Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

NGHIÊN cứu THẨM ĐỊNH và GIẢI PHÁP bảo đảm AN TOÀN GIAO THÔNG tại nút GIAO THÔNG NAM THĂNG LONG TRÊN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

TRẦN BÁ HẢI

NGHIÊN CỨU THẨM ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN
GIAO THÔNG TẠI NÚT GIAO THÔNG NAM THĂNG LONG
TRÊN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Hà Nội - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

TRẦN BÁ HẢI

NGHIÊN CỨU THẨM ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN
GIAO THÔNG TẠI NÚT GIAO THÔNG NAM THĂNG LONG
TRÊN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 3 HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông


Mã số: 14 87 01 33

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Cán bộ hướng dẫn chính: GS.TS. Vũ Đình Phụng

Hà Nội - Năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Hoàng Quốc Long

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Hồ Anh Cương

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Ngày …. tháng 3 năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Trần Bá Hải
Đề tài luận văn: Nghiên cứu thẩm định và giải pháp bảo đảm an toàn giao
thông tại nút giao thông Nam Thăng Long trên đường vành đai 3 Hà Nội
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Vũ Đình Phụng

Tác giả, cán bộ hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
tháng

năm 2016 với các nội dung sau:

…………………………………………………………………………………..
………………..
………………………………………………………………………………………………
……..
………………………………………………………………………………………………
……..
………………………………………………………………………………………………
……..………………………

Ngày ..... tháng .... năm 2016
Cán bộ hướng dẫn
(Kỹ và ghi rõ họ tên)

Tác giả luận văn
(Kỹ và ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HOẶC THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Kỹ và ghi rõ họ tên)



Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật

Việt Nam. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Bá Hải


MỤC LỤC
Trên cở sở công tác nghiên cứu thực địa tại Nút giao Nam Thăng Long
hiện nay, tiến hành thu thập các số liệu kỹ thuật, tai nạn giao thông, các
số liệu về đặc thù kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục của địa phương. Với
các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. Thẩm định an toàn giao
thông đưa ra giải pháp cụ thể khắc phục những bất cập trong tổ chức
giao thông của nút bảo đảm an toàn cho phương tiện và thời gian đi lại
của người dân.................................................................................................12
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT....................................................13
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................1
1. Đặt vấn đề:...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn...................................................................3
CHƯƠNG 1......................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TÌNH HÌNH TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM............................................4
1.1. Số liệu chính về mạng lưới đường bộ...............................................4
1.2. Hiện trạng về KCHT của hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc 5
1.3. Hệ thống đường do các địa phương quản lý.................................16
1.4. Quản lý khai thác và bảo trì KCHT giao thông đường bộ.........16
II. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ........................18
2.1. Tổ chức giao thông............................................................................18

2.2. Tai nạn giao thông đường bộ...........................................................21
2.3. Nguyên nhân.......................................................................................30
2.4. Biện pháp xử lý..................................................................................37
3.1. Thuận lợi...........................................................................................107
3.3. Kết luận.............................................................................................109
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................116


TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................119
17. Đề án tăng cường thực hiện thẩm định an toàn giao thông trên hệ
thống quốc lộ và đường bộ cao tốc...........................................................120
19. ALMEC (2008), Road Traffic Safety Master Plan to 2020 in the
Socialist Republic of Viet Nam, Draft Final Report, Ha Noi.................120


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chiều dài các tuyến đường bộ tại Việt Nam......................................4
Bảng 1.2. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo cấp kỹ thuật.................................5
Bảng 1.3. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo số làn xe......................................6
Bảng 1.4. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo kết cấu mặt..................................7
Bảng 1.5. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo công tác quản lý bảo trì...............8
Bảng 1.6. Các tuyến cao tốc dự kiến hoàn thành giai đoạn đến 2020..............13
Bảng 2.1. So sánh thẩm tra ATGT với thẩm tra, thẩm định.............................46
thông thường....................................................................................................46
Bảng 3.1. Điều tra sơ bộ tình hình TNGT tại nút giao.....................................93
Bảng 3.2.Số lượng xe qua giờ cao điểm tại nút giao........................................94
Bảng 3.3. dự báo lưu lượng vận tải thông qua nút năm 2018..........................98


