Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

BAO CAO THỰC TẬP BẢO TRÌ MÁY VI TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.1 KB, 55 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Theo kế hoạch đào tạo cuả nhà trường sinh viên hệ chính quy ngành CNTT khoá
Tin K7, chúng em đã được thực tập tại Sở xây dựng Thanh Hoá từ ngày 08/04/2013
đến ngày 30/05/2013 với mục đích là trang bị và củng cố cho mình những kiến thức
thực tế cả lý thuyết và thực hành rất cần thiết cho công việc sau khi ra trường.
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên trách thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao…nên đòi hỏi rất cao
năng lực tác nghiệp của đội ngũ cán bộ, công nhân viên toàn cơ quan, trong đó việc
ứng dụng hệ thống máy vi tính trong công việc nhằm nâng cao được hiệu quả trong
công việc, để đạt được hiệu quả như mong muốn thì công việc bảo trì và nâng cấp
hệ thống máy vi tính của cơ quan phải được tiến hành thường xuyên theo định kì để
phục vụ cho công việc của toàn cơ quan luôn ổn định và đạt kết quả cao. Với mong
muốn được học hỏi, thực nghiệm những kiến thức đã học vào vào thực tế chúng em
đã chọn “bảo trì và nâng cấp hệ thống máy vi tính” làm đề tài thực tập cuối khoá
cho mình và Sở xây dựng Thanh Hoá là nơi để chúng em thực hiện được mong
muốn trên. Tại đây chúng em đã được thực tập thực hành trên các máy vi tính của
các phòng ban các chuyên đề thực hành như: Bảo trì và nâng cấp máy vi tính, chẩn
đoán các lỗi thường gặp và cách khắc phục của máy vi tính cả phần cứng và phần
mềm hệ thống.
Chúng em xin trân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Xuân Đài phụ trách hướng dẫn
nhóm chúng em hoàn thành tốt chương trình thực tập cuối khoá đầy ý nghĩa này..
Trong thời gian thực tập ở cơ quan chúng em đã sử dụng những kiến thức đã tích luỹ
được trong quá trình học tập, công tác chúng em đã vận dụng một cách triệt để những
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của mình đã được học vào công việc, em đã học
hỏi được những kiến thức thực tế - đây là những bước đi đầu tiên để sau khi tốt
nghiệp ra trường chúng em sẽ trở thành những cán bộ, nhân viên có năng lực, có trình
độ chuyên môn vững vàng. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Cán bộ, Công


nhân viên toàn cơ quan đã giúp đỡ chúng em rất nhiều trong thời gian thực tập qua
đó giúp chúng em đã hoàn chỉnh bản báo cáo thực tập cuối khoá đúng kế hoạch của
nhà trường.
Thanh Hoá, ngày 13 tháng 05 năm 2013
Nhóm sv thực tập
Nhóm 5 - Lớp k7


2

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “Bảo trì và nâng cấp máy vi tính “
1.1. Lý do chọn đề tài.
Là một sinh viên công nghệ thông tin, chúng em rất mong được đóng góp chút công
sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển của nền công nghệ thông tin của nước nhà.
Một trong những vấn đề quan trọng bậc nhát dể hệ thống máy vi tính có thể hoạt
động bền bỉ, ổn định đó là bảo, nâng cấp và khắc phục được các sự cố thường
xuyên xảy ra. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có
chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô
thị, khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ cho sự phát triển chung của đát nước vì
vậy hệ thống máy vi tính ở đây được đầu tư từ rất sớm và đồng bộ phục vụ tốt cho
công việc được thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm được nhân, vật, lực cho đất nước.
Nhận thấy được tầm quan trọng của của máy vi tính đối với công việc của quan lên
chúng em đã chọn Sở xây dựng Thanh Hoá làm địa điêmt thực tập với đề tài “ Bảo
trì và nâng cấp máy vi tính” làm đề tài thực tập cuối khoá cho mình với mong muốn
dó.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài.
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Củng cố lý thuyết, nâng cao kỹ năng thực hành.

- Công việc bảo trì và nâng cấp rất quan trọng đối với máy vi tính để hệ thống được
hoạt động bền bỉ và ổn định hơn nếu được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và định
kì.
- Giúp ta có thể hiểu biết rõ hơn về máy vi tính, khắc phục được các sự cố từ đó
nâng cao được hiệu năng sử dụng phục vụ tốt nhất cho công việc của chúng ta một
cách ỏn định, nhanh chóng và mang lại hiệu quả sử dụng cao.
- Qua đề tài ta có thể ứng dụng nó vào trong công việc của mình giúp mình tiết
kiệm thời gian và công sức.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Thông qua đề tài giúp người sử dụng nâng tầm hiểu biết, nâng cao được hiệu quả
sử dụng của máy vi tính trong công việc của mình.
- Nâng cao các kĩ năng bảo trì và nâng cấp, nhận biết và xử lý được các các sự cố
mà hệ thống máy vi tính thường hay gặp phải.
- Nâng cao sự hiểu biết và củng cố những kiến thức lý thuyết.
1.3. Phương pháp thực hiện.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết, thực hành đã được học.
- Thu thập một số tài liệu, kinh nghiệm đã học hỏi và qua việc thực hành đã tích luỹ
được qua thời gian thực tập quý giá này.
- Tìm hiểu qua một số tài liệu sách, báo, tạp chí công nghệ thông tin và trên
Internet…
- Tham khảo ý kiến đánh giá và hướng dẫn của các Thầy Cô giáo, Cán bộ công
nhân viên tại đơn vị thực tập, bạn bè, qua mạng internet…
2. Địa điểm thực tập
- Được sự cho phép của Ban giám hiệu, khoa CNTT-TT, khoa Tại chức Trường
Đại học Hồng Đức
- Được sự cho phép và tiếp nhận của Sở xây dựng Thanh Hoá nhóm chúng em
được thực tập tại đây theo giấy giới thiệu của Trường Đại Học Hồng từ ngày
08/04/2013 đến ngày 30/05/2013.



3

Chương I: KHẢO SÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1. Tổ chức hành chính, nhân sự của cơ quan nơi thực tập
1.1.1. Tổ chức hành chính:
Khảo sát, tìm hiểu hoạt động chuyên ngành của cơ quan nơi chúng tôi thực tập như:
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở xây dựng Thanh
Hoá.
Sở xây dựng Thanh Hoá( Trước kia là Ty Kiến trúc Thanh Hoá) được Thành lập
ngày 23 tháng 01 năm 1960 theo Quyết định số 65/QĐ-TCCB của uỷ ban Hành
chính tỉnh Thanh Hoá.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở xây dựng được quy định
tại QĐ số 1062/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá
và Thông tư số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008.
1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở:

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở xây dựng Thanh Hoá
1.2. Vị trí và chức năng của Sở xây dựng Thanh Hoá:
Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng
tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
lĩnh vực: xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạ
tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên
cây xanh, nghĩa trang, chất thải rắn trong đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu công nghệ cao); phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất
động sản; vật liệu xây dựng; về các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền
của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.



4

1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở xây dựng Thanh Hoá:
Sở Xây dựng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị, các văn bản quy định việc phân công, phân cấp và
uỷ quyền trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở thuộc phạm vi trách nhiệm,
thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Dự thảo quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương
trình, dự án, công trình quan trọng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch
vùng, các quy hoạch phát triển ngành, chuyên ngành của cả nước;
- Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành
chính nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh, đảm
bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh
đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó
trưởng phòng của Phòng Quản lý đô thị, Phòng Công Thương thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp huyện sau khi phối hợp, thống nhất với các Sở quản lý ngành, lĩnh vực liên
quan.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
- Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị
trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy hoạch phát triển, kế hoạch, chương
trình, dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước

của Sở.
4. Về xây dựng:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây
dựng, gồm các khâu: lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình,
khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu (về khối lượng, chất lượng), bàn
giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của Uỷ ban
nhân dân tỉnh;
- Thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và
kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân cấp huyện và Uỷ ban
nhân dân cấp xã thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng
công trình theo phân cấp;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện năng
lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của
tổ chức (bao gồm cả các nhà thầu nước ngoài, tổ chức tư vấn nước ngoài, chuyên
gia tư vấn nước ngoài) tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh; theo dõi, xác
nhận, tổng hợp, thông tin về tình hình năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Thực hiện việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
theo quy định của pháp luật;


