau như đĩa cứng hay
CD-ROM. Mỗi thiết bị nhớ cũng có thể có hệ thống file (file system) khác
nhau như FAT, NTFS, ext2, … Để gắn một hệ thống file trên thiết bị lưu trữ
vào cây thư mục chính ta dùng lệnh mount.

3.3 Các lệnh quản lý thiết bị ngoại vi.
- Trình điều khiển thiết bị (driver) điều khiển một loại thiết bị nào đó.
- Tập hợp các hàm định nghĩa sẵn (open, read, write, close,…) được nhóm
lại trong 2 bảng:
+ bdevsw (chế độ khối).
+ cdevsw (chế độ ký tự).
- Inode (Inode có thể mô tả các tập tin thiết bị, đây không phải là các tập tin
thật sự mà là các thẻ bài để chương trình thông qua nó truy cập các thiết bị)
của một thiết bị có 2 mục:
+ Số hiệu chính (major number): chỉ số trong bảng bdevsw hoặc
cdevsw.

+ Số hiệu phụ (minor number): mô tả một đơn vị cụ thể nào đó của
loại thiết bị.
- Thiết bị giả lập (Pseudo devices) được quản lý như một thiết bị nhưng
không gắn kết với một thiết bị vật lý nào đó, bao gồm:
+ Thiết bị ảo.
+ Terminal: cửa sổ, nối kết mạng.
- Phân vùng đĩa gồm:
+ /dev/null: thùng rác, ghi gì vào đây cũng mất hết.
+ /dev/tty: terminal gắn kết với chương trình.
+ /dev/mem: ảnh bộ nhớ của tiến trình.
a. Lệnh mount: Ghép nối thiết bị vào cây thư mục.
Chú ý là thao tác mount chỉ thực hiện được nếu bạn là người dùng có quyền
cao nhất (root).
- Cú pháp của lệnh mount như sau:

12

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


#mount thiết_bị_cần_mount điểm_nối_vào_hệ_thống_file
Ví dụ 1: Mount và sử dụng đĩa mềm:
# mount /dev/fd0 /mnt/floppy
Trong lệnh trên, hệ thống sẽ kết nối đĩa mềm fd0 vào cây thư mục tại
điểm nối là /mnt/floppy. Từ đó bạn có thể vào /mnt/floppy để truy nhập nội
dung ổ đĩa A.
Ví dụ 2: Mount và sử dụng ổ CD:
# mount /dev/cdrom /mnt/cdrom
Ví dụ 3: Mount và sử dụng USB:
# mount /dev/sdb1 /mnt/usb

b. Lệnh umount: Gỡ bỏ kết nối.
- Để gỡ bỏ kết nối với một hệ thống file, ta dùng lệnh umount như sau:
# umount thiết_bị_đã_mount điểm_nối_vào_hệ_thống_file
Ví dụ: Gỡ kết nối với đĩa mềm
# umount /dev/fd0 /mnt/floppy
Tất cả các hệ thống file cần phải được mount trước khi truy nhập và phải
được umount khi đóng hệ thống. Tuy nhiên Linux sẽ tự động mount một số
thiết bị cho bạn khi khởi động và các thiết bị này cũng sẽ tự động được
umount khi đóng hệ thống.
c. Lệnh du: xem dung lượng đĩa đã dùng.
- Cú pháp:
du <tùy-chọn> tênthưmục-Hoặc-têntậptin
Ví dụ: để xem thông tin dung lượng đĩa đã dùng trong thư
mục‘laptrinhc_linux’ ta gõ lệnh:
#du laptrinhc_linux
Các tùy-chọn:
-a: liệt kê kích thước của tất cả các tập tin, thư mục trong thư mục cần coi.
-b, --bytes: hiển thị kích thước theo byte.
-c, --total: hiển thị cả tổng dung lượng được sử dụng trong hệ thống tập tin.
-h, --human-readable: hiển thị kích thước các tập tin kèm theo đơn vị tính
(ví dụ: 1K, 234M, 2G ... ).
13

