Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Ứng dụng hệ phần mềm mapping office trong biên tập bản đồ địa hình tỉ lệ 12000 khu đô thị tiến xuân, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 72 trang )

1
MỤC LỤC

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


2
DANH MỤC BẢNG

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


3
DANH MỤC HÌNH

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


4

MỞ ĐẦU
Hiện nay các nguồn tư liệu trắc địa bản đồ phong phú khá đầy đủ,
nhưng việc kết hợp chúng để thành lập bản đồ địa hình chưa được quan
tâm đúng mức.
Chính vì thế, việc kết hợp sử dụng các nguồn tư liệu bản đồ giấy, kết


quả đo, tư liệu ảnh,... Cũng như sử dụng các phần mềm là việc mang tính thực
tiễn và cần thiết.
Công tác số hóa và biên tập là một trong những khâu quan trọng, có
khả năng tự động hóa cao, đảm bảo độ tin cậy về nội dung, nâng cao năng
suất lao động, mang lại hiệu quả cao trong việc thành lập bản đồ địa hình.
Đất nước ta đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội và ngày
càng khẳng định tính đúng đắn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo. Sự đa dạng hóa các hoạt động kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản lý cũng như phân phối không gian của
các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và nhất là sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ.
Bản đồ số ra đời đã thể hiện được sự ưu việt hơn nhiều so với các loại
bản đồ truyền thống khác và đã rút ngắn được thời gian làm bản đồ ở trong
một số công đoạn, cho phép tự động hóa quy trình công nghệ thành lập bản
đồ từ khi nhập số liệu đến khi in ra bản đồ. Hơn thế nữa bản đồ sổ còn có khả
năng cập nhật, sửa đổi thông tin hay thêm thông tin một cách dễ dàng, nhanh
chóng và cho ta khả năng xây dựng dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý.
Trong công nghệ thành lập bản đồ bằng công nghệ số thì một trong
những khâu quan trọng nhất mang tính quyết định cho thẩm mỹ cũng như độ
chính xác của tờ bản đồ đó là khâu số hóa và biên tập. Nhận thức được tầm
quan trọng đó trong công tác thành lập bản đồ địa hình, em đã thực hiện đồ án
Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


5

tốt nghiệp với tiêu đề: “Ứng dụng hệ phần mềm Mapping Office trong
biên tập bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2000 khu đô thị Tiến Xuân, huyện Lương

Sơn, tỉnh Hòa Bình”.
Đồ án của em có bố cục như sau:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH
CHƯƠNG 2: HỆ PHẦN MỀM MAPPING OFFICE
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPPING OFFICE VÀO
BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:2000 KHU ĐÔ THI TIẾN XUÂNLƯƠNG SƠN- HÒA BÌNH
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Trắc địa - Bản
đồ,trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình chỉ dạy em
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường, đặc biệt, em
xin chân thành cảm ơn PGS.TS. VyQuốcHảicùng TS. Bùi Thị Hồng Thắm
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đồ án này. Mặc dù đã rất
cố gắng làm việc song do thời gian, trình độ có hạn nên đồ án không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để em có thể
hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức đồ án của em.
Em xin trân trọng cảm ơn!
HàNội, ngàytháng 6 năm 2016
Người thực hiện

Đỗ Đức Cường

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


6

1.1. Khái niệm, mục đích sử dụng và yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình

1.1.1. Khái niệm
Bản đồ địa hình là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất
dựa trên một quy luật toán học nhất định các yếu tố nội dung được thể hiện
bằng ngôn ngữ bản đồ và đã thông qua một quá trình tổng quát hoá nhằm
phản ánh sự phân bố các tính chất, các mối quan hệ, sự biến đổi các đối tượng
và các hiện tượng tư nhiên, kinh tế - xã hội phù hợp với mục đích sử dụng bản
đồ, tỷ lệ bản đồ và các đặc điểm địa lý lãnh thổ.
Bản đồ địa hình thuộc loại bản đồ địa lý chung. Nội dung bản đồ địa hình
bao gồm các yếu tố sau: Điểm khống chế trắc địa, hệ thống thuỷ hệ, đường
giao thông, dáng đất, lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng…Tuỳ theo tỷ lệ bản đồ
cần thành lập, mà mức độ dung nạp các yếu tố của nội dung bản đồ cần biểu
thị tỷ mỉ, chi tiết các đặc trưng cho các đối tượng và hiện tượng được biểu thị.
bản đồ được chia thành bản đồ địa hình hoặc bản đồ chuyên đề…
Bản đồ địa hình có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất, trong nghiên cứu khoa
học và trong nghiên cứu quân sự và phục vụ các nghành kinh tế quốc dân. các bản
đồ địa hình là các tài liệu cơ bản dung để thành lập bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn.
Nhu cầu sử dụng bản đồ với các mục đích khác nhau nên tỷ lệ bản đồ
cũng được thành lập ở các tỷ lệ khác nhau ví dụ: để lập một kế hoạch chung
cho một công trình xây dựng thường dùng loai bản đồ địa hình khái quát.
Nhưng để khảo sát công trình và thiết kế các công trình thì người ta lại dùng
bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình hoặc tỷ lệ lớn.
Để giải quyết một công tác khảo sát thiết kế, nào đó về tổ chức kinh tế
hoặc bảo vệ đất nước, người ta dùng một bộ bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau của
từng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy yêu cầu nội dung của bản đồ địa hình ở các
tỷ lệ khác nhau phải phù hợp với nhau.
1.1.2. Mục đích sử dụng
Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1