5

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo
quy định của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu đối với các dự án đầu tư xây
dựng công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh quy định việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình

xây dựng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng đối với các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Uỷ
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây
dựng trên địa bàn tỉnh;
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
(LAS-XD) trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra và kiến nghị xử lý
vi phạm (nếu có) với Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng về tình
hình quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây
dựng của các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự
cố công trình xây dựng theo phân cấp và phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh; theo
dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn
tỉnh; tổ chức lập để Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hoặc Sở công bố theo theo phân
cấp: các tập đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị xây dựng, giá vật liệu xây
dựng, giá khảo sát xây dựng, giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng, định
mức dự toán các công việc đặc thù thuộc các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
tỉnh chưa có trong các định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố; tham mưu, đề
xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định
mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư đối với các dự án đầu
tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương;
- Hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện
các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
m) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát,
thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền
quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng
kỹ thuật, công nghiệp vật liệu xây dựng theo phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra công
tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi

công và dự toán công trình xây dựng theo quy định về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;
- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh để
Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép đầu tư hoặc Uỷ
ban nhân dân tỉnh xem xét, cho phép đầu tư theo thẩm quyền; tổ chức thẩm định các
dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở trên địa bàn tỉnh để Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét,
chấp thuận đầu tư.
5. Về kiến trúc, quy hoạch xây dựng (gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch
xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, quy hoạch xây
dựng các cửa khẩu biên giới quốc tế quan trọng):


6

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc,
quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy
hoạch xây dựng;
- Tổ chức lập, thẩm định các Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp I; hướng dẫn và
phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc lập, thẩm định các Quy chế
quản lý kiến trúc đô thị cấp II; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Quy chế quản
lý kiến trúc đô thị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức lập, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hoặc tổ chức lập để
Uỷ ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đồ án quy
hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp; hướng dẫn
Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lập các đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn trên địa bàn xã;
- Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa

bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm: tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây
dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; cấp chứng chỉ quy
hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy
hoạch xây dựng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện hành
nghề kiến trúc sư, điều kiện năng lực của các cá nhân và tổ chức tham gia thiết kế
quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
6. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công
nghệ cao, bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý
nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, chất thải rắn trong đô thị,
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung
là hạ tầng kỹ thuật):
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách huy
động các nguồn lực, khuyến khích và xã hội hoá việc đầu tư phát triển, quản lý,
khai thác và cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; tổ chức thực hiện sau khi được
Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành;
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển và nâng cao
hiệu quả quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, các chỉ tiêu về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật
trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về lĩnh vực
hạ tầng kỹ thuật, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy
hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (như: quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát
nước, quy hoạch quản lý chất thải rắn.
- Tổ chức lập, thẩm định các loại đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn công tác lập và quản lý chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; tổ chức
lập để Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố hoặc ban hành định mức dự toán các dịch vụ
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh mà chưa có trong các định mức dự toán do Bộ

Xây dựng công bố, hoặc đã có nhưng không phù hợp với quy trình kỹ thuật và điều
kiện cụ thể của địa phương; tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng
dẫn việc áp dụng hoặc vận dụng các định mức, đơn giá về dịch vụ hạ tầng kỹ thuật


7

trên địa bàn tỉnh và giá dự toán chi phí các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật sử dụng nguồn
vốn ngân sách của địa phương;
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, sử
dụng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh
theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ
thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân
dân tỉnh;
- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về lĩnh
vực hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
7. Về phát triển đô thị:
- Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các đô thị, các điểm dân cư tập trung (bao
gồm cả điểm dân cư công nghiệp, điểm dân cư nông thôn) trên địa bàn tỉnh, đảm
bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia,
quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ
chức thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, giải
pháp nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng và phát triển các đô
thị đồng bộ, các khu đô thị mới kiểu mẫu, các chính sách, giải pháp quản lý quá
trình đô thị hoá, các mô hình quản lý đô thị; tổ chức thực hiện sau khi được Uỷ ban
nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển đô thị đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo sự phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (như:

các chương trình nâng cấp đô thị, bảo tồn và chỉnh trang đô thị cổ; các dự án cải
thiện môi trường đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị; các dự án đầu tư phát
triển khu đô thị mới...);
- Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại đô thị hàng năm theo các tiêu chí đã
được Chính phủ quy định và chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền quyết
định công nhận loại đô thị trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, khai thác sử
dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt, việc thực hiện quy chế
khu đô thị mới; hướng dẫn quản lý trật tự xây dựng đô thị;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu
tư phát triển đô thị; tổ chức vận động, khai thác, điều phối các nguồn lực trong và
ngoài nước cho việc đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh
theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về tình
hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.
8. Về nhà ở và công sở:
- Xây dựng các chương trình phát triển nhà ở của tỉnh, chỉ tiêu phát triển nhà ở và
kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
theo từng giai đoạn; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức lập, thẩm định quy hoạch
xây dựng hệ thống công sở các cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc thuộc
sở hữu nhà nước của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp
công lập trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo việc thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn xây dựng nhà ở, công sở, trụ sở
làm việc; hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, quy


8


chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, công sở, trụ sở làm việc trên
địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành
bảng giá cho thuê nhà ở công vụ, bảng giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, bảng
giá cho thuê, giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy
định tại các Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 và số 21/CP ngày 16
tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở; thực hiện chế độ
hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu
công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân
dân cấp huyện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu
công trình xây dựng theo phân cấp; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền
sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá
định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn tỉnh; tổ chức xây dựng, quản lý cơ sở dữ
liệu và cung cấp thông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước
trên địa bàn tỉnh.
9. Về kinh doanh bất động sản:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách phát
triển và quản lý thị trường bất động sản, các biện pháp nhằm minh bạch hoá hoạt
động giao dịch, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi
được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, ban hành;
- Hướng dẫn các quy định về: bất động sản được đưa vào kinh doanh; điều kiện
năng lực của chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ
thuật khu công nghiệp; hoạt động mua bán nhà, công trình xây dựng; hoạt động
chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp; hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản;
- Tổ chức thẩm định hồ sơ xin chuyển nhượng toàn bộ dự án khu đô thị mới, dự án
khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình

Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép
chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền;
- Kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, định
giá bất động sản, quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản; thực hiện việc cấp
và quản lý chứng chỉ môi giới bất động sản, chứng chỉ định giá bất động sản;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình, tổ chức xây dựng hệ thống thông tin về thị trường
bất
động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản trên
địa bàn tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản,
kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định của pháp luật.
10. Về vật liệu xây dựng:
- Tổ chức lập, thẩm định các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đảm
bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng quốc gia, quy
hoạch phát triển vật liệu xây dựng vùng, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ
yếu; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê
duyệt;


9

- Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng
sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng đã được phê duyệt trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: công nghệ khai thác, chế biến
khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản
xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu
xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công
của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về
an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sản làm
vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;
- Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với
các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo sự phân
công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá vật việu xây dựng được sản xuất, lưu
thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật;
- Theo dõi, tổng hợp tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu
xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng của
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
11. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực
quản lý của Sở; quản lý, chỉ đạo hoạt động và việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của
pháp luật.
12. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, tổ
chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trên địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của
pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
14. Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu
phục vụ công tác quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
được giao theo quy định của pháp luật.
15. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của
Sở đối với các Phòng Quản lý đô thị, Phòng Công Thương thuộc Uỷ ban nhân dân
cấp huyện và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ về Địa chính - Xây dựng thuộc
Uỷ ban nhân dân cấp xã; hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra chuyên ngành xây

dựng đối với Thanh tra xây dựng thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã (áp
dụng tại các thành phố có thí điểm thành lập Thanh tra chuyên ngành xây dựng đến
cấp xã).
16. Thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luật thuộc
ngành xây dựng, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các
trường hợp vi phạm; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng
chống tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo quy
định của pháp luật hoặc phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
17. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng và các cơ