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Mạng lưới đường Việt Nam...........................................................5
Hình 1.2. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo cấp kỹ thuật.............................6
Hình 1.3. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo số làn xe..................................6
Hình 1.4. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo kết cấu mặt..............................7
Hình 1.5. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo công tác quản lý bảo trì...........8
Hình 1.6. Tổ chức quản lý khai thác và bảo trì đường bộ............................17
Hình 1.7. Tình hình TNGT ĐB cả nước giai đoạn 2000 – 2014..................22
Hình 1.8. Tình hình TNGTĐB/100.000 dân................................................22
Hình 1.9. Tình hình TNGTĐB/10.000 phương tiện.....................................23
Hình 1.10. Tỷ lệ TNGT theo hệ thống đường (năm 2014)..........................23
Hình 1.11. Tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2015.................................24
Hình 1.12. Số vụ TNGT trên một số quốc lộ...............................................25
Hình 1.13. Số người chết do TNGT trên một số quốc lộ.............................25
Hình 1.14. Phương tiện gây TNGT trên một số quốc lộ..............................26
Hình 1.15. Tỷ lệ TNGT/km đườngnăm 2014...............................................28
Hình 1.16. Phương tiện gây TNGT trên cao tốc Cầu Giẽ - Nình Bình........29
Hình 1.17. Loại hình TNGT trên cao tốc Cầu Giẽ - Nình Bình...................30
Hình 1.18. Sơ đồ cơ cấu của hệ thống khai thác đường ô tô........................30
Hình 1.19. Cơ chế hình thành tai nạn giao thông.........................................31
......................................................................................................................31
Hình 1.20. TNGT theo nguyên nhân............................................................33
Hình 1.21. Nguyên nhân gây TNGT trên một số quốc lộ............................34
Hình 1.22. Phân tích nguyên nhân TNGT ĐB của Mỹ và Anh...................35
Hình 2.1. Người lái xe không biết con đường sẽ như thế nào sau khúc cua
này................................................................................................................54
Hình 2.2. Các yếu tố như cây cối ven đường, vạch kẻ đường tạo cảm giác
đây là đoạn đường thẳng nhưng thực tế đây lại là đường cong....................54
Hình 2.3. Một số loại nút giao......................................................................58
Hình 2.4. Một nút giao trong thực tế được cải tạo từ một ngã tư.................59
thành hai nga ba so le...................................................................................59

Hình 2.5. Đường không có vạch sơn kẻ, nguy cơ lái xe điều khiển xe không
đúng phần đường..........................................................................................63
Hình 2.6. Đường có vạch sơn kẻ rõ ràng, kết hợp với biển báo nguy hiểm
tạo ấn tượng tốt cho lái xe về mối nguy hiểm phái trước và nâng cao điều
kiện lái xe an toàn.........................................................................................63
Hình 2.7. Các bước thực hiện thẩm định ATGT ĐB...................................72
Hình 2.8. Các bước thực hiện thẩm định ATGT đường bộ đối với dự án. . .75
xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo..................................................................75
Hình 2.9. Trình tự thẩm định ATGT ĐB đối với.........................................78
đường đang khai thác...................................................................................78
Hình 2.10. Danh mục các nội dung xem xét trong quá trình.......................85
thẩm định ATGT ĐB....................................................................................85
Hình 3.1. Địa hình khu vực nút giao...........................................................88
Hình 3.2: Mặt bằng hiện trạng nút giao........................................................89
Hình 3.3: Mặt đường bị bong tróc kém bằng phẳng....................................90
Hình 3.4: Đọng nước tại trung tâm..............................................................90


nút giao.........................................................................................................90
Hình 3.5: Đọng nước tại nhánh rẽ vào đường Đỗ Nhuận............................90
Hình 3.6. Phạm vi nút giao không có sơn tín hiệu giao thông.....................91
Hình 3.7. Quỹ đạo chuyển động của các phương tiện giao thông tại...........95
khu vực nút giao...........................................................................................95
Hình 3.8: Vị trí các điểm xung đột của nút giao..........................................96
Hình 3.9. Vị trí xung đột 1 (XĐ-1)..............................................................97
Hình 3.10. Vị trí xung đột 2 (XĐ-2).............................................................97
Hình 3. 11: Mặt bằng hiện trạng nút giao...................................................100
Hình 3. 12: Các vị trí đề xuất cải tạo..........................................................100
Hình 3.13: Mặt bằng nút giao sau khi cải tạo của phương án ngắn hạn....102