7

Bản đồ địa hình được dùng làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ
chuyên đề, bản đồ địa lý chung có tỉ lệ nhỏ hơn.
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500 và 1/1000 để lập thiết kế kỹ thuật các xí
nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện, dùng để tiến hành công tác thăm
dò và tìm kiếm thăm dò chi tiết, tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích.
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2000 và 1/5000 được dùng để thiết kế mặt bằng
của các thành phố và các điểm dân cư khác, được dùng trong công tác quy
hoạch…
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/10000 và 1/25000 thường dùng trong công tác
quy hoạch ruộng đất, quản lý ruộng đất, khảo sát các phương án quy hoạch
thành phố, dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ôtô, làm cơ sở đo vẽ
thổ nhưỡng thực vật, thiết kế các công trình thủy nông…
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/50000 và 1/100000 được sử dụng trong lĩnh vực
kinh tế quốc dân, dùng trong công tác quy hoạch và tổ chức các vùng kinh tế,
dùng để nghiên cứu các vùng về địa chất thủy văn… Các bản đồ tỉ lệ
1/100000 là cơ sở địa lý thành lập các bản đồ chuyên đề tỉ lệ lớn và trung
bình.
1.1.3. Yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình
Yếu tố đặc trưng quan trọng của chất lượng một tờ bản đồ địa hình là độ
chính xác đo và vẽ bản đồ. Nếu độ chính xác của bản đồ quá thấp thì nó
không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, ngược lại nếu quy định độ chính xác quá
cao sẽ gây khó khăn cho công tác đo vẽ và tăng giá thành của sản phẩm. Người
ta thường đánh giá độ chính xác của bản đồ địa hình theo ba nội dung cơ bản đó
là:
+ Vị trí và độ cao các điểm khống chế trắc điạ các cấp.
+ Vị trí cùng các thông tin về nội dung địa vật.
+ Các yếu tố địa hình được thể hiện bằng đường đồng mức.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


8

- Độ chính xác lưới khống chế địa hình được đặc trưng bằng sai số
trung phương vị trí điểm so với điểm khống chế cấp cao hơn hoặc sai số vị trí
điểm khống chế cùng cấp. Lưới khống chế được xây dựng tuần tự nhiều cấp
thì sai số các cấp sẽ ảnh hưởng tổng hợp đến sai số vị trí điểm của cấp thấp
nhất. Sai số này thường yêu cầu nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ.
- Sai số vị trí của điểm tăng dày so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ
ngoại nghiệp gần nhất không được vượt quá quy định sau:
Về mặt phẳng ( tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập ).
± 0.2mm đối với vùng núi và núi cao
± 0.1mm đối với vùng đồng bằng và vùng đồi.
- Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của các điểm
đặc trưng địa hình và điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ gốc so với độ
cao của điểm khống chế đo vẽ gần nhất (điểm khống chế độ cao) không được
vượt quá quy định nêu ở bảng dưới đây (lấy khoảng cao đều của đường bình
độ làm đơn vị)( Bảng 1.1)
Trong trường hợp đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1/500, 1/1.000 ở vùng có độ dốc
trên 100, đo vẽ bản đồ tỷ lệ từ 1/2.000 đến bản đồ tỷ lệ 1/25.000 ở vùng có độ
dốc 150 thì số đường bình độ phải phù hợp với độ cao xác định tại chỗ thay
đổi độ dốc và phải phù hợp với độ cao của các điểm đặc trưng địa hình. Đối
với các khu vực ẩn khuất, đầm lầy, bãi cát không ổn định v.v… các sai số nói
trên cho phép tăng thêm 1.5 lần. ( Bảng 1.2)
Sai số trung bình vị trí điểm tăng dày so với điểm khống chế đo vẽ ngoại
nghiệp gần nhất không vượt quá quy định sau:


Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


9

Bảng 1.1 Sai số trung bình về độ cao đường bình độ
Khoảng cao
đều (m)
1/500
1/4
1/4
1/4
-