10

quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo
thống kê tổng hợp ngành xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng và sự phân công
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng,
Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;
quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức
thuộc phạm vi quản lý của Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy
định của pháp luật.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước
được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của
Uỷ ban nhân.
1.4. Khảo sát về cơ sở vật chất CNTT của Sở xây dựng Thanh Hoá
Trong thời gian 2 tháng được thực tập tại cơ quan chúng em đã tìm hiểu cơ bản về

hệ thống máy vi tính của cơ quan cụ thể như sau:
* Máy chủ: số lượng 1, kết nối mạng LAN hoạt động theo mô hình khách/chủ
(client/server) có kết nối internet.
* Các máy trạm: số lượng 42 máy có kết nối tới máy chủ quản lý mạng LAN của
cơ quan
* Các thiết bị ngoại vi khác:
24 Máy in: 22 CANON- LBP 2900 (máy in thường), 2 Printer Canon Đa chức năng
MF4412 (Photo - In - Scan màu)
1 Máy fax: PANASONIC - KXFC 218
1 Modem: Modem ADSL TP-LINK TD-W8901G
3 Switch: SWITCH_L3-12port 10/100/1000 Layer 3 managed switch, GSM7312,
2 SWITCH L2 -16 port PLANET
43 bộ lưu điện: 42 SANTAK 1000VA , 1 SANTAK 5kva
1.4.1. Cấu hình phần cứng hiện tại của cơ quan:
- Cấu hình máy chủ: HP ML150 G6E5520 466133-371 TOWER 5U
Intel® Xeon® Processor E5520 (2.26 GHz, 8MB L3 Cache, 80W, DDR3-1066, HT,
Turbo 1/1/2/2)/ 4 GB (2 x 2 GB) PC3-10600E Unbuffered Advanced ECC memory/
Embedded HP NC107i PCI Express Gigabit Server Adapter/ HP Smart Array P410
controller w/256MB cache Raid/7.2K 3.5" MDL HDD/ 460W Non-Hot Plug, NonRedundant Power Supply (70% efficiency)/ HP Half-Height SATA DVD-ROM
Optical Drive, monitor LCD 19” HP
- Cấu hình các máy trạm:
Mainboard:
Intel 945GC Express chipset on VGA, audio, LAN
Processor:
Intel Pentium Dual Core E2180 (2.66Ghz, 800FSB, 1MB Cache)
Memory:
1GB DDR2/667MHz, Max 2GB hỗ trợ 2 khe cắm bộ nhớ
Hard disk:
160Gb Seagte Sata, 7200 rpm, 3Gb/s hard drive
Optical Drive:

DVD-Rom 16X Samsung
Audio Intergrated:
Realteck*ALC662, 6 kênh âm thanh
Graphics onboard :
Intel GMA 950-DVMT 224MB bộ nhớ cho đồ họa
Network:
10/100 Mbps Fast Ethernet (Gigabit Lan)
Front Productivity Port: 4 USB ports + Audio


11

Slot:
Monitor:
Case:
Power:
Keyboard, Mouse:

2 x 32-bit v2.3 master PCI bus slot
LCD 18.5” Samsung
FPT Elead ATX tower 38ºC (350 x 190 x 380mm)
Orient 500W
Missumi PS/2, Optical

1.4.2. Các phần mềm được sử dụng tại cơ quan:
* Máy chủ: số lượng 1
+ Hệ thống mạng của cơ quan là mạng nội bộ (LAN) hoạt động theo mô hình
khách/chủ (client/server) có kết nối internet.
+ Phần mềm hệ thống: Sử dụng hệ điều hành windows server 2003
+ Phần mềm ứng dụng: Sql server 2005, NET frammework 3.5, hệ thống quản lý

nhân sự, hệ thống tính toán kết cấu xây dựng…
* Các máy trạm: số lượng 42 máy có kết nối tới máy chủ quản lý mạng LAN và
internet của cơ quan.
+ Phần mềm hệ thống: Sử dụng hệ điều hành windows XP-sp3
+ Phần mềm ứng dụng: Officce 2003, AutoCAD 2006, IE, Firefox, và một số
phần mềm khác…
+ Phần mềm tiện ích :
- Phần mềm dọn rác : Ccleaner
- Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu: Norton Ghost
- Phần mềm diệt virut: bkav, kaspersky…
- Phần mềm hỗ trợ gõ chữ tiếng Việt: UniKey, Vietkey2000
- Phần mềm đọc file PDF: PDF-XChange PDF Viewer
- Phần mềm trình duyệt web: IE, Firefox
- Phần mềm tăng tốc download: IDM
- Phần mềm hỗ trợ trình duyệt web: Adobe Flash Player…


12

Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết của phần cứng máy vi tính
2.1.1. Các thiết bị cơ bản của hệ thống máy vi tính
Máy tính là một hệ thống gồm nhiều thiết bị được liên kết với nhau thông qua
một bo mạch chủ, sự liên kết này được điều khiển bởi CPU và hệ thống phần mềm
hướng dẫn, mỗi thiết bị trong hệ thống có một chức năng riêng biệt trong đó có ba
thiết bị quan trọng nhất là Mainboard, CPU và bộ nhớ RAM.

Sơ đồ tổng quát các thiết bị của hệ thống máy vi tính
+ Vỏ máy: là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn, Main
board, card… có tác dụng bảo vệ máy tính.

+ Nguồn điện: cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các thiết bị bên trong máy tính.
+ Mainboard: có chức năng liên kết các thành phần tạo nên máy tính và bảng mạch
lớn nhất trên máy vi tính.
+ CPU (Central Processing Unit): bộ vi xử lý chính của máy tính.
+ Bộ nhớ trong (ROM, RAM): là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực
tiếp cho việc xử lý của CPU, nó giao tiếp với CPU không qua một thiết bị trung
gian.
+ Bộ nhớ ngoài: là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU,
bao gồm các loại đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM… Khi giao tiếp với CPU nó phải
qua một thiết bị trung gian (thường là RAM) hay gọi là ngắt.
+ Màn hình: là thiết bị đưa thông tin có giao diện trực tiếp với người dùng. Đây là
thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính hay còn gọi là bộ trực (Monitor).
+ Bàn phím (Keyboard): thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng.
Đây là thiết bị nhập chuẩn của máy tính.
+ Chuột (Mouse): thiết bị điều khiển trong môi trường đồ họa giao diện trực tiếp
với người dùng.
+ Máy in (Printer): thiết bị xuất thông tin ra giấy thông dụng nhất.
+ Các thiết bị như card mạng, modem, máy FAX… phụ vụ cho việc lắp
đặt mạng máy tính và các chức năng khác.
2.1.2. Các thành phần cơ bản trên mainboard:


13

Đây là bảng mạch điện tử lớn nhất trong máy vi tính. Mainboard có chức năng liên
kết và điều khiển các thành phần được cắm vào nó. Đây là cầu nốt trung gian cho
quá trình giao tiếp của các thiết vị được cắm vào mainboard.
Khi có một thiết bị yêu cầu được xử lý thì nó gửi tín hiệu qua mainboard, ngược
lại khi CPU cần đáp ứng lại cho thiết bị cũng phải thông qua mainboard. Hệ thống
làm công việc vận chuyển trong mainboard gọi là bus được thiết kế theo nhiều

chuẩn khác nhau.
Một mainboard cho phép nhiều loại thiết bị khác nhau với nhiều thế hệ khác nhau
cắm trên nó.
Mainboard có rất nhiều loại do nhiều hãng sản xuất khác nhau như: Intel,
Compact, Asus, Gigabyte, Foxconn… mỗi hãng sản xuất có những ưu và đặc điểm
riêng cho mainboard của mình. Nhưng nhìn chung chúng có các thành phần và đặc
điểm giống nhau.
+ Khe cắm CPU: có hai loại cơ bản là Slot và Socket.
- Slot: là khe cắm dài như một thanh dùng để cắm các loại CPU đời cũ như
Pentium II, Pentium III… loại này chỉ có trên các mainboard đời cũ.
- Socket: là khe cắm hình chữ nhật (hoặc vuông) có lỗ hoặc các lá đồng nhỏ để tiếp
xúc với các chân của CPU khi cắm vào. Hiện nay đa số các CPU dùng socket 775,
Socket LGA 2011 (đời mới) tương thích với CPU Intel® Core™ i7…
+ Khe cắm RAM.
+ Bus: là đường dẫn thông tin trong bảng mạch chính, nối từ vi xử lý đến bộ mới và
các thẻ mạch, khe cắm mở rộng. Bus được thiết kế theo nhiều chuẩn khác nhau như
PCI, ISA, EISA, VESA…
+ Khe cắm bộ điều hợp: dùng để cắm các bộ điều hợp như card màn hình, card
mạng, card âm thanh… Chúng cũng gồm nhiều loại được thiết kế theo các chuẩn
như ISA, EISA,PCI…
+ ISA (Industry Standard Architecture): là khe cắm card dài cho card làm việc ở
chế độ 16 bit.
+ EISA (Extended Industry Standard Architecture): là chuẩn cải tiến của ISA để
tăng khả năng giao tiếp với Bus mở rộng và không qua sự điều khiển của CPU.
+ PCI (Peripheal Compoment Interface): là khe cắm ngắn dùng cho loại card 32 bit.