TÓM TẮT LUẬN VĂN

- Họ và tên: Trần Bá Hải
- Lớp: Xây dựng đường ôtô và đường thành phố

Khóa: 26A

- Cán bộ hướng dẫn chính: GS.TS. Vũ Đình Phụng
- Cán bộ hướng dẫn phụ:
- Tên đề tài: Nghiên cứu thẩm định và giải pháp bảo đảm an toàn giao
thông tại nút giao thông Nam Thăng Long trên đường vành đai 3.
Tóm tắt:
Trên cở sở công tác nghiên cứu thực địa tại Nút giao Nam Thăng Long
hiện nay, tiến hành thu thập các số liệu kỹ thuật, tai nạn giao thông, các số
liệu về đặc thù kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục của địa phương. Với các
phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. Thẩm định an toàn giao thông đưa
ra giải pháp cụ thể khắc phục những bất cập trong tổ chức giao thông của nút
bảo đảm an toàn cho phương tiện và thời gian đi lại của người dân.


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATGT
ATGT ĐB
CSDL
CSGT
GPLX
HLAT ĐB
HLATGT
ITS

KCHT
TNGT
TNGT ĐB
TTATGT

An toàn giao thông
An toàn giao thông đường bộ
Cơ sở dữ liệu
Cảnh sát giao thông
Giấy phép lái xe
Hành lang an toàn đường bộ
Hành lang an toàn giao thông
Hệ thống giao thông thông minh
Kết cấu hạ tầng
Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông đường bộ
Trật tự, an toàn giao thông


1

MỞ ĐẦU
HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây, cùng với sự cố gắng của các Bộ, ngành, địa
phương tình hình TNGT đã có những chuyển biến rõ rệt. Số vụ, số người chết
và bị thương đều được kéo giảm. Năm 2014, 2015, 2016 là 3 năm liên tiếp có
số người chết vì TNGT giảm xuống dưới 9.000 người. Trung bình mỗi ngày
có 25 người chết và hàng trăm người bị thương vì TNGT. Nguyên nhân chính
là do ý thức người tham gia giao thông và KCHT không bảo đảm ATGT.

Trong thời gian vừa qua, công tác bảo đảm TTATGT nói chung và
ATGT ĐB nói riêng đã được Đảng và Chính phủ quan tâm triển khai thực
hiện với nhiều giải pháp, hành động thiết thực nhằm kiềm chế và giảm thiểu
TNGT nhất là TNGT ĐB; một trong các giải pháp đó là công tác thẩm định
ATGT đối với đường bộ đang khai thác, đối với dự án xây dựng mới, cải tạo
nâng cấp đường bộ. Thẩm định ATGT ĐB là một giải pháp đáp ứng những
vấn đề hiện tại và lâu dài, nó phát hiện và giải quyết căn cơ nguyên nhân gây
TNGT do yếu tố kỹ thuật của tuyến đường; đồng thời, phát hiện và khuyến
cáo các biện pháp xử lý, giải quyết đối với các nguyên nhân gây TNGT không
phải do yếu tố kỹ thuật của tuyến đường như ý thức, tâm lý của người tham
gia giao thông, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông, cưỡng chế thi
hành pháp luật, v.v…
Công tác thẩm định ATGT ĐB có tính chất “Phòng bệnh” để loại bỏ
các nguyên nhân hoặc nguy cơ tiềm ẩn gây TNGT; nếu thực hiện tốt công tác
này, sẽ mang lại tác dụng lớn mà chi phí đầu tư lại thấp. Vì không được thẩm
định ATGT nên một số dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác đã bộc lộ
những tồn tại, bất cập gây mất ATGT và trong thực tế đã xảy ra nhiều vụ
TNGT, điển hình như dự án cải tạo, nâng cấp QL.70, Dự án cầu Bà Rén