0.25
0.5
1.0
2.5
5.0
10.0

Sai số trung bình về độ cao đường bình độ
So với khoảng cao đều
1/1000 1/2000 1/5000 1/10000 1/25000
1/4
1/4
1/3

1/4
1/3
1/4
1/3
1/3
1/3
1/2
1/3
1/3

Bảng 1.2 Sai số trung bình về độ cao điểm tăng dày so với khỏng cao đều
Khoảng cao

Sai số trung bình về độ cao điểm tăng dày

đều(m)

So với Khoảng cao đều
1/500

1/1.000

1/2.000

1/5.000 1/10.000 1/25.000

0.5

1/5


1/5

-

-

-

-

1

1/5

1/5

1/5

1/5

1/5

-

2.5

-

-


-

-

1/4

1/4

5

-

-

-

-

1/3

1/3

10

-

-

-


-

-

1/3

Khi kiểm tra, sai số lớn nhất không vượt quá sai số giới hạn. Số lượng sai
số có giá trị bằng sai số giới hạn không được vượt quá 10% tổng số các
trường hợp kiểm tra. Các sai số trong mọi trường hợp không được mang tính
chất hệ thống.
Sai số giới hạn của điểm tăng dày quy định là 2 lần sai số trung bình
nói trên. Khi kiểm tra, sai số lớn nhất về vị trí của điểm tăng dày không
vượt quá sai số giới hạn và số lượng sai số có giá trị bằng sai số giới hạn
không vượt quá:
Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


10

Về mặt phẳng: 5% tổng số các trường hợp.
Về độ cao

: 5% tổng số các trường hợp ở vùng quang đãng.
10% tổng số các trường hợp ở vùng ẩn khuất đầm

lầy, bãi cát không ổn định …
- Độ chính xác về vị trí mặt bằng các điểm địa vật đặc trưng đươc
đánh giá bởi sai số trung phương vị trí điểm của chúng so với điểm khống

chế trắc địa gần nhất quy định sai số này không lớn quá 0,5mm trên bản đồ
đối với địa vật rõ nét, và 0,7mm trên bản đồ đối với địa vật không rõ nét.
Khi thành lập bản đồ ở vùng đã xây dựng cơ bản, xây dựng theo quy
hoạch và xây dựng những công trình mang tính chất cố định, thì sai số
tương hỗ vị trí giữa các điểm địa vật quan trọng (như các công trình chính,
các toà nhà các địa vật quan trọng…) không được vượt quá 0.4 mm.
- Độ chính xác về độ cao của điểm bất kỳ được nội suy từ độ cao các
đường đồng mức. Sai số trung phương độ cao của điểm bất kỳ không vượt
quá 1/4 khoảng cao đều đường đồng mức khi độ dốc < 2 0 ; 1/3 khoảng cao
đều đường đồng mức khi độ dốc < 2 0 đến 60; và 1/2 khoảng cao đều có độ
dốc > 60
Dưới đây là các quy định khoảng cao đều của các đường bình độ trên
bản đồ.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


11

Bảng 1.3 Quy định khoảng cao đều của các đường bình độ trên bản đồ
TT

Tỷ lệ bản đồ

Khoảng cao đều (m)
Nhỏ nhất

Trung bình


Lớn nhất

1

1/2 000

0.5

1

2

2

1/5.000

1

2

5

3

1/10.000

2.5

2.5


5

4

1/25.000

2.5

5

10

5

1/50.000

10

10

20

6

1/100.000

20

20


40

7

1/200.000

20

20

40

8
9

1/500.000
1/1.000.000

50
50

50
100

100
200

Ngoài các điểm đặc trưng địa hình, trên bản đồ phải có các điểm ghi chú
độ cao. Số lượng điểm đặc trưng địa hình và ghi chú điểm độ cao trên 1 dm 2

bản đồ không ít hơn 10 điểm khi đo vẽ ở vùng núi, và 15 điểm khi đo vẽ ở
vùng đồng bằng. Trong các trường hợp đặc biệt như khi đo vẽ ở vùng dân cư
dày đặc, vùng có địa hình biến đổi đều và có quy luật… thì số lượng điểm nêu
trên cũng được giảm bớt nhưng cũng không ít hơn 8 điểm khi đo vẽ ở vùng
núi, và 10 điểm khi đo vẽ ở vùng đồng bằng. Nội dung trên bản đồ tỷ lệ lớn
luôn thể hiện một cách đầy đủ chính xác hơn các bản đồ tỷ lệ nhỏ. Do đó
ngay từ khâu khảo sát địa hình, lập lưới khống chế trắc địa đến điều vẽ biên
tập bản đồ luôn đòi hỏi độ chính xác cao.
- Đảm bảo độ chính xác cao theo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại
tỷ lệ bản đồ.
- Thể hiện đầy đủ chi tiết các yếu tố nội dung theo đúng yêu cầu kỹ thuật
đối với từng loại bản đồ.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