14

+ Khe cắm IDE (Intergrated Drive Electronics): có 2 khe cắm dùng để cắm cáp đĩa

cứng và CD – ROM.
+ Cổng cắm cáp Floppy: dùng để cắm ổ đĩa mềm.
+ Cổng ps2: nối bàn phím, chuột.
+ Cổng USB: kết nối các thiết bị ngoại vi bằng cổng usb
+ Các khe cắm nối tiếp sirial (thường là COM1 và COM2): sử dụng cho các
thiết bị nối tiếp như: chuột, modem… Các bộ phận này được sự hỗ trợ của các chip
truyền nhận không đồng bộ vạn năng UART (Univeral Asynchromous Receiver
Transmitter) được cắm trực tiếp trên mainboard để điều khiển trao đổi thông tin nối
tiếp giữa CPU với các thiết bị ngoài.
+ Các khe cắm song song (thường là LPT1 và LPT2): dùng để cắm các thiết bị
giao tiếp song song như máy in.
+ Khe cắm điện cho mainboard: thường có 2 khe, một dùng cho loại AT và một
dùng cho loại ATX.
+ Các ROM chứa các chương trình hỗ trợ khởi động và kiểm tra thiết bị. Tiêu biểu
là ROM BIOS chứa các trình điều khiển, kiểm tra thiết bị và khởi động máy.
+ Các chip DMA (Direct Memory Access): đây là chip truy cập bộ nhớ trực tiếp,
giúp cho thiết bị truy cập bộ nhớ không qua sự điều khiển của CPU.
+ Pin và CMOS lưu trữ các thông số thiết lập cấu hình máy tính gồm cả RTC (Real
Time Clock – đồng hồ thời gian thực).
+ Các thành phần khác như thỏi dao động thạch anh, chip điều khiển ngắt, chip
điều khiển thiết bị, bộ nhớ Cache… cũng được gắn sẵn trên mainboard.
+ Các Jump thiết lập các chế độ điện, chế độ truy cập, đèn báo…Trong các
mainboard mới, các Jump này được thiết lập tự động bằng các phần mềm.
Mặc dù được thiết kế tích hợp nhiều phần nhưng do được sản xuất với công nghệ
cao, nên khi bị hỏng một bộ phận thường phải bỏ nguyên cả mainboard.
2.1.3. CPU (Central Processing Unit) – Vi xử lý:
Đây là bộ não của máy tính, nó điều khiển mọi hoạt động của máy tính. CPU
liên hệ với các thiết bị khác qua mainboard và hệ thống cáp của thiết bị. CPU giao
tiếp trực tiếp với RAM và ROM, còn các thiết bị khác được liên hệ thống quan một
vùng nhớ (địa chỉ vào ra) và một ngắt thường gọi chung là cổng.

Khi một thiết bị cần giao tiếp với CPU nó sẽ gửi yêu cầu ngắt (Interrupt Request
– IRQ) và CPU sẽ gọi chương trình xử lý ngắt tương ứng và giao tiếp với thiết bị
thông qua vùng địa chỉ quy ước. Chính điều này dẫn đến khi ta khai báo hai thiết bị
có cùng địa chỉ vào ra và cùng ngắt giao tiếp sẽ dẫn đến lỗi hệ thống (xung đột ngắt
– IRQ Conflict) có thể làm treo máy.
Để đánh giá các CPU, người ta thường căn cứ vào các thông số của CPU như tốc
độ, độ rộng của Bus, độ lớn của Cache và tập lệnh được CPU hỗ trợ.
Tuy nhiên rất khó có thể đánh giá chính xác các thông số này, do đó người ta vẫn
thường dùng các chương trình thử trên cùng một hệ thống có các CPU khác nhau để
đánh giá các CPU.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại CPU do nhiều hãng sản xuất khác
nhau với các tốc độ khác nhau dẫn đến giá cả của chúng cũng khác nhau. Ta có thể
phân loại CPU theo 2 cách như sau: Phân loại theo đời, phân loại theo nhà sản xuất.
2.1.4. Bộ nhớ
+ Bộ nhớ trong ROM và RAM:


15

Xét trong giới hạn bộ nhớ ngắn trên mainboard thì đây là bộ nhớ trực tiếp với
CPU. Nó là nơi CPU lấy dữ liệu và chương trình để thực hiện, đồng thời cũng là nơi
chứa dữ liệu xuất ra ngoài.
Để quản lý bộ nhớ này người ta tổ chức gộp chúng lại thành nhóm 8 bit rồi cho
nó một địa chỉ để CPU truy cập đến. Chính điều này khi nói đến dung lượng bộ
nhớ, người ta chỉ đề cập đến đơn vị byte chứ không phải là bit. Bộ nhớ trong gồm 2
loại:
- ROM (Read Only Memory):
Đây là bộ nhớ mà CPU chỉ có quyền đọc và thực hiện chứ không có quyền thay
đổi nội dung vùng nhớ. Loại này chỉ được ghi một lần với thiết bị ghi đặc biệt.
ROM thường được sử dụng để ghi các chương trình quan trọng như chương trình

khởi động, chương trình kiểm tra thiết bị…
Tiêu biểu trên mainboard là ROM BIOS.
- RAM (Random Access Memory):
Đây là bộ nhớ chính mà CPU giao tiếp trong quá trình xử lý dữ liệu của mình, bở
loại này cho phép ghi và xóa dữ liệu nhiều lần giúp cho việc trao đổi dữ liệu trong
quá trình xử lý của CPU thuận lợi hơn.
RAM được tổ chức thành các byte xếp sát nhau và được đánh địa chỉ cho từng byte.
Khi CPU ghi dữ liệu vào bộ nhớ, nó sẽ giữ giá trị ô nhớ đầu và độ dài ghi được để
truy cập CPU tìm đến địa chỉ đầu của mục cần tìm và từ đó đọc tiếp các thônng tin
còn lại.
Khi thực hiện chương trình, CPU đọc chương trình và ghi lên bộ nhớ sai đó mới
tiên hành thực hiện các lệnh. Ngày nay, các chương trình có kích thước rất lớn và
yêu cầu dữ liệu càng lớn. Do đó, để máy tính thực hiện nhanh chóng yêu cầu phải
có bộ nhớ RAM lớn và tốc độ truy cập RAM cao. Chính vì thế mà các hãng sản
xuất mainboard và bộ nhớ không ngừng đưa ra các dạng RAM có tốc độ cao và
kích thước lớn.
2.1.5. Bộ nhớ ngoài:
+ Ổ đĩa cứng (HDD):
Đĩa cứng là một lại đĩa từ có cấu trúc và cách làm việc giống như đĩa mềm,
nhưng nó gồm nhiều lá đồng trục xếp lại và được đặt trong một vỏ kim loại kết hợp
với bộ điều khiển thành ổ đĩa cứng. Do mỗi lá đã có dung lượng lớn hơn đĩa mềm
và gồm nhiều lá nên ổ cứng có dung lượng rất lớn và có tốc độ truy cập rất cao.
Hiện nay có rất nhiều loại đĩa cứng có tốc độ cao và dung lượng hàng trăm GB như
Seagate, Samsung, Quantum…
+ Ổ đĩa quang CDROM, DVD:
- CDROM (Compact Disk Read Only Memory) :
Khác với 2 loại đĩa trước hoạt động bằng phương thức nhiễm từ, CDROM hoạt
động bằng phương pháp quang học. Nó được chế tạo bằng vật liệu cứng có tráng
chất phản quang trên bề mặt.
Khi ghi đĩa CD, người ta sử dụng tia lazer để chiếu lên bề mặt đĩa tạo ra vùng dữ

liệu ứng với giá trị của bit 0 và 1. Do đó , đĩa CDROM chỉ ghi được một lần. Khi
đọc ổ đĩa CDROM chiếu tia sáng xuống bệ mặt phản quang và thu tia phản xa, căn
cứ vào cường độ tia phản xạ người ta suy ra đó là bit 0 hay bit 1.
CDROM có dương lượng khoảng 650MB – 700MB, có thể di chuyển dễ dàng và
giá tương đối rẻ, rất thuận tiện cho việc lưu giữ các chương trình nguồn, phim
ảnh… nên hiện nay vẫn còn sử dụng rất rộng rãi.