2

Km957+508/QL.1, cầu Hương An Km964+781/QL.1, Dự án đường nối từ
Sân Bay Nội Bài đến Cầu Nhật Tân, v.v...
Trên cơ sở các số liệu về mặt bằng, tổ chức giao thông, lưu lượng giao
thông tại nút giao Nam Thăng Long – Mai Dịch để đánh giá, tìm ra các
nguyên nhân gây mất ATGT. Sau khi tìm ra nguyên nhân, nghiên cứu các giải
pháp về tổ chức giao thông để bảo đảm an toàn và chống ùn tắc tại nút. Đồng
thời, so sánh về kinh tế và kỹ thuật với các giải pháp khác để có định hướng
áp dụng trong từng điều kiện cụ thể.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các nội dung của Thẩm định ATGT ĐB, qua phân tích đánh
giá các giải pháp, các ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng giải pháp,
kiến nghị áp dụng và làm rõ hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Khảo sát đánh giá hiện trạng nút giao, nghiên cứu, đưa ra giải pháp tổ
chức giao thông hợp lý bảo đảm ATGT và chống ùn tắc giao thông.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nói trên cần phải thu thập số liệu thực
tế tại nút giao Nam Thăng Long. Thu thập và phân tích một số chỉ tiêu kỹ
thuật tại nút trong điều kiện xe chạy (đường và dòng xe) khác nhau.
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích kết hợp với điều kiện thực tế
để tiến hành công tác nghiên cứu vấn đề đặt ra; đồng thời kết hợp giữa lý
thuyết và thực tế tồn tại để rút ra những kết luận và nhận xét cần thiết.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Do giới hạn về thời gian và quy mô nên nghiên cứu của tác giả chỉ tập
trung vào nút giao Nam Thăng Long thuộc thành phố Hà Nội.


3

5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Trên cở sở khoa học kết hợp với thực tiễn, phương pháp nghiên cứu từ
tổng thể đến chi tiết sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý
có cái nhìn cụ thể về các vấn đề TNGT xảy ra hiện nay để có giải pháp đồng
bộ nhằm cải tạo nút giao thông, khai thác nút an toàn và bền vững. Đồng thời
đưa ra định hướng thực hiện công tác thẩm định ATGT trong thời gian tới.


4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VÀ TÌNH HÌNH TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
1.1. Số liệu chính về mạng lưới đường bộ
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Điều 39),
mạng lưới đường bộ nước ta được chia thành sáu hệ thống, bao gồm: quốc lộ,
đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng;
thẩm quyền phân loại và điều chỉnh do Bộ trưởng Bộ GTVT (đối với hệ thống
quốc lộ) hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) quy định hoặc quyết tùy theo hệ thống đường. Theo thống kê của
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đến 31/12/2014, mạng lưới đường bộ có tổng
chiều dài khoảng 570.448 km (bao gồm cả đường thôn xóm, đường trục chính
nội đồng) và được phân bố tương đối hợp lý; trong đó, hệ thống quốc lộ dài
21.109km chiếm 3,7%, các tuyến đường bộ cao tốc dài 583km chiếm 0,1%.
Bảng 1.1. Chiều dài các tuyến đường bộ tại Việt Nam
TT
1
2
3
4
5

Loại đường
Đường bộ cao tốc
Quốc lộ
Đường đô thị
Đường tỉnh
Đường GTNT

(đường huyện, đường xã, đường thôn
xóm và đường trục chính nội đồng)
Tổng

Chiều dài (km)
583
21.109
26.953
28.911

Tỷ lệ (%)
0,10
3,70
4,72
5,07

492.892

86,41

570.448

100,00

Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2015


5

Hình 1.1. Mạng lưới đường Việt Nam


1.2. Hiện trạng về KCHT của hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc
1.2.1. Hệ thống quốc lộ
Hệ thống quốc lộ bao gồm 123 tuyến chính và một số tuyến đường
trong khu vực an ninh quốc phòng với chiều 21.109 km (trong đó có 335 Km
đã chuyển cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh quản lý). Số liệu chính về quy mô
và quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ như sau:
1.2.1.1. Chiều dài theo cấp kỹ thuật: cấp I: 134km (0,6%); cấp II:
361km (1,7%); cấp III: 6.786km (32.1%), cấp IV: 6.937km (32,9%), cấp V:
670km (3,2%), cấp VI: 670km (3,2%), còn 3.242 km (15,4%) thuộc một số
tuyến hỗn hợp các cấp đan xen.
Bảng 1.2. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo cấp kỹ thuật
TT
1
2
3
4
5
6
7