12

- Bản đồ địa hình cần phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng dễ dàng
nhanh chóng ngoài thực địa.
- Các yếu tố biểu thị trên bản đồ đòi hỏi phải đầy đủ, tỷ mỉ, chính xác. Mức
độ thông tin phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu đo.
- Chất lượng của bản đồ phải có chất lượng cao để bảo quản, lưu trữ
được lâu dài.
Để phù hợp độ chính xác khi thành lập bản đồ địa hình người ta quy định các
loại tỷ lệ sau:
Đối với vùng đồi, núi thành lập bản đồ tỷ lệ: 1/ 25.000 đến 1/5.000
Đối với vùng đồng bằng thành lập bản đồ tỷ lệ: 1/ 5.000 đến 1/1.000

Đối với khu vực đô thị thành lập bản đồ tỷ lệ: 1/ 1.000 đến 1/ 200
1.2. Nội dung của bản đồ địa hình
Nguyên tắc tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình của “Cục Đo
đạc và bản đồ nhà nước suất bản năm 1976”và tiêu chuẩn nghành quy phạm
đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 phần ngoài trời của “Cục Đo đạc
và bản đồ nhà nước xuất bản năm 1990” và các văn bản hiện hành.
Các nội dung cơ bản biểu thị trên bản đồ địa hình là:
-

Các điểm khống chế trắc địa

-

Các điểm dân cư

-

Các đối tượng kinh tế, văn hoá xã hội

-

Đường giao thông và các đối tượng liên quan

-

Hệ thống thuỷ hệ và các đối tượng liên quan

-

Dáng đất và chất đất


-

Thực vật
Ranh giới, địa giới
Ghi chú thuyết minh

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


13

Tất cả các đối tượng nói trên tuỳ theo hình dạng, kích thước, tính chất
của đối tượng để biểu thị bằng ký hiệu đặc trưng tương ứng hoặc ghi chú đặc
trưng tính chất. Ký hiệu bản đồ được chia làm 3 loại:
- Ký hiệu theo tỷ lệ (các ký hiệu có kích thước của đồ hình mặt phẳng tỷ
lệ với kích thước của địa vật)
- Ký hiệu nửa tỷ lệ (các ký hiệu chiều rộng quy ước, chiều dài trùng với
thực tế )
- Ký hiệu phi tỷ lệ (những ký hiệu quy ước có tâm trùng với tâm của địa vật
nhưng kích thước hoàn toàn không tương ứng với kích thước thực tế của địa vật)
Bản đồ địa hình được in bằng 4 màu. Màu đen, màu lơ, màu nâu, màu
be. Riêng các màu nền dùng tơram như sau:
- Lòng khối nhà chiụ lửa in bằng tơram kẻ nâu 30%
- Lòng khối nhà kém chịu lửa in bằng tơram chấm đen 10%
- Lòng sông, hồ, ao, biển in bằng tơram chấm lơ 15 %
- Lòng đường lát bê tông, nhựa in bằng nâu
- Nền rừng phát triển ổn định, nền vùng cây trông thân gỗ, thân dừa cọ,

độ phủ làng và nghĩa trang, công viên thì in bằng màu ve tơram 35 %
- Nền rừng non, tái sinh, rừng thưa, rừng cây bụi rậm,…in màu ve tơram 15%
1.2.1. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình
1.2.1.1 Về tỷ lệ bản đồ địa hình
Tỷ lệ bản đồ xác định mức độ thu nhỏ của bề mặt Trái đất khi biểu thị
lên bản đồ, tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài một đoạn thẳng trên bản đồ và
chiều dài thực của nó ngoài thực địa, ký hiệu là: 1: Mbđ

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


14

S bd
S td

1
M bd

=

Có 2 phương pháp thể hiện tỷ lệ:
- Tỷ lệ số: Thể hiện bằng một phân số mà tử số bằng 1 còn mẫu số là số
cho thấy mức độ thu nhỏ của bề mặt trái đất, tỷ lệ này thường được viết dưới
dạng 1:1000 hoặc 1/1000.
- Tỷ lệ chữ: Nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ tương ứng với
khoảng cách là bao nhiêu ở ngoài thực địa, tỷ lệ này được ghi là: 1 cm trên
bản đồ tương ứng với tỷ lệ nhất định.