16

Để có thể đọc được ổ CDROM cần có một ổ đĩa CDROM được cài đặt đúng vào
máy tính. Ổ đĩa CDROM hiện nay có rất nhiều loại có tốc độ khác nhau như 4x, 8x,
16x, 24x, 32x, 52x… (1x = 150 byte/s). Ổ đĩa CDROM hiện nay được thiết kế theo
chuẩn SCSI nhưng nó có bảng mạch chuyển theo chuẩn IDE nên thường được cắm
vào khe cắm IDE trên mainboard hoặc gắn đi kèm với đĩa cứng.
- DVD (“Digital Versatile Disc” hoặc “Digital Video Disc”):
Về cấu trúc của ổ đĩa DVD cũng tương tự như ổ CDROM. DVD có nhiều điểm
giống CD: chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại
nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với cách nén dữ liệu và các lớp quang
học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu
trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF,
một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu. Sự khác
nhau về thuật ngữ DVD thường được mô tả phương pháp dữ liệu được lưu trư trễn
đĩa: DVD-ROM có dữ liệu chỉ có thể đọc mà không thể ghi, DVD-R và DVD+R có
thể ghi một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM, và DVD-RAM, DVDRW, or DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần.
2.1.7. Case và bộ nguồn:
- Case: là hộp máy để gắn các thành phần như Mainboard, các ổ đĩa, các Card mở
rộng.
- Nguồn: Thường đi theo Case, có nhiệm vụ cấp điện áp các mức khác nhau cho
Mainboard và các ổ đĩa… hoạt động và đây là bộ phận quan trọng bậc nhất của máy

vi tính.
2.1.6. Các thiết bị ngoại vi thông dụng:
+ Màn hình (Monitor):
Màn hình là thiết bị đưa thông tin của máy tính ra ngoài để giao tiếp với người
sử dụng. Nó là bộ xuất chuẩn cho máy tính hay còn gọi là bộ trực. Hiện nay, có
nhiều hãng sản xuất màn hình như Samsung, LG, Acer… Nếu phân loại theo tính
năng, màn hình bao gồm: Mono, EGA, VGA, SVGA…
Màn hình giao tiếp với mainboard qua một bộ điều hợp gọi là card màn hình
(hay còn gọi là card đồ họa) được cắm qua khe PCI, ISA, EISA trên hoặc tích hợp
sẵn trên mainboard.
Ba vấn đề cần quan tâm trên màn hình là con trỏ màn hình, độ phân giải, tỉ lệ
màn hình và màu sắc.
+ Bàn phím (Keyboard):
Bàn phím là một thiết bị đưa thông tin vào trực tiếp giao diện với người sử
dụng. Nó được nối kết với mainboard thông qua cổng bàn phím (đặc trưng bởi vùng
nhớ I/O và ngắt bàn phím).
Bàn phím được tổ chức như một mạng mạch đan xen nhau mà mỗi nút mạng là
một phím. Khi ấn một phím sẽ làm chập mạch điện tạo ra xung điện tương ứng với
phím được ấn gọi là mã quét (Scan Code).
Mã này được đưa vào bộ xử lý bàn phím diễn dịch ra ký tự theo một chuẩn nào đó
như ASCII hay Unicode. Sau đó, bộ xử lý ngắt bàn phím yêu cầu ngắt và gửi vào
CPU xử lý. Vì thời gian thực hiện rất nhanh nên ta thấy các phím được xử lý tức
thời.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bàn phím do nhiều hãng sản xuất khác
nhau như Acer, Mitsumi, IBM, HP… tuy nhiên, chúng có chung một số các phím
cơ bản từ 101 đến 105 phím được chia làm 2 nhóm:


17


- Nhóm kí tự: là nhóm các phím khi gõ lên có ký tự xuất hiẹn trên màn hình.
- Nhóm điều khiển: khi gõ không thấy xuất hiện kí tự trên màn hình mà thường
dùng để thực hiện một tác vụ nào đó.
Tất cả các phím đều dược đặc trưng bởi một mã, một số tổ hợp phím cũng có mã
riêng của nó. Điều này giúp cho việc điều khiển bàn phím rất thuận lợi, nhất là
trong công việc lập trình.
+ Chuột (Mouse):
Chuột là thiết bị điều khiển trỏ trực tiếp phổ biến nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực
đồ họa. Hiện nay, có rất nhiều loại chuột do nhiều hãng sản xuất khác nhau như:
IBM, Acer, HP, Mitsumi, Logitech… đa số được thiết kế theo hai chuẩn cổng cắm
tròn và dẹp. Tuy nhiên chúng có cấu tạo và chữ năng như nhau.
Về cấu trúc có các loại chuột như chuột cơ học, chuột quang học, chuột cơ –
quang… Song chỉ có 2 loại chuột cơ học và quang học là phổ biến nhất.
+ Máy in (Printer):
Máy in là thiết bị chủ đạo để xuất dữ liệu máy tính trên giấy. Khi muốn in một
file dữ liệu trên giấy thì CPU sẽ gửi toàn bộ dữ liệu ra hàng đợi (queue) máy in và
máy in sẽ lần lượt in từ đầu cho đến hết file.
Máy in hiện nay có rất nhiều loại với nhiều cách thức làm việc khác nhau như máy
in kim, máy in phun, máy in lazer… để đánh giá chất lượng máy in người ta căn cứ
vào hai yếu tố của máy in là tốc độ (Speed) và độ mịn.
+ Card mạng (Network Adapter):
Là vỉ mạch được nối vào máy thông qua Bus PCI, ISA hoặc được tích hợp sẵn
trên mainboard, đầu ra sử dụng các đầu nối để nối dây mạng. Card mạng dùng để
thiết lập mạng cho mục đích giao tiếp giữa máy tính với nhau. Để card mạng hoạt
động được, ta phải thiết lập đúng trình điều khiển của nó, địa chỉ của các máy tính
trên mạng và cái đúng giao thức (Protocol) để giao tiếp.
+ Modem:
Là từ viết tắt của Modulator – Demodulator là thiết bị điều chế - giải điều chế.
Modem là thiết bị truyền dữ liệu được dùng để nối các máy tính với nhau bằng
đường dây viễn thông với cự ly bất kì trên thế giới như mạng internet.

2.2. Giới thiệu phần mềm hệ thống và phần mềm tiện ích
2.2.1. Phần mềm hệ thống
Căn cứ vào thực tế lên chúng em chỉ giới thiệu các hệ điều hành đang được sử
tại cơ quan là hệ điều hành Windows XP Professional.
Vào tháng 10 năm 2001, Windows XP chính thức trình làng với giao diện sử
dụng được thiết kế lại trên bộ khung của Windows 2000. Có thể nói đây là bản
Windows được xem là ổn định với môi trường thân thiện tốt nhất so với các bản
Windows trước được công ty tập trung vào khả năng di động được thể hiện qua tính
năng kết nối không dây.
Hệ điều hành này cũng hỗ trợ chuẩn Wifi bảo mật 802.11x. Windows XP là một
trong những sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử của Microsoft.
- Yêu cầu cấu hình tối thiểu của các phiên bản của Windows XP là:
Bộ xử lý Pentium 233-megahertz (MHz) hoặc nhanh hơn (đề xuất loại 300 MHz)
Tối thiểu bộ nhớ 64 megabyte (MB) RAM (đề xuất loại 128 MB)
Tối thiểu 1,5 gigabyte (GB) không gian sẵn có trên đĩa cứng
Ổ CD-ROM hoặc DVD-ROM
Bàn phím và Chuột của Microsoft hoặc thiết bị trỏ tương thích khác