Cấp đường
Đường cấp I
Đường cấp II
Đường cấp III
Đường cấp IV
Đường cấp V
Đường cấp VI
Hỗn hợp
Tổng


Chiều dài (km)
134
361
6.786
6.937
2.979
670
3.242
21.109

Tỷ lệ (%)
0,6
1,7
32,1
32,9
14,1
3,2
15,4
100

Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2015


6

Hình 1.2. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo cấp kỹ thuật

1.2.1.2. Chiều dài theo số làn xe chạy: 01 làn xe: 3798 km(18%), từ 2
đến 4 làn xe chạy: 13.110 km (62,1%), từ 06 đến 10 làn xe: 112Km (0,5%);

còn 4.089km (19,4%) thuộc một số tuyến đường có nhiều loại làn xe chạy đan
xen nhau;
Bảng 1.3. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo số làn xe
TT
1
2
3
4

Số làn xe
01 làn xe
02-04 làn xe
06-10 làn xe
Nhiều loại làn đan xen
Tổng

Chiều dài (km)
3.798
13.110
112
4.089
21.109

Tỷ lệ (%)
18
62,1
0,5
19,4
100


Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2015

Hình 1.3. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo số làn xe


7

1.2.1.3 Chiều dài theo kết cấu mặt đường: bê tông nhựa: 10.389km
(49,2%), đá dăm láng nhựa, thấm nhập nhựa: 5.659 km (26,8%), bê tông xi
măng: 710km (3,4%), cấp phối 493 km (2,3%), đất 66km (0,3%), còn
3.242km (15,4%) đường nhiều loại mặt nằm xen kẹp liên tục.
Bảng 1.4. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo kết cấu mặt
TT

Kết cấu mặt

Chiều dài (km)

Tỷ lệ (%)

1
2
3

- Bê tông nhựa
- Đá dăm láng nhựa, thấm nhập nhựa
- Bê tông xi măng
- Cấp phối
- Đất
- Nhiều loại mặt xen kẹp liên tục

Tổng

10.389
5.659
710
493
66
3.792
21.109

49,2
26,8
3,4
2,3
0,3
18,0
100

4

Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2015

Hình 1.4. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo kết cấu mặt

1.2.1.4. Chiều dài theo công tác quản lý bảo trì: Tổng cục ĐBVN giao
04 Cục Quản lý Đường bộ trực thuộc quản lý 8.553km (chiếm 40,5%) và ủy
thác 50 Sở GTVT quản lý 10.815km (chiếm 51,2%); phần còn lại đã chuyển
địa phương quản lý (TP. Hà Nội và TP.HCM) 335km (chiếm 1,6%) và bàn
giao cho Nhà đầu tư BOT 1.406km (chiếm 6,7%).



8

Bảng 1.5. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo công tác quản lý bảo trì
TT
1
2

Chủ thể quản lý

- 04 Cục QLĐB
- 50 Sở GTVT

3

- 02 địa phương quản lý (TP.Hà Nội
và TP. HCM)

4

- Nhà đầu tư BOT
Tổng

Chiều dài (km)
8.553
10.815

Tỷ lệ (%)
40,5
51,2


335

1,6

1.406

6,7

21.109

100

Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2015

Hình 1.5. Hệ thống quốc lộ - Chiều dài theo công tác quản lý bảo trì

Qua số liệu nêu trên cho thấy, hệ thống quốc lộ còn chiếm tỉ lệ rất thấp
(3,7%) so với các hệ thống khác của mạng lưới đường bộ; đồng thời, đoạn
tuyến quốc lộ có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cấp I, cấp II, cấp III) cũng còn thấp
(chiếm 34,4%); còn có nhiều đoạn tuyến châm trước, chưa đảm bảo đúng theo
tiêu chuẩn cấp kỹ thuật được phê duyệt. Tiêu chuẩn giữa cầu và đường chưa
đồng bộ, thực tế còn rất nhiều cầu yếu trên hệ thống quốc lộ, nó làm hạn chế
và gây mất an toàn cho phương tiện tham gia giao thông. Trong cả hệ thống
quốc lộ, chỉ một số ít nút giao mới xây dựng có các giao cắt khác mức và
tương đối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; còn lại chủ yếu là các giao cắt cùng mức,
quy mô nhỏ hẹp và trong đó có nhiều giao cắt còn bị hạn chế về tầm nhìn,
chưa tương xứng với đường gây mất ATGT.