1.2.1.2. Cơ sở lưới chiếu
Bản đồ địa hình trước đây được thành lập trong phép chiếu GaussKruger (phép chiếu đồng góc) và hiện nay sử dụng phép chiếu UTM quốc tế
(phép chiếu hình trụ ngang đồng góc). Elipxoid quy chiếu quốc gia là
Elipxoid WGS-84 toàn cầu được xác định (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt
Nam trên cơ sở sử dụng các điểm GPS cạnh dài có độ cao thủy chuẩn phân bố
đều trên lãnh thổ. Trong đó Elipxoid WGS-84 có kích thước:
- Bán trục lớn:
- Độ dẹt:
- Tốc độ quay quanh trục:

a = 6378137.0 m
α = 1: 298.257223563
w = 729115.10-11 radian/s

Kinh tuyến gốc (00) được quy ước là kinh tuyến đi qua đài thiên văn
Greenwich.
Điểm gốc của hệ tọa độ mặt phẳng có X = 0 km, Y = 500 km (chuyển
trục Y về phía Tây 500 km so với kinh tuyến trục của múi chiếu).
Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao ở Hòn Dấu - Hải Phòng.
Điểm gốc tọa độ quốc gia: Điểm N00đặt tại Viện Nghiên cứu Địa
Chính.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


15

Các công thức và thông số tính chuyển hệ tọa độ phẳng của phép chiếu

Gauss-Kruger sang UTM quốc tế:
XUTM = K0.XG
YUTM = K0.(YG -500.000) + 500.000
γUTM = γG
MUTM = K0.MG
Trong đó: K0 = 0.9996 dùng cho múi chiếu 60
K0 = 0.9999 dùng cho múi chiếu 30
XUTM,YUTM là tọa phẳng của lưới chiếu UTM
XG, YG là tọa độ phẳng của lưới chiếu Gauss-Kruger
γUTM, γG là góc lệch kinh tuyến tương ứng của lưới chiếu UTM và lưới chiếu
Gauss-Kruger.
MUTM, MG là tỷ lệ biến dạng chiều dài tương ứng của lưới chiếu
UTM và Gauss-Kruger
1.2.1.3 Về hệ thống toạ độ, độ cao bản đồ địa hình
+ Hệ thống khống chế toạ độ nhà nước bao gồm:
- Lưới toạ độ nhà nước hạng I, II, III,
- Lưới toạ độ cơ sở tương đương với lưới toạ độ hạng III.
- Lưới toạ độ giải tích cấp I,II.
- Lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ cấp I,II.
+ Hệ thống khống chế độ cao của nhà nước bao gồm:
- Lưới độ cao nhà nước hạng I,II,III
- Lưới độ cao kỹ thuật.
- Lưới độ cao đo vẽ.
Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


16


Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


17

1.2.2. Hệ thống giao thông
Trên các bản đồ địa hình thể hiện mạng lưới đường sá tỷ mỉ về khả năng
giao thông và trạng thái, cấp hạng đường của đường. Mạng lưới đường sá
được thể hiện chi tiết hay là tổng quát tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ. Trên bản đồ
địa hình mạng lưới đường sá được phân ra thành nhiều loại gồm: đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ.
- Đường sắt được phân chia theo độ rộng của các đường ray, theo số
đường ray, trạng thái của đường. Trên đường sắt phải biểu thị được các thiết
bị liên quan nhà ga, trang thiết bị phụ thuộc đường sắt như tháp nước, trạm
canh, các đoạn đường ngầm, các đoạn đường đắp cao, xẻ sâu, cầu cống v.v…
- Đường bộ được phân chia thành các cấp đường như đường quốc lộ, tỉnh lộ
,huyện lộ các đường cấp phối, đường đất lớn, đường đất nhỏ, đường mòn.
Ngoài ra còn thể hiện rõ độ rộng lòng đường, độ rộng nền đường chất liệu rải
mặt và ghi chú tên đường (nếu có).
- Các đường mòn trên các bản đồ tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn thể hiện tất cả các
con đường, trên các bản đồ tỷ lệ 1:25.000 thì thể hiện có sự lựa chọn như con
đường trên đồng ruộng và ở những nơi đường sá có mật độ cao. Còn ở các
bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn thì sự lựa chọn phải có sự khái quát cao hơn.
- Hệ thống giao thông đường thuỷ biểu thị các bến phà, bến đò, âu thuyền, bến
lội và hướng đi của nó đồng thì biểu thị các thiết bị phụ thuộc như đèn báo,
phao tín hiệu.
- Khi lựa chọn phải xét được ý nghĩa của các đường sá, phải biểu thị
những con đường đảm bảo mối liên hệ giữa các vùng dân cư với nhau, các nhà

ga xe lửa, bến tàu, bến xe, sân bay và các con đường dẫn đến nguồn nước.
- Đặc điểm là khi biểu thị mạng lưới đường sá trên bản đồ địa hình là phải
truyền đạt chính xác thông tin đảm bảo chất lượng theo đúng tỷ lệ bản đồ.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