18

Bộ điều hợp video và màn hình có độ phân giải Super VGA (800 x 600) hoặc cao
hơn
Card âm thanh
Loa hoặc tai nghe…
+ Một số hệ điều hành khá phổ biến hiện nay của windows (tham khảo)
- Windows Vista
Tháng 11 năm 2006 đánh dấu sự chào đời của Windows Vista với hàng loạt cải tiến
vượt trội hơn so với Windows XP. Lần đầu tiên, Windows hỗ trợ khả năng tự động
phát hiện sự cố với phần cứng trước khi chúng xảy ra, hệ thống bảo mật chặt chẽ

hơn. Windows Vista đã đơn giản hóa và tập trung hơn vào khả năng quản lí
Desktop trên Windows, giúp tiết kiệm chi phí cho việc liên tục phải cập nhật hệ
thống. Windows vista có các phiên bản Vista Home Basic,Vista Home
Premium,Vista Business, Vista cho doanh nghiệp lớn, và Vista Ultimate.
- Yêu cầu cấu hình tối thiểu các phiên bản của Windows Vista là:
Với Windows Vista Home Basic:
800-megahertz (MHz) 32-bit (x 86) bộ vi xử lý hoặc Bộ xử lý 800-MHz 64-bit
(x 64), 512 megabyte (MB) của bộ nhớ hệ thống
DirectX 9 lớp card màn hình
32 MB bộ nhớ đồ họa
20 gigabyte (GB) đĩa cứng có 15 GB không gian trống của đĩa cứng
Ổ đĩa DVD
Với các phiên bản Vista Home Premium,Vista Business, Vista cho doanh
nghiệp lớn, và Vista Ultimate là:
1 gigahertz(GHz) bộ vi xử lý 32-bit (x 86) hoặc 1 GHz bộ xử lý 64-bit (x 64)
1 GB bộ nhớ (RAM) hệ thống
Card đồ họa có khả năng Aero Windows
Lưu ý:
Điều này bao gồm một card đồ họa lớp 9 DirectX hỗ trợ sau đây:
Một trình điều khiển WDDM Pixel Shader 2.0 trong phần cứng 32 bit / pixel 128
MB bộ nhớ đồ họa (tối thiểu)
40 GB đĩa cứng có 15 GB đĩa cứng Space (15 GB miễn phí không gian cung cấp
chỗ cho lưu trữ tạm thời tập tin trong cài đặt chuyên biệt hoặc nâng cấp.)
Ổ đĩa DVD
+ Windows 7
Phiên bản Windows đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay được ra mắt cách
đây 3 năm vào ngày 22 tháng 10 năm 2009. Bên cạnh các tính năng thừa hưởng từ
Windows Vista, Windows 7 còn hỗ trợ cảm ứng đa điểm, IE 8, thay đổi một chút
giao diện khởi động và nâng cấp thêm tính bảo mật.
Ứng dụng Windows Media Center trên phiên bản này cũng được Microsoft tập

trung chăm chút phát triển tốt hơn trước đó. Windows 7 có các phiên bản
- Cấu hình yêu cầu của Windows 7:
Bộ xử lý 1GHz (32- hoặc 64-bit)
RAM 1 GB (32-bit); RAM 2 GB (64-bit)
Ổ đĩa trống 16 GB (32-bit); Ổ đĩa trống 20 GB (64-bit)
Thiết bị đồ họa DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc ổ lớn hơn với bộ nhớ 128MB (dành
cho giao diện Aero)
+ Windows 8
Được giới thiệu dùng thử từ năm 2011, Windows 8 chiếm khá nhiều cảm tình
của người dùng. Sau 1 năm chạy thử, Microsoft chính thức tung ra bản Windows 8


19

"xịn". Đầu tháng 8, Phiên bản được phát hành là Windows 8 Enterprise bao gồm tất
cả tính năng trên Windows 8 Pro cùng một số tiện ích dành cho doanh nghiệp. The
Verge cho biết, Windows 8 Enterprise giống hệt Windows 8 Pro đồng thời được bổ
sung thêm các tính năng cho doanh nghiệp như Windows To Go (cho phép cài đặt
hệ điều hành qua USB). Đây được cho là lựa chọn tốt dành cho những người muốn
dùng thử Windows 8 phiên bản chính thức. Tuy vậy, họ sẽ phải cài đặt lại hệ điều
hành khi Microsoft chính thức tung ra Windows 8 và Windows 8 Pro vào ngày
26/10.
- Cấu hình yêu cầu của Windows 8:
Bộ xử lý: 1 gigahertz (GHz) hoặc nhanh hơn với sự hỗ trợ của PAE, NX và SSE2
RAM: 1 gigabyte (GB) (32 bit) hoặc 2 GB (64 bit)
Không gian trên ổ đĩa cứng: 16 GB (32 bit) hoặc 20 GB (64 bit)
Thiết bị đồ họa DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc ổ lớn hơn với bộ nhớ 128MB
2.2.2. Một số phần mềm tiện ích thông dụng cho máy vi tính
Một số phần mềm tiện ích đang được sử dụng tại cơ quan như:
* Phần mềm tối ưu hệ thống, chuẩn đoán và sửa chữa các lỗi bảo mật của hệ

thống, ngoài ra còn dọn rác hệ thống như: Kingsoft PC Doctor
+ Kingsoft PC Doctor là phần mềm miễn phí được phát hành bởi công ty phần mềm
Kingsoft có tính năng thực hiện tối ưu hóa và sửa chữa rất nhiều các lỗi bảo mật của
hệ điều hành Windows.
+ Ứng dụng này cũng dựa trên Công cụ bảo mật Kingsoft Cloud và Kingsoft
Antivirus Công cụ mạnh mẽ để phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa nguy hiểm.
Kingsoft PC Doctor cho bạn sự bảo vệ chuyên nghiệp và dễ dàng sử dụng giúp
chuẩn đoán và tối ưu hóa các phần mềm khác.
+ Các tính năng chính của phiên bản Kingsoft PC Doctor 3.5.0.4 :
- Công cụ chuẩn đoán OneKey PC
- Các tùy chọn điều chỉnh hiệu suất máy tính được trình bày dưới dạng đánh dấu
- Phần mềm tự động phân tích các dấu hiệu làm trình trệ hệ thống
- Tùy chọn sửa chữa tất cả lỗi hệ thống chỉ với 1 cú click.
- Tùy chọn quản lí các quá trình khởi động cùng Windows
- Các tùy chọn tùy chỉnh tối ưu quá trình khởi động máy tính
- Tiện ích xóa rác hệ thống mạnh mẽ
- Làm sạch và bảo vệ các thông tin riêng tư
- Loại bỏ các dữ liệu không cần thiết
- Sửa chữa các lỗi do registry gây ra
- Tùy chọn giải phóng bộ nhớ RAM
- Tùy chỉnh giám sát lưu lượng sử dụng internet
- Các tính năng khác…
Tương thích với các hệ điều hành: Win7/Vista/(32/64bit)/XP(32bit)
+ Phần mềm dọn rác như: Ccleaner…
Ccleaner là phần mềm giúp ta dọn dẹp và khôi phục hệ thống máy tính, tăng tốc
toàn CCleaner cung cấp cả tiện ích tìm và sửa lỗi Registry, loại bỏ những khóa bị
hỏng trong Registry.diện cho hệ thống máy tính của bạn. ccleaner là phần mềm
miễn phí.
Tương thích với các hệ điều hành: Windows XP/Vista/7/8
+ Phần mềm sao lưu, phục hồi dữ liệu: Norton Ghost