9

1.2.2. Đường bộ cao tốc
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, đường cao tốc là đường
dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng
biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc nhiều đường khác; được bố trí
đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn
thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Như vậy,
về cơ bản, đường bộ cao tốc cho phép các phương tiện tham gia giao thông đi
với tốc độ cao; xe máy, xe thô sơ không được lưu thông trên đường này.
Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008; Quy hoạch xác lập mục tiêu hình
thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế
trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng; tạo khả
năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu
vực, quốc tế. Theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao
thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các tuyến cao
tốc được ưu tiên đầu tư trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam, tuyến nối thủ đô Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ
và các đầu mối giao thông quan trọng. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành
đưa vào sử dụng khoảng 2.000 km đường cao tốc.
1.2.2.1. Hiện nay, các tuyến, đoạn tuyến đường bộ cao tốc đã được đưa
vào khai thác, sử dụng bao gồm:
Khu vực miền Bắc
- Láng – Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long): chiều dài 30km với quy mô 6
làn xe hoàn thành và đưa vào khai thác tháng 10/2010.


10


- Cầu Giẽ - Ninh Bình: dài 54 km là tuyến cao tốc nối hai đầu mối giao
thông Hà Nội và Ninh Bình thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện tại,
toàn tuyến có 4 nút giao ra-vào, lần lượt từ Bắc xuống Nam là: nút giao Đại
Xuyên , nút giao Vực Vòng, nút giao Liêm Tuyền, nút giao Cao Bồ.
Theo thiết kế, đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình có mặt cắt ngang
cho 6 làn xe, tốc độ xe chạy thiết kế từ 100 đến 120 km/h. Ngoài bề rộng mặt
đường 22 m, đường có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp, dải an toàn
và lề đường trồng cỏ.
- Pháp Vân - Cầu Giẽ: dài 29 km đi qua địa bàn quận Hoàng Mai,
Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên (TP.Hà Nội); tuyến có điểm đầu tại
Km182+300 (vị trí nút giao Pháp Vân giao giữa đường Pháp Vân - Cầu Giẽ
với đường Vành đai 3 của Hà Nội); Điểm cuối tại Km211+256 (tại
Km211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình). Kết cấu mặt đường
chính tuyến đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới; tận dụng
đường hiện tại với bề rộng nền đường 25 m.
- Hà Nội – Thái Nguyên: có mặt đường rộng 34,5 m và dài 63,8 km;
điểm đầu là Quốc lộ 1 thuộc xã Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và điểm cuối là
tuyến đường tránh thành phố Thái Nguyên. Đường cao tốc Hà Nội - Thái
Nguyên là đường cao tốc loại có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h.
Quy mô bề rộng nền đường là 34,5 m; trong đó đoạn Ninh Hiệp - Sóc Sơn dài
26,9 km có bề rộng mặt đường là 21m với 4 làn xe chạy và 2 làn xe dừng
khẩn cấp; đoạn Sóc Sơn - Thái Nguyên dài gần 37 km có bề rộng mặt đường
18m với 4 làn xe chạy. Trên tuyến có 6 nút giao thông, trong đó có 3 nút giao
khác mức và 29 cầu (có 17 cầu lớn).
- Hà Nội – Lào Cai: tổng chiều dài là 265 km tuyến được xây dựng theo
tiêu chuẩn đường cao tốc loại A. Trong đó đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái xây
dựng cao tốc 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ thiết kế 100 km/h và