18

1.2.3. Hệ thống thủy văn
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỷ mỉ trên bản đồ địa hình. Biểu thị
các đường bờ, đường bờ nước, đường mép nước và các đối tượng liên quan.
Trên bản đồ địa hình biểu thị tất cả các sông suối có chiều dài từ 1 cm
trở lên kể cả sông suối, ao hồ chỉ có nước theo mùa. Các đoạn sông suối chảy
ngầm, các kênh đào, mương máng, ao hồ các nguồn nước tự nhiên và nhân
tạo. Biểu thị các đường bờ nước, đường mép nước ổn định và không ổ định ở
thời điểm đo vẽ đồng thời còn phải thể hiện các thiết bị phụ thuộc thuỷ hệ
như: Các bến lội, cầu cảng, cống, đập thuỷ điện, hệ thống đèn tín hiệu v.v…
Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được thể hiện bằng các đặc trưng, tính chất
và số lượng, độ mặn của nước, đặc điểm độ cao của đường bờ, độ sâu và độ
rộng của sông, tốc độ, lưu lượng nước chảy, chất đáy. Trên bản đồ sông suối
được thể hiện bằng một nét hay hai nét phụ thuộc vào độ rộng của nó ở thực
địa tuỳ theo tỷ lệ bản đồ cần thành lập.
1.2.4. Dân cư, kinh tế xã hội
Các điểm dân cư là một trong yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa hình
Các điểm dân cư được đăc trưng bởi kiểu cư trú, mật độ người cư trú
trên đơn vị hành chính. Kiểu cư trú thì phân ra làm các nhóm:
- Khu dân cư đông đúc như các thành phố, thị xã, thị trấn các điểm dân

cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố, ven đường, nơi nghỉ mát…)
- Khu dân cư nông thôn (thôn, ấp, các khu nhà tạm... được thể hiện trên
bản đồ địa hình bằng ký hiệu và ghi chú tên địa danh.
Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình thì phải biểu thị được
đặc điểm, đặc trưng của chúng về qui hoạch cấu trúc. Trên các bản đồ tỷ lệ
càng lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng tỷ mỉ, khi thu nhỏ tỷ lệ phải tiến
hành tổng quát hoá.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


19

Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 biểu thị tất cả các vật kiến trúc theo
hình dạng kích thước của chúng, đồng thời thể hiện được đặc điểm của địa
vật, tính chất của vật liệu xây dựng. Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 …các
điểm dân cư được thể hiện bằng quy ước ký hiệu các ngôi nhà và các kiến
trúc riêng biệt. Tuy nhiên phải có sự lựa chọn ưu tiên biểu thị các địa vật quan
trọng. Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/50.000 thì sự biểu thị không
phải chủ yếu là các vật kiến trúc riêng biệt mà là các ô phố. Trong đó đặc
trưng số lượng được khái quát. Với bản đồ 1:100.000 thì các ngôi nhà trong ô
phố không được thể hiện. Sự biểu thị các đường phố với độ rộng quy định
(0.5

÷

0.8 mm) điều này mang đến sự ảnh hưởng là giảm diện tích các ô phố


trên bản đồ.
Trên bản đồ địa hình biểu thị các công trình xây dựng có dạng kiến trúc
cổ có ý nghĩa lịch sử, văn hoá đình chùa, đền, miếu… Các công trình văn hoá
trường học, bệnh viện, sân vận động, công viên… Các công trình kinh tế như
nhà máy, xí nghiệp, các đường điện cao thế ghi chú đầy đủ về số lượng dây,
điện áp… Đường dây thông tin, đường cáp quang các trạm thu phát sóng các
bãi vật liệu... tất cả các đối tượng trên phải biểu thị chính xác trên bản đồ.
1.2.5. Địa hình
Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ.
Khoảng cao đều được quy định theo từng tỷ lệ bản đồ. Cần thể hiện đầy đủ
các tính chất đặc trưng của địa hình đảm bảo cho mục đích sử dựng đặc biệt là
ở đồng bằng. Khi cần thiết có thể biểu thị thêm các đường bình độ phụ (bình
độ nửa khoảng cao đều) và đường bình độ bổ sung. Trong nhiều trường hợp
người ta còn tăng dày khoảng cao đều cơ bản, khoảng cao đều lớn nhất
thường dùng cho các vùng núi cao.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


20

- Theo độ dốc địa hình thì khoảng cao đều đường bình độ được quy định
cho từng loại tỷ lệ bản đồ như bảng dưới đây.