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


-k, --kilobytes: hiển thị kích thước tính theo kilobytes.
-m, --megabytes: tính kích thước theo megabytes.
-s: đưa ra kích thước của hệ thống tập tin/thư mục mà không hiển thị kích
thước của thư mục con.

d. Lệnh df: kiểm tra dung lượng đĩa trống.
- Cú pháp:
df <tùy-chọn> tênthưmục-Hoặc-têntậptin
Ví dụ: # df /mnt/floppy
Filesystem 1k-blocks Used Available Use% Mounted on
/dev/fd0 1423 249 1174 18% /mnt/floppy

4. Ưu nhược điểm khi sử dụng hệ điều hành Linux.
4.1. Ưu điểm của Linux.
Có lẽ bạn đã quá quen với hệ điều hành Windows cũng như quá quen
lập trình trên hệ điều hành này. Windows có thể nói là một HĐH khá "hoàn
hảo", dễ sử dụng, với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của
người dùng. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tìm đến một HĐH mới như
Linux ? Điều đó liệu có thực sự cần thiết không ? Nhất là đối với sinh viên
như chúng ta,những người mới chập chững bước vào con đường làm tin
học ? Câu trả lời là có.
a.1.Vấn đề bản quyền.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa như
hiện nay thì đây là một vấn đề nổi cộm. Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm bản
quyền phần mềm là rất phổ biến (nước ta dẫn đầu thế giới về số lượng phần
mềm dùng không có bản quyền).Tuy nhiên, theo báo cáo của LHQ, trong
những năm tới nếu Việt Nam không có biện pháp giải quyết vấn đề này thì
sẽ khó lòng gia nhập vào WTO, thậm chí sẽ có thể bị trả đũa quyết liệt trong
các quan hệ kinh tế thương mại với các nước.Nếu tình trạng đánh cắp bản
quyền phần mềm của Việt Nam là 100 triệu USD mỗi năm thị sẽ có một
lượng hàng hóa có giá trị tương đương không bán được ở Mỹ và các nước
phát triển khác ( vụ kiện cá Tra- cá Basa là một thí dụ). Và như. vậy người
thiệt hại đầu tiên sẽ chính là người lao động Việt Nam.
Trước tình hình đó, việc tự xây dựng cho mình những phần mềm thương
hiệu Việt Nam đang trở nên một vấn đề cấp bách. Phần mềm mã nguồn mở

được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán bản quyền ở nước ta
hiện nay. Phần mềm mã nguồn mở một mặt có chi phí rẻ hơn so với các
14

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


phần mềm truyền thống, mặt khác rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã
nguồn kèm theo). Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở chúng ta
có thể tận dụng được những công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến
cho phù hợp với người Việt Nam, tiết kiệm được rất nhiều công sức so với
việc phát triển từ đầu. Linux là một HĐH mã nguồn mở như vậy!!!
a.2.Những ưu điểm kỹ thuật nổi bật của Linux.
Kinh tế, đó là một đặc điểm không thể bỏ qua của Linux (ít nhất là đối
với nước ta hiện nay). Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả. HĐH
này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào có. Chính
những đặc điểm này mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày càng trở nên
phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới.
- Linh hoạt, uyển chuyển: Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Linux là một
HĐH mã nguồn mở nên bạn có thể tùy ý sửa chữa theo như mình thích.
(miễn là bạn có đủ kiến thức!!!) Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng
trên đó sao cho phù hợp với mình nhất. Việc Việt hóa Windows được xem là
không thể nếu như bạn không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft. Tuy
nhiên với Linux thì bạn có thể làm được điều này một cách đơn giản hơn.
( tham khảo thêm Sản phẩm Việtkey Linux đã đoạt giải nhất TTVN 2002)
Mặt khác do Linux được một cộng đồng rất lớn những người làm phần mềm
cùng phát triển trên các môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên
bản phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn.
Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được
với rất nhiều môi trường. Hiện tại, ngoài Linux dành cho server, máy tính để