+ Phần mềm phân chia định dạng đia cứng: PQ magic


20

+ Phần mềm diệt virut: bkav, kaspersky…
Hệ thống tương thích: Windows XP, Vista, Win 7_ 32 bit.
Yêu cầu tối thiểu: RAM 256MB
Đề nghị nên có RAM 512MB trở lên.
Intel Pentium III 1,2GHz | RAM 128MB | HDD 20GB
+ Phần mềm hỗ trợ gõ chữ tiếng Việt: UniKey, Vietkey2000…
- Khắc phục một số lỗi còn tồn tại trong bản Unikey 4.0, hoạt động tốt trên môi
trường Windows 32-bit (kể cả Windows Vista/7 32-bit), hỗ trợ gõ tốt tiếng Việt
trong Internet Explorer mà không tắt chế độ bảo vệ.
UniKey hỗ trợ:
- Nhiều bảng tiếng Việt thông dụng:
Unicode tổ hợp và dựng sẵn TCVN3 (ABC), BK HCM1, BK HCM2, Vietware-X,
Vietware-F
VIQR, VNI, VPS, VISCII
Unicode encodings: UTF-8, NCR Decimal/Hexadecimal - dùng cho Web. Windows
1258 code page (chuẩn tiếng Việt của Microsoft).
- 3 phương pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI và VIQR.- Chuyển đổi giữa các
bảng mã tiếng Việt.- Tất cả các phiên bản Windows 32 bit: Windows 9x/ME,
Windows NT/2000/XP/Vista/7- UniKey chỉ có kích thước nhỏ và không yêu cầu
thêm bất cứ thư viện nào khác.
+ Phần mềm đọc file PDF: PDF-XChange PDF Viewer
+ Phần mềm cứu dữ liệu: GetDataBack.for FAT& NTFS
- Giới thiệu với các bạn các cứu dữ liệu bị mất trên Windows, hỗ trợ hai định dạng
file hệ thống là FAT và NTFS với công cụ GetDataBack (đây là một tool đứng thứ
hạng thứ 3 trong bảng xếp hạng các tool cứu dữ liệu sở dĩ tôi chọn tool này đáp ứng

thời gian cứu nhanh, dễ sử dụng – sản phẩm đầu bảng là Irecover nhưng thời gian
thực hiện rất lâu)
Dữ liệu bị mất do 1 trong 2 trường hợp sau:
- Mất dữ liệu do Format ổ đĩa chứa dữ liệu quan trọng
- Xoá mất dữ liệu quan trọng. (cả ở trong thùng rác)
Nguyên tắc của quá trình cứu dữ liệu là khoá dữ liệu format ổ cứng bạn phải để
nguyên hiện trạng ổ cứng không copy các thư mục khác đến đảm bảo dữ liệu không
bị ghi đè, bởi khi đã bị ghi đè các cấu trúc trước sẽ rất khó cứu dữ liệu. Ngoài ra ổ
cứng SCSI (có cấu hình RAID - trên thực tế ổ đĩa này có sẵn giải pháp giải quyết sự
cố) cho máy chủ và ổ cứng bị hỏng phần cơ cũng không thực hiện được theo
phương pháp này.
+ Phần mềm trình duyệt web: IE, Firefox…
Không có gì chắc chắn rằng chiếc máy tính ở văn phòng bạn đã được cài đặt sẵn
phần mềm nghe nhạc, thậm chí nếu có cũng không chắc là phần mềm đó đã
được cài đúng bộ giải mã (Codec) để có thể nghe mọi định dạng nhạc/video.
Giải pháp nhanh nhất chính là cài sẵn một phần mềm xem phim/nghe nhạc như
VLC ngay trên USB mà bạn đang sử dụng. VLC có thể chơi gần như mọi định dạng
nhạc mà không cần cài thêm bất kỳ bộ Codec nào khác.
+ Phần mềm tăng tốc download: IDM


21

IDM viết tắt của Internet Download Manager - là một phần mềm download
mạnh mẽ nhất thế giới hiện nay được nhiều người Việt Nam sử dụng. Đây vốn là
phần mềm có trả phí trial
Internet Download Manager Corp là một công ty con của công ty Tonec Inc, phát
triển các ứng dụng Internet từ năm 1990. Là công ty có chuyên môn trong lĩnh vực
tư vấn mạng, lập trình và dịch vụ thiết kế. Công ty chúng tôi bắt đầu dự án Internet
Download Manager vào năm 1998 khi chúng tôi phát triển thư viện mạng và các

ứng dụng tăng tốc độ khi tải tập tin.
Chúng tôi tự hào thông báo rằng Internet Download Manager đã trở thành một ứng
dụng phổ biến với hơn 10.000.000 người sử dụng trên toàn thế giới. Bạn luôn được
chào đón khi sử dụng Internet Download Manager để tải các tập tin mà bạn cần.
Internet Download Manager là công cụ hỗ trợ tải về các tập tin với tốc độ nhanh
nhất. IDM có thể tải về nhiều tập tin và các phân đoạn tập tin cùng một lúc, tạm
dừng và tiếp tục tải với một lần nhấp chuột duy nhất, khôi phục quá trình tải tập tin
bị hỏng do ngắt điện đột xuất hoặc các vấn đề liên quan đến mạng. Giao diện đơn
giản và dễ sử dụng cho người dùng.
IDM hỗ trợ tải tập tin mà bạn lựa chọn từ các trình duyệt phổ biến Internet
Explorer, Opera, Mozilla và Netcape... Khi tải tập tin IDM sẽ hiển thị hộp thoại để
bạn kiểm soát được quá trình tải tập tin về.
IDM có chức năng tự động cập nhật và kiểm tra phiên bản mới một lần một tuần.
Khi cập nhật phiên bản mới, IDM có một hộp thoại mô tả các tính năng mới khi cập
nhật từ phiên bản cũ bạn đang dùng. Bạn có thể tải về phiên bản mới nhất của IDM
bằng cách sử dụng công cụ cập nhật nhanh có sẵn trên IDM.
Khi IDM đang làm việc, nó hiện biểu tượng trên thanh tác vụ.Khi bạn nhấp chuột
phải vào biểu tượng sẽ hiện lên trình đơn IDM. Bạn có thể thoát khỏi IDM bằng
cách chọn "Exit"(Thoát) trong trình đơn.
Tương thích với các hệ điều hành: Windows XP/Vista/7/8
+ Phần mềm hỗ trợ trình duyệt web: Adobe Flash Player…
Adobe Flash Player là plugin hỗ trợ cho trình duyệt web để xem các định dạng
file flash và flv online trên các hệ điều hành và thiết bị. download Adobe Flash
Player 11.6 để hỗ trợ xem flash tốt hơn
Tương thích với các hệ điều hành: Windows XP/Vista/7/8


22

Chương III: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA MÁY VI TÍNH VÀ CÁCH

KHẮC PHỤC
3.1. Một số lỗi thường gặp của phần cứng và cách khắc phục
Những lỗi phần cứng khiến ta gần như phải "mò mẫm" từng thiết bị để dò tìm
lỗi. Ngoài mainboard, ROM, RAM, ta còn phải lưu ý đến các thành phần khác có
liên kết đến bo mạch chủ như HDD, CPU, nguồn, card VGA, quạt tản nhiệt ... Dưới
đây là một số lỗi thường gặp trên máy vi tính:
Nguyên tắc sửa chữa là chuẩn đoán và khắc phục theo các bước từ đơn giản nhất
đến phức tạp. Có nghĩa là có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố bạn khắc phục dựa
trên các sự cố đơn giản nhất trước. (các số ( ) thể hiện cho khả năng sảy ra lỗi là lớn
nhất, nhỏ nhất).
3.1.1. Lỗi mainboard
Mainboard là thành phần chính yếu trong máy vi tính. Hư hỏng do mainboard gây
ra sẽ làm cho toàn bộ hệ thống "Ngừng thở", "không hình, không tiếng " hoặc "chập
chờn không ổn định" hay "treo máy"... Nói chung là "rất khó chịu".
Lỗi 1:
- Hiện tượng:
Có nguồn vào BIOS phát ra tiếng bip liên tục
- Nguyên nhân:
Không nhận RAM, các loại card mở rộng. Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp
xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen rỉ ... dẫn đến không tiếp xúc tốt
gây ra.
- Cách khắc phục:
Vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Lỗi 2:
- Hiện tượng:
Có nguồn vào, quạt nguồn quay nhưng bật máy im lìm
- Nguyên nhân:
Chết BIOS, lỗi này trước đây do một loại virus chuyên ăn thịt Chip BIOS. Ngoài ra
lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng "nâng cấp BIOS" mà ra. Lỗi này
nếu do quá trình "nâng cấp BIOS" không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải

dùng card test main thì mới biết được. Trường hợp này xảy ra do "nâng cấp BIOS"
không thành công.
- Cách khắc phục:
Ghi nhận lại hãng sản xuất mainboard, model, Fix... càng nhiều chi tiết càng tốt.
Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có
chép ROM nhờ họ chép vào. Loại máy chép ROM này chỉ có những nơi bảo hành
main lớn mới có.
Lỗi 3:
- Hiện tượng:
Máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút
RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút nguồn ra mới được) đa phần các lỗi không
ổn định, chập chờn.
- Nguyên nhân:
phù tụ( tụ bị lồi to ở đầu tụ). Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn
định
- Cách khắc phục:


23

Quan sát các tụ hóa trên main. Trong trường hợp này các tụ sẽ bung lên theo hướng
có gạch chéo. Thay các tụ này, mua loại 3300uF/16V (loại kích thước nhỏ nhất - vì
Tụ zin trên main rất nhỏ nếu kích thước lớn sẽ không thay được)
3.1.2. Lỗi CPU:
Chính xác hơn ở đây là quạt tản nhiệt của vi xử lý có bị hư hỏng hay không. Ta có
thể kiểm tra nhiệt độ của vi xử lý, nhiệt độ bên trong thùng máy (case) xem có quá
mức cho phép trong BIOS hoặc với phần mềm SpeedFan.
Ngoài ra, card màn hình (video card), nguồn điện (PSU) cũng có thể là nguyên
nhân. Do đó, một khi ta đã muốn xác định lỗi để có thể giải quyết tận gốc thì tham
khảo lần lượt từ phần mềm đến phần cứng hoặc tùy theo kinh nghiệm xử lý rồi thao

tác với từng thành phần một.
Nếu ta không am tường việc tháo lắp, thử nghiệm, kiểm tra thì hãy đem hệ thống
đến cho nhân viên kỹ thuật xử lý khi thường xuyên gặp "màn hình xanh chết chóc"
(BSOD) vì đó là tín hiệu báo hệ thống bạn đang gặp nguy cơ hư hỏng.
- Hiện tượng:
Hay treo máy, hay tắt nguồn đột ngột…
- Nguyên nhân:
Quạt CPU chạy không tốt hay bộ tản nhiệt tiếp xúc kô tốt với CPU. Vào CMOS để
kiểm tra nhiệt độ của CPU, Main xem thế nào. Nếu nhiệt độ dưới 50 0c là đang tốt.
50-600c là bình thường. 60-650c hơi nóng và thông thường nếu khởi động vào tới
Win có thể lên tới 75-900C là mấy tự động tắt đột ngột tùy cấu hình của máy... Nếu
trên 65C thi` máy thường xuyên treo.
- Cách khắc phục:
Ta nên thổi sạch bụi và gắn chặt lại, nên bôi thêm keo tản nhiệt dể tăng tiếp xúc.
Cuối cùng là mua quạt mới.
3.1.3. Lỗi RAM
- Hiện tượng:
Máy hay tự động Reset, máy hay treo, tự động tắt nguồn, không vào Win được, có
nguồn vào main quạt chíp quay đèn bàn phím không sáng máy không khởi động
được, chương trình chạy lỗi, đang chạy thì dừng và báo lỗi chữ trắng trên màn hình
- Nguyên nhân:
Bộ nhớ RAM bị lỗi
- Cách khắc phục:
Tháo RAM ra chùi sạch và cắm lại thật chặt. Nếu có 2 RAM thì chạy thử 1 thanh
xem sao, nếu vẫn treo đổi cây kia, nếu được thì ram đã bị lỗi. Nếu vẫn bị vấn đề cũ
thì có nghĩa là không phải do RAM.
3.1.4. Lỗi ổ cứng (HDD)
Thông thường nếu nguyên do từ ổ đĩa cứng, thì ổ cứng có thể đã bị hư hỏng phần
đầu từ (ổ quay). Việc đầu tiên cần làm khi nghe ổ cứng phát ra tiếng động "sột soạt"
nặng nề trong lúc hoạt động hoặc tỏa nhiệt quá nóng một cách bất thường là sao lưu

lại toàn bộ dữ liệu quan trọng lên CD, DVD hoặc ổ cứng sao-lưu-khác.
Tốt nhất trong trường hợp này là ta nên dự trữ, mua mới một ổ cứng khác vì tuổi
thọ của ổ cứng mà ta đang sử dụng đã đến "hạn". Bo mạch trên ổ cứng có thể thay
được khi hư hỏng nhưng ổ quay đầu từ thì không thể vì bao bọc nó là chân không.
- Hiện tượng:
Không nhận ổ cứng, hay tự khởi động lại, máy khởi động và đọc rất chậm…


24

- Nguyên nhân:
Do không có nguồn, không có kết nối dữ liệu với main, lỗi vật lý , lỗi hệ điều
hành…
- Cách khắc phục:
Tiến hành kiểm tra lại các jắc cắm nguồn, dữ liệu, quét virus , GHOST hoặc cài lại
Win, nếu không được thì dùng chương trình DM trong đĩa cd boot quét, sửa lỗi vật
lý rồi tiến hành cài lại win. Nếu HDD có phát ra tiếng kêu thì nên lo sao lưu dự
phòng dữ liệu và mua cái mới.
3.1.5. Lỗi nguồn
- Hiện tượng:
Bật máy im lìm, quạt nguồn không thấy chạy, đôi khi khiến máy không khởi động
được, nhận không đúng thiết bị như CD hay HDD…
- Nguyên nhân:
Không có nguồn Ac cấp vào bộ nguồn nuôi máy tính, chuột, côn trùng cắn dây, nơi
nguồn điện không ổn định mà không có ổn áp…
- Cách khắc phục:
Nếu lỗi gây nên tình trạng không nhận HDD hay CDROM thì ta thử đôi dây cắm
nguồn khác còn dư hay bỏ các dây cắm không cần thiết như CDROM thử vấn đề có
giải quyết không. Trong trường hợp ta kết luận do nguồn thì nên đi thay cái mới .
3.1.6. Lỗi card màn hình

- Hiện tượng:
Máy không khởi động được, màn hình bị nhiễu, có nhiều sọc mầu ngang hay dọc
màn hình hay lỗi khi chạy phần mềm nào đó hay chơi games
- Nguyên nhân:
Do sử dụng lâu ngày bị ẩm ướt dẫn đến ôxi hoá chân cắm, chân card không tiếp xúc
tốt với main, bị nhiễm điện, chạm điện…
- Cách khắc phục:
Tháo ra thổi bụi, vệ sinh cho sạch, nếu có vết dơ chịu khó chùi sạch bằng mọi cách
(kể cả khăn ẩm) có thể con bọ nào đó (kể cả chuột) vào đái trong đó làm nhiễu các
mạnh điện. Tháo card ra lau, sấy khô rồi mới lắp vào và tiến hành update driver cho
nó luôn.
3.1.7. Lỗi thiết bị cắm trên cổng USB
Một số thiết bị gắn vào qua USB có thể không tương thích có thể gây tình trạng
khởi động rất chậm hoặc không vào WIN được. Cách đơn giản là rút nó ra khởi
động xong cắm vào nếu muốn dùng.
3.1.8. Hệ thống các lỗi của máy vi tính được chẩn đoán dựa vào tiếng bip của
BIOS (tham khảo)
Hãy chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính, nó chính là thông báo mã
hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng
trong máy.Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu
POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Nếu giải
mã được những tiếng bíp này thì ta có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc
chẩn đoán bệnh của máy tính.


25

Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chip xử lý đảm
nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều

này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chip điều khiển bàn
phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.
+ Mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI
- 1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi ta thấy
mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu không thấy gì trên màn hình thì phải
kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì
một số chip trên bo mạch chủ của có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu
vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Nên thay bo mạch.
- 2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình.
Nếu nó hoạt động tốt thì hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không
có thì bộ nhớ có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn
có lỗi thì đảo khe cắm RAM.
- 3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
- 4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.
- 5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.
- 6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động.
Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu
tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.
- 7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.
- 8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp
thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.
- 9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bị lỗi. Thay BIOS khác.
- 10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.
- 11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch
khác.
- 1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM
khác.
- 1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.
+ Mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng
bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng
dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.
- 1-1-3: Máy tính không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
- 1-1-4: BIOS cần phải thay.
- 1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
- 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-3-1: Cần phải thay bo mạch chủ.
- 1-3-3: Cần phải thay bo mạch chủ.
- 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-4-2: Xem lại RAM.
- 2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM có vần đề.
- 3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay
mainboard.


×