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1



21

Bảng 1.4 Quy định khoảng cao đều cho từng tỷ lệ
Tỷ lệ bản đồ
thành lập
1 : 100.000
1 : 50.000
1 : 25.000
1 : 10.000
1 : 5.000
1 : 2.000

Từ 00 đến 20
10 m
5m
2.5 m
1.0 m
0.5 - 1.0 m
0.5 - 1.0 m

Độ dốc địa hình
Từ 20 đến 60 Từ 60đến150 Từ 150 trở lên
20 m
40 m
10 m
10 m
20 m
40 m
2.5 m

5m
10 m
1.0 - 2.5 m
2.5 – 5.0 m
5.0 - 10 m
1.0 - 2.5 m
2.5 – 5.0 m
2.5 – 5.0 m
0.5 - 2.5 m
2.5 m
2.5 m

Trên bản đồ phải biểu thị đầy đủ các dạng địa hình có liên quan đến sự
hình thành tự nhiên như: hố castơ, hang động, vách đá, khe sói, bãi bồi… và các
địa hình nhân tạo như : chỗ đào sâu, chỗ đắp cao, các loại đê, đập ngăn nước...
Trước tiên cần xác định đặc điểm chung của dáng đất và phân loại dạng
địa hình cơ bản đặc trưng cho dáng đất, chỉ ra các điểm quan trọng phản ánh
được đặc điểm độ dốc của các đường phân thuỷ, tụ thuỷ, nơi yên ngựa, chỗ
thay độ dốc.
Để đặc biểu thị chi tiết, nét đặc trưng đầy đủ hơn cho địa hình trên bản
đồ người ta còn ghi chú điểm độ cao đặc trưng, độ cao của các điểm có tính
chất khống chế địa hình, trên các đường bình độ ở đỉnh, ở yên ngựa hoặc ở
nơi dạng địa hình không rõ ràng người ta còn đặt vạch chỉ dốc. Những yếu tố
dáng đất mà đường bình độ không thể hiện rõ được thì được biểu thị bằng các
ghi chú thuyết minh ví dụ: hố castơ, tỷ cao của vách đá dựng đứng, bãi đá
ngầm...Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung
và những dạng địa hình cơ bản và đặc trưng của nó.
- Chất đất trên bản đồ địa hình cần thể hiện các bãi cát nổi, chìm các dạng
đầm lầy nước ngọt, nước mặn rễ qua hay khó qua, ghi chú độ sâu của chúng.
1.2.6. Ranh giới hành chính


Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


22

Đường địa giới hành chính các cấp phải biểu thị trên bản đồ địa hình.
Các đường ranh giới phân chia hành chính đòi hỏi phải biểu thị rõ ràng trên
nguyên tắc tôn trọng lich sử để lại thông thường chọn các địa vật hình tuyến,
các đường phân thuỷ, tụ thuỷ các sông, suối…có tính chất ổn định lâu dài dễ
nhận biết để biểu thị đường địa giới hành chính các cấp.
Ranh giới hành chính được phân loại theo cấp hành chính gồm:
- Ranh giới lãnh thổ, lãnh hải
- Ranh giới tỉnh, thành phố
- Ranh giới quận, huyện, thị xã
- Ranh giới xã, phường, thị trấn
Khi biểu thị đường địa giới quốc gia vẽ xác định hay chưa xác định đều
phải thống nhất với tài liệu quản lý địa giới của chính phủ. Đường địa giới các
cấp hành chính phải được Uỷ ban nhân dân hai địa phương liền kề nhau nhất
trí thống nhất bằng văn bản.
Đối với bản đồ tỷ lệ lớn phải biểu thị tất các mốc địa giới hành chính
lên bản đồ. Ngoài ra biểu thị ranh giới khu cấm, khu di tích lịch sử. Khu bảo
tồn thiên nhiên…
- Ranh giới thực vật, thổ nhưỡng: các khu rừng, các thảm thực vật các
khu vực sản xuất vật liệu, bãi lầy...
- Ranh giới tường rào Thành lũy, tường xây, hàng rào cây sống, các
loại địa vật này biểu thị tính chất, kiểu cách cũng như quy mô của ranh giới.
1.2.7. Lớp phủ thực vật

Trên các bản đồ địa hình thể hiện các loại rừng nguyên sinh, rừng trồng,
rừng tái sinh, rừng bụi rậm, rừng ngập mặn...Các vườn cây công nghiệp, nông
nghiệp, đồng cỏ, thảo nguyên…Từng loại rừng được biểu thị bằng ký hiệu đặc
trưng tương ứng và ghi chú các thông số như: Tên cây đặc trưng, chiều cao cây,