bàn...nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển
như máy tính palm, robot.....Phạm vi ứng dụng của Linux được xem là rất
rộng rãi.
- Độ an toàn cao: Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức
rõ ràng. Chỉ có "root"( người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi
hệ thống. Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có
thể chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác.
Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót
dẫn đến đổ vỡ hệ thống. Trong những phiên bản Windows gần đây, cơ chế
phân quyền này cũng đã bước đầu được áp dụng, nhưng so với Linux thì vẫn
kém chặt chẽ hơn.
Ngoài ra chính tính chất "mở" cũng tạo nên sự an toàn của Linux. Nếu
như một lỗ hổng nào đó trên Linux được phát hiện thì nó sẽ được cả cộng
đồng mã nguồn mở cùng sửa và thường thì chỉ sau 24h sẽ có thể cho ra bản
sửa lỗi. Mặt khác đối với những HĐH mã nguồn đóng như Windows, bạn
không thể biết được người ta viết gì, và viết ra sao mà chỉ biết đươc chúng
chạy như thế nào. Vì vậy nếu như Windows có chứa những đoạn mã cho
15

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


phép tạo những "back door" để xâm nhập vào hệ thống của bạn thì bạn cũng
không thể biết được. Đối với người dùng bình thường như chúng ta vấn đề
này có vẻ như không quan trọng nhưng đối với một hệ thống tầm cỡ như hệ
thống quốc phòng thì vấn đề như thế này lại mang tính sống còn. Các nhân
viên an ninh không được phép để lộ một kẽ hở nào, dù là nhỏ nhất vì nó liên
quan đến an ninh của cả một quốc gia.Và một lần nữa các phần mềm mã
nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn số 1. Trong Linux
mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới mọi ngõ ngách của

hệ điều hành. Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao.
+ Thích hợp cho quản trị mạng: Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ
đa người dùng, Linux được xem là một hệ điều hành mạng rất giá trị. Nếu
như Windows tỏ ra là một HĐH thích hợp với máy tính Desktop thì Linux
lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server. Đó là do Linux có rất nhiều
ưu điểm thỏa mãn đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao,
chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt.....Giao thức TCP/IP mà
chúng ta vẫn thấy ngày nay chính là một giao thức truyền tin của Linux (sau
này mới được đưa vào Windows).
+ Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng: Dù cho có rất nhiều
phiên bản Linux được các nhà phân phối khác nhau ban hành nhưng nhìn
chung đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến
những máy Pentium mới nhất, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB
đến những máy có cấu hình cực mạnh (tất nhiên là tốc độ sẽ khác nhau
nhưng về nguyên tắc vẫn có thể chạy được). Nguyên nhân là Linux được rất
nhiều lập trình viên ở nhiều môi trường khác nhau cùng phát triển (không
như Windows chỉ do Microsoft phát triển) và bạn sẽ bắt gặp nhiều người có
"cùng cảnh ngộ" như mình và dễ dàng tìm được các driver tương ứng với
thiết bị của mình . Tính chất này hoàn toàn trái ngược với Windows. Mỗi khi
có một phiên bản Windows mới ra đời thì bao giờ kèm theo đó cũng là một
cơn khát về phần cứng vì HĐH mới thường không hỗ trợ các thiết bị quá cũ.
a.3.Linux và vấn đề học tập trong sinh viên chúng ta.
Thực tế, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói
chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích. Bỏ qua
những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại cho chúng ta
một cái hình rộng hơn về tin học. Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong
Windows và việc viết các phần mềm trong Windows. VD: Học Linux khiến
bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file. Trong Linux không dùng hệ thống
định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext2, từ đó đó bạn
hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa. Từ chỗ có một cái nhìn rộng

hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên
Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn

16

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8


Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn của
chương trình. Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những
lập trình viên nhiều kinh nghiêm và đã được cộng đồng mã nguồn mở trên
toàn thế giới kiểm thử. Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một
lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi. Mặt
khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết
và được cập nhật thường xuyên(có thể tham khảo www.tldp.org) . Không hề
có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở. Những thắc
mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum
của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo tôi, đối với sinh viên
( nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã
nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình.
b. Một vài nhược điểm cố hữu của Linux
Nói qua thì cũng phải nói lại, dù cho hiện nay Linux đang có tốc độ phát
triển nhanh hơn hẳn Windows nhưng khách quan mà nói so với Windows,
Linux vẫn chưa thể đến với người sử dụng cuối. Đó là do Linux vẫn còn có
những nhược điểm cố hữu
- Đòi hỏi người dùng phải thành thạo: Trước kia việc sử dụng và cấu hình
Linux được xem là một công việc chỉ dành cho những chuyên gia.Hầu như
mọi công việc đều thực hiện trên các dòng lệnh và phải cấu hình nhờ sửa
trực tiếp các file. Mặc dù trong những phiên bản gần đây, các HĐH Linux đã
có những cải tiến đáng kể, nhưng so với Windows tính thân thiện của Linux

vẫn còn là một vấn đề lớn. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu
khiến Linux mặc dù có rất nhiều đặc tính kỹ thuật tốt nhưng vẫn chưa đến
được với người dùng cuối.
- Tính tiêu chuẩn hóa: Linux được phát hành miễn phí nên bất cứ ai cũng có
thể tự mình đóng gói, phân phối theo những cách riêng. Hiện tại có khá
nhiều bản Linux phát triển từ một nhân ban đầu cùng tồn tại như: RedHat,
SuSE, Knoppix..... Người dùng phải tự so sánh xem bản nào là phù hợp với
mình. Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng, nhất là những người
còn

kiến
thức
về
tin
học
hạn
chế
- Số lượng các ứng dụng chất lượng cao trên Linux còn hạn chế: Mặc dù
Windows có sản phẩm nào thì Linux cũng gần như có phần mềm tương tự.
(VD: OpenOffice trên Linux tương tự như MSOffice, hay GIMP tương tự
như Photoshopv..v..) Tuy nhiên chất lượng những sản phẩm này là chưa thể
so sánh được với các sản phẩm viết cho Windows.
- Một số nhà sản xuất phần cứng không có driver hỗ trợ Linux: Do hiện nay
Linux chưa phổ biến bằng Windows nên nhiều nhà sản xuất không hỗ trợ các
driver chạy trên Linux. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm thấy các driver này do
ai đó trong cộng đồng mã nguồn mở viết.

17

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8



Linux có một số nhược điểm mang tính cố hữu như vậy nhưng bạn vẫn
có thể chạy được một số chương trình Windows trên nên Linux thông qua
chương trình WINE (một chương trình giả lập để chạy các ứng dụng
Windows trên Linux), do đó bạn có thể tận dụng được các ưu điểm của
Windows lẫn Linux. Ngoài ra bạn vẫn có thể cài đặt song song Linux và
Windows trên cùng một máy tính cá nhân, như bạn vẫn thường cài chung
WinXP và Win98 (chú ý là do hệ thống file khác nhau nên một số file của
Linux, Windows không đọc được). Như vậy cũng có nghĩa là các nhược
điểm của Linux cũng đã phần nào được giải quyết.

5. Kết luận.
Trên cơ sở nhìn nhận một cách tổng quan hệ điều hành, một cách khách
quan các ưu nhược điểm, và quan trọng hơn là hiểu rõ hơn về cách quản lý
thiết bị ngoại vi của HĐH Linux cũng như xem xét xu hướng phát triển tin
học ở nước ta có thể thấy: Đối với người dùng thông thường việc chuyển từ
Windows sang Linux trong ngày một ngày hai là chưa thể. Tuy nhiên đối với
những người làm tin học, đặc biệt là đối với sinh viên chúng ta, việc tìm hiểu
và nghiên cứu Linux và phần mềm mã nguồn mở là một điều kiện rất tốt để
nâng cao hiểu biết của mình. Linux dẫu sao vẫn là một hệ điều hành rất có
giá trị: chi phí thấp, linh hoạt, ổn đinh, và bảo mật cao. Bản thân tôi nói
riêng, các thành viên nhóm của tôi nói chung tin rằng, trong tương lai gần,
Linux sẽ dần dần trở thành một trong những hệ điều hành hàng đầu trên thế
giới.

18

Lớp HTTT1_K8.Nhóm 8




×