11

đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai xây dựng cao tốc 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp
tốc độ thiết kế 80 km/h. Trên tuyến có 120 cầu lớn nhỏ, 1 hầm xuyên núi dài
530m, 1 hầm chui, 12 nút giao khác mức, 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ
rộng 23 ha.
- Hà Nội – Hải Phòng: tổng chiều dài 105 km, là đường cao tốc đầu tiên
của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Toàn tuyến có chiều rộng
mặt cắt ngang bình quân 100m, mặt đường rộng từ 32,5 - 35m với 6 làn xe
chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/h, 2 làn dừng xe khẩn cấp, dải phân
cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những
chỗ cần thiết. Các loại xe ôtô có tốc độ thiết kế dưới 60km/giờ và xe máy
không được đi vào đường này. Toàn tuyến có 6 điểm giao cắt với các quốc lộ
đều liên thông khác mức, ngoài ra còn có các cầu vượt hoặc cống chui đường
dân sinh. Đến tháng 5/2015 đã thông xe 23 km.
- Vành đai 3 Hà Nội: tổng chiều dài 28 km, với quy mô 4 làn xe, tốc độ
thiết kế 80 km/giờ.
Khu vực miền Nam
- Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương: tuyến dài 39,8km. Điểm đầu
tại chợ Đệm (TP. Hồ Chí Minh), điểm cuối tại Trung Lương (Tiền Giang).
Quy mô thiết kế đường cao tốc 4-6 làn xe, giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe.
Tuyến đã đưa vào khai thác từ tháng 2/2010, trên tuyến có 04 nút giao khác
mức đảm bảo ra, vào đường cao tốc an toàn.
- Thành phố HCM – Long Thành – Dầu Giây: tuyến dài 55 km, có
điểm đầu tuyến là nút giao thông An Hòa, thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí
Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất,
tỉnh Đồng Nai. Quy mô thiết kế 4–8 làn xe, trong đó giai đoạn 1 xây dựng 4
làn xe. Tuyến được đưa vào khai thác, sử dụng từ tháng 2/2015.



12

- Liên Khương – Đà Lạt: tuyến dài 19km, điểm đầu tại sân bay Liên
Khương, điểm cuối tại chân đèo Prenn, Đà Lạt. Quy mô thiết kế 4 làn xe,
được đưa vào khai thác tháng 6/2008.
1.2.2.2. Một số đoạn tuyến đang thực hiện đầu tư
- Đường vành đai 3 Hà Nội (đoạn Nội Bài - Mai Dịch): đoạn tuyến dài
20,2km (trong đó cầu Thăng Long dài 3,1km), điểm đầu cách nút Mai Dịch
600m, điểm cuối giao QL2. Quy mô thiết kế đường cao tốc 6 làn xe, với tổng
mức đầu tư 8.640 tỷ đồng.
- Hòa Lạc - Hòa Bình: là đoạn tiếp nối của tuyến đường cao tốc LángHòa Lạc dài 33km, quy mô thiết kế 6 làn xe. Tổng mức đầu tư khoảng: 9.940
tỷ đồng. Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2010.
- Hà Nội - Hải Phòng: tuyến dài 105km, Ðiểm đầu của tuyến đường
nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội cách mố bắc cầu Thanh Trì 1.025 m,
đi qua các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, điểm cuối là đập
Ðình Vũ, quận Hải An Hải Phòng. Quy mô thiết kế 6 làn xe.Tuyến khởi công
từ tháng 2/2009 với tổng mức đầu tư 19.984 tỷ đồng (giai đoạn 1) tương
đương 1.249 triệu USD trong đó vốn vay của ADB là 1.096 USD và phát
hành TPCP 153 triệu USD. Đến nay đã đưa vào khai thác 22,7 km.
- Huế (La Sơn) - Đà Nẵng (Túy Loan): tuyến có điểm đầu giao với
ĐT14B tại thị trấn La Sơn, huyện Phú Lộc (tỉnh TT-Huế) điểm cuối
Km79+800 (điểm đầu dự án đường bộ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi) tại thị
tứ Túy Loan, huyện Hòa Vang .Tổng chiều dài khoảng 80km, quy mô thiết kế
4 làn xe, trong đó giai đoạn 1 đầu tư 2 làn xe, giai đoạn 2 hoàn thành quy mô
đường cao tốc 4 làn xe. Tổng mức đầu tư dự kiến 11.500 tỷ đồng.
- Đà Nẵng - Quảng Ngãi: tuyến dài 131,5 km, đi qua các tỉnh Đà
Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi. Quy mô thiết kế 6 làn xe, trong đó giai
đoạn 1 xây dựng 4 làn xe. Tuyến khởi công từ tháng 11 năm 2013, dự kiến



×