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


23

đường kính thân cây, giãn cách giữa các cây, tính chất cây như cây lá rộng, cây
lá kim
Các rừng, vườn cây công nghiệp đươc thể hiện cây trồng lâu năm cây
ăn quả hay cây lấy gỗ.
Cây trồng nông nghiêp biểu thị loai cây lúa, màu.v.v…
Đồng cỏ phân ra đồng cỏ cao trên 1m và cỏ dưới 1m. Thảo nguyên
phân ra thảo nguyên có cây, thảo nguyên bán hoang mạc, thảo nguyên có đá.
Khi tiến hành biểu thị thảm thực vật đều phải tiến hành lựa chọn và
khái quát việc chọn lọc dựa theo tiêu chuẩn kích thước diện tích để thể hiện
trên bản đồ, theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình đối với rừng có diện
tích từ 15 mm2 trên bản đồ trở lên đều phải biểu thị. Những khu vực có diện
tích chiếm 2 cm2 thì phải có thêm ký hiệu loại cây, độ cao cây, đường kính
thân cây, giãn cách giữa cách cây. Đối với khu vực có diện tích từ 4 cm 2 trở
lên phải ghi chú tên cây.
Tuỳ theo các loại thảm thực vật khi biên tập bản đồ tiến hành lồng màu
cho đúng quy định
1.2.8. Điểm khống chế trắc địa
Cơ sở lưới khống chế trắc địa nhà nước được thực hiện trong phép

chiếu thống nhất. Lưới khống chế toạ độ, độ cao phát triển từ các điểm hạng
cao Nhà nước (cấp hạng I, II, III ) các điểm toạ độ được đo nối bằng các loại
máy toàn đạc, toàn đạc điện tử, máy đo GPS …
Các điểm độ cao được xác định bằng phương pháp đo cao hình học và
đo cao lượng giác
Các vật phương vị trong khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh
chóng và chính xác trên bản đồ ví dụ: Các toà nhà cao tầng, nhà thờ, ống khói
nhà máy… một số đia vật không nhô cao so với mặt đất nhưng dễ dàng nhận
biết (cây độc lập, ngã ba, ngã tư đường, lô cốt ...)
Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


24

Tất cả các điểm khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước, các điểm địa chính
cơ sở, được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đánh giá là tương đương với III
hạng của nhà nước, đều phải thể hiện trên bản đồ
1.2.9. Ghi chú thuyết minh
Trên bản đồ địa hình khi dùng ký hiệu để biểu thị chưa thể hiện hết các
yếu tố tính chất, định tính, định lượng thì cần phải dùng ghi chú thuyết minh
để thể hiện của các yếu tố nội dung như địa danh, độ rộng, độ dài, tỷ cao, tỷ
sâu. v.v…
Tất cả các ghi chú đều ghi theo tiếng việt. Các địa danh vùng dân tộc ít
người ghi bằng chữ dân tộc tương ứng (nếu có) đặt ghi chú bên phải ký hiệu
trường hợp không đủ chỗ ghi chú thì chọn chỗ khác nhưng phải rõ ràng dễ
đọc. Các ghi chú theo địa vật hình tuyến hay theo rải như tên biển, vịnh, sông,
hồ các dãy núi v.v...cần đảm bảo hướng của địa vật như sau:
- Khi hướng của địa vật là Đông -Tây thì đầu chữ quay về hướng bắc

- Khi hướng của địa vật là Nam- Bắc thì đầu chữ quay về hướng tây
- Khi hướng của địa vật là Tây - Nam - Đông Bắc thì đầu chữ quay về
hướng Tây - Bắc
- Khi hướng của địa vật là Tây - Bắc- Đông Nam thì đầu chữ quay về
hướng Đông - Bắc
Trường hợp ghi chú đường cong kéo dài của địa vật, khi xếp sắp chữ
tránh không để đầu chữ chúc xuống dưới.
1.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
Trong các nghành khoa học ứng dụng thì khoa học thành lập bản đồ là
một ngành có nhiều đặc thù riêng biệt, cho ra các sản phẩm đa dạng, đa tỷ lệ,
phục vụ cho nhiều nghành khoa học với mục đích khác nhau như: Quân sự,

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


25

quản lý hành chính, thiết kế xây dựng… Lịch sử phát triển của ngành đã hình
thành nên các phương pháp thành lập bản đồ được tổng quát như sau :

Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình

Phương pháp đo trực tiếp ngoài thựcPhương
địa pháp biên tập từ BĐ tỷ lệ lớn

Phương pháp đo ảnh

Phương pháp toàn đạc

Phương pháp bàn đạc Phương pháp Phương pháp phối
Phương
hợp pháp đo ảnh lập thể
GPS
Phương pháp toàn đạc

Phương pháp
Đo ảnh tương tự

Phương pháp đo ảnh giải tích
Phương pháp đo ảnh số

Hình 1.1 Các phương pháp thành lập bản đồ

Đỗ Đức Cường

ĐH2TĐ1


×